Seiten

Donnerstag, 19. November 2015

Nhìn Lại Dòng Lịch Sử Nam Việt Nam


Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, tuyên bố giao trả chủ quyền cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945 Bảo Đại ra chỉ dụ Tuyên cáo Việt Nam độc lập, hủy bỏ hòa ước Thiên Tân năm 1888.
Ngày 7 tháng 4 năm 1945 Bảo Đại ký đạo dụ số 5, chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim như sau:
- Trần Trọng Kim, giáo sư, Nội Các Tổng Trưởng
- Trần Đình Nam, y sĩ, Nội Vụ Bộ Trưởng
- Trần Văn Chương, luật sư, Ngoại Giao Bộ Trưởng
- Trịnh Đình Thảo, luật sư, Tư Pháp Bộ Trưởng
- Hoàng Xuân Hãn, toán học thạc sĩ, Giáo Dục và Mỹ Nghệ Bộ Trưởng
- Vũ Văn Hiền, luật sư, Tài Chánh Bộ Trưởng
- Phan Anh, luật sư, Thanh Niên Bộ Trưởng
- Lưu Văn Lang, kỷ sư, Công Chính Bộ Trưởng
- Vũ Ngọc Anh, y khoa bác sĩ, Y Tế Bộ Trưởng
- Hồ Bá Khanh, y khoa bác sĩ, Kinh Tế Bộ Trưởng
- Nguyễn Hữu Thi, cựu y sĩ, Tiếp Tế Bộ Trưởng
 Tháng 6 năm 1945 chánh phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Sau đó, chánh phủ Trần Trọng Kim thu hồi Bắc Bộ cũng như Nam Bộ vào đất nước Việt Nam, bổ nhiệm ông Phan Kế Toại làm Khâm Sai Bắc Bộ và Nguyễn Văn Sâm làm Khâm Sai Nam Bộ.
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố HiroshimaNhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.
Vì bị thất trận ở nhiều nơi và chịu 2 quả bom nguyên tử, nên ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh, lễ ký kết văn kiện đầu hàng được tổ chức trên Thiết giáp hạm Mỹ Missouri ở vịnh Tokyo ngày 2 tháng 9 năm 1945, Các vị chỉ huy quân sự cao cấp thuộc các nước trong khối Đồng Minh được tiếp đón lên tàu, để tham dự buổi lễ gồm tướng Trung Quốc Hsu Yung-Ch'angThủy sư Đô đốc Vương Quốc Anh SirBruce FraserTrung tướng Liên Xô Kuzma Nikolaevich Derevyanko, tướng Australia Sir Thomas BlameyĐại tá Canada Lawrence Moore CosgraveĐại tướng Pháp Philippe Leclerc de HautecloquePhó Đô đốc Hà Lan Conrad Emil Lambert Helfrich và Phó Thống chế Không quân New Zealand Leonard M. Isitt.
Thủy sư Đô đốc Chester Nimitz lên tàu sau 8 giờ một chốc, và Thống tướng Douglas MacArthur, Tổng Tư lệnh Tối cao của Lực lượng Đồng Minh, lên tàu lúc 08 giờ 43 phút. Đại diện của phía Nhật Bản do Ngoại trưởng Mamoru Shigemitsu dẫn đầu lên tàu lúc 08 giờ 56 phút. Đến 09 giờ 02 phút, tướng MacArthur bước đến một rừng các máy vi âm để mở đầu buổi lễ ký kết đầu hàng kéo dài 23 phút được cả thế giới mong đợi bằng những lời sau:"Mong muốn tha thiết của tôi, mà thực ra là hy vọng của toàn thể nhân loại, là từ cánh đổ máu và tàn sát của quá khứ, một thế giới được thiết lập dựa trên lòng tin và sự hiểu biết, một thế giới dành cho phẩm giá của con người và đáp ứng nguyện vọng được ấp ủ nhất cho tự do, khoan dung và công bằng".
Thừa lúc Nhật đầu hàng, Việt Minh nhân cơ hội ấy chiếm Bắc Bộ Phủ, các đoàn thể thanh niên và một số trí thức ở Bắc Bộ, điện vào, yêu cầu Bảo Đại thoái vị và nhường cho Hồ Chí Minh lãnh đạo đất nước. Thể theo ý kiến của Thủ Tướng Trần Trọng Kim, vua Bảo Đại đã nói ngay với ông ta: “Trẫm có thiết gì ngôi vua đâu, miễn là bọn Việt Minh giữ được nền tự chủ của nước nhà là đủ. Trẫm muốn là người dân của một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.” Rồi nhà vua ban chiếu thoái vị tại lầu Kiến Trung ngày 25 tháng 8 năm 1945.
Bảo Đại là vị hoàng đế thứ 13 của nhà Nguyễn, trị vì Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, tính ra được 143 năm, ngày hoàng đế Bảo Đại thoái vị cũng là ngày cáo chung nền quân chủ tại Việt Nam.
Sau đó, Bảo Đại trở thành công dân Vĩnh Thụy, được chính phủ Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội làm Cố Vấn chánh phủ, thực ra thì bị giam lỏng.
Ngày 28 tháng 8 năm 1945, trên báo chí Hà Nội đã cho phổ biến Chánh Phủ Lâm Thời, thành phần như sau:
- Chủ tịch kiêm Bộ Ngoại Giao Hồ Chí Minh
- Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, kiêm Phó Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp
- Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Chu Văn Tấn
- Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Tuyên Truyền Trần Huy Liệu
- Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên Quốc Dân Dương Đức Hiền
- Bộ Trưởng Bộ Quốc Dân Kinh Tế Nguyễn Mạnh Hà
- Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Vũ Đình Hòa
- Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Vũ Ngọc Khánh
- Bộ Trưởng Bộ Y Tế Phạm Ngọc Thạch
- Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Đào Trọng Kim
- Bộ Trưởng Bộ Lao Động Lê Văn Hiến
- Bộ Trưởng Bộ Tài Chánh Phạm Văn Đồng
- Bộ Trưởng Bộ Cứu Tế Xã Hội Nguyễn Văn Tố
- Ủy viên không giữ Bộ nào Cù Huy Cận
- Ủy viên không giữ Bộ nào Nguyễn Văn Xuân
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, chánh phủ Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập.
Ở Miền Nam, sau khi Pháp thất trận ở chính quốc do Đức Quốc Xã xâm chiếm và suy yếu ở Đông Dương do Nhật bành trướng, Toàn quyền Đông Dương Decoux đã cử Đại tá Ducoroy tổ chức các phong trào thanh niên, thể dục thể thao.
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, Thống Đốc Nam Kỳ Nhật Minoda cho phép thành lập tổ chức Thanh Niên Tiền Phong vào ngày 21-4-1945, do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm Chủ tịch, Hội Đồng Quản Trị ngoài Phạm Ngọc Thạch còn có Lê Văn Huấn, Kha Vạn Cân, Nguyễn Văn Thủ, Thái Văn Lung, Tạ Bá Tòng, Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Văn Tiểng …
Sau một thời gian vận động, tổ chức Thanh Niên Tiền Phong chính thức ra mắt ngày 1 tháng 6 năm 1945 tại Sàigòn. Các thủ lãnh gồm có: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Nha sĩ Nguyễn Văn Thủ, Luật sư Thái Văn Lung, Bác sĩ Hồ Văn Nhựt và các sinh viên Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Trần Bửu Kiếm. Phong trào nhanh chóng được nhiều người tham gia, riêng tại Sàigòn có đến 200 ngàn thành viên, cả Nam Kỳ có đến 1 triệu thành viên, tất cả đều cùng có nhiệt tâm giành độc lập cho Việt Nam nên được những người trì thức, sinh viên tham gia, những thành quả tốt đẹp làm phong trào dâng cao, lan rộng ra miền Trung.
Sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, đêm 15-8-1945 Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ được thành lập do Bí Thư Xứ Ủy Nam Kỳ Trần Văn Giàu làm Chủ Tịch, tổ chức Thanh Niên Tiền Phong chịu ảnh hưởng của Việt Minh nên ngày 16 tháng 8 năm 1945 Thanh Niên Tiền Phong tuyên bố gia nhập tổ chức Việt Minh, còn trước đó nằm trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất
Đêm 20 tháng 8 năm 1945 Mặt trận Việt Minh ra mắt công khai hoạt động tại nhà hát Nguyễn Văn Hảo ở Sàigòn, đêm 24 tháng 8 năm 1945 theo sự chỉ đạo của Việt Minh, Thanh Niên Tiền Phong và dân chúng đã cướp chánh quyền ở Sàigòn và các tỉnh Miền Nam.
Ngày 6 tháng 9 năm 1945, quân đội Anh quốc thay mặt Đồng Minh đến Sàigòn tước khí giới quân đội Nhật, ngày 24-8-1945, đại tá Pháp Cedilo, được Nhật đưa về Sàigòn và đến ngày 2-9-1945, dân chúng tụ tập ở quảng trường Nhà Thờ Đức Bà để nghe Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh tại Hà Nội, nhưng sau đó bị quân Pháp từ trên các lầu cao chung quanh xả súng bắn xuống đám đông, làm chết 47 người. Ngày 23-9-1945, Trần Văn Giàu Bí Thư Xứ Ủy Nam Bộ viết lời kêu gọi “Nam Bộ Kháng Chiến”, cuộc kháng chiến Nam Bộ bắt đầu từ đó.
Ở Bắc, vào tháng 9 năm 1945, 200 ngàn quân đội Trung Hoa Quốc Gia tiến vào Việt Nam xuống đến vĩ tuyến 16 để giải giới quân đội Nhật hoàng, do vậy chánh phủ phải cải tổ nên có thêm Nguyễn Hải Thần, thuộc Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, gọi tắc là Việt Cách, nhằm mục đích để được quân đội Trung Hoa ủng hộ. nên ngày 1 tháng 1 năm 1946, Chánh phủ Liên Hiệp Lâm Thời được cải tổ, có thêm vài người ngoài đảng Cộng Sản, thành phần như sau:
- Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Chí Minh Việt Minh
- Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần Việt Cách
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp  Việt Minh
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chu Văn Tấn Việt Minh
- Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động Trần Huy Liệu Việt Minh
- Bộ trưởng Bộ Thanh niên Dương Đức Hiền Dân Chủ
- Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà
- Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe Dân Chủ
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh
- Bộ trưởng Bộ Y tế Trương Đình Tri Việt Cách
- Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính Đào Trọng Kim
- Bộ trưởng Bộ Lao động Lê Văn Hiến Việt Minh
- Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng Việt Minh
- Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội Nguyễn Văn Tố
- Bộ trưởng Bộ Canh nông Cù Huy Cận Việt Minh
- Quốc vụ khanh 
Nguyễn Văn Xuân
Sau khi bầu Quốc Hội khóa đầu tiên tổ chức bầu cử ngày 6-1-1946 trong 300 đại biểu quốc hội, có 70 đại biểu là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, Quốc hội họp khóa đầu tiên trong 1 ngày 2-3-1946, chỉ định Hồ Chí Minh đứng ra lập Chánh Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến với 15 thành viên gồm các đảng phái, Ngày 4-3-1946 Chánh Phủ họp phiên đầu tiên gồm có:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh Việt Minh
- Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần Việt Cách
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng không đảng phái
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Tường Tam Quốc Dân Đảng
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Anh không đảng phái
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe Dân Chủ
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đặng Thai Mai Việt Minh
- Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến Việt Minh
- Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính Trần Đăng Khoa Đảng Dân chủ
- Bộ trưởng Bộ Kinh tế Chu Bá Phượng Việt Quốc
- Bộ trưởng Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế và Lao động Trương Đình Tri Việt Cách
-a Bộ trưởng Bộ Canh nông Bồ Xuân Luật Việt Cách
-b (từ tháng 4, 1946) Huỳnh Thiện Lộc 
Dân Chủ
Vì bất đồng về chủ trương ký Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, do Hồ Chí Minh làm Trưởng Đoàn, đồng ý cho quân đội Pháp vào miền Bắc để thay thế quân đội Trung Hoa Dân Quốc và do trong tháng 7 năm 1946, lực lượng Việt Minh tấn công trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Đồng Minh Hội, giết hại và bắt nhiều đảng viên của hai đảng này nên Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh phải chạy sang Trung Hoa lánh nạn, Cố vấn Vĩnh Thụy được cử trong phái đoàn sang Trung Quốc, nhưng khi về ông không có tên trong danh sách hành khách lên phi cơ, ông bị bỏ rơi tại Trùng Khánh về sau phải sang Hồng Kông lánh nạn.
Sau khi Pháp trở lại Miền Nam, họ muốn tái lập thuộc địa nên ngày 12-2-1946 lập ra Hội Đồng Tư Vấn Nam Kỳ thuộc Nam Kỳ Tự Trị, ngày 7-3-1946 Hội Đồng Tư Vấn Nam Kỳ ủy thác cho Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh lập ra Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Nam Kỳ Quốc. Ngày 2-6-1946 Chánh phủ này làm lễ ra mắt trước nhà thờ Đức Bà Sàigòn, thành phần như sau:
- Thủ tướng kiêm Nội vụ: Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh
- PTT kiêm Bộ trưởng Bộ quân đội trong nước: Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân.
- Bộ trưởng Tư pháp: Trần Văn Tỷ
- Bộ trưởng Công chánh: Lương Văn Mỹ
- Bộ trưởng Tài chánh: Nguyễn Thành Lập
- Bộ trưởng Công Nông: Ung Bảo Toàn
- Bộ trưởng Giáo dục: Nguyễn Thành Giung
- Bộ trưởng An ninh: Nguyễn Văn Tâm
- Thứ trưởng Công an Đô thành Sài Gòn/Chợ Lớn: Nguyễn Tấn Cường.
Vì đây chỉ là chiêu bài của Pháp, Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh biết mình bị lừa, bởi vì ông làm Thủ tướng mà không có quyền gì cả, thậm chí đến dinh Thủ tướng phải đặt tại tư gia của ông, nên ông tự kết liễu đời mình đêm 9 tháng 11 năm 1946. Sau đó ông Lê Văn Hoạch được Hội đồng Tư vấn chấp thuận cho làm Thủ tướng từ 29-11-1946 đến 29-9-1947, sau đó Nguyễn Văn Xuân từ 8-10-1947 đến 27-5-1948.
Miền Bắc quân đội Pháp thay cho quân đội Trung Hoa Dân Quốc vào tháng 5-1946, sau đó chánh phủ thay đổi vào ngày 3-11-1946, thành phần như sau:
- Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Chí Minh Việt Minh
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng không đảng phái
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp Việt Minh
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên
- Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến Việt Minh
- Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính Trần Đăng Khoa Dân Chủ
- Bộ trưởng Bộ Y tế Hoàng Tích Trí
- Bộ trưởng Bộ Lao động Nguyễn Văn Tạo
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe Dân Chủ
- Bộ trưởng Bộ Canh nông Ngô Tấn Nhơn
- Bộ trưởng Bộ Cứu tế Chu Bá Phượng Việt Quốc
- Bộ trưởng Bộ Kinh tế một vị ở Nam Bộ (chưa bổ nhiệm cụ thể)
- Quốc vụ khanh Nguyễn Văn Tố không đảng phái
- Quốc vụ khanh Bồ Xuân Luật Việt Cách
- Quốc vụ khanh Đặng Văn Hướng không đảng phái.
Sau khi hoàn tất việc đổ quân vào miền Bắc, Pháp đòi hỏi lực lượng võ trang Việt Nam phải giao nộp vũ khí, do đó cuộc xung đột xảy ra, đêm 19-12-1946 trọng pháo của kháng chiến quân bắn vào Hà Nội, và cũng trong đêm này, Hồ Chí Minh viết “Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến”.
Quân đội Pháp tuy có những chiến thắng, bình định vùng đồng bằng, nhưng trên các chiến khu Việt Bắc, quân Pháp không thể càn quét kháng chiến, và nhất là chiến tranh du kích.
Đầu năm 1947, Pháp cử đại diện đến Hồng Kông gặp Bảo Đại để bàn về giải pháp cho Việt Nam, trong nước có những đoàn thể đảng phái như Cao Đài, Hòa Hảo, Việt Nam Đồng Minh Hội, Việt nam Quốc Dân đảng, Đại Việt Quốc Dân đảng liên kết thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất để làm hậu thuẩn cho Bảo Đại đàm phán với Pháp để thành lập Quốc Gia Việt Nam độc lập, ngày 7-12-1947, trên tàu chiến Pháp tại vịnh Hạ Long, Bảo Đại ký với Pháp Hiệp Ước Vịnh Hạ Long. Thỏa thuận thành lập Quốc Gia Việt Nam độc lập, thống nhất trong Liên Hiệp Pháp.
Ngày 24-4-1948, Thủ Tướng Nam Kỳ Quốc Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Hữu đến Hồng Kông gặp Bảo Đại để xin thành lập Chánh phủ Lâm Thời của Quốc Gia Việt Nam, ngày 15-5-1948 từ Hồng Kông, Bảo Đại gửi điện văn chấp thuận cho Tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập Chánh Phủ Lâm Thời.
Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Bảo Đại đã cùng Cao ủy Pháp Bollaert ở vịnh Hạ Long, trên chiến hạm Duguay Trouin, để đàm phán về nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Tháng 1 năm 1949, Bản tuyên ngôn Việt - Pháp được công bố, theo đó nước Pháp thừa nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.
Ngày 8 tháng 3 năm 1949Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại.
Ngày 24-9-1949, Bảo Đại về nước, sau đó Thủ Tướng Lâm Thời Nguyễn Văn Xuân từ chức, đến tháng 1 năm 1950, Bảo Đại chỉ định ông Nguyễn Phan Long làm Thủ Tướng. Đến ngày 27-4-1950 Chánh phủ do ông Trần Văn Hữu làm Thủ tướng. Trong năm 1950 đã có 35 nước công nhận Quốc Gia Việt Nam. Đến ngày 6 tháng 6 năm 1952 Chánh phủ do ông Nguyễn Văn Tâm làm thủ tướng. Ngày 20 tháng 11 năm 1953, hoàng thân Bửu Lộc từ Pháp vềSài Gòn lập chính phủ. Ngày 11 tháng 1 năm 1954, chính phủ mới do ông Bửu Lộc thành lập trình diện Bảo Đại nhưng đến ngày 16 tháng 6 năm 1954, ông Bửu Lộc từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm thành lập chánh phủ ngày 19-6-1954. Ngày 26 tháng 6, ông Ngô Đình Diệm về đến Sàigòn và ngày 7-7-1954 trình diện Nội các.
- Thủ Tướng kiêm Nội Vụ và Quốc Phòng, Ngô Đình Diệm,
- Quốc Vụ Khanh Trần Văn Chương
- Tổng Trưởng Ngoại Giao Trần Văn Đỗ
- Tổng Trưởng Tài Chánh và Kinh Tế Trần Văn Của
- Tổng Trưởng Lao Động và Thanh Niên Nguyễn Tăng Nguyên
- Tổng Trưởng Công Chính Trần văn Bạch
- Tổng Trưởng Y Tế và Xã Hội Phạm Hữu Chương,
- Tổng Trưởng Canh Nông Phan Khắc Sửu
- Tổng Trưởng Quốc Gia Giáo Dục Nguyễn Dương Đôn
- Bộ trưởng Phủ Thủ Tướng Trần Chánh Thành
- Bộ Trưởng Thông Tin Lê Quang Luật
- Bộ Trưởng Công vụ Phủ Thủ Tướng Phạm Duy Khiêm,
- Bộ Trưởng Nội Vụ Nguyễn Ngọc Thơ,
- Bộ Trưởng Quốc Phòng Lê Ngọc Chấn,
- Thứ Trưởng Quốc Phòng Hồ Thông Minh,
- Bộ Trưởng Tư Pháp Bùi Văn Thinh,
- Bộ Trưởng Kinh Tế Nguyễn Văn Thoại
- Bộ Trưởng Tài Chánh Trần Hữu Phương
Ngày 20-7-1954, Hiệp định Geneve ký kết, tạm chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17, ranh gìới thiênb nhiên sông Bến Hải, trong 300 ngày người dân có quyền lựa chọn nơi cư trú, đã có trên 800 ngàn đồng bào ở Bắc di cư vào Nam. Chánh phủ phải lập Phủ Tổng Ủy Di cư, để lo phương tiện cho đồng bào di cư và ổn định đời sống nơi định cư.
Việt Nam ra khỏi Liên Hiệp Pháp, lấy Ngân Hàng Đông Dương thành Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam, dành quyền phát hành tiền tệ từ 1-1-1955. Cũng tháng Giêng 1955, tướng Agostini trao quyền điều khiển Quân Đội Quốc Gia Việt Nam cho Tướng Lê Văn Tỵ.
Trong nước, việc trước tiên là dẹp sòng bạc Đại Thế Giới ở Chợ Lớn, dẹp các lực lượng vũ trang do Pháp yểm trợ trước đây như lực lượng Bình Xuyên do Bảy Viễn chỉ huy, Tổng hành dinh đặt bên cầu chữ Y, và ngày 25 tháng 4, 1955 Thủ tướng NĐD ra sắc lệnh cách chức Lai văn Sang, Tổng giam đốc CS Quốc gia. Chiến trận đã xảy ra ngày 28 tháng 4 năm 1955 tại Sàigòn, do Bình Xuyên pháo kích vào Dinh Độc Lập.

Ngày 29-4-1955 Thủ Tướng Ngô Đình Diệm mời các đảng phái và nhân sĩ họp để xin ý kiến có nên đi Paris theo sự triệu hồi của Bảo Đại. Có 18 tổ chức tham dự là:

- Mặt trận Quốc gia Kháng chiến VN
– VN Phục quốc hội
– Thanh niên Quôc dân Xã VN
– VN Dân chủ Xã hội
– Phong trào tranh thủ Độc lập VN
– Phụ nữ Quốc dân xã VN
– VN Cần lao Nhân vị Cách mạng đảng
– Tịnh độ Phật giáo đồ VN
– Tổng Liên đoàn Lao công VN
– Phong trào Dân chúng Liên hiệp VN
– Phong trào Cách mạng Quốc gia
– Tập đoàn Công dân
– Nhóm Tinh thần
– Xã hội Công giáo
– Thanh niên Dân chủ VN
– Cựu Chiến sĩ Kháng chiến VN
– Nghiệp đoàn Ký giả VN
– Hội tương trợ Đồng bào Nghệ Tỉnh /Bình.
và 34 nhân sĩ.

 
Sau buổi họp, họ đã có kiến nghị trình Thủ Tướng Ngô Đình Diệm như sau:

Thay mặt cho toàn thể Hôi nghị, tôi xin trình Thủ tướng kết quả của Hôi nghị là bản Kiến
nghị gồm 3 điểm nầy:
Kiến nghị:
1.- Truất phế Quôc trưởng Bảo đại
2.- Giải tán Chánh phủ Ngô đình Diệm
3.- Ủy nhiêm chi sĩ Ngô đình Diệm thành lập chánh phủ mới để trừng trị bọn phiến loạn Bình
xuyên, thu hồi chủ quyền quốc gia, yêu cầu triệt thoái quân đội viễn chinh Pháp và tổ chức bầu
cử quốc dân đại hội.
Làm ngày 29, tháng 04, 1955
Đại diện 18 chánh đảng và đoàn thể cùng 34nhân sĩ ký tên:

Đó là động cơ thúc đẩy việc truất phế Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên thay, để thành lập thể chế dân chủ sau này.

Lực lượng võ trang Cao Đài Trịnh Minh Thế và Nguyễn Thành Phương về hợp tác với chánh phủ, cùng tham gia đánh đuổi Bình Xuyên, Trịnh Minh Thế bị tử vong ở gần cầu Tân Thuận Quận Tư, sau quân chánh phủ mở chiến dịch Hoàng Diệu vào tháng 9 năm 1955, truy quét và tiêu diệt lực lượng Bình Xuyên ở Rừng Sát khoảng tháng 11-1955.

Về lực lượng võ trang Hòa Hảo, Tướng Nguyễn Giác Ngộ đem quân về hợp tác với chánh phủ ngày 5-6-1955.
Song song với việc dẹp các lực lượng võ trang, chánh phủ Ngô Đình Diệm phát động phòng trào “Bài phong, đã thực”, tức là bài trừ phong kiến và đã đảo thực dân. Với thực dân Pháp, sau khi truất phế Bảo Đại, vào tháng 8 năm 1956, chánh phủ Pháp cử ông Henri Heppenot làm Cao Ủy Đông Dương, ông Ngô Đình Diệm không chấp nhận, chánh phủ Pháp phải cử Đại sứ, về phong kiến, Ngô Đình Diệm mở cuộc Trung Cầu Dân Ý ngày 23-10-1955 với kết quả: Đồng ý truất phế Bảo Đại là 5.721.735 phiếu, Chống truất phế 63.017 phiếu, phiếu hỏng 44.105 phiếu. Ngày 26-10-1955 Ngô Đình Diệm tuyên bố Quốc Gia Việt Nam là Việt Nam Cộng Hòa,
Chánh phủ Ngô Đình Diệm quyết dẹp lực lượng giáo phái nên ngày 1-1-1956 mở chiến dịch Nguyễn Huệ, Tướng Trần Văn Soái tức Năm Lửa ở Cái Vồn Cần Thơ lập chiến khu ở Đồng Tháp Mười chống chánh phủ, nhưng đến 17-2-1956 mang quân ra quy thuận chánh phủ và Tướng Lâm Thành Nguyên ở Cái Dầu Châu Đốc, sau vài ngày giao tranh đã quy hàng chánh phủ khoảng tháng 2 năm 1956, riêng Tướng Lê Quanh Vinh vẫn không hợp tác.
 Về sau ông Nguyễn Ngọc Thơ và Tướng Lê Quang Vinh họp ở Đồng Tháp Mười để thương thảo tìm một giải pháp, trên đường dự hội trở về mật khu ở Miền Tây, trong thời gian và khu vực được thỏa thuận bảo đảm an ninh cho cả hai bên dự hội nghị. Lê Quang Vinh bị một đơn vị Bảo An đóng tại cầu Chắc Cà Dao bắt ông ngày 13-4-1956. Ông bị giải về Cần Thơ, bị tòa Sơ Thẩm 11-6-1956, tòa Thượng Thẩm 25-6-1956 và Tòa án Quân sự 3-7-1956 xử án tử hình và đã bị hành quyết bằng máy chém Gouillotine, do Đội Phước thực hiện ngày 3-7-1956 tại nghĩa địa, đường Hòa Bình Cần Thơ.
Để có nền tảng vững chắc cho nền dân chủ, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa xúc tiến việc bầu một quốc hội để lập ra hiến pháp, Quốc hội Lập Hiến được bầu ngày 4-3-1956, đến ngày 17-4-1956, Quốc hội khai mạc khóa đầu tiên gồm 123 dân biểu, ông Nguyễn Phương Thiệp được bầu làm Chủ tịch Quốc Hội Lập Hiến. Thành phần dân biểu như sau:
Đảng phái                                       Số ghế 
Phong trào Cách mạng Quốc gia       66
Tập đoàn Công dân Vụ                      18
Đảng Công nhân                                10
Phong trào Tranh thủ Tự do                7
Đảng Dân chủ Xã hội (đối lập)           2
Đảng Đại Việt (đối lập)                      1
Độc lập (không liên kết)                   19
Quốc Hội Lập Hiến đã chung quyết Hiến pháp ngày 20-10-1956, đến ngày 26-10-1956 Hiến Pháp được ban hành, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống và chỉ định ông Nguyễn Ngọc Thơ làm Phó Tổng Thống. Quốc Hội Lập Hiến đương nhiên trở thành Quốc Hội Lập Pháp, ông Trương Vĩnh Lễ được bầu làm Chủ tịch Quốc Hội.
Dần dần các đảng phái bị bắt bớ, hoạt động bị hạn hẹp, chỉ còn Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, do ông Trần Chánh Thành, Bộ Trưởng Thông Tin lãnh đạo, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam do Trần Quốc Bửu lãnh đạo, mặt khác Đảng Cần Lao phát triển đặt trên nền tảng chủ thuyết Nhân Vị, nên cũng gọi là Đảng Cần Lao Nhân Vị, năm 1958 lập Thanh Niên Cộng Hòa do Ngô Đình Nhu làm Tổng Thủ lãnh và Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới do Bà Ngô Đình Nhu tức Trần Lệ Xuân làm Chủ tịch.
Công chức phải học tập chánh trị, đặt trọng tâm tố cáo tội ác của Cộng sản, thường được gọi là các buổi “Tố Cộng”, phim Chúng Tôi Muốn Sống, được chiếu trong rạp chiếu bóng và các buổi chiếu công cộng. Đa số người dân miền Nam đều không tin vào sự thật đó, họ nghĩ cũng là thứ tuyên truyền, thổi phồng sự thật !!
Người Mỹ muốn dùng nước Việt Nam làm tiền đồn ngăn chận sự bành trướng của Cộng sản ở Đông Nam Á, cho nên đã thay thế Pháp để yểm trợ Việt nam về các chi phí chiến tranh. Thuyết Domino cho rằng nếu Việt Nam thất bại sẽ làm cho các nước khác cũng đổ theo, Đông Nam Á sẽ bị nhuộm đỏ, thế giới Tự do bị thu hẹp.
Vì chánh phủ Ngô Đình Diệm ở Miền Nam không chấp nhận hiệp thương, tiến tới Tổng Tuyển Cử để thống nhất lãnh thổ, nên Cộng sản thay đổi chiến lược, một số cán bộ nồng cốt đã tập kết ra Bắc theo Hiệp định Geneve 1954 lén lút thâm nhập miền Nam, lôi kéo theo những người trước kia không tập kết và những người đã gài lại trong Nam, từ những năm 1959-60 họ bắt đầu gầy dựng lại tổ chức, quấy rối trị an ở Miền Nam. Do đó, Khu Trù Mật đã ra đời để đưa dân quê vào một vùng an cư, như vậy nhằm mục đích cô lập du kích, những người kháng chiến, để dễ dàng tiêu diệt họ. Ngày 12-9-1959 Khu Trù Mật Vị Thanh-Hỏa Lựu được khởi công xây dựng, sau đó xây dựng các Khu Trù Mật ở Vĩnh Long, Bến Tre …
Quốc sách Ấp Chiến Lược được thực hiện từ năm 1961, Ấp chiến lược đầu tiên được xây dựng ở khu đồn điền cao su Lai Khê, Quận Bến Cát tỉnh Bình Dương, tiếp theo là các tỉnh miền Trung như Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi. Kế hoạch này do ông Ngô Đình Nhu chỉ đạo. Đến năm 1964 đổi tên là Ấp Đời Mới, năm 1965 lại đổi ra Ấp Tân Sinh.
Tại Tân Lập, quận Châu Thành Tây Ninh ngày 20 tháng 12 năm 1960, những người Cộng sản đã thành lập Mặt Trân Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, đứng đầu là Võ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát.
Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) Đảng Lao động Việt Nam, họp ngày 23 tháng 1 năm 1961 đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam là một bộ phận của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại chiến trường miền Nam Việt Nam, có nhiệm vụ "...căn cứ vào nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và Bộ Chính trị về cách mạng miền Nam mà đề ra chủ trương, chính sách, phương châm, kế hoạch công tác và chỉ đạo cụ thể ở miền Nam”.   
Ngày 15-2-1961, trong một Hội Nghị Quân sự ở chiến khu D đã thống nhứt các lực lượng vũ trang miền Nam thành Giải Phóng Quân Miền Nam Việt Nam, đặt dưới sự chỉ đạo của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, Mặt Trận nằm dưới sự chỉ đạo của Cục R.
Tháng 10 năm 1961 tại căn cứ Mã Đà, miền Đông Nam Bộ - vùng Trị An ngày nay – Trung Ương Cục Miền Nam (Còn gọi là Cục R) họp phiên đầu tiên gồm có các ông: Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc), Võ Toàn (Võ Chí Công, Năm Công), Phan Văn Đáng (Hai Văn), Trần Lương (Trần Nam Trung, Hai Hậu), Phạm Văn Xô (Hai Xô), Phạm Thái Bường (Ba Bường), Võ Văn Kiệt (Sáu Dân), Nguyễn ĐônTrần Văn Quang (Bảy Tiến), Trương Chí Cương(Tư Thuận), Lê Quang Thành (Tư Thành).
Hội nghị bầu ra ban thường vụ gồm 6 người với chức vụ sau:
-  Nguyễn Văn Linh - Bí thư TWCMN
-  
Võ Chí Công - Phó bí thư TWCMN
-  
Phan Văn Đáng - Phó bí thư TWCMN
-  
Lê Quang Thành - Ủy viên thường vụ
-  
Phạm Văn Xô - Ủy viên thường vụ
-  
Trần Lương - Ủy viên thường vụ
Trong Nam, để thâm nhập miền Bắc, lực lượng Biệt kích được tuyển mộ, đào tạo rồi cho từng cá nhân hay cả toán ra Bắc bằng đường thủy hay hay nhảy dù từ phi cơ. Chuyến đầu tiên khởi sự đêm 5-12-1960, một người dùng ruột xe lội qua sông Bến Hải thi hành một công tác đến gần thị trấn Hồ Xá rồi sau đó trở về, cho đến đêm 26-3-1961, một điệp viên được đưa bằng thuyền tới Đồng Hới, sau 5 ngày đêm quan sát khu quân sự nhỏ, sau dùng giấy tờ giả đi tới Vĩnh Linh rồi lội bộ tới Bến Hải trở về. Sau đó lần lượt có 34 toán ra Bắc từ 1961-1964 bằng tàu thủy hay phi cơ, chính Nguyễn Cao Kỳ cũng từng lái phi cơ đưa họ ra Bắc.
Tháng 11 năm 1961, Nguyễn Hữu Thọ được giải cứu từ nhà giam ở Phú Yên trở về Tây Ninh tham gia Mặt Trận.
Ngày 16-2-1962, Đại Hội lần thứ nhất của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, Nguyễn Hữu Thọ được chính thức bầu làm Chủ Tịch, các Phó Chủ Tịch là Huỳnh Tấn Phát, Phùng Văn Cung, Võ Chí Công ….
Do sự kiện Phật Đản ngày 9 tháng 5 năm 1963, tại Huế các chùa không được treo cờ Phật giáo theo công điện số 5159 của Phủ Tổng Thống.
Theo ông Quách Tòng Đức, đầu tháng 05/1963, tại Huế, xảy ra một điều đáng tiếc: Để lấy điểm trong lễ Ngân khánh 25 năm thụ phong Giám Mục của Đức Cha Ngô Đình Thục, nhà chức trách hành chánh địa phương đã cho treo cờ Vatican “loạn xạ,” bất chấp thông tư nói trên. Một tuần sau – ngày 08/05/1983 – vào lễ Phật Đản, các Phật tử cũng tự tiện treo cờ Phật giáo như thế. Hôm sau, Tỉnh trưởng Thừa Thiên trở lại thi hành thể thức treo cờ trong thông tư của Phủ Tổng Thống nên gây sự phẩn nộ của Phật tử vì họ cho rằng đây là một biện pháp bất công, kỳ thị. (theo ông Lâm Lễ Trinh: Mạn đàm với cựu Đổng lý Quách Tòng Đức).
Từ sự kiện treo cờ đó, dẫn tới các cuộc biểu tình của Phật Giáo, đòi tự do tôn giáo, Chánh phủ lập ra Ủy Ban Liên Bộ họp với Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo để giải quyến vấn đề, nhưng sau đó việc thi hành không được hoàn toàn tốt đẹp, Phật giáo tiếp tục biểu tình, ngày 20-8-1963, chánh phủ đưa cảnh sát bắt giam cầm tất cả lãnh đạo Phật giáo, việc đó dẫn đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963, đến ngày 2-11-1963, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết chết trên Thiết vận xa M113 từ nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn về Bộ Tổng Tham Mưu ở Tân Sơn Nhất. Thi hành lệnh đón Tổng Thống Diệm là Tướng Mai Hữu Xuân, Trưởng Đoàn Thiết Vận Xa Đại Úy Dương Hiếu Nghĩa có Đại Úy Nguyễn Văn Nhung, cận vệ của Tướng Dương Văn Minh tháp tùng.
Không ai biết đích xác, ai đã ra lệnh giết hai anh em ông Diệm, sau này Thiếu Tá Nhung khai là ông có bắn anh em ông Diệm Nhu, có người cho rằng ông Nhung dở pháo tháp bắn xuống, có người cho rằng hai anh em ông Diệm Nhu đã bị đưa vào Tổng Nha Cảnh Sát trong hai mươi phút, tại đây người ta khảo tra về tiền bạc và hai ông đã bị giết tại đó. Có thể đây là xác thực vì hai anh em ông Diệm Nhu đều bị trói, bị đâm và bị bắn.
Nhưng cái chết của hai ông nếu không do Hoa Thịnh Đốn đồng ý thì cũng phải do CIA và Đại sứ Henry Cabot Logde tán đồng.
Ông Diệm chết, Trung Tướng Dương Văn Minh Chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, trở thành Quốc Trưởng Việt Nam. chỉ định ông Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ Tướng. Nội các Nguyễn Ngọc Thơ ra mắt ngày 4-11-1963
Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Kinh tế và Tài chánh: Nguyễn Ngọc Thơ.
- Tổng trưởng Quốc phòng: Trung Tướng Trần Văn Đôn.
Tổng trưởng An ninh: Trung tướng Tôn Thất Đính.
Tổng trưởng Ngoại giao: Phạm Đăng Lâm.
Tổng trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Mầu.
Tổng trưởng Giáo dục: Phạm Hoàng Hộ.
Tổng trưởng Cải tiến Nông thôn: Trần Lê Quang.
Tổng trưởng Thông tin: Thiếu tướng Trần Tử Oai.
Tổng trưởng Công chánh: Trần Ngọc Oành.
Tổng trưởng Y tế: Vương Quang Trường.
Tổng trưởng Lao động: Nguyễn Lê Giang.
Tổng trưởng Thanh niên: Nguyễn Hữu Phi.
Tổng trưởng Tài chánh: Lưu Văn Tính.
Tổng trưởng Kinh tế: Âu Trường Thanh.
Bộ trưởng tại phủ Thủ tướng: Nguyễn Thành Cung.
Sau ba tháng Quốc Trưởng Dương Văn Minh bị Tướng Nguyễn Khánh, Trần Thiên Khiêm, Cao Văn Viên chỉnh lý ngày 30-1-1964 họ đưa ra lý do các Tướng trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng muốn theo Trung Lập, sự thật là vì quyền lợi cá nhân của ba tướng đó, và vì không được Mỹ tín nhiệm. Các Tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân bị bắt quản thúc ở Đà Lạt một thời gian.
Ông Minh bị lật đổ, Tướng Khánh giữ chức Chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, đãm nhiệm chức Quôc Trưởng, Ngày 8-2-1964, Tướng Khánh lập Nội các, làm Thủ tướng thay thế chánh phủ Nguyễn Ngọc Thơ.
- Thủ tướng: Trung tướng Nguyễn Khánh
- Phó Thủ tướng đặc trách Bình Định: Nguyễn Tôn Hoàn
- Phó Thủ tướng đặc trách Kinh tế và Tài chánh: Nguyễn Xuân Oánh
- Phó Thủ tướng đặc trách Văn hóa và Xã hội: Thiếu tướng Đỗ Mậu
- Quốc vụ khanh: Lê Văn Hoạch
- Tổng trưởng Ngoại giao: Phan Huy Quát
- Tổng trưởng Nội vụ: Hà Thúc Ký
- Tổng trưởng Công chánh: Trần Ngọc Oánh
- Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục: Bùi Tường Huân
- Tổng trưởng Quốc phòng: Trung tướng Trần Thiện Khiêm
- Tổng trưởng Cải tiến Nông thôn: Nguyễn Công Hầu
- Tổng trưởng Y tế: Vương Quang Trường
- Tổng trưởng Lao động: Đàm Sỹ Hiến
- Tổng trưởng Thông tin: Phạm Thái
- Tổng trưởng Tài chánh: Nguyễn Xuân Oánh
- Tổng trưởng Kinh tế: Âu Trường Thanh
- Tổng trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Mầu
- Tổng trưởng Xã hội : Trần Quang Thuận
- Bộ trưởng Phủ Thủ tướng: Nghiêm Xuân Hồng
.
Tướng Khánh thay đổi danh xưng Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng thành Hội Đồng Quân Lực.
Tháng 7 năm 1964, Quốc Trưởng Nguyễn Khánh ban hành Sắc Luật thiết lập cấp Chuẩn Tướng, sau đó thăng 9 Đại Tá lên Chuẩn Tướng, Trung Tướng Trần Thiện Khiêm được thăng Đại Tướng. Ngày 16-8-1964, Tướng Khánh triệu tập họp Hội Đồng Quân Lực tại Bạch dinh Vũng Tàu, thông qua Hiến Chương Vũng Tàu. Và cũng đã bầu Tướng Nguyễn Khánh là Chủ Tịch Nước Việt Nam Cộng Hòa, Tướng Dương Văn Minh làm Cố Vấn.
Nhiều nơi đã biểu tình vì Hiến Chương Vũng Tàu đưa đến sự độc tài, quân phiệt, ngày 25-8-1964, Sinh Viên Học Sinh biểu tình ở số 7 Đại lộ Thống Nhất là văn phòng Thủ Tướng Nguyễn Khánh, để đả đảo Nguyễn Khánh, đòi hủy bỏ Hiến Chương 16-8-1964.
Cuối cùng Tướng Khánh đồng ý hủy bỏ Hiến Chương, Hội Đồng Quân Lực họp thu hẹp ở Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tư Lệnh để tìm biện pháp giải quyết các cuộc biểu tình, chống đối. Cuối cùng Hội Đồng Quân Lực giải quyết biện pháp “Tam đầu chế” là thành lập Ban Lãnh Đạo Lâm Thời Quốc Gia, Tướng Dương Văn Minh, đãm nhiệm quyền hành Quốc Trưởng, Tướng Nguyễn Khánh Chủ tịch Hội Đồng Quân Lực  Thủ Tướng Chánh Phủ, Tướng Trần Thiện Khiêm là Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 6-9-1964, Hội Đồng Quân Lực thông báo thành lập Thượng Hội Đồng Quốc Gia để cố vấn cho Ban Lãnh Đạo Lâm Thời Quốc Gia.
Ngày 2 tháng 8, năm 1964, tàu khu trục USS Maddox, trong khi thực hiện một cuộc tuần tra thông tin tình báo, đã có đụng độ với ba tàu phóng ngư lôi của hải quân miền Bắc Việt Nam. Một trận hải chiến xảy ra, trong đó Maddox sử dụng hơn 280 đạn pháo 3-inch và 5-inch, và bốn máy bay tiềm kích USN F-8 Crusader oanh tạc các tàu phóng ngư lôi. Một máy bay Mỹ đã bị hư hỏng, tàu khu trục bị một vết đạn 14,5 mm, ba tàu thuyền ngư lôi Bắc Việt đã bị hư hỏng, và bốn thủy thủ Bắc Việt Nam đã thiệt mạng và sáu người bị thương, không có thương vong Mỹ.
Sau đó có sự kiện đụng độ ngày 4-8-1964 cũng tại Vịnh Bắc Bộ, nhưng cả Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cũng như Tổng Thống Johnson đều phủ nhận sự kiện sau này. Đó là sự kiện dẫn đến Không lực Hoa kỳ dội bôm ở Miền Bắc.
Để trả đủa cho Sự Kiện Vịnh Bắc Bộ, ngày 5-8-1964, không quân Hoa Kỳ đã dội bôm xuống các căn cứ Hải Quân Lạch Trường ở Thanh Hóa và Bãi Cháy ở Hòn Gai, từ đó không quân Hoa kỳ tiếp tục ném bom các nơi trên miền Bắc, có khi dùng đến B52, cho đến 31-12-1972 mới chấm dứt trước khi ký Hiệp định Paris.
Ngày 13-9-1964 Tướng Dương Văn Đức Tư Lệnh Vùng IV và Tướng Lâm Văn Phát biểu dương lực lượng tại Sàigòn, không được Hội Đồng Quân Lực và cả Mỹ ủng hộ, nên sau vài tiếng đồng hồ đã rút quân.
Do cuộc biểu dương lực lượng của Tướng Đức, sau đó Tướng Trần Thiện Khiêm bị cách chức, Tướng Nguyễn Khánh kiêm nhiệm luôn chức Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đẩy Tướng Trần Thiện Khiêm phải lưu vong ngày 7-10-1964.
Ngày 18-9-1964, quân đội Cộng sản miền Bắc thâm nhập miền Nam trong một trận đánh ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị, sau đó những trận đánh khác tiếp tục ở miền Nam.
Ngày 26-9-1964, Thượng Hội Đồng Quốc Gia làm lễ ra mắt tại Hội Trường Diên Hồng, ngày hôm sau THĐQG bầu ông Phan Khắc Sửu làm Chủ Tịch. Ngày 19-10-1964 Ban LĐLTQG ra tuyên bố THĐQG có quyền và có bổn phận thực hiện các cơ cấu quốc gia, chọn quốc trưởng và lập chánh phủ trước ngày 27-10-1964.
Ngày 20-10-1964, THĐQG công bố Hiến Chương Lâm Thời gồm 10 thiên có 49 điều, tiếp theo ngày 24-10-1964 THĐQG bầu ông Phan Khắc Sửu làm Quốc Trưởng, hôm sau bầu ông Nguyễn Xuân Chữ chức Chủ tịch THĐQG. Ngày 26-10-1964, Thủ Tướng Nguyễn Khánh đệ đơn từ chức Thủ Tướng. Ngày 31-10-1964, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu ký Sắc Lệnh cử ông Trần Văn Hương làm Thủ Tướng, ngày 4-11-1964, Nội các Trần Văn Hương trình diện.
- Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quân lực Trần Văn Hương
- Đệ nhất Phó thủ tướng kiêm Tổng trưởng Nội vụ Nguyễn Lưu Viên
- Đệ nhị Phó thủ tướng kiêm Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Nguyễn Xuân Oánh
- Tổng trưởng Ngoại giao Phạm Đăng Lâm
- Tổng trưởng Tư pháp Lữ Văn Vi
- Tổng trưởng Thông tin Lê Văn Tuấn
- Tổng trưởng Kinh tế Nguyễn Duy Xuân
- Tổng trưởng Tài chánh Lưu Văn Tính
- Tổng trưởng Cải tiến Nông thôn Ngô Ngọc Đối
- Tổng trưởng Công chánh Lê Sĩ Ngạc
- Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục Phan Tấn Chức
- Tổng trưởng Y tế Trần Quang Diệu
- Tổng trưởng Xã hội Đàm Sĩ Hiến
- Tổng trưởng Lao động Nguyễn Hữu Hùng
- Tổng trưởng Phủ Thủ tướng 
Phạm Văn Toàn
Ngày 24-11-1964, Trung Tướng Dương Văn Minh được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu ký sắc lệnh phong Đại Tướng, nhưng ông Dương Văn Minh từ chối không nhận, hôm sau Tướng Nguyễn Khánh cũng được phong Đại Tướng. Đến tháng 12 năm 1964, Tướng Dương Văn Minh được cử làm Đại sứ ở Thái Lan, ông bị lưu vong từ đó.
Ngày 20-12-1964, Hội Đồng Quân Lực tuyên bố giải tán THĐQG vì đã gây chia rẽ, vẫn tín nhiệm Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Nội các Trần Văn Hương, nhưng có sự chống đối nên Nội các Trần Văn Hương cải tổ ngày 18-1-1965, có 4 tướng lãnh tham gia vào Nội các.
1 Đệ nhị Phó thủ tướng Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu
2 Tổng trưởng Quân lực Trung tướng Trần Văn Minh
3 Tổng trưởng Tâm lý chiến Thiếu tướng Linh Quang Viên
4 Tổng trưởng Thanh niên Thể thao Thiếu tướng 
Nguyễn Cao Kỳ
Do tình hình chánh trị vẫn bất ổn định, nên ngày 27-1-1965, HĐQL giải tán chánh phủ Trần Văn Hương, vẫn tín nhiệm Phan Khắc Sửu làm Quốc Trưởng, sau đó bổ nhiệm Bác sĩ Phan Huy Quát làm Thủ Tướng ngày 16-2-1965.
Nội các của bác sĩ Phan Huy Quát trình diện trước Quốc trưởng Phan Khắc Sửu:
Thủ tướng: Bác sĩ Phan Huy Quát,
Phó Thủ tướng kiêm Tổng Trưởng Ngoại Giao: Bác sĩ Trần Văn Đỗ,
Phó Thủ tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng: Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu,
Phó Thủ tướng kiêm Tổng Trưởng Kế Hoạch: Luật sư Trần Văn Tuyên,
Tổng Trưởng Nội Vụ: ông Nguyễn Hòa Hiệp,
Tổng Trưởng Tư Pháp: Luật sư Lư Văn Vi,
Tổng Trưởng Tài Chánh: Giáo sư Trần Văn Kiện,
Tổng Trưởng Kinh Tế: Giáo sư Nguyễn Văn Vinh,
Tổng Trưởng Thanh Niên và Thể Thao: Bác sĩ Trung tá Nguyễn Tấn Hồng,
Tổng Trưởng Giao Thông và Công Chánh: Kỹ sư Ngô Trọng Anh,
Tổng Trưởng Xã Hội: Giáo sư Trần Quang Thuận,
Tổng Trưởng Chiêu Hồi: ông Trần Văn Ân,
Tổng Trưởng Lao Độngông Nguyễn Văn Hoàng,
Tổng Trưởng Điền Địa: ông Nguyễn Ngọc,
Tổng Trưởng Chiến tranh Tâm Lý và Thông Tin: Chuẩn tướng Linh Quang Viên,
Tổng Trưởng không giữ bộ nào: Bác sĩ Lê Văn Hoạch,
Tổng Trưởng không giữ bộ nào, quyền Tổng trưởng Giáo dục: Bác sĩ Nguyễn Tiến Hỷ,
Thứ trưởng Bộ Công Chánh: Kỹ sư Bùi Hữu Tuấn,
Thứ trưởng Bộ Nội Vụ: ông Nguyễn Văn Tường,
Đổng Lý Văn phòng tại Phủ Thủ tướng: ông Bùi Diễm.
Ngày 19-2-1965, Tướng Lâm Văn Phát và Đại Tá Phạm Ngọc Thảo làm cuộc binh biến, HĐQL họp không tán thành, buộc tướng Phát lui quân đồng thời bất tín nhiệm chức Chủ tịch HĐQL của Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Nguyễn Khánh buộc phải rời Việt Nam ngày 25-02-1965 trên danh nghĩa Đại sứ lưu động.
Để trả đửa và cảnh cáo Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam, Hoa Kỳ cho nới rộng mục tiêu oanh tạc miền Bắc từ vĩ tuyến 17 đến 19. Không quân Việt Nam do Tướng Nguyễn Cao Kỳ, phi công Phạm Phú Quốc… đã oanh tạc các căn cứ quân sự miền Bắc ngày 5-2-1965 ở Vĩnh Linh, ngày 28-2-1965 ở Đồng Hới và ngày 19-4-1965 ở Hà Tỉnh.
Ngày 8-3-1965, Thủy quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẳng, đó là những người lính, những đơn vị đầu tiên có mặt ở Việt Nam, nhằm ngăn chận làn sóng đỏ đe dọa lan tràn Đông Nam Á, bảo vệ Việt Nam là tiền đồn của Thế Giới Tự Do và trong năm đầu tiên 1965 có 180 ngàn quân Mỹ đã vào Việt Nam.
Đến ngày 25-5-1965, Phan Huy Quát cải tổ chánh phủ, thay thế một số nhân vật, nhưng bị giáo dân công giáo phản đối, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu không tán đồng nên không phê chuẩn. Đến 11-6-1965, Thủ Tướng họp Nội các tìm cách giải quyết, nhưng không giải quyết được, nên Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp Phạm Xuân Chiểu và Thủ Tướng Phan Huy Quát, đồng ký một tuyên cáo: Trao trả lại cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo quốc gia.
Ngày 14-6-1965, HĐQL họp, chấp nhận sự trao trả quyền lãnh đạo quốc gia cho Quân Đội, thành lập Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, tín nhiệm các Tướng lãnh trong các chức vụ:
- Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu
- Tổng Thư Ký: Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu
- Ủy viên phụ trách điều khiển Hành pháp: Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Ngày 19-6-1965, HĐQL quyết định giải tán Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp, ban hành Hiến Ước Tạm Thời gồm 7 thiên, 25 điều, thiết lập các cơ cấu quốc gia: Đại Hội Đồng Quân Lực, UBLĐQG, UBHPTƯ, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội, Hội Đồng Thẩm Phán. Chủ Tịch UBLĐQG ký sắc lệnh thành lập Nội các chiến tranh, là Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, Nội các này tồn tại từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 11 năm 1967:
Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ: Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương
Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên: Phó Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương,
Bác sĩ Trần Văn Đỗ: Tổng Ủy viên Ngoại giao
Thẩm phán Trần Minh Tiết: Tổng Ủy viên Tư pháp
Luật sư Nguyễn Hữu Thống
Dược sĩ La Thành Nghệ
Giáo sư Trần Văn Kiện
Bác sĩ Trần Lữ Y
Nguyễn Xuân Phong: Ủy viên Lao động
Bùi Diễm: Ủy viên Ngoại giao
Âu Trường Thanh: Tổng Ủy viên Kinh tế Tài chánh
Trương Văn Thuấn: Tổng Ủy viên Giao thông
Nguyễn Văn Trường: Tổng Ủy viên Giáo dục
Bác sĩ Trần Ngọc Ninh: Tổng Ủy viên Văn hóa Xã hội, kiêm Ủy viên Giáo dục
Trung tướng Đặng Văn Quang: Tổng Ủy viên Kế hoạch
Thiếu tướng Nguyễn Bảo Trị: Tổng Ủy viên Thông tin Chiêu hồi, kiêm Tổng Cục trưởng Chiến tranh Chính trị
Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng: Tổng Ủy viên Xây dựng
Võ Long Triều: Tổng Ủy viên Thanh niên và Thể thao
Phật giáo và sinh viên, học sinh đấu tranh đòi quân đội thực thi dân chủ, tổ chức bầu cử Quốc hội,  Tướng Nguyễn Chánh Thi Tư Lệnh Vùng I, ủng hộ đòi hỏi này, ngày 11-3-1966 Tướng Thi bị cất chức, làm nổ ra cuộc tranh đấu lớn ở Miền Trung gọi là cuộc Biến Động Miền Trung. Ngày 5-4-1966, Tướng Nguyễn Cao Kỳ đem quân ra Đà Nẳng để dẹp cuộc Biến Động, nhưng không thể xuất quân khỏi phi trường Đà Nẳng, sau đó chánh phủ đưa ra thêm 2 Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến, nhưng chánh phủ Mỹ đề nghị nên thương thảo, ngày 14-4-1966 Chu tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, ban hành sắc luật tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến.
Đầu tháng 5 năm 1966, Tướng Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố hoãn bầu cử, quân đội cần cầm quyền thêm một thời gian, cuộc tranh đấu lại bùng lên phản đối chánh quyền, lực lượng tranh đấu chiếm đài phát thanh và những cơ sở khác của chánh phủ ở Đà Nẳng. Ngày 15-5-1966, quân chánh phủ đưa xe tăng, thiết vận xa và 5 tiểu đoàn nhảy dù tái chiếm đài phát thanh, trong lúc giao tranh khoảng 150 người tử thương và 700 người bị thương. Tướng Cao Văn Viên được cử ra vùng I để tái chiếm Huế và Đà Nẳng. Ngày 23-5-1966 nhóm chống đối chánh phủ ở chùa Tỉnh Hội buông sung đầu hàng, Thị Trưởng Nguyễn Minh Mẫn bị bắt, Trung Đoàn Trưởng trung Đoàn 51 Đàm Quang Yêu bị bắt.
Ngày 31-5-1966,  phái đoàn Phật giáo do TT. Thích Tâm Châu lãnh đạo đã hội đàm với Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia đã đạt đến thỏa thuận, chánh phủ sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 9 và Ủy ban Lãnh Đạo Quốc Gia sẽ mở rộng thêm 10 nhân vật dân sự.
Ngày 26-5-1966, tại Huế cử hành tang lễ thiếu Úy Nguyễn Đại Thức, người ám sát Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao, trở thành cuộc biểu tình, đập phá phòng Thông tin và Thư viện Hoa kỳ tại Huế, ngày 1-6-1966, người biểu tình lại đập phá tòa Lãnh sự Mỹ tại Huế. Ngày 6-6-1966, trước sự trấn áp của quân chánh phủ, Thượng Tọa Trí Quang yêu cầu đồng bào đem bàn thờ xuống đường để ngăn cản bước tiến quân chánh phủ. Ngày 16-6-1966, Đại tá Nguyễn Ngọc Loan Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia ra Huế chỉ huy lực lượng Nhảy dù và Cảnh Sát dẹp bàn thờ, bắt 190 quân nhân ly khai, 109 công chức và 35 viên chức cảnh sát. Ngày 21-6-1966, đưa TT. Trí Quang Vào Sàigòn, cuộc Biến Động Miền Trung chấm dứt từ đó.
Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 3-9-1966, có 118 dân biểu đắc cử, đã soạn thảo Hiến pháp mới, được ban hành ngày 1-4-1967 khai sinh ra nền Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa. Về lập pháp có Quốc Hội gồm 2 viện. Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện, Lập pháp đứng đầu là Tổng Thống có Thủ Tướng đứng đầu Chánh phủ, Tư pháp có Tối Cao Pháp Viện.
Ngày 3-9-1967, bầu cử Tổng Thống và Thượng Viện, Tổng Thống và  Phó  Tổng Thống có 11 liên danh, kết quả:
- Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ: được 34.8%
- Trương Đình Dzu - Trần Văn Chiêu: được 17%
- Phan Khắc Sửu – Phan Quang Đán: được 13%
- Trần Văn Hương – Mai Thọ Truyền: được 12%
Thượng viện có 48 liên danh tranh nhau có 6 liên danh đắc cử. Cử tri có 4,7 triệu, đi bầu 83%. Luật sư Nguyễn Văn Huyền được bầu làm Chủ Tịch Thượng Viện
Ngày 22-10-1967, bầu cử Hạ nghị viện có 1500 ứng cử viên tranh cử 137 ghế dân biểu. Ông Nguyễn Bá Lương được bầu làm Chủ Tịch Hạ Nghị Viện.
Tổng Thống mời luật sư Nguyễn Văn Lộc thành lập Nội các:
- Thủ  tướng Luật sư Nguyễn Văn Lộc
- Tổng trưởng Ngoại giao Bác sĩ Trần Văn Đỗ
- Tổng trưởng Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ
- Tổng trưởng Nội vụ Trung tướng Linh Quang Viên
- Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn Trung tướng Nguyễn Đức Thắng
- Tổng trưởng Tài chánh Lưu Văn Tính
- Tổng trưởng Kinh tế Trương Thái Tôn
- Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục Giáo sư Tăng Kim Đông
- Tổng trưởng Canh nông và Điền địa Tôn Thất Trình
- Tổng trưởng Chiêu hồi Nguyễn Xuân Phong
- Tổng trưởng Giao thông và Vận tải Lương Thế Siêu
- Tổng trưởng Công chánh Bửu Đôn
- Tổng trưởng Y tế Bác sĩ Trần Lữ Y
- Tổng trưởng Xã hội và Tỵ nạn Bác sĩ Nguyễn Phúc Quế
- Tổng trưởng Cựu Chiến binh Bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng
- Tổng trưởng Lao động Giáo sư Phó Bá Long
- Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc Paul Nur
- Tồng trưởng Tư pháp 
Huỳnh Đức Bửu
Sự kiện Tết Mậu Thân 31-1-1968, không tôn trọng hiệp định hưu chiến, Việt Cộng tấn công khắp lãnh thổ miền Nam, tấn công tòa Đại sứ Mỹ ở Sàigòn, chiếm thành phố Huế, tử thủ ở Thành Nội, thủ tiêu hàng ngàn dân vô tội trong các mồ chôn tập thể. Đó là tội ác khó gột rửa trong tiến trình xâm chiếm miền Nam của Cộng sản.
Rồi sau vụ Mậu Thân đó, đêm đêm Việt Cộng tiếp tục pháo kích vào Sàigòn, gây nên nổi kinh hoàng và sợ hãi thường xuyên cho dân lành.
Do sự kiện Tết Mậu Thân, nên Mỹ và Cộng sản Bắc Việt khởi sự hòa đàm. Ngày 13-5-1968 Hội nghị Paris giữa 2 bên khai mạc, sau đó ngày 18-1-1969 phiên họp đầu tiên của Hội Nghị về Việt Nam được khai mạc tại phòng họp của Trung Tâm Hội nghị tại Paris.
Ngày 25-1-1969, Hội nghi Paris về Việt Nam long trọng khai mạc lúc 10:30 sáng, gồm 4 phái đoàn: Mỹ, VNCH, VNDCCH, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (về sau Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam)
Chánh phủ Nguyễn Văn Lộc bị chỉ trích về vụ Tết Mậu Thân và bị ép buộc từ nhiệm, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mời ông Trần Văn Hương lập Nội các mới, Nội các này tồn tại từ 29-5-1968  đến 1-9-1969.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mời Tướng Trần Thiện Khiêm lập Nội các, Nội các này tồn tại từ năm 1969 đến 1975.
- Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Nội vụ Đại tướng Trần Thiện Khiêm
- Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên
- Tổng trưởng Ngoại giao Dược sĩ Trần Văn Lắm
- Tổng trưởng Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ
- Tổng trưởng Thông tin Luật sư Ngô Khắc Tỉnh
- Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn Thiếu tướng Trần Thanh Phong
- Tổng trưởng Tài chánh Nguyễn Bích Huệ
- Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc
- Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục Giáo sư Tăng Kim Đông
- Tổng trưởng Cải cách Canh nông và Ngư nghiệp Cao Văn Thân
- Tổng trưởng Chiêu hồi Bác sĩ Hồ Văn Châm
- Tổng trưởng Giao thông Trần Văn Viễn
- Tổng trưởng Công chánh Dương Kích Nhưỡng
- Tổng trưởng Y tế Bác sĩ Trần Minh Tùng
- Tổng trưởng Xã hội Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu
- Tổng trưởng Cựu Chiến binh Thiếu tướng Phạm Văn Đổng
- Tổng trưởng Lao động Đàm Sĩ Hiến
- Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc Paul Nur
- Tồng trưởng Tư pháp Luật sư Lê Văn Thu
Ngày 6 tháng 6 năm 1969, Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam ra đời:
Chủ tịch: Huỳnh Tấn Phát
Các Phó Chủ tịch: "> Phùng Văn CungNguyễn Văn KiếtNguyễn Đóa
Bộ trưởng Phủ Chủ tịch Chính phủ: Trần Bửu Kiếm
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Trần Nam Trung
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Nguyễn Thị Bình
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Phùng Văn Cung (Phó Chủ tịch kiêm chức)
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tài chính: Cao Văn Bổn
Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hoá: Lưu Hữu Phước
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thanh niên: Nguyễn Văn Kiết (Phó Chủ tịch kiêm chức)
Bộ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội: Dương Quỳnh Hoa
Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Trương Như Tảng
Các thứ trưởng:
-  Phủ Chủ tịch Chính phủ: Ung Ngọc Kỳ
Bộ quốc phòng: Đồng Văn CốngNguyễn Chánh
Bộ ngoại giao: Lê Quang ChánhHoàng Bích Sơn
Bộ nội vụ: Nguyễn Ngọc Thương
Bộ kinh tế tài chính: Nguyễn Văn Triệu
Bộ thông tin văn hóa: Hoàng Trọng Quý (Thanh Nghị), Lữ Phương
Bộ tư pháp: Lê Văn Thà
Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời:
Chủ tịch: Nguyễn Hữu Thọ
Phó Chủ tịch: Trịnh Đình Thảo
Các Ủy viên: Y-bih Alê-ô, Thượng tọa Thích Đôn HậuHuỳnh Cương, Sư thúc Hòa Hảo  ">Huỳnh Văn TríNguyễn Công PhươngLâm Văn Tết,Võ Oanh, Giáo sư Lê Văn Giáp, Thiếu tá Huỳnh Thanh MừngLuy-xiêng Phạm Ngọc Hùng, nữ Giáo sư Nguyễn Đình Chi
Tính đến năm 1970 thì chính trường Miền Nam có chín chính đảng hoạt động chính thức. Đó là:
   1) Việt Nam Nhân xã Cách mạng Đảng
   2) Lực lượng Đại Đoàn kết
   3) Đại Việt Cách mạng Đảng
   4) Việt Nam Quốc dân Đảng, Xứ Đảng bộ Miền Nam
   5) Việt Nam Quốc dân Đảng
   6) Mặt trận Nhân dân Cứu nguy Dân tộc
   7) Phong trào Quốc gia Cấp tiến
   8) Tập đoàn Cựu Chiến sĩ Hòa Hảo Dân xã
   9) Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng
Năm 1971, liên danh Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương độc diễn, đắc cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống Nhiệm kỳ 2: 1971-1975. Nội các Trần Thiện Khiêm vẫn được lưu nhiệm.
Cộng sản chủ trương đánh mạnh, chiếm được nhiều nơi dành ưu thế cả chiến trường Miền Nam và ở Hội nghị Paris, nên mùa Hè 1972, Cộng sản xua quân qua vĩ tuyến 17, đánh Quảng Trị, chiếm Cổ thành, là một trận đánh quy ước, quân đội Việt nam Cộng Hòa cam go mới chiếm lại được Cổ thành, làm chủ tình hình Quảng Trị. những trận đánh ác lit xảy ra trên Quốc lộ 1 từ Quảng Trị đến Mỹ Chánh được gọi là Đại Lộ Kinh Hoàng.
Trong Nam cũng thời điểm đó, ngày 1-4-1972, trận đánh cứ điểm Sa Mát khởi đầu, đến ngày 8-4-1972 hoàn toàn làm chủ Thị Trấn Lộc Ninh, sau đó tiến đánh An Lộc với Sư đoàn 9, 2 Trung Đoàn Pháo binh 28 và 42, 4 tiểu đoàn pháo phòng không, 1 tiểu đoàn tăng thiết giáp 20, sau tăng cường thêm tiểu đoàn tăng thiết giáp 21, vòng ngoài được tăng cường Sư Đoàn 5, 7 và Đoàn C30B.
Phòng thủ thị trấn An Lộc có Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, lực lượng Địa Phương Quân tỉnh Bình Long và Nhân Dân Tự Vệ. Về sau tăng cường thêm Sư Đoàn 21, Sư Đoàn 25, các Tiểu Đoàn 6, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù và Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, các trận đánh từng đợt cho đến ngày 12-6-1972, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tuyên bố với phóng viên đài Truyền Hình An Lộc hoàn toàn được giải tỏa.
Hòa đàm Paris cuối cùng được ký kết ngày 27-1-1973, Hiệp định gồm có 9 chương,
Chưong 1.
Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi hiệp định Geneva.
Chương 2
Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973: với tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam Cộng hòa. Các bên không được tăng cường binh lính, nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược hoặc vật liệu chiến tranh vào Nam Việt Nam, trong trường hợp để thay thế thì phải theo nguyên tắc một-đổi-một. Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục can thiệp quân sự vào "các vấn đề nội bộ" của Nam Việt Nam.
Ngày 29-3-1973, quân nhân Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, do phái bộ 4 bên Giám sát.
Sáng ngày 9-3-1074, vào lúc giờ chơi của các em học sinh trường Tiểu học Cộng Đồng Cai Lậy tỉnh Mỹ Tho, đã bị Việt Cộng pháo kích vào sân trường, làm 29 học sinh chết và 70 em bị thương.
Cộng sản vẫn tiếp tục đánh phá các nơi vi phạm Hiệp định Paris, đến ngày 6 tháng 1 năm 1975 Cộng sản đánh chiếm tỉnh Phước Long, ngày 10-3-1975 chiếm Thị xã Banmêthuột tỉnh Darlac.
Ngày 14-3-1975, tại Cam Ranh Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu họp với Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, Trung tướng Đặng Văn Quang Cố Vấn Quân Sự, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân Đoàn 2, trong phiên họp này, Tổng Thống Thiệu quyết định bỏ Kontum và Pleiku, dùng lực lượng Sư Đoàn 22 tái chiếm lại Banmêthuột, Tướng Phú chọn lộ 7B là con lộ không sử dụng từ lâu, chọn yếu tố bất ngờ để đưa quân về duyên hải, sau đó tái chiếm Banmêthuột.
Sự chọn lựa sai lầm đó của Tướng Phạm Văn Phú, chẳng những Quân Đoàn 2 bị cộng quân truy nã trên đường rút lui, đã thất bại nặng nề. Ngày 20-3-1975, Tổng Thống còn ra lệnh rút toàn bộ Sư Đoàn Dù ở Vùng I về Sàigòn làm lực lượng Tổng Trừ bị, do đó Vùng I không đủ lực lượng để bảo vệ, Tướng Trưởng ra lệnh cho SĐ1, SĐ2, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến rút quân, ngày 29-3-1973 vùng 1 thất thủ. Rồi lần lượt các thành phố Nha Trang, Đà Lạt bỏ ngõ.
Ngày 4-4-1975, bộ Tư Lệnh tiền phương của Quân Đoàn 3, được thành lập tại căn cứ Không Quân Phan Rang, do Tướng Vĩnh Nghi làm Tư Lệnh, có Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt Tư Lệnh Sư Đoàn 2 BB, Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân, chỉ huy căn cứ Không quân Phan Rang. Đây là một tiền đồn bảo vệ phần đất vùng 2 còn lại và chống trả sự xâm nhập quân Cộng sản, nhưng đến ngày 16-4-1975, Cộng quân tràn ngập cứ điểm cuối cùng, Tướng Vĩnh Nghi, Tướng Sang bị Cộng quân bắt sống, Tướng Nhật, được trực thăng của Sư Đoàn 2BB bốc ra tàu hải quân ở ngoài biển.
Sau khi quân Cộng sản kiểm soát các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung, đang tiến về Thủ Đô, Hoa kỳ áp lực Tổng Thống Thiệu thay đổi Nội các để có thể thương lượng với phía Cộng sản, nên Tổng Thống Thiệu đã yêu cầu Thủ Tướng Khiêm từ chức và mời ông Nguyễn Bá Cẩn, Chủ tịch Hạ nghị viện lập Nội các mới.
Thành phần chính phủ Nguyễn Bá Cẩn từ 14 đến 23 tháng 4 năm 1975
- Thủ tướng Dân biểu Nguyễn Bá Cẩn
- PTT.  đặc trách Tổng Thanh tra kiêm TTr. Quốc phòng Trung tướng Trần Văn Đôn
- PTT.  phụ trách Cứu trợ và Định cư kỹ sư Dương Kích Nhưỡng
- PTT.  đặc trách Sản xuất kiêm TTr. Canh nông và Kỹ nghệ tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo
- Quốc vụ khanh đặc trách Hòa đàm Nguyễn Xuân Phong
- Quốc vụ khanh giáo sư Phạm Thái
- Quốc vụ khanh luật sư Lê Trọng Quát
- Tổng trưởng Ngoại giao luật sư Vương Văn Bắc
- Tổng trưởng Tư pháp nghị sĩ Ngô Khắc Tỉnh
- Tổng trưởng Nội vụ Bửu Viên
- Tổng trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Diệp
- Tổng trưởng Kế hoạch tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng
- Tổng trưởng Thông tin và Chiêu Hồi Chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp
- Tổng trưởng Y tế Nghị sĩ Tôn Thất Niệm
- Tổng trưởng Cựu Chiến binh Thẩm phán Huỳnh Đức Bửu
- Tổng trưởng Lao động dân biểu Vũ Công
- Tổng trưởng Xã hội Trần Văn Mãi
- Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc Nay Luett
Cộng sản lại đòi hỏi, chỉ thương thuyết với một chánh phủ dân sự, nên ngày 21-4-1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, tuyên bố từ chức và lễ bàn giao chức vụ Tổng Thống giữa Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương được tổ chức vào lúc 19:30 cùng ngày tại Dinh Độc Lập.
Đêm 25-4-1975, được sự giúp đỡ của Đại Sứ Hoa Kỳ Graham Martin, ông Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm được C130 của Mỹ đưa sang Đài Bắc nơi ông Nguyễn Văn Kiểu, anh của ông Nguyễn Văn Thiệu làm Đại sứ.
Cộng sản cho biết chỉ thương thuyết với Dương Văn Minh mà thôi, do sức ép của nhiều phía, nhất là muốn tìm một giải pháp cho Hòa Bình, dựa vào sự tin cậy nơi Pháp có thể đạt được, Tổng Thống Trần Văn Hương đã từ chức, trao quyền Tổng Thống cho ông Dương Văn Minh, lễ bàn giao cử hành lúc 5 giờ ngày 28-4-1975 tại phòng Khánh tiết Dinh Độc Lập. Có sự tham dự của Tối Cao Pháp Viện Trần Minh Tiết, các Nghị Sĩ, Dân biểu, các Phó Thủ tướng và Tổng trưởng xử lý chánh phủ Nguyễn Bá Cẩn
Trong diễn văn nhận chức Tổng Thống, Dương Văn Minh giới thiệu Nghị sĩ Luật sư Nguyễn Văn Huyền làm Phó Tổng Thống và Giáo sư Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu làm Thủ Tướng chánh phủ để thay thế chánh phủ Nguyễn Bá Cẩn.
Nội các Vũ Văn Mẫu chưa kịp trình diện, thành phần Nội các có:
-  Thủ Tướng: Giáo sư Vũ Văn Mẫu
-  Phó Thủ Tướng: Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo
-  Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng: Ông Thái Lăng Nghiêm
-  Bộ Trưởng Thông Tin: ông Lý Quý Chung …
Giải pháp chánh phủ hòa giải hòa hợp dân tộc do Đại sứ Pháp theo đuổi, phía Cộng sản chỉ dùng sách lược đòi hỏi từng bước, cuối cùng lật lọng không chấp nhận gì cả. Còn Mỹ thì khóa tay Việt Nam Cộng Hòa bằng cách không tháo khoán 300 triệu trong 700 triệu viện trợ cho Việt Nam. Người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa có đủ sức chiến đấu anh dũng như đã từng có:
An Lộc địa sử ghi chiến tích,
Biệt kích dù vị quốc vong thân
Nhưng súng không đạn, phi cơ, xe, tàu không nhiên liệu thì chúng ta cầm cự được bao lâu? Dù thời đó chúng ta có sở hữu ngoại tệ 200 triệu đô, 16 tấn vàng trong Ngân Hàng Quốc Gia. Cho nên cuối cùng Tướng Dương Văn Minh tuyên bố: “ngưng bắn, chờ bàn giao chánh quyền” vào lúc 10 giờ 15 ngày 30-4-1975.
Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử bởi đồng minh của mình bỏ rơi và bị lừa gạt bởi Cộng sản Việt Nam ngang nhiên vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris năm 1973. Ba ngày sau, đài BBC Luân đôn bình luận: Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mạnh hàng thứ ba ở Đông Nam Á không hiểu tại sao thua Cộng sản Hà Nội nhanh chóng vậy !?
Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy miền Nam vào thời Đệ Nhất Cộng Hòa 1954-1963, 9 năm đó người dân Miền Nam được hưởng tự do và thanh bình, ngày nay còn nhiều bài hát diễ tả cảnh thanh bình đó. Chẳng những vậy, công kỹ nghệ cũng như nông nghiệp phát triển, đời sống ấm no hạnh phúc. Đến Đệ Nhị Cộng Hòa, nhiều xáo trộn nội tình cũng như chiến tranh lan rộng từ thôn quê cho đến thành thị. Người ta không thể an tâm, vì lằn tên mũi đạn vô tình khó tránh.
Mọi thứ đều có dấu ấn trong các tác phẩm văn chương, có tác động đến xã hội đương thời hoặc để lại cho mai sau. Lịch sử là một sự thật, không ai có thể thêm hoa lá cành cho dẹp, cũng không thể dùng luận điệu để lừa dối người khác, chỉ có thể dùng bạo lực làm cho lịch sử đương thời đi theo tham vọng cá nhân hay tập thể. 

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen