Seiten

Donnerstag, 19. November 2015

CUỘC CHIẾN 100 NĂM ANH PHÁP

Vi đây là cuộc chiến kéo dài đến gần 120 năm lúc đánh lúc nghỉ giữa Anh và Pháp cùng các đồng minh của họ nên để cho bạn đọc dễ hiểu người sưu tầm sẽ lập bố cục như sau:
-Giới thiệu tổng quát về chiến tranh trăm năm ( nguyên nhân, diễn biến chính, nội bộ hoàng tộc các phe …)
-Tóm tắt diễn biến của chiến tranh trăm năm theo dòng lịch sử
-Giới thiệu về vũ khí, trang bị, chiến thuật của các bên tham chiến
-Giới thiệu chi tiết những trận đánh lớn, những danh tướng trong chiến tranh trăm năm
Vì cách bố cục như vậy nên không tránh khỏi việc các sự kiện sẽ bị lặp đi lặp lại, mong các bạn đón đọc và góp ý
Giới thiệu tổng quát về chiến tranh trăm năm
Chiến tranh trăm nămlà một loạt các trận chiến diễn ra từ năm 1337-1453 giữa Nhà Valois và Nhà Plantagenet-vốn còn được gọi là Nhà Anjou ( đến từ vùng Anjou nước Pháp), để tranh giành ngôi nước Phá lúc này bị bỏ trống sau khi chi nhánh trưởng của dòng Capetian-dòng Hoàng tộc của vua Pháp bị tuyệt tự. Nhà Valois tuyên bố kế thừa ngai vị Vua của Pháp, trong khi Nhà Plantagenet cũng tuyên bố đòi hỏi này. Các vị vua Nhà Plantagenet là những người cai trị Vương quốc Anh từ thế kỷ 12 và có nguồn gốc từ các vùng Anjou và Normandy của Pháp.
Cuộc xung đột kéo dài 116 năm nhưng vẫn được điểm vào bởi một số thời kỳ hòa bình, trước khi cuối cùng nó kết thúc với việc trục xuất Nhà Plantagenets ra khỏi nước Pháp (ngoại trừ hạt Calais). Cuộc chiến cuối cùng là một chiến thắng cho nhà Valois, những người đã thành công trong việc chiếm lấy quyền kiểm soát mà nhà Plantagenet nắm giữ lúc ban đầu và trục xuất phần lớn người Anh ra khỏi nước Pháp vào những năm của thập kỷ 1450. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh đã làm nhà Valoi gần như kiệt quệ trong khi nhà Plantagenet lại làm giàu cho bản thân họ bằng cách có được những số tiền rất lớn cướp bóc được từ lục địa. Còn bản thân người Pháp thì lại bị thiệt hại nghiêm trọng từ cuộc chiến bởi vì hầu hết các cuộc xung đột đều xảy ra trên lục địa và chính xác hơn là ở trên lãnh thổ nước Pháp.
“Chiến tranh trăm năm” trong thực tế là một loạt các cuộc xung đột và thường được chia thành ba hoặc bốn giai đoạn: Cuộc chiến của Nhà Edward (1337-1360), Cuộc chiến của Nhà Caroline (1369-1389), Cuộc chiến của Nhà Lancaster (1415-1429), và sự suy giảm vận may của Nhà Plantagenet sau khi có sự xuất hiện của Joan of Arc (1412-1431). Một số cuộc xung đột khác tại thời đó ở châu Âu cũng đã có trực tiếp liên quan đến cuộc xung đột này: Chiến tranh thừa kế Breton, Nội chiến Castilian, Cuộc chiến của hai Peters và cuộc Khủng hoảng 1383-1385. Thuật ngữ ” chiến tranh Trăm năm” “là một thuật ngữ sau này được phát minh bởi các nhà sử học hiện đại để miêu tả sự kiện này.
Cuộc chiến tranh còn có ý nghĩa lịch sử của nó ở một số yếu tố. Mặc dù nó là một cuộc xung đột chủ yếu ở các triều đại, chiến tranh cũng tạo động lực cho ý thức hệ dân tộc của cả người Pháp và người Anh. Về mặt Quân sự, nó cũng đã thấy sự ra đời của những loại vũ khí mới và những chiến thuật mới-những loại vũ khí và chiến thuật mới này đã bào mòn hệ thống quân đội kiểu cũ của phong kiến mà lực lượng kỵ binh hạng nặng chiếm ưu thế và cũng bắt đầu đánh bại sự thống trị của kỵ binh hạng nặng ở Tây Âu. Lần đầu tiên quân đội thường trực được sử dụng trong chiến tranh ở Tây Âu kể từ thời điểm Đế quốc La Mã phương Tây sụp đổ, do đó nó đã thay đổi vai trò của nông dân. Bởi tất cả những đặc điểm này, cũng như khoảng thời gian kéo quá dài của nó, nó thường được xem là một trong những cuộc xung đột quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh thời Trung cổ. Ở Pháp các quốc nạn như nội chiến, dịch bệnh, nạn đói và các đội quân cướp bóc … đã làm giảm dân số của nước Pháp xuống khoảng một nửa.
Nguyên nhân của cuộc xung đột có thể bắt đầu từ năm 1066, khi William, Công tước xứ Normandy, Dẫn đầu cuộc xâm lược vào nước Anh. Ông đã đánh bại quân đội Anh dưới sự chỉ huy của Vua Harold II tại Trận Hastings ( mời các bác quay lại trang 7 cùng toppic để tham khảo chi tiết ) và đã tự mình lên ngôi vua của nước Anh. Trong khi đó với chức danh Công tước của Normandy, ông vẫn là một chư hầu của vua Pháp và được yêu cầu phải thề trung thành lời thề với vua Pháp thay mặt cho vùng đất của mình tại Pháp, đối với một vị vua phải thề trung thành với một vị vua khác được coi là một điều nhục nhã, và các vị vua Anh người gốc Norman đã thường cố gắng để tránh phải làm việc này. Về phía Pháp, những vị quốc vương dòng Capetian luôn cảm thấy bực bội vì một vị vua nước láng giềng đang nắm giữ quá nhiều đất đai ( các vùng đất của Anh tại Pháp là Aquitani, Normandy, Angevin, Brittany… ) trong vùng lãnh thổ riêng của họ và họ tìm cách để hóa giải các mối đe dọa mà nước Anh đã áp đặt vào nước Pháp.
Sau khoảng thời gian lâm vào nội chiến và bất ổn ở Anh vốn được biết đến như Thời Anarchy (1135-1154), triều đại Anglo-Norman đã được kế thừa bởi các vị vua dòng Angevin. Ở đỉnh cao quyền lực Công tước xứ Angevin kiểm soát vùng Normandy và Anh quốc cùng với các vùng đất khác như Maine, Anjou,Touraine, Poitou, Gascony, Saintonge và Aquitaine (Tập hợp của những vùng đất này đôi khi còn được gọi là Đế quốc Angevin). Vua của nước Anh trực tiếp cai trị nhiều vùng lãnh thổ trên lục địa châu Âu hơn so với bản thân vua của nước Pháp. Tình trạng này – trong đó các vị vua nhà Angevin phải nợ tình trạng lệ thuộc trước một nhà cai trị ( vua Pháp ) mà trên thực tế người này yếu hơn họ rất nhiều – là một nguyên nhân của cuộc xung đột liên tục. Vua John của Anhquốc thừa kế đã thừa kế những tài sản rất lớn từ Vua Richard I ( Risa Sư tử tâm ). Tuy nhiên, vua Philip II của Pháp đã có những hành động dứt khoát để khai thác những điểm yếu của vua John cả trên mặt pháp lý và quân sự, và vào năm 1204 ông ta đã thành công trong việc giành giật từ tay nhà nhà Angevin quyền kiểm soát hầu hết các vùng đất thuộc Anh ở trên lục địa Âu châu. Những trận chiến tiếp theo như Trận Bouvines (1214), cùng với trận chiến Saintonge (1242) và cuối cùng là Chiến tranh Saint-Sardos (1324), đã lấy đi toàn bộ những vùng đất mà nhà Angevin đang nắm giữ trên lục địa này chỉ trừ một số lãnh đại nhỏ xíu ở xứ Gascony và thậm chí toàn bộ lãnh địa công tước xứ Normandy đã rơi vào tay vua Pháp.
Đến thế kỷ 14, rất nhiều người trong giới quý tộc Anh vẫn còn nhớ có một thời gian các bậc tiền bối đời trước của họ đã kiểm soát những vùng giàu có ở tại lục địa châu Âu, chẳng hạn như Normandy-nơi mà họ luôn luôn coi là quê hương của tổ tiên của họ. Họ coi đó là động lực để giành lại quyền sở hữu vùng lãnh thổ này.
Khủng hoảng trong Triều đình Pháp: 1314-1328
Các sự kiện cụ thể là nguyên nhân để dẫn đến chiến tranh đã xảy ra ở Pháp, nơi mà những người con trai trưởng thuộc dòng Trực hệ của Nhà Capetian đã liên tục kế thừa lẫn nhau trong nhiều thế kỷ. Đó là triều đại dài nhất liên tục nhất trong thời trung cổ ở châu Âu. Năm 1314, vua Philip IV trực hệ trưởng của Nhà Capetian đã qua đời để lại ba người thừa kế nam: Louis X, Philip V và Charles IV. Isabella-người con thứ tư của vua Phillip IV đã kết hôn với Edward II của Anh và năm 1312 bà này đã sinh hạ một cậu con trai được đặt tên là Edward Windsor-đây là người thừa kế tiềm năng cho ngai vàng của Anh quốc ( qua người cha của ông) và Pháp quốc (qua ông nội của ông).
Louis X-con trai trưởng và là người thừa kế của Philip IV đã chết trong năm 1316, chỉ để lại di chúc truyền ngôi cho John I-người con trai được sinh ra sau khi ông mất nhưng rồi cậu bé mới đã được sinh ra cũng đã chết cùng năm đó và một con gái được đặt tên là Joan-mặc dù ông này không công nhận cô bé.
Khi xảy ra cái chết của Louis X và John I thì Philip V-người con trai thứ hai của Philip IV, tìm cách chiếm ngai vàng cho mình bằng cách tung những tin đồn rằng cô cháu gái Joan là một kết quả của một cuộc ngoại tình của mẹ cô (và do đó bị cấm không được kế vị). Một viện chứng hỗ trợ cho đòi hỏi của ông này là điều luật Salic, nó khẳng định rằng phụ nữ không thể kế thừa ngôi vua Pháp. Khi chính Philip V chết trong năm 1322 thì con gái của ông cũng bị gạt sang một bên và quyền đòi hỏi ngai vàng lại được lọt vào tay người chú-Charles IV-người con trai thứ ba của Philip IV.
Năm 1324, Charles IV của Pháp và Edward II của Anh quốc-anh rể của ông đã chiến đấu với nhau trong một trận chiến ngắn Saint-Sardos ở Gascony. Sự kiện chính của cuộc chiến là cuộc vây hãm ngắn gọn pháo đài La Réole của Anh ở Garonne. Quân đội Anh được chỉ huy bởi Edmund của Woodstock, Bá tước xứ Kent đã bị buộc phải đầu hàng sau một tháng bị bắn phá từ các khẩu pháo công thành của quân Pháp sau khi ông này không thấy có quân tiếp viện. Cuộc chiến là một thất bại hoàn toàn cho quân Anh và chỉ còn Bordeaux và một dải hẹp ven biển thuộc lãnh địa công tước Aquitaine là vẫn nằm trong tay người Anh.
Thu hồi lại những vùng đất đã bị mất này đã trở thành một tâm điểm của nền ngoại giao của người Anh. Cuộc chiến thất bại cũng đã càng làm mất uy tín của vua Edward II trước các quý tộc Anh ( ông này cũng là người đã thua te tua trước người Scotland ở trận Bannockburn năm 1314) và đã dẫn đến việc ông này bị lật đổ khỏi ngôi vị vào năm 1327và con trai của ông-Edward of Windsor đã trở thành vua Edward III của Anh quốc. Charles IV qua đời năm vào 1328 chỉ để lại một người con gái và một đứa trẻ chưa sinh-người cũng đã được xác định là một bé gái. Do đó chi trưởng của Triều đại Capetian đã kết thúc và tạo ra một cuộc khủng hoảng trong kế thừa ngôi vị vua Pháp.

Bản đồ thể hiện mối quan hệ họ hàng giữa Philip VI-vua Pháp và Edward III-vua Anh
Trong khi đó tại Anh, Hoàng tử Edward Windsor trẻ tuổi đã trở thành vua Edward III của Anh năm 1327. Cũng là cháu trai của Charles IV của Pháp quốc, Edward là người gần gũi nhất của Charles và là hậu duệ duy nhất còn sống nam của Philip IV. Bằng kiến giải luật phong kiến theo kiểu Anh thì Edward III là người thừa kế ngai vàng hợp pháp của nước Pháp.
Tuy nhiên các quý tộc Pháp lại cảm thấy ngần ngại trước viễn cảnh phải có một vị vua người nước ngoài-đặc biệt người đó lại chính là vua của nước Anh. Họ khẳng định, dựa trên giải thích của họ về Luật Salic cổ xưa thì thừa kế của hoàng tộc không thể truyền cho phụ nữ hoặc cho con cái của họ. Do đó, nam giới cao tuổi nhất của nhà triều đại Capetian sau Charles IV là Philip Valois-cháu nội của Philip III của Pháp quốc sẽ là người thừa kế hợp pháp trong con mắt của người Pháp. Ông đã đảm nhận chức vụ nhiếp chính sau cái chết của Charles IV và được phép lên ngôi sau khi người vợ góa của Charles sinh con gái. Philip Valois đã lên ngôi như Philip VI-vị vua đầu tiên của Nhà Valois-nhánh thứ của nhà Capetian.
Joan II của Navarre-con gái của Louis X, cũng có một yêu cầu về tính pháp lý cho việc thừa kế ngôi vua Pháp nhưng không đủ sức mạnh để biến nó thành hiện thực. Vương quốc Navarre cũng không có tiền lệ nhà cầm quyền là phụ nữ (Nhà Capettian thừa hưởng nó qua Joan I của Navarre-bà của bà này) và như vậy theo hiệp ước bà và chồng-Philip của Évreux, được cho phép để thừa kế vương quốc này, tuy nhiên cùng vẫn hiệp ước này buộc Joan và chồng phải chấp nhận việc Philip VI nối ngôi tại Pháp và phải bỏ quyền thừa kế vùng lãnh địa Champagne và Brie cho vua Pháp để đổi lấy những lãnh địa kém hơn. Joan và Philip của Évreux sau đó đã sinh ra một người con trai-Charles II của Navarre năm 1332, sau đó Charles thay thế Edward III làm người thừa kế nam của Philip IV và là họ hàng gần với Louis X, mặc dù Edward vẫn là người thừa kế nam có họ hàng gần với Saint Louis, Philip IV và Charles IV.
Vào đêm trước của cuộc chiến tranh: năm 1328-1337
Sau khi Philip VI kế thừa ngai vàng thì người Anh vẫn kiểm soát vùng Gascony. Vùng này sản xuất các loại hàng quan trọng là muối và rượu vang và có lợi nhuận rất cao. Đó là một vùng đất phong riêng biệt nằm lọt thỏm vào vùng đất của vương quốc Pháp hơn là một lãnh thổ của nước Anh. Sở hữu của vùng đất này là một tranh chấp quyết liệt giữa hai vị vua. Philip VI thì muốn Edward công nhận chủ quyền của mình, Edward lại muốn chiếm lại những vùng đất đã bị mất bởi cha. Một thỏa hiệp ” homage ” đã không làm hài lòng không bên nào đã được ký kết vào năm 1329, nhưng trong năm 1331 vì phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng ở quê nhà, Edward đã chấp nhận Philip là Vua của Pháp quốc và từ bỏ tuyên bố của ông về ngôi vua Pháp. Trong thực tế người Anh vẫn giữ vùng Gascony, đổi lại Edward từ bỏ tuyên bố của ông như là một vị vua hợp pháp của nước Pháp.

Bản đồ nước Pháp năm 1328 cho thấy vùng Guyene vẫn còn nằm trong tay người Anh
Năm 1333, Edward III tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại David II của Scotland, Một đồng minh thuộc Auld Alliance Pháp, và bắt đầu cuộc chiến tranh giành độc lập lần Thứ hai của Scotland ( thời Trung cổ người Scotland luôn đứng về phía người Pháp để chống lại người Anh, thậm chí vua Philip XII đã từng thành lập một đội ngự lâm quân toàn người Scotland). Philip nhìn thấy cơ hội để đòi lại vùng Gascony trong khi nước Anh đang tập trung sự chú ý về phía bắc. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh này ít nhất ban đầu lại là một thành công nhanh chóng cho quân Anh và vua David đã buộc phải chạy trốn sang Pháp sau khi bị đánh bại bởi vua Edward và Edward Balliol tại Trận Hill Halidon vào tháng Bảy. Năm 1336, Philip đã lên kế hoạch cho một chuyến chinh phạt để khôi phục David lên ngôi Scotland và cũng để chiếm lấy vùng Gascony.
Chiến tranh trăm năm giai đoạn của nhà Edward năm 1337-1360
Chiến tranh của nhà Edward là giai đoạn đầu tiên của chiến tranh Trăm năm, nó kéo dài từ năm 1337-1360, từ khi bùng nổ chiến tranh cho đến khi ký kết Hiệp ước Brétigny. Thời kỳ 23 năm này được đánh dấu bằng những chiến thắng cực kỳ đáng kinh ngạc của Edward III của Anh quốc và Hoàng tử Đen-con trai của ông, đó là hai Trận đánh Crécy và Poitiers. Trong trận chiến cuối cùng, vua John II của nước Pháp đã bị bắt tù binh và trong những năm sau đó nước Pháp đã gần như hoàn toàn lâm vào hoàn cảnh vô chính phủ và nội chiến. Kết quả là, nước Pháp đã bị buộc phải ký một hiệp ước hòa bình nhục nhã. Hòa bình chỉ kéo dài chín năm cho đến giai đoạn thứ hai của cuộc chiến trăm năm nổ ra đó là cuộc chiến của nhà Caroline.
Vùng đất thấp năm 1337-1341
Trong khi nước Pháp trong đầu thế kỷ 14 ngày càng chở nên là một vương quốc phong kiến tập quyền, Các tiểu bang Đức của Đế quốc La Mã Thần thánh đã trở thành bị phân tán ( quyền lực thực tế ở trong các vương hầu của từng bang, không còn nằm trong tay Hoàng đế nữa ). Điều này có nghĩa rằng là các thành bang Vùng đất thấp lúc này trên thực tế trở thành có chủ quyền, các vương hầu của họ có sức mạnh ngang ngửa với nhà vua Pháp. Trong tháng 8 năm 1337, phần lớn trong số họ đã ký một hiệp ước liên minh với nước Anh. Đổi lại cho sự phục vụ của phong kiến họ, Edward III đã hứa sẽ trả các khoản phí lớn. Một tiểu bang láng giềng là quận quốc Flander, một thái ấp nằm lọt vào trong Vương quốc Pháp, có những khó khăn của riêng nó-ngành công nghiệp dệt vải lớn của nó hoàn toàn phụ thuộc vào bông nhập khẩu từ Anh. Nhưng thương mại (giữa Flander và Anh) đã bị cấm vận bởi chính phủ Anh năm 1336 và vào tháng 12 tình hình đã trở nên quá nghiêm trọng đến mức những người thợ thủ công đã nổi loạn. Vị bá tước đã bị buộc phải trốn và một chính phủ mới được thành lập tại Ghent do thương nhân Jacob van Artevelde cầm đầu. Philip VI đã buộc phải chấp nhận tình trạng trung lập của Flanders.
Do những khó khăn liên tiếp về quản lý hành chính và tài chính, Edward đã không thể vượt qua Channel để đến Antwerp trước khi tháng 7 năm 1338. Vào lúc đó thì Kho bạc của người Anh đã trống rỗng. Để nộp phí đã hứa với đồng minh của mình, Edward đã bị buộc phải vay mượn rất nhiều từ các nhà ngân hàng lớn Bardi và Peruzzi và nhiều nhà cho vay nặng lại địa phương. Những nỗ lực này đã buộc Edward phải một lần nữa trì hoãn cuộc xâm lược của ông vào Pháp.
Vì sự đe dọa của cuộc xâm lược của quân Anh đã tạm thời qua đi, chính phủ Pháp có thể chi dùng tài nguyên của nó ở nơi khác. Trong khi người Anh còn thiếu một hạm đội có tổ chức và thay vào đó họ phải sử dụng tàu buôn cồng kềnh, thì người Pháp đã thuê tầu Galley từ Genoa, Và với hạm đội này họ đã có thể tấn công hầu như bất cứ lúc nào vào bờ biển nước Anh. Portsmouth đã bị đột kích, Southampton đã bị bao vây và Guernsey đã bị chiếm giữ. Trong tháng 12 năm 1338 xứ Gascony đã xâm lược. Oliver Ingham-quan trấn thủ của xứ Gascony là một chỉ huy có năng lực nhưng hầu như không nhận được sự giúp đỡ từ nước Anh nên ông đã bị buộc phải chấp nhận phòng ngự thụ động. Trong tháng 4 năm 1339 lâu đài quan trọng của Penne ở Agenais và hai thành phố Blaye và Bour ở Garonne rơi vào tay Pháp, mở ra một hướng tấn công vào công quốc từ phía Bắc.
Các chiến dịch của Pháp trên biển được tiếp tục vào mùa xuân năm 1339, nhưng với ít thành công hơn nhiều so với năm trước. Trên bờ biển Anh, lính nghĩa vụ ở các quận đã được huy động với những chi phí rất lớn và những kẻ cướp đã bị đánh đuổi ra khỏi bờ biển nước Anh trước khi kịp gây nhiều thiệt hại. Trong tháng 8 đã có những cãi về các khoản chi trả trong đội ngũ Genovese-> kết quả là một cuộc binh biến và hầu hết các tầu Galley đã quay trở lại Italy.
Mặc dù thực tế thì các cuộc tấn của Pháp chỉ gây ít thiệt hại nhưng nó có tác dụng kéo nguồn tài nguyên cuảngười Anh ra khỏi vùng biên giới khác của nó và tình hình của người Anh tại Scotland đã ngày càng trở nên xấu đi. Trong tháng 8 người Scotland chiếm lại Perth, một trong những cứ điểm mạnh nhất của người Anh mới được xây dựng ở phía bắc Firth of Forth. Vào lúc này vua Edward III đã không còn được cho vay bởi các chủ ngân hàng Ý. Nhưng thay vào đó ông đã nhận được khoản cho vay khổng lồ từ William Pole, vương miện của Edward đã được mang đi thế chấp và một số người bạn của ông cũng đã được gửi đi làm con tin như là một sự bảo đảm. Lãi suất cao chưa từng có là đến 50% năm.
Sợ rằng kế hoạch của ông sẽ bị sụp đổ ngay, Edward rất cần có một số kết quả quân sự tích cực. Cuối cùng vào tháng 9, ông đã phát động một cuộc xâm lược vào nước Pháp, cùng với các đồng minh mới của ông. Người Anh tấn công dữ dội vào Cambrésis và Thiérache, Nhưng không chiếm được bất cứ nơi nào có giá trị. Hết lương thực, Edward III thách người Pháp đánh trận tại La Chapelle ngay 23 tháng 10 năm 1339, nhưng Philip VI, người đã thân chinh chỉ huy quân Pháp, đã từ chối giao chiến và quân đội Anh-Đức đã được phép rút lui qua biên giới.
Trong năm 1339, quan hệ Anh-Flemish ngày càng trở nên thân thiện hơn khi Jacob van Artevelde đã củng cố được vị trí của mình ở Flanders. Đến tháng 12 Flemings đã sẵn sàng để chính thức gia nhập liên minh chống Pháp. Tuy nhiên, ở đỉnh cao của thời trung cổ, nổi loạn chống lại nhà vua mở hợp pháp của mình là một trong những trọng tội. Vì vậy, để bảo đảm sự liên minh với Flanders, và để loại bỏ các tội lỗi của những người nổi loạn ra khỏi cuộc chiến của ông, vào ngày 26 tháng 1 năm 1340 Edward tự xưng làm vua của nước Pháp ở quảng trường chợ chính ở thành phố Ghent. Ngay sau đó, ông đã bỏ đến nước Anh và để lại một sự lo lắng sâu sắc cho Quốc-hội.
Năm 1340 tình hình trên biển đã xoay chiều. Ở Genoa, người Anh đã ngoại giao để thuyết phục các viên thuyền trưởng nhận tiền và ở lại cảng và vào tháng Giêng, một hạm đội nhỏ của Anh đã đột kích vào Boulogne và đốt cháy hạm đội tầu Galley của Pháp đang đóng ở trong cảng. Vì đã cháy sạch các tầu Galley của mình, người Pháp đã bị buộc phải trưng dụng các tàu buôn. Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược tiếp vào Anh, hạm đội Pháp đã tập trung ở bờ biển Flanders. Ngày 24 tháng 6, hai hạm đội đã gặp nhau trong Trận Sluys. Kết quả là trận này đã kết thúc với chiến thắng thuộc về người Anh và họ đã phá hủy gần như toàn bộ hạm đội Pháp. Có thể có đến 18.000 người Pháp đã thiệt mạng và 190 tàu bị bắt. Đây là một đòn đánh đặc biệt mạnh vào vùng Normandy-nơi đã cung cấp phần lớn tàu bè và thủy thủ cho quân Pháp. Sau đó người Anh đã thống trị English Channel cho đến hết phần còn lại của cuộc chiến để ngăn chặn một cuộc xâm lược của người Pháp.
Những nguy cơ nghiêm trọng trong hệ thống phòng thủ của Gascony cũng được giảm bớt trong một thời gian. Hai trong ba quý tộc gốc Pháp ở phía tây nam, Bá tước Armagnac và Bá tước Foix từ lâu đã là những kẻ thù truyền kiếp. Lúc này mối hận thù đã bùng nổ thành chiến tranh. Người thứ ba-Bertrand-Aiz Albret, công khai đào thoát sang phía người Anh, kéo theo một số rất lớn các bạn bè của ông, những người chịu ảnh hưởng và các chư hầu. Quân nổi loạn (pro Anh) đã không thành công trong việc chiếm bất kỳ nơi nào có tầm quan trọng thực sự, nhưng các cuộc xung đột này đã lan sang cả các tỉnh trước đó chưa bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến.
Vào mùa xuân năm 1340, Philip VI lên kế hoạch để phá vỡ liên minh chống Pháp bằng cách tấn công vào các đồng minh của Edward III. Quân đội Pháp xâm lược Hainaut vào tháng 5. Nhưng khi nghe được tin tức về thảm họa tại Sluys, ông đã chuyển sự chú ý của mình vào mối đe dọa mới. Edward III chia quân đội của mình thành hai đạo. Đạo quân đầu tiên do Robert của Artois-một quý tộc Pháp lưu vong chỉ huy, xâm lược Artois. Nhưng trong một trận chiến với các đơn vị đồn trú ở Saint-Omer ngày 26 tháng 6, hầu hết đội quân này đã bị tiêu diệt và Robert đã bị buộc phải rút lui. Cùng ngày Edward III đã xuất hiện trước các bức tường của thành phố Tournai-một trong những thành phố lớn nhất của Pháp. Cuộc bao vây kéo dài và trong tháng 9 Philip VI đã xuất hiện cùng với quân đội lớn của Pháp. Philip VI lại một lần nữa từ chối không chịu chiến đấu với quân Anh trong một trận chiến mở. Với các đồng minh của ông lúc này ở trong tình trạng bên bờ vực thẳm, Edward chẳng có thể làm gì nhiều ngoài việc thương lượng. Trong thỏa thuận ngừng bắn Esplechin, Ngày 25 tháng 9 năm 1340 các bên đã nhất trí một thỏa thuận ngừng bắn trong 9 tháng.
Thỏa thuận ngừng bắn đã đánh dấu sự kết thúc của một liên minh lớn chống lại vương quốc Pháp. Tất cả các Hoàng thân Đức đã nhất trí với hiệp ước này, chỉ có các thị dân của Flanders là không chịu chấp nhận. Đổi lại cho việc chi ra một số tiền lớn, Edward III đã chẳng đạt được một mục tiêu nào có giá trị về quân sự, ở Anh đã có những thế lực quay ra chống lại ông và nhất là cuộc chiến ở Scotland đã về cơ bản lại bị thất bại. Gần như chở nên phá sản, Edward bị buộc phải cắt lỗ- Edward was forced to cut his losses ( ờ chắc cũng giống như chơi chứng vậy). Đối với những người ủng hộ, ông không thể đủ khả năng để thanh toán những khoản họ đã ứng trước ( ứng ra để chi cho quân khí, tầu bè vv). Các sử gia đương thời đã tuyên bố rằng các ngân hàng lớn như Bardi và Peruzzi ở Florence nằm trong số những ngân hàng đã bác bỏ các khoản vay của ông, dựa vào các bức thư của Giovani Villanni xứ Florentine. ( Giovani Villanni là một đại tài phiệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của xứ Florence)
Tuy nhiên, vấn đề này đơn giản chỉ là Villanni không phải là một nguồn tài chính độc lập, anh trai của ông là một thành viên của ngân hàng Peruzzi. Villanni nói rằng Edward nợ ngân hàng Bardi 900,000 đồng florin vàng (£ 135,000) và Peruzzi 600.000 đồng florin vàng (£ 90,000) . Tuy nhiên, hồ sơ của nhà Peruzzis cho thấy rằng họ chưa bao giờ có nhiều tiền đến vậy để cho Edward III vay. Edward đã không có khả năng thanh toán đối với tất cả các khoản vay của ông và lại vẫn phải trả lại một khoản tiền mặt hoặc bằng những thứ có giá khác cho khoản len mà Hoàng gia đã mua, một nguyên tắc xuất khẩu của nền kinh tế Anh vào thời điểm đó.
Hơn nữa, lúc này xứ Florence lại đang trải qua một thời gian tranh chấp nội bộ và Acciaiuoli-công ty tài chính lớn thứ ba cũng đã bị phá sản và họ không có tiền để cho Edward vay. Những khoản mà Edward III đã vay nhưng không thể thanh toán này chỉ góp phần vào làm trầm trọng thêm cho những vấn đề tài chính của xứ Florence chứ không phải là nguyên nhân làm họ phá sản. ( thời Trung cổ các thành phố của nước Ý rất nổi danh trong làm dịch vụ, đây nhá Milan sản xuất áo giáp, vũ khí bán khắp châu Âu, Genoa cho thuê lính bắn nỏ và tầu chiến còn Florence cho thuê tài chính ).
Xứ Brittany năm 1341-1345
Ngày 30 tháng 4 năm 1341 John III, Công tước xứ Brittany chết mà không có con, dẫn đến Chiến tranh thừa kế vùng Breton. Quyền thừa kế vùng này bị tranh chấp giữa John de Montfort và Charles de Blois, với hầu hết các quý tộc đều ủng hộ Charles de Blois. John de Montfort phải ra tay hành động và nhanh chóng Nantes-thủ phủ của vùng này và sau đó đánh chiếm ngân khố của công quốc ở tại Limoges. Đến giữa tháng 8, John de Montfort đã chiếm hầu hết toàn bộ các vùng đất của công quốc, bao gồm cả ba thành phố chính, Nantes, Rennes và Vannes. Tính đến thời điểm này, cuộc khủng hoảng về thừa kế chỉ là một công việc hoàn toàn trong nội bộ công quốc, nhưng sau đó những tin đồn đến được tai Philip VI của nước Pháp rằng John de Montfort đã nhận được các tác nhân hỗ trợ từ nước Anh. Thế là Charles de Blois lại trở thành ứng cử viên chính thức của người Pháp. Dù ban đầu không dự định như vậy nhưng lúc này John de Montfort bị bắt buộc phải nhận sự hỗ trợ từ Edward III.
Thỏa thuận ngừng bắn đã được gia hạn cho đến tháng 6 năm 1342, vào khi đó Edward III đã có đủ khả năng ngăn chặn từ bất kỳ hành động tấn công nào từ Pháp. Không gì có thể cản trở nước Pháp khuất phục một chư hầu nổi loạn. Vào tháng 11, sau một cuộc bao vây ngắn, John de Montfort đã bị buộc phải đầu hàng tại Nantes bởi các công dân của thành phố. Đây chắc chắn phải là một cuộc xung đột đẫm máu. Ông đã được mời chào những điều kiện an toàn để giải quyết bằng thương lượng với Charles de Blois, nhưng khi khi sự kiện này xảy ra thì đơn giản ông chỉ bị ném vào tù.
Vào lúc này thì Joanna của Flanders-vợ của John de Montford lại đứng lên nắm quyền chỉ huy những người ủng hộ nhà Montfort. Cho rằng vùng đất của bà ở phía đông là không tiện cho việc phòng thủ, bà cho thành lập trụ sở tại Hennebont ở miền tây Brettany. Trong khi đó ở Paris người ta sợ rằng Edward III sẽ đổ bộ xuống Calais một khi hiệp ước ngưng bắn hết hạn. Do đó lực lượng chính của quân đội Pháp bị thu hồi và Charles de Blois bị bỏ lại để theo đuổi yêu cầu của ông bằng lực lượng riêng của mình. Charles đã sớm chứng tỏ mình hoàn toàn có khả năng về quân sự, Rennes và Vannes đã bị công phá và rất nhiều chỉ huy của nhà Montfort đã phải đào thoát.
Trong xứ Gascony chiến tranh đã trở thành hàng loạt các cuộc xung đột trong giới quý tộc Gascon. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn chính thức ở trong năm 1341, các trận chiến đã không bao giờ được chấm dứt. Sự vi phạm trắng trợn nhất là người Anh chiếm lại thành phố Bourg mùa xuân 1342, Pháp thành công trong việc tái chiếm lại nhiều vùng đất của Anh chỉ để rồi hầu hết trong số này đã rơi trở lại vào bàn tay của người Anh vào năm sau.
Trong cuối tháng 11, Edward III đã xuất hiện với đội quân của ông tại pháo đài Brest. Ông gần như cùng một lúc hành quân để tấn công vào Vannes. Cuộc bao vây kéo dài và một quân đội Pháp đã được tập hợp để giao chiến với quân của ông, nhưng ngày 19 tháng 1 năm 1343, trước khi có thể xảy ra bất kỳ trận chiến lớn nào, hai vị vua đã thoả thuận một cuộc ngưng bắn mới. Thỏa thuận ngừng bắn mới này kéo dài cho đến tháng 9 năm 1346. Vannes đã được ủy quyền cho Giáo hoàng. Về phần John de Montfort-ông này vẫn ngồi trong tù, con trai của ông mới chỉ là một trẻ sơ sinh và gần lúc đó vợ của ông đã phát điên, những vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của nhà Montfort trong thực tế được quản lý từ London với một đơn vị đồn trú thường trực lớn đóng tại Brest.
Thỏa thuận ngừng bắn Malestroit năm 1343-1345
Lý do chính thức cho cuộc ngưng bắn dài như vậy là để cho phép có thời gian chuẩn bị cho một hội nghị hòa bình và đàm phán về một nền hòa bình lâu dài bởi vì cả hai vương quốc đều bị kiệt sức vì chiến tranh. Ở Anh gánh nặng thuế má đã trở nên quá tải và ngoài việc việc buôn bán lông cừu đã gặp rất nhiều khó khăn ( cho ngành dệt len ). Edward III đã phải dành nhiều năm tiếp theo trả chậm hết các khoản nợ to lớn của mình.
Tại Pháp, Philip VI đã có những khó khăn tài chính của chính mình. Pháp đã không có một hệ thống quản lý và cơ quan thuế vụ các cấp trong cả nước (như ta là Tổng cục thuế và Sở thuế hê hê như vậy là ta văn minh hơn nước Pháp vào thế kỷ 14 nhiều các bác ạ). Thay vào đó, Hoàng gia đã phải đàm phán với các hội đồng tỉnh khác nhau. Theo quy định của tập quán phong kiến ​​cổ điển, hầu hết trong số họ đã từ chối trả tiền thuế trong thời gian có thỏa thuận ngừng bắn. Thay vào đó Philip VI phải sử dụng đến việc in ấn thêm tiền kim loại và các biện pháp không phổ biến khác. Ngoài ra giới quý tộc Pháp đã không có ấn tượng tốt cuộc chiến đã nổ ra (nước Pháp cũng chẳng chiếm được nhiều đất đai mà còn thua trỏng vó ở trận Sluys). Trong mắt họ, Edward III đã cư xử như một vị vua thực sự gan góc trong chiến trường, trong khi Philip VI đã tỏ ra hèn nhát và luôn lẩn tránh cuộc chiến ( nhưng đây lại là cái may của người Pháp vì nếu có đánh trận thực sự thì gần như toàn bộ giới Đại quý tộc Pháp sẽ hoặc bị giết hoặc ngồi tù ở Anh). Nhiều quý tộc Pháp đã bị phá sản vì phải bỏ tiền ra trang bị các dụng cụ chiến tranh tốn kém ( chỉ khi nào thắng trận thì nhà vua mới có tiền để trả lại cho họ-tình huống của người Anh cũng tương tự). Trong một cuộc chiến tranh mang nặng mầu sắc phòng thủ sẽ không có cướp bóc, không có những trận chiến mà có thể sẽ mang lại những khoản tiền chuộc lớn.
Năm 1343 Oliver Ingham được gọi trở lại Anh và Nicholas Beche được bổ nhiệm làm quan Tổng trấn xữ Gascony thay ông kia. Ông này cố duy trì cuộc ngưng bắn lâu nhất có thể. Không có chiến dịch quân sự lớn nào, nhưng ông cũng không thành công trong việc khôi phục lại hòa bình và chấm dứt nội chiến. Các quý tộc Gascon luôn tin rằng chiến tranh là một đặc quyền cổ xưa ( các nhà quý tộc chỉ biết khua gươm, múa kiếm, trong hòa bình không ai thuê họ cả -> khả năng chết đói cao hê hê) và khi tình hình tài chính của nước Pháp bị suy thoái thì chiến tranh luôn kết hợp với cướp bóc. Các băng nhóm routiers đầu tiên ( lính đánh thuê tự do ) bắt đầu xuất hiện vào lúc này. Đây là những băng nhóm lớn gồm các chiến binh chỉ trên danh nghĩa dưới sự kiểm soát của người Anh. Thông thường, họ sẽ bất ngờ chiếm một thị trấn hoặc một lâu đài có tầm quan trọng chiến lược của địa phương. Từ căn cứ này, họ sẽ cướp bóc các khu vực xung quanh cho đến khi không có thứ gì có giá trị còn lại và sau đó họ lại chuyển sang vị trí khác mầu mỡ hơn. Lực lượng này không chỉ hoàn toàn tàn phá vùng đất nơi họ đã đi qua, mà còn làm cho dân chúng địa phương phải tập trung nguồn lực của họ vào phòng thủ ở cấp độ địa phương và do đó các khoản tài chính nộp lên chính quyền trung ương ở Paris ngày càng ít đi và càng làm cho tình hình tài chính của Pháp càng suy xụp.
Người Anh chiến thắng vào năm 1345-1351
Ngày 05 tháng 7 năm 1346, Edward III dong buồm từ Portsmouth với khoảng 750 tàu và 7,000-10,000 lính bắt đầu một cuộc tấn công lớn từ Englis Channel. Đi cùng với ông là Edward, Hoàng tử đen (Edward của Woodstock)-con trai của ông mới gần 16 tuổi, gần đây đã được phong làm Hoàng tử xứ Wales. Ngày 12 tháng 7, Edward đã đổ bộ xuống Hague trong Bán đảo Cotentin của vùng Normandy. Jean Froissart đã viết trong quấn biên niên sử của ông như sau:
Khi nhà vua Anh đến Saint-Vaast Hogue, nhà vua bước ra khỏi con tàu của mình, và đặt bước chân đầu tiên của ông ta lên mặt đất, ông đã bước hụt và ngã một cú rất nặng làm ông bị giập và chảy máu mũi. Các hiệp sĩ đã xốc ông lên và nói: “. Thưa Chúa công, Chúa đã lắc con tàu của ngài, dường như hôm nay không phải là một ngày tốt lành mà có vẻ như đây là một dấu hiệu xấu đối với chúng ta” Sau đó nhà vua nhanh chóng trả lời “Vậy sao? đây là một dấu hiệu tốt đối với ta, vì các vùng đất mà ta muốn có”. Những câu trả lời của ông làm cho tất cả người của ông đã cảm thấy vui trở lại. Sau đó trong ngày và đêm sau nhà vua cho dựng một ngôi lều trên cát và trong khi chờ đợi những con tàu chở ngựa và hành lý khác của họ. Nhà vua đã phong chức cho hai Thống Chế, một là lãnh chúa Godfrey của Harcourt và người kia là Bá tước của Warwick và Bá tước Arundel giữ chức nguyên soái . Và ông giao cho Bá tước Huntingdon nhiệm vụ bảo vệ hạm đội tàu của mình với một trăm kị sỹ và bốn trăm cung thủ: số binh sỹ còn lại được ông biên chế thành 3 chiến đoàn ( từ nguyên văn là three battles, vua Edward có từ 7-> 10 nghìn lính đem chia 3, nếu gọi là trung đoàn, tiểu đoàn là quá nhiều-tạm dịch chiến đoàn hoặc đạo binh) Một chiến đoàn hành quân bên phải ông, sát với bờ biển, một chiến đoàn khác ở bên trái và nhà vua thì đi cùng với chiến đoàn ở giữa và đêm đến tất cả lại cùng hạ trại ở một chỗ.
Quân Anh hành quân xuyên qua Normandy. Philip đã tập hợp một đội quân lớn để chống lại ông ta và Edward đã chọn để hành quân về vùng đất thấp phía bắc, tiến hành cướp bóc những vùng ông đã đi qua hơn là cố gắng để chiếm và giữ các vùng lãnh thổ. Trong thời gian này, ông đã có hai trận chiến thành công, đó là trận đột kích vào Caen và Trận Blanchetaque. Cuối cùng không thể lẩn tránh mãi đội quân của Philip, Edward đã bố trí lực lượng của mình cho trận chiến và Philip đã tấn công vào của quân đội ông tại Trận Crécy nổi tiếng. Lực lượng quân đội Pháp với số lượng lớn hơn rất nhiều lần đã thực hiện một loạt các cuộc tấn công từng phần vào bộ binh Anh và cung thủ trường cung xứ Wales, và tất cả các cuộc tấn công đã bị đánh tan tác với tổn thất nặng nề cho đến khi người Pháp buộc phải rút lui. Crécy là một thất bại tan nát đối với người Pháp.
Edward hành quân tiến về phía Bắc mà không bị cản trở và tiến hành bao vây Calais-thành phố ven biển trên English Channel, ông chiếm giữ nó trong năm 1347. Một chiến thắng của Anh trước người Scotland trong Trận Cross of Neville đã dẫn đến việc bắt giữ vua David II của Scotland và làm giảm rất nhiều mối đe dọa từ Scotland. (như vậy là người Anh đã chiến thắng trên cả hai mặt trận Scotland ở phía Bắc và Pháp ở phía Nam).
Năm 1348, bệnh dịch hạch Black Death đã bắt đầu quét qua châu Âu và ở cả Anh và Pháp đều phải chịu hậu quả rất lớn. Sự kiện này ngăn cản nước Anh tài trợ và phát động bất kỳ cuộc tấn công lớn nào vào nước Pháp. Tại Pháp, Philip VI qua đời năm vào 1350 và được thay thế bởi John II (“John the Good”)-con trai ông.
Sự sụp đổ của chính phủ Pháp năm 1351-1360
Các cuộc xung đột lẻ tẻ với giữa người Pháp với Anh vẫn tiếp tục, trong đó có sự kiện mang tính mã thượng đáng chú ý chẳng hạn như Trận chiến Ba mươi trong năm 1351, trong đó Chateau Josselin đã chọn ra 30 hiệp sĩ nổi tiếng nhất của Pháp để đánh bại 30 hiệp sĩ của người Anh ( người Pháp luôn thua người Anh ở lực lượng cung thủ bắn trường cung-những bình dân người xứ Wales, còn các Hiệp sỹ Pháp luôn đánh thắng và trên phân Hiệp sỹ Anh ). Để phù hợp với truyền thống mã thượng, người Pháp đã cho chuộc lại rất nhiều hiệp sỹ Anh vốn bị đánh bại, bao gồm cả những người như Robert Knolles và Hugh Calveley-những người sau này tiếp tục chiến đấu chống người Pháp một cách thành công hơn.
Sau khi bệnh dịch Cái chết đen đã qua đi và người Anh đã có thể phục hồi tình hình tài chính, Edward Hoàng tử đen-con trai của Edward III đã xâm lược nước Pháp vào năm 1356 tại xứ Gascony và giành một chiến thắng lớn trong Trận Poitiers, nơi mà các cung thủ Anh lặp lại cùng một chiến thuật đã được sử dụng tại Crécy và vị quý tộc xứ Gascon-Captal de Buch ( lúc này ở xứ Gascon các quý tộc rất hăng hái làm lính đánh thuê cho người Anh) đã chỉ huy một đợt phản công thành công bằng kị binh và bắt tù binh John II của Pháp quốc-nhà vua mới của nhà Valois cùng với rất nhiều quý tộc của Pháp. John đã buộc phải ký một thỏa thuận ngừng bắn với Edward và trong khi ông vắng mặt thì chính phủ Pháp đã bắt đầu sụp đổ. Tiền chuộc John được đề ra là hai triệu Ecu (đọc là Equy), nhưng John tin rằng ông ta phải có giá trị nhiều hơn thế và nhấn mạnh rằng tiền chuộc của ông phải được nâng lên thành bốn triệu đồng Equy (đúng là bác này được mệnh danh là the Good có khác).
Cuối năm đó (1356) Hiệp ước London lần thứ 2 đã được ký kết, trong đó khoản tiền chuộc bốn triệu Ecu được bảo đảm bằng việc các thành viên trong hoàng tộc của gia đình Valois đến London và ở lại làm con tin trong khi John trở về Pháp để huy động khoản tiền chuộc bản thân mình. Theo một phần của hiệp ước thì người Anh được sở hữu các vùng Normandy, Brittany, Anjou, Maine và tất cả những bờ biển từ Flanders cho Tây Ban Nha, do đó khôi phục lại nguyên trạng của Đế quốc Angevin (đất tổ tiên của nhà Plantagenet). Bởi là những con tin thuộc hoàng tộc-họ hoàn toàn được quyền tự do đi lại và khi vua John đã quay về nước Pháp, một số các con tin đã nhanh chóng tìm cách trốn thoát trở về Pháp. John the Good là người nghĩa hiệp và cực kỳ giữ chữ tín, đã sợ rằng từ danh dự của ông sẽ bị mất đi và quay trở lại Anh để chịu tù đầy, cuối cùng ông đã chết ở Anh như một tù nhân vào năm 1364 và đã được đưa tang trong một đám tang long trọng và được tôn vinh như là một người đàn ông tuyệt vời bởi nhà Plantagenet (bỏ qua sự ngốc nghếch và tí gàn dở, cám hấp thì ông đúng là một người đàn ông tuyệt vời).
Năm 1358, một cuộc khởi nghĩa nông dân ở Pháp được gọi là Jacquerie ( hội người đi giày cỏ ) đã nổ ra. Nó có nguyên nhân một phần bởi những thiệt hại của người dân ở nông thôn do chiến tranh và thù hận của họ với giới quý tộc địa phương. Được lãnh đạo bởi Guillaume Kale (Carle hoặc Cale), họ được gia nhập lực lượng bởi nông dân ở các làng khác và bắt đầu trong vùng Beauvais ở phía Bắc Paris, họ đã có những hành động tàn bạo chống lại các quý tộc và phá hủy nhiều lâu đài trong vùng. Toàn bộ các nhóm nổi dậy đã bị đánh bại vào mùa hè sau đó tại trận chiến Mello và sự trả thù là cực kỳ khủng khiếp.

Bản đồ nước Pháp sau Hòa ướcBrétigny, lãnh của Pháp màu xanh, lãnh thổ của Anh mầu đỏ, lãng thổ Anh kiểm soát 90% mầu hồng, lãnh thổ Anh kiểm soát 70 % có mầu trắng
Edward III đã tiến hành xâm lược nước Pháp với hy vọng lợi dụng sự bất mãn của người dân Pháp để chiếm ngôi vua, nhưng mặc dù quân đội Pháp đã không chống nổi ông ta ở những vùng này, ông cũng đã không thể chiếm nổi Paris hoặc Rheims từ Charles V Dauphin ( nhà Valoi có gia huy là một chú cá heo nên có biệt hiệu là Dauphin ) và ông này đã phải chấp nhận thương thảo Hiệp ước Brétigny. Theo Hiệp ước này thì Edward chấp nhận từ bỏ đòi hỏi ngôi vua nước Pháp nhưng lại mở rộng được lãnh thổ của ông ta ở Aquitani và khẳng định chủ quyền của Anh ở Calair.
Hiệp ước Brétigny
Hiệp ước Brétigny là một Hiệp ước quốc tế được ký ngày 08 tháng 5 năm 1360, giữa Vua Edward III của Anh quốc và Vua John II (the good) của nước Pháp. Nó đã được làm chi tiết bởi Hiệp ước Calais ký ngày 24 tháng 10 cùng năm. Hiệp ước này đã được ký kết tại Brétigny-một ngôi làng ở gần Chartres và đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn đầu tiên của chiến tranh Trăm năm (1337–1453), cũng như đỉnh cao của quyền bá chủ của người Anh ở trên Lục địa. Hiệp ước đã được ký kết vài năm sau khi vau John bị bắt làm tù binh chiến tranh tại Trận Poitiers ( ngày 19 tháng 9 năm 1356). Các cuộc xung đột tiếp theo ở Paris giữa Étienne Marcel và nhà Dauphin (một nhánh của nhà Valoi-sau này Vua Charles V) và sự bùng phát của cuộc khởi nghĩa nông dân Jacquerie làm suy yếu sức mạnh thương lượng của Pháp. Hiệp ước đã không dẫn đến hòa bình lâu dài, nhưng nó đã tạo ra khoảng thời gian chín năm nghỉ ngơi trong chiến tranh năm trăm. Trong những năm sau đó, lực lượng Pháp lại tham gia vào những trận chiến chống lại liên minh Anglo -Navarrais (Nguyên soái Pháp – Bertrand du Guesclin đã chiến thắng tại Cocherel vào ngày 16 tháng 5 năm 1364) và Bretons.
Các đòi hỏi lớn của người Anh, những người muốn mang lại càng nhiều càng tốt những lợi thế trong tuyên bố chủ quyền của họ trong Hiệp ước London năm trước, đã tạo khó khăn trong các cuộc đàm phán và các cuộc thảo luận cho các điều khoản của hiệp ước đã được bắt đầu sớm trong tháng 4 và kéo dài hơn một tháng. Theo điều khoản của hiệp ước này Edward III đã thu được Guyenne và Gascony, Poitou, Saintonge, Aunis, Agenais, Périgord, Limousin, Quercy, Bigorre, lãnh thổ công tước của Gauré, Angoumois, Rouergue, Montreuil-sur-Mer, Ponthieu, Calais, Sangatte, Han và Guînes. Nhà vua Anh được nắm giữ những vùng đất này một cách rõ ràng, không phải trả tiền và cũng không phải làm nghĩa vụ chư hầu vì chúng. Ngoài ra hiệp ước này còn quy định rằng danh hiệu vua của tất cả các hòn đảo mà nhà vua Anh sau đó nắm giữ sẽ không còn thuộc Quyền bá chủ của nhà vua nước Pháp nữa.
Về phía mình, nhà vua nước Anh phải từ bỏ công quốc Touraine, các lãnh địa công quốc Anjou và Maine và quyền bá chủ đối với xứ Brittany và Flanders. Ông cũng phải từ bỏ tất cả các tuyên bố lên ngôi vua Pháp. Các điều khoản của Hiệp ước Brétigny có ý nghĩa để gở rốI những trách nhiệm phong kiến mà chúng đã gây ra rất nhiều cuộc xung đột và sâu xa hơn thì người Anh quan tâm đến lãnh thổ Anh ở Pháp sẽ tập trung vào một phiên bản mở rộng của vùng Aquitaine.
John II đã phải trả ba triệu đồng Ecu vàng để trả tiền chuộc của mình và sẽ được thả tự do sau khi ông đã trả một triệu. Đây cũng là lần đầu tiên đồng frăng được đúc ra và nó tương đương với một phần năm đồng Livre. Như là một sự đảm bảo cho việc thanh toán tiền chuộc bản thân mình, John đã hai con trai của ông, một số hoàng tử và quý tộc, bốn cư dân của Paris, và hai công dân từ một trong 19 thị trấn chính của nước Pháp. Hiệp ước này được phê chuẩn và hai vị vua cùng con trai của họ đã tuyên thệ vào ngày 24 tháng 10 năm 1360 tại Calais. Đồng thời các điều kiện đặc biệt liên quan đến mỗi chương quan trọng của hiệp ước và các điều khoản từ bỏ trong đó các vị vua từ bỏ quyền của họ trên các lãnh thổ mà họ đã trao đổi cho nhau đã được ký kết. Cuối cùng thì Edward III đã quay lại Anh và nghỉ ngơi. ( Ông này không bao giờ còn tham chiến với người Pháp nữa ).
Khi Louis I-Công tước xứ Anjou-con trai yêu của John II (Một trong những con tin) đã trốn thoát khỏi Anh năm 1362, John II đã tự đến một mình để làm tù nhân (sự việc này đã đề cập ở trang trước). Ông qua đời năm 1364 trong khi bị giam cầm và Charles V đã kế nhiệm ông làm vua của nước Pháp. Năm 1369 với lý do rằng Edward III đã không tuân thủ các điều khoản của hiệp ước Brétigny, vua Pháp lại tuyên chiến một lần nữa.
Vào thời gian vua Edward III của Anh quốc qua đời trong năm 1377, quân đội Anh đã bị đẩy lui trở lại vào sâu lãnh thổ của họ ở phía tây nam của Bordeaux.
Chiến tranh kế vị xứ Castile
Cuộc nội chiến xứ Castile đầu tiên kéo dài ba năm kể từ năm 1366 đến 1369. Nó trở thành một phần của cuộc xung đột lớn hơn dữ dội hơn sau đó giữa Vương quốc Anh và Vương quốc của Pháp trong chiến tranh trăm năm. Các trận chiến chủ yếu diễn ra ở Vương quốc Castile và các vùng biển ven đất liền giữa lực lượng địa phương và lực lượng liên quân của Peter-nhà vua trị đang vì với lực lượng của Henry của Trastámara-anh trai ngoài giá thú của ông ta về quyền vương của Castile.

Tranh vẽ trận chiến Najera Froissart trong nội chiến xứ Castile, phe của Perter ở bân trái và được người Anh hỗ trợ, phe của Henry ở bên phải và được người Pháp hỗ trợ
Nguyên nhân
Peter đã được gọi là người ủng hộ ông là “ Quan tòa” và bởi kẻ dèm pha ông là “ Gã thô thiển”. Đối với giới quý tộc có địa vị xã hội cao cấp thì ông là một bạo chúa. Ông đã mở rộng quyền lực của hoàng tộc và đã tham gia vào một cuộc chiến tranh với xứ Aragon (Còn gọi là “Cuộc chiến của hai Peters” vì vua của xứ Aragon cũng tên là Peter).
Henry-người anh em ngoài giá thú của ông nhanh chóng thu được sự hỗ trợ của giới quý tộc không chỉ ở địa phương mà còn ở Pháp, Aragon và Giáo hoàng. Năm 1366, ông chính thức lật đổ người anh trai vốn là vua của Castile, León, Toledo và Seville rồi tự xưng làm vua tại tu viện Las Huelgas.
Xung đột
Peter đã trốn sang Bayonne, Một thành phố ở xứ Gascony nằm trong quyền quản lý của Anh. Ở đó, ông đã yêu cầu Edward, Hoàng tử đen, chi viện để đổi lấy đất ở Castile và đã được ông kia chấp nhận. Với đội quân do vị hoàng tử Anh chỉ huy, ông trở quay trở lại Castile và tái khẳng định quyền lực của mình trong năm 1367 và buộc Henry phải quay trở về Pháp sau khi Peter chiến thắng trong Trận Najera (Navarette). Nhưng Henry đã từ chối, tuy nhiên tài ngoại giao rất xuất sắc của ông đã làm cho người Anh và đồng minh của họ-bao gồm cả bản thân Hoàng tử xứ Wales đã rút quân. Trong năm 1368, Henry và Charles của Pháp đã ký Hiệp ước Toledo theo đó Castile chi viện cho Pháp một hạm đội tại Vịnh Biscay để đổi lấy viện trợ quân sự của Pháp trên bộ.
Henry đã trở lại xứ Castile vào năm 1369 và đã giết chết Peter tại Trận Campo de Montiel. Ông được tôn xưng làm Henry II và ngay lập tức củng cố cai trị của mình bằng cách loại bỏ những người Người Do Thái ra khỏi những chức vụ cao cấp trong triều đình. Tại thời điểm này Castile trở thành một đồng minh một đồng minh trung kiên của người Pháp trong cuộc chiến tranh đang tiếp diễn của họ.
Cuộc chiến của nhà Karoline năm 1369 -> 1389
Cuộc chiến của nhà Caroline là giai đoạn thứ hai của chiến tranh Trăm năm giữa Pháp và Anh sau cuộc chiến của nhà Edward. Cuộc chiến này được đặt theo tên Charles V của nước Pháp ( Charles còn được viết là Karles sau đó biến đổi thành Karoline), người đã nối lại cuộc chiến trăm năm sau khi Hiệp ước Brétigny ký năm 1360 đã kết thúc. Trong tháng 5 năm 1369, Hoàng tử Đen-con trai của Edward III của Anh quốc đã từ chối một giấy triệu tập không hợp lệ từ nhà vua Pháp ( thực ra là để tạo cớ) yêu cầu ông đến Paris và Charles phản ứng bằng cách tuyên bố chiến tranh. Ông ngay lập tức đảo ngược được những thiệt hại về mặt lãnh thổ tại vùng Brétigny và ông đã thành công trong phần lớn cuộc đời của mình. Charles VI-người kế nhiệm ông vốn là một người ít có năng lực, đã ký kết hòa bình với Richard II-cũng lại là người con trai ít có năng lực của Hoàng tử đen trong năm 1389. Thỏa thuận ngừng bắn này đã được kéo dài nhiều lần cho đến khi chiến tranh được nối lại trong năm 1415.
Triều đại của Charles V đã thấy cảnh người Anh bị đẩy lùi trở lại. Mặc dù John de Montfort người yêu cầu quyền thừa kế Lãnh địa công tước Brittany vốn được người Anh hậu thuẫn đã đánh bại và giết chết Charles của Blois-người mà nước Pháp hậu thuẫn trong Trận Auray trong năm 1364, nhưng cuối cùng John và người thừa kế của ông đã vẫn phải hòa giải với vua Pháp. Chiến tranh Kế vị Breton đã kết thúc trong thắng lợi của người Anh, nhưng đã không mang đến cho họ những lợi thế lớn. Trong thực tế, người Pháp nhận được lợi thế từ việc cải thiện chiến thuật chiến tranh từ người chỉ huy đến từ xứ Breton-Bertrand du Guesclin-Nguyên soái của nước Pháp, người đã bỏ đi khỏi xứ Breton và phục vụ cho nhà vua Charles và trở thành một trong những vị tướng thành công nhất của ông.
Vào khoảng thời gian đó, một cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha đã làm phân tán những nguồn lực của Hoàng tử đen từ năm 1366. Cuộc nội chiến Castile vốn là cuộc đọ sức giữa Pedro the Cruel, người có con gái là Constance và Isabella đã kết hôn với John của Gaunt và Edmund của Langley vốn là anh em của Hoàng tử đen, để chống lại Henry của Trastámara. Trong năm 1369 với sự hỗ trợ của Du Guesclin, Henry đã lật đổ Pedro để trở thành Henry II của Castile. Sau đó ông này đã tuyên chiến với nước Anh vốn liên minh với người Bồ Đào Nha.
Chiến tranh hai mươi năm
Ngay đầu năm 1370 John Chandos-quan trấn thủ người Anh ở Poitou đã bị giết chết tại một chiếc cầu ở Château Lussac. Cái chết của vị chỉ huy này là một đòn đáng kể giáng vào người Anh. Jean de Grailly III, Đại úy de Buch …cũng bị bắt và bị tống giam bởi Charles-người không cảm thấy bị ràng buộc bởi những quy định về tinh thần mã thượng “lỗi thời”. Du Guesclin tiếp tục tiến hành một loạt các chiến dịch được lên kế hoạch cẩn thận, tránh những nơi có lực lượng Anh mạnh mẽ đang chiếm đóng và ông chiếm lại hết thành phố này đến thành phố khác, bao gồm cả Poitiers trong năm 1372 và Bergerac trong năm 1377. Du Guesclin-người mà theo sử gia Jean Froissart cho biết, đã khuyên nhà vua Pháp không nên tấn công trực diện vào người Anh trong vùng này và ông đã thành công với chiến thuật Fabian ( tránh tấn công đối diện, tăng cường tấn công quấy rối, nhỏ và lẻ tẻ ) Mặc dù trong hai trận đánh lớn duy nhất mà ông đã tham gia chiến đấu, trận Auray (1364) và trận Najera (1367), ông đều bị đánh bại và bị bắt tù binh bởi Hoàng tử Đen ( sau đó nhà vua Pháp lại bỏ tiền chuộc ông về ). Phản ứng của người Anh đối với chiến thuật của Du Guesclin là họ khởi động một loạt các cuộc tấn công phá hoại của các đội quân chinh phạt được gọi là Chevauchées, nhằm một nỗ lực tạo nên một cuộc chiến tranh Tổng lực để xóa sổ vùng nông thôn và đất canh tác của Pháp ( trong nội chiến Hoa kỳ phe miền Bắc mặc dù mạnh hơn nhưng cũng phải chơi bửn như vậy mới thắng được phe miền Nam ). Nhưng Du Guesclin luôn từ chối để bị lôi kéo vào những trận chiến mở. Ông tiếp tục gặt hái được những thành công và tiếp tục chỉ huy quân đội Pháp cho đến khi qua đời vào năm 1380.
Trong năm 1372 sự thống trị trên biển của người Anh vốn đã được duy trì từ sau Trận Sluys, đã bị đảo chiều ít nhất là ở trong Vịnh Biscay, sau khi hạm đội Anh đã bị thất bại thảm hại trước một hạm đội liên quân Pháp-Castile tại Trận La Rochelle. Thất bại này làm suy yếu tuyến đường thương mại và nguồn cung cấp trên biển của người Anh cũng như đe dọa vào lãnh địa của họ ở xứ Gascon.
Trong năm 1376, Hoàng tử đen đã chết trẻ ( ở tuổi 36 ) và trong tháng 4 năm 1377, vua Edward III của Anh gửi Adam Houghton-Quan chưởng ấ́n đến để đàm phán hòa bình với Charles V của Pháp, nhưng rồi vào tháng 6 bản thân Edward cũng đã chết, Houghton đã bị gọi về Anh. Richard của Bordeaux-người vốn không được kính trọng đã được kế thừa và lên ngôi vua của Anh quốc. Không phải cho đến khi Richard bị lật đổ bởi người anh em họ của ông-Henry Bolingbroke vốn gốc Nhà Lancaster, thì người Anh mới nối lại yêu cầu của họ về ngôi vua nước Pháp ( và sự kiện Nhà Lancaster cướp ngôi vua chính là nguyên nhân của cuộc nội chiến kéo dài đến hơn 30 năm ở Anh quốc vào thế kỷ 15) dù gì thì cuộc chiến vẫn được tiếp tục cho đến khi điều ước hòa binh đầu tiên của một loạt các điều ước đã được ký kết vào năm 1389.
Charles V cũng chết trong tháng 9 năm 1380 và được kế vị bởi Charles VI-người con trai vị thành niên của ông, và vị vua trẻ đã bị điều hành bởi các quan nhiếp chính vốn là ba người chú của ông. Khi nằm trên giường bệnh Charles V đã cho bãi bỏ sắc thuế mà triều đình cần để tài trợ cho những nỗ lực chiến tranh. Khi các quan nhiếp chính đã cố gắng để áp đặt lại sắc thuế này thì một cuộc nổi dậy của dân chúng được gọi là Harelle đã nổ ra ở Rouen. Khi sắc thuế này đến được các thành phố khác của Pháp thì cuộc nổi dậy lây lan rộng khắp và bạo lực đã nổ ra ở Paris và hầu hết các thành phố khác của Pháp ở phía Bắc. Các quan nhiếp chính đã buộc phải bãi bỏ sắc thuế này để chấn an dân chúng. ( thế là chả còn tiền để uýnh nhau nữa ).
Thời kỳ hòa bình thứ 2 năm 1398 ->1415
Nội chiến giữa phe phái Armagnac–Burgundy
Cuộc nội chiến Armagnac-Burgundy là một cuộc nội chiến xảy ra ở nước Pháp giữa phe Armagnac và phe Burgundian từ năm 1407->1435 AD. Nó xảy ra trong khi nước Pháp đang bị tàn phá bởi “ Chiến tranh Trăm năm” với người Anh và cuộc chiến tranh xung quanh sự ly khai ở vùng phía Tây khỏi Đức giáo hoàng ( một phần của chiến tranh tôn giáo).
Nguyên nhân của nội chiến
Nguyên nhân của cuộc chiến tranh bắt nguồn từ thời trị vì của Charles VI của Pháp và cuộc đối đầu giữa hai hệ thống nền kinh tế, xã hội và tôn giáo khác nhau. Một mặt là nước Pháp-rất mạnh mẽ trong nông nghiệp, với một hệ thống phong kiến và tôn giáo mạnh mẽ và phía kia là Anh-một đất nước có khí hậu mưa nhiều với những đồng cỏ và chăn nuôi cừu và nơi mà các nghệ nhân, các tầng lớp trung lưu, thành phố đã ngày càng có vị trí quan trọng. Nhà Burgundy được hưởng lợi từ mô hình của người Anh ( một số vùng của xứ Flanders thuộc quyền kiểm soát của công quốc Burgundy, có buôn bán và sản xuất vải len là những thị trường chính cho len của Anh)trong khi nhà Armagnac lại bảo vệ mô hình của Pháp. Trong cùng một cách, sự ly khai của giáo phái phương Tây ( the Western Schism) đã hậu thuẫn cho phong trào chống lại Giáo hoàng Clement VII-vốn có trụ sở ở Armagnac tại Avignon, bị phản đối bởi người Anh vốn ủng hộ Giáo hoàng Urban VI ở Rome.
Từ 1393 năm Charles VI của Pháp bị điên, Nữ hoàng Isabeau của Bavaria chủ trì một Hội đồng nhiếp chính-bao gồm những quý tộc quan trọng của vương quốc. Philip Bold, Công tước xứ Burgundy-bác của Charles VI-là người đóng vai trò nhiếp chính trong thời gian vua còn nhỏ tuổi (1380-1388) là một người có ảnh hưởng lớn đến hoàng hậu (ông đã tổ chức các cuộc hôn nhân hoàng gia trong thời gian làm nhiếp chính). Ảnh hưởng này dần dần chuyển sang Louis I de Valois, Công tước của Orléans-anh trai của nhà vua và người ta nghi ngờ rằng ông này là tình nhân của nữ hoàng. Sau cái chết của Philip Bold, John the Fearless-con trai của ông này làm công tước xứ Burgundy (ông là người ít liên quan đến Isabeau) một lần nữa bị mất ảnh hưởng tại Triều đình. Những người chú bác khác của Charles VI có ít nhiều ảnh hưởng trong thời gian nhiếp chính này là Louis II của Napoli và John, Công tước của Berry – những người từng đứng ra hòa giải giữa phe Orléans (sau này trở thành Armagnac) và phe Burgundy. Sự tranh dành ảnh hưởng cứ tăng dần dần và cuối cùng kết quả là tạo ra một cuộc nội chiến thực sự.
Để phản đối việc mở rộng lãnh thổ của Công tước của Burgundy (bao gồm lãnh địa ở Flanders), công tước xứ Orléans mua đã bỏ tiền ra mua vùng Luxembourg trong năm 1402.
Trong khi Louis của Orléans nhận được 90% thu nhập của ông ta từ kho bạc của hoàng gia, để đi mua đất đai và các pháo đài ở vùng đệm miền đông của vương quốc mà người Burgundy luôn coi đó là vùng đất săn bắn của họ, John the Fearless (người không có uy tín cao như cha của ông) thấy rằng ngân khố của hoàng gia quá keo kiệt với mình (Philip nhận được 200.000 đồng Livre / năm, nhưng bản thân John phải thỏa mãn với 37.000 đồng Livre / năm).
Công tước của Orléans là con rể của John Galéas Visconti và dù nhiều hay ít ông vẫn giữ danh hiệu sở hữu thái ấp phong kiến vùng bán đảo này-Orléans, muốn Charles VI can thiệp quân sự để ủng hộ của mình. Hơn nữa, có vẻ như ông còn muốn cho vua Pháp phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn với Anh, thậm chí cho đến lúc đó còn cố gây chiến với Henry IV của Anh, điều mà John the Fearless không cho phép bởi vì ngành công nghiệp ở xứ Flemish phụ thuộc hoàn toàn vào len nhập khẩu từ Anh và (nền công nghiệp này) sẽ bị hủy hoại bởi một lệnh cấm vận đối với hàng hoá từ Anh.
Louis của Orléans-người em của nhà vua là “người cứ hí lên như một con ngựa đực khi ở bên cạnh gần như tất cả các phụ nữ xinh đẹp”, ông này bị cáo buộc muốn dụ dỗ hoặc tệ hơn là “dê cụ” với Margaret của Bayern-nữ công tước của Burgundy. Hơn nữa và thậm chí có tin đồn rằng ông này cũng “dê cụ” với cả nữ hoàng và–như phe Burgundy tuyên truyền-là người cha thực sự của hoàng tử Charles, người thừa kế ngai vang (vua Charles VII tương lai). chắc chắn Louis đã được gần gũi nữ hoàng và được hưởng lợi từ lòng nhân từ của nhà vua-người em trai, nên ông đã thành công trong việc lật đổ Công tước xứ Burgundy trong hội đồng nhiếp chính.
Bị lật đổ khỏi quyền lực và bị giễu cợt bởi Louis là quá nặng nề với John the Fearless. Lợi dụng sự giận dữ ngày càng tăng lên trong số những người phải nộp thuế-luôn luôn phải chịu áp lực trong thời bình và ông này lưu ý rằng các khoản thuế của họ để tài trợ cho những khoản chi lễ hội phục vụ cho Triều đình ( cho giới quý tộc ăn chơi trác táng chứ không phải quốc kế dân sinh hoặc gìn giữ quốc gia), John bắt đầu chiến dịch để hỗ trợ, tài trợ cho chính sách mị dân của mình (ví dụ: hứa hẹn cắt giảm thuế và cải cách nhà nước-một chế độ quân chủ có giới hạn). Do đó ông đã thu được ủng hộ từ giới thương gia, người dân nghèo và các trường đại học.
John đã đe dọa Paris trong năm 1405 bằng một cuộc biểu dương lực lượng của mình, nhưng ngay cả điều này cũng không đủ để chứng minh và khôi phục lại ảnh hưởng của ông. Do đó ông quyết định loại bỏ đối thủ của mình-người làm ông tức giận, Louis của Orléans bị sát hại ở trên phố Vieille du Temple ở Paris ngày 23 tháng 11, năm 1407, trong khi ông ta đến chỗ ở của nữ hoàng tại Hôtel Barbette sau khi bà ta sinh con. Sau đó Thomas de Courteheuse tin nhắn từ nhà vua tới Louis rằng Charles VI của Pháp rất muốn ông ta đến khách sạn Saint-Paul. Khi rời khỏi Hôtel Barbette, Louis đã bị đâm chết bởi mười lăm tay sát thủ đeo mặt nạ do Raoulet d’Anquetonville-một thuộc cấp của công tước Burgundy thuê mướn. Lực lượng hộ tống và các đầy tớ của Louis đã vô dụng trong việc bảo vệ ông. John có sự hỗ trợ của đông đảo người dân Paris và sinh viên của các trường đại học, những người mà ông đã giành được sự ủng hộ của họ bằng cách hứa hẹn việc ra một sắc lệnh tương tự như của năm 1357. Đến lúc lấy lại được quyền lực, ông cũng công khai thừa nhận vụ ám sát-chứ không phải che dấu nó, ông đã công bố nó trong một bài hát ca ngợi việc hành thích một bạo chúa được sáng tác bởi Jean Petit-nhà thần học của đại học Sorbonne. Do đó cuối cùng vụ ám sát đã châm ngòi một cuộc nội chiến kéo dài 30 năm.
Diễn biến của cuộc nội chiến phe phái
Với ý định trả thù cho cha mình, Charles của Orléans ủng hộ kẻ thù của các công tước nhà Burgundy bất cứ nơi nào ông ta có thể nhưng ngay cả như vậy, trong 1409, một hiệp ước hòa bình được ký kết tại Chartres dường như để chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, vào ngày 15 tháng 4 năm 1410, tại đám cưới của Charles (Con trai của Louis d’Orléans) và Bonne d’Armagnac tại Gien, Công tước của Orléans và cha vợ mới của ông và các Đại quý tộc của Pháp thành lập một liên minh chống lại John của Burgundy và người ủng hộ ông ta. Cuộc hôn nhân làm cho phe Orleans có một thủ lĩnh mới để thay thế Louis (Bernard VII, Bá tước của Armagnac-cha vợ mới của Charles , người bảo trợ mới cho Công tước và cũng trở thành người bảo trợ của mẹ ông ta-Valentina Visconti) và tạo ra một cái tên mới cho phe này (phe Armagnac). Các thành viên khác của phe này bao gồm các công tước của Bourbon, Berry và Brittany, cũng như các côngtước của Alençon và Clermont.
Bernard VII-cha vợ của Charles d’Orléans tuyển dụng những binh lính ở Midi- những Écorcheur (quân lột da), vốn chiến đấu với sự tàn bạo chưa từng có. Với lực lượng này làm quân xung kích họ, ông đã tàn phá các vùng lân cận của Paris và tiến vào khu ngoại ô Saint-Marcel. Một hiệp ước mới được ký kết tại Bicêtre ngày 02 tháng 11 năm 1410 đã đình chỉ được chiến sự, nhưng cả hai bên đã lại huy động quân đội một lần nữa vào đầu mùa xuân năm 1411. Tháng 10 năm 1411, với quân đội hùng mạnh lên đến 60.000 người công tước xứ Burgundy tiến vào Paris và tấn công quân của công tước Bretons vốn liên minh với nhà Armagnacs, người đã bị chặn tại La Chapelle. Cuối cùng ông ta (công tước xứ Burgundy) đã phải rút, nhưng trong đêm ngày 09 tháng 11, ông rời qua Porte Saint-Jacques và cho quân của mình tuần hành trên khắp Saint-Cloud và quyết tâm đánh bại đội quân Écorcheur của nhà Armagnacs. Sau đó, John the Fearless truy đuổi hoàng thân Orléans và các đồng minh của họ đến tận Bourges, rồi công tước Orléans đã bị bao vây, nhưng sau đó quân đội hoàng gia xuất hiện trước mặt thành phố vào ngày 11 tháng 6 năm 1412. Một hòa bình đã được ký kết tại Bourges trong ngày 15 tháng 7 năm 1412 và được xác nhận tại Auxerre ngày 22 tháng 8.
Người Anh đã lợi dụng tình hình bằng cách hứa hẹn hỗ trợ cho cả hai phe hoặc mua sự trung lập của họ. Phe Armagnac đã ký kết một hiệp ước với Henry V của Anh quốc trong năm 1412, để ngăn chặn một liên minh Anh-Burgundy, vì vậy họ đã nộp Guyenne với ông ta (Henry V của Anh quốc) và đã công nhận chủ quyền của ông ta ở Poitou, Angoulême và Périgord. Tất cả cùng, John the Fearless cũng thương thuyết với người Anh, kể từ khi một lệnh cấm vận xuất khẩu len của Anh có thể hủy hoại nền thương mại vải len của Flanders.
Năm 1413, John the Fearless hỗ trợ cho cuộc nổi loạn Cabochien và do đó đã nổ ra một cuộc tàn sát tại Paris. Dân Paris quá sợ hãi đã kêu gọi phe Armagnacs chi viện. Quân đội của họ chiếm lại thành phố vào năm 1414. Khi Henry V của Anh quốc nối lại chiến sự trong năm 1415, công tước xứ Burgundy vẫn giữ thái độ trung lập đối với ông ta (Henry V), để Henry có thể đánh bại toàn diện quân đội Pháp (chủ yếu cónòng cốt từ nhà Armagnacs) tại trận Agincourt vào tháng 10 năm 1415.
John the Fearless-công tước xứ Burgundy, ông cũng bị ám sát để trả thù cho cái chết của Công tước d’Orléans, việc ông bị ám sát đã đẩy hẳn xứ Burgundy về phía người Anh và làm cho người Pháp càng đuối thế.
Ngày 29 tháng 5, năm 1418, nhờ sự phản bộị của Perrinet Leclerc và sự hỗ trợ của các thợ thủ công và trường đại học, Paris đã được bàn giao cho Jean de Villiers de L’Isle-Adam, đại úy của một đội quân ủng hộ công tước xứ Burgundy. Sau đó vào ngày 12 tháng 6 Bernard VII và những người nhà Armagnacs khác đã bị tàn sát bởi một đám đông. Do đó John đã trở thành chủ nhân của Paris lại một lần nữa và ông tham gia vào các cuộc đàm phán với người Anh, dường như ông có vẻ sẵn sàng chào đón tuyên bố của nhà vua nước Anh về ngai vàng Pháp. Tình huống trở nên bắt buộc đối với nhà Dauphin (Hoàng tộc Pháp) để thương lượng tìm kiếm một sự xích lại gần với người Burgundy một lần nữa để tránh một liên minh Anh-Burgundy. Về phần mình, John the Fearless đã trở thành chủ nhân của một phần lớn vương quốc sau khi ông ta chiếm được Paris, nhưng tình hình tài chính của ông đã cạn kiệt. John đã phải buộc tiến hành một cuộc họp với Charles VII của Pháp-nhà Dauphin để ký kết một nền hòa bình có lợi, do đó một vài cuộc hội họp đã được tổ chức.
John the Fearless-Công tước xứ Burgundy đã bị ám sát trên cầu Montereau trong ngày 10 tháng 9 năm 1419 trong một cuộc họp với nhà Dauphin của Pháp (vua Charles VII tương lai của Pháp), Thủ phạm là tay chân của phe Armagnac-những người sợ rằng Charles có thể ngả theo quan điểm chính trị của phe Burgundy. Sự kiện này ngăn chặn tất cả các hành động hòa giải và do đó cho quân đội Anh tiếp tục thành công trên chiến trướng.

Phần lãnh thổ ở Pháp mà người Anh và của họ đồng minh là người Burgundy trong năm 1435
Hiệp ước Troyes và Hậu quả của nó
Sau đó Philip the Good-Công tước mới của Burgundy, đã gia nhập vào một liên minh với người Anh (đây là điều mà người cha của ông đã luôn luôn tránh) kết quả tạo ra hiệp ước Troyes. Hiệp ước này đã công bố rằng Charles VII là một người con hoang của Louis d’Orléans chứ không phải là người thừa kế của Charles VI, do đó làm cho Charles VI không có người thừa kế nam hợp pháp và Catherine của Valois-con gái của Charles VI đã kết hôn với Henry V-vua của nước Anh vì thế ông này muốn đòi vương miện của Pháp và Charles VI đã được trả lại quyền lực trong năm 1392, ngay trước khi ông này bị điên. Hiệp ước yêu cầu Henry trở thành nhiếp chính thay mặt Charles VI cho những vùng đất ở phía đông nam nước Pháp cho đến khi Charles qua đời. Người cháu hợp pháp trong tương lai của ông ( Charles VI) sẽ có quyền sở hữu của cả Pháp và Anh. Như đã biết trước, hiệp ước này đã bị lên án bởi nhà Armagnacs-những người lý luận rằng “vương miện thuộc về nhà vua chứ không phải ngược lại”. Tuy nhiên Henry V đã chết bất đắc kỳ tử ở đầu tháng 8 năm 1422 và sự can thiệp của Joan d’Arc là cần thiết để Charles VII được hợp pháp bởi một hành động thiêng liêng và đăng quang tại Reims vào ngày 17 tháng 7 năm 1429, sớm hơn một năm trước sự đăng quang của người kế nhiệm của Henry V (Henry VI của Anh mới chín tuổi) vào ngày 16 tháng 12 năm 1430 tại Notre Dame de Paris.
Kết thúc cuộc nội chiến giữa các phe phái
Để tái chiếm lại các lãnh thổ của Pháp vốn bị người Anh chiếm đóng, Charles VII muốn cô lập và chia rẽ người Anh với người Burgundy. Năm 1435, ông đã ký kết hiệp ước Arras với Philip the Good và công nhận nền độc lập của Burgundy. Thỏa thuận này chính thức chấm dứt chiến tranh và cho phép Charles VII trên thực tế chiếm lại tất cả các lãnh địa của người Anh ở trên lục địa châu Âu và chỉ để lại cho họ mỗi hạt Calais vào.năm 1453.
Chiến tranh trăm năm, cuộc chiến của nhà Lancaster năm 1415->1429
Cuộc chiến của nhà Lancaster là giai đoạn thứ ba của chiến tranh trăm năm giữa Anh và Pháp. Nó kéo dài từ năm 1415, khi Henry V của Anh xâm lược Normandy, đến năm 1429 khi thành công của người Anh đã bị đảo chiều bởi sự xuất hiện của Joan of Arc. Cuộc chiến này bắt đầu sau một thời gian dài hòa bình từ 1389 ở cuối cuộc chiến của nhà Caroline. Nó được gọi là cuộc chiến của nhà Lancaster bởi vì nó được khởi đầu theo kế hoạch của Henry IV-người đầu tiên của Nhà Lancaster ngồi lên trên ngai vàng của nước Anh. Mặc dù kế hoạch của ông không bao giờ trở thành hiện thực trong triều đại của ông, nhưng người con trai thiện chiến của ông ( Henry V ) đã hồi sinh cho nó và đã đạt đến đỉnh cao quyền lực cho Nhà Lancaster tại Pháp với việc một vị vua Anh lên ngôi vua Pháp tại Paris.
Anh chiến thắng tại trân Agincourt và khoảng thời gian sau đó
Henry V chối đề nghị của phe Armagnac trong năm 1414 để khôi phục lại biên giới năm 1369, mà ông này yêu cầu quay trở lại với các vùng lãnh thổ đầy đủ của Henry II. Trong tháng 8 năm 1415, ông đã cùng với quân đội của mình đổ bộ xuống thành phố Harfleur trong vùng Normandy và chiếm giữ thành phố. Mặc dù bị cám dỗ về việc tiến trực tiếp vào Paris, ông đã chọn cách tiến hành một chiến dịch hành quân đột kích trên toàn nước Pháp rồi sau đó chiến Calais trên kênh English Channel. Trong một gợi nhớ đến chiến dịch của Crécy, ông tự cảm thấy mình rõ ràng giỏi hơn các bậc tiền bối và có ít vật tư chiến tranh hơn nhưng phải đứng lên chống lại một đội quân Pháp lớn hơn nhiều tại Trận Agincourt ở phía bắc sông Somme. Bất chấp những bất lợi của ông, chiến thắng của ông là hoàn toàn và thất bại của người Pháp đã trở thành một thảm họa với việc họ đã bị mất (bị giết hoặc bị bỏ tù) rất nhiều thủ lĩnh của phe Armagnac.
Một đội quân của Pháp, ước tính khoảng 6.000 người, cũng bị đánh tan bởi lực lượng quân Anh tại trận Valmont nhỏ hơn nhiều ở gần Harfleur vào tháng 3 năm 1416. Trong chiến dịch tiếp theo sau một chiến thắng hải quân đáng kể của Hải quân Anh Trên sông Seine (dưới sự chỉ huy của Bedford-em trai của Henry,) vào tháng 8 năm 1416, Henry đã chiếm nhiều vùng ở Normandy, kể cả Caen trong năm 1417 và Rouen vào ngày 19 tháng 1 năm 1419, đặt Normandy dưới sự cai trị của Anh sau hơn 200 năm nằm dưới sự kiểm soát của người Pháp.

Tranh vẽ Trận Agincourt, bức tranh có điểm không chính xác đó là quân Pháp chỉ có các tay nỏ chứ không có cung thủ bắn trường cung như quân Anh.
Liên minh Anh-Burgundy dẫn đến Hiệp ước Troyes
Henry V của Anh đã chính thức liên minh với Philip the Good-Công tước xứ Burgundy, người đã chiếm được Paris, sau khi nhà Armagnac ám sát John Burgundy trong năm 1419. Họ cùng nhau ép Charles VI-nhà vua điên đã ký Hiệp ước Troyes và Henry cưới Catherine của Valois-con gái của Charles và Henry sẽ là người thừa kế ngai vàng nước Pháp. Charles VII-Dauphin bị tuyên bố là bất hợp pháp. Henry chính thức tiến vào Paris một năm sau đó và thỏa thuận này đã được phê duyệt bởi General Estates of France ( Quốc-Hội Pháp). Đầu năm đó một đội quân Anh dưới quyền chỉ huy của Bá tước Salisbury, một người lính có năng lực cao, đã phục kích và tiêu diệt một lực lượng liên minh Pháp-Scotland ngay ở Fresnay, 20 dặm về phía bắc của Le Mans (tháng 3 năm 1420) – theo một sử gia quân liên minh đã mất 3.000 người cùng toàn bộ đồ đạc doanh trại của họ và bao gồm cả két bạc của người Scotland.

Tranh vẽ trận Baugé, một chiến thắng hiếm hoi của liên quân Pháp-Scotland trong năm 1421
Năm 1421, một đội quân Anh khoảng 10.000 người đã bị đánh bại bởi một đội liên quân Pháp-Scotland khoảng 6.000 người tại Trận Baugé trong đó Thomas of Lancaster, Công tước của Clarence và cũng là anh trai của Henry V đã bị giết.
Quân đội Anh-Burgundy gây áp lực vào phe Armagnac và Thái tử Charles
Sau cái chết sớm của Henry V tại năm 1422, gần như đồng thời bố vợ của ông ( Charles VI của nước Pháp ), con trai con của ông (Henry V) lên ngôi vua và thành Henry VI của Anh quốc và cũng là vua của nước Pháp, nhưng phe Armagnac vẫn trung thành với Charles Dauphin-con trai của Charles VI và chiến tranh tiếp tục nổ ra ở miền trung nước Pháp. Sau cái chết của Henry V, quân đội Anh tiếp tục làm chủ chiến trường bởi tính hiệu quả cao về chiến thuật quân sự của họ.

Tranh vẽ liên quân Pháp-Scotland bị đại bại tại trận Cravant năm 1423

Tranh vẽ trận Verneuil, trận này có thể được coi là một trận “Agincourt thứ hai“, quân đội Hải ngoại Scotland tại Pháp gần như hoàn toàn bị xóa sổ
Năm 1423, Bá tước của Salisbury, có lẽ là chỉ huy Anh xuất sắc nhất, hoàn toàn đánh bại một lực lượng Pháp-Scotland tại Cravant trên bờ Sông Yonne. Ông đích thân dẫn đầu quân đội vượt sông và của đối phương tấn công thành công một vị trí rất mạnh mẽ và trong trận chiến quân Scotland đã bị thiệt hại rất nặng nề, quân đội hải ngoại Scotland tại Pháp không còn tồn tại. Cùng năm đó quân Pháp lại thắng một trận ở La Brossinière.
Trong năm sau Bedford đã có một chiến thắng được mô tả như là một “Agincourt thứ hai“ tại Verneuil khi quân đội của ông đã phá hủy một đội quân liên quân Pháp-Scotland ước tính khoảng 16.000 lính. Đây không phải là một chiến thắng của các tay cung, mà là của những tiến bộ trong những chiếc áo giáp bọc thép tấm đã tạo cho kỵ binh một phương tiện bảo vệ lớn hơn nhiều, điều này có nghĩa là các cung thủ không thể bắn xuyên nổi áo giáp của họ, đã dẫn đến các cung thủ đóng ở bên sườn sẽ bị cuốn phăng đi. Tuy nhiên, tuy nhiên kỵ binh Anh vẫn đứng vững và tấn công dữ dội vào kẻ thù của họ, sự hỗ trợ của một cuộc tấn công của các cung thủ từ bên cánh khác của quân Anh đã phá hủy quân liên minh. Người Scotland đã bị bao vây trên chiến trường và bị tiêu diệt hầu như đến người cuối cùng – khoảng 6.500 lính Scotland đã chết ở đó bao gồm tất cả các chỉ huy của họ. Kết quả là không còn một lực lượng Scotland quy mô lớn đổ bộ vào nước Pháp một lần nữa. Người Pháp cũng đã bị trừng phạt nặng nề, tất cả các chỉ huy của họ trong trận này cũng đều bị giết hoặc bị bắt làm tù binh.
Sự xuất hiện của Joan of Arc

Tranh vẽ trận Herrings, quân Pháp-Scotland tấn công một đoàn xe chở cá trích của Anh, nhưng họ đã bị các tay cung của Anh bắn tan nát đội hình sau đó là các kị sỹ Anh xông lên làm thịt nốt những người không kịp chạy trốn
Hơn nữa, trong tháng 2 năm 1429, Sir John Fastolf-người đã chỉ huy một đoàn xe chở đồ cung cấp cho quân Anh đang bao vây thành phố Orléans, đã bị tấn công bởi một đội quân Pháp cùng với một nhóm nhỏ quân Scotland (Đa phần lính Scotland đã tử trận trong các trận đánh trước đó). Fastolf có có khoảng 1000 quân cung kỵ (cung kỵ của Tây Âu không có khả năng vừa phi vừa bắn tên như của người du mục mà thường họ phải xuống ngựa để lập đội hình chiến đấu) và một lực lượng nhỏ kị sỹ, họ tạo thành một đội hình vòng tròn xung quanh đoàn xe chở đồ cung cấp của mình. Ít hơn đối phương rất nhiều, nhưng lực lượng Anh đã đánh bại cuộc tấn công của quân Pháp trong một trận đánh được gọi là Battle of the Herrings -Trận Cá trích vì đoàn xe trở cá trích đến cho quân Anh. Trước khi bị quân Anh phản công, quân Pháp và Scotland đã bị đánh bại và bỏ chạy. Các vở kịch của Shakespeare thường đã không công bằng khi mô tả Sir John Fastolf trong vai phản diện và hèn nhát và. Trận chiến này đã thuyết phụcRobert de Baudricourt đồng ý với yêu cầu của Joan of Arc và cho một hộ tống nàng đến Triều đình Pháp ở Chinon.
Nhà Valois chiến thắng, giai đoạn từ năm 1429 -> 1453
Năm 1424, các chú bác của Henry VI đã bắt đầu tranh cãi về quyền nhiếp chính và Humphrey, Công tước của Gloucester đã kết hôn Jacqueline-Nữ bá tước của Hainaut và ông này quyết định xâm lược Hà Lan để lấy lại lãnh địa cũ của mình, sự kiện này đưa ông ta vào một cuộc xung đột trực tiếp với Philip III, Công tước của Burgundy.
Năm 1428, người Anh đã sẵn sàng để theo đuổi cuộc chiến tranh một lần nữa và họ tiến hành bao vây thành phố Orléans. Lực lượng của họ không đủ để bao vây toàn bộ thành phố, nhưng vẫn làm cho một lực lượng quân đội Pháp đông hơn lâm vào thế bị động. Năm 1429, Joan of Arc đã thuyết phục được nhàDauphin gửi nàng đến thành phố bị bao vây vì nàng nói rằng đã nhận được lới nhắn của Thiên Chúa-cho biết rằng nàng sẽ đẩy lui được người Anh. Sự có mặt của nàng đã có tác dụng nâng cao tinh thần chiến đấu của quân đội Pháp và họ đã tấn công vào vị trí cố thủ của quân Anh và buộc người Anh phải huy bỏ cuộc bao vây. Lấy cảm hứng từ Joan, người Pháp đã tấn công vào nhiều cứ điểm mạnh mẽ của quân Anh ở bên bờ sông Loire. Ngay sau đó, một đội quân Pháp khoảng 8000 binh sỹ trang bị đầy đủ đã đánh bại một lực lượng lớn cung thủ Anh tại trận Patay bằng đội kỵ binh hạng nặng làm tiên phong gồm 1500 tay thương, rồi sau đó lại đánh bại một quân đội mạnh gồm 3000 tay cung dưới sự chỉ huy của Sir John Fastolf và John Talbot, Bá tước của Shrewsbury. Chiến thắng này đã mở đường cho nhà Dauphin đi đến Reims để làm lễ đăng quang và lên ngôi vua Pháp với tên hiệu là Charles VII.

Tranh vẽ Joan of Arc chỉ huy quân Pháp tấn công vào chiến lũy của Anh vốn được lập lên để bao vây thành phố Orléans. Nàng luôn cầm cờ và đứng ở tuyến đầu nên các binh sỹ Pháp sẽ cảm thấy xấu hổ nếu họ không dám xông lên

Tranh vẽ Joan of Arc không đội mũ và dẫn đầu quân Pháp tấn công, thường thì các tranh đều vẽ nàng cưỡi ngựa, thực tế hiếm người nào lại có thể mặc giáp nặng như vậy ( trên 30 kg) mà còn chạy bộ được

Tranh vẽ Joan of Arc trong buổi lễ đăng quang cho thái tử Charles Dounphine làm vua Charles VII của nước Pháp tại Reim
Sau khi Joan bị bắt bởi người Burgundy vào năm 1430 và sau đó bị bán cho người Anh, nàng đã bị kết tội là phù thủy tại một Tòa án Tôn giáo và bị hành hình, các cuộc tiến quân của người Pháp bị đình trệ bởi các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, năm 1435, người Burgundy dưới sự lãnh đạo của Philip III chuyển phe và ký Hiệp ước Arras và trả lại Paris cho vua Pháp. Mặc dù lòng trung thành của người Burgundy vẫn còn hay thay đổi, nhưng họ tập trung chỉ tập trung vào các cuộc chiến ở vùng đất thấp ( Hà lan ngày nay) và không có đủ lực lượng để can thiệp vào nước Pháp. Hòa ước với người Burgundy kéo dài đánh dấu sự thay đổi trong chiến tranh cũng đã cho Charles thời gian để tổ chức lại quân đội và chính phủ của ông, ông đã tiến hành thay thế đội quân theo kiểu phong kiến ​​của mình bằng một quân đội chuyên nghiệp hiện đại hơn để có thể tận dụng triệt để được ưu thế vượt trội của mình và tập trung hóa trong việc quản lyd các vùng của nước Pháp.
Vào năm 1449, người Pháp đã chiếm lại Rouen và trong năm 1450 Bá tước Clermont và Arthur de Richemont-Bá tước của Richmond của gia đình Montfort ( Arthur III, Công tước xứ Brittany tương lai) đã chộp được một quân đội Anh trong khi nó đang cố gắng để giải vây cho Caen tại Trận Formigny và đánh bại nó, quân Anh đã bị tấn công từ bên cánh và phía sau bởi lực lượng của Richemont chỉ khi họ đang áp sát đội quân của Clermont. Người Pháp đã chiếm lại được Caen vào ngày 6 tháng 7 năm 1450 cùng với Bordeaux và Bayonne trong năm 1451. Các nỗ lực của Sir Talbot để chiếm lại vùng Gascony, mặc dù ban đầu được sự hoan nghênh của người dân địa phương nhưng cuối cùng đã bị nghiền nát bởi Jean Bureau và các khẩu pháo của ông tại Trận Castillon năm 1453, nơi Talbot đã dẫn đầu một lực lượng nhỏ của Anh-Gascon trong một cuộc tấn công trực diện vào một doanh trại cố thủ của Pháp. Đây được xem là trận chiến cuối cùng của cuộc Chiến tranh Trăm năm.
Ý nghĩa của chiến tranh trăm năm
Chiến tranh năm trăm là một khoảng thời gian để tiến hóa về lĩnh vực quân sự. Tất cả vũ khí, chiến thuật, cấu trúc quân đội và ý nghĩa xã hội của chiến tranh đều đã thay đổi, một phần là để đáp ứng cho nhu cầu của cuộc chiến, một phần qua các tiến bộ trong công nghệ, KHKT và một phần thông qua các bài học trong chiến tranh.
Anh có thể được coi là một nhà nước hiện đại hơn so với Pháp. Nó có một Quốc-hội và cơ quan thuế thuế tập trung hóa. Khi nhà văn quân đội-đại tá Alfred Burne ghi chú, nước Anh đã cách mạng hóa hệ thống tuyển dụng của nó trong việc dùng một đội quân được trả lương để thay thế cho một đội quân được tuyển ra từ những người làm nghĩa vụ phong kiến. Các đội trưởng/ đại úy chuyên nghiệp đã được bổ nhiệm làm người tuyển dụng quân đội trong một thời gian được chỉ định (về mặt lý thuyết thì ngắn). Ở một mức độ nào đó, đây là một điều cần thiết vì nhiều đại quý tộc đã từ chối để tham gia vào một chiến dịch ở nước ngoài vì làm nghĩa vụ phong kiến ​​được cho là chỉ để bảo vệ vương quốc.
Trước khi nổ ra Chiến tranh Trăm năm, Lực lượng kỵ binh hạng nặng được xem là binh chủng mạnh nhất trong quân đội. Nhưng vào lúc chiến tranh kết thúc, niềm tin này đã thay đổi. Ngựa dù được thiết giáp hạng nặng ngày càng bị phủ nhận do việc sử dụng lực lượng trường cung (và sau này là súng tay-một loại vũ khí có tầm sát thương xa hơn) và các kị sỹ chiến đấu ở các vị trí phòng thủ cố định, chiến thuật này đã giúp người Anh chiến thắng ở Crécy và Agincourt. Học tập từ người Scotland, người Anh bắt đầu sử dụng những đội kỵ binh được thiết giáp hạng nhẹ-sau này gọi là dragon (Kỵ binh Đầu rồng)-Những người sẽ xuống ngựa để chiến đấu trong trận chiến. Đến cuối Cuộc chiến Trăm năm, chiến thuật này có ý nghĩa làm mờ dần vai trò của lực lượng kỵ binh hạng nặng vốn được trang bị và đào tạo đắt tiền và cuối cùng kết thúc vai trò của người hiệp sĩ bọc thép như là một lực lượng quân sự và vai trò của giới quý tộc như là một lực lượng chính trị.
Mặc dù người Anh có một lợi thế về chiến thuật, “tuy nhiên diện tích của nước Pháp là quá lớn và không đủ quân thường trực để chiếm đóng” như một nhà văn quân đội-tướng Fuller nói. Với một diện tích lớn hơn nhiều so với nước Anh (lúc này chưa có liên hiệp Anh và người Scotland luôn tỏ ra thù địch với người Anh) và có dân số đông gấp bốn lần dân số của nước Anh, nước Pháp tạo ra khó khăn cho người Anh khi muốn chiếm đóng nó.
Một vấn đề không thể giải quyết nổi đối với các chỉ huy người Anh là, trong thời đại của chiến tranh vây hãm, các có nhiều thêm lãnh thổ bị chiếm đóng thì lại càng yêu cầu nhiều đơn vị đồn trú hơn nữa. Điều này đã làm giảm đi sức mạnh tấn công của quân đội Anh khi thời gian trôi về phía cuối của cuộc chiến (người Scotland đã giải quyết vấn đề này bằng một giải pháp khôn ngoan là phá huy các thành trì -> không cần quân đồn trú mà đối phương cũng không sử dụng được sau khi tái chiếm được chúng). Quân đội của Salisbury tại Orleans chỉ bao gồm có 5.000 người, không những không đủ chỉ để bao vây thành phố mà còn có số lượng kém hơn so với lực lượng Pháp đóng trong và ngoài thành phố. Người Pháp chỉ cần phục hồi lại được một phần của sự tự tin đã bị tan vỡ (sau những trận thua mất mặt) của họ thì kết quả thất bại của quân Anh là điều trở thành không thể tránh khỏi. Tại Orleans họ đã được hỗ trợ bởi cái chết của Salisbury qua một phát đạn pháo may mắn và do cảm hứng được truyền tới bởi Joan of Arc.
Hơn nữa, sự kết thúc của liên minh với Burgundy đã đặt dấu chấm hết cho những nỗ lực của Anh tại Pháp, bất chấp các chiến dịch tích cực của John-Lord Talbot và các lực lượng của ông để trì hoãn một thất bại không thể tránh khỏi.

Tranh vẽ cái chết John Talbot-một dũng tướng của Anh trong trận Castillon đã kết thúc chiến tranh trăm năm với thắng lợi hoàn toàn thuộc về người Pháp
Cuộc chiến cũng kích thích tình cảm dân tộc. Nó đã tàn phá nhiều vùng của nước Pháp thành bình địa, nhưng nó cũng đánh thức chủ nghĩa dân tộc của người Pháp. Chiến tranh trăm cũng có tác dụng tăng tốc quá trình chuyển đổi nước Pháp phong kiến phân quyền sang một chế độ quân chủ tập quyền. Cuộc xung đột đã trở thành không chỉ là một cuộc xung đột của vua Anh với vua Pháp mà đã trở thành cuộc chiến của người Anh với người Pháp dân tộc. Có tin đồn liên tiếp tại Anh rằng người Pháp có ý định xâm chiếm và hủy diệt ngôn ngữ của người Anh. Chủ nghĩa quốc gia đã xuất hiện trong những tin đồn như vậy để thống nhất người Pháp và người Anh vào những trận chiến trong thời gian lâu hơn nữa. Chiến tranh Trăm năm về cơ bản đã làm biến mất những từ gốc Pháp trong tiếngAnh, vốn đã là ngôn ngữ của giai cấp cầm quyền và tầng lớp thương gia từ thời các cuộc chinh phục của người Norman cho đến năm 1362.
Giai đoạn sau của cuộc chiến đã cho thấy sự xuất hiện của công tước Burgundy đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chính trị và nó khuyến khích người Anh tham gia liên minh với vùng đất ở miền nam Hà Lan trong suốt cuộc xung đột (Bây giờ là nước Bỉ-một trung tâm sản xuất vải len phong phú ​​vào thời điểm đó), để phát triển ngành công nghiệp dệt len của chính họ và ở thị trường nước ngoài. ( xứ Burgundy quay về với nước Pháp cũng chính là vì dân ở vùng này-thuộc địa của Burgundy lại tỏ ra quá thân thiện với người Anh)

Vũ khí

Cây trường cung
Loại vũ khí được tán dương nhất của người Anh là cây trường cung của những người nông dân ( nguyên gốc Yeomen-chủ đất nhỏ): nó không phải là loại vũ khí mới vào thời điểm đó, nó đóng một vai trò đặc biệt trong suốt cuộc chiến, tạo lợi thế chiến thuật cho người Anh trong một số các trận đánh chính – mặc dù vũ khí này đòi hỏi phải có tay nghề cao và quân đội Anh vốn trang bị nhẹ hơn đã chứng minh là nó (lực lượng trường cung) là một nhân tố quyết định đến kết quả cuối cùng của cuộc chiến. Người Pháp chủ yếu là dựa vào nỏ, thường được sử dụng bởi lính đánh thuê người Genova, chỉ có những người có tay nghề cao và được đào tạo tốt mới khai thác được những điểm yếu của vũ khí của đối phương bằng những trang thiết bị đặc biệt. Cây nỏ được sử dụng bởi vì nó yêu cầu rất ít đào tạo và do đó có thể nhanh chóng tuyển một lính bắn nỏ mới từ người làm nghĩa vụ quân sự và nó có một sức công phá khủng khiếp ở tầm gần đối với cả áo giáp chuỗi và áo giáp lưới. Tuy nhiên, nó có đặc điểm là nạp tên chậm, nặng nề và dễ bị thiệt hại mưa to. Cây trường cung là một loại vũ khí rất khó sử dụng và các cung thủ Anh đã phải đã thực hành từ khi còn nhỏ để trở nên thành thạo. Nó cũng đòi hỏi phải có sức mạnh lớn để sử dụng, với lực kéo thường vào khoảng 620-670 Newton (140–150 lbf) và có thể lên đến 800 N (180 lbf). Cây trưởng cung có thể bắn volley (rót dầu) tương đối chính xác, mặc dù khả năng này là đặc điểm của bất kỳ loại cung nào. Nó được sử dụng rộng rãi trong quần đảo Anh và điều này đã cho phép người Anh sử dụng nó như một vũ khí. Cây trường cung đã được phát triển thành vũ khí tầm chiến lược. Người Anh trong những trận chiến của họ với người xứ Wales và Scotland, đã học được cách sử dụng những cung thủ xuống ngựa và dựa vào địa hình của các vị trí cố định để có thể đánh bại lực lượng kỵ binh nặng từ xa. Từ khi các mũi tên bắn từ một cung có thể giết hoặc loại khỏi vòng chiến một con ngựa không được thiết giáp, một cuộc tấn công cuả lực lượng kỵ binh có thể bị chặn đứng trước khi họ tới được chỗ cuả lực lượng phòng thủ (một hiệu ứng tương đương với pháo binh của thời sau). Các cung cho phép quân đội trang bị nhẹ hơn và cơ động hơn của người Anh chọn và củng cố vị trí chiến đấu và đẩy quân đội đối phương vào một trận đánh theo kiểu bao vây. Vào thời gian chiến tranh Trăm năm sắp kết thúc, số lượng cung thủ trường cung giảm mạnh. Bởi khó khăn trong việc đào tạo một số lượng lớn các cung thủ có tay nghề cao để thay thế số thương vong đáng kể của các cung thủ trường cung tại các trận Verneuil (1424) và Patay (1429) là đáng kể. Việc cây cung ngày càng trở nên khó sử dụng và không có đủ người để sử dụng chúng. Ngoài ra, những cải tiến trong áo giáp phiến từ thế kỷ 15 có nghĩa là trong khi áo giáp được thực tế chứng minh là không bị xuyên thủng bởi các mũi tên, các cung lại vẫn là một vũ khí tĩnh và không hiệu quả. Chỉ có những cây cung mạnh nhất ở tầm gần có thể có cơ hội xuyên thủng các tấm áo giáp.
Một loạt các loại vũ khí mới cũng được bắt đầu đưa vào sử dụng trong cuộc Chiến tranh Trăm năm như: Thuốc nổ cho súng tay và pháo đã đóng vai trò quan trọng vào đầu năm 1375. Trận Castillon-trận chiến cuối cùng của cuộc chiến trăm năm, là trận đánh đầu tiên trong lịch sử châu Âu mà ở đó pháo binh là yếu tố quyết định.
Chiến tranh và xã hội
Hậu quả của các loại vũ khí mới có nghĩa là giới quý tộc không còn là yếu tố quyết định trong trận chiến; nông dân trang bị trường cung hoặc súng tay có thể dành được chiến thắng, phần thưởng và có được uy tín vốn chỉ dành cho những hiệp sĩ-những người được thiết giáp kín mít. Thành phần của quân đội đã thay đổi, từ các lãnh chúa phong kiến những người có thể hoặc không thể bỏ trốn khi chúa tể của họ triệu tập, những lính đánh thuê được trả tiền. Đến cuối chiến tranh, cả Pháp và Anh đã huy động đủ tiền qua các sắc thuế để tạo ra một đội quân thường trực, lần đầu tiên kể từ sự sụp đổ của Đế quốc La Mã phương Tây mà người ta lại thấy các đội quân thường trực ở Tây hoặc Trung Âu (không kể Đế quốc Đông La Mã). Quân đội thường trực đại diện cho một hình thức hoàn toàn mới của quyền lực của nhà vua. Quân đội này không chỉ có thể bảo vệ vương quốc của họ từ những kẻ xâm lược, mà còn có thể bảo vệ nhà vua từ các mối đe dọa nội bộ và cũng để giữ cho dân chúng trong vòng kiểm soát. Đó là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển ban đầu đối với quốc gia tập quyền và nó cũng làm xói mòn các tập quán của thời trung cổ.
Có một niềm tin phổ biến rằng sau Trận Crécy-trận chiến lớn đầu tiên của chiến tranh, , Thời đại “ hiệp sỹ mã thượng “ đã đi vào kết thúc khi các đợt tấn công của lực lượng kỵ binh hạng nặng không còn có ý nghĩa quyết định trong trận đánh Đồng thời, có một sự hồi sinh trong các tập tục của tinh thần mã thượng, đó tầm quan trọng cao nhất của việc chiến đấu cho ai và chết để làm gì, trong một cách thượng mã nhất có thể. Khái niệm về tinh thần thượng mã bị ảnh hưởng mạnh bởi các sử thi lãng mạn của thế kỷ 12 và hãy tưởng tượng các hiệp sĩ tái hiện những câu chuyện này trên chiến trường.. Có người đã kể rằng Bertrand Du Guesclin bước vào trận chiến với một mắt nhắm và một mắt mở và tuyên bố ” Tôi sẽ không mở con mắt còn lại vì danh dự của người phụ nữ của tôi cho đến khi tôi sẽ giết được ba người Anh.” Các Hiệp sĩ thường mang màu sắc ( tóc, áo?) của người phụ nữ của họ vào trận chiến.
Tại Pháp, trong thời gian Vua John II bị giam cầm, the Estates General (Hội hiệp thương) cố đoạt lấy quyền lực của nhà vua. Hội hiệp thương là một cơ quan đại diện của ba nhóm người theo truyền thống có quyền tư vấn tại Pháp: giáo sĩ, quý tộc và thị dân. Lần đầu tiên dưới thời Philip IV ” the Fair “, Hội hiệp thương có quyền xác nhận hoặc không đồng ý với các sắc thuế chính mà các vị vua của nước Pháp dùng để huy động tiền. Dưới sự lãnh đạo của một thương gia tên là Etienne Marcel, Hội hiệp thương đã cố gắng để buộc nền quân chủ phải chấp nhận một cái gọi là thỏa thuận Đại Pháp lệnh (the Great Ordinance). Giống như thỏa thuận Magna Carta của người Anh, Đại Pháp lệnh cho rằng Hội hiệp thương cần giám sát việc thu, chi số tiền thuế thu được, quyết định một cách độc lập trước các yêu cầu của nhà vua, có quyền hạn nhất định về mặt tư pháp và thường đóng một vai trò lớn hơn trong chính phủ. Các quý tộc đã đóng một vai trò quyết định trong Hội hiệp thương, tuy nhiên trong năm 1358 đã nổ ra một cuộc nổi dậy của nông dân được gọi là Jacquerie. Nông dân tức giận về thuế cao của quý tộc và chính sách lao động cưỡng bức đã nổi lên giết chóc và đốt phá ở phía bắc nước Pháp. Một trong những nạn nhân của họ đã được chứng minh lại chính là Etienne Marcel và không có sự lãnh đạo của ông Hội hiệp thương đã bị chia rẽ.
Nước Anh và Chiến tranh Trăm năm
Những ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh Trăm năm ở Anh cũng đưa ra một số câu hỏi về mức độ của chính quyền hoàng gia. Giống như người Pháp, người Anh đã trải qua một cuộc nổi loạn nghiêm trọng chống lại nhà vua trong một khoảng thời gian tiếp sau cái chết của Edward III khi người cháu trai của ông vẫn chưa đến tuổi trưởng thành. Được gọi là phong trào Nông dân nổi dậy hay còn là cuộc nổi dậy của Wat Tyler, cuộc nổi dậy năm 1381 đã cho thấy một số lượng lên đến 100.000 nông dân tiến vào London để phản đối việc nộp thuế quá cao để tài trợ cho chiến tranh và nỗ lực của giới quý tộc để bần cùng hoá thân phận của người nông dân Anh. Đám đông đã sát hại các quan chức chính phủ và người thu thuế và đốt cháy nhà của họ. Nhà vua trẻ-Richard II, gặp những người nông dân ở bên ngoài lâu đài của mình, xoa dịu sự bạo lực của họ bằng cách hứa hẹn sẽ đáp ứng nhu cầu của họ. Đồng thời, các điệp viên của nhà vua đã giết chết Wat Tyler, một nhà lãnh đạo chủ chốt của cuộc nổi dậy và Richard II đã đuổi những người nông dân trở lại nhà của họ ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, sau khi họ về nhà ông này đã không giữ lời hứa của mình và vẫn giữ mức thuế cao.
Ban đầu thành công của các chiến dịch mang lại sự giàu có cho bản thân giới quý tộc và triều đình Anh. Khi chiến tranh tiếp diễn, chi phí để bảo vệ và duy trì vùng chiếm đóng tỏ ra quá nặng nề và Hoàng gia Anh về cơ bản bị phá sản, ngược lại sự giàu có làm cho nước Pháp liên tục tập hợp lại được các quý tộc và quân đội của họ. Khi triều đình Anh bắt đầu có một cách tiếp cận hợp lý hơn đối với nước Pháp, nhiều quý tộc người Anh đã đang nắm giữ các vùng đất tại lục địa châu Âu và đã bị bỏ rơi trong quá trình này liền đã bị vỡ ảo tưởng với Hoàng gia Anh. Những bất đồng này đã trở thành một trong những yếu tố chính góp phần vào Cuộc chiến của Hoa Hồng.
Vào cuối cuộc chiến, nước Anh đã phải quay lại quốc đảo, ngoại trừ Calais. Hoàn toàn ở rìa của châu Âu, tương lai của nó dường như là rất tối tăm. Tuy nhiên, việc châu Âu khám phá ra Tân thế giới ở bên ngoài ranh giới phía tây của bờ biển Đại Tây Dương vào năm 1492 có nghĩa là quốc gia trên biển cả như nước Anh đã rất phù hợp để tận dụng cơ hội mới cho nền thương mại và phiêu lưu vùng chinh phục những vùng đất mới
Những trận đánh lớn
  • Năm 1337, tháng 11-Trận Cadsand: Khởi đầu các hành động thù địch. Quân phòng thủ người Flemish của hòn đảo Cadsand đã bị làm cho rối loạn do đầu tiên các cây trường cung của Anh được sử dụng trên Lục địa châu Âu.
  • Năm 1340, 24 tháng 6 -Trận Sluys: Edward III đã phá hủy hạm đội Pháp-Genova của Philip VI ở ngoài khơi bờ biển Flanders, nước Anh được đảm bảo sẽ không bị xâm chiếm và rằng phần lớn các trận chiến sẽ nổ ra ở đất Pháp.
  • 1345, Ngày 21 tháng 10 -Trận Auberoche: Một chiến thắng của các tay cung của Henry-Bá tước của Derby khi chống lại một đội quân Pháp tại Auberoche thuộc xứ Gascony.
  • 1346, 26 tháng 8 -Trận Crécy: Cung thủ trường cung người Anh đánh bại hoàn toàn đội kỵ binh Pháp ở gần sông Somme vùng Picardy. Những người chết bao gồm:Năm 1346, Tháng chín 4-1347, 03 Tháng Tám -Cuộc bao vây Calais: Calais nằm dưới sự kiểm soát của người Anh.
    • Vua John của Bohemia
    • Công tước của Lorraine
    • Bá tước của Flanders
    • Công tước Alençon
    • Bá tước của Blois
    • Nam tước Rohan
    • Lord của Laval
    • Lord của Chateaubriant
    • Lord của Dinan
    • Lord của Redon
    • 1.542 Hiệp sĩ thiệt mạng
    • 2.300 tay nỏ người Genova tử trận
    • 10.000 bộ binh thiệt mạng
  • Năm 1350, 29 tháng 8 –tại Les sur Mer Espagnols: Người Anh đánh bại hạm đội hạm đội Castile trong một trận cận chiến.
  • Năm 1351, ngày 26 tháng 3 Trận chiến Ba mươi: Ba mươi Hiệp sỹ Breton từ Chateau Josselin đã được Beaumanoir chọn ra và đánh bại ba mươi Hiệp sĩ người Anh và người Breton dưới quyền Pembroke và Sir Robert Bramborough, Bramborough đã bị giết.
  • Quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của De Nesle đã bị đánh bại bởi quân Anh dưới sự chỉ huy của Bentley tại Mauron Anh, De Nesle đã thiệt mạng.
  • Năm 1356, Ngày 19 tháng 9 -Trận Poitiers: Edward-Hoàng tử đen đã bắt tù binh vua John II của Pháp, quân đội Pháp rơi vào hỗn loạn. Những người bị bắt và giết ở phía Pháp:
    • 2.500 bị giết và bị thương
    • 2.000 bị bắt, bao gồm
      • John II
      • 17 lãnh chúa
      • 13 Bá tước
      • 5 Nam tước
      • 100 + hiệp sĩ
  • Năm 1364, Ngày 29 tháng 9 -Trận Auray: Kết thúc Chiến tranh thừa kế BretonNăm 1367, 03 tháng 4 -Trận Najera: Hoàng tử đen đã đánh bại một đội quân người Castile và Pháp trong trận Najera ở Castile.
    • Bị giết: Charles của Blois, Công tước xứ Brittany
    • Bị bắt: Bá tước của Auxerre & Du Guesclin
  • Năm 1370, tháng 3 -Trận Pontvallain: Bertrand du Guesclin đánh bại một đội quân đột kích của người Anh, kết thúc danh hiệu vô địch của người Anh trong trận đánh mở.
  • Năm 1372, ngày 22 tháng 6 -Trận La Rochelle: hạm đội Castilian-Pháp đánh bại hạm đội Anh, dẫn đến mất ưu thế tại các cuộc tấn công và cướp biển và ven biển của Pháp.Năm 1380, Fernando Sánchez de Tovar chỉ huy của hạm đội Castilian bao vây và đánh phá các thành phố cảng của người Anh.
    • Bị bắt: John của Hastings, Bá tước Pembroke, 400 hiệp sĩ và 8.000 binh lính
  • 1385 -Trận Aljubarrota: Nuno Alvares Pereira, Chỉ huy một đội quân nhỏ của Bồ Đào Nha-Anh, đánh bại lực lượng Castile-Pháp tại Bồ Đào Nha.
  • 1385 -Jean de Vienne, thành công trong việc tăng cường hải quân Pháp, đổ bộ một đội quân lên Scotland, nhưng rồi lại buộc phải rút lui.
  • Năm 1415, ngày 25 tháng 10 -Trận Agincourt: cung thủ trường cung Anh dưới sự chỉ huy của Henry V đã đánh bại quân Pháp dưới sự chỉ huy của Charles d’Albret.Năm 1416, Anh đánh bại số lượng lớn quân đội Pháp tại Valmont gần Harfleur
    • Các chỉ huy Pháp bị bắt gồm:
      • Thống chế Pháp Jean Le Maingre
      • Charles, Công tước d’Orléans
      • John I, Công tước của Bourbon
      • Louis, Bá tước của Vendôme
    • Các chỉ huy Pháp thiệt mạng gồm:
      • Antoine của Burgundy, Công tước Brabant và Limburg
      • Philip của Burgundy, Công tước của Nevers và Rethel
      • Charles I d’Albret, Công tước của Dreux, Nguyên soái của Pháp
      • John II, Bá tước của Bethune
      • John I, Công tước Alençon
      • Frederick của Lorraine, Bá tước của Vaudemont (Sinh 1371)
      • Robert, Bá tước của Marles và Soissons
      • Edward III của Bar ( Đất công tước Bar mất đi sự độc lập của nó như là một hệ quả của cái chết của ông)
      • John VI, Bá tước của Roucy
      • Jean I de Croÿ và hai con trai của ông
      • Waleran III của Luxembourg, Bá tước của Ligny
      • Jan I van Brederode
      • George Edward Stewart III, Lãnh chúa Shetland – Scotland
      • 7,000-10,000 thương vong (chủ yếu bị giết) và khoảng 1.500 tù binh quý tộc
    • Anh thiệt mạng:
      • Edward của Norwich, 2 Công tước xứ York
      • Michael de la Pole, 3 Bá tước Suffolk
      • Ít nhất 112 người chết, không rõ người bị thương
  • Năm 1417, Hải quân Anh dưới sự chỉ huy của Bedford chiến thắng trên sông Seine.
  • Năm 1418, tháng bảy 31-1419, tháng 19 -Cuộc bao vây Rouen: Henry V của Anh giành được một chỗ đứng chân ở Normandy.
  • 1419 -Trận La Rochelle: hạm đội Pháp-Castile đánh bại hạm đội Anh-Hanseatic.
  • Năm 1421, ngày 22 tháng 3 -Trận Bauge: Lực lượng Pháp và Scotland dưới sự chỉ huy của Bá tước Buchan đánh bại một lực lượng rõ ràng đông hơn của người Anh dưới sự chỉ huy của Công tước của Clarence.
    • Chỉ huy Anh bị bắt tù binh:
      • John Beaufort, 3 Bá tước Somerset
      • Thomas Beaufort, Bá tước Perche
      • John Holland, 2 Công tước của Exeter
      • Lord Fitz Walter
    • Chỉ huy Anh thiệt mạng:
      • Thomas của Lancaster, 1 Công tước của Clarence
      • John Grey, Bá tước 1 Tankerville
      • John de Ros, 8 Baron de Ros
      • Sir Gilbert de Umfraville
  • Năm 1423, tháng bảy 31 -Trận Cravant: Quân đội Pháp và Scotland bị đánh bại tại Cravant trên bờ của dòng sông Yonne.
    • Pháp thiệt mạng: 6.000
    • Pháp bị bắt: 2.000 bao gồm
      • John Stewart, 2 Earl của Buchan
      • Louis, Bá tước của Vendôme
  • Năm 1424, 17 tháng 8 -Trận Vernuil: Các lực lượng Pháp-Scots là đánh bại.Năm 1426, 06 tháng 3 -quân đội Pháp đang bao vây dưới sự chỉ huy của Arthur de Richemont bị phân tán bởi một lực lượng nhỏ sự chỉ huy của Sir Thomas Rempstone có biệt hiệu “The Rout của St James” của Anh.
    • Scotland thiệt mạng: 4.000 bao gồm
      • John Stewart, 2 Earl của Buchan
      • Archibald Douglas, 4 Earl của Douglas
  • Năm 1428, October 12-1429, tháng 8 -Cuộc vây hãm Orléans: lực lượng Anh dưới sự chỉ huy của Bá tước Salisbury, Bá tước Suffolk, và Talbot ( Bá tước của Shrewsbury) bao vây Orleans và bị buộc phải rút lui sau khi quân đội tăng viện đi kèm với Joan of Arc đến thành phố này.
  • Năm 1429, 12 tháng 2 -: Trận Herrings quân Anh dưới sự chỉ huy của Sir John Fastolf đánh bại quân đội Pháp và Scotland.
  • Năm 1429, ngày 17 tháng 7 -Trận Patay: một trận đánh đảo ngược của trận Agincourt và Crécy, một đội quân Pháp dưới sự chỉ huy của La Hire, Richemont, Joan of Arc, và các chỉ huy khác đã đánh tan các cung thủ Anh dưới sự chỉ huy của Lord Talbot và sau đó đã truy kích và tấn công vào các phần khác của quân Anh, giết hoặc bắt tù binh một nửa (2.200) số quân của họ. John Talbot, 1 Bá tước của Shrewsbury và Walter, Lord Hungerford bị bắt tù binh.
  • 1435 -Trận Gerbevoy: La Hire đánh bại một lực lượng Anh dưới sự chỉ huy của Arundel.
  • 1435: Quân đội Pháp chiếm lại Paris.
  • 1450, ngày 15 tháng 4 -Trận Formigny: Một đội quân Pháp dưới sự chỉ huy của Comte de Clermont đánh bại một lực lượng quân Anh dưới sự chỉ huy của Thomas Kyriell.
  • 1451: quân Pháp đánh chiếm Gascony.
1453, ngày 17 tháng 7 -Trận Castillon: Jean Bureau đánh bại Talbot để kết thúc cuộc Chiến tranh Trăm năm. Đây cũng là trận đánh đầu tiên trong lịch sử châu Âu mà việc sử dụng pháo là một yếu tố quan trọng trong việc xác định người chiến thắng. John Talbot, 1 Bá tước Shrewsbury đã thiệt mạng trong trận chiến.

Một số trận đánh tiêu biểu trong chiến tranh Trăm năm

Một số trận đánh trong cuộc chiến của nhà Edward năm 1337 -> 1360

Trận Crécy-1346

Bối cảnh

Như đã nói ở phần trước trực hệ trưởng của Nhà Capetian đã qua đời để lại ba người thừa kế nam: Louis X, Philip V và Charles IV. Isabella-người con thứ tư của vua Phillip IV đã kết hôn với Edward II của Anh và năm 1312 bà này đã sinh hạ một cậu con trai được đặt tên là Edward Windsor-đây là người thừa kế tiềm năng cho ngai vàng của Anh quốc ( qua người cha của ông) và Pháp quốc (qua ông nội của ông).
Sau khi Philip VI kế thừa ngai vàng thì người Anh vẫn kiểm soát vùng Gascony. Vùng này sản xuất các loại hàng quan trọng là muối và rượu vang và có lợi nhuận rất cao. Đó là một vùng đất phong riêng biệt nằm lọt thỏm vào vùng đất của vương quốc Pháp hơn là một lãnh thổ của nước Anh. Sở hữu của vùng đất này là một tranh chấp quyết liệt giữa hai vị vua. Philip VI thì muốn Edward công nhận chủ quyền của mình, Edward lại muốn chiếm lại những vùng đất đã bị mất bởi cha. Một thỏa hiệp ” homage ” đã không làm hài lòng không bên nào đã được ký kết vào năm 1329, nhưng trong năm 1331 vì phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng ở quê nhà, Edward đã chấp nhận Philip là Vua của Pháp quốc và từ bỏ tuyên bố của ông về ngôi vua Pháp. Trong thực tế người Anh vẫn giữ vùng Gascony, đổi lại Edward từ bỏ tuyên bố của ông như là một vị vua hợp pháp của nước Pháp.
Năm 1333, Edward III tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại David II của Scotland. Philip nhìn thấy cơ hội để đòi lại vùng Gascony trong khi nước Anh đang tập trung sự chú ý về phía bắc. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh này ít nhất ban đầu lại là một thành công nhanh chóng cho quân Anh và vua David đã buộc phải chạy trốn sang Pháp sau khi bị đánh bại bởi vua Edward và Edward Balliol tại Trận Hill Halidon vào tháng Bảy. Năm 1336, Philip đã lên kế hoạch cho một chuyến chinh phạt để khôi phục David lên ngôi Scotland và cũng để chiếm lấy vùng Gascony nhưng đã bị thất bại tại trận Sluys.
Để trả đũa ngày 05 tháng 7 năm 1346, Edward III dong buồm từ Portsmouth với khoảng 750 tàu và 7,000-10,000 lính bắt đầu một cuộc tấn công lớn từ Englis Channel. Đi cùng với ông là Edward, Hoàng tử đen (Edward của Woodstock)-con trai của ông mới gần 16 tuổi, gần đây đã được phong làm Hoàng tử xứ Wales. Ngày 12 tháng 7, Edward đã đổ bộ xuống Hague trong Bán đảo Cotentin của vùng Normandy.
Quân Anh hành quân xuyên qua Normandy. Philip đã tập hợp một đội quân lớn để chống lại ông ta và Edward đã chọn để hành quân về vùng đất thấp phía bắc, tiến hành cướp bóc những vùng ông đã đi qua hơn là cố gắng để chiếm và giữ các vùng lãnh thổ. Trong thời gian này, ông đã có hai trận chiến thành công, đó là trận đột kích vào Caen và Trận Blanchetaque. Cuối cùng không thể lẩn tránh mãi đội quân của Philip, Edward đã bố trí lực lượng của mình cho trận chiến và Philip đã tấn công vào của quân đội ông tại Trận Crécy nổi tiếng. Lực lượng quân đội Pháp với số lượng lớn hơn rất nhiều lần đã thực hiện một loạt các cuộc tấn công từng phần vào bộ binh Anh và cung thủ trường cung xứ Wales, và tất cả các cuộc tấn công đã bị đánh tan tác với tổn thất nặng nề cho đến khi người Pháp buộc phải rút lui. Crécy là một thất bại tan nát đối với người Pháp.

Chỉ huy của các bên đối địch

Chỉ huy bên Anh

Vua Edward III
Edward III (của Windsor) (13 tháng 11 1312 – Ngày 21 tháng 6 năm 1377) là một trong những nhà vua Anh thành công nhất thời Trung cổ. Ông đã phục hồi được quyền lực của hoàng tộc sau thời gian trị vì tai hại của cha ông-Edward II, sau đó Edward III tiếp tục chuyển đổi Vương quốc Anh thành một trong những quốc gia có lực lượng quân sự hiệu quả nhất ở châu Âu. Trong triều đại của ông đã có sự phát triển quan trọng trong cơ quan lập pháp và chính phủ đặc biệt là sự phát triển của Quốc-hội Anh cũng như sự tàn phá của bệnh dịch Black Death. Ông đã ở trên ngôi vị 50 năm, không có nhà vua Anh nào lại có thể trị vì lâu như Henry III trừ George III- vua của Vương quốc Anh.
Edward lên ngôi ở tuổi mười bốn, sau khi cha ông bị truất ngôi. Khi chỉ mới mười bảy tuổi, ông đã cầm đầu một cuộc đảo chính để chống lại, Roger Mortimer – viên quan nhiếp chính và bắt đầu cai trị với tư cách cá nhân của ông. Sau khi đánh bại, nhưng không chinh phục nổi Vương quốc Scotland, ông tuyên bố mình là người thừa kế hợp pháp ngôi vua nước Pháp trong năm 1338, bắt đầu từ những gì sẽ trở thành cuộc chiến trăm năm. Sau một số trở ngại ban đầu, cuộc chiến đã trở nên đặc biệt thuận lợi với nước Anh, những chiến thắng ở Crécy và Poitiers đã dẫn đến Hiệp ước Brétigny rất thuận lợi. tuy nhiên những năm sau của Edward lại được đánh dấu bằng thất bại trên chính trường quốc tế và những xung đột trong nước, chủ yếu là do tính cách bảo thủ và sức khỏe tồi tệ của ông.
Edward III là một con người có tính khí thất thường nhưng cũng có lòng khoan hồng lớn. Ông cũng giống như hầu hết các vị vua bình thường khác, chủ yếu là quan tâm đến chiến tranh. Trong nhiều thế kỷ sau, Edward đã bị tố cáo như là một con người phiêu lưu vô trách nhiệm bởi các nhà sử gia thuộc Whig. Nhưng hiện nay quan điểm này đã thay đổi và các nhà sử gia hiện đại đã tin rằng ông ta đã tạo ra rất nhiều thành tích.

Tiểu sử

Tuổi trẻ
Edward được sinh ra tại Windsor ngày 13 Tháng 11 năm 1312, và được gọi là Edward Windsor trong những năm đầu đời của ông. Triều đại của ông mình-Edward II, đã tràn ngập với những thất bại quân sự, các đại quý tộc nổi loạn và cận thần tham nhũng, nhưng sự ra đời của một người thừa kế nam vào năm 1312 đã tạm thời cải thiện vị trí của Edward II trên ngôi báu. Trong những gì có lẽ là một nỗ lực của cha ông để kéo lại ưu thế của hoàng gia sau nhiều năm bị bất mãn, Edward con đã được phong làm Bá tước của Chester ở lúc chỉ mới mười hai ngày tuổi và chỉ không đến hai tháng sau đó, cha ông đã lập ra cho con mình một triều đình với đầy đủ các cận thần, để ông có thể sống độc lập như thể ông là một nhà quý tộc đã trưởng thành.
Bất mãn với Edward II đã tăng lên một lần nữa khi ông trở nên mê muội vì Hugh Despenser Trẻ. Sự tham lam và bạo lực của ông đã không được nhà vua kiểm soát và ông này có rất nhiều kẻ thù. Sợ rằng phải để lại một mình Despenser ở lại Anh với rất nhiều những người muốn giết ông này, nhà vua với vợ là Nữ hoàng Isabella đến Pháp để đàm phán với ông anh vợ là-Charles IV của Pháp. Sau đó Charles yêu cầu có sự quy phục từ Edward II hoặc từ con trai ông. Nhà vua đã bị thuyết phục bởi Despenser và cha ông đã để cho Edward sang Pháp. Ở Pháp rất nhiều kẻ thù của Despenser đã tụ tập quanh Isabella và họ đã lợi dụng Edward chống lại nhà vua. Để tăng cường liên minh giữa Isabella và Hainault, ông đã đính hôn với Philippa của Hainault. Từ đó một cuộc xâm lược đã được tiến hành và quân đội của Edward II hoàn toàn bỏ rơi ông ta.
Ngày 20 tháng một năm 1327, khi Edward con được mười bốn tuổi, mẹ của ông và tình nhân của bà là Roger Mortimer đã lật đổ nhà vua. Edward lúc này đã trở thành Edward III và đăng quang vào ngày 01 tháng 2, với Isabella và Mortimer là các nhiếp chính. trên thực tế Mortimer là người cai trị Anh, nhưng ông này bị nhà vua trẻ tuổi căm gét và luôn bị làm nhục. Vào ngày 24 tháng 1 năm 1328 nhà vua mười lăm tuổi, kết hôn với Philippa của Hainault mới mười ba tuổi tại York Minster.
Mortimer biết rằng vị trí của ông là rất bấp bênh, đặc biệt là sau khi Philippa có một con trai vào ngày 15 tháng sáu năm 1330. Ông đã sử dụng quyền lực của mình để có được danh hiệu cao quý và chiếm nhiều bất động sản, rất nhiều trong số đó thuộc về Edmund FitzAlan, Bá tước đời thứ 9 của Arundel. FitzAlan, người vốn vẫn trung thành với Edward II trong cuộc đấu tranh của ông với Isabella và Mortimer, đã bị hành hình vào ngày 17 tháng 11 năm 1326. Tuy nhiên Mortimer vốn rất kiêu ngạo và có lòng tham vô đáy nên rất nhiều các quý tộc khác rất căm ghét ông ta, tất cả điều này là không qua được mắt vị vua trẻ.
Vị vua trẻ tuổi và cứng đầu đã không quên số phận của cha mình, tại sao ông đã bị đối xử như một đứa trẻ. Vào lúc gần 18 tuổi, Edward đã sẵn sàng để trả mối thù của mình. Ngày 19 tháng 10 năm 1330, Mortimer và Isabella đang ngủ tại lâu đài Nottingham Castle. Ẩn náu trong bóng đêm, một nhóm trung thành với Edward bước vào pháo đài qua một lối đi bí mật và xông vào phòng của Mortimer. Phe đảo chính tiến hành bắt giữ Mortimer nhân danh nhà vua, và ông này được đưa đến nhà Ngục tháp London. Bị tước đoạt hết đất đai và tước vị, ông đã bị kéo lê trước mặt nhà vua mới 17 tuổi và bị cáo buộc là giả mạo quyền lực của hoàng gia của Anh quốc. Mẹ của Edward có lẽ đã mang thai với Mortimer và bà cầu xin cho lòng thương xót một cách vô ích. Không có xét xử, Edward kết án tử hình Mortimer một tháng sau cuộc đảo chính. Sau khi Mortimer bị hành hình, mẹ của Edward đã bị lưu đày tại lâu đài Castle Rising nơi có báo cáo là bà đã bị sảy thai. Vào ngày sinh nhật thứ 18 của ông, Edward đã hoàn tất việc trả thù và ông đã trở thành người cai trị duy nhất ở Anh quốc.
Những năm đầu của triều đại Edward III
Edward đã lựa chọn nối lại cuộc xung đột quân sự với Vương quốc Scotland nơi mà cha và ông nội của ông đã tham chiến với những thành công khác nhau. Edward đã bác bỏ Hiệp ước Northampton vốn được ký kết trong thời gian nhiếp chính, do đó đổi mới tuyên bố về chủ quyền của Anh với Scotland và kết quả là nổ ra cuộc chiến tranh giành độc lập lần Thứ hai của Scotland.
Có ý định lấy lại những gì mà người Anh cho là của họ, ông đã giành lại quyền kiểm soát Berwick và có được một chiến thắng quyết định Anh tại Trận Hill Halidon trong năm 1333 khi chống lại lực lượng của David II-nhà vua trẻ tuổi của Scotland. Edward III lúc này đặt Edward Balliol trên ngai vàng của Scotland và yêu cầu bồi thường một khoản tiền tương đương 2.000 librates đất tại các quận phía nam – Lothians, Roxburghshire, Berwickshire, Dumfriesshire, Lanarkshire và Peebleshire. Bất chấp những chiến thắng của ông ở Dupplin và Halidon, phe nhà Bruce đã sớm bắt đầu khôi phục và vào cuối năm 1335 sau Trận Culblean thì sự chiếm đóng của nhà Plantagenet ngày càng trở nên khó khăn và phe nhà Balliol đã nhanh chóng sụp đổ.
Tại thời điểm này, năm 1336, John của Eltham, Bá tước xứ Cornwall-em trai của Edward III chết. John Fordun trong quấn Gesta AnnaliaPerth. đã tuyên bố rằng Edward đã giết chết em trai của ông trong một cuộc tranh cãi tại
Mặc dù Edward III đã phải dùng đến một đội quân rất lớn để chiến đấu ở Scotland, bởi vào năm 1337 phần lớn lãnh thổ Scotland đã được phục hồi bằng lực lượng của David II, chỉ để lại một vài lâu đài như Edinburgh, Roxburgh và Stirling thuộc sở hữu của Plantagenet. Những vị trí cỏn con này không đủ để áp đặt sự cai trị của Edward và năm 1338/ 9 Edward đã chuyển từ một chính sách chinh phục sang chính sách ngăn chặn.
Edward phải đối mặt với các vấn đề quân sự trên hai mặt trận; những thách thức từ chế độ quân chủ Pháp. Người Pháp tạo ra ba vấn đề: đầu tiên, họ đã cung cấp hỗ trợ liên tục cho người Scotland qua liên minh Pháp-Scotland. Philip VI bảo vệ cho David II sống lưu vong và hỗ trợ các cuộc tấn của Scotland vào phía Bắc nước Anh. Thứ hai, Pháp tấn công một số thị trấn ven biển Anh, dẫn đến tin đồn ở Anh về một cuộc xâm lược toàn diện. Cuối cùng, của tài sản nhà vua Anh ở Pháp đã bị đe dọa, trong 1337, Philip VI tịch thu công quốc Aquitaine và hạt Ponthieu.
Thay vì tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột bằng cách tỏ lòng tôn kính nhà vua Pháp, Edward tuyên bố chủ quyền với vương miện của nước Pháp như là hậu duệ nam duy nhất còn sống của ông ngoại đã chết của ông, Philip IV. Tuy nhiên người Pháp viện dẫn luật Salic và bác bỏ yêu cầu này và cho rằng Philip VI-cháu trai của Philip IV mới là người thừa kế thực sự, và qua đó làm bùng nổ chiến tranh Trăm năm. Edward đã cho kết hợp biểu tượng tam sư của nước Anh và hoa huệ của nước Pháp thành gia huy trên áo choàng của mình và tự xưng làm vua của cả Anh và Pháp.
Trong cuộc chiến chống lại nước Pháp, Edward đã xây dựng liên minh với một thiểu số các hoàng thân ở Pháp. Năm 1338, Louis IV đại diện của Đế quốc La Mã Thần thánh đã hứa hỗ trợ ông. Tuy nhiên biện pháp này tạo ra những kết quả ít ỏi, chỉ có chiến dịch quân sự chính được thực hiện trong giai đoạn này của cuộc chiến là chiến thắng của hải quân Anh tại Sluys ngày 24 tháng 6 năm 1340, làm 16.000 binh lính và thủy thủ Pháp đã thiệt mạng.
Trong khi đó, áp lực tài chính vào vương quốc bị gây ra bởi các liên minh đắt tiền của Edward đã dẫn đến sự bất mãn ở quê nhà. Đáp lại, ông trở về mà không báo trước vào ngày 30 tháng 11 năm 1340. Để xóa bỏ sự rối loạn, ông đã quyết định thanh trừng chính quyền hoàng gia và phớt lờ về khoản nợ nước ngoài của Anh quốc (người đầu tiên trong số hai nhà vua không trả nợ trong lịch sử Anh quốc) và có thể ông đã góp phần vào sự sụp đổ của ngân hàng Compagnia dei Bardi. Những biện pháp này đã không mang lại sự ổn định trong nước và sau đó một bế tắc xảy ra giữa nhà vua và John de Stratford-Tổng.giám.mục Canterbury.
Edward, tại Nghị viện Anh của Tháng Tư năm 1341, đã buộc phải chấp nhận hạn chế nghiêm trọng đến đặc quyền của mình về tài chính và hành chính. Tuy nhiên, vào tháng Mười năm đó, nhà vua bác bỏ đạo luật này và đã bị Đức Tổng.giám.mục Stratford tẩy chay về mặt chính trị. Các trường hợp bất thường của Quốc.hội năm 1341 đã buộc nhà vua vào trình, nhưng trong những hoàn cảnh bình thường các quyền hạn của nhà vua trong thời Trung cổ Anh đã hầu như không giới hạn, và Edward đã lợi dụng điều này.
Vận may của chiến tranh
Sau nhiều chiến dich không có kết quả tại Lục địa châu Âu, Edward đã quyết định tiến hành một cuộc tấn công lớn trong năm 1346 và căng buồm đi Normandy với một lực lượng là 15.000 người. Quân đội của ông chiếm thành phố Caen và hành quân trên toàn miền Bắc nước Pháp. Ngày 26 tháng 8 ông đã gặp lực lượng vua của Pháp trong trận chiến Crécy và giành được một chiến thắng quyết định. Trong khi đó khi trở về nhà, William Zouche-Tổng.giám.mục York đã huy động được một đội quân để chống lại David II, người đã quay trở lại và đánh bại rồi bắt tù binh ông này (David II) tại Trận Cross of Neville vào ngày 17 tháng 10. Với biên giới phía bắc của ông đã được bảo đảm, Edward cảm thấy tự do để tiếp tục cuộc tấn công lớn của ông vào nước Pháp và tiến hành bao vây thành phố Calais, thành phố này đã thất thủ sau gần một năm bị bao vây vào tháng 8 năm 1347.
Cũng trong năm 1348, bệnh dịch Black Death đã lan vào Châu Âu và đã giết chết một phần ba hoặc hơn nữa dân số nước Anh. Điều này có nghĩa là không đủ nhân lực để tiến hành một chiến dịch lớn. Các chủ đất lớn phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân lực và tình trạng lạm phát đã dẫn đến chi phí lao động cao vọt. Cố gắng để khắc phục tình huống này, nhà vua và Quốc.hội đã ban hành Pháp lệnh về người làm công (1349) và Điều lệ về người làm công (1351). Tuy nhiên bệnh dịch hạch đã không dẫn đến một sự cố toàn diện cho chính phủ và xã hội và số nhân khẩu được nhanh chóng phục hồi một cách đáng kể.
Năm 1356, con trai của Edward, Edward, Hoàng tử đen, đã giành một chiến thắng tuyệt vời tại trận Poitiers. Lực lượng Anh ít hơn rất nhiều không chỉ đẩy lui người Pháp mà còn bắt tù binh vua Pháp, John II. Sau khi một loạt các chiến thắng, người Anh đã nắm giữ số tài sản lớn ở Pháp, vua Pháp bị giam ở Anh và chính phủ trung ương Pháp đã gần như hoàn toàn sụp đổ. Cho dù yêu cầu bồi thường của Edward đến vương miện của Pháp ban đầu thật ra chỉ là một mánh khóe chính trị, nó bây giờ dường như là trong tầm tay. Tuy nhiên, một chiến dịch trong năm 1359 với mục đích để hoàn tất các cam kết nhưng lại không thành công. Do đó năm 1360, Edward chấp nhận Hiệp ước Brétigny, theo hiệp ước này ông từ bỏ tuyên bố của mình về ngôi vua nước Pháp nhưng được bảo đảm rằng chủ quyền của tài sản của ông ở Pháp là đầy đủ.
Thời gian sau của triều đại III
Trong thời gian đầu của triều đại của ông, Edward đã tỏ ra năng động và thành công, trong những năm sau ông đã trở nên ỳ vì những thất bại quân sự và xung đột chính trị. Các công việc hằng ngày của quốc gia đã thu hút hơn Edward hơn những chiến dịch quân sự, do đó, trong thập kỷ 1360 Edward ngày càng dựa vào sự giúp đỡ của các thuộc hạ của mình, đặc biệt là William Wykeham. Là một kẻ mới phất, Wykeham đã được bổ nhiệm làm Lord Privy Seal (quan chưởng ấn) trong năm 1363 và Lord Chancellor vào năm 1367, mặc dù những khó khăn trong sự kết nối chính trị cùng với thiếu kinh nghiệm của ông ta, Quốc.hội đã buộc ông này phải từ chức chancellorship trong năm 1371.
Càng tạo thêm các khó khăn cho Edward là những cái chết của người mà ông tin cậy nhất, một số do sự tái phát của bệnh dịch hạch từ năm 1361-1362. William Montacute- đồng hành của Edward III trong cuộc đảo chính 1330, đã chết năm 1344. William de Clinton, Người đã ở cùng với nhà vua tại Nottingham đã qua đời năm 1354. Một trong những Bá tước của năm 1337, William de Bohun, đã qua đời năm 1360 và năm tiếp theo là Henry Grosmont, có lẽ là viên đại úy ưa thích nhất của Edward đã chết vì dịch hạch. Cái chết của họ để lại phần lớn các Thành viên Quốc.hội trẻ hơn và tự nhiên là phù hợp với các hoàng tử hơn là với nhà vua.
Người con trai thứ hai của nhà vua, Lionel Antwerp, cố gắng để quy phục lực lượng tự trị của các lãnh chúa người Anglo-Ailen ở Ireland. Nhưng chiến dịch đã không thành công, và nó chỉ kéo dài sự chiếm đóng của người Anh theo Điều luật Kilkenny trong năm 1366.
Tại Pháp, trong khi đó, trong thập kỷ sau Hiệp ước Brétigny là một trong yên bình tương đối, nhưng trên 8 tháng Tư, 1364 John II đã chết trong giam cầm ở Anh, sau khi không thành công cố gắng để nâng cao tiền chuộc của riêng mình tại nhà. Ông đã được thừa kế bởi nhà vua Charles V mạnh mẽ, người đã tranh thủ được năng lực của vị Nguyên soái đầy tài năng Bertrand du Guesclin. Năm 1369, chiến tranh ở Pháp lại bắt đầu với một chiều hướng và John của xứ Gaunt-người con trai trẻ tuổi của Edward đã được trao trách nhiệm chỉ huy một chiến dịch quân sự. Những nỗ lực này đã không thành công và với Hiệp ước Bruges trong năm 1375 các tài sản lớn của Anh ở Pháp đã bị giảm xuống chỉ còn là các thị trấn ven biển Calais, Bordeaux và Bayonne.
Thất bại quân sự ở nước ngoài và áp lực liên quan đến tài chính của chiến dịch quân sự đã dẫn đến sự bất mãn chính trị tại quê nhà. Vấn đề này đã lên đến đỉnh cao ở nghị viện vào năm 1376 và trở thành cái gọi là Good Parliament. Quốc.hội được triệu tập để ban hành sắc thuế mới, nhưng House of Commons nắm lấy cơ hội để giải quyết những khiếu nại cụ thể. Đặc biệt, những lời chỉ trích đã được nhắm vào một số các cố vấn thân cận nhất của nhà vua. Lord Chamberlain William Latimer và Lord Steward John Neville, 3 Baron de Raby Neville. Alice Perrers- người tình của Edward, người đến lúc đó được coi như nắm quá nhiều quyền lực so với vị vua già, đã bị đuổi khỏi triều đình. đã bị miễn nhiệm khỏi vị trí của họ.
Tuy nhiên đối thủ thực sự của Quốc-hội, người vốn được hỗ trợ bởi những Đại quý tộc hùng mạnh như Wykeham và Edmund de Mortimer, Bá tước thứ 3 Earl của Max, lại là John của Gaunt. Cả nhà vua và Hoàng tử đen vào thời gian này mất khả năng điều hành Triều chính do bệnh tật, Gaunt đã nắm quyền kiểm soát chính phủ Anh, nhưng rồi ông này cũng đã buộc phải nhượng bộ những đòi hỏi của Quốc.hội, nhưng sau cuộc họp Quốc-hội trong năm 1377, hầu hết các thành tựu của nó đã bị đảo ngược.
Tuy nhiên bản thân Edward đã không làm gì nhiều trong thời kỳ này, sau khoảng năm 1375, ông đóng một vai trò hạn chế trong chính phủ. Khoảng 29 tháng 9, 1376 ông bị bệnh và bị áp xe (có tin đồn là ông bị bệnh lậu). Sau một thời gian ngắn hồi phục vào tháng Hai, nhà vua đã chết vì một cơn đột quỵ tại Sheen, ngày 21 tháng Sáu. Ông được kế tục bởi cháu trai mười tuổi của mình, Vua Richard II-con trai của Hoàng tử đen vì ông này cũng đã qua đời vào ngày 8 tháng 6 năm 1376.
Edward, Hoàng tử đen
Edward của Woodstock, Hoàng tử xứ Wales, Công tước xứ Cornwall, Hoàng tử của Aquitaine, (15 tháng 6 năm 1330 – Ngày 08 tháng 6 1376) là con trai cả của vua Edward III của Anh và Philippa của Hainault, và là cha của vua Richard II của Anh quốc.
Ông được gọi là Edward của Woodstock-nơi ông được sinh ra và sau này ông được gọi một cách phổ biến là Black Prince. Ông là một nhà lãnh đạo quân sự đặc biệt, chiến thắng của ông trước người Pháp ở Crécy và Poitiers làm cho ông ta trở nên rất nổi tiếng. Năm 1348 ông trở thành người đầu tiên Knight of the Garter, tổ chức mà ông là một trong những người sáng lập.
Edward qua đời một năm trước cha của ông và trở thành Hoàng tử xứ Wales đầu tiên không để trở thành vua của nước Anh, thay vào đó là con trai ông- Richard II, một cậu bé vị thành niên đã lên ngôi sau cái chết của Edward III.
Edward sinh ngày 15 tháng 6 năm 1330 tại Woodstock Palace ở Oxfordshire. Ông đã được lập làm Bá tước của Chester vào ngày 18 Tháng 5 năm 1333, Công tước xứ Cornwall ngày 17 tháng 3 năm 1337 và cuối cùng là Hoàng tử xứ Wales vào ngày 12 tháng năm 1343 khi ông mới gần mười ba tuổi. Ở Anh, Edward đã từng là một nhiếp chính tượng trưng trong thời kỳ những năm 1339, 1340 và 1342, trong khi Edward III đang tham gia vào các chiến dịch. Ông được dự kiến​​sẽ tham dự tất cả các cuộc họp Quốc-hội và ông đã tham gia vào các cuộc đàm phán với giáo hoàng về cuộc chiến tranh 1337.
Edward đã được nuôi lớn cùng với người chị em họ của ông-Joan, “The Maid Fair của Kent.” Edward đã được giáo hoàng Innocent VI làm phép rửa tội bởi vì quan hệ họ hàng của họ là tương đối gần (như khi Edward III kết hôn với Philippa của Hainault, người chị em họ của ông) và đã kết hôn với Joan trong ngày 10 tháng 10 năm 1361 tại lâu đài Windsor, cuộc hôn nhân này tạo ra một số tranh cãi, chủ yếu do thực tế là kết hôn với một người đàn bà̀ Anh là lãng phí một cơ hội để hình thành một liên minh với một thế lực ngoại quốc.
Khi ở Anh, nơi cư trú chính của Edward là ở Wallingford Castle trong Berkshire (Bây giờ Oxfordshire) hoặc Berkhamsted Castle trong Hertfordshire.
Ông từng là đại diện của nhà vua Anh tại Aquitaine, nơi ông và Joan nắm giữ một Triều đình vốn được coi là một trong những hoàng gia xuất sắc trong mọi thời gian. Đây là khu nghỉ dưỡng của các vị vua phải sống lưu vong, như James IV của Majorca và Peter của Castile.
Peter của Castile, bị đẩy khỏi ngai vàng của mình bởi anh trai ngoài giá thú-Henry của Trastámara, ông này xin dâng các lãnh địa của mình ở vịnh Biscay cho Edward vào năm 1367, để đổi lấy viện trợ của Hoàng tử đen trong việc khôi phục ngai vàng của mình. Edward đã thành công trong Trận Najera trong đó ông đánh bại hoàn toàn các lực lượng Pháp và Castilian do Bertrand du Guesclin chỉ huy.
Hoàng tử đen trở lại Anh trong tháng 1 năm 1371 và qua đời vài năm sau đó sau khi mắc một căn bệnh lâu dài có thể bị ung thư hoặc bệnh đa xơ cứng.
Edward và tinh thần thượng võ
Edward đã sống trong một thế kỷ của sự suy giảm trong lý tưởng hiệp sĩ. Sự hình thành Knight of the Garter, một tổ chức của hoàng gia Anh mà Edward là một thành viên sáng lập, thể hiện một sự thay đổi đối với chủ nghĩa quốc gia và xa rời việc tham gia các cuộc thập tự chinh-vốn vẫn là đặc trưng của quý tộc Anh trong hai thế kỷ trước. lập trường của Edward trong quá trình này dường như phần nào chia rẽ. Edward hiển thị tuân theo các nghĩa vụ đạo đức điển hình thông qua đóng góp hào hiệp của ông vào tòa Nhà thờ chính Canterbury trong suốt cuộc đời của ông.
Một mặt, sau khi bắt được John the Good-Vua của Pháp, và người con trai út của ông ta tại Poitiers, ông đối xử với họ một cách cực kỳ tôn trọng, ông còn cho phép John quay trở về nhà và cùng cầu nguyện với John tại tòa Nhà thờ chính Canterbury. Đáng chú ý là ông cũng cho phép một ngày trước Trận Poitiers để hai bên có thể thảo luận về trận chiến sắp tới và để Hồng y Périgord có thể đàn phán hòa bình.
Mặt khác, tinh thần hiệp sỹ của ông cũng bị thay thế nhiều lần bởi chủ nghĩa thực dụng. Hoàng tử đen đã sử dụng lặp đi lặp lại chiến thuật chevauchée (đốt cháy và cướp bóc các thị trấn và các trang trại) vốn không phù hợp với quan niệm của tinh thần thượng võ, nhưng nó đã khá hiệu quả trong việc hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch của ông và làm suy yếu sự thống nhất và nền kinh tế của nước Pháp. Trên chiến trường, chủ nghĩa thực dụng áp đảo tinh thần thượng võ cũng đã được chứng minh qua việc các bên ngày càng sử dụng nhiều pháo binh, các kị sỹ xuống ngựa để chiến đấu cùng với cung thủ trường cung và tấn công ở bên cánh. Hơn nữa, ông đặc biệt có thái độ khắc nghiệt và khinh thường đối với các tầng lớp thấp trong xã hội, biểu hiện bằng các loại thuế má nặng nề khi đánh vào công quốc Aquitaine và do đó ông đã gây ra những vụ thảm sát tại Limoges và Caen. Hành vi của Edward là điển hình của một số lượng ngày càng tăng các hiệp sĩ Anh và giới quý tộc ở cuối thời Trung cổ- những người càng lúc càng ít quan tâm hơn tới lý tưởng cao cả của tinh thần thượng võ, những hành vi mà sau này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các nước khác.
Danh sách các chiến dịch lớn mà Hoàng tử Đen tham gia và ý nghĩa của nó
  • Chiến dịch Flanders năm 1345 ở mặt trận phía Bắc-đây là một chiến dịch có rất ít ý nghĩa và kết thúc sau ba tuần khi một trong những đồng minh của Edward đã bị ám sát.
  • Chiến dịch Crécy trên mặt trận phía Bắc và nó làm tê liệt quân đội Pháp trong khoảng mười năm, cho phép người Anh tiến hành cuộc bao vây Calais mà chỉ gặp rất ít những kháng cự của quân chính quy của đối phương trước khi bệnh dịch hạch nổ ra. Ngay cả khi quân đội Pháp đã phục hồi, lực lượng họ được triển khai chỉ khoảng tương đương một phần tư quân số mà họ đã triển khai ở Crécy (như được cho thấy tại trận Poitiers). Vùng Normandy đã hầu như nằm trong sự kiểm soát của người Anh, nhưng họ lại quyết định tập trung vào miền Bắc nước Pháp, để vùng Normandy nằm dưới sự kiểm soát của chư hầu và đồng minh của nước Anh.
  • Cuộc bao vây Calais, ở đó người dân phải chịu những hoàn cảnh tồi tệ nhất và họ phải ăn thịt chó và chuột. Cuộc bao vây đã tạo cho người Anh và chư hầu khả năng kiểm soát suốt cả miền Bắc nước Pháp trước khi có nền hòa bình tạm thời do bệnh dịch hạch Cái chết đen
  • Chiến dịch phản công ở Calais, sau đó Calais vẫn nằm trong tay người Anh.
  • Les sur Mer Espagnols hoặc trong trận Winchelsea trên kênh English Channel, đó là một chiến thắng có chút ít ý nghĩa Pyrrhic (chiến thắng với cái giá đắt đỏ, thậm chí làm người chiến thắng suy kiệt), để ngăn chặn các cuộc tấn của người Tây Ban Nha vào quận Ess.e.x của Anh quốc.
  • Cuộc cướp bóc vĩ đại trong năm 1355 trong vùng Aquitaine-Languedoc, nhằm mục đích làm tê liệt nền kinh tế của miền Nam nước Pháp và gây nên sự bất mãn của nông dân Pháp với nhà vua của chính họ. Các cuộc tấn công chinh phục vào khu vực vùng “đệm” tạo cơ hội mở ra một liên minh với các nước láng giềng trong vùng Aquitaine mà xứ Navarre của Charles the Bad là một tiểu quốc đáng chú ý nhất, và gây ra xu hướng làm cho nhiều vùng thuộc nước Pháp muốn có quyền tự chủ và làm cho nước Pháp không còn là một vương quốc thống nhất nữa.
  • Cuộc chinh phục vùng Aquitaine đem lại sự kiểm soát vững chắc hơn cho người Anh vào vùng đất này để mang lại nhiều nguồn tài nguyên đất đai và vật lực để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của Edward.
  • Chiến dịch Poitiers ở vùng Aquitaine-Loire làm tê liệt quân đội Pháp trong vòng 13 năm, gây ra tình trạng hỗn loạn và chính sự hỗn loạn lại là căn nguyên của Hiệp ước Bretigney được ký kết trong năm 1360. Sau chiến dịch này, nước Pháp không còn bất kỳ vị chỉ huy quân đội danh tiếng nào, mọi thách thức đều dồn vào Charles the Wise (Charles VII-vị vua Pháp lên thay thế John II) và các quý tộc Pháp bị giết chết ở Crécy và Poitiers còn nhiều hơn cả bởi bệnh dịch Cái chết đen.
  • Chiến dịch Reims, chiến dịch mà sau đó hòa bình cuối cùng đã đạt được với Hiệp ước Bretigny. Tuy nhiên, theo các điều khoản tương tự, người Anh chỉ rời khỏi khoảng một phần ba các vùng đất chiếm được của Pháp chứ không là hơn một nửa như họ sẽ phải thực hiện theo Hiệp ước London. Điều này là do thất bại trong việc chiếm Reims dẫn đến sự cần thiết của một lối đi lại an toàn trong nước Pháp. Kết quả là, một hiệp ước nhỏ hơn đã được đồng ý và Edward III đã buộc phải bỏ tuyên bố của ông lên ngôi vua Pháp. Pháp vẫn còn bị buộc phải trả một khoản tiền khổng lồ khoảng bốn lần tổng sản phẩm nội địa hàng năm của Pháp để chuộc John the Good. Các khoản tiền chuộc được trả được, tuy nhiên vẫn còn thiếu một chút so với yêu cầu của người Anh và John the Good đã không bao giờ được trả lại cho người Pháp. Như vậy, chiến dịch này mang lại nhiều kết quả khác nhau, nhưng chủ yếu là có ý nghĩa tích cực cho Edward. Một điều đáng nhớ là Edward III không bao giờ thực sự từ bỏ yêu cầu của mình đối với ngai vàng của và rằng khoảng một nửa lãnh thổ của Pháp đã bị kiểm soát bởi các chư hầu của người Anh.
  • Cuộc vây hãm Limoges trong năm 1370 ở vùng Aquitaine, sau đó Hoàng tử Đen là đã phải dừng các công việc của mình lại không chỉ vì bệnh tật và các vấn đề tài chính, mà còn do sự tàn ác khủng khiếp của cuộc bao vây, quấn sử Froissar cho thấy có vụ thảm sát đến khoảng 3.000 cư dân của vùng này. Vì không có Hoàng tử, các nỗ lực chiến tranh của người Anh chống lại Charles the Wise và Bertrand Du Guesclin đã bị tiêu diệt. John of Gaunt-người anh em ruột của Hoàng tử Đen đã không quan tâm với cuộc chiến ở Pháp, mà hướng nhiều hơn sự chú ý của ông vào cuộc chiến kế vị ở Tây Ban Nha.
  • Vua Edward III và hoàng tử Đen lại dong buồm đến nước Pháp từ Sandwich với 400 tàu chở 4.000 kị sỹ và 10.000 cung thủ, nhưng sau sáu tuần vì thời tiết xấu và hướng đi bị thay đổi, họ đã phải hướng trở lại nước Anh
William de Bohun-Bá tước Northampton (năm 1312-1360)
William de Bohun, bá tước đầu tiên của Northampton, một người anh em họ và người bạn tận tâm của Edward III, đã hai lần làm trung úy của nhà vua tại Anh và trong nội chiến Bretonvà một chỉ huy hàng đầu của Anh trong giai đoạn đầu tiên trong chiến tranh Trăm năm, ông là người con trai thứ năm của Humphrey de Bohun-bá tước của Hereford và Es***, và Elizabeth-con gái của Edward I, trong tháng 10 năm 1330, ông cầm đầu vụ bắt giữ Roger Mortimer-bá tước của March tại lâu đài Nottingham, từ đó bắt đầu sự cai trị cá nhân của Edward III. Bohun từng chiến đấu ở Scotland trong đầu thập kỷ 1330 và năm 1336 đã tham gia đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn Anh-Scotland. Trong năm 1332, Bohun nhận được vùng đất trước đây thuộc về người chú của vua, Thomas của Brotherton-Bá tước Norfolk, và trong năm 1335 kết hôn với Elizabeth, góa phụ của người thừa kế Bá tước March. Ngày 16 tháng 3 năm 1337, Bohun được được thụ phong làm Bá tước của Northampton, một trong sáu Bá tước mới được tấn phong để mở rộng số lượng các nhà quý tộc Anh nhằm tăng cường những chỉ huy quân sự trong cuộc chiến sắp tới với Pháp. Bá tước Northampton đã đàm phán cho Edward với Pháp và các đồng minh tiềm năng trong vùng đất thấp trong năm 1337-38 và, trong năm sau, được nhà vua cử làm liên lạc với Hội đồng Anh. Ông chiến đấu trong chiến dịch năm 1339 tại miền Bắc nước Pháp và trong trận chiến hải quân Sluys, chiến dịch mà ông đã cho nhà vua vay £ 800. Trong tháng 7 năm 1340, ông bị giam giữ một thời gian ngắn tại Brussels như là một con tin về các khoản nợ lớn của nhà vua và chỉ thoát khỏi đó bằng cách bỏ trốn khỏi nhà giam để về với quân đội Anh và với Edward III trong tháng 11. Bá tước Northampton đã phát biểu thay mặt nhà vua với John Stratford, tổng.giám.mục của Canterbury, trong cuộc khủng hoảng chính trị năm 1340-1341. Ông được bổ nhiệm làm trung úy của nhà vua tại Anh vào 20 tháng 7 năm 1342, Bá tước Northampton đã tiến hành một cuộc bao vây vào Brest và đánh bại Charles của Blois, ứng cử viên do Pháp hậu thuẫn cho danh hiệu công tước Morlaix vào ngày 30 tháng 9. Sau đó ông bao vây Nantes trước khi từ chức trung úy của nhà vua vào ngày 02 tháng tư năm 1343 để tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình được đề xuất bởi Clement VI như một phần của thỏa thuận ngừng bắn Malestroit. Với sự sụp đổ của các cuộc đàm phán, Northampton đã được tái bổ nhiệm trung úy tại Anh vào ngày 24 tháng 4 năm 1345. Ông đã chiến đấu tại Crécy trong tháng 8 năm 1346 và tại cuộc bao vây năm Calais 1347 cho đến khi tháng Giêng, khi ông một lần nữa lại từ chức chức trung ú́y ở Breton để tiến hành các cuộc đàm phán với người Pháp và Flemings. Ông được nhận vào Order of the Garter trong tháng Chín năm 1349, Ông trở về Scotland trong thập kỷ 1350 và phục vụ như là người quản lý các tù nhân của các chiến dịch rồi đô đốc của Hạm đội phía Bắc và chỉ huy trưởng của Lâu đài Carlisle. Năm 1359-60, vị bá tước trở này về Pháp và phục vụ trong Chiến dịch Rheims và chứng kiến ​​việc ký kết Hiệp ước Bretigny. Ông mất ngày 16 tháng chín 1360.
Beauchamp Thomas, Bá tước Warwick ( năm 1314-1369)
Thomas Beauchamp, bá tước thứ 11 của Warwick và là một đồng đội quan trọng và đặc biệt nhất của Edward III, ông tham gia vào hầu hết các trận đánh và chiến dịch ban đầu của chiến tranh trăm năm. Beauchamp chỉ là một đứa trẻ khi cha của ông-Guy de ự quyền sở hữu vùng đất Warwick đến Hugh Despenser the Elder-sủng thần của ông ta, nhưng vị bá tước trẻ tuổi và cuộc hôn nhân của anh ta được giao phó cho Roger Mortimer-vị bá tước tương lai của March, người có con gái kết hôn với Bá tước Warwick trong khoảng 1327. Trong tháng hai năm 1329 trong khoảng thời gian cai trị của bố vợ ông và Nữ hoàng Isabella cho phép Warwick được phong tước hiệp sĩ và chiếm lại đất đai của mình, mặc dù ông vẫn còn chưa đủ tuổi. Trong thập kỷ 1330, Warwick đã chiến đấu tại Scotland, nơi ông được bổ nhiệm làm chỉ huy quân đội trong năm 1337. Năm 1339, ông cùng với Edward III đến Pháp và năm 1340 đã có mặt tại cuộc bao vây Tournai và tham gia vào các cuộc đàm phán dẫn tới cuộc ngưng bắn Esplechin. Từ tháng 9 năm 1340 cho đến tháng 5 năm 1341, Vị bá tước này cũng bị giam cầm trong Malines như vật bảo lãnh cho việc thanh toán các khoản nợ của nhà vua. Năm 1342, Warwick phục vụ tại cuộc bao vây của Vannes tại Anh và trong năm 1346 và chiến đấu bên cạnh Edward-Hoàng tử đen, tại Crécy nơi mà ông ta đã được gặt hái đáng kể về danh tiếng quân sự được nâng cao. Warwick đã có mặt tại các cuộc bao vây Calais trong năm 1347 và đi cùng với Hoàng tử đen trong các chiến dịch Che vauchee xuyên qua miền nam nước Pháp trong năm 1355. Sử gia Geoffrey Baker viết rằng Warwick và các đồng chí của ông đã chiến đấu những con sư tử tại Poitiers trong tháng 9 năm 1356 và trong năm 1359-1360, ông này cũng tham gia Chiến dịch Rheims và là một trong những nhân chứng tại buổi lễ ký kết Hiệp ước Bretigny. Bá tước Warwick cũng đã được hào phóng ban thưởng cho sự phục vụ của ông và được bổ nhiệm làm bá tước Thống chế của quân đội Anh năm 1344 và nhận được một món quà của hơn £ 1.300 trong năm 1347. Năm 1348, nhà vua cấp cho Warwick một khoản trợ cấp hàng năm 1.000 đồng mark và cũng đã chọn ông làm một thành viên sáng lập của the Order of the GARTER, chỉ sau có Edward-Hoàng tử Đen và Henry của Grosmont-công tước vùng Lancaster. Trong thập kỷ 1360, ông cũng phục vụ cho Hoàng tử đen ở Aquitaine và tham gia thập tự chinh ở Phổ và đã dẫn đầu một phái đoàn ngoại giao đến Scotland. Về việc nối lại cuộc chiến trong 1369, Warwick đã đi cùng với John của Gaunt-công tước của Lancaster, đến Calais, nơi mà tin tức về sự xuất hiện của vị bá tước này được cho là đã thuyết phục Philip the Bold-công tước của Bourgogne, rút ​​quân đội của ông khỏi vùng này. Sau đó Warwick đã tham gia vào chiến dịch chevauche’e của Gaunt vào Normandy, khi trở về Calais vị bá tước này đã mắc phải dịch bệnh và qua đời vào ngày 13 Tháng 11 năm 1369.

CHỈ HUY QUÂN ĐỘI PHÁP

Philip VI (năm 1293-1350)
Philip VI là nhà cai trị đầu tiên trong rất nhiều thế hệ của người Pháp đã bại trận trong tay người Anh. Ông ta được sinh ra trong năm 1293 và cha của ông-Charles, Bá tước của Valois, Anjou và Maine là người em trai của vua Philip IV và cũng là ông nội của Louis IX. Mẹ của ông ta là Marguerite-con gái của vua Charles II của Naples ở niền Nam Italy. Khi mà bản thân Philip thừa kế các xứ Valois, Anjou và Maine, thì anh họ của ông-Charles trở thành vua của nước Pháp.
Đăng quang vào năm 1328, Philip VI chết vào năm 1350 và là vị vua Pháp nhà Valois đầu tiên cai trị nước Pháp tới tận năm 1589. Philip được tưởng nhớ đến như một chính trị gia sắc xảo và tinh khôn hơn là một chiến binh, và là một người cực kỳ thận trọng về những vấn đề về quân sự.
Charles II-Bá tước của Alencon
Charles II-Bá tước của Alencon, là người em trai của nhà Vua Philip VI, Ông ta là một chiến binh thực thụ hơn so với nhà vua và trước khi xảy ra thảm họa ở Crécy thì ông là một chỉ huy quân sự hoàn toàn thành công. Ví dụ như trong năm 1330 ông đã chiếm được thành phố Saintes-lúc này đang nằm trong tay người Anh ở miền phía Tây của nước Pháp bất chấp rằng ở đó có một lượng lớn quân Anh đồn trú. Người ta không biết rằng liệu những hoạt động sau khi công chiếm thành phố Saintes có được duyệt bởi Vua Philip VI không, chỉ có điều những vị trí đầu tiên của Edward III đã bị buộc phải đầu hàng. Thật không may những thành công của ông ta ở Saintes có thể làm cho vị Bá tước của Alencon một ấn tượng sai lầm về cả năng lực của ông lẫn sức mạnh của người Anh.Tuy nhiên, ông ta vẫn là một trong những cố vấn có kinh nghiệm nhất cho vua Philip và John, Công tước xứ Normandy-người con trai ốm yếu của Philip, người mà sau này trở thành vua John II , và hỗ trợ cho Charles of Blois trong những cố gắng của ông ta để tái chiếm Nantes-thủ đô mang tính lịch sử của xứ Brittany. Sự tham dự của Alencon vào cuộc thương thuyết đã phá vỡ một liên minh Anglo-Flemish ở gần Bouvines mà không phải đánh trận đã cho thấy rằng ông ta là người thông minh về ngoại giao.
John of Luxembourg
John of Luxembourg là con trai của một Hoàng đế Đức. Bản thân ông ta có một cái gì đó fgiống như một hiệp sỹ lang thang, với những kỹ năng mã thượng về tài lãnh đạo và chỉ huy cũng như là hoàn toàn trung thành với nước Pháp. Vùng Bohem mà bây giờ là một phần lãnh thổ của Cộng Hòa Séc, có triều đình địa phương của nó bị tuyệt tự sau vụ ám sát của Wencelas III in 1304. Các quý tộc người Bohem đã chuyển sang chọn Triều đình Luxembourg-một dòng tộc Đức bị ảnh hưởng nặng nề bởi người Pháp. Và kết quả là cậu bé 14 tuổi John of Luxembourg đã trở thành nhà vua của vùng Bohem vào năm 1310. Sự nhiệt tình về tinh thần mã thượng đã là động cơ để ông ta tham gia vào các chiến dịch Thập tự chinh ở Lithuania ( các năm 1328-29, 1337 và 1345) chiến dịch ở Italy (1330-31) và tại chính vùng Bohem.Sự quan tâm của John of Luxembourg là hoàn toàn về hướng về phương Tây (ý nói tuy ông ta làm vua của Bohem một vùng ở Đông Âu). Những vùng đất của tổ tiên của ông nằm ở những vùng vỡ vụn của Đế quốc Thánh thần vốn bao quanh nước Pháp. Ở đó tầng lớp quý tộc nói tiếng Pháp trong khi tầng lớp bình dân sử dụng rất đa dạng tiếng Đức vùng Đất thấp mà người Pháp đánh đống làm một như là Thiois. Trong suốt tuổi thành niên, John of Luxembourg luôn luôn là một cận thần, một người lính và một nhà ngoại giao trung thành với Triều đình Pháp. Như là một người mà Philip VI tin tưởng nhất, ông ta đã được ủy quyền quản lý miền Tây Nam nước Pháp in năm 1338 -> 39, và chiến đấu bên cạnh nhà vua ở Cambrai, và lập ra một phần của đội thương thuyết đã phá vỡ một liên minh Anglo-Flemish ở Bouvines. John of Luxembourg cũng là một trong những người hỗ trợ chính về tài chính cho chiến dịch Crécy của Philip VI trong năm 1346, vào thời gian đó ông ta chưa già lắm nhưng gần như bị mù lòa.
Carlo Grimaldi
Carlo Grimaldi, II Grand là một trong 4 gia đình đứng đầu ở Genoa thời Trung cổ. Nhà Grimanldi là Guelph, những người ủng hộ truyền thống của Giáo hoàng khi phải đối đầu với đối thủ của họ là Đế quốc La Mã Thánh thần. Như vậy suy rộng ra thì họ cũng là bạn của người Pháp, những người vốn là lực lượng ủng hộ Giáo hoàng mạnh mẽ nhất. Hậu quả là Grimaldi thường chiến đấu ở Pháp như là lính đánh thuê, chỉ huy quân sự hoăchj Đồng minh. Ranieri-bố của Carlo đã từng là Lãnh chúa của vùng Ventumiglia từ năm 1329 tới 1335 cho tới khi bị đảo chính bởi Ghibbeline ( vốn ủng hộ Đế chế). Bốn năm sau đó Genoa mệt mỏi vì cuộc cãi cọ giữa các quý tộc của nhà Guelph và Ghibbeline, đã chọn Simon Boccanegra làm Tổng trấn mới, nhưng ở vùng Ventumiglia nơi mà Carlo Grimaldi đã dành lại được quyền kiểm soát đã từ chối quyền điều hành của vị tổng trấn mới. Trong năm 1341 Carlo mua lại vùng Monaco từ nhàv Spinola và vùng này cùng với vùng Ventumiglia và Roquebrune đã trở thành những nơi tị nạn của những gia đình Genoa Guelph. Carlo Grimaldi và rất nhiều những thành viên của gia đình ông ta và những người phụ thuộc vào họ thường luôn ủng hộ Philip của nước Pháp trong cuộc chiến của ông này chống lại Edward III của nước Anh. Lãnh thổ của nhà Grimaldi thì rất nhỏ nhưng sức mạnh hải quân của họ thì hoàn toàn có giá trị. Họ cũng chuẩn bị chiến đấu với các hạm đội được cung cấp bởi đối thủ Ghibbeline của họ-nhà Doria. Lần đầu tiên trong lịch sử của nó, vùng tự trị Monaco đã được công nhận khi mà Carlo và Antoine-anh trai của ông ta được phong làm đại diện của Giáo Hội của vùng Provence. Trong năm 1346 Carlo Grimaldi đã tạm thời bị đuổi khỏi quyền lực ở Monaco bởi một cuộc đảo chính ở địa phương đúng vào lúc ông ta đang hoàn toàn cung cấp các hỗ trợ cho Philip VI và làm cho ông ta bị thương nặng trong trận chiến Crécy.
Kế hoạch xâm lược Pháp của người Anh
Nước Pháp trước khi có cuộc xâm lược của vua Anh-Edward III năm 1346
Sáu thế kỷ rưỡi sau khi sảy ra các sự kiện, người ta vẫn không thể biết được ý định ban đầu của Edward III, mặc dù có vẻ như một chiến lược lớn theo đó nhiều đội quân hội tụ về Paris từ Normandy, Flanders, Anh và Gascony là điều cực kỳ khó, Dường như Edward hy vọng sẽ chinh phục các vùng ven biển phía Bắc, sau đó thêm chúng vào Anh, nơi các đồng minh của ông đã làm rất tốt. Nếu vậy, kế hoạch đã được chứng minh là không thể và chiến dịch của Edward đã ít nhiều trở nên một chevauchee (trận càn quét) hoặc đột kích lớn. Mặt khác tất cả các chiến dịch của người Anh trong năm 1344-1359, trong đó có cả trận Crécy chỉ đơn giản là có thể gây những bất ổn về mặt chính trị để làm trầm trọng thêm những yếu điểm của Philip VI. Do đó mục đích về quân sự của Edward có thể là sẽ tăng cường, củng cố yêu cầu của ông ta về vương miện của nước Pháp
Người ta cho rằng sau khi hạm đội của Edward khởi hành quay trở về nhà thì nó đã được chất đầy chiến lợi phẩm sau sự sụp đổ của thành phố Caen, ông ta đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc hành quân bộ đối để đến địa điểm có đồ cung cấp mà ông ta hy vọng sẽ gặp chúng tại La Crotoy tại Ponthieu. Dường như là Edward III không muốn đánh một trận lớn với Philip cho đến khi ông liên kết với những đồng minh người Fleming, do đó, việc phải rút lui sẽ là những tin tức khó chịu nhất. Tuy nhiên một khi không thể tránh khỏi một trận chiến, thì kế hoạch của Edward III là rõ ràng ông rằng muốn đánh nhau với các kỵ binh Pháp hơn là bộ binh của họ. Do đó, ông ta đã tìm cách kích động để đối phương tung ra các đợt tấn công bằng kỵ binh ngược từ dưới thấp lên trên cao vào những đội hình bộ binh phòng ngự được chuẩn bị tốt. Một khi cuộc tấn công của người Genova bị đánh bại thì tất nhiên là chính xác những gì Edward III mong muốn đã xảy ra.
Kế hoạch phòng thủ của người Pháp 
Philip VI đã hầu như không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải áp dụng một chiến lược phòng thủ, trong đó lực lượng địa phương phải cố gắng bảo vệ những thị trấn trên đường tiến quân của người Anh và quấy nhiễu những kẻ xâm lược, trong khi đó thì nhà vua nhanh tróng tập hợp một đội quân để đối mặt với họ một cách công khai. Nếu tình hình trở nên không thể đối với người Anh trong việc quản trị các vùng lãnh thổ mà họ đã chinh phục, thì sau đó một khoảng thời gian người Pháp có thể sẽ tại chiếm lại chúng. Trong thực tế đây là những gì đã xảy ra ở Normandy. Chỉ có ở Calais thì quân xâm lược mới xác định chiếm giữ những gì mà họ mới chiếm được. Sau khi quân đội của Edward III vượt qua sông Seine, Philip VI có thể đã hy vọng rằng bằng cách truy kích người Anh một cách khốc liệt, ông có thể khuyến khích họ rời khỏi Pháp mà không cần phải có một trận chiến lớn. Hy vọng này đã bị tan vỡ khi ông nhìn thấy quân Anh đã ở vào một vị trí được chuẩn bị tốt ở Crécy
Khi một trận chiến lớn trở thành là điều không thể tránh khỏi, kinh nghiệm trước đây của Philip có thể đã quay trở lại đánh lừa ông ta. Tại Cassel trong năm 1328 một cuộc tấn công kỵ binh Pháp hoàn hảo vào cánh của người Flemish đã mang lại co ông một chiến thắng nhanh chóng, những thành công khác của vua Philip tại Buironfosses năm 1339 và Bouvines năm 1340 là những trận “ bất chiến tự nhiên thành”, tại đó việc (Philip VI) cố tình lảng tránh một trận chiến quyết định đã hai lần đánh bại những chiến dịch trước đó của Edward III. Nhưng chiến thuật này đòi hỏi phải có một vị trí chính trị mạnh mẽ. Sự tàn phá được gây ra bởi người Anh kể từ khi họ đổ bộ xuống Normandy, chưa kể đến những lời chế nhạo của những người mô tả chiến thuật của ông là “hành vi của một con cáo chứ không phải là của một con sư tử”, vua Philip đã phải chịu áp lực cho một hành động dứt khoát.
Cuộc xâm lược 
Một lực lượng rất lớn quân Anh được tập hợp ở Portsmouth vào tháng 5 và tháng 6 năm 1346, mặc dù không lớn như Edward III đã hy vọng. Việc tuyển binh cũng chậm hơn so với dự định. Tuy nhiên, Vua Edward III cũng phải chấp nhận nguy cơ phơi bày đất nước của mình ra cho những cuộc tấn của người Scotland ( hiện đang là Đồng minh của Pháp ) bằng việc tuyển quân ở khắp mọi nơi ngoại trừ những quận xa nhất ở phía bắc. Dường như ít nhất một nửa quân đội là những tay cung thủ, ngoài ra họ còn bao gồm thợ mỏ, thợ rèn, kỹ thuật viên cầu phà, thợ mộc, người dựng lều trại, bác sĩ giải phẫu, sỹ quan, binh lính và kị sỹ.
Kết quả là quân Anh có một lực lượng từ khoảng 10,00 và 15.000 nghìn người và cần có ít nhất là 750 chiếc tầu để vận chuyển. Sự tập trung của đội tàu này đã bị trì hoãn bởi các cơn bão và điều kiện thời tiết tương tự. Những chiếc tàu lớn nhất là những chiếc Cog 200 tấn, nhưng vì thiếu những chiếc tàu phù hợp có nghĩa là những chiếc tầu 10 tấn cũng đã được trưng dụng, chúng có thể bao gồm cả những con tàu chạy ven biển và chúng đã đưa một số lượng rất lớn thực phẩm đến điểm tập trung quân. Bản thân Edward III đã đến Porchester Castle vào ngày 1 tháng Sáu để giám sát các hoạt động. Trong lúc này chính phủ Anh đã sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền tận dụng tình cảm chống Pháp. Sau đó quân đội đã được trả trước thêm một khoản lương từ một đến hai tuần và các cảng London, Dover, Winchelsea và Sandwich được khóa chặt để ngăn chặn tin tức về hạm đội Anh đang chuẩn bị xâm lược lược Pháp có thể bị dò gỉ. Không có chiếc tàu được phép ra khơi cho đến sau một tuần sau khi hạm đội Anh đã khởi hành, ngoại lệ duy nhất là những con tầu mà Sir Hugh Hastings và những người của ông đã dùng để đến Flanders
Mọi người hoàn toàn không được biết rằng vào lúc nào thì Edward III cho thay đổi kế hoạch cuối cùng của ông, nhưng có thể đã có một cuộc họp bí mật vào khoảng ngày 20 tháng Sáu. Trước đây người ta đã giả định rằng hạm đội sẽ giong buồm đến Gascony và các con tàu được chuẩn bị cho một cuộc hành trình kéo dài hai tuần. Nhưng sau đó Edward III hoặc là đã thay đổi kế hoạch của mình hoặc lúc này mới nói với các chỉ huy của ông về kế hoạch thật của mình, đó là tiếp đất ở bán đảo Cotentin thuộc xứ Normandy.
Một cuộc xâm lược khác được tung ra từ xứ Flanders, được hỗ trợ bởi Sir Hugh Hasting, một hiệp sĩ đến từ Norfork với một lực lượng nhỏ được chở trên 18 chiếc sà lan, bao gồm 250 cung thủ và một số kị sỹ. Ngày 24 tháng Sáu, những người đứng đầu các thành phố Ghent, Bruges và Ypres đã chấp nhận nằm dưới sự chỉ huy của người Anh và vào ngày 16 tháng 7 Hasting đã đến được Ghent, nơi mà các lực lượng Flemish đang tập hợp dưới sự chỉ huy trên danh nghĩa của Bá tước Henry xứ Flanders. Trong khi đó những thủ lĩnh của các thành bang láng giềng như Brabant và Hainault lại đồng ý hỗ trợ có Philip VI của nước Pháp, tạo thế cân bằng với liên minh của Edward.
Người Pháp biết rằng cuộc xâm lược từ nước Anh đã sắp xảy ra, nhưng họ đã bị cản trở bởi không biết điểm đến của các hạm đội Anh. Việc chuẩn bị các công trình phòng thủ đã được tiến hành từ ngày 18 tháng Ba, ở tại Brittany hoặc Gascony như là các mục tiêu dự kiến (những nơi mà người Pháp dự kiến người Anh sẽ đổ bộ xuống). Charles của Blois cho tuyển dụng một số lượng lớn binh lính ở Brittany và tuyển cả binh lính người nước ngoài, trong khi đó vào tháng Năm, Philip VI gửi lực lượng tăng viện được rút ra từ các đội quân của Công tước Normandy ở xứ Gascony.
Việc điều động này làm cho chỉ còn một vài đơn vị đồn trú rải rác và một số lính bắn nỏ người Genova ở Normandy và Picardy, nơi tình trạng khẩn cấp đã được công bố với những cố gắng thô sơ để khóa những bến cảng chỉ bằng những cây cọc gỗ nhọn. Rõ ràng là vua Philip hy vọng sẽ đánh chặn được người Anh ngay trên biển và một cuộc tổng kiểm kê các tầu vận tải có sẵn đã được thực hiện. Ít nhất là người Pháp có 78 chiếc tàu lớn đã được trưng thu và đang trang bị tăng cường những chiếc tháp bằng gỗ ở Hạ Normandy và một số lượng tầu còn lớn hơn nữa ở vùng Thượng Normandy và Picardy. Các sĩ quan và lính bắn nỏ Genova được cử lên trên các con tàu này để phục vụ như là một lực lượng phụ trợ cho một lực lượng đáng kể các tầu chiến kiểu Galley của người Genova. Thật không may là đội tàu galley của người Genova đã bị trì hoãn trong quá trình di chuyển và chỉ đến Pháp vào tháng Tám. Lực lượng tiên phong của họ đã rời Nice dưới sự chỉ huy của Carlo Grimaldi vào ngày 06 tháng 5, nhưng họ đã không thể vượt qua Vịnh Biscay sớm hơn. Sau đó họ đã bị phân tán bởi một cơn bão ở biển Đại Tây Dương và phải hạ buồm tránh bão tại cửa sông Tagus ở Bồ Đào Nha-nơi mà họ phải ở lại đó cho đến đầu tháng Bảy.
Quay trở lại Pháp, Chales của Blois đã phát động một cuộc tấn công lớn tại xứ Brittany nhưng ông này đã bị một thất bại nặng nề ở Saint-Pol de Leon vào ngày 09 tháng 6. Ở xứ Gascony Công tước xứ Normandy đã không thể có bất cứ tiến bộ nào trong cuộc bao vây của ông vào cứ điểm Aiguillon của người Anh. Một cuộc tấn công trực tiếp đã thất bại, lực lượng bao vây bị thiếu lương thực và những toán quân đi kiếm lương thảo của họ đã bị liên tục quấy nhiễu bởi những lực lượng có cảm tình với người Anh. Sau đó, vào cuối tháng Sáu Philip VI mới nhận ra rằng mối đe dọa chính là ở phía bắc và điều đến đó vị Nguyên soái của nước Pháp cùng với một phần của đội quân của Công tước xứ Normandy. Ông này được giao nhiệm vụ kiểm soát thành phố Harfleur trên cửa sông Seine và vị Bá tước của xứ Flanders cũng đã được gửi đến tham gia phòng thủ với ông. Các vị Thống chế Pháp khác có lẽ cũng đã được triệu hồi từ phía nam, những biện pháp phòng thủ, cảnh báo cũng được tăng cường dọc theo bờ biển Chanel và lệnh triệu tập đã được gửi đi để tuyển dụng gấp một đội quân ở miền Bắc nước Pháp. Người Scotland đã không phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn của họ với người Anh, nhưng họ sẽ đột kích dọc theo biên giới phía Bắc của Anh một khi Edward phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn của ông với nước Pháp. Bức thư cấp bách của Philip gửi đến vua David của Scotland vào tháng Sáu có viết rõ ràng rằng: “Tôi cầu xin ngài, tôi khẩn nài ngài với tất cả những gì mà tôi có thể, vì quan hệ họ hàng và tình bạn giữa chúng ta. Xin ngài hãy làm cho tôi những gì mà tôi sẽ sẵn sàng làm cho ngài trong cuộc khủng hoảng như vậy và xin ngài hãy làm điều đó một cách nhanh chóng và triệt để như là với sự giúp đỡ của Chúa mà ngài có thể. ” ( Thực tế thì vua David của Scotland đã sẵn sàng ra tay đột kích vào miền Bắc nước Anh để chia lửa cho người Pháp, nhưng rất đáng buồn là ông ta cũng đã bại trận và bị cầm tù ở Anh, hoàn cảnh của ông này cũng tệ chẳng kém Philip VI sau trận Crecy)
Edward III lên tàu vào ngày 28 tháng Sáu và sau nhiều ngày bị trái gió, ông đã cho giong buồm đến Yarmouth từ Isle of Wight, nơi ông đợi phần còn lại của hạm đội. sau đó gió không thuận lợi đã buộc toàn bộ hạm đội lớn của Anh quay trở lại Portsmouth và Forrland. Vào ngày 03 tháng 7 Edward III lại lần nữa ra lệnh khởi hành đến Yarmounth, theo sau tầu của ông là phần còn lại của hạm đội cho đến khi các con tàu thả neo ở xa tận Needles, một lần nữa gió lại đổi hướng làm cho chiếc neo chở nên không an toàn, buộc họ phải quay trở lại bến cảng Portsmouth trong một khoảng thời gian chín hoặc mười ngày. Cuối cùng, vào ngày 11 tháng 7 hạm đội lại ra khơi với gió và thủy triều hoàn hảo và tập hợp tại ngoài khơi St Helens. Tại đó Edward III đã đưa các bức thư mệnh lệnh có gắn niêm phong cho các thuyền trưởng của ông ta trước khi gần 1,000 con tàu các loại khởi hành đi Normandy. Họ đã đến đích vào trước bình minh ngày 12 và cho neo các con tàu ở ngoài một bãi biển rộng ở Saint-Marco bên ngoài Saint-Vaast-la-Hogue. Hạm đội của người Genova được gửi đến chặn họ vẫn còn ở đâu đó ở phía nam của La Rochelle, và chỉ có một số các tàu Pháp neo tại các bến cảng khác nhau đang chờ họ. Mười bốn chiếc đang đóng ở Satn-Vaast và tám chiếc tầu vũ trang nặng nhất đã bị đốt cháy bởi quân xâm lược. Các cọc gỗ dùng để chặn các bến cảng không gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho quâm xâm lược Anh và các thị trấn bị bỏ rơi đã bị chiếm đóng.
Lực lượng chính của quân Pháp lúc này chủ yếu là đang đóng ở phía bắc của sông Seine, chỉ để lại Thống chế Robert Bertrand làm chỉ huy trưởng vùng biên giới biển với rất ít quân tuy nhiên. Tuy nhiên ông đã lên kế hoạch để sử dụng các lực lượng dân binh ở Saint-Vaast vào ngày mà người Anh đến. Vì vậy Bertrand đã tập hợp khoảng 300 người dân địa phương vốn được đào tạo rất nghèo nàn và tiến hành một cuộc phản công nhanh không thành công vào buổi sáng ngày hôm đó. Tuy nhiên sau đó người Anh đã đổ bộ được vài ngàn người lên trên bờ, do đó Bertrand phải rút lui về phía nam với các thuộc hạ của mình, đồng thời ông cố gắng tập hợp thêm lực lượng ở những địa phương mà ông đã rút quân qua.
Khoảng giữa trưa thì vua Edward đã đổ bộ lên bờ và theo Froissart, ông đã bị vấp ngã trong bước đầu tiên của mình lên bãi biển. Một số người coi hành động này như là một điềm xấu, nhưng Edward III được cho là đã trả lời “Tại sao lại vậy? Ta nhìn nhận cú ngã như là điều rất thuận lợi cho ta, đó là tín hiệu cho thấy vùng đất này muốn có ta. ” Sau đó nhà vua phong tước hiệp sĩ cho một số quý tộc trẻ tuổi để đánh dấu lần phục vụ quân sự đầu tiên của họ, trong những quý tộc trẻ tuổi này có cả Edward Hoàng tử xứ Wales-con trai ông ta. Tiếp sau đó những người thuộc Hoàng tộc leo lên một ngọn đồi để khảo sát khu vực này. Godfrey de Harcourt và Bá tước của Warwick được chỉ định làm hai Thống chế của quân Anh, Bá tước Arundel được phong làm Nguyên soái, Bá tước Huntingdon nhận được lệnh bảo vệ đội tàu chiến với 100 kị sỹ và 400 cung thủ.
Từ ngày 13-17 tháng 7 quân Anh vẫn tiếp tục đổ bộ người và đồ cung cấp và lên bờ trong khi vẫn tiếp tục đột kích ra các vùng xung quanh. Vào ngày 14 thành phố Barfleur đã bị tấn công từ cả trên đất liền và từ biển. Thành phố đã đầu hàng và một số công dân hàng đầu của nó đã bị bắt giữ để đòi tiền chuộc trong khi các thị trấn đã bị cướp phá và đốt cháy, cũng như chín chiếc tàu chiến tại bến cảng. Chiến lợi phẩm bao gồm vàng, bạc và đồ trang sức và theo Froissart, “Có rất nhiều của cải mà ngay cả những người đi theo phục vụ cho quân đội đã cảm thấy áo lông thú cũng không còn có giá trị” sau đó quân cướp phá đã cho đốt cháy Nhà thờ Abbey of Notre Dame du Voeu tại Cherbourg, mặc dù họ đã không thể chiếm được tòa lâu đài của thành phố. Trong thực tế khoảng diện tích 35 km xung quanh địa điểm đổ bộ đã bị tàn phá, cư dân của nó bị buộc phải bỏ chạy vào rừng hoặc đi bộ về phía nam và trở thành người tị nạn.
Lúc này quân Anh được chia thành ba đạo binh. Một đạo đi dọc theo bờ biển, một đạo dưới sự chỉ huy của Edward III ở hướng trung tâm, trong khi đó đạo binh thứ ba theo một con đường tiếp tục tiến vào nội địa. Giờ đây Bá tước của Northampton dường như đã được phong làm Nguyên soái và Edward III đã ra lệnh rằng không nên tàn sát và phá hủy các tài sản của dân chúng nữa, mặc dù dường như mệnh lệnh này không có ảnh hưởng vào hành vi của binh sĩ của ông. Hầu hết các con tầu của hạm đội Anh đã được gửi về quê nhà, nhưng một đội tầu lớn gồm khoảng 200 chiếc vẫn đi dọc theo bờ biển, và phá hủy hoặc bắt giữ bất cứ những con tàu của người Pháp nào mà họ tìm thấy và việc triệt phá đã tạo ra một vành đai rộng 8 km để làm suy yếu căn cứ của lực lượng hải quân Pháp.
Chevauchée ( cướp phá ) hay chinh phục?
Vào ngày 18 tháng bảy việc bốc dỡ từ các con tàu đã hoàn tất, những con ngựa đã được nghỉ ngơi, các đồ vật tư đã được sắp xếp một cách có tổ chức và bánh mì đã được nướng cho một vài ngày sắp tới, mặc dù người Anh vẫn phải đi kiếm thức ăn cho ngựa trên một địa bàn rộng lớn. Godfrey Harcourt, người mà gia đình của ông có nhiều bất động sản ở cuối phía nam của bán đảo Cotentin, đã nhanh chóng chứng tỏ giá trị của mình như là một trong những chỉ huy trinh sát hàng đầu của quân Anh. Với một lực lượng xung kích gồm 500 kị sỹ và 1,000 cung thủ, ông đã hành quân tiến về phía trước khoảng 30 km và ở bên phải của đạo binh của nhà vua. Đạo quân tiến theo đường ven biển đã thực sự được chỉ huy bởi các Bá tước của Northampton và Warwick. Đạo quân tiến theo đường nội địa hoạt động như đội hậu quân dưới sự chỉ huy của Thomas Hatfield-Giám mục Durham.
Cuối cùng thì người Anh cũng rời Saint-Vaast vào ngày 18 tháng Bảy, họ hành quân dọc theo đường hẹp để đến Valognes, nơi Edward III đã ngủ qua đêm trong một căn nhà thuộc sở hữu của Công tước xứ Normandy. Ngày hôm sau quân Anh lại đốt cháy Montebourg trước khi trú đêm tiếp theo ở điểm phân chia giữa Saint-Côme-du-Mont và Coigny, tại đây vua Edward biết được rằng cây cầu bắc qua Douve đã bị phá hỏng. Vì chỉ còn có một con đường hẹp được đắp cao khác-nhưng không thể dùng nó để vượt qua các đầm lầy xung quanh, các nhóm thợ mộc đã phải sửa chữa cây cầu này xuốt đêm. Carentan –một thị trấn lớn gần đó có dự trữ rất nhiều vật tư, nhưng rất nhiều trong số đó đã bị phá hủy khi quân Anh đốt nơi này. Chống cự là rất tối thiểu, rõ ràng bởi vì đơn vị đồn trú là người của Godfrey de Harcourt. Và có lẽ một số quân tiếp viện đã được để lại để kiểm soát thị trấn này trong khi người Anh tiếp tục di chuyển và mang theo những công dân hàng đầu của vùng này với họ để đòi tiền chuộc.
Giống như nhiều nơi khác ở bán đảo Cotentin, thị trấn Carentan đã sớm bị quân Pháp tái chiếm, đội quân đồn trú phản bội của nó đã được gửi đến Paris và bị hành hình. Ngoài ra, tất cả những gì mà Thống chế Robert Bertrand có thể làm là quấy rối đà tiến quân của các kị sỹ Anh trong khi sự kháng cự có hiệu quả lại được chuẩn bị tại Caen, nơi mà vị Nguyên soái của nước Pháp-Công tước Raoul II d’Eu, đã cho chuyển quân đội có sẵn của mình bằng tàu đến từ Harfleur. Không đủ binh lính để đồn trú ở tất cả những lâu đài trong con đường tiến quân của người Anh và chỉ một số ít trong số nhưng tòa lâu đài được bảo vệ khi Robert Bertrand liên tục phải rút lui.
Tuy nhiên người Anh đã bị kìm chân bởi những đầm lầy rộng lớn giữa Saint-Côme và Carentan, giữa Saint-Lo và Bayeux, nơi có một số con đường đắp cao đã được người Anh xây dựng lại. Bertrand đã có ý định bảo vệ Saint-Lo, nhưng cuối cùng ông nhận ra nó là không thể bởi một lần nữa người Anh đã lại xây dựng được một cây cầu vượt qua sông Vire, nên ông đành phải từ bỏ thị trấn cho số phận của nó. Đạo quân của Edward III lúc này đã phải chờ gần ba ngày ở bên ngoài Saint-Lo trước khi đạo quân ở ven biển có thể tiến lên đến chỗ của ông ta. Sau đó các cánh quân Anh tập hợp lại và chất các chiến lợi phẩm của họ vào các toa xe trước khi di chuyển về phía trước. Thời gian này các bá tước của Warwick và Suffolk-Lord Thomas Holland và Reginald Cobham và đạo quân của họ tiến về phía bên trái, đốt cháy và phá hủy tất cả những thứ lọt vào tầm ngắm của họ, trong khi ở bên cánh phải lực lượng của Godfrey de Harcourt cũng làm như vậy. Có tin đồn rằng quân Pháp đã tập trung rất đông xung quanh tu viện dòng Xitô ở Torigny, điều này đã làm cho lực lượng chính của người Anh phải thay đổi hướng về phía Cormolain; toán quân xung kích cũng tiến về Torigny và sau đó bắt kịp đạo quân chính. Trong hai ngày sau Edward di chuyển rất thận trọng, với hậu đội chỉ hơi vượt quá điểm bắt đầu của lực lượng xung kích vào buổi sáng ngày hôm trước (tiến quân theo kiểu quấn chiếu?). Khi lực lượng đi đầu của đại quân của Anh nằm trong tầm nhìn của thành phố Caen vào tối ngày 24, trong khi đó đội tàu 200 chiếc vẫn đi theo quân đội dọc theo bờ biển, họ căng buồm đi ngược lên sông Orne và đến Caen vào cùng một thời điểm. Vào thời gian này đoàn tàu đã được chất quá đầy những đồ cướp bóc đến nỗi họ không thể chở thêm tất cả các chiến lợi phẩm quân đội đã giành được.
Thành phố Caen nằm ở giữa một đồng bằng mở mà không có sự phòng vệ của điều kiện tự nhiên. Thành phố được phân chia giữa phố cổ và phố mới bởi dòng sông Odon. Những công sự đổ nát của nó được xây dựng từ thế kỷ thứ 11 bao gồm một phần là bức tường bằng gỗ và một phần là một bức tường đá với đầm lầy ở một bên. Thành lũy duy nhất đáng kể là một tòa lâu đài ở rìa phía bắc của thị trấn. Bên ngoài thành phố các tòa lâu đài Abbaye aux Dames và Hommes Abbaye aux có những bức tường phòng thủ, nhưng không có đủ binh lính để đồn trú ở đó. Lực lượng phòng thủ Caen lúc này được chỉ huy bởi Raul d’Eu, người cũng có một đơn vị nhỏ lính bắn nỏ người Genova, khoảng 800 hiệp sĩ Norman và những kị sỹ cùng với dân binh của thành phố, tổng cộng khoảng 4,000 người. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để tăng cường cho những bức tường phòng thủ cũ bằng các chiến hào và hàng rào những cọc nhọn, trong khi khoảng 30 chiếc tàu nhỏ điều khiển bởi lính bắn nỏ đã được thả neo trong dòng Odon ở giữa thị trấn cũ và thị trấn mới.
Edward III có nhiều binh lính, nhưng ông này lại thiếu những thiết bị bao vây hạng nặng và quân phòng thủ người Pháp từ chối hạ vũ khí, thậm chí họ còn ném phái viên của Edward III-tu sĩ Geoffrey của Maldon vào tù. Rạng sáng ngày 26 tháng 7 đội quân của Hoàng tử xứ Wales đốt chỗ họ trú qua đêm tại Cheux và tiến lên xung quanh Caen để tiến vào Dames Abbaye aux. Vua Edward thành lập sở chỉ huy ở vùng ngoại ô phía Tây trong khi hậu đội Anh dựng lều trại của họ ở xa hơn nữa. Khi nhìn thấy kích thước của quân Anh, các chỉ huy Pháp quyết định từ bỏ khu phố cổ và tập trung quân đội của họ trong thị trấn mới, nơi mà mặc dù nằm trên đảo Saint-Jean, nhưng lúc này đã bị tách biệt khỏi tòa lâu đài vốn được chỉ huy bởi vị Giám mục của Bayeux. Tương tự thì những người dân của Caen cũng tập trung ở thị trấn mới. Thật không may những chiếc tháp của đồn lũy Pont Saint-Pierre lúc đó lại ở phía bên trái của con sông này, do đó, một rào chắn được làm vội vã đã được thêm vào ở phía bắc. Tệ hơn nữa mức nước của dòng sông Odon đã xuống rất thấp trong mùa hè rất khô một cách đáng chú ý năm đó.
Vào đầu buổi sáng, khu phố cổ rõ ràng đã bị chiếm mà không có kháng cự và các đội quân thuộc quyền chỉ huy của các Bá tước Wawick, Northampton và Talbot tấn công Pont Saint-Pierre nhưng không thu được thành công. Do đó một nhóm bộ binh người Anh và xứ Wales được gửi đến cách Odon khoảng 200 mét, hoặc bằng một cây cầu tại Boucherie hoặc qua một thành lũy không có người bảo vệ. Nhưng họ vẫn phải vượt qua đội tàu của quân Pháp đóng ở giữa sông, hai chiếc tầu bị đốt cháy và phần còn lại rút lui khi người Anh tiến vào khu phố mới. Lực lượng phòng thủ Pont Saint-Pierre lúc này đã bị bao vây. Một số chiến binh người Pháp bao gồm Robert Bertrand đã chiến đấu phá vây để đến được toà lâu đài, những người khác bao gồm Count d’Eu đã phải chạy trốn đến các tòa nhà cao tầng cho đến khi họ có thể đầu hàng, nhưng rất nhiều người đã bị giết ngay tại chỗ. Những tù nhân có giá trị cao đã được đưa trở lại nước Anh cùng với Bá tước Huntingdon-ông này đang bị ốm. Nhiều vụ thảm sát, khủ.ng bố và cướp bóc sau đó: trên 2.500 cư dân của Caen đã bị thiệt mạng, 500 người trong số họ đã được chôn trong một ngôi mộ tập thể tại nhà thờ Saint-Jean.
Sau đó người Anh nghỉ ngơi trong khoảng năm ngày và họ đốt phá các vùng nông thôn xung quanh một cách có hệ thống. Ngày 29 tháng 7 vua Edward cũng đã gửi một bức thư tới Quốc-Hội Anh, yêu cầu họ tuyển gấp thêm các kị sỹ và khoảng 1,200 cung thủ từ các khu vực chưa vét sạch đàn ông, cùng với số lượng lớn tiền, đạn dược và 100 tàu mang lực lượng tăng viện tới nước Pháp. Lực lượng tiếp viện đã đổ bộ xuống tại Le Crotoy ở phía bắc của Somme trong vùng lãnh thổ của Ponthieu nơi mà người Anh đã hoàn toàn chinh phục.
Phản ứng của người Pháp 
Có vẻ như Philip VI của Pháp đã có thông tin về cuộc xâm lược vào ngày 16 tháng Bảy và ông đã dành hai tuần tiếp theo để tổ chức một cuộc triệu tập quân đội tại Paris và Amiens. Ngày 22 hoặc 23 Philip đã đến nhà thờ lớn Saint Denis để nhận lá cờ thánh Oriflame thiêng liêng vốn chỉ được sử dụng trong công cuộc phòng thủ nước Pháp.
Vào ngày 25 ông tiến xuống vùng thung lũng sông Seine trong khi quân Pháp được tập hợp từ mọi hướng. Ông cũng lại tiếp tục gửi một lá thư tới vua David của Scotland, người đã tiến hành các cuộc đột kích vào Cumberland vào cuối tháng Bảy. Tuy nhiên, người Scotland lại không sẵn sàng để tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện và họ lại ký một thỏa thuận ngưng bắn hai tháng với các lãnh chúa ở miền bắc nước Anh. Philip VI vội vã về Rouen, mối quan tâm chính của ông là làm sao để ngăn chặn không cho Edward chiếm lấy thành phố này và chặn không cho quân Anh vượt qua sông Seine. Các đội tàu galley của người Genova cũng đã đến vào đầu tháng Tám và vì đã quá muộn để ngăn chặn cuộc xâm lược này từ trên biển nên thủy thủ đoàn của nó gia nhập vào đội quân của Philip như lực lượng bộ binh. Trong khi đó vào ngày 31 Bá tước Enisieux và Philip vượt qua sông Seine và bắt đầu di chuyển một cách thận trọng về phía kẻ thù. Ngày 2 tháng Tám Giáo hoàng đã gửi hai đoàn thương lượng hòa bình và những đoàn thương thuyết này được cho là đã đến được doanh trại của người Pháp.
Vào lúc này Philip VI đã được cảnh báo về một cuộc xâm lược sắp xảy ra của người Flemish và khi đó chỉ còn có một vài đơn vị đồn trú thưa thớt của Pháp ở gần biên giới phía Bắc, hầu hết dân binh và những đơn vị khác được tập hợp tại Amiens đã được lệnh quay trở lại bảo vệ chiến tuyến ở sông Somme. Chỉ huy trên danh nghĩa của người Flemish là Bá tước Henry của Flanders, mặc dù Sir Hugh Hasting mới là chỉ huy thật sự. Ngày thứ 2 họ rời Ypres và hành quân qua Baileut để tới gần sông Lys. Ở đây có những cuộc đụng độ nhỏ ở Estaires. Merville và Saint-Venant trước khi Hugh Hasting dẫn đầu đạo quân Flemish dùng mưu mẹo đánh lừa quân Pháp để tấn công tạt sườn họ. Cuộc hành binh của họ là rất chậm chạp nhưng sau ngày 14 tháng tám họ đã đến được Bethune nơi mà họ tiến hành một cuộc bao vây.
Ngày nay người ta không biết được rằng Edward III và lực lượng Flemish thông tin liên lạc với nhau bằng cách nào, nhưng chắc chắn là họ phải có sự truyền thông với nhau. Còn đối với Philip, ông quyết định triển khai phòng thủ ở sông Seine hơn là phải chịu nguy cơ đặt bản thân nằm ở giữa các con sông và lĩnh mối đe dọa mới từ người Flemish. Quân đội của ông quay trở về Rouen và tất cả các cây cầu nối chúng với Paris đều đã bị phá hỏng hoặc bảo vệ bằng lực lượng mạnh. Các thị trấn ở phía nam của con sông được uỷ quyền phóng thích các tù nhân của họ nếu họ cần nhiều lực lượng dân binh ( từ những người bị giam trong tù ) được tập hợp tại Amien và lực lượng này lại được lệnh gia nhập với đạo quân của Philip.
Khi người Anh tiến về phía bờ phía nam của sông Seine, đã gần như có hoảng loạn ở Paris và John của Luxembourg được gửi tới để giữ các kị sỹ trong sự kiểm soát trong khi các lực lượng dân binh ở Paris chuẩn bị để phòng thủ thành phố. Rõ ràng là Edward III đã rất sáng tạo: quân đội của Philip VI vẫn còn rất nhỏ, rất nhiều binh sỹ người Genoses đã bị phân tán trong đơn vị đồn trú và Philip mắc phải một nguy cơ dàn trải rộng lực lượng quá mỏng của ông dọc theo bờ sông Seine. Trong trường hợp này Philip quyết định lập sở chỉ huy của mình tại Saint-Denis, trong khi phần lớn quân đội của ông ta lại đóng trại tại Saint-Clound ở gần đó. Xa hơn về phía Nam Công tước trẻ tuổi của xứ Normandy vẫn còn ngoan cố bao vây chiếm lấy tòa lâu đài Aiguillon. Ít nhất cho đến khi vua Philip gửi mệnh lệnh trực tiếp ra lệnh cho ông này hành quân xuống phía Bắc: trong ngày 20 Tháng 8 cuối cùng thì vị công tước đã rời trại của mình và vượt qua Garone.
Người Anh rút khỏi Caen vào ngày 31 tháng Bảy và để lại một lực lượng nhỏ để phong tỏa các tòa lâu đài. Tuy nhiên các đơn vị đồn trú của Pháp nhanh chóng chuyển sang phản công và giết chết hầu như tất cả số quân Anh được để lại ở Caen. Edward III đã hành quân qua Troarn, Argences và đến Lisieux vào ngày 1 tháng Tám. Ông bắt gặp phái đoàn thương thuyết hòa bình của hai vị Hồng y. Sau hai ngày đàm phán mà không được kết quả gì, không những vậy những binh sĩ cứng đầu người xứ Wales đã lấy trộm 20 con ngựa từ đoàn tùy tùng của các vị giáo chủ.
Được biết rằng Philip đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công, người Anh lúc này tiến lên một cách thận trọng hơn. Họ có thể đã dừng lại để tổ chức một hội đồng quân vào hôm thứ 6 và hội đồng này quyết định thay đổi hướng tiến về phía Rouen vào ngày hôm sau và đến được con sông Seine ở điểm thuộc Elbeuf. Có thể Edward đã hy vọng chiếm lấy Rouen vào lúc nó không được bảo vệ, nhưng một trinh sát dưới sự chỉ huy của Godfrey de Harcourt đã phát hiện ra rằng quân Pháp đã ở trong thành phố và các cầu qua sông Seine đã bị phá hủy. Đây là một bước thụt lùi và lúc này Edward đã phải quyết định chấp nhận một cuộc đua tới Paris hoặc cố gắng vượt qua con sông để liên kết với đồng minh Flemish của ông ở Picardy. Cây cầu tại Pont de l’sArche đã cho thấy rằng nó được bảo vệ quá mạnh mẽ và Philip VI luôn bám sát người Anh từ bờ phía Bắc. Tuy nhiên, quân xâm lược đã tàn phá một dải đất có diện tích rộng hơn 30 km về phía nam của sông Seine. Họ đốt phá Louviers và Gaillon và đã không thành công khi tấn công một tòa lâu đài nơi mà cả Sir Richard Talbot và Sir Thomas Honland đều bị thương. Trong ngày mùng 9 người Anh cũng không thể chiếm được Vernon. Ngày hôm sau một toán quân đột kích vượt qua sông Seine và đã chiếm La Roche-Guyon bằng một cuộc tấn công, nhưng địa điểm này không phải là nơi thích hợp cho toàn bộ quân đội vượt qua sông.
Tại Freneuse các vị hồng y trở lại với đề nghị cuối cùng của Philip VI về các điều khoản của hòa bình, bao gồm cả một liên minh hôn nhân giữa hoàng tộc nhà Valois và Plantagenet, nhưng Edward đã không quan tâm tới vấn đề này. Chỉ còn lại rất ít điểm có thể vượt sông để đến đến được Paris và người Anh đã thử tất cả. Một số điểm ở trên phía thượng nguồn gần Meulan, quân Pháp đã cười nhạo, chế giễu sự thất vọng của người Anh khi họ phải tụt quần và chổng mông lên ( backside ) để qua sông. Philip VI phải chống lại sự cám dỗ để qua sông vì sợ rằng người Anh sẽ đột ngột tấn công vào Paris và vào ngày 13, ông đã quay trở lại thủ đô của mình. Ở đây (Paris) người dân đã có thể nhìn thấy khói bay lên chỉ một vài km về phía tây và phía tây nam, nơi những toán cướp phá người Anh đang hoành hành. Thậm chí Edward còn đưa ra một lời thách thức cho một cuộc chiến ở phía nam của Paris và vào ngày 15 Philip VI dẫn quân của mình về phía nam của thành phố, quân Pháp đã bài binh bố trận một cách sẵn sàng.
Tất nhiên thách thức của Edwrd là một thủ đoạn chiến thuật. Cách duy nhất để hội binh với đồng minh người Flemish của ông là xây dựng lại một trong những cầu qua sông Seine và Poissy đã được lựa chọn. Thị trấn bị tàn phá và cư dân của nó, bao gồm cả chị gái của vua Philip, đã bỏ trốn sang Paris. Lúc này các kỹ sư người Anh bắt đầu bắt tay vào làm việc và buổi chiều ngày 15 một chiếc cầu đơn về cơ bản đã được hoàn thành. Philip VI nhận được tin này và ngay lập tức cho chuyển một đơn vị trên đường hành quân từ Amiens tới để phá việc xây cầu, nhưng khi họ đến được Poissy thì quân Anh đã qua sông đủ đông để đẩy lùi họ. Nhưng không những Edward III cũng không cho toàn quân của mình vượt qua sông Seine ngay lập tức mà đợi để xem quân của mình đốt phá tới tận các cửa ô của thành phố Paris, mà cả Philip VI cũng không vội vã để hành động ngay lập tức mà đơn giản chỉ ngồi xem người Anh sẽ rẽ vào lối nào.
Cuộc chạy đua tới Somme
gày 16 Tháng 8 quân cướp phá người Anh đột kích vào hướng Chartres để tạo ấn tượng rằng Edward đang hướng về phía nam, nhưng thay vì vậy Edward cho vượt sông và chốt ở phía bắc. Ngay sau khi tin tức này được xác nhận, Philip đã cho phá hủy cây cầu ở Saint-Cloud để phòng ngừa và đồng thời ông dẫn quân của mình về phía bắc. Có thể là ông đã gửi bộ binh của mình tiến trước khi chính bản thân mình cùng xuất phát với các kỵ binh vào ngày 18 và trong ngày đầu tiên Philip đã vượt qua một khoảng cách ấn tượng dài đến 55 Km
Trong cuộc đua tới Somme này người Anh đã bắt đầu trước nhưng người Pháp đã giành chiến thắng. Quân đội của Philip VI được tăng cường thêm những đội quân sung sức bao gồm cả những người của Jaime I-vua của Majoca. Mỗi ngày người Anh trung bình tiến nhanh gấp ba lần so với lúc ở Normandy. Trước khi tới Beauvais đội tiên phong của người Anh dưới sự chỉ huy của Godfrey de Harcourt đã đánh tan lực lượng dân binh của Amiens đang trên đường tới Paris. Hoàng tử xứ Wales tại thời điểm đó muốn tấn công vào chính Beauvais, nhưng Edward đã nói với ông này rằng hãy tiếp tục tiến quân. Tại phía Bắc của Beauvais người dân ở Poix-có lẽ là những dân binh địa phương-đã tấn công vào những toán quân Anh lạc ngũ và quân của Edward đã phải tiêu tốn mất một khoảng thời gian để quay trở lại và đốt cháy thị trấn của họ để trả đũa.
Chẳng bao lâu người Anh đã phải từ bỏ một số toa xe hành lý của họ để đổi lấy tốc độ, nhưng vùng nông thôn ở phía nước lại trống rỗng và không có thực phẩm dự trữ, bắt buộc người Anh phải tung ra các toán lục lọi tìm kiếm và điều này làm chậm lại tốc độ hành quân của Edward. Lúc này người Pháp đã vượt qua người Anh, các toán quân đầu tiên của họ đã đến được Somme vào ngày 20 tháng Tám. Lực lượng bộ binh đến sau và giờ đây người dân xứ Picardy đã cảm thấy yên tâm và họ bắt đầu tấn công vào các nhóm quân xâm lược cô lập. Trong ngày 20 Edward đến được Camps-en-Amienois, khoảng 25 km về phía nam của Somme. Tuy nhiên hậu đội của quân Anh đã bị trì hoãn vì bị tấn công ở Poix và kết quả là nhà vua đã phải chờ để họ bắt kịp. Trong ngày 22 Edward phải cho các binh sĩ của ông lúc này đã quá mệt mỏi và đói dừng lại nghỉ ở Airaines-thị trấn nhỏ có phòng thủ, sau khi đội quân đồn trú của nó đã triệt thoái về Pont-Remy. Đêm đó thành phần chính của quân Pháp cũng đã đến Amiens. Lúc này Philip VI đã có ưu thế về mặt quân số và ông đã ra lệnh phá hủy hoặc đồn trú trong tất cả các cây cầu ở Somme nếu chúng có các công sự kiên cố.
Edward III có rất ít lựa chọn. Ngày 22 ông ta đã gửi các tóan quân đi để trinh sát các cầu ở Somme, trong khi một lực lượng lớn đã tiến đến Acheux để thiết lập một căn cứ tiền duyên. Các toán trinh sát – đột kích lớn hơn dưới sự chỉ huy của Godrey de Harcourt, đã cố gắng chiếm lấy cây cầu ở Pont Remy nhưng đã bị đây lui trở lại, Bá tước Warwick cũng cho biết rằng các cây cầu ở Long, Longpre và Picquigny được phòng thủ quá mạnh mẽ. Người Anh dường như bị mắc kẹt, nhưng Edward đã vào lãnh thổ nhà; Ponthieu đã từng là quận hạt của ông cho đến khi nó bị tịch thu bởi Philip VI tại thời điểm bắt đầu của cuộc chiến và một số trong các chỉ huy của ông biết về khu vực. Có thể Edward đã hệ thống phòng thủ của Abbeville từ Caubert Hill, trong khi các Bá tước Warwick và de Harcourt tấn công vào thị trấn. Dường như họ đã bị đẩy lui và chắc chắn là người Anh đã rời khỏi Airaines một cách vội vàng vào sáng ngày 23, người Pháp đầu tiên xuất hiện sau khoảng hai giờ sau khi người Anh cuối cùng rời đến Acheux. Tại Oisemont các hiệp sĩ và dân binh tại địa phương đã tiến hành một cuộc tấn công nhưng họ đã bị đánh tan bởi các cung thủ trường cung người Anh.
Edward đã có sự lựa chọn: chiến đấu tại nơi ông muốn hoặc rút lui tới Saint-Valery và lên tàu về nhà, hoặc vượt qua sông Somme ở lối qua khe cạn Blanchetaque. Cái tên này có liên quan đến một vỉa núi đá vôi lộ thiên và vỉa đá này đã làm cho lòng sông chảy một cách khá phẳng lặng và có thể nó đã được biết đến bởi các chỉ huy người Anh kể từ khi nơi này trở thành một điểm chính thức để vượt sông Somme. Rất nhiều câu chuyện khác nhau nói rằng người Anh có thông tin về địa điểm này bằng cách mua lại từ một tên vô lại người Pháp bị bắt tại Oisemont, hoặc từ một Hộ sỹ (Hiệp sỹ tập sự ) trong đội tùy tùng của một hiệp sĩ người Flemish phục vụ cho Edward và từ một người Anh vốn đã sống ở gần Oisemont nhiều năm… Vì vậy có lẽ chúng là sự giải thích cho việc Edward III chọn pháo đài này để chuyển đến đó một đội quân lớn với đoàn xe tải nặng và quan trọng hơn là về thủy triều ở địa phương.
Blanchetaque chắc chắn không phải là một nơi lý tưởng cho một đội quân lớn để vượt qua một con sông lớn. Tuy nhiên, trước khi bình minh ngày 24 tháng tám người Anh đã đến gần rìa phía nam của Saigneville và họ đợi thủy triều xuống thấp. Khoảng tám giờ sáng các kị sỹ có thể đi qua, theo sau là bộ binh và các toa xe. Thực tế là họ đã làm như vậy trong vòng một giờ, sự kiện này cho thấy họ đã vượt qua theo một hàng dọc tương đối rộng với một đội hậu cần đáng kể.
Người Pháp cũng khởi hành vào lúc bình minh, Philip VI gửi Godemar du Fay đi để canh chừng bờ phía Bắc với 500 kị sỹ và 3,000 binh sĩ bộ binh. Ông này đến vào lúc các binh sĩ Anh dẫn đầu đã vượt sông. Lính bắn nỏ người Genoses của Godemar du Fay đã gây ra một số thiệt hại cho người Anh và các kị sỹ của ông đã lao xuống con sông này để để tấn công vào đội quân tiên phong của đối phương dưới sự chỉ huy của Hugh Despenser, Reginald Cobham và Bá tước của Northampton. Nhưng người Pháp có quá ít quân nên đã bị đánh bại, một số đã bị truy kích đến tận phía đông Abbeville, những người khác có lẽ đã chạy đến phía tây, đến tận vùng đất cao giữa Port-le-Grand và Noyelles. Vào thời điểm hậu đội Anh vượt sông thì cuộc chiến đã qua. Trên bờ phía nam đội tiên phong của Pháp dưới sự chỉ huy của John Luxembourg đã bắt giữ một vài toa xe của người Anh, nhưng lúc này nước thủy triều đã tăng nhanh, quân đội của Edward III đã tiến được về phía bắc của sông Somme và Philip đã đến được phía nam.
Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về con đường Edward III đã đi từ Blanchetaque để đến Crécy. Trong giữa thế kỷ 14 ở phía bắc bờ biển của Somme là đầm lầy và Le Croytoy-một bến cảng nhỏ không thoát nước, bến cảng này sẽ là một hòn đảo khi thủy triều lên. Tương tự Maye và Authie-các cửa sông của Somme không bị thoát nước, đầm lầy của nó ăn sâu vào phía nội địa, do đó đây không phải là một con đường ven biển thực tiễn. Rừng của Crécy che phủ phần lớn khu vực giữa Somme và Authie và được chia cắt bởi sông tiểu Maye, trong khi đó xa hơn về phía nam rừng Cantatre vào ngày nay chỉ còn là một phần cô lập tách biệt. Phần còn lại của Ponthieu bao gồm những khu đất canh tác nông nghiệp được chấm phá bởi các làng mạc và cối xay gió.
Edward III cũng còn phải xem xét các hoạt động của đồng minh người Flemish của ông. Ngày 16 Tháng 8 quân phòng thủ của Pháp ở Bethune được chỉ huy bởi Godfrey D’Annequin đ đánh bại một cuộc tấn công mà chính trong trận này Henry Flanders đã bị thương. Trong ngày 22 d’Anneqin biết được rằng một lực lượng nhỏ hơn của người Flemish ở quanh quẩn đâu đó gần Lillers cũng đã bị thiệt hại nặng, nên ông đã liều tung ra một đợt tấn công và đã rất thành công. Các quân lính người Flemish bắt đầu quay ra cãi lẫn nhau và vào ngày 24 họ từ bỏ cuộc bao vây và rút lui về Merville.
Cùng ngày lực lượng quân Anh dưới sự chỉ huy của Sir Hugh Despenser đã chiếm Noyeller, Le Crotoy và Rue nhưng không thấy có dấu hiệu nào về việc một hạm đội Anh vốn chuyên chở các vật tư chiến tranh cần thiết sẽ xuất hiện. Philip đã không cố gắng để tấn công khi họ vượt qua sông Somme tại Blanchetaque nhưng quân Anh cũng đã quá mệt mỏi từ đầu đến chân. Trong ngày 25 Edward biết được rằng đồng minh của ông đã rút lui và Philip trở lại Abbeville để quyết định bước đi tiếp theo của ông này. Có lẽ vào thời điểm này thì Edward III đã quyết định rằng kể đó quân đội của ông không còn có thể vượt trội so với người Pháp, và họ cần phải có một chỗ đứng chân ở gần đó-đó chính là Crécy. Vì vậy Warwick. Cobham, Suffolk và Godfrey de Harcourt đã được cử lên phía trước trong khi lực lượng chính của Anh di chuyển chậm dọc theo con đường duy nhất xuyên qua khu rừng theo hướng những ngọn đồi nhìn ra Crécy để giữ chân người Pháp càng lâu càng tốt trong Abbville.

Địa hình của chiến trường

Thực địa thung lũng Vallee des Clercs nhìn từ chiếc cối xay gió nổi tiếng của Crécy
Edward đã chọn một vị trí phía bắc của thung lũng nông gần sông Maye. Đó là rìa bên cạnh của một đồng bằng nhấp nhô, với làng Estrées ở phía đông và Wadicourt ở phía bắc-đông, các thôn làng này có thể được bao quanh bởi các vườn cây ăn trái. Khoảng sống núi thấp giữa Wadicourt và Crécy dài khoảng hơn hai cây số với một chiếc cối xay gió hướng ra chính Crécy. Đằng sau đó chính là Crécy-Grand Wood, nó sẽ che chở cho một phần hậu quân và sườn bên phải của quân Anh. Thung lũng Vallee des Clercs chỉ là một vị trí sâu hơn một chỗ trũng trong các vùng đất cao tại đó vốn chạy từ Wadicourt đến Maye. Nó dài khoảng hai km và tại điểm thấp nhất của nó cũng không thấp hơn 35 mét so với vùng cao nguyên xung quanh. Một số học giả Pháp cho rằng có ba tầng đất canh tác theo kiểu bậc thang cổ xưa hoặc thời trung cổ ở phía trước của cánh quân trung tâm của người Anh, mặc dù điều này không được đề cập trong các bản tài liệu gốc. Có một điểm u bò theo hướng phía dưới cái dốc, nhưng nó không gây trở ngại cho một cuộc tấn công của kỵ binh và thậm chí còn ít cản trở hơn nữa cho bộ binh. Nếu có một hàng rào tự nhiên như vậy thì nó có thể nằm ở phần đầu của sống núi.
Vua Edward đã phác họa đội hình chiến đấu của mình với một tốc độ rất nhàn nhã trong buổi sáng ngày 26 tháng Tám. Người của ông đã được chia thành ba đạo quân trong khi họ hành quân. Đội tiên phong trên danh nghĩa thuộc quyền chỉ huy của vị hoàng tử trẻ xứ Wales, mặc dù ông có giám quân là Godfrey de Harcourt, đóng quân ở gần Crécy và theo dự kiến sẽ là nơi hứng những đợt tấn công ​​của quân Pháp, đạo quân Trung tâm hay là đạo quân nằm dưới sự chỉ huy của nhà vua hành quân vượt qua họ và đóng quân ở vị trí sống núi giữa Crécy và Wadicourt. Đạo hậu quân nằm dưới sự chỉ huy của các Bá tước Northampton và Arundel tiếp tục di chuyển xa hơn nữa và chiếm vị trí giữa đạo quân của nhà vua và Wadicourt. Khi nhìn thấy phía trước của làng Crécy quân Anh tiếp tục thành lập một đạo quân tiên phong, một đạo quân trung tâm và một đạo hậu quân, Nhưng tất cả các nhà bình luận đều cho rằng Edward đã biết rằng quân Pháp sẽ tấn công từ Vallee des Clercs. Ngựa (của các kị sỹ ) được buộc bên trong một pháo đài dã chiến được lập nên bởi các toa xe phía sau cánh phải và một loạt các hố bẫy được đào rải rác để phá vỡ các đợt tấn công của kỵ binh đối phương. Cánh quân bên phải thuộc quyền của Hoàng tử Đen xứ Wales có vẻ như đóng ở đoạn lưng chừng dốc.
Vị trí chính xác của các cung thủ Anh là một vấn đề còn phải bàn cãi. Có thể họ đã được định vị ở mỗi bên của một đạo binh như các cánh và rất gần với những kị sỹ. Cũng có thể họ đã lùi trở lại khi người Pháp tấn công nhiệm vụ của họ không phải là tham gia chiến đấu tay đôi với đối phương. Như Viillan-nhà sử người Ý công bố thì họ đứng sau những kị sỹ. Sử gia Froissart lại sử dụng thuật ngữ herce hoặc “harrow” mà cho đến nay người ta vẫn còn chưa hiểu rõ, nhưng có vẻ như các sử gia đã không chú ý tới một sự tương tự giữa thuật ngữ “ herce “ của Froissart và đội hình được gọi là El Haz “the closely pack bundle” của Don Juan Manuel-nhà lý luận quân sự Tây Ban Nha trong thế kỷ 14. Tất nhiên có thể rất nhiều nguồn cung cấp thông tin của Froissart sẽ đến từ Hoàng tử Đen sau chiến dịch Tây Ban Nha của ông. Nhìn chung, có bằng chứng cho thấy rằng các cung thủ đã đứng thành các đơn vị tương đối gần nhau và có thể di chuyển xung quanh một cách có kiểm soát.
Sau đó có những câu hỏi về các khẩu súng người Anh, rõ ràng là chúng ở bên cánh phải của người Anh. Chúng có thể là loại đã tạo ra những trận pháo kích nhỏ vốn được sử dụng trong một phần ở miền Nam Châu Âu để bảo vệ các công sự dã chiến. Đoàn xe hành lý của Edward III đã ở rất gần Crécy Grange và khu rừng, có thể chúng (các khẩu pháo) được bao quanh bởi các toa xe với một của mở đơn nhưng đủ gần để các cung thủ được cung cấp các bó mũi tên một cách nhanh chóng trong trận đánh.
Vào ngày trận đánh Vua Edward đã dậy rất sớm và cùng với Hoàng tử xứ Wales tập hợp rất nhiều thông tin liên lạc, có thể quân Anh vẫn đã đóng ngay tại chỗ họ đã chiếm vị trí trước đó. Thức ăn được nấu trong đoàn hành lý, các chiến binh được phép rời khỏi vị trí của họ trong một vài thời gian để ăn và đi vệ sinh. Mỗi cung thủ đều ký hiệu vị trí của mình với cây cung của chính anh ta, mỗi kị sỹ đều cầm chiếc mũ sắt của mình trên tay. Mệnh lệnh cuối cùng của Edward khi người Pháp đã đến trong tầm nhìn là không bắt tù binh cũng như bất kỳ chiến binh nào cũng không được rời vị trí của mình để tìm kiếm chiến lợi phẩm.
Cuộc hành quân của người Pháp tới Crécy không phải là một cuộc hành binh vô tổ chức như một số nhà sử học đã nói. Cũng không phải rằng kế hoạch của vua Philip VI là không đủ năng lực như một số người đã tin là như vậy. Tuy nhiên, ông không được toàn quyền điều khiển quân đội của mình như là Edward III. Quay trở lại Abbeville từ Blanchetaque vào ngày 24, Philip VI ở lại đó suốt ngày 25 có lẽ vì một số toán quân của mình vẫn còn trên đường tới gia nhập với ông ta. Jaime I-nhà vua lưu vong của Majorca đã đến nơi cũng như Charles con trai của John de Luxembourg, người được nhà vua phong làm vua của La Mã vào tháng Bảy năm 1346, cũng như anh rể của Edward III-Bá tước John de Hainault ( Em rể là vua Anh quốc, anh vợ là chư hầu của Pháp) và một số các vương công trẻ tuổi người Đức; vị Bá tước của Savoy và Louis-em trai của ông này đến ngày 25. Philip cũng đã biết rằng cuộc bao vây nhằm vào Bethune đã bị từ bỏ và người Anh không thể ngay lập tức hội binh với đồng minh người Flemish của họ.Quân Pháp hành quân như thế nào là một câu hỏi chưa có câu trả lời của trận Crécy, chắc chắn giờ đây lực lượng của Philip là quá lớn và được chia ra giữa Abbeville và Saint-Riquier. Ông biết rằng việc truy kích quân Anh phải được tiếp tục vào ngày hôm sau và quân đội của ông đã khởi hành vào lúc bình minh và bị buộc phải để lại các khẩu pháo của họ sau khi phải chuyển sang di chuyển với tốc độ cao. Khói đã bốc lên cao từ hướng Noyelles và đội quân tiên phong của Pháp đang dẫn đầu theo hướng đó, nhưng quân thám mã đã sớm có báo cáo rằng Anh đã không còn ở đó nữa. Tại thời điểm này quân Pháp đang căng ra dọc theo con đường từ Abbeville đến Noyelles, sau đó họ nhận được mệnh rẽ phải hướng tới Crécy và Hesdin. Đội quân tiên phong và có lẽ ngay cả Philip VI dường như đã đi được hơn nửa đường để đến Noyelles trước khi họ quay lại dọc theo con đường được gọi là “Valois Path” sau đó tiếp cận với các tuyến đường của người Anh và các tuyến này thường được gọi là “Le Che min de L’Armée”. Lúc này lực lượng bộ binh của Vua Philip được lệnh tiến lên phía trước kỵ binh để đề phòng chống lại các cuộc phục kích có thể có khi hành quân qua giữa các khu rừng Crécy và Cantatre, có lẽ quá trình hành quân này đã làm cho lính bắn nỏ người Genova bị tách rời khỏi các tấm lá chắn pavise của họ vốn lúc này đang nằm trong đoàn xe hành lý. Xung quanh khoảng thời gian này, một toán thám mã cũng đã được gửi về phía trước dưới sự chỉ huy của Miles de Noyers-viên hiệp sỹ cầm gia huy của hoàng gia, để đi cùng với Jran de Beaumont và Henri le Moine của Basle.
Phần lớn quân Pháp hành quân dọc theo con đường từ Abbeville và một số đã sử dụng những con đường khác nhau phía đông của rừng của Cantatre, trong khi những người khác thậm chí có thể đã đi trực tiếp từ Abbeville qua hướng Hesdin. Sự kiện này có thể đã gây ra trạng thái nhầm lẫn của quân Pháp khi họ đến được phía đông của Crécy. Lúc này các kị sỹ đã tạo nên một khối hỗn loạn ở phía sau lực lượng bộ binh người Genova vốn có kỷ luật hơn, các chỉ huy của họ vẫn cho rằng họ đang cố gắng để đuổi kịp người Anh vốn dường như đang rút lui về phía bắc. Bản thân con đường này thời trung cổ có thể là một con đường La Mã xuôi từ Cancy, Mancheville, Fontaine-Maye và Estrées-les-Crécy.
Có thể là bộ phận đi đầu của quân Pháp đã đi qua Foitaine vào giữa buổi chiều, các toán trinh sát nói với Philip rằng kẻ thù của ông đã thiết lập một vị trí được phòng thủ mạnh mẽ ở bên trái của đội hình hành quân của ông, có lẽ trong tầm nhìn của các toán tiền quân của quân Pháp. Có vẻ như đã có một số trì hoãn trước khi Philip ra lệnh tạm dừng. Có lẽ ông đã lên kế hoạch để hạ trại tại Estrées. Lực lượng bộ binh người Genova dưới sự chỉ huy của Carlo Grimaldi và Odone Doria đã quá mệt mỏi sau một cuộc hành quân kéo dài. Đằng sau họ là số lượng lớn các kị sỹ lúc này tỏ ra khá vô tổ chức. Phần lớn lực lượng bộ binh và dân binh người Pháp cùng với hành lý vẫn tiếp tục kéo đến, trong khi hàng đoàn những người dân địa phương kéo đi đông đặc giữa Somme và Crécy với hy vọng người Pháp sẽ một đòn tấn công để tiêu diệt. Các đội bộ binh khác có lẽ chỉ mới đến được Abbeville.Trong khi các vị thống chế của ông hết phi ngựa lên rồi lại phi xuống để cố gắng ngăn chặn các kị sỹ lúc này đang xô đẩy nhau về phía trước trong sự háo hức trừng phạt kẻ thù vốn đã tàn phá tan tành quê hương của họ, Philipl VI tổ chức một hội đồng quân sự với các chỉ huy cao cấp của mình. Ông đã nhận được những lời khuyên trái ngược nhau, chỉ huy của toán quân lại thúc giục ông phải chờ đến ngày mai trước khi tấn công các vị trí được chuẩn bị tốt người Anh, một số lại cho rằng thay vào đó là nên tấn công vào lâu đài Labroye, nơi mà họ có thể tổ chức lại và khóa hướng hành quân về phía Bắc của người Anh, một số khác lại yêu cầu tiến hành một cuộc tấn công ngay lập tức trước khi đối phương kịp đối phó. Philip đã chọn giải pháp sau cùng, dường như ông nhận ra rằng gần như sẽ không thể giữ được sự nhiệt tình của quân đội của ông nếu từ bỏ khỏi chiến trường trong tầm nhìn của kẻ thù của họ.
Khi Philip quyết định tấn công, những rối loạn có vẻ như trở nên càng tệ hơn khi đơn vị này cố gắng tranh giành vượt qua những con đường của đơn vị kia, người sau đẩy người đi đằng trước tiếp tục tiến lên. Nhà sử gia Froissart nói ” sự rối loạn này hoàn toàn bị gây ra bởi niềm tự hào vì mỗi hiệp sỹ đều muốn qua mặt người hàng xóm của ông ta, mặc dù các Thống Chế đã ra sức làm việc để giữ đội ngũ” Rất ít các chỉ huy của họ có kinh nghiệm về một cuộc chiến tổng lực, nhưng những kị sỹ Pháp vẫn rất tự tin. Các hiệp sĩ Pháp có uy tín cao nhất trong những quốc gia Thiên Chúa giáo và trong quân Pháp có nhiều cựu binh lâu năm có thứ hạng cao đặc biệt là trong số những binh sỹ người Genova.
Lực lượng quân Pháp có số lượng gần tương đương với quân Anh mà họ phải đối mặt ở sườn phía bên kia của thung lũng Vallee des Clercs, nhưng trong quân đội Pháp có thể những người đã thực sự vào trận chiến lại ít hơn. Chắc chắn là Philip đã biết về sức tàn phá của các cung thủ trường cung người Anh nhưng có lẽ ông này tin rằng lính bắn nỏ người Genova của ông có thể tạo ra một hỏa lực có thể đối trọng với sức mạnh và độ chính xác của các cung thủ Anh được bởi vì họ ( cung thủ Anh) hầu như không được mặc giáp. Dường như là Philip đã dự kiến rằng trận chiến sẽ diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi nên bắt đầu muộn vào cuối buổi chiều một chút cũng không thành vấn đề.

Sự bài binh bố trận của quân đội hai bên

Pháp có lẽ là bí ẩn lớn nhất của trận Crécy với nhiều nguồn đã đề cập đến rằng họ được tổ chức từ 4 -> 9 đơn vị hoặc tuyến tấn công, Ngoài những bộ binh người Genova được tổ chức tốt, đội quân thực sự của Philip có thể bao gồm hai, ba hoặc bốn đoàn kỵ binh đơn lẻ vốn rất khó sử dụng (vì họ chưa từng tác chiến phối hợp), có lẽ cùng với bộ binh ở các cạnh sườn của họ hoặc vẫn còn tiếp tục kéo đến từ phía sau. Các kị sỹ dưới sự chỉ huy của Công tước Alençon và John de Luxembourg đã hình thành lên tuyến chiến đấu đầu tiên, có lẽ với đội của Alençon ở chếch về bên phải và đội của John de Luxembourg có sự hỗ trợ của các đội quân người Genova. Lực lượng riêng của Philip VI cộng với người của vua Majorca và các nhà quý tộc cấp cao khác bao gồm cả Charles con trai của John de Luxembourg có thể đã tạo nên lực lượng dự bị.
Có lẽ đạo quân của Hoàng tử xứ Wales là ở gần với người Pháp nhất. Lúc này người Pháp đã không cho phất lá cờ Oriflamme thiêng liêng lên, điều này chỉ ra rằng không có một quân xâm lược nào có thể được bắt làm tù binh và khoảng 5 giờ chiều Philip VI đã ra lệnh cho bộ binh người Genova tiến lên mà không có những chiếc khiên pavises của họ, đây là điều trái với chiến thuật đối đầu trực tiếp bình thường của họ ở Italia. Mặc dù điều phổ biến là bộ binh thường hình thành tuyến đầu trong các cuộc chiến tranh Ý, người Genova thường được sử dụng để phục vụ trong những đội quân có cấu trúc rất cao, trong những đội quân này họ được hỗ trợ bởi những đội kị binh có độ chuyên nghiệp cao. Cho nên không lấy gì làm ngạc nhiên khi họ không quen tiến lên phía trước sau khi phải ở phần cuối của một cuộc hành quân kéo dài mà không có sự chuẩn bị thích hợp và cũng không có những tấm lá chắn pavise của họ hoặc có đủ dự trữ đạn dược và với ánh nắng mặt trời đang lặn chiếu vào mắt họ. Khiếu nại của các sĩ quan chỉ huy của họ đến Công tước Alençon đã bị bỏ qua, nhưng sau đó đã được lấy làm bằng chứng để chứng minh rằng người Genova đã phản bội lại nghĩa vụ. Tuy nhiên, họ vẫn lập đội hình dưới sự chỉ huy của Ottone Doria và dường như đạo quân của Hoàng tử xứ Wales là mục tiêu của họ. Người Genova có từ 2,000-6,000 người, ít hơn rất nhiều so với các các cung thủ trường cung Anh ở phía bên kia, có lẽ ngay chỉ so với người trong đội quân của Hoàng tử xứ Wales.Trong âm thanh của tiếng kèn trống, lính bắn nỏ Genova và các tay giáo di chuyển về phía trước trong ba giai đoạn, từng bước dừng được báo hiệu bằng các tiếng hét cho phép các binh sĩ bộ binh điều chỉnh các hàng quân của họ. Truyền thuyết thường cho rằng có những con quạ bay qua khu vực này lúc họ tiến lên ( điềm xấu ), nhưng quan trọng hơn là một cơn bão bất ngờ-cơn mưa đầu tiên trong vòng sáu tuần. Sự kiện này làm cho mặt đất trơn trượt và trong ngày hôm đó sau khi mưa kết thúc đáy của chiếc thung lũng Vallée des Clers đã trở thành một chiếc đầm lầy rộng đến 250 m2 từ ngã ba của nó với sông Maye. Mưa cũng làm ướt dây của các cây nỏ của người Genova và làm cho chúng bị mất đáng kể sức công phá. Jean de Venette nói rằng các cung thủ trường cung người Anh đã cất dây cung của họ và giữ chúng khô ráo trong những chiếc mũ sắt. Tuy nhiên, điều này chỉ đơn giản là không thể làm được với những cây nỏ và dây nỏ của người Genova càng chở nên kém co dãn khiến họ dễ dàng bị chiếm ưu thể bởi các cung thủ trường cung người Anh-đối thủ của họ. Nó cũng cho phép người Anh để tận dụng loại vũ khí duy nhất vốn chiếm ưu thế của họ trên thực tế; họ có thể bắn mũi tên với tốc độ cao và có khả năng dội những trận mưa tên theo kiểu giót dầu (hoặc bắn cầu vồng). Về tính chính xác, phạm vi và sức xuyên phá… cùng các lợi thế khác cần phải có lại nằm ở phía người Genova.
Vai trò của bộ binh người Genova có thể là làm gián đoạn đội hình của kẻ thù bằng tên nỏ và rồi các kỵ binh hỗ trợ sẽ tận dụng lợi thế này để phá vỡ đội hình của đối phương. Trong thực tế, người Genova đã khai hỏa vào lần dừng lại thứ ba, khoảng 150 mét từ quân Anh. Họ đã bắn vào mục tiêu ở ngược lên trên ngọn đồi khi mặt trời xuống thấp và gần như chiếu trực tiếp vào mắt họ-đây là một bất lợi lớn cho những người đang cố nhằm trực tiếp mũi tên của mình vào đối phương. Khi bắt đầu bắn, người Genova đã trúng một cơn bão mũi tên từ cánh quân của Hoàng tử xứ Wales và những khẩu súng của người Anh cũng thêm vào tiếng ồn, sự khủ.ng bố tinh thần và thương vong. Froissart nói rằng các khẩu súng này mỗi khẩu đã bắn hai hoặc ba phát vào người Genova, các khẩu súng này sau một lần bắn thì rất khó để nạp đạn nhanh hơn so với bất kỳ loại vũ khí nguyên thủy nào. Villani đồng ý rằng tác động của các khẩu súng là đáng kể và giữ ý kiến rằng sau đó trận pháo kích vẫn tiếp tục dội xuống vào các đợt tấn công của kỵ binh Pháp trong trận chiến: “Các khẩu súng của người Anh dùng bi sắt đúc làm đạn … chúng đã tạo ra những tiếng ồn như tiếng sấm và tạo ra nhiều thiệt hại cho người và ngựa … người Genova đã liên tục bị bắn trúng bởi các cung thủ và pháo thủ … (vào cuối trận) toàn bộ đồng bằng bị bao phủ bởi xác những người đàn ông bị bắn trúng bởi các mũi tên và đạn pháo. “
Vì không có các tấm lá chắn pavise của họ, lại không đủ tầm bắn và bị đối thủ của họ chiếm ưu thế, người Genova dao động và sau đó chạy ngược trở lại. Người ta cho là họ đã bị tấn công bởi những kị sỹ Pháp-những người có nhiệm vụ giám sát họ và mặc dù điều này khó có thể xảy ra, dường như Bá tước Alençon đã kết luận rằng người Ý đã bị mua chuộc để phản bội lại vua Philip. Mặt khác, Jean de Venette cũng cho rằng một số kị sỹ đã tấn công vào bộ binh của họ, “mặc dù tất cả những người lính bắn nỏ Genova đã cầu xin với tiếng kêu lớn”. Khả năng người Anh đã chuyển làn bắn sâu vào đội hình quân Pháp đã gây ra sự nhầm lẫn này và đây cũng là dịp để đặt câu hỏi kỵ binh đã ở đâu cùng với người Genova trong thời gian tiến quân ban đầu của họ.
Ý tưởng cho rằng Philip đã ra lệnh cho các kị sỹ của mình phi ngựa qua những người Genova đang bị thương là điều gần như không thể vì nó sẽ hủy hoại sự gắn kết của một đợt tấn công của kỵ binh. Nhiều khả năng Bá tước Alençon tiến lên khi nhìn thấy một cơ hội để tung ra một đòn tấn công vào người Anh, có lẽ bởi vì tin rằng họ (người Anh) sẽ chưa sẵn sau khi chỉ phải đối mặt với người Genova. Có điều rõ ràng rằng các kị sỹ đã không quan tâm để tránh né các bộ binh đang bị thương và gây ra thương vong hơn nữa khi họ phi ngựa ngang qua. Có hay không việc người Pháp phi ngựa dẵm vào người Genova đang bị thương thực sự là điều vẫn chưa được biết. Bản thân Cralo Grimaldi cũng đã bị thương nặng mặc dù người ta không rõ rằng ông bị trúng tên khi nào.
Lúc này chỉ còn lại lực lượng kỵ binh của Philip VI đã sẵn sàng (ý là bộ binh người Genova đã hoàn toàn tan rã). tuy nhiên họ phải tấn công ngược lên trên cao và phi ngựa qua các khu vực lầy lội, qua các xác chết và người bị thương của bộ binh của họ để lại tấn công vào một kẻ thù vốn đã rất tự tin bởi chiến thắng trước đó và hầu họ ( quân Anh ) như được bảo vệ một cách không thể quan sát được bởi những chiếc hố bẫy ngựa để tiêu diệt những con ngựa của người Pháp. Không lấy gì làm ngạc nhiên khi đợt tấn công đầu tiên của Bá tước Alençon đã thất bại. Ông này dường như đã phi ngựa vượt qua các cung thủ Anh và nhằm vào chiếc cờ hiệu của Hoàng Tử xứ Wales-người vốn được bao quanh bởi những kị sỹ Anh đã xuống ngựa chiến đấu. Nhưng trước khi ông ( Bá tước Alençon ) đến được mục tiêu thì rất nhiều kỵ binh của ông đã bị trúng một hoặc nhiều cơn bão mũi tên. Nhiều con ngựa bị bắn trúng, trong khi những con ngựa khác bị lao vào những chiếc hố bẫy, các con vật này chết và bị thương nằm xếp hàng như những chú heo con nằm bú một con lợn nái.
Các mũi tên gây ra thiệt hại nhiều hơn đến những con ngựa hơn là những kị sỹ, nhưng nhiều người đã bị ngã ngựa khi cuộc tấn công thất bại. Đội hình đã bị phá vỡ, những con ngựa hoảng sợ và bỏ chạy, hoặc nằm xuống, từ chối di chuyển. Như Jean le Bel mô tả, “Những trận mưa tên của người Anh được dẫn bắn với một kỹ năng tuyệt vời vào đám lính kỵ binh làm cho những con ngựa của họ từ chối tiến lên phía trước dù chỉ một bước. Một số nhảy ngược trở lại cào cắn một cách điên loạn, một số con khác lại trở nên ghê gớm, một số lại chạy ngược trở lại phía sau ngược hướng với kẻ thù của họ, những con khác chỉ đơn giản là nằm thẳng cẳng ra mặt đất những kị sỹ của chúng thì chẳng biết có thể làm gì với chúng cả. “Những kị sỹ Anh lúc này lại nhảy lên ngựa và tấn công vào quân Pháp đang hỗn loạn. Một số nguồn tin cho rằng người Pháp đã đến được vị trí của người Anh và Bá tước Alençon đã chém đổ được lá cờ hiệu của Hoàng tử xứ Wales nhưng gần như chắc chắn đây là một huyền thoại anh hùng.Các kị sỹ của John de Luxembourg đã được gửi tiếp vào cuộc chiến, dường như họ đang di chuyển về phía trước khi chỉ huy của họ nhận ra rằng Alençon đang gặp rắc rối, Chắc chắn ông (John de Luxembourg ) đã nhận thức được tình hình và hỏi về nơi đóng quân của Charles-con trai ông cũng là vua của La Mã . Một số các cố vấn của John cảnh báo ông nên bỏ chạy, nhưng thay vào đó vị chiến binh già đã gần như mù lòa này đã ra lệnh cho các tùy tùng của ông buộc lại yên ngựa của họ trước khi chính ông dẫn họ xung phong lên tấn công vào Hoàng tử xứ Wales. Theo nhà sử gia Froissart, yêu cầu cuối cùng của ông là “Je vous requers Tres especiallement que vous me meniez si’avant que me puisse ferir un coup d’epee” ( Tôi yêu cầu các bạn đưa tôi tiến lên càng xa càng tốt trong lúc này để hy vọng rằng tôi có thể hua thanh kiếm lên một lần nữa)
Bất kể sự thật là như thế nào thì lúc này các kị sỹ của John de Luxembourg đã triển khai tấn công và lao vào cuộc chiến với tiếng thét “Prague!” của họ (John de Luxembourg là vua của vùng Bohem), họ đã tấn công vào quân Anh với những thành công lớn hơn. Theo Frossart: “Một số lãnh chúa và hiệp sĩ và hộ sỹ ở toán quân người Pháp chiến đấu bên cạnh một số người Đức và người vùng Savoy, đã vượt qua các cung thủ của Hoàng tử xứ Wales và phi ngựa ngược lên trên để tấn công các kị sỹ của ông ta (Hoàng tử xứ Wales) bằng kiếm, chiến đấu tay đôi với sự dũng cảm tuyệt vời … tất cả tinh hoa của tinh thần thượng võ Anh đều đã tập trung xung quanh để bảo vệ Hoàng tử xứ Wales ” Trong trận cận chiến này John de Luxembourg và những tùy tùng của ông đều đã bị kéo xuống từ những con ngựa của họ và bị giết chết..Buổi sáng hôm đó vua Philip đã đưa cho John của Hainault (anh vợ của Edward III) một con ngựa đen, ông này đã đưa nó cho người mang cờ hiệu của mình-Sir John de Fusselles. Cưỡi trên con ngựa chiến tuyệt vời này Fusselles đã phi ngựa xuyên qua tuyến phòng tuyến của quân Anh và đến tận phía bên kia. Tuy nhiên, con vật này đã bị giật mình bởi một mũi tên và rơi vào hố bẫy và làm cho người cưỡi nó bị mắc kẹt, phải đến khi viên kiếm đồng của Fusselles chạy xung quanh vị trí người Anh và giải phóng chủ của cậu ta trước khi họ có thể quay trở lại bằng những cách khác nhau.
Tranh vẽ cảnh John de Luxembourg đã đánh ngã và xuýt nữa bắt sống Edward-Hoàng tử xứ Wales
Hoàng tử Đen được cứu thoát và rồi ông lại tiếp tục đứng dậy chiến đấu
Trong đợt tấn công của John de Luxembourg, Hoàng tử Edward bị bắt tù binh trước khi ông được giải cứu bởi người mang cờ hiệu của mình-Sir Richard Fitz Simon. Ông này (Richard Fitz Simon ) được cho là đã phải bỏ lá cờ hiệu xuống để bảo vệ Hoàng tử của mình, nhưng điều này được coi là trái với nhiệm vụ của một hiệp sỹ mang cờ hiệu và đây có thể là một truyền thuyết để giải thích tại sao lá cờ hiệu bị hạ xuống trong một thời gian ngắn. Nguồn từ người Flesmish cho rằng Bá tước của Hainault giằng lá cờ từ tay của Fitz Simon cho đến khi ông này và Sir Thomas Daniel lại dựng nó lên một lần nữa. Trong khi đó, Bá tước của Northampton nhận được một tin nhắn từ Godfrey de Harcourt và gửi đơn vị của ông ở đó gần nhất-đơn vị được chỉ huy bởi Bá tước của Arundel, để trợ giúp cho vị Hoàng tử. Sir Thomas Norwich cũng viết thư đến nhà vua để xin tiếp viện có thể là, theo Froissart thì nhà vua Anh đã trả lời như sau ” ngài Tomas, con trai của tôi đã chết hoặc gục ngã do bị thương chưa mà nó không thể tự giúp chính mình? Trong trường hợp này thì chưa, do đó câu trả lời nổi tiếng của Edward III là ” Tôi ra lệnh rằng thằng bé phải được phép kiếm một chiếc đinh thúc ngựa ( ám chỉ danh hiệu Hiệp sỹ ) cho nó, đó là mong muốn của tôi nếu hôm nay là ngày của nó, vinh quang của ngày hôm nay thuộc về nó và những người tôi đã giao nó cho họ. ” Nhiều khả năng Edward từ vị trí của mình trên sống núi đã nhìn thấy đợt phản công của Arundel và nhận ra rằng mối nguy hiểm đã qua.
Lúc này cả hai chỉ huy của kị binh Pháp là Alençon và Luxembourg đều đã chết, nhưng người Pháp vẫn tiếp tục tiến hành tới 13 đợt tấn công bằng kỵ binh nữa, mỗi đợt tấn công của họ lại để lại rất nhiều người đã chết và bị thương ở phía trước các vị trí của người Anh. Nhất là ở trước mặt đạo quân của Hoàng tử xứ Wales mặc dù đơn vị của Bá tước Northampton cũng bị tấn công. Ở cánh trung tâm dường như Edward III chỉ gửi quân tiếp viện khi cần thiết, lực lượng tiếp viện bao gồm vị Giám mục Durham và 20 hiệp sĩ để giúp con trai mình.
Các cuộc tấn công của Pháp trở thành hoảng loạn và vỡ vụn, cho đến khi hoàng hôn xuống Edward III đã ra lệnh cho người Anh tiến lên. Những con ngựa đã được đưa ra và sau khi thành lập các đội hình controi, kị binh của người Anh bắt đầu tấn công. Hầu hết những gì còn lại của quân đội Pháp đã bỏ chạy mặc dù những tùy tùng riêng của Philip VI vẫn đứng vững với 50 -> 70 tay thương cùng với các đơn vị kỵ binh và các dân binh của vùng Orleans. Ngựa của Philip đã bị giết chết hai lần dưới chân ông và có thể ông đã bị trúng một mũi tên vào hàm và viên hiệp sỹ cầm cờ hiệu của ông đã bị giết chết, cả hai lá cờ hiệu của hoàng gia và Oriflamme đều bị bắt giữ. Cuộc chiến vẫn tiếp tục cho đến tối, bộ binh người Anh, xứ Walsh và Cornish tiến lên phía trước để giết những người bị thương và choáng váng đang nằm rải rác xung quanh Vallee des Clercs. Có những nỗ lực muộn mằn để bắt tù binh một số kẻ thù, Godfrey de Harcourt đã không thành công trong việc cố gắng để cứu mạng sống của John de Harcourt-anh trai của ông. ( ko biết ông sau chiến đấu cho phe nào)
Cuối cùng, Bá tước Hainault sống sót sau cuộc tấn công của John de Luxembourg và có lẽ cùng với một số những người khác đã túm lấy Philip VI và kéo ông ta ra khỏi bãi chiến trường. Chỉ còn một số ít người theo họ trốn đến lâu đài Labroye, nơi mà nhà vua Pháp phải rất khó khăn thuyết phục được đơn vị đồn trú nhận ra mình. Ngày hôm sau Philip đã đến Doullens. Quay lại bãi chiến trường ở Crécy, vua Edward không cho quân của mình truy kích quân Pháp đang bỏ chạy, có thể ông này cho rằng các đội quân Pháp khác còn đang kéo đến. Theo tài liệu để lại thì Edward cho chiếc cối xay gió nổi tiếng để chiếu sáng bãi chiến trường trong những giờ đầu tiên của buổi đêm, ngày hôm sau nhiều toa xe của quân Pháp đã bị đốt cháy cùng với bất cứ những thứ gì mà người Anh không thể sử dụng được.Trong suốt đêm đó và sáng sớm đầy sương mù của ngày hôm sau các binh sỹ Pháp vốn bị tách ra khỏi các chỉ huy của họ, đã đi lang thang xung quanh la hét mật khẩu khi họ cố gắng để tìm bạn bè và người thân. Nhiều người bị tìm thấy bởi người Anh và tất cả đã bị giết vì người chiến thắng vẫn bắt tù binh. Một đội quân Pháp khoảng 2,000 người vốn không biết gì về kết quả của trận chiến và đã trú đêm trên đường đến từ Abbeville. Họ là lực lượng dân binh từ Roen và Beauvais, được hộ tống bởi Bá tước Louis của Blois và Công tước Raoul của Lorraine-anh rể của ông. Edward III đã tung Warwick, Suffolk và Northampton tấn công họ, Quân Anh đã đóng giả quân Pháp ra chào đón họ và sau đó triển khai tấn công ( các chỉ huy và quý tộc Anh vào thời điểm đó sính dùng tiếng Pháp ). Sau đó những người này nhận ra sai lầm của mình và bỏ chạy mặc dù khá nhiều trong số họ đã thiệt mạng trong đó có cả công tước Raoul của Lorraine.Các nhà tu sỹ của tu viện Crécy Grange chăm sóc cho những người Anh bị thương. Những người đã qua đời trong khi cứu chữa được họ chôn cất trong trong góc của một cánh đồng mấp mô và chỗ này không bao giờ cò được sử dụng để canh tác. Người Anh cũng muốn phát hiện về toàn bộ chiến thắng của họ và Edward III ra lệnh cho Reginald de Cobham để tập hợp những người có thể nhận biết qua huy hiệu trên áo choàng để xác định những người đã chết. Không có tài liệu nào về chi tiết này còn tồn tại, nhưng theo Jean le Bel thì người Pháp bị mất 9 Bá tước, 12,000 hiệp sĩ và 15,000-16,000 người khác. Đây là một con số bị cường điệu hóa và thậm chí Geoffrey le Baker ước tính tổng số là 4,000 quý tộc và hiệp sĩ bị giết trên cả hai phía, nhưng có lẽ vẫn là quá nhiều. Một con số được công bố có vẻ đúng sự thật hơn là khoảng 1,542 người ( chỉ riêng các quý tộc và hiệp sỹ ).Nhiều người có kinh nghiệm nhất trong đoàn quân của Philip VI đã tử trận ở Crécy, nhưng thay vì cố gắng để tập hợp những lực lượng còn lại, ông này lại rút lui về Amiens, nơi ông gặp Charles-vua của La Mã và lúc này đã trở thành vua của Bohemia, John của Hainault, Bá tước của Namur và Louis Bá tước mới của Flanders. người của họ đã bị phân tán nên các chỉ huy không còn cách nào ngoài việc lên đường trở về nhà.Tuy nhiên, trước khi làm như vậy Philip VI đã ra lệnh hành hình tất cả những “kẻ phản bội” người Genova. Nhiều người đã bị giết trước khi sự giận dữ của nhà vua nguội đi và cũng không đáng ngạc nhiên khi những người Genova sống sót cũng đã đi về nhà. Philip cưỡi ngựa một phần tách biệt đến Pont Saint-Maxence qua rừng Hallate khoảng 56 km về phía bắc Paris. Trong khi đó con trai của ông-Công tước John của Normandy cuối cùng cũng đến được Paris vào ngày 08 tháng 10, trước khi quay lại đón cha mình từ Pont Saint-Maxence.

Sau trận đánh

Sau khi kết thúc trận Crécy người Anh di chuyển chậm rãi lên phía Bắc với tốc độ chỉ 16 km /ngày. Họ ở lại gần bờ biển với hy vọng nhận được nguồn cung cấp bằng đường biển, và lại một lần nữa phá hủy một khu vực rộng 30 km, công chiếm Etaples và tiến hành một cuộc tấn công bất thành công vào Montreuil-sur-Mer.
Vào ngày 1 tháng 9 quân đội của Edward nghỉ ngơi tại Neufchatel và ngày hôm sau họ dừng lại ở Womille ở phía bắc Boulogne để xem xét tình hình. Quân Anh tại Caen đã bị tiêu diệt bởi quân Pháp đồn trú trong lâu đài và Edward nhận ra rằng ông không còn có thể giữ lại vùng Normandy được nữa. Đây là một nỗi thất vọng nặng nề cho những người quý tộc gốc Norman-những người là nòng cốt của quân đội Anh. Lúc này Edward quyết định triển khai bao vây Calais thay vì Boulogne bởi vì nó sẽ là một căn cứ tốt hơn cho các hoạt động trong tương lai và gần gũi hơn với các đồng minh người Flemish của ông.
Ngày 03 tháng 9, Wisant-chiếc cảng cổ xưa đã bị phá hủy và vào ngày 4 đội quân tiên phong của quân Anh đã đến được đầm lầy bao quanh Calais. Ngày hôm đó hạm đội Anh cũng đã tấn công Boulogne nhưng đã bị đẩy lui. Sau đó họ đã liên hệ với Vua Edward, ông này lại viết một lá thư yêu cầu gửi người và vật tư cho cuộc bao vây sắp tới vào Calais. Một vài ngày sau đó, các đội tàu cung cấp vốn được chờ đợi trong nhiều ngày đã đến từ nước Anh dưới sự chỉ huy của Sir John Montgomery.
Khoảng thời gian này cuối cùng Godfrey Harcout không còn hy vọng nhận được bất cứ thứ gì từ người Anh và bỏ đi đến Brabant.Quân đội Pháp thất bại trong chiến dịch Crécy đã là đề tài tranh luận nóng bỏng trên cả hai bờ của English Channel. Rõ ràng quân đội của vua Philip đã không dàn quân đúng cách trong trận chiến, cuộc tấn công của họ đã bắt đầu quá muộn trong ngày và nhiều cuộc tấn công bằng kỵ binh của họ có phối hợp rất kém.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi đổ lỗi tất cả thất bại vào các kị sỹ Pháp hay vào lính bắn nỏ Genova. Các cuộc tấn công cũng không mất tổ chức hơn bình thường, trong khi những kị sỹ có khả năng quay lại, tập hợp để tái tạo lại những cuộc tấn công thì ta phải thấy họ có khả năng điều khiển ngựa, kỷ luật, dũng cảm và có kiểm soát một cách tuyệt vờiLý do cho sự thành công của người Anh được ưa chuộng nhất bởi các sử gia người Anh là sự vượt trội của các cây cung so với các cây nỏ. Carlo Grimandi tự thừa nhận rằng lính bắn nỏ Genova có phạm vi bắn quá ngắn so với các cung thủ trường cung Anh, trong khi Villani cho biết khi cung thủ Anh bắn được ba mũi tên thì lính bắn nỏ mới chỉ bắn được một. Các khả năng của các cung thủ trường cung chiếm ưu thế hoàn toàn so với lính bắn nỏ là hoàn toàn đúng, tuy nhiên có được kết quả đó cũng một phần do cơn mưa và cơn mưa này đã làm cho những phát bắn nỏ trở nên kém hiệu lực.Những cung thủ trường cung Anh có kỹ năng cao đã trở thành một cái gì đó tương tự như lực lượng tinh nhuệ vốn được tuyển dụng từ các gia đình quý tộc Anh, nhưng rõ ràng lại bị giới hạn cho sức mạnh quân sự mới của Anh quốc.
Điều đáng chú ý là quân Anh vẫn chỉ chiến đấu tốt ở những trận đột kích và những trận đánh mở, nhưng họ không bao giờ có được hiệu quả tương tự trong chiến tranh bao vây. Tuy nhiên, tác động tâm lý của trận đánh là rất lớn với người Anh và sự tự tin của họ tăng vọt lên cao. Những binh lính trở về nhà đã lan truyền ý tưởng rằng rất dễ dàng trong việc chiếm đóng nước Pháp và mặc dù những người này thường phải bán chiến lợi phẩm của họ thấp hơn giá trị thực sự của nó, Thomas Walsingham đã viết rằng: “Những người phụ nữ đã được lợi gì, họ là người không được sở hữu bất cứ thứ gì từ các chiến lợi phẩm của Caen và Calais và những thành phố khác ở nước ngoài dưới dạng quần áo, lông thú, mền bông và đồ dùng. “Sự thay đổi thái độ này đã làm cho Edward III dễ dàng hơn nhiều trong việc tuyển quân ở trong nước và đã có trường hợp của thăng tiến từ cung thủ-thứ hạng khiêm tốn tới kị sỹ và đội trưởng của thập kỷ 1350. Chiến thắng của Edward III cũng được coi là bằng chứng của Thiên Chúa chấp thuận cho tuyên bố về sở hữu ngai vàng của tại Pháp, như John Erghome của Yorkshire đã viết: “Thiên Chúa đã ban cho người Anh sức mạnh của vũ khí trong cuộc chiến chống người Pháp vì lợi ích mà họ có trong vương quốc Pháp” Trong khi đó Philip VI chở thành cái bia cho những lời chế giễu cụ thể.
Tại nước Pháp tác động của trận thất bại ở Crécy và sau đó là sự thất thủ của Calais là những vấn đề chính trị và quân sự, các kỵ sỹ đã học được bài học phải cảnh giác với các cung thủ trường cung Anh, không phải quá nhiều cho bản thân họ mà là cho những con ngựa dễ bị tổn thương của họ. Và các kị sỹ Pháp cũng bắt đầu xuống ngựa để chiến đấu mặc dù chiến thuật cơ bản của họ vẫn là tấn công. Chiến dịch của Edward III có thể chỉ giành chiến thắng trên một lãnh thổ nhỏ và chỉ giữ lại được Calais, nhưng hậu quả của nó là tạo ra thiệt hại rất lớn trên toàn miền Bắc nước Pháp và là một thảm họa chính trị cho Philip VI. Về tâm lý tác động là ngược lại so với những gì đã thấy ở Anh: Crécy là một cú sốc lớn cho giới quý tộc Pháp và danh tiếng của tầng lớp hiệp sĩ đã bị mai một. Quan điểm của Pháp về người Anh điển hình thường là không tốt: họ luôn cho rằng người Anh là những người bạo tàn, cặn bã đê tiện của nhân loại… và trong tương lai hai nước này còn thù địch với nhau hàng trăm năm nữa, có lẽ phải đến chiến tranh thế giới I thì họ mới chịu đứng cùng một chiến tuyến.
Ở bên ngoài nước Pháp trận Crécy có tác động ít đến nghệ thuật quân sự của các quốc gia hơn là người ta dự đoán mặc dù các cung thủ và kị sỹ người Anh đã nhanh chóng được hoan nghênh như là những lính đánh thuê ở Italia. Carlo Grimandi một lần nữa lại chở thành Lãnh chúa của Monaco và là nhà thầu quân sự hàng đầu trong việc tuyển dụng lính đánh thuê người Genova, và rồi ông ta cũng phục hồi đầy đủ để tham gia những cuộc viễn chinh khác trước khi chết vào năm 1357. Ranieri-con trai ông cũng gần như chở thành vua của Menton, và vẫn là một người chư hầu trung thành của nước Pháp cũng như hầu hết các thành viên khác của gia đình Grimaldi. Hậu duệ của Carlo Grimaldi vẫn sở hữu Monaco cho đến ngày nay.

Trận Poitiers năm 1356 

Những sự kiện lớn giữa Pháp và Anh trước khi xảy ra trận Poitiers
Năm 1347 Vùng Bearn tự tuyên bố là một tiểu quốc độc lập bởi Bá tước Gaston Phoebus của Foix nhưng không được nhà vua Pháp chấp nhận. Bệnh dịch “ Black Death” loang tới Marseilles.
Năm 1349 Vùng Dauphine được mua lại từ Đế chế La Mã Thánh thần, chiếm được vùng Montperllier từ tay của xứ Aragon
Tháng 12 Bá tước Lancaster đột kích vào vùng Languedoc tới tận Toulouse sau đó lại phải tháo chạy.
Năm 1349 -> 50 Người Pháp chiếm lại các vùng Prigny, Bouin, Beauvoir và Noirmoutier ở phía nam vùng Brittany từ tay người Anh và các đồng minh của họ.
Năm 1351 -> 52 Người Anh thiết lập các đơn vị đồn trú ở tỉnh Quercy, mặc dù các thị trấn trung tâm vẫn nằm trong sự kiểm soát của người Pháp.
Năm 1355 Tháng 10 -11 Cuộc Đại đột kích của Hoàng tử xứ Wales vào vùng Languedoc đã với tới Narbon.
Tháng 11 Các đợt tấn công du kích được tiến hành bởi vua Edward III từ Calais đã tới Hesdin, nhưng nhà vua đã rút lui khi đối mặt với quân Pháp từ Amiens.
Tháng 12 ( tới tận tháng 2 năm 1356) Nhiều thị trấn ở các tỉnh Perigord, Guyenne và Agenais bị chiếm bởi quân Anh.
Năm 1356 Tháng 6 Đại diện của các thị dân vùng Languedoc tập hợp tại Beziers để bàn cách hợp tác phòng thủ.
Ngày 19 tháng 6 Bá tước Stafford mang thêm quân tăng viện và chỉ thị của vua Edward III tới Hoàng tử Đen tại Bordeaux
21 tháng 6 Phái đoàn hòa giải của Giáo hoàng rời Avignon và hướng đến triều đình Pháp.
Tháng 6 ->7 Bá tước Lancaster tiến hành đột kích khắp vùng Normandy.
Tháng 7 Southampton được tuyên bố là điểm lên tầu cho một cuộc viễn chinh tới nước Pháp. Vua John II của Pháp cử Bá tước Poitiers tới Bourges để tập hợp quân đội.
Ngày 6 tháng 7 Hoàng từ xứ Wales tiến đến La Reole, đây là điểm tập hợp của quân đội người Gascon ( quân đội người Pháp thân Anh).
Ngày 12 tháng 7 Vua John tiến hành bao vây Breteuil
Đầu tháng 8 Hạm đội của người Aragon đã đến sông Seine, bá tước Poitiers thiết lập sở chỉ huy của ông ta ở Bourges
Tháng 8 ( hoặc đầu tháng 9) Bá tước Lancaster tiến quân với mục đích hỗ trợ cho Hoàng tử xứ Wales
Ngày 4 tháng 8 Quân đội của Hoàng tử Đen đến được Bergerac được chia ra thành nhiều toán quân nhỏ để phòng thủ xứ Gascony.
Ngày 9 tháng 8 Hoàng tử Đen tiến tới Brantome
Ngày 10 tháng 8 Hạm đội của xứ Aragon đã chặn đứng việc chuyển quân tiếp viện từ Southampton đến Pháp.
Ngày 12 tháng 8 Hoàng tử xứ Wales tiến đến Rochechouart.
Ngày 18 tháng 8 Bá tước Poitiers rút khỏi Bourges và thiết lập một sở chỉ huy mới ở Decise vào ngày 21 tháng 8, ông nhận được lệnh phải giữ được vùng Loire tới khi nhà vua và nhà Dauphin ( hoàng tộc của Pháp thời đó) tới và tăng viện cho ông.
Ngày 20 tháng 8 Quân đồn trú người Navarres tại lâu đài Breteuil đã đầu hàng trước vua John.
Ngày 22 tháng 8 Hoàng tử xứ Wales tiến đến vùng Argenton.
Ngày 7 tháng 9 Hoàng tử xứ Wales đến được Tours và thiết lập sở chỉ huy tại Montlouis, các cuộc tấn công của người Anh vào Tours đều thất bại.
Ngày 8 tháng 8 Quân đội của nhà vua John đến được Meung-sur-Loire.
Ngày 10 tháng 9 Vua John hội binh với Bá tước Poitiers, vượt sông Loire và hành quân đến Amboise.
Ngày 11 tháng 9 Hoàng tử xứ Wales rút lui về phía nam, vượt qua sông Cher và Indre để đến Montbazon.
Ngày 12 tháng 9 Phái đoàn hòa giải của Giáo Hoàng đến gặp Hoàng tử Đen, cũng khoảng ngày hôm đó Quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Charles Dauphin ( sau này là vua Charles V của Pháp) đã tới Tours, vua John hành quân từ Amboise về hướng Poitiers.
Ngày 13 tháng 9 Hoàng tử Đen đến được thành phố La Hay thuộc vùng Creuse. Vua John đến được vùng Loches.
Ngày 14 tháng 9 Vua John đến La Haye. Hoàng tử Đen đến đến được Châtellerault và ở lại đó 3 ngày với hy vọng liên lạc được với Công tước Lancaster-người đã không thể vượt sông Loire.
Ngày 15 tháng 9 Vua John đến được vùng Chauvigny
Ngày 17 tháng 9 Hoàng tử Đen rời vùng Châtellerault, ông ta đến được vùng Chauvigny-Poitiers và thấy rằng quân Pháp đang tiến về Poitiers, đại úy de Buch tấn công vào hậu quân Pháp tại La Chaboterie, quân Anh rút lui và đóng trại trong rừng.
Ngày 18 tháng 9 Người Anh phát hiện ra rằng quân Pháp hạ trại ở giữa Poitiers và Savigny-Levescault, Hoàng tử xứ Wales dàn quân đội của ông ta ở phía Bắc của Nouaillé.
Ngày 19 tháng 9 Nổ ra trận Poitiers, Hoàng tử xứ Wales đánh bại và bắt tù binh vua John II.
Ngày 21 tháng 10 Liên quân Anh-Gascon hành quân về phía nam từ Poitiers.
Ngày 29 tháng 9 Charles Dauphine tiến vào Paris để thành lập một chính phủ Pháp mới.
Cuối tháng 9 Công tước xứ Lancaster rút lui về Brittany.
Ngày 3 tháng 10 Quân Anh và những người Breton ủng hộ họ đã bao vây không thành công Rennes.
Tháng 10 năm 1356 tới tháng 1 năm 1358 Liên quân Anh-Navarrese chiếm được phần lớn những vùng lãnh thổ của Normandy.
Tháng 12 Vùng Pont-Audemer bị tái chiếm bởi Charles Dauphine.
Trong phần lớn thời gian Trung cổ, chế độ xã hội của Pháp và Anh rất giống nhau, đặc biệt là trong các vùng trung tâm của phía Nam nước Anh và miền Bắc nước Pháp. Hơn nữa giai cấp thống trị của Anh vẫn nói tiếng Pháp và phần lớn có nguồn gốc Pháp. Ngược lại có sự khác biệt đáng chú ý trong văn hóa, ngôn ngữ và pháp luật từ miền nam nước Pháp vốn là di sản của nền văn hóa La Mã -Địa Trung Hải. Vì vậy, rất hài hước khi những tài sản đất đai lớn nhất trên đất Pháp lại thuộc về nước Anh và những đồng minh trung thành nhất của Pháp lại ở vùng Aquitaine (một vùng đất đã từng thuộc về nhà Plantagenet) ở phía tây nam Pháp, ở đó mặc dù không phải là vùng thuộc Địa Trung Hải, nhưng nó vẫn bảo quản nền văn minh Romano-Christian trong suốt thời gian đầu thời trung cổ.
Trong những thập niên đầu của cuộc chiến tranh trăm năm giữa nước Pháp và nước Anh người ta đã thấy hai chiến thắng đáng chú ý của người Anh. Đầu tiên là chiến thắng trên biển, gần cảng Sluvs năm 1340. Chiến thắng thứ hai gây nhiều ngạc nhiên hơn đối với các quốc gia châu Âu khác-đó là việc vua Edward III đã đánh bại và ghiền nát quân đội của vua Philip VI tại trận Crécy trong năm 1346. Đột nhiên, một vương quốc đã được ghi nhận vì hòa bình và thịnh vượng hơn là sức mạnh quân sự thu được từ danh tiếng của một quân đội có hiệu quả chiến đấu cao và các cung thủ trường cung vốn ngày càng được tôn trọng.
.
Hai năm sau thất bại ở Crécy, nước Pháp lại phải chịu một thảm họa lớn hơn với sự xuất hiện của Black Death-đó là bệnh dịch hạch vốn đã nhanh chóng lan rộng trên hầu như tất cả các châu Âu, nhưng dường như mới nhập vào Pháp qua cảng Địa Trung Hải và bùng phát mạnh ở thành phố cảng Marseilles. Hàng triệu người chết trong nhiều đợt dịch bệnh và một số sử gia cho rằng có đến nửa dân số Pháp đã thiệt mạng vì bệnh dịch này.
Không có gì đáng ngạc nhiên, Black Death đã làm cho cuộc chiến giữa Anh và Pháp phải tạm dừng. Thậm chí bệnh dịch hạch đã tác động đến sự sẵn có của những đàn ngựa bởi vì nó làm sụp đổ nền kinh tế dân cư ở vùng nông thôn, điều có nghĩa là không có đủ thức ăn để giữ cho những đàn ngựa còn sống. Đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng, bởi vì vào giữa thế kỷ 14 Chiến tranh Trăm năm là một cuộc chiến tổng lực trên cả mặt trận quân sự lẫn kinh tế và nó đã mang lại sự căng thẳng nghiêm trọng về tài chính cho cả hai phía.
Khi John II lên ngôi của Pháp năm 1350, ông thừa hưởng một vương quốc bị suy yếu do nạn đói, bệnh tật và hàng loạt các cuộc tấn công cướp phá trên diện rộng của người Anh. Vị vua trẻ tuổi đã cai trị vương quốc với sự hỗ trợ của một nhóm nhỏ các Đại qúy tộc cấp cao và các đại diện của các tầng lớp quý tộc thấp hơn. Họ đều đồng thuận rằng việc cần thiết trước mắt là phải có những thứ như những sắc thuế mới. Những lãnh chúa mạnh nhất thường hội họp với nhà vua của họ trong căn cứ quyền lực địa chính trị của riêng họ và không giống như Nghị viện Quý tộc Anh, Quốc-Hội Pháp vẫn chưa phát triển. Mặt khác vua John II đã có nhiều cố gắng để cải cách chính phủ, củng cố quyền lực của hoàng gia và tăng cường sức mạnh của quân đội Pháp để có thể trỗi dậy sau những thất bại bất chấp sự khinh miệt của người Anh. Để tiếp tục kiểm soát cái chính phủ vừa mới tái cơ cấu của mình, John II đã từ bỏ lối sống lưu động giống như của Philip VI-cha của ông và dành phần lớn thời gian của mình sống ở trong hoặc gần Paris. Ông cũng đã chọn ra ba Giáo sỹ cao cấp ( giáo sỹ là tầng lớp trí thức của châu Âu thời Trung cổ ) từ tầng lớp quý tộc để làm việc như những nhà lãnh đạo quân sự và giúp đỡ ông trong việc tiến hành cải cách tổ chức trong thời gian các hiệp định ngừng bắn với nước Anh được kéo dài. Tất nhiên là không phải tất cả các chính sách mới của vua John đều là đúng đắn chẳng hạn như vào năm 1352 ông đã gả con gái của mình cho vua Charles của Navarre – vốn được biết đến trong lịch sử như là Charles the Bad ( gã tồi tệ). Sự kiện này sẽ gây ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng trong tương lai từ Charles của Navarre vì ông này cho rằng mình có quyền lên ngôi vua của nước Pháp.
Vào năm 1355 khoảng thời gian tồi tệ nhất của bệnh dịch hạch đã qua và vương quốc đang ở giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, quân đội dã chiến của Pháp trong những năm của thập kỷ 1350 nhỏ hơn một cách đáng kể hơn so với chính nó hồi ở Crécy. Theo các cải cách của vua John II, quân đội thu nhỏ lại hơn nhưng vẫn cần phải có hiệu quả hơn. Ví dụ, năm 1351 nhà vua ra lệnh rằng tất cả các tay nỏ đang phục vụ cho ông được cung cấp với một chiếc dây cu roa để tăng sức mạnh và kích thước vật lý của cây nỏ. Ở những nơi khác, hình thức phòng thủ truyền thống của các đô thị đã bị lãng quên trong những thập kỷ hòa bình trước khi nổ ra chiến tranh Trăm năm, đặc biệt là ở Poitou nơi mà quân Anh đã tiến hành các cuộc đột kích khốc liệt vào năm 1356 và lên đến đỉnh điểm là trận Poitiers. Bằng những nỗ lực đáng kể đã được thực hiện để phục hồi và cải thiện hệ thống guet, arrirere-guet ( tiếng Pháp nên chịu ) và hệ thống phòng thủ ở các thành phố và thị xã. Ví dụ như ở Chatellerault những guetteur hoặc `đài quan sát ‘ là những người được đề cử bởi hội đồng thành phố để canh chừng trên chiếc đồng hồ từ tháp chuông của nhà thờ thánh St. Jacques. Đáng buồn là những nỗ lực này tỏ ra quá chậm và không hiệu quả để có nhiều ảnh hưởng vào năm 1356. Tương tự, những cố gắng để tăng cường hệ thống công sự ở đô thị và các lâu đài có rất ít ảnh hưởng và nhiều sử gia đã đổ lỗi cho thất bại vào các cải cách của vua John và sự ‘phản bội’ của các tầng lớp quý tộc trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự vì họ đã tỏ ra ích kỷ, chỉ tìm cách bảo vệ quyền lợi cá nhân, bè phái và vô kỷ luật.
Trong khi đó tại Anh có ít nỗ những lực cải cách hơn vì quân đội Anh đã chứng tỏ được tính hiệu quả của họ. Trong thực tế những thành công ban đầu của vua Edward đã được nhìn nhận như bằng chứng của sự hỗ trợ của Chúa cho sự nghiệp của ông. Sau khi trận chiến Crécy kết thúc, Joltn Erghome của Yorkshire đã viết: “Thiên Chúa đã ban cho người Anh sức mạnh của vũ khí trong cuộc chiến chống người Pháp vì lợi ích mà họ có trong vương quốc Pháp”… Tuy nhiên sau đó có một mối quan tâm lớn rằng người Pháp sẽ tìm cách lừa người Anh về những khoản chiến lợi phẩm của chiến thắng qua việc ký các hiệp ước hòa bình, các điều ước quốc tế và ngoại giao quanh co. Thậm chí người Anh ngày càng nghi ngờ rằng Giáo hoàng đã ủng hộ Pháp ( có vẻ như đây cũng là một nguyên nhân để người Anh tách riêng ra thành lập Giáo hội Anh giáo ). Cùng với những điều này là nỗi sợ bị người Pháp trả thù bởi vì từ trước đến lúc đó nước Pháp vẫn là một cường quốc lớn và lâu đời.
Vào gần thời gian đó, quan điểm truyền thống của Anh về việc được hưởng lợi từ những chiến thắng ban đầu của họ đã bị thách thức, ít nhất là tại những khía cạnh mà chính phủ Anh đã quan tâm tới, kể cả việc chi phí của các cuộc chinh phạt ngày càng rất lớn. Tuy nhiên, chắc chắn là có một số cá nhân được hưởng lợi từ những chiến dịch thành công. Mặc dù quân đội thời trung cổ là rất nhỏ so với tiêu chuẩn hiện đại và dân số thời trung cổ cũng rất ít nên số đàn ông tham gia quân đội đôi khi tương đương với 10 -> 15 % số nhân lực sẵn có nếu nếu so sánh với thời hiện đại. Ngoài ra ý tưởng cho rằng khi quân đội Anh ra khỏi đất nước của họ thì họ được “người Pháp trả tiền ” là một suy nghĩ sai lầm. Những cuộc chinh phạt Quân sự lớn cần đế một số tiền rất lớn cũng như lừa, ngựa, thức ăn gia súc và phương tiện vận chuyển. Cũng không phải những người đàn ông tham gia vào các chiến dịch này chỉ đơn thuần là những chiến sỹ-những kẻ vô tích sự trong thời bình. Ngược lại, trong họ bao gồm cả một số những người dân có tay nghề cao. Các Lãnh chúa quý tộc bị mất nhiều người thuê đất của họ và những người hầu cận một cách vĩnh viễn nếu họ bị tử trận. Nhưng cái giá phải trả cho bên thua thậm chí còn lớn hơn nhiều. Ngay cả khi có người còn sống sót, tiền chuộc để phóng thích những người bị giam cầm có thể sẽ phá hủy nhiều gia đình một cách vĩnh viễn.
Một thắng lợi lớn cho người Anh trong giai đoạn đầu tiên của Cuộc chiến Trăm năm là việc chiếm đóng Calais trong năm 1347. Sự kiện này giúp cho sự thống trị của người Anh ở Straits Dover thêm vững vàng và để củng cố thắng lợi này chiếc cảng đã được gia tăng dân số bằng người định cư Anh. Các cuộc đột kích của Hải quân Pháp vào bờ biển Anh đã bị triệt phá và sẽ không thể phục hồi cho đến thập kỷ 1370, mặc dù vẫn còn một số cuộc tấn công lẻ tẻ. Một điểm quan trọng tương đương là sự an toàn của tuyến vận chuyển đường biến đến và đi từ nước Anh tới vùng Aquitaine. Tuyến đường biển này sẽ tồn tại một cách an toàn cho đến khi Hạm đội tàu galley của xứ Castilian vốn là đồng minh của người Pháp xuất hiện tại English Channel.
Khi những hoạt động quân sự lớn lại được tiếp tục trong năm 1355, người Anh lại tiếp tục chiến lược trước đây của họ, đó là đột kích một cách sâu rộng vào các vùng Normandy, Brittany và các vùng đất tại tỉnh Aquitaine thuộc sự cai quản của người Pháp và gây ra những hậu quả khốc liệt cho họ. Trong khi vua Edward III của Anh cho triệu tập Nghị viện của ông ta thì vua John II cũng cho mời Etáts Generaux, hay là States General ( một hội đồng quý tộc nhưng chưa phát triển được thành Nghị viện ) vào cung điện của ông. Ngày mùng 1 tháng 9 năm 1355 vua Pháp yêu cầu ra lệnh tổng động viên và trong 10 tháng quân đội của ông đã đạt được một số chiến thắng nhỏ. Về phía người Anh, ba cuộc tấn chevauchée ( càn quét, cướp bóc ) quy mô lớn đã được tiến hành, nhưng chỉ có một cuộc có thể được coi là thành công. Cuộc chevauchée của Vua Edward III từ Calais là một thất bại, trong khi đó cuộc càn quét được chỉ huy bởi Công tước Lancaster tại Normandy cũng tương tự chỉ đạt được những kết quả ít ỏi vì các cuộc đàm phán với Charles Navarre đã bị phá vỡ.
Ngược lại, cuộc hành binh của Hoàng tử xứ Wales từ Bordeaux trên bờ biển Đại Tây Dương của Pháp đến thành phố Narbonne ở đầu bờ Địa Trung Hải đã gây ra thiệt hại rất lớn. Hiệp ước Valonges ký vào ngày 10 tháng Chín năm 1355 đã hoà giải mâu thuẫn giữa vua John II Pháp và vua Charles của Navarre ( dù là chỉ tạm thời ). Sự kiện này được xem như là một mối đe dọa đến lợi ích của người Anh và vì vậy Edward III đã ra lệnh cho con trai ông-Hoàng tử Edward của xứ Wales – người sau này sớm được biết đến như là Hoàng tử đen – khởi động một cuộc chevauchee lớn qua các vùng đất của Jean d’Arrnagnac, một người ủng hộ chính của vua John II ở phía tây nam nước Pháp. Trước khi đoàn chinh phạt này xuất quân vua Anh đã cho triệu tập Nghị viện mà nội dung của cuộc họp theo Chandos Herald là: ” Tất cả đã đồng ý để cử Hoàng tử xứ Wales tới xứ Gascony, bởi vì ông này rất nổi tiếng ở đó và tấn phong cho ông ta ngay lập tức để ông có thể lên đường với các chỉ huy là những quý tộc như Bá tước Warwick, Bá tước Salisbury, Bá tước Suffolk / Ufford, Bá tước Oxford, Bá tước Stafford, Sir Bartholomew de Bulghersh, Sir John Montagu, Lord Despenccr, Lord Mohun, Reginald Cobham, cùng với Chandos và Audley là hai có người có danh tiếng lớn được bổ nhiệm làm cố vấn …” Sau đó hầu hết các quý tộc này đều nổi bật trong trận Poitiers.
Vào cuối tháng 9 năm 1355, khoảng 1000 kị sỹ, 1.000 con ngựa, 300-400 bộ binh cung thủ và 170 tay giáo người xứ Wales đã khởi hành trước để đi Plymouth. Hòang tử cũng đã “giao kèo” với vua Edward để được cung cấp thêm 433 kị sỹ, 400 con ngựa thiết giáp và 300 bộ binh cung thủ, ông cũng cần ít nhất 833 con ngựa ngoài những con ngựa của các chỉ huy, của đoàn tùy tùng của họ và nhân viên hành chính cần thiết chứ không đề cập đến những toa xe và súc vật để chở hành lý. Một số kị sỹ được phép mua ngựa ở Gascony và những con ngựa để thay thế cho những con sẽ bị giết trong chiến đấu cũng được tìm ở đó, tất cả đều được định giá trị bởi vị Nguyên soái của Bordeaux. Những con ngựa được vận chuyển trực tiếp từ Plymouth đã chắc chắn được ‘thẩm định’ (giá trị) và đánh dấu bởi John Gevncourt và các trợ lý của ông, trong khi hai chiếc phà khác dùng để chở quân và Larnbkyn Sanddler cung cấp một số đồ trang bị cho chính ngựa của Hoàng tử xứ Wales.
Vì các trang bị quân sự phù hợp rất hiếm có ở Aquitaine, mà phần nhiều chúng được gửi đến từ nước Anh. Theo quấn sổ ‘Đăng ký’ hoặc văn bản chính thức của Hoàng tử đen, Robert Pipot của Broukford đã được cử quay trở lại nước Anh: để mua cho ông ta (Hoàng tử xứ Wales ) một ngàn cây cung, hai ngàn sợi dây cung và bốn trăm bó tên, nhưng đã không thể mua được tên ở Anh vì nhà vua ( Edward III) đã cho tịch thu để sử dụng tất cả các mũi tên có thể được tìm thấy ở đó, lúc này Hoàng tử phải cử Robert đến từng phần của thành phố Chester để bắt giữ chính những Fletcher [ những thợ thủ công chế tạo tên] để tiếp tục sản xuất tên cho Hoàng tử cho đến khi nhu cầu của ông này về các mũi tên được thỏa mãn. Hoàng tử cũng cử người đến Lincoln để tìm mua cung tên và Cornwall để tìm ngựa cho các cung kị của ông.
Khi Hoàng tử đen đến được Bordeaux trong năm 1355, một số lãnh chúa quan trọng ở địa phương đã đến gặp ông: Đó là hoàng thân d’Albret, Lord Montfferat, Mussidan, Roson, Curton và Amenien de Fossard và Đại Lãnh chúa của Pommiers và rất nhiều các hiệp sỹ quý tộc cùng với Lord Lesparre. Kết quả là khi quân đội của Hoàng tử khởi hành vào ngày 05 tháng 10 họ có sự tham gia của rất nhiều binh lính ở địa phương xứ Garcon, bao gồm cả viên đại úy de Buch. Cuộc chevauchée tiếp theo có thành tích rất đáng ghi nhận, họ ( liên quân Anh & Gascon ) hành quân trên 1.100 km (684 dặm) từ Bordeaux đến Narbonne và quay trở lại. Thậm chí Hoàng tử Edward còn định tấn công cả Toulouse nhưng việc này đã được chứng tỏ là quá khó khăn không có các dụng cụ bao vây thích hợp.
Thay vào đó, Hoàng tử vội vã vượt qua các con sông Ariege và Garonne sau đó gây sức ép vào hướng đông-những khu vực trước đây chưa bị chạm tới, quân đột kích của ông đã gây ra những thiệt hại rất lớn cho vùng này. Ngay cả những vùng ngoại ô của Carcassonne đã bị đốt phá, mặc dù các thành lũy và tòa thành của nó là không thể công chếm. Những gì tương tự cũng đã xảy ra tại Narbonne nơi mà sự kháng cự của tòa thành đã thuyết phục Hoàng tử xứ Wales rằng đây là thời gian để rút lui. Quân đội của ông bắt đầu tiến hành rút lui một cách thành công bất chấp trời mưa to, con đường qua Noddy và con sông Garonne bị ngập lụt họ vượt qua chúng một cách an toàn.
Hơn 500 khu dân cư, làng mạc và thị trấn được cho là đã bị đốt phá trong cuộc chevanchée của Hoàng tử đen trong năm 1355, và chiến dịch này đã trở thành một thảm họa cho vùng Languedoc ở miền nam nước Pháp ngay sau bệnh dịch Black Death. Hơn nữa quân đội Pháp đã bị suy yếu do có sự bất hòa giữa Bá tước Armagnac và vị Nguyên soái của vua. John II ở trong khu vực này, khiến cho họ không thể chống lại các cuộc hành quân chevanchée của Liên quân Anh-Gascon. Mặt khác quân đội của Hoàng tử đen bị mất quá nhiều ngựa: điều này được đổ lỗi khoảng cách hành quân quá xa. Trong thực tế tỷ lệ tiêu hao có lẽ bởi vì những con vật này đã không được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi đến từ nước Anh và do đó chết vì bị lây sốt hoặc vì kiệt sức.
Sau cuộc tấn Narbonne của mình, Hoàng tử đen đã trú đông tại Bordeaux và quân đội của ông được chia làm bốn phần đóng tại các thành lũy, hoặc các thị trấn có tăng cường phòng thủ như La Réole, Sainte-Foy, Saint-Emilion và xung quanh Libourne. Đại úy de Butch, Chandos và Audley trú qua một phần mùa đông ở trong doanh trại mở và một phần tiến hành giao tranh xa hơn với quân Pháp ở xung quanh thị trấn Agen, Cahors và Porte Sainte-Marie, thậm chí họ còn tấn công cả vào lâu đài Perigueux.
Đáp lại thì quân đội Pháp đã tận dụng mùa đông năm 1355/56 một cách thành công và chiếm lại hơn 30 thị trấn và tòa lâu đài. Tuy nhiên, tin tức nhà vua Pháp đang huy động tiền để có một quân đội để đối phó với người Anh đã dẫn đến việc đồng tiền của Pháp bị mất giá một cách thảm hại. Sau đó còn tệ hơn nữa là việc John II lại cãi vã với vua Charles của Navarre và trong tháng 4 năm 1356 nhà vua đã tống ông này vào tù với tội phản quốc. Vì là vua của vùng Navarre-Charles là thành viên của Hội đồng quý tộc cao cấp của Pháp và có những vùng đất rộng lớn nằm trong lãnh thổ Pháp. Kết quả là Philip-em trai của Charles de Navarre đã thành lập một liên minh với vua Edward III của Anh. Sự kiện này đã mở ra những lợi thế về mặt chiến lược cho người Anh không chỉ ở phía tây nam nước Pháp mà còn ở cả miền Bắc nơi mà Philip đang nắm giữ những vùng đất đai lớn. Lúc này nhà vua Pháp không thể triển khai tấn công để phản ứng lại liên minh của Philip với kẻ thù, trong khi đó người Anh đã có một lý do để tấn công vì những tài sản của Philip de Navarre bị đe dọa.
Trong tháng 01 năm 1356 Hoàng tử đen đã tiến hành các cuộc tấn công để duy trì áp lực lên người Pháp ở Aquitaine. Bá tước của Warwick hoạt động trong vùng thung lũng Garomle, đi ngược dòng từ La Reole rồi chiếm Tortneins và Lairac. Các Bá tước Suffolk, Oxford và Salisbury đã dẫn đầu những cuộc đột kích đối vào Notre Dame de Rocamadour, trong khi Bartholomew de Burghersh tiến hành đột kích xa tới tận Cognac và Saintonge. Đại úy de Buch cũng hoạt động trong vùng này và lập các đơn vị đồn trú tại Rochefort, Tonnay và Taillebourg.
Sau đó Chandos và Audley rời Libourne đến thung lũng Garonne tới tận Agen, vùng này vốn được bảo vệ bởi chính Jean d’Armagnac. Tuy nhiên, vị chỉ huy quân Pháp này chỉ ở lại bên trong thị trấn được bảo vệ trong khi quân Anh tiến hành tàn phá vùng xung quanh sau đó đột kích đến tận Cahors và Porte Sainte-Marie trước khi hướng về phía Bắc tới tận Périgod. Tại đây Bá tước của Perigord đã lo sợ về một cuộc tấn công của quân Anh và yêu cầu anh trai của mình-Đức Hồng Y Talleyrand nhờ Đức Giáo Hoàng thuyết phục người Anh rời khỏi thành phố của ông. Hoàng tử Đen đã được hứa hẹn là sẽ được trả rất nhiều tiền nhưng ông này đã bị từ chối và nói rằng việc của ông là để tiến hành trừng phạt những người đã ‘nổi loạn’ chống lại quyền lực của cha ông ta tại Aquitaine. Sau đó Perigueux đã bị bắt bởi Đại úy de Captal Buch và thiết lập một lực lượng đồn trú trước khi Đại úy lại đi đánh chiếm nhiều khu vực phía đông của Saintonge.
Danh sách những vị trí bị người Anh chiếm đóng trong thời gian này là rất dài đến tháng 5 năm 1356 có tới hơn 30 thị trấn và lâu đài đã bị người Anh chiếm, đây là những vùng vốn thuộc về một phần của ‘đế chế’ Angevin tại vùng Aquitaine, đã được “phục hồi” dưới sự cai trị của Vương quyền Anh. Và một điều quan trọng đáng kể là Hoàng tử Edward đã giành lại lòng trung thành của rất nhiều lãnh chúa người Gaston. Các lãnh chúa này đã cung cấp người cho cuộc Chevauchée mà cuối cùng đã dẫn đến trận Poitiers. Điều quan trọng hơn là có nhiều lãnh chúa ở vùng biên giới phía tây bắc của vùng người Anh cai trị ngả về phía họ. Tại đây những người như Durfort, Caumont, Galard và D’Albret được xem như là những người gió chiều nào che chiều đó về chính trị, điều này cho thấy thái độ và sự đồng cảm của tầng lớp quý tộc người Garcon ở địa phương. Tuy nhiên người Pháp vẫn còn nắm giữ một số đơn vị đồn trú ở phía tây của sông Garonne, ở sâu bên trong vùng lãnh thổ này- vùng vốn bị thống trị bởi hoặc người Anh hoặc lực lượng ủng hộ người Anh.
Những đội quân tiếp viện khác được yêu cầu gửi tới từ nước Anh vào đầu năm 1356, điều này được thể hiện ở trong một bức thư của Hoàng gia ( Anh ) còn sót lại, bức thư đã chỉ thị cho Trung úy của Tòa án Tư pháp và Viên thị thần của quận Chester “… đến nổi mà nhà vua đã ra lệnh gửi cấp tốc ba trăm cung thủ cho Hoàng tử xứ Wales tại Gascony từ đại đội của Sir Richard de Stafford và khoảng hai trăm trong số họ đến từ quận Chester và một trăm người còn lại đến từ những nơi khác theo yêu cầu, đây là hai trăm cung kị tốt nhất mà họ tuyển chọn được…”. Mười ngày sau đó một mệnh lệnh khác yêu cầu 300 cung thủ tăng cường nữa được thêm vào con số này. Những tuyển dụng khác cho cuộc viễn chinh của Hoàng tử đen trong năm 1356 đã thu hút người từ Westmoreland, Yorkshire và thậm chí cả từ nước Đức.
Vào đầu mùa xuân 1356 có lệnh trưng thu những con ngựa mới cho đội quân của Hoàng tử xứ Wales. Súc vật thồ hoặc ngựa kéo xe được đặt mua và Cornwall-người nhận trách nhiệm thu mua của Hoàng tử đã đặt mua 30 con vật có khả năng mang hành lý cao nhất sẵn có cũng như cung cấp 30 người giữ ngựa. Tương tự các Bá tước của Warwick, Suffolk, Salisbury, Oxford và Stafford có những con ngựa khỏe mạnh được gửi từ nước Anh trong hai chiếc tàu vận tải vốn được để dành để chở súc vật và thực phẩm của họ. Trong khi đó súc vật, thực phẩm cũng đang được trưng thu cho chiến dịch của Công tước Lancaster tại Normandy, do đó rõ ràng ngựa và các sản phẩm từ nông nghiệp của nước Anh đang được kéo tới giới hạn. ( Sau này ngựa và lương thực của luôn được nhập khẩu từ các nước thuộc địa của họ)
CHỈ HUY CỦA CÁC BÊN ĐỐI ĐỊCH 
Chỉ huy của người Anh
Edward-Hoàng tử đen là chỉ huy chung của các cuộc tấn công lớn hoặc chevauchée vốn lên đến đỉnh điểm là trận Poitiers. Ông vốn được sinh ra tại Woodstock vào ngày 13 tháng 6 năm 1330, ông là con trai cả của vua Edward III của nước Anh và Philippa của Hainault, ông được chỉ định làm Hoàng tử xứ Wales vào ngày 12 tháng năm 1343 và qua đời ở Westminster vào ngày 8 tháng 7 năm 1376, một năm trước khi người cha của ông qua đời. Là người thừa kế ngai và.ng Anh quốc, ông đã phải gánh vác những nhiệm vụ lớn lao từ khi còn nhỏ, ông trở thành Bá tước của Chester từ lúc 3 tuổi, Công tước của Cornwall vào lúc 6 tuổi. Năm 1338 Hoàng tử trở thành biểu tượng của “Người giám hộ của chế độ ” trong suốt cuộc xâm lược đầu tiên của Vua Edward III vào nước Pháp. Ông bắt đầu tham gia vào cuộc Chiến tranh Trăm năm từ năm 1345 và chỉ một năm sau đó Hoàng tử Edward đã giành cho chính bản thân ông chiếc “ Đinh thúc ngựa “ trong trận chiến Crécy nơi ông chỉ huy đội quân tiên phong của người Anh. Có thể ông có được biệt hiệu Hoàng tử Đen là do sự tàn nhẫn của chính ông trong chiến dịch Narbonne năm 1355. Tuy nhiên Hoàng tử đen thực sự có được danh tiếng về mặt quân sự một cách thần túy sau chiến thắng của ông tại trận Poitiers, trong khi cá nhân của ông cũng được hưởng lợi trước những cư xử nghĩa hiệp của ông với vua Pháp vốn bị bắt làm tù binh. Mặc dù được người đương thời ca ngợi như là một “hiệp sĩ hoàn hảo”, danh tiếng về sự mã thượng của Hoàng tử đến từ lại đến từ các giải đấu hơn là từ chiến tranh. Rõ ràng là ông thiếu kỹ năng để trở thành người cai trị ở Aquitaine và không bao giờ nhận được sự ủng hộ chính thức của giới quý tộc xứ Gascon. Năm 1370 Hoàng tử Đen bị ốm nặng và phải tiến hành chiến dịch cuối cùng của ông trong khi được mang trên một chiếc cáng. Việc ông đối xử một cách dã man cư dân của thành phố Limoges trong thời gian chinh phục của cuộc viễn chinh này đã làm cho danh tiếng của ông bị suy giảm mạnh. Tuy nhiên danh tiếng của Hoàng tử Đen đã được sùng bái như những Anh Hùng một cách phổ biến trong các tầng lớp hiệp sĩ Anh và Pháp trong thế kỷ 15.
Các quý tộc cao cấp chỉ huy các đơn vị khác nhau của quân đội của Hoàng tử Đen trong các chiến dịch của năm 1356. Một trong số đó là Thomas Beauchamp-Bá tước của Warwick-ông được sinh ra trong khoảng năm 1 313 hoặc 1314. Các kinh nghiệm quân sự đầu tiên mà ông có được là trong các cuộc chiến tranh với người Scotland ở thập kỷ cuối những năm 1330. Được bổ nhiệm làm Thống chế của Anh quốc vào năm 1344-> 1346, ông đã chiến đấu ở Crécy và tham gia cuộc bao vây Calais. Năm 1352 Bá tước Warwick đã trở thành đô đốc của một Hạm đội tại phía tây nam nước Anh, ông đã được phong làm nguyên soái trong đạo quân của Hoàng tử đen trong năm 1355 -> 56 và đã chiến đấu tại Poitiers, nơi ông bắt tù binh Giám mục của Sens. Thomas Beauchamp chết vì bệnh dịch hạch tại Calais trong năm 1369.
William Montague-Bá tước Salisbury, sinh năm 1328 ở trong một gia đình đại quý tộc vốn ủng hộ vua Edward III một cách mạnh mẽ. Bản thân William được tấn phong hiệp sỹ cùng với Hoàng tử Edward vào lúc bắt đầu của chiến dịch Crécy. Tuy nhiên, mối quan hệ của vị Bá tước trẻ với Hoàng tử Đen thường rất căng thẳng, đặc biệt là tới số phận của vùng Denbighshire mà cả hai cùng cực kỳ quan tâm. Được chỉ định làm Nguyên soái của quân đội của nhà vua Edward III tại Pháp, ông gia nhập đội quân của Hoàng tử đen tại Aquitaine và đóng một vai trò chỉ huy hàng đầu tại trận chiến Poitiers. Năm 1360 Bá tước Salisbury đã tham gia thương lượng Hiệp ước Bretigny. Trong cuộc nổi dậy của Nông dân ở Anh quốc, ông là cố vấn của Richard II-vị vua trẻ tuổi con trai của Hoàng tử Đen. Người ta cho là vị Bá tước này đã vô tình giết chết người con trai của chính mình trong một cuộc tỉ thí. Trong năm 1397 được phong làm Thống đốc Calais nhưng ông đã chết trong cùng năm đó.
Robert Ufford-Bá tước Suffolk, một trong những chỉ huy giàu kinh nghiệm nhất trong quân đội Anh tại chiến dịch Poitiers. Được sinh ra trong năm 1298, ông kế thừa đất đai của mình mình bởi anh trai của ông chết trẻ. Làm Đô đốc của hạm đội Anh trong năm 1337, ông bị bỏ tù ba năm sau đó ( có thể là do bị bắt làm tù binh ). Sau khi trả được khoản tiền chuộc của mình và được phóng thích, Robert Ufford tham gia chiến đấu tại cuộc bao vây Calais và trận chiến hải quân ngoài khơi Winchealse. Robert Ufford có sự hợp tác chặt chẽ với Hoàng tử Edward kể từ năm 1337 và đi kèm với Hoàng tử đến vùng Aquitaine. Suffolk thường được giao những nhiệm vụ ngoại giao tế nhị bởi vua Edward III và Hoàng tử đen. Ông qua đời năm trong năm 1369.
John de Vere-bá tước Oxford, người tham gia một cách tích cực trong việc điều hành chính phủ Anh trước và sau khi trở về từ Conrpostella trong năm 1332. Người ta cho rằng ông đã tham gia các chiến ở Scotland và phục vụ tại Pháp trong những năm đầu của Chiến tranh trăm năm, ông đã chiến đấu tại Crécy cùng với Hoàng tử Đen trong năm 1355 và đã trở thành cố vấn cao cấp của Hoàng tử Đen tại trận Poitiers. Bá tước Oxford chết trong cuộc bao vây Reims vào năm 1360.
Jean de Grailly III-Đại úy de Buch, vị chỉ huy người Gascon đáng lưu ý nhất trong chiến dịch Poitiers. Gia đình của ông nắm giữ những vùng đất vùng tròng nho làm rượu vang rộng mênh mông ở Médoc. Ông là con trai của Jean de Grailly bố ( hai bố con trùng tên) và Blanche le Foix và là người anh em họ của Bá tước Gaston Phoebus Foix. Ông thừa hưởng danh hiệu đại úy vào năm 1313 và do đó được hưởng nhiều ưu đãi trong Nghị viện của Bordeaux. Ông trở thành trung úy của Hoàng tử Đen trong vùng Aquitaine và tự làm cho bản thân mình nổi bật tại trận Poitiers, ông được tặng thưởng với một tòa lâu đài ở vùng Cognac như kết quả của sự xuất sắc của ông tại trận Poitiers. Sau khi phục vụ tại Phổ như là một Thập tự quân, Jean de Grailly vẫn là một người ủng hộ trung thành của vua Charles của Navarre và đã tham gia vào đàm phán hiệp ước Britigny. Sau lần bị bắt tù binh thứ hai bởi quân đội Pháp, vua Charles V đã từ chối phóng thích viên Đại úy này trừ khi ông ta chịu thề không bao giờ được cầm vũ khí và chống lại nước Pháp một lần nữa. Jean de Grailly từ chối và đã chết ở trong tù trong năm 1377.
Các chỉ huy của phía Pháp
Vua John II-“The Good”. Trước khi trở thành vua John II đã kết hôn với Bonne của Bohemia, đây là con gái của vua Bohemia mù-người đã bị giết chết tại trận Crecy. Tuy nhiên bà này chết vì dịch hạch vào năm 1349, cùng năm đó mẹ của John đã chết. Năm sau John đã đính hôn với Blanche d’Evreux-con gái của vua Navarre, nhưng sau đó chính vua Philip-cha của John lại kết hôn với chính cô gái này. Cuối cùng thì trong năm 1350 Hoàng tử John đã kết hôn với Blanche của Boulogne và vài tháng sau đó ông đã trở thành vua Pháp. John II sớm có được danh tiếng vì gần như liên tục tổ chức các lễ hội và ông đã được danh tiếng này thay vì tạo ra bất kỳ lợi ích cụ thể nào cho triều đình mà ông làm vua, vì vậy mà ông đã kiếm được biệt hiệu vua John ” the Good “. Một số nhà sử học vẫn coi John II như là một người xa rời thực tế và chỉ thấy thời kỳ cai trị của ông như là một thảm họa cho nước Pháp. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy rằng vua John II không phải là kẻ nhỏ mọn ngốc nghếch như định kiến ​​phổ biến, mà dường như ông là người thường bảo trợ cấp và học bổng cho nghệ thuật, đồng thời cũng ra sức tái tổ chức, hoàn thiện lại bộ máy chính phủ Pháp và tăng cường sức mạnh của quân đội Hoàng gia. Cha ông của đã bị đánh bại bởi người Anh ở Crécy, điều này làm cho ông có một quan điểm đánh giá thấp về trình độ quân sự của tầng lớp quý tộc Pháp và kết quả của điều này là Vua John II đã cố gắng để không dựa quá nhiều vào giới quý tộc cao cấp.
The Dauphin hay còn là Thái tử Charles-con trai cả của vua John II (vua Charles V “ The Wise” trong tương lai ) có danh tiếng cao hơn nhiều ( so với vua cha ). Ông kết hôn với Jeanne de Bourbon-người em họ của ông trong năm 1350 nhưng vẫn duy trì một tình nhân tên là Biette Cassinel và được cho là ông có đeo huy hiệu của nàng trên áo giáp của ông. Năm 1355 Charles đã được phong làm Công tước của xứ Normandy, đây là cách ông đã được mô tả bởi hầu hết các sử gia trong trận Poitiers. Sau khi sống sót thoát khỏi trận chiến, the Dauphin đã đến được Paris nơi mà cuối cùng ông đã chứng minh được mình là một trong những nhà cai trị thành công nhất của nước Pháp trong thế kỷ 14. Trước khi trở thành một vị vua trong năm 1364, danh hiệu chính thức của Thái tử Charles là Trung tướng của Pháp quốc và là nhiếp chính trong khi của cha ông bị bỏ tù. Ông cai trị nước Pháp cho đến năm 1380, vào lúc này người Anh đã gần như bị đuổi hoàn toàn khỏi nước Pháp.
Công tước Philip d’Orleans được sinh vào năm 1336, ông là con trai thứ năm của vua Philip VI của Pháp. Sau một thời gian ngắn tham gia vào trận chiến Poitiers, ông là một trong những con tin cao quý được gửi sang Anh để đảm bảo rằng các điều khoản của Hiệp ước Bretigny phải được thực hiện. Năm 1365 vua Edward III đã phóng thích Duc d’Orleans, vì người ta cho là do ông đã trở thành bạn thân của Thomas-con trai út của Edward. Ông qua đời mà không có người thừa kế.
Arnoul d’Audrehem-ngày sinh vào khoảng năm 1305 và các chiến dịch đầu tiên mà ông tham gia để chống lại người Anh là ở Scotland trong năm 1335. Năm 1342 Audrehem được bổ nhiệm làm Đại úy của Brittany và bị bắt tù binh tại Calais trong năm 1347. Sau khi được phóng thích, ông đã được phong làm một trong những Trung úy của nhà vua vào năm 1351 và hàm Thống chế trong năm 1353. Ông vẫn là một trong những Nguyên soái trong quân đội Pháp khi bị bắt làm tù binh trong trận Poitiers. Sau đó ông phục vụ như là một sứ giả của vua John II vốn bị giam trong tù và được cử đi để huy động tiền chuộc cho nhà vua. Mặc dù Audrehem tiếp tục đóng một vai trò quan trọng về mặt ngoại giao, ông vẫn tiếp tục tham gia chiến đấu với người Anh tại Najera và lại một lần nữa bị bắt tù binh. Sự kiện này dẫn đến một “ Phiên tòa của tinh thần mã thượng “ bởi vì ông này vẫn chưa trả hết tiền chuộc mình sau khi bị bắt tại Poitiers. Vua Charles V đã tuyển dụng Arnoul d’Audrehem như là viên quan giữ các Cổng thành của Paris cho đến khi ông này qua đời vào năm 1370 hoặc 1371.
John de Clermont là con trai của Lãnh chúa của Thorigny. Ông đã phục vụ trong các chiến dịch ở Flanders và Hainault năm 1340 và một lần nữa ở Avignon và Languedoc. Ông đã được thưởng tước hiệu Lãnh chúa của Boomont và Chantilly. Clermont được bổ nhiệm làm Thống chế của Pháp vào năm 1352. Ông đã bị giết chết tại trận Poitiers.
Gautier IV de Brienne vốn có một sự nghiệp thành công và thất bại rất bất thường, ông kế thừa danh hiệu Công tước xứ Athens tuy lớn nhưng vô nghĩa và sống như một người tị nạn tại triều đình Angevin của xứ Napoli từ rất sớm. Ông đã kết hôn với một cô cháu gái của Vua Robert của Napoli và đã tham gia vào các chiến dịch không thành công để thu hồi lại Athen-tài sản của ông. Mặc dù đã tham gia vào những chiến dịch đầu tiên của Chiến tranh Trăm năm, Gautier de Brienne đã được phong làm người cai trị hữu danh vô thực ở Florence và Pisa năm 1341. Chẳng bao lâu sau đó ông đã bị buộc phải ra đi và quay trở về Pháp. Sau những cố gắng không thành công để giành lại vị thế của mình tại Ý, ông đã quay trở về Pháp vào năm 1355 và đã được phong làm Nguyên soái của vua John II, đây là chức vụ mà ông đang giữ khi bị giết chết tại trận Poitiers.
Quân đội của các bên đối địch
Có rất ít thay đổi trong những đặc điểm cơ bản của quân đội Pháp và Anh trong những năm giữa các trận đánh Crécy và Poitiers. Lực lượng cơ bản của cả hai bên vẫn là các kị sỹ bao gồm cả hiệp sĩ và hộ sỹ, lực lượng cung thủ bao gồm cả cung thủ trường cung và các tay nỏ và các loại bộ binh khác nhau. Bình thường thì lực lượng kỵ binh có nghĩa là kị binh ” hạng nhẹ”, điều này phản ánh một thực tế rằng các kị sỹ và ngựa của họ đã được thiết giáp nhẹ hơn vì có khác biệt trong các nhiệm vụ được giao ( lúc này có lẽ kị binh không còn làm nhiệm vụ đột kích tạo cửa mở nữa ). Một tỷ lệ đáng kể các cung thủ thiện chiến nhất và các bộ binh khác cũng được cưỡi ngựa, mặc dù họ thường sẽ chiến đấu trên bộ.
Thời kỳ này cũng được mô tả như là sự lên ngôi của bộ binh. Bất chấp việc kỵ binh chiếm ưu trong hàng thế kỷ thì Thực tế những đặc điểm cơ bản của chiến thuật quân sự thời đó vẫn là kị binh vẫn thường không có hiệu quả khi phải tấn công vào một vị trí phòng thủ ổn định của bộ binh. Thành công của người Anh trong buổi đầu của cuộc chiến Trăm năm trước chiến tranh đến lực lượng bộ binh được đào tạo thích hợp cùng với các cung thủ trường cung. Tuy nhiên, bản thân các tay cung cũng không đủ lực để giành chiến thắng trong các trận đánh như Crécy hoặc Poitiers. Những chiến thắng này bắt nguồn từ việc kết hợp một cách hiệu quả các tay bộ cung với các lực lượng bộ binh khác cùng với lực lượng kị binh-những người có thể chiến đấu trên bộ hoặc trên lưng ngựa.
Mặc dù các hiệp sĩ và hộ sỹ thường được gọi chung là kị sỹ, tầm quan trọng của giới hiệp sĩ vẫn còn được duy trì một cách đáng kể, đặc biệt là trong các tình huống cần có “tinh thần và khả năng lãnh đạo “. Tuy nhiên, tầng lớp hiệp sĩ vẫn chưa hết sốc ( bị đánh tơi bời bởi các cung thủ bình dân tại Crécy). Nỗi bất bình của họ về việc “ phải di chuyển bằng chân” như nông dân thực sự chỉ tập trung các vấn đề phương tiện vận chuyển hơn là chiến đấu. Các kị sỹ cũng thường phải quan tâm và chăm sóc những con ngựa của họ kể từ khi chúng ( ngựa) chính là dấu hiệu của ” đẳng cấp ” của họ dù là rất tốn kém.
Từ giữa thế kỷ 14 đổ về sau, hơn bao giờ hết các quan chức của Hoàng gia thường trực tiếp kiểm soát các nguồn cung cấp quân sự, dẫn đến một hệ thống được gọi làpurveyance ở Anh hay prise ở Pháp. Còn về binh giáp và vũ khí cũng có ít nhiều thay đổi. Những bộ áo giáp phiến đầy đủ của thời gian này rất có hiệu quả trong cận chiến và chống lại các mũi tên trừ khi họ bị bắn từ cự ly rất gần. Do đó những chiến binh được bọc thép một cách đầy đủ thường có sự tự tin đáng kể về binh giáp của họ. Trọng lượng của thiết giáp có thể sẽ gây ra những mệt mỏi nếu phải mang chúng trong một thời gian dài, nhưng chúng thường được thiết kế hợp lý và không làm mất sự linh hoạt. Khi chiến đấu trên mặt đất những kị sỹ thường mặc áo giáp nhẹ với sự bảo vệ đầy đủ và phù hợp. Vấn đề chính còn lại dường như là khả năng về tầm nhìn và độ thoáng trong tấm giáp bảo vệ mặt.
Vùng duy nhất của châu Âu nổi tiếng trong việc chế áo giáp bằng thép trong thế kỷ 14 là vùng miền bắc nước Ý, Giới tinh hoa của quân đội của cả hai nước Anh và Pháp đã mua một số lượng đáng kể các trang thiết bị quân sự từ Bắc Ý ( cụ thể là thành phố Milan ) trong thời gian xảy ra trận Poitiers. Áo giáp được chế tạo ở những nơi khác có sử dụng nhiều sắt thép, thường dưới dạng áo giáp dạng phiến hay gọi là “brigandines”. Kiểu áo giáp này chắc chắn đã được chế tạo ở Pháp và một tài liệu ở năm 1352 đã ghi lại rằng một người thợ làm áo giáp ở Castelnau-de-Bressac đã chế tạo hoàn thành 60 bộ áo giáp cho thị trấn Cordes. Sau đó áo giáp và vũ khí mà các thị trấn này đặt mua được bán cho các công dân của họ-thường dưới dạng trả góp. Trong khoảng thời gian của trận Poitiers loại áo bông pourpoint ” áo giáp mềm ” hay còn được gọi là jaque đã rất thịnh hành tại Pháp. Nó là chiếc áo được làm từ nhiều mảnh vải rất nhiều cúc và một lớp lót độn. Việc sử dụng áo giáp cho ngựa dường như đã bị từ bỏ ở những thập niên đầu của thế kỷ 14, bất chấp sự hiện diện của tầng lớp kỵ binh quý tộc Pháp trên những con ngựa bọc thép tại trận Poitiers. Mặc dù những con ngựa được thiết giáp nhưng có vẻ như chúng chỉ được bọc giáp ở phần đầu hoặc phần thân trước của những con vật này.
Quân đội Anh
Quấn sổ “Đăng ký” và ” Sổ nhật ký” của John Henxteworth-người giữ nhiệm vụ kiểm soát tài chính của Hoàng tử đen ở xứ Gascony có những thông tin giá trị về các chiến dịch năm 1356. Rõ ràng là Hoàng tử đã nhận được tiền từ Bộ trưởng Tài Chính từ ngày 26 tháng Tư năm 1355 để trả lương cho các kị sỹ và cung thủ vốn đã được gửi đến Gascon. Vị viên chức thu thuế Peter Lacey cũng đã trả £ 7.242 cho các hiệp sĩ và kị sỹ trước khi đoàn viễn chinh khởi hành. Henry Blackburn-người phụ trách bộ phận thu thuế của Hoàng tử Đen, chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả những người này phải nhận được tiền lương của họ. Một trong những người này, Hiệp sĩ Sir John de Lisle đã chết trong giai đoạn đầu của chuyến viễn chinh và có báo cáo cho thấy tài các chi phí cho chính bản thân ông ta và đoàn tùy tùng của ông gồm 30 kị sỹ và 30 cung thủ lên tới £ 343,3. Các chi tiết hấp dẫn khác cũng được tìm thấy trong quấn ” Sổ nhật ký” của John Henxteworth, trong đó liệt kê các chi phí khác nhau của hoàng tử Đen, từ các khoản nợ cờ bạc, chi phí sửa chữa chiếc tàu của ông ta bị hư hỏng trong chuyến đi từ Anh và tiền bồi thường thiệt hại cho những tài sản bị cướp phá bởi các binh sĩ xứ Wales ồn ào và ngỗ ngược.
Lực lượng dân binh địa phương người xứ Gascon ( đồng hương của bác lính ngự lâm D’artagnan nhưng lúc này họ đang phục vụ cho người Anh ) đã từ lâu đóng một vai trò lớn trong việc bảo vệ tài sản của người Anh ở phía tây nam nước Pháp, nhưng dường như họ đã không tham gia vào cuộc viễn chinh của Hoàng tử đen trong năm 1356. Những thành phần chính người Gascon trong các cuộc càn quét-chevalchée của Hoàng tử Đen là những kị sỹ và những tay nỏ chuyên nghiệp người địa phương. Rất nhiều người trong số các tay nỏ có thể đến từ miền núi nghèo như vùng Bearn. Quân đội của Hoàng tử đen cũng bao gồm những bidaus và brigarns, đó là những lính bộ binh hạng nhẹ có trang bị những cây lao kiểu truyền thống.
Tất nhiên lời hứa về chiến lợi phẩm, chiến thắng và sự giàu có … là yếu tố rất có ý nghĩa trong việc, tuyển dụng, duy trì quân đội và tiến hành các chiên dịch vào giữa thế kỷ này. Sau khi trận Crécy kết thúc binh lính trở về Anh quốc và làm lan truyền ý tưởng rằng rất dễ dàng trong việc đánh bại người Pháp, một niềm tin được khuyến khích bởi chính phủ của vua Edward III. Hơn nữa sự mong đợi về chiến lợi phẩm thường lôi kéo những hạng người thấp kém, thu hút họ vào quân đội ngay cả khi không được trả lương.
Số lượng của quân Anh trong trận Poitiers là vấn đề còn nhiều tranh cho tới ngày nay, người ta cho rằng mặc dù đoàn quân mà Hoàng tử đen đã chỉ huy từ Bergerac vào đầu Tháng Tám năm 1356 có lẽ là có quân số ít hơn so với ông đã hy vọng. Ban đầu có thể nó có khoảng 7.000 đến 10.500 binh lính: nhóm đông nhất là các kị sỹ, nhóm có số lượng nhỏ hơn một chút là các cung thủ và tay nỏ cộng với 1000 lính bộ binh các loại khác.
Quân đội Pháp 
Quân đội Pháp trong những năm của thập kỷ 1350 đã nhỏ đi đáng kể hơn so với chính họ vào phần đầu của Chiến tranh Trăm năm, mặc dù sự kiện này có nguyên nhân từ vấn đề tài chính chứ không phải là do vấn đề tuyển dụng. Họ thực sự đã có cải thiện về tính kỷ luật, tuy nhiên bạn sẽ chỉ thấy được điều này ở sau trận Poitiers.
Lãnh đạo quân sự vẫn được duy trì theo kiểu truyền thống và rất bình thường khi thấy các giám mục chỉ huy một sô lượng đáng kể binh lính có vũ trang. Ví dụ năm 1356 Guillaume de Melun, vị Tổng-giám-mục của Sens đã dẫn đầu một đoàn tùy tùng gồm 22 chiến binh bao gồm cả Simon de Melun-người em trai của ông cùng với Jean de Beaulieu-hiệp sỹ cầm cờ hiệu và dắt con ngựa chiến trị giá 600 đồng Ecu. Thực tế thì vị Tổng-giám-mục này sẽ bị bắt làm tù binh tại trận Poitiers.
Giới quý tộc Pháp trong những năm của thập kỷ 1350 bao gồm các gia đình quý tộc và hiệp sỹ đã trở thành một giai cấp cha truyền con nối mà các thành viên của nó có quyền được hưởng miễn thuế nhiều nhất và gần như được độc quyền khai thác lợi nhuận từ chiến tranh, trong khi các Đại quý tộc chính của các tỉnh mới là những người có chủ quyền thực sự ở những vùng cực kỳ rộng lớn ( chứ không phải nhà vua ). Có lẽ đã có 40.000 đến 50.000 gia đình quý tộc ở Pháp và do đó giới quý tộc ở Pháp đã tạo nên một tầng lớp hiệp sĩ đông gấp bốn so với tầng lớp này ở nước Anh.
Trong suốt triều đại của Vua John II, một hệ thống mới – Semonce des Nobles – được thiết lập, nó yêu cầu sự phục vụ quân sự từ tất cả các quý tộc, chủ đất phong kiến từ 14 đến 60 tuổi, những người không thể phục vụ phải trả tiền. Loại hình thức ​​tuyển dụng kiểu phong kiến còn lại khác với kiểu trên là fief-rente, đây chính là kiểu phục vụ quân sự để nhận được thanh toán bằng tiền mặt, nhưng có vẻ là kiểu này lại đang suy giảm. Dường như các chỉ huy quân sự người Pháp thường dựa vào một hệ thống hợp đồng, khế ước bằng miệng hoặc bằng văn bản để tuyển quân, đặc biệt là đối với lực lượng kị sỹ. Ví dụ trong năm 1356 đã có sự ủy quyền để tuyển dụng 400 kị sỹ để bảo vệ vùng Auvergne. Người Pháp dựa vào hợp đồng grandes conpagnies (Đại đội lớn ?) để tuyển quân, loại hợp đồng này rất phát triển ở thời của vua John II và Charles V, nhưng chúng vẫn có nội dung rất lộn xộn và chưa được chuẩn hóa vào thời điểm này không giống như hệ thống nhà thầu quân sự của Anh vốn tồn tại lâu hơn và có quy chuẩn hơn nhiều.
Ở khoảng thời gian giữa các trận Crécy và Poitiers người Pháp cũng tuyển dụng các loại binh lính khác nữa. Họ bao gồm những brigains vốn ban đầu là những binh sĩ mặc áo giáp “brigandine” hạng nhẹ được sản xuất tại địa phương ( còn đương nhiên giới quý tộc được trang bị những bộ áo giáp hạng nặng đắt tiền được chế tạo ở Milan ). Vào giữa thế kỷ-I4th loại lính briganies của Pháp bao gồm cả các loại bộ binh khác nhau và thời điểm cuối cùng của cuộc chiến thuật nghĩa này còn có nghĩa là những băng nhóm cướp ( vào cuối cuộc chiến, binh lính không còn được trọng dụng lại có sẵn vũ khí thì quay ra làm ăn cướp là hợp lý ). Các loại lính Pháp khác ở thời kỳ này bao gồm lính pavesiers có cưỡi ngựa hoặc lính mang lá chắn và cung thủ.
Có rất ít tài liệu nói về các tay nỏ Pháp tại Poitiers mặc dù sau khi Crécy, vua Philip đã mặc cảm rằng những tay nỏ vốn là dân binh từ các thị trấn cứ như là “ tuyết trong trời nắng” trước các tay trường cung. Vua John-con trai của ông dường như nghĩ như cũng nghĩ vậy và dường như là họ đã không được tuyển dụng cho chiến dịch Poitiers. Pháp vốn là một đất nước rất thanh bình và, ngoài tầng lớp quý tộc quân sự ra, rất ít dân thường lại có truyền thống về quân sự. Điều này có thể giải thích tại sao người Pháp vẫn tiếp tục phải dựa vào các tay nỏ và các hạ sỹ quan bộ binh ( NV infantry sergeant ) người Genova-những lính đánh thuê rất chuyên nghiệp. Một nhóm binh sỹ có xuất thân từ tầng lớp thấp trong quân đội của vua John II được gọi là ragacins (từ thuật ngữ ragazzini trong tiếng Ý), rất nhiều người trong số họ đến từ vùng Alpine của Savoy và Italy.
Vua John và Hội đồng cố vấn của ông đã làm việc một cách tích cực để cải cách quân đội từ khá sớm vào khoảng đầu năm 1351 ( chỉ một năm sau khi ông này lên ngôi ) khi điều luật mới Keglemenl Pour les gars de guerre cố định 25 người là số lượng tối thiểu các kị sỹ mà một hiệp sỹ hoặc một đội trưởng có thể phải chỉ huy dưới cờ hiệu của riêng anh ta. Các quy định khác áp đặt sự kiểm giám sát thường xuyên từ các phụ tá của các viên Thống chế mà không có cảnh báo trước. Nhiệm vụ của các sĩ quan cấp cao đã từng bước được chính quy hóa và có một quy mô mới về tiền lương của quân đội được thiết lập. Năm 1355 Jean d’Armagnac-Trung tướng ở vùng Languedoc, đã ra lệnh cho tất cả các quý tộc và quân đội khâu chữ thập màu trắng ở trên quần áo của họ. Điều này để tương phản với những chữ thập đỏ đôi khi được mang bởi quân Anh, mặc dù không rõ ràng rằng chiếc chữ thập mầu trắng này có được nhìn thấy tại trận Poitiers.
Bất chấp những cố gắng cải cách này, thành phần chính của tầng lớp hiệp sĩ Pháp vẫn tỏ ra quá tự tin vào uy tín cá nhân. Tất nhiên là tình trạng của họ bị đe doạ như bởi kết quả của một số trận đánh thất bại. Tuy nhiên, nhiều quân nhân chuyên nghiệp cũng được tập trung cho các yêu cầu thực tế để có một thành công quân sự. Chiến tranh trong thời kỳ này đã trở nên là hiểm họa đối với một số nhóm xã hội nào đó và theo ước tính số lượng các quý tộc Pháp bị thiệt mạng trong các trận đánh Crécy và Poitiers còn cao hơn con số của chính tầng lớp này bị tử vong do bệnh dịch hạch Black Death.
Hầu hết quân đội Pháp vào đầu của Chiến tranh Trăm năm thường có cơ cấu là bộ binh đông gấp 4 lần kỵ binh. Tỷ lệ này giảm dần và số bộ binh Pháp tại trận Poitiers là tương đối nhỏ. Kích cỡ của quân đội của vua John II trong năm 1356 cũng chỉ là phỏng đoán. Đương nhiên là quân đội Pháp đông hơn rất nhiều so với Liên quân Anh-Gascon của Hoàng tử đen, nhưng nhà vua Pháp đã lại hầu hết lực lượng bộ binh của mình trước khi bắt đầu quá trình truy kích đối phương. Một số người cho rằng quân đội của ông ta ( vua Pháp) có số lượng lên tới 30.000 người. Một con số thực tế hơn là vào khoảng 8.000 kỵ binh, có lẽ có thêm 2000 tay nỏ cưỡi ngựa và khoảng 1.000 bộ binh hạng nhẹ. Ferdinand Lot-nhà sử học quân sự Pháp cho rằng quân đội Pháp chỉ có số lượng suýt soát quân đội của Hoàng tử Đen. Ông đã chỉ ra rằng đội quân của Công tước d’Orleans chỉ bao gồm 300 kị sỹ hoàn toàn bọc thép, đơn vị của nhà Dauphin ( Thái tử Charles) và lực lượng kị binh hoàn toàn thiết giáp viên Thống chế kỵ binh có tổng số 1.200 người bao gồm 2 đơn vị này. Có thể số lượng kị sỹ thiết giáp đông tương đương nằm trong đơn vị được chỉ huy bởi chính nhà vua và nó nâng tổng cộng kị binh thiết giáp lên con số chỉ 2.400 người ( chưa tính đến số kị binh hạng nhẹ còn đông hơn). Hoàng tử Đen trong thư gửi cho vị Giám mục của Worcester đã nói rằng ngoài vị Nguyên soái, Công tước de Bourbon và đức Giám mục Châlons, 16 Hiệp sỹ cầm cờ của Pháp và 2.426 kị sỹ đã thiệt mạng trong trận Poitiers. Mặt khác một số tài liệu của người Pháp lại tuyên bố rằng chỉ có 300 người đã thiệt mạng. Thường thì phe chiến thắng thường phóng đại còn người thua trận thường làm giảm tổng số thiệt hại. Tại Poitiers các thầy dòng Friars Minors đã chôn 60 hiệp sĩ và 42 Squires, còn Nhà dòng Preaching Friars đã chôn cất 18 người bao gồm cả Công tước Bourbon ở nhà thờ của họ và 50 người trong một tu viện. Số tù binh trong tay người Anh kể cả những người bị bắt tại Romorantin được cho là lên đến 1.923 kị sỹ, mặc dù có lẽ người Anh chỉ giữ những người có giá trị để đòi tiền chuộc. Nguồn tài liệu từ Pháp như Grandes Chroniques nói có khoảng 1.700 tù nhân. Với số lượng những người đã chết lên đến 2.500 người. Trong bốn đơn vị kị binh của Pháp tham gia vào trận Poitiers, ba đã bị tiêu diệt trong khi đó phần lớn đơn vị của công tước d’Orleans đã bỏ chạy và trốn thoát. Một số người đã cố gắng đào tẩu vào cuối trận chiến mặc dù có thể số này là tương đối ít.
KẾ HOẠCH CỦA CÁC BÊN THAM CHIẾN
KẾ HOẠCH CỦA NGƯỜI ANH
Bởi vì Philip của Navarre, người anh em của vua Charles của Navarre, đã lập một liên minh với nước Anh nên những lực lượng Anh mới được tuyển mộ vốn được dành cho các chiến dịch đang tiếp diễn ở xứ Brittany đã được chuyển sang nằm dưới sự chỉ huy của Công tước Henry xứ Lancaster ( em họ Hoàng tử Đen ). Ngoài ra, Robert Knollys có 500 kị sỹ và 500 cung thủ trong quân đội Anh vốn đang hiện diện tại Brittany, trong khi Philip của Navarre thêm vào 100 kị sỹ người Norman của riêng ông. Lực lượng này hoàn toàn là kị binh đã xuất phát vào ngày 22 tháng 6 và một tuần sau đó đã đến được Pont-Audemer, nơi mà nhà vua Pháp đang tiến hành một cuộc bao vây. Sau đó Công tước Lancaster di chuyển về phía Breteuil-một lâu đài dễ bị tổn thương vốn được đồn trú bởi quân đội trung thành với Philip của Navarre-đồng minh của ông ta. Đầu tiên, ông cung cấp trở Breteuil và sau đó tấn công các thị trấn Conches (4 tháng 7) và Verneuil (5.tháng 7) vốn đang nằm trong tay của người Pháp. Về mặt chiến lược thì các sự kiện này đã ngay lập tức tạo nền cho chiến dịch của Hoàng tử Đen ở miền trung và nam nước Pháp.
Nhà vua John II đã thu thập một đội quân để đối mặt với Công tước Lancaster, nhưng sau đó quân Anh đã tránh né một trận chiến vào ngày 9 tháng Bảy. Sau hai tuần hành quân vất vả người Anh đã đưa quân đội của họ vượt ra ngoài tầm với của người Pháp. Mặt khác các cuộc càn quét chevauchée của Công tước Lancaster di chuyển nhanh hơn so với các cuộc đột kích sau đó của Hoàng tử đen và do đó không gây quá nhiều thiệt hại. Tuy nhiên, nó cũng đã thành công trong việc chiếm lại những tòa lâu đài quan trọng và phá hủy một số vị trí mà đối phương đang nắm giữ đồng thời thu giữ được 2.000 con ngựa ( chắc là bắt của dân thường Pháp). Chỉ vài ngày sau đó Công tước Lancaster lại tiến hành một cuộc càn quét từ Brittany về phía nam và đây là một cuộc hành binh với hy vọng là sẽ hội binh được với lực lượng với Hoàng tử Đen-người lúc này đã tiến về phía bắc từ Bergerac.
Thậm chí có thể là ban đầu vua Edward III đã lên kế hoạch cho một chuyến viễn chinh thứ ba, có lẽ được dẫn dắt bởi chính cá nhân ông tại miền Bắc nước Pháp. Đây là một cuộc hành quân ở mức độ lớn đã lặp đi lặp lại bởi người Anh trong năm 1355. Tuy nhiên, một số nhà sử học lại cho rằng Công tước Lancaster không bao giờ thực sự có ý định hội binh với quân của với Hoàng tử đen và họ chỉ ra rằng vị Công tước này đã lui quân vào thời gian mà Hoàng tử đen chuyển hướng về phía nam. Tuy nhiên Công tước Lancaster vẫn sẵn sàng trợ giúp vị Hoàng tử này nếu thấy cần thiết. Hội binh lại với nhau họ có thể tạo nên một đội quân đủ mạnh để đánh bại vua Pháp trong một trận chiến. Như trong bản khế ước riêng của Hoàng tử đen tháng 7 năm 1355 đã công bố rằng: Nhà vua [Edward III] đã cam kết rằng nếu Hoàng tử bị bao vây bởi một đội quân lớn mà ông không thể tự cứu mình, trừ phi ông được giải vây bởi lực lượng của nhà vua, thì nhà vua sẽ phải có trách nhiệm giải cứu ông … và Công tước Lancaster và [một danh sách tên của những người khác] đã cam kết rằng họ phải cung cấp sự giải cứu mà không chần trừ …
Xét trên rất nhiều khía cạnh, chiến dịch Poitiers cũng giống như các cuộc tấn công chevauchee lớn khác của người Anh, chúng được tiến hành để tàn phá và chứng minh rằng vua Pháp không thể bảo vệ người dân của mình. Mục đích của nó là để phá hoại lòng trung thành với Hoàng gia Pháp, đặc biệt là lòng trung thành của các quý tộc địa phương có bất động sản bị tàn phá. Chức năng chính của nó không phải là để thu hút quân đội Pháp vào một trận chiến lớn, trong thực tế một cuộc đối đầu trên quy mô lớn sẽ bị từ chối nếu có thể. Trên quan điểm của Hoàng tử đen thì ông gần như chắc chắn không mong muốn phải đánh trận Poitier.
Trên thực tế các vấn đề về liên lạc và vận tải vốn hay xảy ra trong chiến tranh thời trung cổ có nghĩa là chiến dịch này có khoảng không gian ngắn ngủi và việc di chuyển phòng thủ chống lại các cuộc tấn công của quân Pháp chẳng hạn, phần lớn được tổ chức tại địa phương. Quân Anh cũng như hầu hết quân đội của các quốc gia châu Âu thời kỳ này, đã di chuyển theo đội hình ba đạo truyền thống gồm: “ đạo tiền quân”, “ đạo trung quân” và ”đạo hậu quân ” với hai bên sườn của họ được bảo vệ bởi những kị sỹ và cung kỵ. Gần đây Matthew Bennett-nhà sử gia quân sự rất đáng kính cho rằng tầm quan trọng của thế thượng phong về hỏa lực của người Anh ( các cây trường cung ) đã được phóng đại lên rất nhiều lần. Bennett không bị thuyết phục bởi ý tưởng rằng bằng mọi cách các cung thủ đã ‘rót’ tên vào kẻ thù của họ khi chúng đang đương đầu với các kị sỹ Anh được trang bị đầy đủ thiết giáp. Theo truyền thống quân sự của Anh thời Trung cổ thì họ thường bảo vệ phần phía trước quân đội của họ bằng cách sử dụng những chướng ngại vật tự nhiên hoặc nhân tạo ( trong trường hợp này là những chiếc cọc nhọn bằng gỗ ). Hơn nữa, người Anh thường cảnh giác để tránh cận chiến. Các bằng chứng còn sót ở hiện tại đủ sức thuyết phục cho thấy rằng các cung thủ Anh thường được đặt ở các bên cánh. Như vậy để duy trì hiệu quả cao họ ( các cung thủ ) cần thiết phải cơ động, di chuyển xung quanh và giữa những trở ngại bảo vệ của họ. Do đó Bennett kết luận rằng vai trò chính của các cung thủ trường cung là bảo vệ các kị sỹ của họ cách tạo ra những trận mưa tên từ bên cánh.
Matthew Bennett cũng đã xem xét đội hình “ herce” được sử dụng bởi các cung thủ Anh tại Poitiers và các nơi khác. Ông chỉ ra cách giải thích dễ hiểu cho đội hình này là nó tạo ra những chiếc răng hô “NV projecting teeth” vốn đã thực sự tạo ra những điểm yếu trong đội hình hình dòng của người Anh. Hơn nữa các cung thủ cũng không được trang bị để tự bảo vệ mình nếu kỵ binh thiết giáp hoặc các kị sỹ xuống chiến đấu trên bộ của đối phương tiến được đến gần và triển khai cận chiến ( vì các cung thủ chỉ có mỗi chiếc mũ sắt mà không có áo giáp ).
Nhà sử học Froissart chỉ sử dụng thuật ngữ “ herce” ba lần khác nhau trong những công trình rất đồ sộ của mình; một lần trong quấn sử thi của ông mô tả về trận chiến Poitiers. Thuật ngữ này thường được dịch như là một harrow ( cái bừa), một dụng cụ lớn sử dụng trong nông nghiệp có hình chữ nhật với những chiếc “răng “ nhô ra thường được sử dụng để khai hoang, cầy xới một mảnh đất. Nhưng ngay cả với ý nghĩa này thì từ“ herce” cực kỳ hiếm khi được sử dụng trong văn học thời Trung cổ, do đó, tại sao Froissart lại sử dụng nó khi đang cố gắng để minh họa những gì mà có thể ông coi là một sự bất thường về đội hình quân sự ? Những nghĩa khác của thuật ngữ “herce ” hoặc “herse ” bao gồm một loại ” candelabrum ” đây có lẽ là một chiếc vòng được làm bởi gai và các ngọn nến, và “hedgehog-con nhím” vốn có rất nhiều những chiếc-lông nhọn hoắt. Tuy nhiên có thể là tất cả những cố gắng giải thích này đều có vẻ không hoàn toàn chuẩn xác. Phía nam của dãy núi Pyrenees, trong bán đảo Iberia, nơi mà có lẽ Froissart đã khai thác nhiều nguồn cung cấp tin tức về các trận đánh của người Anh, Pháp và Gascon… có nhiều khả năng đây là bắt nguồn thuật ngữ quân sự ” herce “. Ở đây, một vài thập kỷ trước khi xảy ra trận chiến Poitiers, một nhà quý tộc Tây Ban Nha tên là Don Juan Manuel đã biên soạn trong quấn Libro de los Estados- một quấn sách nhiều chương của ông về chiến thuật quân sự . Quấn sách này có đề cập đến một đội hình được gọi là Haz (dạng số nhiều là Haces) nghĩa đen có nghĩa là một ‘gói’ hoặc ‘bó’. Mặc dù Don Manuel đã viết về chiến tranh kỵ binh điển hình ở Bán đảo Iberia, ông vẫn coi như là Haz chủ yếu là để phòng thủ, đây là đội hình mà trong đó những chiến binh tham chiến đứng gần nhau hơn lúc bình thường.
KẾ HOẠCH CHIẾN ĐẤU CỦA NGƯỜI PHÁP
Mục tiêu chiến lược của Vua John II là rất đơn giản, dự định của ông là bảo vệ dòng sông Loire và sau đó khi Hoàng tử đen rút lui về phía Nam, ông tiến hành truy kích người Anh. Ý định của ông là vượt trước Hoàng tử đen, cắt đứt con đường rút lui của ông này về vùng Gascony và sau đó tiêu diệt đội quân của ông ta (Hoàng tử đen ) chỉ trong một trận chiến. Hầu như không có các thông tin còn tồn tại liên quan đến việc quân phòng thủ người Pháp phải đối mặt với cuộc càn quét chevauchée của Henry-Công tước xứ Lancaster từ Brittany.và ông này còn muốn tiến xuống hạ lưu sông Loire, nhưng thực tế là Công tước Lancaster đã không thể vượt qua sông và phải quay sớm về vùng đất chiếm đóng của người Anh ở xứ Brittany và ít nhất sự kiện này cho thấy rằng hai bên có quân số ngang bằng.
Lực lượng mà ban đầu vua Pháp-John II đã gửi về phía nam của sông Loire, sau đó vượt sông và nhận được lệnh phải quan sát và quấy rối người Anh. Ngay sau đó chính bản thân ông cũng tiến về phía trước cùng với thành phần chính của quân đội Pháp. Lực lượng mà vua John đã gửi đi trước đó đã thành công trong việc làm chậm tiến độ hành quân của Hoàng tử đen và một điều quan trọng không kém là họ đã gửi những thông tin chính xác về số lượng và tiến trình chiến dịch của người Anh. Trong vòng một vài ngày Hoàng tử đen quay trở lại từ thành phố Tours trên sông Loire và thành phần chính lực lượng Pháp bắt đầu vượt qua dòng sông để truy kích, vua John đã cố gắng để vượt trước đối thủ của mình.
Cho đến lúc đó mọi thứ đã đi hoàn toàn đúng với kế hoạch của vua John và người Pháp đã chứng tỏ ưu thế gần như hoàn toàn về mặt chiến lược của họ. Tuy nhiên, có vẻ như một sự kết hợp của trình độ trinh sát nghèo nàn, kỷ luật kém và đôi chút may mắn đã cho phép Hoàng tử đen di chuyển về phía nam của quân đội của nhà vua, ở vị trí giữa Chauvigny và Poitiers. Sau đó Hoàng tử đen tuyên bố rằng ông đang truy đuổi người Pháp, nhưng điều này chỉ được viết sau khi người Anh chiến thắng tại trận Poitiers ( thắng rồi thì nói gì chả đúng ). Trong thực tế thì đội quân đột kích tương đối nhỏ của Hoàng tử đen vẫn nằm trong phạm vi truy kích của quân Pháp và lần này của quân đội của vua John đã tìm thấy Hoàng tử đen ở trong vị trí phòng thủ mạnh mẽ của nó ở phía bắc của làng Nouaille.
Vua John đã đạt được mục đích của ông là ép người Anh vào một trận chiến. Tuy nhiên, khi lên kế hoạch tấn công tiếp theo của người Pháp, ông vẫn nhớ về những kinh nghiệm đau đớn khi phải tấn công vào một vị trí phòng thủ mạnh của người Anh, đặc biệt là khi người Anh có rất nhiều cung thủ trong hàng ngũ của họ. Truyền thống chiến tranh bình thường ở Tây Âu thời Trung cổ và đặc biệt ở Pháp là dùng các kị sỹ để tấn công các kị sỹ. Rất rõ ràng rằng người Pháp thường sử dụng các cuộc tấn công của kỵ binh bên cánh để tiêu diệt các cung thủ đối phương trên chiến trường. Vào lúc này họ tiếp tục cố gắng làm như vậy hoặc là trên lưng ngựa hoặc đi bộ trong những thập kỷ tiếp theo ( các kị sỹ phải xuống ngựa chiến đấu ).
Trong dịp này các chỉ huy người Pháp đã thành lập lực lượng kỵ binh thiết giáp hạng nặng của họ thành một lực lượng tấn công với dự định xua các cung thủ Anh ra xa. Bằng cách cho gần như tất cả các phần còn lại của các kị sỹ của họ xuống ngựa, các chỉ huy quân sự Pháp hy vọng sẽ làm cho đội hình của họ ít dễ bị tổn thương trước những cung thủ trường cung Anh có thể còn sót lại. Cả hai chiến thuật quyết định này ( dùng kị binh hạng nặng để tấn công vào lực lượng cung thủ trường cung Anh và dùng kị binh xuống ngựa để tấn công vỗ mặt đối phương ) đều thất bại và trận chiến là một thảm họa đối với người Pháp, điểm đỉnh là việc chính bản thân nhà vua John II đã bị bắt tù binh. Tuy nhiên, những chiến thuật này chưa cho thấy rằng quân Pháp đã cố gắng để tấn công quân Anh vốn có cả lợi thế về mặt chiến thuật lẫn địa hình chiến trường. Như vậy, mặc dù không thành công, nhưng đây là một bước đầu tiên của chặng đường đầu tiên trong một cuộc chiến lâu dài và đầy tủi nhục tới chiến thắng cuối cùng cho người Pháp.
Vào lúc mà chính trận chiến Poitiers đang diễn ra, các tập quán của thời kỳ đó định nghĩa một trận đối đầu toàn diện chính thức được xem như là có sự thoả thuận của quân đội hai bên sau những thách thức chính thức. Trận đánh chỉ xảy ra khi hai bên được cho là đã chuẩn bị sẵn sàng ( đây là những quy chuẩn của thời mã thượng, hai bên muốn đánh nhau một trận mặt giáp mặt thì phải dàn quân, thách đánh một cách chính thức … không được tập kích sau lưng. Ta mà đánh kiểu này thì chỉ có thua mà thôi ). Trong thực tế Geoflroi de Charny-vị hiệp sĩ người Pháp nổi tiếng, người đã bị giết chết trong khi mang lá cờ thiêng liêng Oriflainme tại Poitiers, đã viết một bài luận về tinh thần hiệp sĩ rằng bất cứ ai tấn công người khác mà người này không thách thức hoặc có trang bị không tương xứng với họ thì không đáng được coi là có tinh thần mã thượng. Trên thực tế thì các hình thức chiến tranh như phục kích và thậm chí cả đột kích mà người Anh đã và đang tiến hành đã làm suy giảm một cách đáng kể uy tín của tầng lớp quý tộc hiệp sĩ nên có thể nhiều người ở cả quân đội hai phe đều hoan nghênh một cơ hội cho một cuộc chiến chính thức. Thái độ truyền thống này được thấy rõ trong số những tinh hoa của bên thua trận-những người này thường tránh để phải đầu hàng trước những kẻ thù có đẳng cấp xã hội thấp hơn.
GIAI ĐOẠN ĐẦU CHIẾN DỊCH POITIERS
Hoàng tử đen đã tập hợp lực lượng Anh tại thị trấn Bergerac trên sông Dordogne. Ở đây họ có sự tham gia của hầu hết các đội ngũ người Gascon ở địa phương. Không phải tất cả bọn họ sẽ đi cùng Hoàng tử trong cuộc chevauchee vào trung tâm của nước Pháp. Tuy nhiên trong thực tế, một lực lượng đáng kể đã phải tách khỏi quân đội Anh để bảo vệ vùng Gascony mà người Anh chiếm đóng trong khi Hoàng tử đen hành quân xa. Những binh sĩ bị bỏ lại nằm dưới sự chỉ huy của Seneschal John De Chiverston, Bernard d’Albret và Thị trưởng của Bordeaux.
CUỘC CHEVAUCHEE CỦA HOÀNG TỬ ĐEN

Bản đồ cho thấy các cuộc hành binh chevauchée của Hoàng tử Đen và Công tước xứ Lancaster ( mũi tên màu đỏ và đỏ đứt đoạn) tại các xứ Aquitany và Normandy trong năm 1356, nó cũng cho thấy quân Pháp ( muĩ tên mầu xanh) vận động để đánh chăn các đợt càn quét này. Tại xứ Brittany những đốm xanh trên bản đồ thể hiện các vị trí do quân Pháp nắm giữ, còn đốm đỏ là quân Anh.
Ngày 04 Tháng Tám năm 1356 Hoàng tử đen và phần còn lại của quân đội của ông rời Bergerac và hành quân qua vùng quê màu mỡ để đến Perigueux, nơi đã bị chiếm giữ bởi một lực lượng ủng hộ người Anh trước đó. Bản thân Hoàng tử đã ngủ qua đêm ngày 06 tháng Tám ở bên ngoài thành phố tại Chateau l’Eveque, đó là nơi ở mùa hè của Đức Giám mục Perigueux. Đêm hôm sau họ đã ở Ramefort. Rời khỏi thung lũng của sông Isle hai ngày sau đó, họ tiến vào thung lũng Dronne tại Brantome và trải qua đêm ở đâu đó xung quanh vùng Abbey, tuy nhiên không có tài liệu ghi lại nhữngthiệt hại mà ông ta đã gây ra. Sau đó quân đội Anh-Gascon tiến lên đến Quisser (10 tháng Tám) nhưng tại nơi này tòa lâu đài lại quá mạnh để tấn công. Tại Nontron (11 tháng Tám) họ đã báo cáo là được cung cấp một số thực phẩm lớn là cá. Sau đó quân cướp phá (Liên quân Anh-Gascon ) hiện diện tại vùng Limousin nơi mà họ gây ra tối đa thiệt hại như họ có thể. Đi qua Rochechouart (12 tháng 8) đến Nhà dòng Benedictine La Peruse ở gần Confolens (13 tháng Tám), nơi mà Hoàng tử Đen đã trú đêm ở đó, họ đến Lesterps vào ngày 14 tháng Tám. Ở đây các khẩu súng được đặt trong nhà thờ St Pierre đã chặn đứng các cuộc tấn công của họ trong một ngày nhưng cuối cùng quân phòng thủ cũng phải chấp nhận đầu hàng. Phản ứng của Hoàng tử lại là tha bổng cho các thầy tu và người dân thị trấn trong nhà thờ, đây được cho là để thể hiện sự ngưỡng mộ của ông ta đối với sự can đảm của họ.
Lúc này quân xâm lược đã đi được hơn 150 km (93 dặm) trong mười ngày. Hai ngày sau họ đến Bellac, nơi họ nghỉ ngơi trong hai ngày và đã không gây ra thiệt hại gì vì nơi thuộc về bà quả phụ của Bá tước Pembroke ( danh tướng của Anh trong các chiến dịch chống lại người Scotland ) người có dây mơ dễ má với gia đình Hoàng gia Anh. Theo nhà sử học Froissart: Hoàng tử xứ Wales và quân đội của ông ta… cưỡi ngựa về phía trước một cách thoải mái và thu giữ tất cả các loại đồ dự trữ phong phú đến tuyệt vời và đáng ngạc nhiên vốn được tìm thấy ở tỉnh Auvergne … rất giàu có và các đồ dự trũ phong phú … Họ đốt cháy và cướp bóc toàn bộ khi họ đột nhập vào một thị trấn và thấy nó dự trữ rất nhiều thực phẩm, họ ở lại cướp bóc trong hai hoặc ba ngày và sau đó khởi hành, tiêu hủy những gì còn lại, đập vỡ thùng rượu vang và đốt cháy các kho dự trữ lúa mì và lúa mạch.
Cho đến lúc đó ngoài một vài cuộc giao tranh nhỏ, quân đột kích gặp rất ít đề kháng. Tuy nhiên, theo Geoffrey le Baker, Hoàng tử chỉ định hai chỉ huy rất giàu kinh nghiệm là John Chandos và James Audley phụ trách đội trinh sát của ông trong thời gian ông hành quân qua các vùng-Limousin và Berry. Trong khi đó: Bản thân ông ta lại nhận trách nhiệm trông coi doanh trại và quan sát tiến độ hành quân từng ngày trong khi con đường được kiểm tra một cách kỹ lưỡng và tổ chức bảo vệ chống lại các cuộc tấn công ban đêm. Ông ta luôn nhìn vào chiếc đồng hồ và luôn đi xung quanh nó với những đồng đội dũng cảm của mình, mỗi phần của quân đội đều được ông đến kiểm tra nếu có một cái gì đó không bình thường xảy ra và có thể dẫn tới những hiểm họa.
Sau khi rời Bellac bước tiến của Hoàng tử đen ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong vùng Berry người dân địa phương đã tìm cách đánh trả mặc dù không phải là rất hiệu quả. Làng Le Dorat với nhà thờ được tăng cường phòng thủ của nó bị thất thủ đầu tiên, sau đó thị trấn Lussac les Eglises (19 tháng Tám), nơi mà một vài năm sau đó Sir John Chandos sẽ bị giết chết. Sau đó Liên quân Anglo-Gascons chuyển qua hướng Sault Saint Benoit (20 tháng Tám) để đến Argenton (Ngày 21-Ngày 22 tháng tám), nơi tòa lâu đài đã bị chiếm. Mặc dù tiến hành cướp phá ở tầm xa và trên diện rộng họ vẫn thường không làm ảnh hưởng đến nhà thờ và tài sản của bạn bè ( rất nhiều quý tộc Anh thời đó có nguồn gốc từ vùng này nên họ vẫn có tài sản tại Pháp ). Họ đi ngang qua thành phố Châteaunroux (23 tháng Tám) nơi mà họ đã không thể chiếm được.
Tại đây, Hoàng tử đen đã viết rằng ông định đi đến Bouiges nơi ông dự kiến ​​sẽ tìm thấy Bá tước Poitiers. Ngày hôm sau là ngày lễ Thánh Bartholomew, do đó Liên quân Anglo-Gaston quyết định nghỉ ngơi. Trong thực tế Hoàng tử đen đã không đi đến Bourges. Một toán quân đột kích Anh đã đốt phá vùng phụ cận của nó nhưng không thể chiếm được thành phố vốn có tăng cường phòng thủ và được bảo vệ bởi vị Tổng-giám-mục và hai hiệp sĩ cấp cao được gửi tới bởi vua John. Theo nhà sử học Froissart; Tại một trong những cánh cổng của thành phố một trận chiến ác liệt đã xảy ra có sự tham gia của hai hiệp sỹ-Seigneur de Gonsant và Sir Huntin de Vermeilles và rất nhiều thị dân dũng cảm của thành phố. Lực lượng chính của Liên quân Anh-Gascon đã đến được Issoudun vào ngày 24 tháng 8 nhưng mặc dù đã triển khai một cuộc tấn công toàn diện, một lần nữa họ lại không thể chiếm được thành phố được tăng cường phòng thủ bởi các quý tộc địa phương và những người tùy tùng của họ. Vào ngày 26 Hoàng tử đen tiếp tục hành quân sau khi đốt phá các vùng ngoại ô của Issoudun.
Trong ngày 28 tháng 8 quân đội của Hoàng tử đen hành quân dọc theo các con sông nhỏ Theols và Arnon, chiếm được lâu đài La Ferte, rời khỏi Arnon ở Lury-đây là ranh giới của lãnh địa của Công tước Guyenne cổ xưa và vượt qua sông Cher. Có lẽ cũng vào ngày 28 tháng 8 một toán quân đột kích của Anh-Gascon khoảng 200 binh sĩ dưới quyền chỉ huy của Chandos và Audley trên đường trở về với đạo quân chính của Hoàng tử đen đã chiếm làng Aubigny-sur-Nere nơi chỉ 25 km (16 dặm) từ sông Loire và tình cờ đã gặp phải một toán quân trinh sát của Pháp. Quân Pháp được chỉ huy bởi Philip de Chambly có biệt danh Grismouton, người được lệnh phải gửi cho vua John II những báo cáo về vị trí và hoạt động của quân xâm lược. Sau khi người Anh bắt được một vài tù binh trong cuộc giao tranh này, Hoàng tử đen biết được rằng vua Pháp đã tập trung một đội quân lớn và đã xác định là phải đánh một trận với ông ta. Lúc này John II đang đóng quân tại Chartres, mặc dù ông này hy vọng sẽ tìm được quân Anh ở gần Orleans trên đường hướng về Tours. Orleans là mục tiêu tiếp theo của quân Anh, nhưng vị hoàng tử đã ra lệnh vượt qua sông Cher và lúc này họ chuyển hướng và đi về hướng tây tới Vierzon. Tốc độ tiến quân của các toán đột kích cũng chậm lại.
Froissart mô tả Vietzon là một thị trấn lớn với chiếc lâu đài mạnh mẽ, nhưng ít được củng cố và quân đồn trú lại mỏng. Trong thực tế, nó đã thất thủ trước quân xung kích người Gascon dưới sự chỉ huy của Đại úy de Buch trong ngày 26 tháng Tám, quân đồn trú của nó là quá ít để chống lại đối phương đang tiến đến gần. Dân cư đã bỏ chạy và quân Gascons cướp bất kỳ đồ cung cấp nào mà họ có thể tìm thấy. Hai ngày sau đó, lực lượng chính của quân Anh mới tiến đến đây và ở lại ba ngày sau đó họ đốt cháy thị trấn và tiếp tục di chuyển. Khi Hoàng tử đen ở Vierzon, theo sử gia Froissart thì: Tin tức đến được Hoàng tử xứ Wales rằng vua Pháp đang ở Chartres, và rằng tất cả các thành phố dọc sông Loire và tất cả các phương tiện vượt sông đều được bảo vệ rất kỹ và rằng ông sẽ không có cách để vượt sang bờ phía bắc của nó. Do đó Hoàng tử đen đã hỏi ý kiến các cố vấn và quyết định chọn cách rút lui qua Touraine và Poitou, giao tranh dọc đường đi và đốt cháy, cướp bóc các vùng thôn quê.
Trong khi đó một đội quân Anh khác dưới sự chỉ huy của Công tước Lancaster đã đến được vùng Loire. Tại đây ông ta thấy rằng các cây cầu đã hoặc bị phá hỏng hoặc có bảo vệ mạnh. Quân của ông đã cố gắng vượt sông ở Les Ponts-de-Cé, phía nam của Angers, nhưng đã bị ngăn chặn bởi chiếc pháo đài nằm trên hòn đảo lớn vốn được xây dựng để bảo vệ vùng phía Bắc của con sông. Từ khi vùng Loire bị ngập lụt thì chỉ có thể vượt qua con sông bằng các cây cầu và không còn có cây cầu nào khác giữa Nantes và Saunuir, cả hai vùng này đều có những thành trì mạnh mẽ và những đơn vị đồn trú lớn, Công tước Lancaster không thể làm gì hơn.
Quân đội của vua John đã được tập hợp đến 1 tháng để bao vây lâu đài Bréteuil ở Normandy mà không thu được thành công. Uy tín Hoàng gia không cho phép ông thất bại nhưng John II đã phải kết thúc cuộc bao vây này để ông có thể đối mặt với một mối nguy hiểm lớn hơn đang hiện ra lờ mờ ở phía nam. Một thỏa hiệp trong danh dự đã được ký kết theo đó vua John phải trả tiền để quân đồn trú thân phe Navarre từ bỏ tòa lâu đài. Họ cũng được phép di chuyển một cách tự do để tái gia nhập lực lượng của Philip de Navarre ở phía Tây vùng Normandy.
VUA JOHN TẬP HỢP QUÂN ĐỘI PHÁP
Theo nhà sử học Froissart, lúc này vua John II đã quay trở lại Paris và ra lệnh cho các nhà quý tộc của mình tập hợp tại Chartres. Nhà vua cũng đến đó với một đoàn tùy tùng có vũ trang vào ngày 28 tháng Tám.Ông này tiếp tục ở đó đến đầu tháng Chín để thu thập thông tin tình báo về những bước di chuyển của quân Anh-Gascon. Trong khi đó quân đội Pháp được tập hợp từ các vùng Auvergne, Berry, Burgundy, Lorraine, Hainault, Artois, Vermandois, Picardy, Brittany và Normandy. Họ đến để thi hành nghĩa vụ quân sư cho vua trong 40 ngày mà không được trả khoản thanh toán nào, sau thời gian đó họ sẽ yêu cầu ông trả tiền. Những người không thể tham dự được cho là sẽ phải gửi đến một khoản tiền nào đó để thuê lính đánh thuê. Khi những người này đến họ cưỡi ngựa đến để được kiểm tra ở những chiếc lều trong vùng lân cận, nơi ăn ở của họ được bố trí bởi các Thống chế Jean de Clermont và Arnold d’Audrehent. Tuy nhiên, nhà vua đã bác bỏ việc tập trung lực lượng bộ binh của ông vì với lực lượng này quân Pháp khó có thể hành quân nhanh và bắt kịp đội quân của Hoàng tử đen.
Một trong những hành động đầu tiên của nhà vua là gửi quân tiếp viện đến các pháo đài chính ở Anjou, Poitou, Maine, Touraine và các khu vực khác nơi quân xâm lược có thể xuất hiện. Vai trò của họ là để ngăn chặn quân địch đi thu thập thực phẩm cho người và thức ăn cho ngựa. Như Froissart đã viết, vua Phápcũng đã: gửi ba quý tộc rất quan trọng, những chiến binh tốt nhất tới tỉnh Berry để bảo vệ biên giới của nó và trinh sát nơi đóng quâncủa binh sĩ Anh. Ba vị quý tộc đó là Sire deCraon, Boucicault vàHermite de Chanmont.
Sau khi rời khỏi Chartres nhà vua và đội quân gồm phần lớn là các kị binh của ông đi về phía sông Loire, họ đến Meung vào ngày 08 tháng 9 và Blois hai ngày sau đó. Họ vượt qua sông Loire tại một số điểm khác nhau, bản thân vua John vượt sông tạiBlois, trước khi hành quân đến Amboise. Đếnngày 13 thì nhà vua đã đến được Loches nơi các đội quân của ông đã tập hợp lại để chuẩn bị cho cuộc săn đuổi. Hàng loạt những báo cáo được cung cấp một cách ổn định để xác nhận rằng rằng quân Anh-Garcons vẫn ở trongkhu vực Touraine nhưng lúc này họ ( quân Anh) lại chuyển hướng vềPoitotu. Vì vậy, vua John rời Loches và đến La Haye vào ngày 14 tháng Chín, trong khi những đội quân khác của ông vẫn tiếp tục vượt qua sông Loirebằng các cây cầu tại Orleans, Meung,Saumur-, Blois, Tours và có lẽ ở cả những nơi khác nữa.
Một thời gian dài cuộc chiến giữa Pháp vàAnh trở thành một mối quan tâm lớn đối với Đức Giáo Hoàng tạiAvignon, người luôn cho rằng hai trong sốnhững cường quốc Thiên chúa giáo mạnh nhất nên tham gia tham gia lực lượng để chiếm lại vùngĐấtThánh từ tay người Hồi giáo hơn là tương tàn với nhau.Vì vậy, sử gia Froissart ghi lại rằng: Giáo hoàng Innocent VI gửi tới nước Pháp Talleyrand-Hồng y giáo chủ của Périgod và Nicholas-Hồng y giáo chủ của Urgel để đàn phán hòa bình …Họ có một số lần viếng thăm nhà vua trong lúc ông này đang triển khai vây hãm Bréteuil nhưng không đi đến kết quả nào … Hồng y giáo chủ của Périgod đến tận thành phố Tours thuộc vùng Touraine nơi mà ông này nhận được tin vua Pháp đang hành quân hết tốc độ để tìm quân Anh. Vì vậy vị Hồng y giáo chủ của Perigord vội vã đến Poitiers, nơi ôngđã dự kiến ​một cách chính xác rằng quân đội của các bên đốiđịch sẽ gặp nhau.
Đánh chiếm lâu đài Romorantin
Trong khi đó, Sire de Craon, Boucicault, Hermite de Chaumont và 300 tay thương của họ (các kị sỹ cộng với các đoàn tùy tùng) đã đến rất gần và quan sát quân xâm lược trong sáu ngày trước khi họ tìm được một cơ hội tấn công vào đội quân tiên phong của đối phương của họ. Froissart cho rằng tình trạng này ( khó có cơ hội để tấn công quân Anh ) xảy ra là vì người Anh đã lên kế hoạch hành quân và cắm trại của họ với các kỹ năng tuyệt vời. Tuy nhiên lực lượng nhỏ bé này của Pháp lại tin rằng họ có một số cơ hội khi đi ngược lên thượng nguồn từ Romorantin. Ở đó, họ đã phục kích Bartholomew de Burghersh, Edward Despencer và Lãnh chúa của Es.s.e.x. một lần nữa Froissart lại cung cấp thông tin bằng cách mô tả sinh động: Một số binh sĩ được lệnh phải xuất phát ngay lập tức tới Romorantin, những người đã nghe thấy rằng người Anh sẽ đi qua con đường này, họ nằm xuống một cách lặng lẽ để tiến hành một cuộc phục kích tạiđịa điểm chỉ cách thị trấn một khoảng ngắn. Một khoảng thời gian sau đó người Anh tiến lênvà bị người Pháp đi ngang qua theo hàng dọc mà không tấn công họ, nhưng vào thời điểm đó họ thấy rõ ràng là người Pháp nhẩy lên ngựa, lấy hết. tốc độ và phi ngựa đến chỗ họ. Người Anh, nghe thấy tiếng chân ngựa, quay lại và phát hiện ra rằng đó là kẻ thù của họ, ngay lập tức họ dừng lại để chờ đối phương xuất hiện và người Pháp phi nước đại để tiến lên với các tay thương của họ ở phía sau. Vì vậy tốc độ của họ là rất khủng khiếp, lúc đó ngay lập tức người Anh đã dãn hàng ngũ của họ ra và người Pháp đã lao xuyên qua trên lưng những con ngựa của họ mà không gây thiệt hạigì nhiều. Sau đó quân Anh tiến đến gần vàtấn công vào phía sau của quân Pháp: Một trận chiến ác liệt đã nổ ra sau đó, nhiều hiệp sĩ và hộ sỹ đã ngã ngựa ở cả hai phe và nhiều người đã bị giết. Khi phần còn lại của đội tiên phong Anh đến nơi thì quân Pháp bắt đầu rút lui, một nửa trong số họ đã chạy thoát về lâu đài Romorantin.
Quyết định tấn công lâu đài Romorantin của Hoàng tử đen thường được xem như là một sai lầm bởi vì ông biết rằng vua Pháp đang hành quân chống lại ông với một đội quân đáng kể. Tất nhiên có thể việc giữ chân Hoàng tử đen là ý định của số ít các binh sĩ Pháp hiện đang thách thức quân Anh và kết quả là một cuộc bao vây kéo dài kết quả năm ngày được tiến hành trước khi tòa lâu đài bị buộc phải đầu hàng. Tệ hơn nữa đồ cung cấp của người Anh đã suy giảm nghiêm trọng sau cuộc bao vây này.
Cuộc tấn công vào lâu đài Romorantin được mô tả bởi cả hai nhà sử học Froissart và Geoffrey le Baker. Theo Froissart: Vào buổi sáng hôm sau tất cả các kị sỹ và cung thủ chuẩn bị cho trận bao vây và mỗi người phải phổ biến với quân lính của riêng mình về việc phải tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào lâu đài Romorantin. Vụ tấn công rất khốc liệt và dữ dội, các cung thủ Anh đứng ở gần các đoạn hào tung ra những cơn mưa tên liên tục làm cho không ai dám nhô người lên khỏi bức tường có những lỗ châu mai. Một số cung thủ đã bị nước ngập lên đến cổ và đã đến được các bức tường. Những người khác cũng nhảy xuống chiếc hào này, bơi bằng mảng về phía chiếc cổng thành với những tấp phên liếp, dáo mác, búa trận và cung tên trong tay, để bổ và bám vào chân của các bức tường. Phía trên họ là Seigneur de Craon, Boucicault và Hermite de Chaumont ( ba hiệp sỹ được vua Pháp cử đến ) đang hăm hở tiến hành bố trí phòng thủ, họ ném xuống các tảng đá. Đại úy de Buch và binh sỹ người Gascons của ông đã tham gia vào cuộc tấn công này, một hộ sỹ có tên là Raymond de Zedulach đã bị giết chết trong đợt tấn công này.
Ngày hôm sau cuộc tấn công lại được tiếp tục với mức độ quyết liệt hơn nữa và một lần nữa người cao cấp nhất bị thương vong ở phía người Anh là một người xứ Gascon-người anh em trai của Lord d’Albret. Lúc này Hoàng tử đen tuyên bố một cách công khai rằng ông sẽ không hành quân tới chỗ khác cho đến khi lâu đài Romorantin thất thủ. Le Baker đã mô tả làm thế nào để cuối cùng quân Anh chiếm được tòa lâu đài: Vị Hoàng tử đã ra lệnh sử dụng máy bắn đá và chế tạo những chiếc mai rùa ( bằng gỗ ) để bảo vệ các thợ mỏ. Những chiếc máy bắn đá được điều khiển bằng những binh sỹ đã được đào tạo đặc biệt để phá hủy chiếc mái của tòa tháp [ bảo vệ trung tâm của lâu đài] và những lỗ châu mai trên tường thành với đạn là đá tảng được đẽo tròn. Họ cũng đốt lửa trong đường hầm được những người thợ mỏ đào để làm suy yếu móng của bức tường thành. Theo sử gia Froissart mái nhà của tòa tháp cũng đã bị đốt cháy có lẽ bởi đạn pháo dù rằng ông cũng không hoàn toàn chắc chắn là như vậy.
Sau khi triệt hạ được lâu đài Romorantin, Hoàng tử đen tiếp tục hành quân về phía tây dọc theo sông Cher, dường như ông vẫn còn hy vọng hội binh với lực lượng của Công tước Lancaster. Ông hạ trại ở Montlouis gần Tour trong khi gửi các toán quân đi cướp bóc và do thám. Bản thân thành Tous trên danh nghĩa nằm dưới sự cai quản của hai con trai của nhà vua Pháp-các Bá tước của Poitiers và Anjou với sự hỗ trợ của Thống chế Clermont. Le Baker viết rằng thời tiết mưa bão dữ dội và làm cuộc tấn công của người Anh trở nên vô vọng và: Cám ơn thánh St Martin-vị thánh bảo trợ của thành Tours, kẻ thù của nó đã không thể đốt cháy thành phố này.
Sau bốn ngày chờ để hợp binh với Công tước Lancaster, ngày càng trở nên rõ ràng là Hoàng tử Đen phải rút lui. Như ông đã nói trong đó bức thư gửi cho các công dân London sau khi chiến dịch kết thúc: Sau khi chúng tôi xuất phát từ đó, chúng tôi đi vào con đường để vượt qua một số nguy hiểm nhất định ở dưới nước, và với ý định hội binh với Công tước của Lancaster-người anh em họ thân thiết nhất của tôi, người mà tôi đã có một số thông tin rằng ông đang vội vàng tiến về phía chúng tôi. Mặc dù quân đội của Công tước Lancaster không thể qua sông Loire, rõ ràng là hai vị chỉ huy của người Anh có liên lạc với nhau qua những người đưa tin.
Cuộc truy đuổi Hoàng tử đen của vua John II lúc này bắt đầu được tiến hành một cách nghiêm túc. Trong ngày 11 tháng Chín, Hoàng tử đen quay về phía nam vượt qua các sông Cher và Indre và đến Montbazon trong cùng một buổi chiều. Ông biết rằng quân Pháp đang đuổi theo ông ta và những cây cầu bắc qua sông Cher bị phá hủy. Các ngôi làng xung quanh cũng đã bị đốt cháy để ngăn chặn việc kẻ thù tìm kiếm nơi trú ẩn hoặc thực phẩm. Sáng hôm sau, tại Montbazon vị Hồng y giáo chủ của Perigord đến đó để đôn đốc Hoàng tử đen chấp nhận hòa bình, nhưng câu trả lời duy nhất của Hoàng từ là chỉ có cha của ông mới có quyền làm điều đó. Trong thực tế vua Edward đã ủy nhiện cho Hoàng tử đen quyền để đàm phán trong bức thư ngày 01 tháng 8 năm 1356. Sau khi có cử chỉ của thách thức này, Hoàng tử Edward lại tiếp tục cuộc rút lui của mình, ông đến La Haye (nay là Descartes) vào ngày 13 tháng Chín. Ngay lúc đó trinh sát của ông đã mang tin đến rằng quân đội Pháp đã rất gần phía sau. Vào đầu buổi sáng ngày hôm sau Hoàng tử La Haye vượt qua Creuse và đi tới Châtellerault.
Vua John rời Loches trong cùng một buổi sáng và sau khi nhận được thông tin từ các trinh sát của mình tới từ La Haye, nơi mà ông nghe nói rằng Hoàng tử đen lại hướng về phía Châtellerault. Một số nguồn tin cho rằng đoàn xe chở hành lý của quân Anh lấy nó phải mất một thời gian dài để vượt qua Vienne tại Châtellerault; những nguồn khác lại cho rằng đoàn xe hành lý vượt qua đội quân chính vào ngày trước và quân Anh lại vượt sông trong buổi sáng thứ bảy ngày 17 tháng Chín.
Chiếc lưới bắt đầu khép lại 
Vua John II đã quyết định rằng thay vì theo sát bước chân của Hoàng tử đen, ông sẽ cố gắng vượt qua đối phương bằng cách ở lại phía đông của Vienne sau đó qua sông tại Chauvigny. Đây là một cơ động thông minh và thành công có lẽ là dựa trên sự nắm bắt kỹ càng về địa hình tại địa phương. Trong khi đó Hoàng tử lại đang do dự tại Châtellerault vì còn phải tìm kiếm thông tin về người Pháp. Rõ ràng ông đã không nhận ra được khoảng cách giữa họ, hoặc có lẽ là người dân địa phương đã đánh lừa mình lực lượng trinh sát của ông.
Ngày 16 tháng 9 Hoàng tử đen đột nhiên biết được rằng vua John đã ở Chauvigny và rằng ông đã bị vượt qua. Trừ khi ông được chuẩn bị để đối mặt với quân Pháp trong trận chiến mà địa điểm là do ông lựa chọn, Hoàng tử không còn có lựa chọn nào khác ngoài việc rút lui một cách nhanh chóng. Cho đến lúc đó lực lượng chính của liên quân Anglo-Gascon vẫn sử dụng con đường chính nhưng vào lúc bình minh của sáng ngày thứ bảy họ rời đường La Mã cổ xưa (nay là đường N 10) dọc theo bờ phía tây của Clain và đổi hướng trái với ý định quay lại con đường này ở phía nam của Poitiers. Đây có vẻ như là một di chuyển rõ ràng đối với một quân đội hiện đại nhưng lại là một canh bạc liều lĩnh của một vị chỉ huy thời Trung cổ và Vua John II đã thất bại trong việc dự đoán ý đồ của đối phương.
Cả hai đội quân đều tung ra các toán trinh sát và do đó rất đáng ngạc nhiên là vua Pháp lại không biết được rằng Hoàng tử đen di chuyển hướng về phía rừng cây. Ngược lại trong khoảng ngày thứ Sáu 17 tháng Chín, Hoàng tử đen đã xác định rằng quân Pháp đã không còn ở xa: ” Về phía mình Hoàng tử xứ Wales và người của ông không biết gì về cách bố trí của quân Pháp, cũng chẳng biết họ có thể làm gì, họ chỉ biết rằng họ ( quân Pháp) đang hành quân ở một nơi nào đó mà họ ( quân Anh) không biết chính xác là ở đâu, nhưng chỉ đơn giản là họ ( quân Pháp ) không còn ở xa, các trinh sát của họ thấy rằng quá khó khăn để tìm thức ăn cho ngựa và kết quả là quân đội (Anh ) đang bị thiếu đồ dự trữ một cách nghiêm trọng”
Quân đội của châu Âu thời trung cổ thường phải mất quá nhiều thời gian để vượt qua các con sông ngay cả trong trường hợp có đủ các cây cầu, có thể Hoàng tử đen đã hy vọng rằng sẽ tấn công bất ngờ vào người Pháp trong khi họ đang bị chia làm hai ở Vienne. Nhưng ông đã quá chậm và khi đến được Chattvigny bằng con đường bộ từ Poitiers thì trinh sát của ông đã phát hiện ra rằng quân Pháp đã đi qua. Lúc này Hoàng tử đen đã quyết định bám theo họ dọc theo những con đường ở vùng nông thôn và khu rừng ở phía nam của con đường bộ chính. Mặc dù gặt rất nhiều khó khăn nhưng phương thức di chuyển này đã giấu được lực lượng Anglo-Gascon trước con mắt do thám của trinh sát Pháp.
Vua John đã thực sự đến được Chauvigny vào tối ngày thứ Năm 15 tháng Chín. Theo Froissart: sau khi ăn bữa sáng ngày thứ Sáu, nhà vua Pháp vượt qua sông bằng chiếc cầu ở Chauvigny, ông cho rằng quân Anh đang ở phía trước ông nhưng trong thực tế họ lại ở phía sau. Rõ ràng rằng một số lượng lớn kỵ binh đã Pháp vượt qua Vienne tại Chauvigny trong khi các binh sĩ khác, có lẽ là lực lượng bộ binh, được cho là đã vượt sông tại Châtellerault. Sự kiện này có thể cho thấy rằng nhà vua và lực lượng kị binh của ông đã cố gẵng cao nhất những nỗ lực của họ để vượt qua quân xâm lược, hoặc có lẽ lực lượng bộ binh tại địa phương đã tham gia vào quân Pháp kể từ khi họ vượt qua sông Loire.
Ba Hiệp sỹ cấp cao của Pháp, Seigneur de Craon, Raoul de Coucy và Comte de Joigny, vẫn ở lại Chauvigny thêm một khoảng thời gian nữa với một số binh lính của họ. Sau đó, vào sáng thứ bảy, họ đã vượt qua con sông và theo sau lực lượng trung quân khoảng 15 kilomet (9 dặm). Trong khi đó nhà vua đi dọc theo con đường chính từ Chauvigily đến Poitiers, sự kiện này đã làm cho hậu đội bị tách ra khi hành quân trên những con đường nông thôn bên cạnh khu rừng cây ở phía nam của con đường chính. Thực tế thì khi đến đó lúc này họ mới biết được rằng lúc này Hoàng tử đen cũng tương tự đang ở phía nam của con đường từ Chauvigny đến Poitiers?
Về phần mình có vẻ không giống như là Hoàng tử đen đang cố gắng để đuổi kịp người Pháp và ép họ vào một trận chiến khi những lực lượng mở đường của họ tình cờ gặp nhau tại thái ấp La Chaboterie như sau đó ông ta đã tuyên bố như vậy. Những gì đã xảy ra dường như là: vào buổi tối khi ba vị lãnh chúa Pháp của Chauvigny thì quân đội Anglo-Gascon cũng rời ngôi làng nơi họ đã nghỉ ngơi. Quân trinh sát người Gascon được phái đi tìm người Pháp và như bình thường thì Froissart lại cung cấp những tài liệu màu sắc phong phú: Lực lượng trinh sát có số lượng khoảng 60 kị sỹ, tất cả đều có những con ngựa tốt trong điều kiện của họ, mặc dù chúng ( những con ngựa của họ) có vẻ mệt mỏi. Trong số đó có hai hiệp sĩ đến từ Hainault, Sir Eustace d’Aubrecirourt và Sir Jean de Ghislelles và có cơ hội đến gần với những khu rừng và những cây thạch nam … [ đi qua nơi người Pháp đã qua] ngay lập tức 3 hiệp sỹ Pháp và người của họ nhìn thấy những con ngựa của người Anh, họ biết ngay rằng đó là địch quân và đội mũ sắt lên đầu, phất những lá cờ lên và hạ thấp những ngọn thương xuống và thúc những con ngựa của họ. Sir Eustace d’Aubrecicourt và tùy tùng của ông-những người cưỡi những con ngựa chiến tốt nhất, thấy rằng họ bị rơi vào giữa một lực lượng địch quân lớn và họ chỉ có một nhúmngười khi so với đối phương, nên họ nghĩ rằng tốt nhất là không nên dừng lại mà tạo điều kiên cho họ ( quân Pháp ) truy đuổi, trong khi đội quân của Hoàng tử đen đang ở không xa. Nên họ quay ngựa và chạy theo bìa của rừng với quân Pháp đuổi sát sau lưng họ … Do đó rất khó để truy đuổi họ bởi vì họ ở quá xa về phía trước cho đến khi họ gặp lực lượng chính của Hoàng tử đen lúc này đang dừng lại dọc theo một khu rừng, ở giữa những cây thạch nam và bụi cây mâm xôi để chờ tin tức từ lực lượng trinh sát của mình. Có vẻ như quân Pháp đã rất ngạc nhiên khi thấy quân Anh vào lúc họ đang truy đuổi toán quân trinh sát của đối phương. Kết quả là phần lớn toán quân Pháp này đã bị giết hoặc bị bắt tù binh. Trong số những người bị bắt gồm có Raoul de Coucy, the Comte de Joigny, the Vicomte de Breuse, và the Seigneur de Chauvigny, từ những tù binh này mà Hoàng tử đen đã biết đươc vị trí của lực lượng chính của quân Pháp.
Theo Le Baker thì lực lượng của Hoàng tử đen đã có nhiều người thiệt mạng trong cuộc giao tranh này. Những người khác lại cố truy đuổi số binh sỹ Pháp còn lại về phía ngôi làng Savigny-Levescault, và trận chiến cũng làm gián đoạn đội hình hành quân của lực lượng Anglo-Gascon. Cuối cùng thì quân Anh-Gascons phải rút vào rừng để tập hợp lại. Hoàng tử đen đã ra lệnh rằng không một ai được di chuyển vượt lên trước các Thống chế của Anh. Họ cắm trại qua đêm và đi tìm kiếm nguồn nước một cách vô ích, có lẽ đó là nơi trong khu rừng Breuil l’Abbaye và rất gần với cánh đồng La Chaboterie, nơi vua John II đã trú lại vào đêm trước đó. Trong khi đó, cánh quân chính của Pháp cũng hạ trại và lập “đội hình chiến đấu” ở giữa Poitiers và Savigny-Lévescault nơi mà vị giám mục của Poitiers và cư dân của họ đang cư trú. Có lẽ họ đóng gần với đường La Mã cổ xưa và có thể họ đã lựa chọn vị trí này trước khi biết chính xác quân Anh ở nơi nào.
Có vẻ như là lúc này Liên quân Anh-Gascon đã ở rất gần bên cạnh quân Pháp và vì vậy dù đã cạn kiệt nguồn cung cấp nhưng nó (quân Anh-Gascon ) cũng không dám cố gắng di chuyển vượt qua đối thủ của họ. Một cuộc đối đầu lớn dường như là không thể tránh khỏi và việc trinh sát kém hiệu quả đã đặt Hoàng tử đen vào một tình huống chiến thuật tồi tệ hơn mà cha của ông đã phải đối mặt ở Crécy. Nhưng mặt khác các chỉ huy của ông đã cho chuyển người của họ đến một vị trí phòng thủ có khả năng rất tốt ở bìa của khu rừng Nouaille.
Kết quả của Trận chiến Poitiers hoặc Maupertius-như nó thường được biết đến ở Pháp, là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất thời Trung cổ. Tuy nhiên vẫn còn tranh cãi về vị trí chính xác của nó. Maupertius có nghĩa là ” con đường xấu ” ngày nay người ta thường giả thiết rằng đó chính là trang trại hiện đại La Cardineric. Tuy nhiên có nhiều khả năng ” con đường xấu ” là nguồn gốc của một con đường nhỏ từ La Cardiucric đến khe cạn Gue de I’Homme (bây giờ là một cầu) vượt qua sông Miosson ở phía tây của làng Nouaille.
ĐÊM TRƯỚC TRẬN CHIẾN
Lúc mặt trời lặn vào sáng Chủ Nhật ngày 18 tháng 9, quân của Hoàng tử đen đã dỡ trại và chuyển xuống thung lũng của Miosson, rõ ràng là không bị trinh sát Pháp bám đuôi. Sử dụng một đường nông thôn nhỏ họ đi ngang qua Tu viện Nouaille như thể đang hướng tới Poitiers để đến con đường đi Bordeaux. Một số nhóm đi tìm cỏ ngựa dường như đã vượt qua Miosson để thu thập nguồn cung cấp thực phẩm từ tu viện Abbey ở Nouaille nơi có một cây cầu đơn giản hoặc một con đường đắp cao tạo nên một chỗ cạn vượt sông rất chắc chắn. Mặc dù không có nguồn tài liệu nào đề cập đến trinh sát của quân Pháp tại Nouaille, có vẻ như không thể tin được rằng họ không nên đóng trại ở đó. Theo những quan sát như vậy thì có lẽ họ ( người Pháp ) tin rằng Hoàng tử đen dự định đi dọc theo Miosson cho đến khi họ gặp được con sông Clain ở tại Saint Benoit. Đội kỵ binh trinh sát của Đại úy de Buch đang dẫn đầu đội hình hình cột của quân Anh-Gascon và ngay sau khi mặt trời lặn họ đã phát hiện ra đạo quân chính của Pháp đang hạ trại ở một khoảng phía bắc rừng Nouaillé. Sự kiện này cho rằng người của viên Đại úy đã vượt qua phía bắc của dòng sông Miosson, hoặc có lẽ họ đã vượt qua sông Miosson tại Nouaille.
Đội tiên phong của đội quân của Hoàng tử đen được chỉ huy bởi các Bá tước Warwick và Oxford và có lẽ cùng với Lord của Pommiers, cùng với một số quý tộc Gascon khác và bộ binh hạng nhẹ người Gascon. Hoàng tử chỉ huy cánh quân trung tâm, tiếp theo là hậu đội dưới sự chỉ huy của Bá tước Salisbury và có lẽ là cả Suffolk. Như bình thường, hành lý của họ được mang ở phía sau. Một lần nữa có vẻ như quân Pháp không chú ý đến điểm yếu này của đối phương, sau đó quân đội Anh-Gascon đột ngột rẽ về phía bắc, gần như chắc chắn là đã vượt qua lối cạn Gue de l’Homme. Warwick-người đang chỉ huy đội tiên phong, đã sớm cho người canh gác bảo vệ đoàn hành lý, và đề nghị với Hoàng tử đen rằng đơn vị của ông nên được triển khai đầu tiên trong khi các đơn vị khác vượt qua vị trí của ông ta để triển khai về phía bắc. Nhưng Geoffrey le Baker lại cho rằng đầu tiên đội quân của Hoàng tử đen vượt qua sông Miosson: Đội quân dưới sự chỉ huy của Hoàng tử đen đã phần tìm thấy một khe cạn hẹp và vượt sông với đoàn xe. Sau đó họ di chuyển ra khỏi thung lũng, vượt qua những hàng rào và những con mương và chiếm giữ các ngọn đồi, nấp sau những bụi cây thấp họ cố gắng giấu mình trong một vị trí mạnh mẽ và cao hơn so với kẻ thù.Như Chandos Herald đã viết: Chúng tôi những người ở phía hậu đội, lúc này lại ở cánh tiền quân. Nếu trường hợp là đúng thì sau đó có vẻ như khả năng là Hoàng tử đen dự kiến lại ​​rút lui về phía nam một lần nữa với Warwick trong đội quân tiên phong.
Có thể người Anh lo ngại bị tấn công khi họ đang hành quân dọc theo phía tây của khu rừng Nouaille và Hoàng tử đã bố trí các cung thủ ở bên cánh trái của ông. Chắc chắn là sau đó ông cũng xuống ngựa và nói chuyện với đám cung thủ mấy câu sau khi làm một bài phát biểu trước các kị binh. Các nguồn tài liệu bằng văn bản ít nhiều có đề cập đến lực lượng cung thủ tại thời điểm này và cho rằng họ đã đột nhiên trở nên khá quan trọng. Người ta cho là Hoàng tử đã nói: Ta biết rất rõ lòng can đảm và sự trung thành của các bạn vì trong những lúc cực kỳ hiểm nguy các bạn đã chứng tỏ được mình là những người can đảm dưới sự chỉ huy của người cha của tôi, ông của tôi, những vị vua của nước Anh, rằng không ai là không thể bị đánh bại, không nơi nào quá khó để có thể chiếm, không ngọn núi nào quá cao để có thể trèo lên, không có chiếc tháp nào quá mạnh để không thể chiếm, không có địch quân nào không thể đánh bại, không có có đội quân nào là quá vĩ đại… Sau đó ông ra lệnh cho họ phải đứng vững với hy vọng thu được những chiến lợi phẩm phong phú từ người Pháp.
Một giải thích từ những nguồn khác chỉ ra rằng đầu tiên Hoàng tử đen cho tạm ở dừng gần cuối phía nam của rừng cây nhưng ngay sau đó ông lại cho toàn quân di chuyển về phía bắc. Dù là cách này hay cách khác ông đã bố trí lực lượng của mình dọc theo các cạnh phía tây và phía bắc của khu rừng Nouaille, nơi họ được bảo vệ v bởi một hoặc rất nhiều hàng rào chạy song song với phần lớn con đường mòn. Vị trí trung tâm của quân Anglo-Gascon được định vị trên một cao nguyên thấp ở cuối phía bắc của khu rừng, trong khi doanh trại của quân Pháp đã ở ngoài tầm nhìn nếu quan sát trên đỉnh của một ngọn đồi thấp ở phía bắc.
Địa hình vùng này chỉ hơi mấp mô với những đồng cỏ, rừng cây và vườn nho nằm rải rác, chúng vốn thuộc về giáo hội và các công dân của Poitiers. Tuy nhiên, vùng đất rất gập ghềnh ở chính Nouaille không là điển hình ( của vùng này ) và tạo ra một vị trí tốt nhất, nếu không phải là vị trí chỉ thích hợp cho phòng thủ. Hơn nữa, mặt đất được lựa chọn bởi Hoàng tử xứ Wales có rào cản được tạo nên bởi các bụi nho, những loại cây nông nghiệp khác, rừng, đầm lầy và suối ở phía dưới một thung lũng tương đối dốc.
Báo cáo của các lính trinh sát trong đội của Đại úy de Butch nói rằng quân của nhà vua Pháp có 87 lá cờ ( hơn 2 vạn quân ), điều này cho thấy nó lớn hơn là trong thực tế. Doanh trại của quân Pháp dường như cũng trải ra đến hết độ rộng của vùng này. Theo Froissart toán quân trinh sát đã tấn công một số lính Pháp lạc ngũ và bắt một số tù binh và làm quân Pháp nâng cao tinh thần cảnh giác, mặc dù trong thực tế có lẽ Froissart đã nhầm lẫn cuộc trinh sát này với một cuộc tấn công vào ngày hôm sau.
Tuy nhiên Froissart và các nhà sử học khác đã cung cấp thông tin quan trọng về cách thức mà Hoàng tử đen của người của ông tăng cường vị trí vốn có khả năng phòng thủ một cách tự nhiên của mình. Theo Froissart: Người Anh hạ trại ở địa điểm tại vùng thôn quê vốn thuộc the Plains of Maupertius, họ đã tăng cường phòng thủ bằng những hàng rào dày đặc một cách rất tiểu xảo, và bốc dỡ tất cả các hành lý của họ về phía sau. Ở mặt trước họ đào rất nhiều những con mương nhỏ, để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công bất ngờ nào của kị binh. Geoffrey le Baker nói rằng: Ông khảo sát hiện trường và thấy rằng một cạnh của vị trí của quân Anh có một ngọn đồi ở gần đó và nó được bao quanh bởi hàng rào táo gai nhọn và những con mương ở bên ngoài nhưng bên trong lại được dọn dẹp sạch sẽ, một phần của nó ( vẫn trận địa của Anh ) là đồng cỏ và bụi cây mâm xôi, một phần là những bụi nho và phần còn lại là những bụi diếp dai. Ông ( nhà sử học Geoffrey le Baker ) cho rằng quân Pháp đã cố gắng bố trí đội hình chiến đấu trong những cánh đồng này. Giữa những người của chúng tôi và quả đồi là một thung lũng rộng và một đầm lầy được tưới bởi một dòng suối. Le Baker cũng nói rằng phần cuối của một con mương hoặc một đoạn hàng rào đã kéo dài xuống tận đầm lầy “, rồi phần trên của đoạn hàng rào này cũng đi ngược lên dốc và rằng đội quân của Bá tước Salisbury đã đóng quân chỉ cách đó một quăng đá. Hơn nữa, ông cũng nói rằng có một khoảng trống trong hàng rào đủ rộng để xe ngựa có thể đi qua được trong mùa thu, có thể là để thu hoạch các vụ mùa, thu thập củi đốt cho mùa đông từ trong rừng. Một diễn giải khác có thể cũng theo nguồn này lại chỉ ra rằng có thể có đến hai khoảng trống đáng kể trong các hàng rào táo gai nhọn nổi tiếng.
Hơn nữa có thể là con kênh thường thường được nhắc đến vốn một phần có nguồn gốc tự nhiên và nằm trong thung lũng có độ dốc xuống sông Miosson một khe cạn khác được gọi là Gué de Russon. Có thể người Anh đã khơi rộng các con kênh, hoặc tất cả những con mương đang được đề cập đến này chỉ đơn giản là có liên quan đến hệ thống công sự dã chiến ở bên sườn phải của đội hình của quân Anglo-Gascon.
Ý kiến cho rằng người Pháp vẫn hoàn toàn không biết gì về sự hiện diện của quân Anglo-Gascon có vẻ khó tin cho, như sau này Herald Chandos đã viết: Họ đã cắm trại trong những khu vực rất gần nhau đến mức họ có thể tắm cho những con ngựa của họ trên cùng một dòng sông. Theo Froissart thì ông rất vào Lord James Audley: một con người khôn ngoan và dũng cảm và quân Anh đã bài bố trận cho trận chiến dưới sự cố vấn của ông. Vào thời gian bắt đầu trận chiến, theo Froissart: Hoàng tử cùng với phần chính của đội quân của mình đã ở giữa các vườn nho, tất cả đều xuống ngựa, nhưng những con ngựa của họ cũng được buộc ở gần đó để họ có thể nhảy lên ngựa không chậm trễ. Về chỗ yếu nhất dễ bị quân Pháp chọc thủng, họ đã đặt các toa xe của họ và biến chúng thành những công sự tăng cường để không thể bị tấn công từ góc này:
Theo lời của Geoffrey le Baker: Bá tước Warwick chỉ huy đội tiên phong, đóng từ chỗ dốc xuống đến bãi lầy. Rõ ràng là các cung thủ Anh đã đóng quân ở cả hai bên sườn mặc dù vẫn có những người khác có thể đã đứng dọc theo các hàng rào . Có thể là các cung thủ ở bên cánh trái nằm dưới sự chỉ huy của Bá tước Oxford và Bá tước Warwick chỉ huy những cung thủ khác ở cánh bên phải, bên cạnh đội quân của Hoàng tử đen. Hậu đội Anh nằm dưới sự chỉ huy của Bá tước Salisbury và Suffolk, lúc này lập đội hình ở cuối phía bắc và trong số họ có một số binh sỹ người Đức. Lỗ hổng đáng kể nhất của hàng rào cọc nhọn rõ ràng là ở trong chỗ này. Tại đây, vị trí cánh phải của quân Anglo-Gascon trở nên cởi mở hơn và độ dốc của mọi ngọn đồi cũng không quá cao để tạo ra quá nhiều sự bảo vệ từ địa hình tự nhiên. Có lẽ ở đây những toa xe khác đã được sử dụng như là một hệ thống công sự dã chiến trong khi hầu hết các hành lý đã được giấu bên trong rừng cây nơi rất khó cho người Pháp để chiếm được chúng.
Tổng quát lại cách bài binh bố trận cuối cùng của quân Anglo-Gascon, các Bá tước Warwick và Oxford chỉ huy cánh bên trái, nơi mặt đất dốc xuống con sông Miosson. Bá tước Salisbury có sự hỗ trợ của Bá tước Suffolk, chỉ huy cánh phải trong khi Hoàng tử đen chỉ huy cánh trung tâm. Một lực lượng dự bị nhỏ gồm các kị sỹ đã lên ngựa và 400 cung thủ vẫn ở lại phía sau. Lúc này đội quân của Hoàng tử đen đang ở trong một vị trí phòng thủ rất mạnh với rừng Nouaille ở ngay phía sau họ; phía trước họ được bảo vệ bởi những hàng rào từ cây táo gai, bụi cây mâm xôi và những hàng cây nho dày đặc. Cần lưu ý rằng những bụi cây mâm xôi được đề cập vẫn còn truyền lại đến ngày nay và mặc dù chúng chỉ cao có vài inch nhưng lại bao phủ một khu vực rộng lớn và làm cho người đi bộ – thậm chí không có vũ trang và không mặc giáp – cũng gặp khá nhiều khó khăn. Theo truyền thống thì các cung thủ Anh thường đóng quân ở các bên cánh. Ở bên cánh phải các con hào đã được đào để bảo vệ họ và ở bên cánh trái họ cũng được bảo vệ bởi con sông nhỏ Miosson và những đầm lầy của nó. Tuy nhiên Liên quân Anglo-Gascon vẫn đang run sợ, đói khát và bị thua kém về số lượng.
Có người nói rằng khi tin tức về sự hiện diện của quân Anh đến được tai của vua John II ông này đến gần tới Poitiers vào hôm thứ Bảy và rằng ông đã ra lệnh cho quân đội của mình di chuyển xung quanh và hạ trại và không quá muộn trong buổi chiều tất cả đã ổn thỏa. Vào buổi sáng hôm Chủ nhật, ngày 18 tháng Chín, John và các con trai của ông tham dự Thánh lễ tại khu lều của Hoàng gia. Sau đó nhà vua triệu tập những Quý tộc hàng đầu, các cố vấn và các chỉ huy của các đội quân. Tất cả ngay lập tức nhất trí rằng họ nên phất những lá cờ của mình lên và bố trí đội hình cho trận chiến. Tiếng kèn Trumpet đã vang lên, những kị sỹ được mặc giáp bởi những người hầu của họ, rồi leo lên những con ngựa chiến và tập hợp thành đội hình chiến đấu. Lá cờ thiêng liêng Oriflamme được giương cao bởi Geoffroi de Charny bay phất phới trên tất cả những lá cờ khác.
Các nỗ lực đàn phán hòa bình của Hồng y giáo chủ của Perigord 
Trong khoảng thời gian hai bên chuẩn bị chiến đấu thì Đức Hồng Y của Périgord cưỡi ngựa đến từ Poitiers, nơi mà ông vừa rời đi vào buổi sáng hôm đó. Có thể người Pháp cũng đã nhận được một số quân tiếp viện có lẽ là bộ binh từ Poitiers trong buổi sáng hôm Chủ Nhật. Tại một thời điểm Hoàng tử đen đã đề nghị giao lại những thị trấn, lâu đài mà ông ta đã chiếm giữ, phóng thích những người bị bắt mà không đòi tiền chuộc cho sự tự do của họ và không cầm vũ khí để chống lại nhà vua Pháp trong vòng bảy năm. Như theo đề nghị này thì có dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng ông ta không muốn chiến đấu. Tuy nhiên, theo sử gia người Ý Matteo Villani, Hoàng tử cũng yêu cầu cưới Công chúa-con gái của vua Pháp với lãnh địa quận Enghien làm của hồi môn cho cô. Người Pháp đã bác bỏ những điều khoản này và thay vào đó John II đề xuất rằng Hoàng tử đen và 100 hiệp sĩ của ông phải đầu hàng, trong khi phần còn lại của quân Anh sẽ được phép về nhà. Cuối cùng Geoffroi de Charny đề xuất giải quyết vấn đề với một trận chiến của 100 nhà vô địch từ hai phía, nhưng Bá tước Warwich-người vốn chả có mấy tí lãng mạn đã phản đối quyết liệt ý tưởng này.
Trong khi Đức Hồng Y và đoàn tùy tùng của ông làm sứ mạng ngoại giao con thoi đi qua đi lại, đại diện của cả hai đội quân dường như đã gặp nhau ở những vị trí mà họ đều tôn trọng. Nhân một dịp trong lúc này Chandos bước ra đòi chiến đấu mặt đối mặt với Clermont. Theo Froissart cả hai đều có những gia huy giống nhau, một hình đức mẹ Virgin mầu xanh da trời, với những Tia nắng mặt trời ở phía bên trái chiếc khiên ( gia huy) thêu trên áo surcoats. Sự giống nhau này đã dẫn đến một cuộc cãi cọ, những lời buộc tội khi Lord Clermont nói “ Chandos, ngài đã lấy huy hiệu của tôi và mặc nó được bao lâu rồi “Chandos trả lời “ ngài mới là người lấy cắp huy hiệu của tôi – nó xứng đáng với tôi hơn với ngài ” Lord Clermont nói “Tôi phủ nhận điều này và không có ngừng bắn giữa chúng ta, tôi sẽ cho ngài thấy rằng ngài không có quyền mặc chúng” Chandos trả lời “Ha! ngài sẽ tìm thấy tôi vào ngày mai tại chỗ này, hãy chuẩn bị để tự bảo vệ và sẽ được chứng minh bằng sức mạnh của vũ khí về những gì mà tôi đã nói” Lord Clermont trả lời. “Đây là những lời khoác lác của các ngài, những người Anh-những người không thể phát minh ra cái gì mới, nhưng lại luôn lấy bất cứ thứ gì mà họ lại thấy thấy là đẹp mặc dù chúng thuộc về người khác” dù chỉ là một tình tiết nhỏ được sưu tầm bởi sử gia Froissart, tuy nhiên nó làm sáng tỏ thái độ và mối quan tâm của tầng lớp quý tộc Anh và Pháp.
Trong lúc Đức Hồng Y làm trung gian cho các đàn phán cho một cuộc ngừng bắn kéo dài đến một ngày, cả hai bên đều tranh thủ để hoàn sự chuẩn bị của họ và rồi cuối cùng những nỗ lực của ông ta ( Đức Hồng Y ) đã không thành công và người Pháp ra lệnh ông ta quay trở lại Poitiers. Cả hai bên đều đổ lỗi cho sự can thiệp của Đức Hồng Y, mặc dù Herald Chandos ( một sử gia ) phủ nhận rằng ông ta ( Đức Hồng Y ) đã thiên vị một bên nào đó. Tất nhiên đúng là như vậy, tuy nhiên sự thật thì mọi người trong đoàn tùy tùng của Đức Hồng Y và Froissart đã ghi lại: Trong đoàn tùy tùng đi theo Đức Hồng y có những hiệp sĩ và hộ sỹ dũng cảm-những người thiên về phe người Pháp hơn là ủng hộ Hoàng tử đen. Khi thấy một trận chiến là không thể tránh khỏi họ đã tách ra khỏi chủ nhân của mình và gia nhập vào quân đội Pháp và tự đặt mình dưới sự chỉ huy của Castellan d’Amposta, một chiến binh dũng cảm trong thời gian đó đang phục vụ trong đội vệ sỹ của Đức Hồng Y.
Có vẻ như lúc này người Pháp di chuyển trong đội hình chiến đấu để tiến tới vị trí xuất phát của họ vốn ở ngoài tầm nỏ ở phía tây của trận địa của quân Anglo-Gascon. Họ được bài bố thành ba đạo quân lớn, mỗi đạo lại được chia thành đội quân trung tâm và hai đội ở hai cánh. Charles-Dauphin chỉ huy đạo quân đầu tiên Lord Douglas, cho đến khi người Scotland nhập vào đội kị binh của Thống chế Audrehem. Vì lúc đó Thái tử Charles-Công tước Normandy vẫn còn là một thiếu niên thiếu kinh nghiệm chiến đấu, nhà vua đã bổ nhiệm những chiến binh kỳ cựu như Công tước de Bourbon, Seigneur của Saint Venant, Sir Jean de Landas và Sir Thibaud de Vaudenay ở bên cạnh chàng thiếu niên này (Thái tử Charles). Người cầm cờ hiệu của nhà Dauphin là Hiệp sỹ Tristan de Maignelay. Đạo binh thứ hai được chỉ huy bởi Công tước d’Orleans và Lui-người con trai trẻ ít tuổi hơn của nhà vua và tương tự sau đó vua John đã bổ nhiệm những người có kinh nghiệm để trợ giúp họ. Philip-người con trai út của nhà vua được ở bên cạnh cha mình trong đạo binh thứ ba vốn được chỉ huy bởi chính vua John.
Dường như sau khi người Pháp đã kết thúc việc bài binh bố trận trên sườn dốc của một ngọn đồi nhỏ ở phía tây của trận địa của người Anglo-Gascon thì vua John II đã cử Fustache de Ribbemont-một chỉ huy kỳ cựu của người Pháp-người đã cố gắng chiếm lại Calais trong năm 1351, để làm một cuộc trinh sát lần cuối cùng vào vị trí của liên quân Anglo-Gascon. Đi cùng với ông ta là những chiến binh giàu kinh nghiệm như Seigneurs Jean de Lanclas, Guichard de Beaujeu và Guichard d’Angle. De Ribbemont quay trở lại với một báo cáo mô tả chính xác về tiền tuyến của đối phương và sử gia Froissart cho rằng chính Eustache de Ribbemont là người đề xuất kế hoạch tấn công mà vua Pháp thực sự đã chấp nhận. Mặt khác có thể là Lord Douglas-người Scotland là người đầu tiên đề xuất việc các kị binh bỏ ngựa để tiến quân ( trong trường hợp này là hợp lý vì quân Anh đã chuẩn bị rất nhiều hào hố và hàng rào để bẫy ngựa ).
Rõ ràng người Pháp đang phải đối mặt với một loạt những vấn đề nghiêm trọng về mặt chiến thuật. Người Anh sẽ không tấn công trước ( mà dùng chiến thuật phòng ngự chặt, phản công nhanh ) và những kinh nghiệm từ trước đó cho rằng họ sẽ đóng lại ở vị trí của họ trong một thời gian dài đủ để rút lui trong danh dự.Tuy nhiên, nếu người Pháp tấn công, họ sẽ mất lợi thế duy nhất của họ đó là lợi thế về số lượng. Dường như là không thể bao quanh hoặc tấn công tạt sườn vào trận địa của Hoàng tử đen trong khi một cuộc tấn công trực tiếp sẽ phải được tiến hành ở một tiền tuyến rất hẹp, nhằm vào những khoảng trống đầy bụi nho và các hàng rào. Thống chế Clermont khuyên nhà vua rằng nên phong tỏa và bỏ đói đối phương dẫn đến kết quả là họ phải quy hàng, một số người đã cáo buộc rằng vị Thống chế này quá hèn nhát.
Triển khai quân đội
Bất chấp những khó khăn trên, vua John II quyết định rằng lúc này là thời gian để đánh một trận lớn, có lẽ ông đã không nhận ra rằng dự trữ hậu cần của đối phương đã xuống thấp như thế nào. Vì vậy, ông từ bỏ chiến thuật tấn công truyền thống của kỵ binh vốn đã thảm bại tại Crecv. Thay vào đó ông đã ra lệnh cho tất cả các kị sỹ đều phải bỏ ngựa trừ một đội kỵ binh tinh nhuệ gồm khoảng 500 kị sỹ thiết giáp-những người này có những con ngựa được thiết giáp và được lựa chọn bởi chính những vị Thống chế. Vai trò của họ có thể là để đánh tan các cung thủ Anh ngay ở lúc bắt đầu của trận chiến. Rất dễ gây nhầm lẫn khi Herald Chandos nói rằng số lượng 400 người được chọn có ngựa bọc thép được dẫn đầu bởi Guichard d’Angle và Eustache de Ribbemont những người mà nhà vua yêu cầu: không được chùng xuống, chú ý tấn công có hiệu quả để phá vỡ trận tuyến của đối phương. Có lẽ về mặt vật lý những hiệp sĩ đã dẫn đầu những cuộc tấn công trong khi Clermont và Audrehem nắm quyền chỉ huy, hoặc có lẽ D’Angle và De Ribbemont chỉ huy những kị sỹ có ngựa bọc thép này.
Những kị sỹ khác giống như lực lượng bộ binh đi ngựa, đã gửi ngựa của mình ở lại phía sau. Họ vẫn sẽ phải tấn công ngược lên phía trên, những người ở phía Nam của trận địa sẽ phải đối mặt với một sườn đồi khá dốc. Khi các kị sỹ Pháp chuẩn bị chiến đấu như bộ binh, họ phải cắt ngắn những cây thương của họ đi khoảng dưới hai mét (6fi 6 in.) và cởi bỏ đinh thúc ngựa. Nhà vua theo báo cáo được vũ trang với một chiến rìu chiến và cũng phải xuống khỏi con ngựa màu trắng của mình, ông mặc trang phục kiểu “ Áo giáp của Hoàng gia “ hoặc một loại áo choàng mà 19 hiệp sĩ khác cũng mặc để tránh việc ông trở thành một mục tiêu bị nhận biết quá dễ dàng.
Vị nguyên soái Clermont chỉ huy đội kị binh ở bên trái và được hỗ trợ bởi một số kị sỹ xuống ngựa dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Gautier de Brienne. Hầu hết những binh sỹ đồng minh người Đức nằm dưới sự chỉ huy của Công tước Saarbruck, Nido và Nassau cũng dường như cũng tham gia tấn công ở sườn bên trái để hỗ trợ cho Thống chế Clermont Marshal. Thống chế Audrehem và Lord Douglas chỉ huy đội kị binh Pháp ở bên phải. Vai trò của đa số các tay nỏ Pháp là không rõ ràng, mặc dù vị trí sau này của họ cho thấy rằng họ khai hỏa để hỗ trợ cuộc tấn công của kỵ binh Pháp ở cánh phải, có lẽ hy vọng để bắn trả vào một số lớn các cung thủ có tăng cường ở cánh trái của người Anh.
Như Froissart đã nói: quân đội của Hoàng tử đen bày trận dù ít hay nhiều cũng giống như những gì mà vị hiệp sĩ Pháp đã báo cáo với nhà vua của họ, ngoại trừ có một điều rằng ông ta đã ra lệnh cho một toán hiệp sĩ khôn ngoan và dũng cảm tiếp tục ngồi lại trên lưng ngựa giữa các tiểu đoàn của mình, để đánh trả các tiểu đoàn của các Thống chế Pháp. Hơn nữa, sườn bên phải của họ được bố trí 300 quân và chừng đó cung thủ, tất cả đều có ngựa trên một ngọn đồi không cao cũng không rất dốc. Toán sau ( 300 cung kỵ ) lập nên một đội tấn công nằm dưới sự chỉ huy của Đại úy de Buch. Ngày chủ nhật quân đội Anh-Gascony tăng cường phòng thủ, có những lời xì xầm, trách cứ ngày càng loang rộng về quyết định lúc đầu của Hoàng tử đen về việc để lại phía sau quá nhiều người để phòng thủ xứ Gascony. Người Anh cũng không thể rời khỏi vị trí của họ mặc dù người và ngựa của họ có thể đến được con sông Miosson. Theo Chandos Herald, trong đêm trước khi trận chiến nổ ra đã có giao tranh và người Anh đã không được ngủ nhiều.
Những chuyển động ban đầu 
Ngày lễ Thánh Mass sáng hôm sau trong quân đội Anglo-Gascon, nhiều người đã được phong tước hiệp sĩ trên cánh đồng này và Hoàng tử đen đã đưa ra mệnh lệnh cuối cùng. Không bắt giữ tù binh cho tới sau khi trận chiến đã kết thúc thắng lợi, nhưng nó không có nghĩa là tất cả địch quân đều bị tàn sát. Thay vào đó binh sỹ không thể chống lại sự cám dỗ để đi tìm kiếm những tù binh giàu có xứng đáng với những khoản tiền chuộc kếch xù.
Chandos Herald nói rằng: Eustace d’Aubrecicourt đã bị bắt tù binh trong khi đi trinh sát chiến trường cùng với Lord Curton. Một khả năng khác là cuộc đụng độ này diễn ra ở cuối phía bắc của chiến trường, nơi lực lượng kị binh dưới sự chỉ huy của D’Atibrecicourt có thể đã tạo ra một cuộc tấn công vu hồi trong khi phần còn lại của quân đội Acaglo-Gascon chuẩn bị rút lui. Toán quân của Nassau dường như đã bắt được một số tù binh vào lúc bắt đầu của trận chiến bao gồm cả Eustace d’Aubrecicourt, người đã tiến lại quá gần đoàn trở hành lý.
Theo quấn biên niên sử Anonimalle của Pháp.Trong hôm thứ hai ( ngày diễn ra trận chiến ) … Bá tước Warwirk vượt qua một con đường đắp cao hẹptrong đầm lầy…nhưng sức ép về việc phải bảo vệ các toa xe của quân Anh là rất lớn và con đường đắp cao lại quá hẹp nên chúng hầu như không thể vượt qua và vì thế chúng vẫn phải ở lại đó trong giờ đầu tiên của ánh sáng ban ngày. Và sau đó họ nhìn thấy đội tiên phong củaquân Pháp tiến về phía vị Hoàng tử…Và do đó, thực tế thì Warwick đã ở thế phải quay lưng lại với người của mình. Sự kiện này cho thấy đạo quân của Warwick đã không thể rút lui một cách suôn sẻ như theo kế hoạch. Nó cũng không giống như là quân Anh đang trá bại để dụ dỗ quân Pháp lao vào tấn công sớm.
Do sự mâu thuẫn trong các nguồn tài liệu này nên ta vẫn chưa thể rõ liệu tất cả hoặc phần lớn đoàn hành lý của người Anglo-Gascon đã vượt qua Miosson hay chưa và liệu họ có thể lại cố gắng để vượt sông vào lúc sau đó trong trận chiến hay không. Bất kể điều gì xảy ra thì cũng không thể phủ nhận được rằng Warwick đã thu hút đợt tấn công đầu tiên của quân Pháp. Gần như chắc chắn rằng một lực lượng đáng kể các cung thủ Anh được bố trí ở ngoài xa- bên cánh trái của trận địa của người Anh-Gascon sẽ che trở cho cuộc rút lui của Bá tước Warwick hoặc của các toa xe hành lý. Các cung thủ có thể đã đóng ở bên cạnh một đám bùn lầy phía trước ở chỗ trận địa của quân Anglo-Gascon cắt với con sông Miosson. Ngay khi kị binh Pháp dưới sự chỉ huy của Thống chế Audrehem tiến quân thì một phần hoặc toàn bộ đơn vị của Warwick phải đối mặt với mối đe dọa này. Lúc đó là khoảng 9:00 am. Trận đánh đã bắt đầu và cũng sẽ kết thúc, ngoại trừ trận truy kích và trận càn quét sẽ kéo dài đến giữa ngày.
Những di chuyển về cuối phía nam của trận địa của quân Anh-Gascon đã được báo cáo tới các chỉ huy người Pháp hoặc ít nhất là tới Thống chế Audrehem, người mà có lẽ những kị binh thiết giáp của ông được hỗ trợ bởi những tay nỏ. Audrehem đưa ra kết luận rằng đối phương của ông đang rút lui và thông báo với Thống chế Clemont, người mà đội kị binh thiết giáp của ông phải tấn công vào phía cuối Bắc của trận địa của quân Anh-Gascon. Không nhìn thấy bất cứ chuyển động nào trước mặt ông ta, Clemont nghi ngờ liệu có phải địch quân đang rút chạy không?. Tuy nhiên, Audrehem nhanh chóng chỉ huy đội kị binh của ông tấn công vào đơn vị của Wawirk cùng với Lord Douglas và có lẽ là được hỗ trợ bởi các tay nỏ, mặc dù dường như họ (các tay nỏ ) không thể tiến quá xa. Để tấn công, ban đầu quân Pháp phải phi ngựa xuống dưới đồi, sau đó lại phải phi ngựa ngược lên để lao vào trận địa của quân Pháp.
Chandos Herald đã viết lại từng từ mà ông thu thập lại từ những kị sỹ Pháp, những người đã tham gia vào các cuộc tấn công: Thống chế d’Audrehem nói: thực tế là tôi không đánh giá cao những vẫn đề của ngài, ta sẽ để vuột mất quân Anh nếu ta sẽ không tấn công họ ngay bây giờ. Còn Thống chế Clermont nói: người anh em đáng kính của tôi. Đừng có quá vội vã, chắc chắn là chúng ta sẽ đến đúng lúc, quân Anh không bỏ chạy đâu, họ chỉ di chuyển lòng vòng thôi. Cuối cùng đã nổ ra một cuộc cãi vã và những lời buộc tội về sự hèn nhát đã trở thành những yếu tố không thể tránh khỏi trong những cuộc bất đồng như vậy của các sỹ quan cao cấp trong giới quý tộc quân sự. Mặc dù Clermont không đồng ý với quyết định tấn công của Audrehem, ông cũng cho rằng đó là giới hạn cuối cùng và phát động tấn công vào cánh bên kia của quân Anh trong khi được hỗ trợ bởi các kị sỹ người Đức.
Các cuộc tấn công của kị binh của các Thống chế d’Audrehem và Clermonts
Lúc mà những cung thủ đã bảo vệ được cánh phải của Warwirk đóng ở đám lầy hoặc vùng đất lầy lội, cuộc tấn công bằng kị binh của Audrehem không thể chạm được vào họ và dường như họ lại phải nhắm vào phần chính của đơn vị của Warwirk vào lúc họ đang rút lui. Các cung thủ Anh bắn tên vào các kị sỹ đang xung phong nhưng những mũi tên của họ không xuyên thủng nổi áo giáp của các kị sỹ Pháp cũng như không xuyên qua nổi thiết giáp của những con ngựa của họ. Le Baker mô tả sự kém hiệu quả của loạt bắn cầu vồng đầu tiên: Đội kị binh … họ chỉ lộ phần phía trước làm mục tiêu cho các cung thủ, đó là những phần được bảo vệ rất tốt bởi các phiến giáp sắt và giáp gia, nên các mũi tên đã trúng vào hoặc là đi trượt sang bên, hoặc hướng lên trời, rơi cả vào quân ta lẫn quân địch hoặc gần như vậy.
Dường như những cung thủ này được chỉ huy bởi Bá tước Oxford, và dường như họ đã nhận được mệnh lệnh phải di chuyển một cách nhanh chóng về bên trái, sau hơn vào trong bãi bùn lầy. Cách này hay cách khác thì những cung thủ này đã tìm ra cách để bắn vào cạnh sườn của kị binh Pháp khi đám này phi ngựa vượt ngang qua trước mặt họ. Những dạng mới của giáp ngựa tuy khỏe hơn so với dạng giáp ngựa bằng chỉ sắt nhưng lại dễ dàng bị những mũi tên của các cây trường cung xuyên qua và chỉ có bảo vệ được đầu, cổ và phần thân phía trước của con vật. Khi phần sườn và phần mông vốn không được bảo vệ lộ ra, ngày càng nhiều và nhiều hơn nữa những con vật bị thương, hoảng loạn, ném chủ của chúng xuống đất, từ chối trước hoặc phi nước đại ra khỏi vùng này. Chắc chắn là đợt tấn công của đội kị binh của Thống chế Audrehem đã bị gián đoạn trước khi đến được vị trí của các kị sỹ đã xuống ngựa của Warwirk. Đợt tấn công này đã thất bại và quân Pháp bị tổn thất nghiêm trọng, Audrehem bị bắt sống. Froissart tuyên bố rằng chính Lord James Audley đã gây thương vong cho Thống chế Audrehem và rằng: Các tiểu đoàn của vị Thống chế đã ngay lập tức bị đánh tan tác bằng những cơn mưa tên của các cung thủ, và sự hỗ trợ của những kị sỹ, những người đang xông lên khi họ bị ngã ngựa và bị bắt tù binh và số lớn trong số họ bị tàn sát.. Lord Douglas đã bị thương và chỉ thoát bởi vì người đồng hành của ông đã kéo ông đến nơi an toàn. Những người sống sót khác có thể đã quay trở lại vị trí của vua John hoặc đến chiếc trại lúc đầu của quân Pháp.
Mặc dù không tin rằng đối phương đã thực sự lui quân, Thống chế Clermont cũng vấn theo gương của Audrehem và tấn công vào đơn vị của Bá tước Salisbury. Trong thực tế thì đội kị binh của Clermont tiến lên phía trước và tiến vào địa hình ít dốc hơn như đội của Audrehem và vẫn duy trì liên lạc với với đội ngũ hỗ trợ gồm những kị sỹ xuống ngựa dưới quyền chỉ huy của Gautier de Brienne. Cũng có thể cuộc tấn công này được phát động muộn hơn so với của Audrehem. Tuy nhiên người của Clermont vẫn phải phi ngựa tiến lên theo sườn dốc về phía khoảng trống hay những khoảng trống trong hàng rào của trận địa địch. Trước khi đội kị binh của Clernmont đến được hàng rào này thì đơn vị của Brienne đã bị suy yếu bởi những loạt tên trước khi bị chặn lại bởi những kị sỹ người Anh và Garcon. Geoffrey le Baker cung cấp những chi tiết đầy đủ: Không phải là các cung thủ đã thất bại trong khi thi hành nhiệm vụ của họ, mà từ một vị trí được bảo vệ an toàn bởi các kị sỹ, họ tấn công những người còn ở trên con mương và chưa đi đến được hàng rào, các mũi tên được nhắm mục tiêu để đánh bại những hiệp sĩ mang áo giáp, trong khi những tay nỏ của chúng ta ( quân Anh ) đang bắn nỏ với tốc độ cao và dữ dội. Đây là một trong những rất ít nguồn tài liệu đề cập đến các tay nỏ trong đội quân của Hoàng tử đen và dường như có thể họ là những người Gascon.
Froissart viết rằng: Tuy nhiên, có một số hiệp sĩ và hộ sỹ cưỡi ngựa rất giỏi, bằng sức của những con ngựa của họ, họ đã phi xuyên qua và phá vỡ được hàng rào phòng thủ. Bá tước Suffolk đến nơi đúng lúc với quân tiếp viện để hỗ trợ cho Salisbury và quân Pháp phải chịu tổn thất nặng nề trước khi bị buộc phải rút lui sau khi bị tràn ngập về mặt số lượng bởi quân Anh và Gascon. Cả hai chỉ huy Clermont và Brienne đã bị thiệt mạng và Froissart cũng cho rằng Clermont đã bị giết hơn là bị bắt tù binh: do cuộc cãi vã của ông trong ngày hôm trước với Sir John Channdos.
Cuộc tấn công của đạo quân nằm dưới sự chỉ huy của nhà Dauphin
Tuy nhiên, Chandos Herald cho thấy rằng trận chiến vẫn tiếp tục cho đến khi đơn vị của nhà Dauphin tham gia vào trận chiến: Các cuốn sách của Pháp và những tài liệu tương tự như vậy nói rằng Bá tước Salisbury và các tùy tùng của ông đã chiến đấu quyết liệt hơn cả những con sư tử, đã đánh bại những viên Thống chế Pháp và tất cả những con ngựa thiết giáp trước khi đội tiên phong có thể quay lại và tung ra một đợt tấn công nữa, họ ( đội kị sỹ dự bị của Anh ) đã vượt qua con sông [hoặc con suối], nhưng do ý của Chúa và của Thánh Peter tất cả bọn họ lại gia nhập với nhau và siết chặt đội ngũ rồi đổ ập xuống đạo quân của nhà Dauphin lúc này đang sắp sửa tiến đến hàng rào và họ với một sự kiên định khủng khiếp lao vào chiến đấu với kẻ thù. Tại đây hoặc ở cánh trái, các chỉ huy quân Anh đã phải ra lệnh cấm người họ rời vị trí của mình để lột quần áo của những người đã chết và bị thương nằm rải trên sườn đồi.
Đội kị sỹ xuống ngựa của nhà Dauphin tạo thành dòng đầu tiên của lực lượng chính của quân Pháp, họ tiến lên trước khi biết được số phận về các cuộc tấn công của các đội kỵ binh của những viên Thống chế và di chuyển để đối với với cánh trung tâm và cánh phải của thế trận của người Anglo-Gascon. Mặc dù được bọc thép tốt, nhưng tốc độ chậm chạp của các kị sỹ xuống ngựa người Pháp đã dẫn đến một số lượng lớn người của họ bị thương bởi các mũi tên của Anh. Hầu hết đã đến được hàng rào phòng thủ và đi xuyên qua những khoảng trống vốn có thể đã được mở rộng trong thời gian tấn công của Clermont, hoặc đã phá vỡ ra một khoảng trống mới và tấn công vào những kị sỹ Anh-Gascon ở phía sau.
Cũng có khả năng cuộc tấn công của Thái tử hơi bị gián đoạn bởi người và ngựa đang rút lui từ đơn vị đã bị đánh tan tác của Thống chế Clermont. Froissart đã nói rằng một số người trong đội quân của Dauphin đã phải kìm nén sự sợ hãi sau khi nhìn thấy thất bại của các vị Thống chế: Những người ở đội phía sau trong đội quân xuống ngựa của Nguyên soái Brientte-những người khôn thể tiếp tục tiến lên khi sự hỗ loạn bắt đầu, họ lui ngượng lại vào đơn vị của Công tước Normandy ( nhà Dauphin) vốn đã bị dồn ép rất sít vào với nhau ở phía trước, nhưng lại rất mỏng ở phía sau ( closely packed in front but wich quickly thined out behind ). Tuy nhiên, có thể rằng Froissart đã nhầm lẫn với đội quân của Công tước Orleans khi họ rút lui ra khỏi chiến trường.
Những nguồn tài liệu khác cho biết rằng cuộc chiến kéo dài khoảng hai giờ và Hoàng tử đen đã phải gửi quân tiếp viện đến để hỗ trợ cho Salisbury vốn đang ở dưới áp lực nặng nề. Công tước de Bourbon Đức được báo cáo là đã thiệt mạng và hiệp sỹ cầm cờ của riêng nhà Dauphin đã bị bắt tù binh, điều này chỉ ra rằng cuộc chém giết ác liệt chỉ cách nhà Dauphin không xa. Sự mất mát của lá cờ đã có tác động nghiêm trọng và phá vỡ sự gắn kết trong đội hình của nhà Dauphin.
Cuối cùng các cố vấn của vị Thái tử trẻ tuổi đã nhận ra rằng họ không thể tiến quân và vì vậy đã hét lên ra lệnh rút lui. Le Baker mô tả rõ ràng là đội quân của nhà Dauphin không hề bỏ chạy mà còn vẫn duy trì việc rút lui trong trật tự. Tuy nhiên, thất bại của đạo quân này có thể đã thuyết phục với vua John II là không thể thắng cuộc chiến này. Do đó ông đã ra lệnh cho nhà Dauphin và có lẽ cả cho Công tước d’Orléans-người con trai khác của ông trong đạo quân thứ hai phải rời khỏi chiến trường vì ông không muốn họ gặp phải rủi ro bị bắt làm tù binh.
Một khi đội quân của Thái tử bị đánh bại bởi kẻ thù, ông này đã được vội vã đưa ra khỏi chiến trường bởi những người bảo vệ mình. Maurice Berkeley-một hiệp sĩ Anh không thể chống lại cám dỗ và lao theo truy đuổi quân Pháp và đã bị đánh bại rồi bị bắt tù binh trong thời gian này, mặc dù trong ghi chép của Froissart thì Berkeley bị bắt vào lúc cuối trận chiến (xem bên dưới). Trong khi đó theo Geoffrey le Baker, quân Anh-Gascon mang những người bị thương ( thương binh Anh ) vào trong trại của họ và đặt họ dưới các bụi cây và hàng rào bên ngoài lối đi; những người khác cầm lấy vũ khí của họ, nhặt lấy những ngọn giáo và những thanh kiếm của những người không qua khỏi; và các cung thủ, những người đã cạn tên đã phải ra chúng từ ra từ xác của những người đã chết hoặc đang ngắc ngoải…
Những lý do cho những gì xảy ra tiếp theo là không rõ ràng. Hầu hết đạo quân thứ 2 của người Pháp, vốn được sử dùng để khai thác bất cứ sự nao núng nào của người Anh, lúc. Này đã rút chạy khỏi chiến trường. Công tước d’Orleans, nhìn thấy nhà Dauphin chiến trường và có thể có suy nghĩ rằng đó là một cuộc rút toàn bộ và vì vậy ông đã cho đạo quân riêng của mình rút lui ra khỏi chiến trường, mang theo hai con trai của vua John-các Bá tước Anjou và Poitiers (Công tước d’Orleans là con trai thứ 5 của vua Philip VI, em trai của vua John II ). Đây là điều mà dường như nhà vua không dự định làm, mặc dù những tuyên bố chính thức sau cuộc chiến là như vậy. Chắc chắn không ai tin là như vậy. Có lẽ đó là một sự hiểu lầm, do đạo quân của Công tước d’ Orleans đang chuyển tới với mục đích hỗ trợ cho đạo quân của Dauphin. Hoặc có lẽ là cuộc rút lui của hai vị Hoàng tử và các tùy tùng của họ đã suy yếu tinh thần chiến đấu của phần còn lại trong đạo quân của Công tước d’Orleans. Có lẽ nhà vua đã ra lệnh cho Công tước d’Orleans rút lui, nhưng bản thân ông ta ( vị Công tước ) phải ở lại để điều khiển cuộc rút lui của họ.
Trên thực tế thì rất nhiều người trong đội quân của Công tước d’Orleans đã không bỏ chạy. Ví dụ: các Hiệp sỹ Guiscard d’Angle và Jean de Saintre, những người đã đứng bên cạnh Công tước d’Orleans, đã quay trở lại tham gia vào cuộc chiến. Một số người đứng gần nhất bên cạnh nhà Dauphin cũng quay trở lại để chiến đấu sau khi hộ tống con trai cả nhà vua đến nơi an toàn: Khi Lord Jean de Landas và Lord Thibaud de Vaudenay, những người cùng với Lord Saint-Venant là những người giám hộ của Công tước Normandy [ nhà Dauphin], họ bỏ chạy cùng với ông này [ nhà Dauphin] đến một chỗ xa chiến trường khoảng 3 dặm, họ đã để ông [ nhà Dauphin] ở lại và cầu khẩn Lord Saint-Versant ( ông này muốn quay trở lại chiến trường ngay lập tức ) đừng bỏ Thái tử ở lại cho đến khi tất cả bọn họ đến được một địa điểm an toàn, cho bằng cách làm như vậy họ sẽ giữ được danh dự hơn nếu họ ở lại trên chiến trường. Lúc quay trở lại họ đã gặp đạo quân của Công tước xứ Orleans, tất cả khá toàn và không ai bị thương nghiêm trọng. Sự thật là có nhiều hiệp sĩ và hộ sỹ tốt trong số đó, những người đã không chịu bỏ chạy cùng với các chỉ huy của họ, họ thà phải chịu chết còn hơn phải chịu đựng những lời xỉ nhục dù là nhỏ nhất. Theo Froissart, những người tiếp tục ở lại nằm trong ba đơn vị của Nguyên soái Gautier de, các vị Bá tước người Đức Saarhruck, Nassau và Nido, tương tự là vua John, cuối cùng thì ba vị quý tộc người Đức đã thiệt mạng.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Hoàng tử đen đã phải rất khó khăn mới giữ được người của mình lại và không cho họ truy kích đạo quân của Công tước d’Orleans khi dường như người Pháp đang tiến hành triệt thoái trên quy mô lớn. Thay vào đó là một thời gian nghỉ ngơi ngắn và Hoàng tử đen ra lệnh cho những kị sỹ-những người chưa tham chiến phải sẵn sàng lên ngựa để sẵn sàng phát động một cuộc phản công. Theo Froissart: họ tập hợp lại thành một đội quân và bắt đầu la lớn để làm mất tinh thần của đối phương “Saint George! Gayenne”. Sir John Chardos kể lại những gì Hoàng tử đen đã nói trong khi tưởng nhớ về ông ta ( Hoàng tử đen chết trẻ, chỉ thọ dưới 40 tuổi)” Các ngài, hãy phi ngựa về phía trước, hôm nay là ngày của các bạn, hôm nay Chúa đứng về phía các bạn. Chúng ta hãy lao thẳng tới chỗ của vua Pháp-kẻ thù của chúng ta và lúc đó trận đánh sẽ được định đoạt. Tôi chắc chắn một điều rằng danh dự của ông ta không cho phép ông ta bỏ chạy.”

Cuộc tấn công của vua John

Những gì Chandos kể là đúng sự thật. Đạo quân duy nhất của Pháp còn trụ lại trên chiến trường lúc đó là đạo quân của nhà vua John II. Theo lờiLeBaker thì: vua John lúc này tuyên bố: Tiến lên phía trước … để ta có thể đòi lại ngày hôm nay, hoặc là bị bắt làm tù binh hoặc bị giết. Vua John tiến về hướng đội quân của Hoàng tử đen, có lẽ ông nhận dạng qua lá cờ của vị Hoàng tử này. Tài liệu của Froissart ghi lại một cách khá khó hiểu về giai đoạn này với Gautier de Brienne và Công tước de Bourbon đi cùng với đạo quân của nhà vua thay vì đã bị giết chết trước đó: Cạnh ông là Công tướccủa Athens-Nguyên soái của nước Pháp đi cùng với đạo quân này và cao hơn một chút là Công tước de Bourbon, được bao quanh bởi những hiệp sĩ tài giỏi đến từ xú Bourbonnais và xứ Picardy; gần với họ là những người của Poitou, Lord của Pons, Lord của Parthenay và rất nhiều người nữa. Ở những chỗ khác là các Bá tước của Vantadour và Montpensier; Lord Jacques de Bourbon,Lord Jeane d’Artois và Lord Jacques-người anhem trai của ông: có rấtnhiều hiệp sĩ và quý tộc đến từ Auvergne, từ Limousin,và Picardy. Dường như là tùy tùng của vị Nguyên soái thì đứng ở bên phải của trận địa của quân Pháp còn người Đức ( chiến đấu cho vua Pháp) thì đứng ở bên trái. Các xạ thủ bắn nỏ dẫn đầu ở cánh phải có thể cũng đã di chuyển để bảo vệ mặt trước của đạo quân của nhà vua sau khi đạo quân của Công tước d’Orlcans rời bỏ chiến trường. Rất rõ ràng là họ (các xạ thủ bắn nỏ ) với những chiếc lá chắn pavesier của họ trên tay hoặc với những người mang lá chắn (với các xạ thủ bắn nỏ thì thường phải có một người mang nỏ và một người mang lá chắn vì quá trình nạp tên khá lâu và phải khom lưng nên khó mà tự mang tấm lá chắn ) lúc này cùng tiến về phía trước với thành phần chính là những kị sỹ đã xuống ngựa.
Đạo quân của vua Pháp bao gồm những tinh hoa trong quân đội của ông và rất sung sức, mặc dù lúc này họ ít hơn đối phương một cách đáng kể. Trong thực tế, sự xuất hiện của đạo quân Pháp mới tinh này gây nhiều thất vọng trong các tuyến quân Anglo- Gascon vốn đã kiệt sức. Chandos Herald cho rằng ngay cả Hoàng tử đen cũng sửng sốt trước sự tiến binh bất ngờ của cánh quân của vua Pháp: Ông ta nhìn quanh và thấy rất nhiều người đã rời đi để truy đuổi quân Pháp ( các cánh quân khác), thực sự thì tại thời điểm đó họ đã nghĩ rằng họ đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng lúc này trận chiến lại chở nên nghiêm trọng vì nhà vua Pháp đang tiến đến, mang theo một đội quân lớn làm cho mọi người đều choáng váng.
Ngay sau đó quân bắn nỏ của Pháp ngay lập tức khai hỏa bắn qua lại với với các cung thủ Anh. Phần lớn các cung thủ Anh tham chiến trong giai đoạn này đóng quân ở cánh phía Bắc của trận địa của quân Anglo-Gascon, nhưng các loạt bắn của họ chỉ có những tác động nhỏ, một phần bởi vì họ đã bắt đầu cạn tên, một phần vì người Pháp đã mang những tấm lá chắn pavesier và một phần vì những bộ áogiáp của họ. Le Baker cũng lưu ý rằng vị Bá tước Suffolk vốn rất giàu kinh nghiệm đã: Chạy tới từng toán cung thủ và khuyến khích họ, thúc giục từng cá nhân và nhìn thấy rằng những người trẻ tuổi, nhiệt tình không còn tiến lên theo mệnh lệnh và các cung thủ không còn muốn lãng phí những mũi tên của họ. Le Baker đã ghi chép lại những xung đột đầy kịch tính: Sau đó, nguy cơ về sự đe dọa của đám đông đặc những tay nỏ bắn tên đen cả trời và các tay cung thủ đáp trả bằng những trận tên như mưa từ phe Anh-những người lúc này đang ở trong tình trạng cực kỳ điên khùng vì tuyệt vọng . Những ngọn lao bay như mưa qua không khí để đón chào địch quân từ khoảng cách xa và các toán quân Pháp dày đặc tự bảo vệ người của họ bằng những tấm lá chắn xếp xen kẽ với nhau và quay mặt ra khỏi hướng bắn của những mũi tên. Đoạn tả về những cây lao có thể là để làm tăng độ lãng mạn, dù nhiều khả năng rằng lực lượng bộ binh hạng nhẹ người Gascon đang tham chiến trong liên quân Anh-Gascon. Từ lúc không có bằng chứng nào cho thấy các tay nỏ Pháp đã tham gia vào trận đánh sau khi trận chiến, có thể họ đã di chuyển sang một phía để cho phép các kị sỹ của nhà vua tiến lên và tìm cách đối phó với kẻ thù. Thực tế thì quân Pháp tiến được gần đến vị trí của Anglo-Gascon mà hầu như không bị tổn thương.
Trong khi đó, Hoàng tử đen đã đi một nước bài xuất sắc bằng cách cử lực lượng dự trữ người Gascon do Đại úy de Butch chỉ huy vào một đợt di chuyển trên diện rộng từ bên cánh. Họ phải vào được vị trí trước khi đội quân của vua Pháp đến được vị trí của Hoàng tử đen và Le Baker nói rằng việc Đại úy khởi hành đã làm một số trong những người Anglo-Gascon nghĩ sai rằng ông đã bỏ chạy. Trong thực tế, viên Đại úy đã dẫn 60 kị sỹ và 100 tay nỏ cưỡi ngựa người Gascon phi ngựa qua chỗ cắm trại ban đầu của quân Pháp. Sự di chuyển của họ vẫn nằm ngoài tầm quan sát của người Pháp cho đến khi họ xuất hiện ở trên một chiếc gò nhỏ phía sau bên cánh trái của đội quân của vua John. Các ngọn đồi gần đó, nơi mà Đại úy de Butch tiến hành đợt tấn công thọc sườn trong nhiều năm sau đó được gọi là La Masse des Aiglais. Như le Baker miêu tả : Từ đó ông đã lao lên đến chiến trường bằng con đường vốn đang bị chiếm bởi người Pháp và đột ngột xuất hiện, báo hiệu sự hiện diện của mình tới người của chúng ta ( người Anh) bằng một lá cờ thánh St. George cao quý.
Khi quan sát thấy tín hiệu của viên Đại úy, Hoàn tử đen đã ra lệnh cho Sir James Audley tấn công bằng những kị sỹ cưỡi ngựa, Audley đã đặc biệt yêu cầu xin được tiến hành nhiệm vụ này. Họ tấn công vào đội quân của vua Pháp trước khi viên Đại úy cũng làm vậy và dường như ông ta tấn công vào người của vị Nguyên soái Pháp. Từ lúc này có lẽ sườn phía nam của quân Pháp đã xuất hiện thêm lợi thế ( cho quân Anh) vì họ ( quân Pháp ) chuyển hướng sự chú ý vào toán quân của Đại úy de Buch. Lúc này Hoàng Tử chuyển sự chú ý của ông vào các toán quân người Đức-có thể là ở bên trái của đội hình của người Pháp. Tại đây người Đức đã bị buộc phải bỏ chạy và cố gắng giữ mình ở ngoài tầm bắn của người Anh. Tuy nhiên các cung thủ bắn hạ rất nhiều người Đức. Vì quân Đức đã bỏ chạy nên Sir Eustace d’Aubrecicourt cũng được giải cứu bởi người ông lúc này đang nằm dưới sự chỉ huy của Sir Jean de Ghistelles, khi biết rằng chỉ huy của họ đã bị bắt bởi quân Đức.
Hoàn tử đen ra lệnh cho Walter Woodland-hiệp sỹ cầm cờ của ông truyền tín hiệu cho một cuộc đại tấn công của bộ binh sau khi những mũi tên cuối cùng đã được bắn đi. Vì vậy, các cung thủ Anh vốn không có áo giáp đã ném các cây cung của họ đi và tham gia vào trận đánh tay đôi. Như Le Baker đã nói: được vũ trang bằng những thanh kiếm và lá chắn, họ tấn công vào đối phương vốn được thiết giáp tốt hơn nhiều với tinh thần quyết cao, không nề hà tới cái chết bởi vì họ nghĩ rằng ngày hôm đó là ngày cuối của họ. Trong khi đó ở cuối phía nam của đội hình của quân Anh-Gascon, dường như Bá tước Warwick lại được tăng cường bởi những người đã tách ra để truy đuổi đối phương đã bỏ chạy. Cánh trái của quân Anglo- Gascon lúc này di chuyển về phía Bắc để hỗ trợ cho Hoàng tử đen.

Quân Pháp bị tàn sát

Khi Đại úy de Buch đánh thọc vào phía sau đạo quân của vua John thì đội hình của quân Pháp ngay lập tức bị sụp đổ. Lord Douglas vốn đã bị thương nhận ra rằng cuộc chiến đã thất bại và theo như Froissart nói, ông tự cứu lấy mình nhanh như có thể, vì sợ rằng sẽ bị bắt bởi người Anh, thậm chí ông còn sợ điều này hơn cái chết ( lúc đó người Anh và Scotland còn thâm thù nhau hơn mối thù giữa người Pháp và người Anh). Khi Hoàng tử đen và người của mình ra sức chém chặt để mở đường qua đội hình quân Pháp vốn đã bị vỡ vụn, Hoàng tử đi ngang qua Robert de Duras-cháu trai của Đức Hồng Y Talleyrand của Perigord, lúc này nằm chết gần một bụi cây ở bên phải của ông ta với chiếc cờ của mình ở bên cạnh cùng với mười hay mười hai người tùy tùng, như Froissait ghi lại. Ông ra lệnh cho hai trong số những viên hộ sỹ của ông và ba cung thủ đặt cái xác của viên hiệp sỹ này lên một tấm lá chắn và mang nó đến Poitiers và mang đến chỗ vị Hồng y của Perigord và nói rằng, “ I salute him by that token”. Việc này được thi hành bởi vì ông ta đã được thông báo rằng đội tùy tùng của Đức Hồng y đã ở lại trên chiến trường và cầm vũ khí để chống lại ông, đó là một hành động không thích hợp với người của Nhà thờ.
Đạo quân bị đè bẹp về số lượng và tuyệt vọng của vua John lúc này bị đẩy về phía Nam hướng tới một khu vực mở được gọi là Champ d’Alcaandre vốn bị bao gần như kín mít bởi vòng lặp của sông Miosson. Khi họ lui trở lại, các cung thủ của Bá tước Warwick lại tấn công họ và phá nát những gì còn lại của đội hình của quân Pháp. Thậm chí có thể các cung thủ vẫn đứng trong đầm lầy và bắn vào quân Pháp đang rút lui ở phía bên kia.
Chắc chắn người Pháp đã nhanh chóng bị chia tách ra thành các nhóm nhỏ và bị bao quanh bởi quân Anh và Gascons. Mô tả của Geoffrey Le Baker về vụ thảm sát sau đó là có hình ảnh sống động nhất trong lịch sử chiến tranh thời trung cổ.
Khi lá cờ thiêng liêng Oriflamnie rơi xuống từ tay của Geoffroi de Charny lúc này đã chết, thì sự kháng cự đã sụp đổ. Chỉ có những người ở rìa ngoài của trận chiến mới có cơ hội trốn thoát trong khi vua John và Hoàng tử Philip chiến đấu với một nhóm những người sống sót đang ngày một thưa thớt đi cho đến khi họ bị tràn ngập. Tài liệu của Froissart về việc bắt giữ nhà vua Pháp rõ ràng đã dựa trên những hồi ức của những người đã ở đó: Lúc này không có nhiều người thể hiện sự háo hức để bắt sống được nhà vua và những người gần nhất với ông ta và biết mặt nhà vua đã kêu lên, “đầu hàng đi, hãy đầu hàng đi hoặc ông sẽ là một người chết ! ” ở gần đó một hiệp sĩ trẻ tuổi đến từ St Omer; tham gia phục vụ cho vua nước Anh, tên của Denis de Morbeke. Trong ba năm ông này đã phục vụ nhiệt tình cho người Anh để trả đũa cho việc bị trục xuất khỏi nước Pháp vào lúc ông còn ít tuổi hơn vì một vụ giết người trong khi ẩu đả tại St Omer: Lúc này may mắn là vị hiệp sĩ đã nhận ra nhà vua … và nói rõ bằng tiếng Pháp ” Sire, đầu hàng đi ” Nhà vua, người thấy mình đang ở trạng thái khó chịu liền quay sang hỏi anh ta “ ta phải đầu hàng trước ai đây? Người anh em họ của ta ở đâu rồi, Hoàng tử đen ở đâu? Nếu ta được gặp ông ta, ta sẽ nói chuyện với ông ấy” Sir Denis trả lời “ Ông ta không có ở đây, nhưng đầu hàng tôi, và tôi sẽ dẫn ngài đến chỗ của ông ta. ”Anh là ai ?” nhà vua hỏi “Thưa ngài, tôi là Denis de Morbeke, là một hiệp sĩ đến từ Artois, nhưng tôi phục vụ nhà vua của nước Anh vì không thể thuộc về nước Pháp, tôi bị tước hết tât cả các sở hữu ở đó. khi đó nhà vua đã trao cho ông ta chiếc găng tay phải của mình và nói “ Tôi đầu hàng trước ngài”

Truy đuổi và đòi tiền chuộc

Các binh sĩ Pháp đã kiệt sức đầu hàng từng cá nhân, họ chỉ ra các biểu tượng ở áo giáp hoặc quần áo như biểu hiện của những kẻ đã đầu hàn. Người Pháp phải đi tìm người để đầu hàng bởi vì trong một trận chiến thời Trung Cổ, những người bắt tù binh có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho tù binh của anh ta. Một người đã đầu hàng trong danh dự sẽ không được tìm cách tẩu thoát, mà thay vào đó phải trở nên hữu ích cho kẻ bắt được mình. Tuy nhiên, quy ước văn minh này đã không luôn luôn cũng vận hành như dự định. Nhiều năm sau, Bá tước Dammartin, người đã chiến đấu trong đạo quân của nhà vua, nhớ lại rằng đầu tiên ông đã bị bắt bởi một tay Hộ sỹ người Gascon tại trận Poitiers: “Anh ta kêu gọi tôi đầu hàng và tôi đã làm như vậy ngay lập tức. Tôi nói rằng anh ta phải bảo vệ tôi. Anh ta nói rằng tôi đã khá an toàn và không cần phải sợ hãi. Sau đó anh ta buộc tôi phải cởi chiếc mũ bascinet ( một kiểu mũ sắt thịnh hành thời đó ) của mình. Khi tôi cầu xin anh ta đừng tháo nó ra, anh ta trả lời rằng không thể bảo vệ được tôi trừ khi anh ta lấy được nó. Vì vậy, anh ta đã lấy nó và lấy luôn cả găng tay sắt của tôi, một người người khác đi đến và cắt đứt dây đeo gươm của tôi nên nó rơi xuống đất. Tôi đã nói với viên hộ sỹ này là hãy thu thanh kiếm của tôi, tôi muốn chính anh ta có nó chứ không phải bất cứ ai khác … sau đó anh ta giúp tôi trèo lên con ngựa của mình và bàn giao tôi giao cho một người của anh ta và sau đó anh ta bỏ đi , rồi lại một tay Gascon khác đến và yêu cầu lời thề của tôi. Tôi trả lời rằng tôi đã là một tù nhân. Vì vậy, anh ta lấy chiếc huy hiệu trên áo choàng của tôi và sau đó lại bỏ rơi tôi như người trước đó. Tôi la lên đằng sau anh ta rằng sau khi anh ta bỏ mặc tôi Tôi có quyền cam kết đầu hàng với bất cứ ai gặp tôi và sẵn sàng để bảo vệ tôi”. “ Hãy tự bảo vệ mình nếu anh có thể “ anh ta hét trở lại. ‘Sau đó một người dưới quyền chỉ huy của Sir John Blaunkminster xuất hiện và yêu cầu tôi đầu hàng. Tôi trả lời rằng tôi đã bị bắt bởi hai người, nhưng tôi vẫn yêu cầu anh ta bảo vệ tôi. Người này đã ở lại bảo vệ tôi và cuối cùng đưa tôi đến chỗ của Bá tước Salisbury”.
Đầu hàng không nhất thiết là được đảm bảo an toàn. Hoàng tử đen cực kỳ tức giận với Castellan d’Aniposta, người đã từng ở trong đoàn tùy tùng của Đức Hồng Y trước khi trận đánh bắt đầu và rằng ông muốn cắt đầu của ông này. May mắn thay Chandos đã thuyết phục được Hoàng tử không làm như vậy.Hầu hết những người Pháp tách ra khỏi đám hỗn loạn đã bỏ chạy về phía Poitiers, kỵ binh Anh đã truy kích đến cổng của thành phố. Phần lớn số này đã bị giết chết bởi vì dường như chỉ có một vài người trong số này lấy lại được ngựa của họ. Froissart ghi lại cuộc phiêu lưu của một hiệp sĩ người Pháp-người đã trốn thoát. Sir Edward de Roucy, không muốn rơi vào tay của người Anh nên ông này đã chạy ra khỏi bãi chiến trường, khi ông bị truy đuổi bởi một hiệp sĩ người Anh với phần còn lại của ngọn giáo của anh ta trên tay, người này gọi to ” Này ngài hiệp sĩ, hãy quay lại, ngài không nên bỏ chạy một cách đáng xấu hổ như vậy! ” Sir Edward dừng lại và người Anh tấn công ông ta với ý nghĩ rằng sẽ đưa ngọn thương của mình đâm đúng mục tiêu. Nhưng ông này lại không thành công, bất ngờ quay ngoặt sang một bên và ngọn thương của ông đâm như búa bổ trúng vào mũ sắt của đối thủ của ông làm cho anh chàng kia choáng váng và ngã rơi xuống đất, nơi anh ta nằm bất tỉnh. Sau đó Sir Edward đã bắt tay hiệp sĩ Anh làm tù binh khi ông ta (Sir Edward ) đang chạy trốn và thu được một khoản tiền chuộc lớn từ anh chàng này. Rõ ràng là Froissart là bị thu hút bởi sự thành công của những người đã trốn thoát khỏi thảm họa: Sự kiện này xảy ra ở giữa thời gian của cuộc truy đuổi, có một tay Hộ sỹ đến từ Picardy có tên là Jean de Helennes, đã bỏ chạy từ đạo quân của nhà vua và được tay kiếm đồng của ông đưa cho một con ngựa còn sung sức, ông này nhảy lên ngựa và phi nhanh như có thể. Đang phi ngựa ở gần ông ta tại thời điểm đó là Lord Berkeley-một Hiệp sỹ trẻ tuổi người Anh mới tham chiến lần đầu tiên trong ngày hôm đó và anh ta ngay lập tức truy đuổi ông này (Jean de Helennes ). Khi Lord Berkeley truy đuổi được một khoảng thời gian thì Jean de Helennes quay ngựa trở lại rút thanh kiếm ra và nắm chặt trong tay và phi ngựa về phía đối thủ của mình. Trong chiến đấu sau đó Berkeley đã bị thương bởi một nhát kiếm đâm vào đùi. Mang tù binh đến Châtellerault nơi vết thương của anh chàng kia được điều trị, sau đó Berkeley đến nhà của tay Hộ sỹ ở Picardy. Một năm sau, vị Lord trẻ tuổi được chuộc với một khoản tiền đủ để cho phép De Helennes trở thành một hiệp sĩ.
Những người Pháp có được may mắn như vậy chỉ là thiểu số. Bên ngoài Poitiers những kẻ đào tẩu thấy các cánh cổng đã bị đóng lại đối với họ bởi những người dân của thành phố-những người sợ rằng người Anh sẽ đột nhập vào thành phố của họ. Kết quả là phần lớn số này đã bị thảm sát. Dường như là quân Anh-Gascon không quan tấm đến việc bắt tù binh trong dịp này, điều này cho thấy rằng hầu hết được các hiệp sĩ và hộ sỹ không có giá để đòi tiền chộc và có lẽ phần còn lại lực lượng bộ binh Pháp cũng vậy.
Quay lại trở lại chiến trường Hoàng tử đen đã bị thuyết phục bởi Sir John Chandos và cho cắm cờ hiệu của mình ở một bụi cây lớn, nơi sẽ trở thành một điểm tập hợp quân đội của Hoàng tử đen vốn lúc này đã bị phân tán. Kèn Trumpet đã được thổi lên để kêu gọi những người lính và một chiếc lều nhỏ màu đỏ thẫm được dựng lên cho Hoàng tử đen. Trong khi đó những binh sỹ người Anh và Gascon khác đã kéo vua John II ra khỏi tay của Denis de Morbeke. Trong thực tế thì vua Pháp đã bị lôi đi khi những người khác đang cãi nhau với anh ta (Denis de Morbeke ) cho đến khi ông được giải cứu bởi Bá tước Warwick và Lord Cobham-những người đã đưa John và con trai ông vào lều của Hoàng tử đen.
Sau giờ cầu kinh buổi chiều thì tất cả người Anh và Gascons mới quay trở lại với tù nhân của họ. Ngoài nhà vua Pháp và con trai út của ông, có khoảng 1, 000 người khác có giá trị để đòi các khoản tiền chuộc đã bị bắt tù binh và theo nhà sử học Froissart trong số này có 17 bá tước cũng như các quý tộc, hiệp sĩ và hộ sỹ. Ở những nơi khác người ta thấy rằng một số cung thủ Anh đã có tới bốn, năm và thậm chí cả sáu người làm tù binh. Vào thời gian đó là tất cả người Anh đều nhận ra rằng họ có quá nhiều tù nhân và họ đã quyết định phải đòi tiền chuộc phần lớn số này ngay lập tức.
Không có thông tin về số thường binh bên Anh bị thiệt mạng hoặc bị thương trong trận đánh và chỉ còn có một tài liệu pháp lý mà chúng tôi được biết nói về một người như vậy, William Lenche. Ông ta đã bị mất một mắt và đã được tưởng thưởng bởi vị Hoàng tử với quyền thu lệ phí qua phà ở Saltash tại Cornwall.
Đến trưa Thứ ba ngày 20 tháng 9 Hoàng tử đen chuyển đến Les Roches cách đó vài cây số và ở đó trong cả ngày thứ Tư. Quân đội cần thời gian tổ chức cuộc hành quân của họ, và để phân loại tù binh. Cuối cùng họ khởi hành vào buổi sáng Thứ Năm, đến Couhé Verac vào đầu tối ngày 22. Ngày hôm sau họ đã ở Roffec và sau đó đi xuống con đường chính. Cuộc hành quân quay trở lại của quân Anh-Gascon tới Bordeaux trên thực tế có tốc độ khá chậm vì chiến lợi phẩm và tù binh của họ. Họ hành quân trong một đội hình nhỏ gọn và được dẫn đầu bởi các Bá tước Warwick và Suffolk với 500 kị sỹ. để đảm bảo sự an toàn của con đường, tuy nhiên họ không gặp sự kháng cự nào cả, cả nước Pháp đang run sợ sau trận chiến Poitiers. Lãnh đạo ở cấp địa phương đã phần lớn bị xóa sổ và các đơn vị đồn trú của Pháp trốn kỹ trong các pháo đài.
Hoàng tử đen vượt qua Charente sau đó quay về phía đông nam qua Morton (24 tháng 9) đển Rochefoucault (ngày 25 tháng 9), sau đó về phía tây tới Villehois la Valette (26 tháng 9). Ở một nơi nào đó gần đó, có thể một phần quân đội của ông đã lấy thuyền để đi xuôi xuống sông Blaye từ Gironde. Phần chính của đội quân tiếp tục đi vào ngày 27 tháng Chín đến Saint-Aulay trên sông Dronne. Họ vượt qua con sông này vào ngày 25 và hành quân tới Saint-Antonin trên sông Íle, nơi mà họ vượt qua vào ngày 30 tháng 9 để đến được Saint-Emilion. Ở đây một số người đã ở lại trong mùa đông sau đó. Phần còn lại vượt qua Dordogne vào ngày 1 tháng Mười và vào ngày mùng 2 họ đến được Bordeaux. Tuy nhiên Hoàng tử đen và đoàn tùy tùng của ông đã đợi tại Libourne cho đến khi một lễ ăn mừng chiến thắng được tổ chức.

Sau trận chiến

Sau các vụ tàn sát của trận đánh viên Thị trưởng của Poitiers tuyên bố cầu nguyện cho nhà vua bị bắt tù binh và cấm việc cử hành các lễ hội. Về phía nam, ở vùng Languedoc, The États Generaux cấm đeo vàng, bạc, ngọc trai, trang trí áo choàng và đội mũ trong một năm. Người ta thấy ngay lập tức và rõ ràng là trận chiến Poitiers là một thảm họa cho nước Pháp. Nhà sử học Froissart đã lên những tổng kết về thảm họa này. Ông cho rằng, khoảng 6.000 người ở tất cả các cấp đã thiệt mạng, bao gồm 500-700 hiệp sĩ và hộ sỹ. Theo ứớc tính hiện đại thì số thương vong là khoảng gần 3.000. Nhiều hiệp sĩ Pháp không thể được xác định danh tính bởi vì các toán hôi của đã lột bỏ quần áo của họ trước khi viên sỹ quan phụ trách điểm kiểm đi khắp chiến trường để xác định những người thiệt mạng. Chỉ dường như việc “ xác định theo số lớn “ đã được tiến hành qua việc chôn cất. Những tử thi còn lại bị bỏ thối cho đến tháng 2 sau khi những gì còn lại của họ được chôn trong một chiếc hố bên cạnh nhà thờ Dòng Phanxicô tại Poitiers.
Tuy nhiên, trận chiến có tính chất là một cuộc đua sít sao hơn so với Crécy, Froissart và nhiều sử gia khác cũng cho rằng nó được tổ chức theo đúng kiểu chiến trận của thời Trung cổ hơn. Điều đáng chú ý hơn là “những kỳ công của vũ khí ‘đã được thực hiện tại Poitiers và chắc chắn là những hiệp sĩ Pháp đã có nhiều cơ hội hơn để chứng tở sự dũng cảm của họ. Hơn nữa, Vua John II đã không bỏ chạy như vua Philip VI-cha của ông đã làm tại Crecy. Trong số những người chạy thoát khỏi chiến trường, nhà Dauphin và những người con trai khác của nhà vua đã đển Chauvigny.
Những hoàng tử của Hoàng gia đã thoát khỏi việc bị đổ lỗi ( có lẽ là do họ còn quá trẻ tuổi ), mặc dù những chỉ huy cao cấp khác thì không. Một vài Hiệp sỹ Pháp phải đối mặt với sự thù địch khi họ trở về nhà, hiệp sỹ Seigneur de Ferré-Fresnel đã bị kéo ra khỏi ngựa của ông và bị đánh đập bởi những người nông dân của mình và những người này hét to: “Đây là một trong những kẻ phản bội, những người chạy trốn khỏi trận chiến. ” Đó là một dấu hiệu của sự bất mãn ngày càng tăng trên nhiều phần của nước Pháp.Tại Bordeaux tình hình lại rất khác. Tại đây nhà vua Pháp bị bắt giữ phải giải hòa những tranh cãi việc ai đã bắt giữ ông ta và kết quả là Hoàng tử đen đã cho Denis de Morbeke 2.000 đồng vàng tiền, để giúp anh ta duy trì bất động sản của mình. De Morheke cũng nhận được khoản lương hưu suốt đời của mình từ nhà vua Edward III.
Khi tin tức về chiến thắng đến được nước Anh, theo Froissart: Có lễ hội lớn, lễ tạ ơn trang trọng được tổ chức ở tất cả các nhà thờ và pháo hoa được bắn ở tất cả các thị xã và làng quê.Gần như bị lãng quên giữa những lễ mừng nói chung, cuộc hành quân kém thành công của Công tước Lancaster ở tây bắc nước Pháp đã trở thành một cuộc rút lui đến Brittany sau khi không thể vượt qua sông Loire. “Sau đó Lancaster, vốn là Trung úy của vua Anh tại Brittany, đã bằng lòng với việc chiếm được một số những lâu đài khác nhau ở Normandy, một số đã được bán lại cho người Pháp với những khoản tiền lớn. Khi ông nghe nói về trận Poitiers, Công tước Lancaster đã trở lại Anh cùng với Philip de Navarre, người đã được chỉ định làm Trung úy của vua Edward III ở vùng Normandie, để Sir Geoffrey de Harcourt ở lại phụ trách các lực lượng Anh ở miền bắc nước Pháp.Về chiến lược lúc này dường như vua Edward lại tỏ vẻ thương xót nước Pháp. Vua Pháp đã trở thành tù nhân của ông và trong thời gian ngắn đó ông ta nhìn ngắm Vương quốc Pháp đang chìm vào tình trạng hỗn loạn.
Tuy nhiên, mất bốn năm người Anh mới đạt được nền hòa bình mà dường như chiến thắng của hoàng tử đen mang lại và trong vòng 1 thập kỷ hoặc gàn như vậy nền hòa bình-kết quả của chiến thắng tại Poitiers đã bị biến thành tro bụi trong bàn tay của vua Edward.Một loạt những chiến thẳng nhỏ và hầu như không bị gián đoạn của của quân đội Anh-Gascon giữa thời gian sau trận chiến Poitiers và Hiệp ước Bretigny trong năm 1360 có thể làm Vua Edward III tin tưởng vào chiến thuật ban đầu của ông trong yêu cầu đòi hỏi vương miện của nước Pháp.
Trong thực tế, danh hiệu này vẫn còn được duy trì một phần trong tước hiệu của Hoàng gia Anh cho đến khi vua George III từ bỏ nó vào năm 1801. Cũng không phải chỉ một mình nhà vua tuyên bố một cách nghiêm túc như vậy. Sau trận Poitiers nhiều người Anh cảm thấy họ có thể lấy được bất cứ thứ gì họ muốn có của người Pháp, và mặc dù Hiệp ước Bretigny đã làm giảm bớt những đòi hỏi cực đoan hơn nữa của người Anh, nó lại duy trì một thảm họa cho chế độ quân chủ Pháp. Mặt khác việc sợ rằng người Pháp sẽ học tập chiến thuật trường cung của Anh dẫn đến việc họ cấm xuất khẩu cây trường cung và mũi tên trong các năm 1357 và 1369. Năm 1365 thì chính bản thân các cung thủ đã bị cấm rời khỏi nước Anh mà không có một giấy phép của Hoàng gia.
Tại nước Pháp, tình trạng khẩn cấp chung đã được công bố với lệnh triệu tập của arrière- ban après bataille. Một lá thư còn sót lại vốn được gửi từ Bá tước d’Armagnac-Trung úy của vua John ở vùng Languedoc, đến các thị trấn trong vùng của ông ta và công bố về sự thất bại cùng với việc bắt giữ vua John II: Các bạn thân mến, đây là nỗi buồn lớn khi tôi phải nói với các bạn rằng tám ngày trước chúa tể của chúng ta-Nhàvua đã chiến đấu chống lại Hiệp sỹ xứ Wales và do ý muốn của Chúa, ông đã phải cam chịu bị đánh bại, mặc dù có những hiệp sĩ giỏi nhất phục vụ bên cạnh người.
Xa hơn nữa tại vùng biên giới đông bắc của nước Pháp với Đế quốc Đức, tin tức đã nhanh chóng đến được chỗ của Đức Tổng-Giám-Mục của Langres và vào ngày 1 tháng Mười ông này cho thành lập một ủy ban gồm bốn công dân hàng đầu để đưa thị trấn của ông vào tình trạng phòng thủ. Langres ở quá xa với bất kỳ mối đe dọa nào, đây là một vùng mới chỉ được thêm vào Vương quốc Pháp trong một khoảng thời gian chưa lâu và các quý tộc địa phương gồm có rất nhiều người đồng cảm và ủng hộ Đế quốc Đức “Trước khi nổ ra trận chiến Poitiers, nhà vua Pháp cho rằng chỉ có cải cách về mặt đạo đứcvà chiến thuật là điều cần thiết để đối mặt với những mối đe dọa từ nước Anh.
Sau trận Poitiers thì Chính phủ Pháp nhận ra rằng nhiều cải tiến hơn nữa về mặt cơ bản cần được tiến hành. Bất chấp thất bại của chiến thuật các kị sỹ xuống ngựa tại Poitiers, nói chung thì người Pháp vẫn chấp nhận chiến thuật này, Từ bỏ một cuộc tấn công bằng kị binh ở giai đoạn đầu của một trận chiến, họ đã cố gắng để phát triển đội hình “ chống mũi tên “. Đội hình này lần đầu tiên được nhìn thấy trong sự kiện Nugent-sur-Seinen trong năm 1359. Tại đây, các kị sỹ xuống ngựa của Pháp vẫn không thể xung phong, vì vậy họ đã cố gắng để chuyển qua tấn công vào sườn của cung thủ Anh nhưng lại thất bại một lần nữa. Cuối cùng trận chiến này là một chiến thắng cho người Pháp khi lực lượng bộ binh thiết giáp không xuất thân từ đẳng cấp quý tộc đã tấn công vào quân Anh từ phía sau.Trong khi John-vua cha là một tù nhân trong tay người Anh, Charles Dauphin đã ra lệnh kiểm tra tất cả các vị trí phòng ngự kiên cố ở Pháp với mục đích nhằm làm cho chúng trở nên mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên các sử gia đang có những bất đồng về mặt tính hiệu quả của những nỗ lực của nhà Dauphin. Một số cho rằng nó là những nỗ lực liên tục của thành phố Pháp để cải thiện phòng thủ của họ, cùng với một sự tăng lên đáng kể của các loại hệ thống tăng cường phòng ngự khác bao gồm cả các tháp nhà thờ, cầu cống, tu viện và các trang viên. Những người khác cho rằng thị trấn Pháp đã chi phí rất ít cho hệ thống phòng thủ của họ vào giữa những năm 1350 và 1360 vì lúc này vẫn còn là một khoảng thời gian suy kinh tế sau bệnh dịch hạch Cái chết Đen.Tác độngchính trị của trận chiến Poitiers là một tai hại không thể phủ nhận.Sự thống nhất tương đối của Vương quốc đã bị tan vỡ, danh tiếng của tầng lớp quý tộc quân sự bị huỷ hoại và làm cho Charles Dauphin thấy rằng mình phải cai trị một vương quốc đã bị mất một phần tư lãnh thổ của nó.
Thời kỳ này cũngcho thấy một sự nhầm lẫn trong các khái niệm của lòng trung thành và sự phản quốc, mặc dù nó đã trở nên đơn giản hơn sau tuyên bố Regent của Thái tử Charles vào tháng 3 năm 1358.Rất nhiều trong số những căng thẳng rõ ràng là đến từ hậu quả của trận Poitiers – theo quấn Complainte sur la bataille de Poitiers được tìm thấy trong một tài khoản hợp pháp tại Paris.Trách nhiệm được đặt lên vai của tầng lớp quý tộc và yêu cầu Chúa giúp đỡ cho vua và Philip con trai ông-người vẫn còn là tù nhân trong tay người Anh. Nó phản ánh thái độ của những quân nổi loạn Jacquerie ở xung quanh Paris và biệt danh này bắt nguồn từ “ Jacques Bonhonune “ nguyên mẫu chung của những người đàn ông trong thế kỷ 14 ở nước Pháp: Cuộc Đại phản loạn của họ được che giấu bởi đám đông rõ ràng không muốn tiết lộ trong một thời gian kéo dài. Quấn Complainte kết luận rằng người tốt là phải có lòng can đảm để trả thù cho trận Poitiers và mang nhà vua, người: nếu bản thân ông ta được tư vấn tốt thì ông ta sẽ sẵn sàng lãnh đạo phong trào Jacque Bonhomme và tất cả những tùy tùng vĩ đại của ông là những người không chạy ra khỏi cuộc chiến để cứu lấy mạng sống của mình
Tương tự như vậy lá thư Le Comfort d’Ami được viết cho vua Charles của Navarre bởi Guillawne de Machaut và Tragium Alrgumentum được viết bởi tu sĩ Francois de Montebelluna dòng Benedictine đã than vãn về những xấu hổ và tủi nhục mà người Pháp phải chịu.Một tín hiệu tích cực hơn đó là Charles Dauphin đã cho thấy những phẩm chất của mình như là một nhà cai trị có tài trong khi cha của ông-Nhà vua vẫn đang là một tù nhân. Sau khi tới Paris như là Trung tướng của vương quốc, ông đã triệu tập thành viên của États Generaux ( gần như Nghị viện ). Đây là một việc làm can đảm bởi vì những thành viên của États Generaux đã là nguyên nhân của nhiều rắc rối cho nhà cai trị của nước Pháp.Ví dụ như Etienne Marcel-người đứng đầu của các thương nhân của Paris, trước đây yêu cầu Éstates nắm quyền kiểm soát thuế má chứ không phải nhà vua. Thật vậy Etienne Marcel đã sớm gây rắc rối. Được hỗ trợ bởi vị giám mục của Laon, ông ta tranh chấp quyền lực với các viên cố vấn của nhà vua, yêu cầu phóng thích vua Charles của Navarre và dường như muốn lựa chọn Charles (của Navarre ) là vua của nước Pháp. Trong thực tế thì Charles đã được thả tự do trong một khoảng thời gian trở thành chủ nhân của Paris. Sau một nỗ lực được nhắm vào cuộc sống của nhà Dauphin ( ngắn gọn là ám sát ), Charles Dauphin phải rời Paris và triệu tập các États Generaux tại Compiegne, nơi ông dự định sẽ bắt đầu chiếm lại Paris từ tay của Charles de Navarre và Etienne Marcel.
Trong khi đó thì các vùng xung quanh Paris đã bắt đầu bùng lên cuộc nổi loạn Jacquerie. Đây không chỉ đơn giản là một phong trào nông dân nổi dậy, vì rất nhiều trong số những người tham gia không phải là nông dân mà còn có cả các thợ thủ công và thậm chí cả tiểu quý tộc. Để chống lại nhà Dauphin, Etienne Marcel đã gia nhập với với Jacqueries, nhưng hành động này đã làm cho vua Charles de Navarre đổi phe và ông đã tham gia với phần còn lại của tầng lớp quý tộc trong việc đàn áp phong trào Jacqueries. Sau đó Dauphin bao vây Paris.
Etienne Marcel kêu gọi người Anh giúp đỡ và do đó bị mất đi sự kính trọng và bị giết bởi người của chính ông ta vào ngày 31 tháng 7 năm 1358. Sau thất bại của Etienne Marcel, Charles Dauphin được công nhận nhà lãnh đạo đất nước. Sau đó có nhiều cuộc nổi dậy tự phát chống lại người Anh ở nhiều nơi trên nước Pháp. Tuy nhiên, tranh cãi về khoản tiền chuộc vua John đã tạo ra cớ cho vua Edward xâm lược miền Bắc nước Pháp trong năm 1359 với một đội quân khoảng 1.000 kị sỹ và 5.000 cung kỵ. Ông ta hy vọng chiếm được Reimes, nơi ông có thể làm lễ lên ngôi vua của nước Pháp. Tuy nhiên, cuộc xâm lược đã thất bại và vua Edward tạm thời từ bỏ yêu cầu của mình cho ngôi Pháp để đổi lấy sở hữu không thể tranh chấp ở những vùng đất đã bị người Anh chiếm đóng. Kết quả của nó là Hòa ước Bretigny trong tháng 4 năm 1360.Theo một thỏa thuận hòa bình trước đó-Hiệp ước London năm 1359 vốn không bao giờ có hiệu lực, vua John đã đồng ý từ bỏ toàn bộ vùng ven biển Đại Tây Dương của Pháp. Theo Hiệp ước Bretigny, Edward có vùng Guyenne, Limousin, Perigord, Rouergue, Angoumoi và Saintonge. Ông ta cũng chiếm giữ Calais và thêm vào đó là Montreuil, Guise và Ponthieu. Hơn nữa, Edward đã được giải thoát lời tuyên thệ phong kiến​​của mình trước vua của nước Pháp ( trước đây theo quan hệ phong kiến thì vua Anh là chư hầu của vua Pháp trên danh nghĩa tại một số vùng đất ) tại các vùng lãnh thổ. Một khoản tiền chuộc từ 3.000.000 đồng Ecu đã được thống nhất là khoản tiền chuộc vua John II và phải nộp trong sáu năm và như là một sự đảm bảo, người con trai của vua John phải trở thành con tin trong tay người Anh. Những nhượng bộ lớn này được cho là giá của một nền hòa bình bền vững. Trong thực tế nó cũng không đạt được nhiều hơn so với một thỏa thuận ngừng bắn trong một cuộc xung đột kéo rất dài-được gọi là Chiến tranh Trăm năm.

Một số trận đánh trong cuộc chiến của nhà Caroline năm 1369 -> 1389

Cuộc chiến Trăm năm trong giai đoạn từ năm 1369 -> 1389 được gọi là cuộc chiến của nhà Caroline vì vua Charles V của nước Pháp đã khởi đầu cuộc chiến này vào năm 1369 và kết thúc nó vào năm 1389 sau khi Charles VI-con trai ông-ký hiệp ước hòa bình với Richard II của Anh quốc-con trai của Hoàng tử đen.

Tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của Charles V

Charles V (ngày 21 tháng 1 năm 1338 – ngày 16 tháng 9 năm 1380), được gọi là The Wise ( khôn ngoan), là vua của nước Pháp từ năm 1364 cho đến khi ông chết vào năm 1380 và là thành viên của Nhà Valois. triều đại của ông đánh dấu một thời đỉnh cao cho nước Pháp trong cuộc Chiến tranh Trăm năm với việc quân đội của ông đã thu hồi nhiều vùng lãnh thổ vốn đã phải cắt cho nước Anh ttheo Hiệp ước Brétigny.
Tuổi trẻ
Charles được sinh ra tại Château de Vincennes ở ngoại ô Paris-Pháp, ông là con trai của vua John II của Pháp với Bonne của Luxembourg. Sau khi cha của ông kế vị lên ngôi vào năm 1350, Charles đã trở thành Dauphin của Pháp. Ông là người Pháp đầu tiên thừa kế và sử dụng danh hiệu vốn đặt tên theo tên của vùng đất Dauphine được mua lại bởi ông nội của Charles từ Đế quốc La mã Thánh thần.Vị vua tương lai là một cậu bé rất thông minh nhưng có thể chất yếu với làn da nhợt nhạt và một cơ thể gầy ốm và cân đối. Ông có một hình dáng trái ngược với người cha của mình-người rất cao lớn, mạnh mẽ và có mái tóc mầu cát, và theo đồn đại tại thời điểm đó thì ông không con trai đẻ của John. Những tin đồn tương tự cũng sẽ theo đuổi Charles VII-cháu trai của ông.
Thời nhiếp chính và cuộc nổi dậy của the Third Estate
Vua John là một chiến binh dũng cảm nhưng bị coi là nhà cai trị kém cỏi và bị xa lánh bởi tầng lớp quý tộc của mình qua việc độc đoán về pháp luật và sử dụng những cộng sự bị coi là không xứng đáng. Sau khi ngừng nghỉ ba năm, cuộc chiến Trăm năm tiếp tục trong năm 1355 với việc Edward-Hoàng tử đen, dẫn đầu một đội quân Anh-Gascon tiến hành một cuộc càn quét đốt phá trên khắp vùng tây nam nước Pháp.
Sau khi chặn đứng một cuộc tấn công của người Anh vào xứ Normandy, John đã dẫn một đội quân khoảng 16.000 người vượt qua sông Loire trong tháng Chín năm 1356 và cố gắng vây bắt đạo quân gồm khoảng 8.000 binh sĩ của Hoàng tử đen tại Poitiers. Từ chối lời khuyên từ một Thống chế là bao vây và bỏ đói Hoàng tử đen-một chiến thuật Edward sẽ chắc chắn bị đánh bại-John đã tấn công các vị trí mạnh mẽ của đối phương.
Trong trận Maupertuis (Poitiers) sau đó cung thủ Anh đã đánh bại hoàn toàn kỵ binh Pháp và John đã bị bắt. Charles đã dẫn đầu một đạo binh Pháp tại Poitiers và đạo quân này đã rút lui ngay đầu trận chiến. Ngày nay người ta cũng không hoàn toàn rõ ràng liệu vua John hay chính Thái tử Charles đã ra lệnh rút lui này. ( mời tham khảo lại trận Poitiers để xem chi tiết)Kết quả của trận chiến để lại nhiều cay đắng và giận dữ nhằm vào giới quý tộc, những người mà theo quan điểm đại chúng là đã phản bội lại nhà vua, nhưng Charles và những người anh em của ông lại thoát khỏi bị đổ lỗi và ông đã nhận được vinh dự khi trở về Paris. Nhà Dauphin triệu tập các thành viên của Estates General ( người đứng đầu các giai cấp ở các vùng, lúc đó nước Pháp có ba giai cấp: Quý tộc, tăng lữ và bình dân – đây là tiền thân của Nghị viện Pháp ) vào tháng 10 để tìm kiếm nguồn tiền cho công cuộc bảo vệ đất nước.
Tức giận với những gì mà họ coi là quản lý yếu kém, nhiều người đã tập hợp lại và tổ chức thành một hội đồng do Etienne Marcel- the Provost of Merchant/ Người đứng đầu của tầng lớp thương nhân (một danh hiệu tương đương với thị trưởng của Paris ngày nay). Marcel đòi bãi nhiệm bảy Bộ trưởng của Hoàng gia, thay thế họ bằng một Hội đồng 28 người, được chọn từ quý tộc, tu sĩ và tư sản và trả tự do cho Charles II của Navarre, một quý tộc hàng đầu người Norman vốn tuyên bố đòi quyền thừa kế ngai vàng của nước Pháp, người vốn bị giam giữ bởi vua John vì đã giết chết vị Nguyên soái của ông ta.
Nhà Dauphin từ chối yêu cầu này, cho miễn nhiệm các thành viên của Estates-General và rời khỏi Paris.Một cuộc thi ý chí tiếp theo sau đó. Trong một nỗ lực để huy động tiền, Charles đã cố gắng để phá giá đồng tiền của Pháp ( chắc là in thêm tiền ); Marcel đã ra lệnh đình công, và nhà Dauphin đã bị buộc phải hủy bỏ kế hoạch của mình và gọi lại các thành viên của Estates vào tháng Hai năm 1357.The Third Estate ( đại diện của tầng lớp bình dân ) trình lên nhà Dauphin sắc lệnh Grand Ordinance-đây là một danh sách 61 điều luậtvốn giao cho the Estates-General quyền phê duyệt các loại thuế trong tương laivà bầu Hội đồng gồm 36 thành viên với 12 người từ mỗi Estate để cố vấn cho nhà vua.
Cuối cùng Charles đã phải ký sắc lệnh này, nhưng những cố vấn vốn đã bị giải tán của ông đã mang tin tức về tài liệu này đến vua John, người đang bị giam giữ tại Bordeaux. Nhà vua đã từchối chấp nhận sắc lệnh này trước khi được đưa tới Anh bởi Hoàng tử Edward.
Charles đã thực hiện được một tiến bộ của hoàng gia trên toàn quốctrong mùa hè năm đó-những chiến thắng có sự hỗ trợ của các địa phương. Trong khi đó Marcel với sự tham gia của Charles de Navarre- người luôn khẳng định rằng yêu cầu lên ngôi của mình cũng phải ít nhất như là của Edward III. Nhà Dauphin quay lại Paris và giành lại được thành phố.
Trong khi đó Marcel sử dụng một vụ sát hại một công dân đang tìm nơi trú ẩn để thực hiện một cuộc tấn công gần vào nhà Dauphin. Triệu tập một nhóm các thương gia, Vị Thị trưởng này đã dẫn đầu cuộc tuần hành của một đội quân 3.000 người, tiến vào cung điện Hoàng gia và đám đông giết chết ngay hai viên Thống Chế của nhà Dauphin ngay trước mắt ông ta. Charles hoàn toàn kinh hoàng, cố gắng chấn tĩnh đám đông trong giây lát và tìm cách gửi gia đình của ông đi xa rồi trốn khỏi thủ đô ngay khi có thể.
Hành động của Marcel đã làm chấm dứt sự hỗ trợ trong số các quý tộc cho the Third Estate và sự ủng hộ tiếp theo của ông ta với phong trào nông dân khởi nghĩa Jacquerie làm suy yếu sự hỗ trợ cho ông từ các thị trấn, ông đã bị ám sát bởi một đám đông trong ngày 31 Tháng 7 năm 1358. Charles đã có thể khôi phục lại Paris vào tháng tiếp theo, sau đó ông đã ban hành một lệnh ân xá chung cho tất cả, ngoại trừ các cộng sự thân thiết nhất của Marcel.
Hiệp ước Bretigny
Vụ bắt giữ John tạo cho người Anh ưu thế trong các cuộc đàm phán hòa bình. Nhà vua đã ký kết một hiệp ước trong năm 1359 theo đó phải nhượng lại phần lớn phía tây nước Pháp cho nước Anh và ấn định một khoản tiền chuộc 4 triệu Ecu cho cả nước. Nhà Dauphin (được hỗ trợ bởi Hội đồng cố vấn của ông và Estates General) đã bác bỏ hiệp ước này và vua Edward sử dụng điều này như là một cái cớ để xâm lược Pháp vào năm sau đó. Edward đến được Reims trong tháng 12 và Paris vào thánh 3, nhưng Charles tin tưởng vào hệ thống phòng thủ của thành phố vốn đã được cải thiện và ông cấm binh lính của mình đối đầu trực tiếp với người Anh.Charles dựa vào các công sự của Paris vốn được tu bổ bởi Marcel và sau đó cho xây lại Bức tường thành phía Bờ trái (Rive Gauche) và xây một bức tường thành mới ỏ Bờ phải, sau đó nó được mở rộng thành một pháo đài mới được gọi là Bastille ( sau này được gọi là pháo đài nhà ngục Bastille- biểu tượng của nền quân chủ chuyên chế Pháp).
Edward cướp phá và lục soát các vùng nông thôn nhưng không thể ép quân Pháp vào một trận đánh quyết định, và cuối cùng đã đồng ý cắt giảm các điều khoản của mình. Chiến lược tránh đối đầu này có thể đã chứng minh là rất có lợi cho nước Pháp trong suốt triều đại củaCharles.Hiệp ước Bretigny, ký kết ngày 8 Tháng Năm 1360, nhượng lại một phần ba phía tây nước Pháp, chủ yếu là ở các vùng Aquitaine và Gascony – cho nước Anh và giảm tiền chuộc nhà vua xuống còn 3 triệu Ecu. Jean được phóng thích vào tháng 10 sau khi người con trai thứ hai của ông-Louis I của Anjou mang chính bản thân đến làm con tin.
Mặc dù cha của ông đã được thả tự do, Charles lại phải chịu những bi kịch cá nhân. Joan-con gái ba tuổi và Bonne-người con trai sơ sinh của ông đã chết trong vòng hai tuần khác nhau; nhà Dauphin đã nói tại lễ tang của hai con là ” nỗi buồn chưa bao giờ ông phải chịu từ trước tới nay” Bản thân Charles đã bị bệnh nặng với tóc và móng tay bị rụng ra, một số gợi ý cho thấy đây là các triệu chứng của ngộ độc asen.Vua John đã chứng minh mình là nhà cầm quyền không hiệu quả khi ông được phóng thích trở về Pháp . Khi Louis của Anjou trốn thoát khỏi nơi giam giữ của người Anh, John tuyên bố ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc quay trở lại nơi mình bị giam giữ. Ông đã tới London vào tháng 1 năm 1364 mắc bệnh và đã qua đời vào tháng Tư ở đó.
Lên ngôi vua
Charles lên ngôi vua của nước Pháp trong năm 1364 tại nhà thờ ở Reims, Pháp. Nhà vua mới đã được rất thông minh nhưng ít nói và hay giấu ý nghĩ của mình, với đôi mắt sắc nét, mũi dài và có yểu tướng. Ông bị bệnh gout ở tay phải và abscess ở bên tay trái, có thể đây là một tác dụng phụ của một cố gắng đầu độc ông trong năm 1359. Các bác sĩ có thể điều trị vết thương, nhưng nói với ông rằng nếu nó bị khô thì ông sẽ chết trong vòng 15 ngày. “Không ngạc nhiên”, sử gia Barbara Tuchman nói “nhà vua sống trong ý thức về một sự cấp bách.” Cử chỉ bên ngoài của ông có thể giấu nhiều cảm xúc bên trong; hôn nhân của ông với Joan de Bourbon được xem là rất bền vững và ông đã không cố gắng để che giấu nỗi buồn của mình tại tang lễ của vợ hoặc của những đứa con của ông, năm trong số đó đã chết trước ông ta.
Triều đại của ông đã bị chi phối bởi các cuộc chiến tranh với nước Anh và hai vấn đề chính: phục hồi các vùng lãnh thổ bị mất tại hòa ước Bretigny và Tard-Venus (tiếng Pháp “những người đến muộn”) đó là việc các đại đội lính đánh thuê đã quay sang cướp bóc sau khi Hiệp ước được ký kết. Để đạt được những mục tiêu này, Charles đã chọn một quý tộc trẻ tuổi người Brittany tên là Bertrand du Guesclin làm chỉ huy của họ, người có biệt danh là “con chó đen của Brocéliande”, du Guesclin chiến đấu với người Anh và thu được thành công trong Cuộc chiến kế thừa Breton và là một chuyên gia về chiến tranh du kích. Du Guesclin cũng đã đánh bại Charles II của Navarre trong trận Cocherel năm 1364 và loại bỏ mối đe dọa của vị quý tộc này đến Paris.
Để tìm cách thoát khỏi những người Tard-Venus, đầu tiên Charles đã thuê họ cho một cuộc thập tự chinh vào Hungary, nhưng do tiếng xấu về sự cướp bóc trước đó của họ và các công dân của Strasbourg đã từ chối không để cho họ qua sông Rhine để tiếp tục cuộc hành trình của họ. Tiếp theo Charles lại gửi các đại đội đánh thuê (dưới sự lãnh đạo của du Guesclin) để chiến đấu trong một cuộc nội chiến ở Castile giữa vua Peter Cruel và Henry-người anh em trai ngoài giá thú của ông. Peter được sự ủng hộ của người Anh, trong khi Henry được sự hỗ trợ của Pháp.
Sau chiến dịch Castillan, Hoàng tử đen đã trở nên chìm ngập trong bệnh tật và nợ nần. Sự cai trị của ông ở Gascony ngày càng trở nên độc đoán. Các quý tộc ở Gasconyyêu cầu Charles viện trợ và khi Hoàng tử đen từ chối trả lời một giấy triệu tập tới Paris để trả lời các cáo buộc, Charles đãphán quyết làông ta không trung thành và tuyênchiếnvào tháng 5 năm 1369. Về mặt pháp lý, Charles có đủ quyền để làm điều này, ông không bao giờ chấp nhận việc từ bỏchủ quyền quốc gia và do đó xứ Gascony vẫn thuộc về nhà vua một cách hợp pháp.
Thay vì tìm kiếm một trận chiến lớn như những người tiền nhiệm đã làm, Charles chọn một chiến thuật đánh tiêu hao và chỉ chấp nhận chiến đấu tại địa điểm mà ông có lợi thế. Lực lượng hải quân Pháp và Castillan phá hủy một hạm đội Anh tại La Rochelle vào năm 1372. Sau đó, du Guesclin liên tung ra các cuộc tấn công đột kích bằng hải quân vào bờ biển của Anh, để trả thù cho các cuộc càn quét chevauchée của người Anh.
Bertrand du Guesclin được bổ nhiệm làm Nguyên soái của Pháp trong năm 1370 và ông đã đánh bại một cuộc tấn công lớn của người Anh ở miền bắc nước Pháp bằng chiến thuật sử dụng các cuộc đột kích, bao vây và những trận tấn công dữ dội. Đặc biệt là ông đã nghiền nát Robert Knolles ( một chỉ huy nổi tiếng của Anh) trong trận Pontvallain.Hầu hết các chỉ huy quân sự cao cấp của Anh đã thiệt mạng trong một vài tháng và Hoàng tử đen đã bỏ về Anh nơi ông qua đời vào năm 1371. Tại năm 1374 Charles đã thu hồi tất cả tất cả các vùng đất của Pháp, ngoại trừ Calais và Aquitaine và vô hiệu hoá hậu quả của Hiệp ước Bretigny.
Cái chết của Nhà vua
Những năm tháng còn lại của Charles được sử dụng vào việc củng cố Normandy (và trung hòa sức mạnh của Charles de Navarre). các cuộc đàm phán hòa bình với người Anh vẫn tiếp tục không thành công. Những sắc thuế mới để hỗ trợ cho cuộc chiến tranh của ông chống lại người Anh đã gây bất mãn sâu sắc trong tầng lớp nhân dân lao động.
Vết áp xe trên cánh tay trái của nhà vua đã khô cạn vào đầu tháng Chín năm 1380, và Charles chuẩn bị để chết. Ngày, giờ phút lâm chung có lẽ ông lại cảm thấy sợ hãi cho chính linh hồn của mình, Charles công bố việc bãi bỏ thuế lò sưởi, nền tảng của tài chính của chính phủ. Sắc thuế này là không thể thực thực hiện nổi, nhưng người ta đã biết đến các điều khoản chi tiết của nó và chính phủ đã từ chối cắt giảm các loại thuế khác điều này đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy ở Maillotin trong 1381.
Nhà Vua qua đời vào ngày 16 tháng 9 năm 1380 và được kế vị bởiCharles VI-người con trai 12 tuổi của ông. Ông được chôn cất tại Vương Cung Thánh Đường St Denis ở St Denis, Pháp.

Trận Castillon

Thời gian: Ngày 17 Tháng Bảy năm 1453
Địa điểm: Castillon-la-Bataille, Gascony
Kết quả: Quân Pháp giành chiến thắng quyết định
Các bên Tham chiến
Vương quốc Anh
Chỉ huyJohn Talbot, Bá tước của Shrewsbury
Lực lượng :6.000-7.000 người
Tổn thất : 4.000 chủ yếu là bị thương hoặc bị bắt giữ
Vương quốc Pháp
Lãnh địa Công tước xứ Brittany
Chỉ huy : Jean Bureau
Lực lượng : 7.000-10.000 người
Tổn thất : 100 người chết hoặc bị thương
Trận Castillon năm 1453 là trận đánh cuối cùng giữa Pháp và Anh trong Chiến tranh Trăm năm. Đây là trận đánh đầu tiên trong lịch sử châu Âu, nơi mà pháo binh là một nhân tố chính trong việc quyết định yếu tố thành bại của trận chiến.Sau khi quân Pháp chiếm được Bordeaux trong năm 1451, dường như Chiến tranh năm trăm đã đi vào kết thúc. Tuy nhiên sau ba trăm năm dưới sự cai trị của nước Anh, các công dân của Bordeaux tự coi mình là thần dân của vua Anh và gửi sứ giả đến Henry VI của Anh quốc yêu cầu ông này cử binh chiếm lại tỉnh này.Ngày 17 tháng 10 năm 1452, John Talbot, Bá tước Shrewsbury đã đổ bộ xuống gần Bordeaux với một lực lượng khoảng 3.000 kị sỹ và cung thủ. Các đơn vị đồn trú của Pháp đã bị xóa sổ bởi các công dân của Bordeaux, những người sau đó hân hoan mở cửa cho người Anh. Phần lớn phía tây của Gascony đã theo gương của Bordeaux và hoan nghênh người Anh.Trong những tháng mùa đông, vua Charles VII của Pháp tập trung quân đội của mình để sẵn sàng cho một chiến dịch. Khi mùa xuân đến Charles tiến về phía Bordeaux dọc theo ba tuyến đường khác nhau với ba đội quân cùng một lúc.
Talbot nhận được 3.000 lính tăng viện nữa để đối mặt với cuộc phản công của Pháp, nhưng một lực lượng như vậy vẫn đủ về mặt số lượng để chặng hàng nghìn quân Pháp đang tiến về biên giới với Gascony. Khi đội quân đi đầu của Pháp tiến hành bao vây Castillon, Talbot từ bỏ kế hoạch ban đầu của mình và tiến hành một cuộc tấn công để giải vây cho nó. Jean Bureau -chỉ huy của Pháp, đã rất cảnh giác trước sự tiến quân của Talbot, và ra lệnh tập trung từ 7.000 đến 10.000 quân đóng trung quanh doanh trại của mình với một con hào cùng với hệ thống hàng rào và triển khai 300 khẩu pháo trên bờ công sự. Đây là một công cuộc xây dựng hệ thống phòng thủ phi thường của người Pháp, người được hưởng ưu thế về số lượng. Họ đã không thực hiện những cố gắng để tấn công vào Castillon.
Talbot tiến gần đến doang trại của Pháp vào ngày 17 tháng Bảy năm 1453, ông đến đó trước phần chính của quân đội của mình và chỉ đi với một đội xung kích gồm 1.300 kị sỹ.Ông ta cũng đã đánh bại một lực lượng có số lượng tương tự của các cung thủ Pháp (lực lượng dân binh) trong khu rừng trước mặt doanh trại của quân Pháp, chiến thắng này làm cho người của ông tăng sỹ khí lên một cách đáng kể.
Một vài giờ sau cuộc giao tranh ban đầu, một người đưa tin từ thị trấn đến và báo cáo với Talbot-lúc này đang cho quân của ông nghỉ ngơi (họ đã hành quân qua đêm) rằng toàn quân Pháp đang rút lui toàn và rằng hàng trăm người đang cưỡi ngựa để chạy trốn ra khỏi các công sự. Từ trên bức tường thành một đám mây bụi khổng lồ có thể được nhìn thấy từ một khoảng cách khá xa. Thật không may cho ông ta, họ chỉ là những người đi theo doanh trại và đã ra lệnh phải rời khỏi đó trước khi trận chiến nổ ra.
Talbot vội vàng tổ chức lại người của mình và tấn công về phía doanh trại của quân Pháp, và rất ngạc nhiên khi thấy rằng bờ công sự được bảo vệ bởi hàng ngàn cung thủ và tay nỏ cùng hàng trăm khẩu pháo. Tuy ngạc nhiên nhưng không hề nản chí, Talbot đã đưa ra tín hiệu tấn công vào quân đội Pháp. Talbot đã không thể tham gia vào trận chiến một cách trực tiếp. Ông đã bị bắt tù binh và được ân xá trước đó, do đó đã không được phép mang vũ khí chống lại người Pháp ( lời thề trước khi được phóng thích ).
Quân Anh tấn công vào doanh trại của Pháp sau khi vượt qua một con hào, và chỉ để nhận được một trận mưa tên và nỏ cũng với những loạt đạn bắn ra dữ dội từ các khẩu pháo và súng tay hạng nhẹ. Hỏa lực bắn tập trung có thể được giải thích bởi thực tế là com mương- có thể là do tình cờ là một phần của một dòng suối nhỏ, tạo ra một tầm quan sát lý tưởng cho quân đồn trú để phòng thủ.
Khi trận chiến bắt đầu, Talbot nhận thấy rằng lực lượng bộ binh hàng đầu của ông là quá mỏng. Sau đó một giờ các kỵ binh của đội quân người Breton dưới sự chỉ huy của Công tước xứ Brittany đã đến nơi và tấn công vào sườn phải của ông. Người Anh đã bỏ chạy và ngay lập tức bị truy đuổi bởi lực lượng chính của quân đội Pháp.
Trong lúc tháo chạy con ngựa của Talbot đã bị giết bởi một viên đạn pháo hình cầu và ông đã bị mắc kẹt bên dưới nó, cho đến khi một người Pháp-một tay cung thủ Pháp đã nhận ra và giết chết ông ta bằng một chiếc rìu trận. Sau cái chết của ông thì người Pháp đã chiếm lại Bordeaux ba tháng sau đó, hậu quả của nó là mang lại sự kết thúc cho cuộc Chiến Trăm năm .
Một năm sau đó-năm 1453 vua Henry VI của Anh quốc ( phe Lancaster ) bị tâm thần, tiếp sau đó cuộc chiến tranh của Hoa Hồng đã bùng nổ ( nội chiến giữa phe York và phe Lancaster ở nước Anh ) và rõ ràng đã bị mất ưu thế về quân sự trước người Pháp, người Anh đã không còn vị trí nào để tiếp tục theo đuổi các tuyên bố của họ về ngôi vua nước Pháp và bị mất hết đất đai trên lục địa châu Âu (trừ thành phố Calais, sở hữu cuối cùng của Anh tại Pháp, nhưng cuối cùng cũng mất nốt vào năm 1558) và các đảo trên English Channel vẫn thuộc về Anh.
Bertrand du Guesclin
Bertrand du Guesclin (c. 1320 – ngày 13 tháng 7 năm 1380), được gọi là Đại bàng của xứ Brittany hoặc Chó đen của Brocéliande, là một hiệp sĩ người Breton và là vị chỉ huy quân sự của Pháp trong cuộc Chiến tranh Trăm năm. Ông là Nguyên soái của Pháp quốc từ năm 1370 đến khi ông chết. Nổi tiếng với chiến thuật Fabian của mình ( tránh giao chiến đối mặt ), ông đã tham gia vào sáu trận đánh dàn trận cự kỳ dữ dội và thắng bốn trận mà ông nắm quyền chỉ huy.
Bertrand du Guesclin được sinh ra tại Chateau de la Motte de Broen tại Broons, gần Dinan ở Brittany. Gia đình của ông là một gia đình quý tộc nhỏ người Breton- seigneurs của Broons ( ông là con trai thứ trong một gia đình quý tộc địa phương nhỏ, theo phong tục phong kiến hồi đó thì con trưởng sẽ được thừa kế danh hiệu của cha, còn những người con thứ sẽ được gửi đi xa để đào được đào tạo làm Hiệp sỹ và tìm kiếm vinh quang và tiền bạc trên chiến trường, hoặc hề hề lấy vợ để kiếm của hồi môn-máy bay bà già cũng ok).
Ban đầu ông phục vụ Charles của Blois trong chiến tranh Kế vị Breton (1341-1364). Charles nhận được sự hỗ trợ của Hoàng gia Pháp trong khi Jean de Montfort-đối thủ của ông là đồng minh của người Anh. Du Guesclin đã được phong tước hiệp sĩ vào năm 1354 trong khi phục vụ cho Arnoul d’Audrehem sau một trận chiến chống lại một cuộc tấn công của Hugh Calveley vào lâu đài của Montmuran.
Năm 1356-1357, Du Guesclin phòng thủ thành công chống lại một cuộc bao vây nhằm vào Rennes của người Anh dưới sự chỉ huy của Henry de Grosmont bằng cách sử dụng chiến thuật du kích. Trong suốt cuộc bao vây, ông đã giết chết một hiệp sĩ người Anh tên là William Bamborough-người đã thách ông đánh một trận chiến tay đôi.Cuộc kháng chiến dũng cảm của du Guesclin đã giúp khôi phục sự an toàn cho Pháp sau trận Poitiers và du Guesclin đã gây được sự chú ý tới Charles Dauphin.
Sau khi trở thành vua trong năm 1364, Charles cử Du Guesclin đi để đối phó với Charles II của Navarre, người hy vọng đòi được Lãnh địa Công tước Burgundy mà Charles muốn phong cho Philip-em trai của ông. Ngày 16 tháng Năm, ông đã gặp với một đội quân Anh-Navarrese dưới sự chỉ huy của Jean de Grailly và Đại úy de Buch tại Cocherel và đã chứng tỏ khả năng của mình trong trận chiến này khi đánh bại đối phương. Chiến thắng này buộc Charles II của Navarre phải ký kết một nền hòa bình mới với vị vua Pháp và bảo đảm việc Burgundy sẽ được giao cho Philip.
Ngày 29 tháng 9 năm 1364, trong trận Auray, Charles của Blois đã bị đánh bại hoàn toàn bởi John V, Công tước xứ Brittany và lực lượng Anh dưới sự chỉ huy của Sir John Chandos. Charles đã bị giết trong chiến đấu, việc này kết thúc vọng của nhà Blois về việc thừa kế xứ Brittany. Mặc dù đã chiến đấu một cách anh dũng, Du Guesclin vẫn bị bắt tù binh và Charles V của Pháp đã trả khoản tiền 100.000 franc để chuộc ông.
Năm 1366, Bertrand thuyết phục các chỉ huy của những “Đồng ngũ tự to”, những lính đánh thuê đã quay ra cướp bóc dân Pháp sau khi Hiệp ước Brétigny được ký kết, tham gia với ông trong chuyến viễn chinh tới Tây Ban Nha để giúp Henry của Trastamara chống lại Pedro the Cruel. Năm 1366, du Guesclin chiếm nhiều pháo đài (Magallon, Briviesca và cuối cùng là thủ đô Burgos).
Nhưng quân đội của Henry đã bị đánh bại bởi lực lượng ủng hộ Pedro nằm dưới sự chỉ huy của Edward-Hoàng tử đen tại Najera trong năm 1367. Du Guesclin lại một lần nữa bị bắt tù binh và một lần nữa được chuộc bởi Charles V-người coi ông ta là vô giá. Tuy nhiên, quân đội Anh bị tổn thất nặng trong trận chiến khi cứ bốn trên năm lính Anh đã chết trong Chiến dịch Castillan.
Hoàng tử đen bị ảnh hưởng bởi bệnh lỵ đã phải sớm rút lui sự ủng hộ cho Pedro. Du Guesclin và Henry của Trastamara kéo dài các cuộc tấn công và đánh bại ông này ở trận đánh quyết định Montiel (năm 1369). Henry đã đâm chết Pedro trong lều của du Guesclin và đoạt được ngai vàng của Castile. Bertrand đã được phong tước hiệu Công tước của Molina và liên minh Pháp-Castllian đã được ký kết.
Chiến tranh với nước Anh được nối lại trong năm 1369 và Du Guesclin đã được rút về từ Castile trong 1370 theo lệnh của Charles V, người đã quyết định chọn ông làm Nguyên soái của Pháp-nhà lãnh đạo quân sự của vương quốc. Theo truyền thống chức vụ này luôn được trao cho một nhà Đại quý tộc chứ không phải một quý tộc nhỏ như Du Guesclin, nhưng vua Charles V cần một ai đó nổi bật như là một người lính chuyên nghiệp. Trong thực tế Du Guesclin liên tục gặp nhiều khó khăn trong việc ép các Đại quý tộc phục vụ dưới quyền của ông và cốt lõi của quân đội luôn luôn là đoàn tùy tùng của cá nhân ông.
Ông đã được chính thức phong chức vụ Nguyên soái của nhà vua vào ngày 02 tháng Mười năm 1370. Ngay lập tức ông đã đánh bại một đội quân Anh do Robert Knolles chỉ huy trong trận Pontvallain và sau đó chinh phục hoàn toàn xứ Poitou và Saintonge và buộc Hoàng tử đen phải rời khỏi nước Pháp.
Năm 1372, hạm đội Pháp-Castillan tiêu diệt hạm đội Anh trong trận La Rochelle, trận này hơn 400 hiệp sỹ và 8.000 binh sĩ người Anh đã bị bắt. Làm chủ English Channel, du Guesclin tổ chức các cuộc tấn công đốt phá vào bờ biển Anh để trả đũa cho các cuộc càn quét Chevauchée của người Anh.
Du Guesclin đuổi theo quân Anh tại xứ Brittany trong những năm 1370-1374 và một lần nữa đánh bại quân đội Anh trong trận Chizé năm 1373.
Là một chiến binh trung thành, có năng lực về mặt chiến thuật và kỷ luật, Du Guesclin đã tái chinh phục nhiều vùng của nước Pháp từ tay người Anh cho đến khi ông qua đời vì bệnh tật ở Chateauneuf-de-Tế trong khi dẫn đầu một chuyến viễn chinh quân sự ở xứ Languedoc vào năm 1380. Ông được chôn cất tại Saint-Denis trong khu lă.ng mộ của các nhà vua của nước Pháp. Trái tim của ông được lưu giữ tại nhà thờ của Saint-Sauveur tại Dinan.
Vì lòng trung thành của du Guesclin với nước Pháp, vào thế kỷ 20 những người theo chủ nghĩa dân tộc người Breton coi ông là một ‘kẻ phản bội’ lại xứ Brittany. Trong Thế chiến II, những phần tử xã hội quốc gia Breton thân Nazi thuộc Phong trào Lao động Xã hội Quốc gia đã phá hủy một bức tượng của ông ở Rennes.

Trận Brignais năm1362

Trận Brignais là một thất bại gây sốc của quân đội hoàng gia Pháp trước một đội quân Routier ( Lính đánh thuê được tuyển dụng trong thời chiến nhưng trở nên bị thất nghiệp trong thời bình -> quay ra cướp bóc dân lành ) tạm thời được thành lập bởi các đại đội lính tự do ở phía đông nam nước Pháp.
Trận chiến đã nổ ra trong ngày 06 tháng 4 năm 1362 bên ngoài lâu đài Brignais ở gần Lyon. Mặc dù đây là một đòn giáng khủng khiếp vào chính quyền và sự tự tin của chính phủ của vua John II ( khoảng thời gian ngắn nhà vua quay về từ nhà tù Anh để lo tiền chuộc mình ) và một nguyên nhân gây ra hoảng loạn lớn ở phía đông Pháp, cuộc chiến đã nhanh chóng dẫn đến sự chia rẽ của các lực lượng routier và do đó các hậu quả chính trị của nó là khá nhỏ.
Tuy nhiên, thất bại buộc Hoàng gia Pháp tiếp tục những cải cách hàng đầu trong quân sự để tạo ra một quân đội thường trực ăn lương và đội quân này đã chứng minh được hiệu quả trong việc chống lại quân routier và người Anh.Khi Philip de Rouvre, vị công tước xứ Burgundy mới 15 chết bất đắc kỳ tử mà không có người thừa kế vào tháng 11 năm 1361, John II đã cho sát nhập vùng lãnh địa tước Công trù phú này vào Vương quốc Pháp.
Thông báo của nhà vua được chào đón với một sự ảm đạm trong lảnh địa, nơi mà bệnh dịch đang lan tràn, giới quý tộc thì nghi ngờ về vị lãnh chúa mới của họ và một yếu tố là Great Company-một sự kết hợp và phân rã liên tục của các băng nhóm routier ( quân vô chính phủ) đã đe dọa biên giới phía nam của Công quốc.
Trong Tháng 1 năm 1362, nhà vua ra lệnh cho nông dân địa phương phải mang chính bản thân họ và hàng hóa của họ vào bên trong nơi gần nhất của hoặc các pháo đài hoặc thị trấn có tường bao quanh và đặt Burgundy và các tỉnh phía đông dưới quyền chỉ huy quân sự của Jean de Melun-Công tước của xứ Tancarville, người mà vào giữa tháng Ba đã tập hợp được một đội quân mạnh mẽ khoảng bốn ngàn người, bao gồm cả quân đội của xứ Burgundy và các địa phương xung quanh.
Tancarville hành quân về phía nam và tiến hành bao vây một toàn lâu đài nhỏ có tên là Brignais, vốn được nắm giữ bởi một toán quân tách từ Đại đội của Hélie (hoặc Petit) Meschin-người cùng với Garciot du Chatel, đã hợp tác với thủ lĩnh của các toán thảo khấu Se’guin de Badefol, Perrin Boias và các đội trưởng của quân routier khác để trở thành một chỉ huy của Great Company. Mặc dù tầm quan trọng lâu đài Brignais được coi là nhỏ, vị thủ lãnh của quân thảo khấu không thể bỏ qua mối đe dọa từ Tancarville, đặc biệt là kể từ khi một đạo quân của Hoàng gia khác dưới sự chỉ huy của Arnoul d’Audrehem đang tiến về phía họ từ miền nam.
Đến đầu tháng Tư, Meschin và các chỉ huy của quân routier khác đã thu thập một lực lượng khoảng năm nghìn người ở phía bắc của Lyon.Vào sáng sớm ngày 06 tháng 4, Great Company đã tấn công vào quân đội Hoàng gia một cách hoàn toàn bất ngờ. Vì chủ quan khinh địch Tancarville và phó chỉ huy của ông ta là Jacques de Bourbon-Công tước La Marche, đã làm không tiến hành công tác trinh sát trong vùng này hoặc chuẩn bị các hệ thống phòng thủ như hào, hàng rào, cọc nhon… để bảo vệ doanh trại của họ.
Các lực lượng hoàng gia đã bị tiêu diệt hoàn toàn trước khi họ có thể cầm được vũ khí, hơn một ngàn người đã bị bắt tù binh, bao gồm cả Tancarville, và hầu hết số còn lại đã bị giết chết, bao gồm cả La Marche, người đã chết vì vết thương sau trận chiến.
Chính phủ Hoàng gia sững sờ khi nhận được tin tức về thất bại này và ở miền đông nước Pháp bị rơi vào tình trạng hỗn loạn, tất cả các địa phương hàng ngày chỉ còn biết lo sợ và đề phòng sự xuất hiện của Great Company. Tuy nhiên, vì các chỉ huy của quân routier không thể tổ chức lực lượng của họ lại với nhau một khi trận chiến đã kết thúc thắng lợi. Họ đồng ý thả tự do cho Tancarville để đổi lấy thỏa thuận ngừng bắn vốn được kéo dài đến cuối ngày 26 tháng Năm. Tuy nhiên vào lúc đó, các cuộc đàm phán giữa quân routier và chính phủ Hoàng gia đã bị phá vỡ và bản thân Great Company đã bị phân tán ra thành những toán nhỏ- mối nguy hiểm tức thì đã qua đi mà không để lại hậu quả lớn hơn nữa cho chính phủ của vương quốc Pháp, mặc dù vùng Burgundy và các tỉnh láng giềng vẫn tiếp tục bị cướp bóc, đốt phá bởi các toán quân routier.
Tuy nhiên, cú sốc về thất bại của trận Brignais đã giúp thúc đẩy cải cách mà kết quả là một sắc thuế mới để tài trợ cho một đội quân thường trực mới đã được ấn hành trong triều đại của Charles V. Vào lúc Charles V qua đời trong năm 1380, đội quân mới đã lấy lại được nhiều vùng đất thuộc xứ Aquitaine đang nằm trong tay người Anh và đã trấn áp phần lớn các toán quân routier.

Trận AURAY (1364)

Trận chiến nổ ra trong ngày 29 Tháng Chín năm 1364 ở bên ngoài cổng của bến cảng Breton, trận đánh quyết định Auray đã đã kết thúc cuộc nội chiến kéo dài ở vùng Breton.
Năm 1363, sau 23 năm chiến tranh, hai đối thủ cạnh tranh danh hiệu công tước xứ Brittany đã đồng ý phân chia công quốc Brittany giữa bọn họ, với John de Montfort, người yêu cầu người Anh hậu thuẫn, ở phía tây nam và Charles de Blois- ứng cử viên được Pháp ủng hộ, giữ phía đông bắc.
Việc trao danh hiệu chính thức-Công tước xứ Brittany được quyết định bởi các vị vua của nước Anh và Pháp, Edward III và John II, những người về mặt lý thuyết là trung lập trong cuộc tranh chấp này. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn chưa được trả lời khi cuộc nội chiến lại được tiếp tục vào tháng Tư năm 1364. Trong tháng Bảy, de Montfort bao vây Auray, một trong những thị trấn bờ biển phía nam kiểm soát được bởi đối thủ của ông ta ( nhà Blois ).
Với sự giúp đỡ của Bertrand du Guesclin, một người Breton sau đó phục vụ cho Charles V-vị vua mới của Pháp, Charles de Blois gây dựng được một đội quân của hơn ba ngàn người.Mặc dù được ủng hộ bởi các quý tộc Hoàng gia ở Normandy, Charles de Blois lại không nhận được sự hỗ trợ chính thức từ Charles V, thậm chí ông này còn lấy mất du Guesclin làm Đại úy chỉ huy đội quân người Norman của ông để can thiệp vào Brittany (vua Charles V kết Bertrand du Guesclin chẳng khác gì Lưu Bị kết Triệu Tử Long ).
De Montfort cũng không nhận được sự hỗ trợ từ London nhưng ông này lại nhận được những viện trợ quan trọng từ những viên đại úy người Anh ở địa phương là Sir Robert Knolles và Sir Hugh Calveley. Sir John Chandos cũng ủng hộ de Montfort với một lực lượng nhỏ quân Anh ở xứ Gascony. Vào tháng Chín, quân đội của de Montfort có số lượng hơn hai nghìn người, với hầu hết trong số họ được rút ra từ những đội quân Anh ở địa phương. Như vậy, mặc dù Hoàng gia Anh và Pháp vẫn tỏ ra trung lập, bất chấp đại diện của họ tại Brittany tích cực tham gia vào cuộc chiến.Đến Auray vào ngày 29 tháng 9, Charles de Blois chuẩn bị cho trận chiến ngay lập tức.
Chỉ huy lực lượng của de Montfort, đội quân mà ông đặt trên đỉnh đoạn vượt sông, Chandos ( một cựu binh-trong trận Poitiers ) triển khai quân đội của mình thành ba đại đội, với chính ông ta và Sir Matthew Gourney chỉ huy cánh phải, Knolles chỉ huy bên cánh trái và de Montfort chỉ huy cánh trung tâm. Calveley thì cảm thấy rất thất vọng vì đã bị cử về phía sau để chỉ huy đội dự bị.
Charles de Blois cũng triển khai quân đội của mình theo một đội hình tương tự, ông đã giao quyền chỉ huy ba đại đội của mình cho du Guesclin; Jean de Chalon-con trai của Bá tước Auxerre và chính ông ta.Trong các cuộc đàm phán trước trận chiến, những người Bretons ở mỗi bên (John de Montfort và Charles de Blois) cho thấy một sự sẵn lòng thỏa hiệp hơn so với các đồng minh người Anh và người Pháp của họ. Người Anh đe dọa giết sứ giả của Charles nếu còn tiếp tục kéo dài các cuộc đàm phán và du Guesclin kêu gọi Charles giành chiến thắng để chiếm toàn bộ công quốc cho chính mình, một tình trạng đã làm cho một số người Bretons của phe Charles bỏ khỏi chiến trường ( chắc thấy mệt mỏi vì thương lượng ).
Chiến đấu trên bộ đã hạn chế hiệu quả của các cung thủ Anh, trận chiến mở với việc quân đội Anh-Breton bắt tù binh Jean de Chalon và đẩy cánh quân của ông này vào làm rối loan đội quân của du Guesclin. Sau đó Chandos tập trung các đội quân của ông để tấn công vào Charles de Blois, vốn lúc này rất dễ bị tổn thương bởi số người đào ngũ lúc càng cao hơn nữa từ đội quân của mình. Đội quân của Charles bị áp đảo, ông này đã bị giết và quân đội của ông đã bị đánh tan. Trận chiến bây giờ đã trở thành một cuộc tháo chạy hỗn loạn. Người của De Montfort đã giết gần tám trăm bắt tù binh hơn một ngàn năm trăm quân đối phương kể cả du Guesclin, người đã phải nộp cho Chandos gần 20.000 £ tiền chuộc ( và tiền chuộc được trả bởi vua Charles V của Pháp ).
Với việc Charles de Blois bị giết chết và con trai của ông cũng đã chết hoặc bị giam cầm, sự nghiệp của ông cũng bị sụp đổ và những người ủng hộ ông quay ra quy phục de Montfort. Mặc dù ông đã chiếm được công quốc Brittany với viện trợ của người Anh, lúc này de Montfort lại kết thúc mối liên minh này và nhanh chóng tỏ lòng trung thành của ông với Charles V của nước Pháp. Vua Pháp chấp nhận kết quả của trận Auray và đứng ra làm trung gian cho Hiệp ước Guerande, theo đó Jeanne de Penthievre, góa phụ của Charles de Blois-người có quyền yêu cầu thừa kế Công quốc, đã thừa nhận de Montfort như Công tước John IV của Brittany vào Tháng Tư năm 1365. ( như vậy ta có thể thấy trong trận này về mặt quân sự Liên quân Pháp-Breton đã thất bại hoàn toàn, nhưng về mặt chính trị thì người Pháp lại toàn thắng)

Trận Nájera năm1367

Trận Nájera (hoặc Navarrete) là một trận chiến nổ ra ở gần phía đông bắc của thị trấn Nájera của xứ Castile ( nay thuộc Tây ban Nha ) vào ngày 03 Tháng Tư 1367 giữa quân đội Anh-Gascon được chỉ huy bởi Edward Hoàng tử đen và một lực lượng Pháp-Castilian được chỉ huy bởi Bertrand du Guesclin-Nguyên soái của Pháp và Henry của Trastámare-người có yêu cầu thừa kế ngôi vua Castile.
Là một thắng lợi lớn cho Hoàng tử đen, Nájera là kết quả của sự can thiệp của cả Anh và Pháp vào trong chiến tranh kế vị xứ Castile, một cuộc xung đột vốn tạo cho cả hai phe trong chiến tranh trăm năm một cơ hội để sử dụng các Routiers ( lính đánh thuê vô chính phủ), những người đã tàn phá đất đai của họ và một cơ hội để tấn công vào lợi ích của nhau và không công khai gây nguy hiểm cho Hiệp ước Hòa bình Bretigny ( đơn giản là để tránh vi phạm hiệp ước Hòa bình thì cả Anh và Pháp lôi nhau ra một góc rồi tẩn nhau thông qua bên thứ ba là xứ Castile).
Mặc dù đây là một thành công quân sự, trận chiến và hậu quả của nó lại là một tai họa về mặt chính trị cho Hoàng tử đen, những nỗ lực hết mình của ông để có được nguồn tài chính trang trải cho những chi phí của chiến dịch này đã bắt đầu những sự kiện cuối cùng lại dẫn đến việc nối lại cuộc chiến tranh Trăm năm.Bị nghi ngờ đã đầu độc bà vợ người Pháp của ông ( chắc là để cưới vợ trẻ đẹp hơn hé hé ) và được gọi là”Cruel-kẻ tàn bạo” vì sự cai trị khắc nghiệt của mình, Pedro I của Castile bị lật đổ bởi-Henry của Trastámare, người anh em cùng cha khác mẹ với ông vào tháng ba năm 1366.
Được hỗ trợ bởi một đội quân đánh thuê dưới sự chỉ huy của du Guesclin và gồm cả rất nhiều người Anh như Đại úy Hugh Calveley, Trastámare đã lên ngôi vua của Castile vào ngày 29 Tháng Ba, một ngày sau khi Pedro bỏ chạy khỏi Burgos- thủ đô của xứ Castile. Bằng cách ủng hộ Trastámare, Charles V và người anh em trai của ông-Louis, Công tước xứ Anjou- trung úy của Hoàng gia ở Languedoc, đã có thể quét sạch nạn lính đánh thuê-vô chính phủ, chuyên cướp bóc-ở miền nam nước Pháp và cài một đồng minh hùng mạnh của nước Pháp vào phía nam biên giới của vùng Aquitaine của nhà Plantagenet.
Vào cuối Tháng bảy, Pedro đã đến vùng Aquitaine, ở đây trong một nỗ lực để giành hỗ trợ cho sự nghiệp của ông, ông mở các cuộc đàm phán với Hoàng tử và Charles the Bad-vua của Navarre. Ngày 23 tháng Chín, cả ba đã ký kết Hiệp ước Libourne, theo đó Pedro hứa trả bằng tiền bạc và đất đai cho các đồng minh của mình để đổi lấy sự trợ giúp của họ trong việc khôi ngôi vua của ông tại xứ Castile.
Mặc dù nhiều người trong đoàn tùy tùng của hoàng tử không thích và không tin tưởng Pedro, nhưng Edward III và các bộ trưởng của ông đã được báo động về mối đe dọa của một xứ Castile thân Pháp, trong khi vị hoàng tử ( phó vương của vua Edward III tại xứ Aquitaine), ngoài việc rất muốn được tiến hành các chiến dịch quân sự, thì cũng giống như người Pháp-ông rất lo lắng trong việc giải phóng vùng đất của mình khỏi sự cướp phá của những đám lính vô kỷ luật.
Dựa vào việc Pedro giữ lời hứa của mình rằng sẽ trả tiền cho chiến dịch, vị Hoàng tử quy tập một đội quân mười ngàn người và trong tháng 2 năm 1367 đã dẫn đầu bọn họ đi vượt qua rặng núi Pyre’ne’an ( Dãy núi nổi tiếng hiểm trở giữa Pháp và Tây Ban Nha ngày nay ), vốn được mở ra cho những kẻ xâm lược bởi nhà vua của Navarre-người cũng đã gửi quân nhưng chính bản thân ông ta lại từ chối tham gia.
Nhà vua Pháp đưa ra lời khuyên nên tránh cuộc chiến và chờ cho cái đói và kiệt sức sẽ buộc Hoàng tử sẽ thu hồi quân, Trastámare đã cho mời du Guesclin và rất nhiều những viên Đội trưởng Pháp đã phục vụ ông trong các trước năm. Vì lực lượng chủ yếu của họ đã được triển khai tại Aragon, người Pháp chỉ cử một ngàn người để làm tăng viện cho quân của Trastámare ở Castilian. Khi quân đội Anh-Gascon tiến tới vùng của Trastámare, các thị trấn và các đơn vị đồn trú tại của nó trên đường hành quân của quân Anh đã chóng tuyên bố ủng hộ Pedro. Ngày 1 tháng Tư, Trastámare, lo ngại sự sụp đổ sắp xảy ra của những lực lượng hỗ trợ về chính trị của ông, đã từ bỏ chiến lược phòng thủ và kêu gọi Charles V triển khai lực lượng của ông ta trên mặt đất để khống chế con đường chính từ Logrono ở gần thị trấn Nájera-một vị trí mà sau này hoàng tử gọi là ”một tốt nơi đang chờ đợi chúng ta”.
Ngày 2 Tháng tư, hoàng tử rời Logrono, tiến tới làng Navarrete, nơi ông cho quân đội của mình tập hợp thành đội hình dã chiến. Đơn vị tiền quân bao gồm các cung thủ Anh và những kỵ sỹ-những người trên danh nghĩa do là do Joh của Gaunt, công tước xứ Lancaster, em trai của Hoàng tử đen chỉ huy, nhưng trong thực tế họ được chỉ huy bởi viên chỉ huy cực kỳ giàu kinh nghiệm-Sir John Chandos. Phần chính của quân đội Anh gồm phần lớn là những binh sỹ người Gascons, những chỉ huy ở bên cánh phải là Arnaud-Amanieu, Lord Albret và John-Bá tước của Armagnac và ở bên cánh trái là Jean de Grally, Đại úy de Buch. Ở cánh trung tâm đích thân Hoàng tử chỉ huy các nhóm lính đánh thuê khác và những người Castile lưu vong. Sau khi lập xong đội hình, quân Anh rời đường lớn và tiến theo đường bộ và hướng về phía đối phương từ phía bắc, một cuộc hành binh vốn sẽ làm họ xuất hiện ở phía cánh trái của Trastámare vào bình minh ngày 03 tháng 4.
Rất ngạc nhiên bởi tốc độ và hướng tấn công của đối phương, du Guesclin buộc phải ra lệnh cho binh lính của mình nhanh chóng di chuyển và quay từ phía đông sang phía bắc để đối mặt với quân địch. Giữa sự hoảng loạn và nhầm lẫn gây ra bởi động tác này, phần lớn các bộ binh và kỵ binh người Castilian đã đào thoát sang phía đối phương. Lo sợ có sự tan rã trong của lực lượng của ông, du Guesclin ra lệnh cho các kị sỹ người Pháp và của ông Castile xuống ngựa tấn công.
Họ phải đối mặt với đạo quân do Lancaster và Chandos chỉ huy mà đạo quân này cũng xuống ngựa để chiến đấu. Người Anh đã tổ chức tấn công bằng các cung thủ vào người Pháp để cho phép cánh quân người Gascon trong quân đội của hoàng tử để bắt đầu một bao vây nhằm vào người của du Guesclin. Được chỉ huy bởi Trastámare và anh em của ông, các kỵ binh hạng nặng người Castilian đã từ chối xuống ngựa để chiến đấu trên bộ, họ tấn công vào đối phương nhưng ngay lập tức đã bị tàn phá bởi những cơn mưa tên của người Anh, cũng giống như người Pháp đã bị tại Crécy.
Lúc này Hoàng tử đen mới ra lệnh tất cả các đội tấn công, đạo quân của chính ông tấn công vào chiến tuyến của người Castile dọc theo phía trước trận địa của họ trong khi các Bá tước Lancaster và Chandos cũng tiến lên để tấn công họ. Ngay lập tức quân đội của Trastámare tan rã, hơn một nửa số quân của ông ta đã bị tiêu diệt trong khi cố gắng bỏ trốn. Quân đội của Hoàng tử đen bị tổn thất rất nhỏ, còn Trastámare mất hơn năm ngàn người nhưng bản thân ông ta đã chạy thoát khỏi chiến trường, còn du Guesclin, viên Thống chế Pháp Arnoul d’Audrehem và hầu hết các Đội trưởng hàng đầu của Trastámare đều bị bắt tù binh.
Trận Nájera cũng tựa như ở Poitiers, đã trở nên hỗn loạn ở giai đoạn cuối của cuộc chiến do sự tranh giành các tù nhân và tiền chuộc. Mặc dù nhiều người trong đội quân của ông đã kiếm được cả một tài sản từ tiền chuộc, vị hoàng tử đã lại ngay lập tức trở nên bất hòa với Pedro, người vốn được ông khôi phục ngai vàng khi ông này tuyên bố mình không thể trả khoản nợ của ông ta cho hoàng tử đen và cũng không muốn nhường cho ông ta một phần lãnh thổ của mình vì lý do an ninh.
Vào cuối Tháng tám, khi Pedro bội ước lại lời hứa của mình và không chịu thanh toán lần đầu tiên cho những gì ông nợ, Hoàng tử đen lúc này bị bệnh lỵ-căn bệnh cuối cùng sẽ giết ông ta và không thể đủ tài chính để duy trì người của mình trong vùng này nữa và đã phải rút ​​lui về vùng Aquitaine với hai bàn tay không. Ông buộc phải tăng thuế tại vùng Aquitaine trả tiền cho chiến dịch, do đó đã làm cho các quý tộc người Gascon như Armagnac và Albret đã chở nên xa lánh và thậm trí còn kiến ​​nghị Charles V chống lại Hoàng tử, những lý do này đã tạo cho nhà vua Pháp cớ để tiếp tục cuộc Chiến tranh Trăm năm trong năm 1369.

Trận Pontvallain

Trận Pontvallain là một trận chiến quan trọng của nước Pháp với nước Anh trong chiến tranh Trăm Năm.
Đó là trận chiến nổ ra vào đầu tháng 12 năm 1370 tại vùng Sarthe giữa lực lượng Anh đã bị gãy ra khỏi quân đội chỉ huy bởi hiệp sĩ Anh-Sir Robert Knolles và một đội quân của Pháp dưới sự chỉ huy của vị Nguyên soái mới được bổ nhiệm-Bertrand du Guesclin.
Trên thực tế trận chiến bao gồm hai cuộc đụng độ riêng biệt, một tại Pontvallain và một nhỏ hơn tại thị trấn Vaas lân cận nên đôi khi chúng được đặt tên thành hai trận riêng biệt.
Mặc dù đây chỉ là trận chiến có quy mô tương đối nhỏ, nhưng nó rất có ý nghĩa bởi vì người Anh đã phải tháo chạy và nó kết thúc danh tiếng 30 năm bất khả chiến bại trong trận chiến dàn trận của người Anh.Robert Knolles đổ bộ xuống Calais trong tháng Tám năm 1370 với một đội quân khoảng 6.000 bộ binh và kị binh để thực hiện một chiến dịch theo kiểu của một cuộc tấn công cướp bóc chevauchée xuyên qua miền Bắc nước Pháp. Ông đã tiến đến gần Paris vào ngày 24 tháng Chín và đã cố gắng khiêu khích với người Pháp để mở một trận chiến dàn trận, nhưng họ đã không mắc bẫy và tính đến tháng Mười Knolles đã di chuyển về phía nam và hành quân về phía Vendôme.
Ông đã tiêu diệt lực lượng đồn trú trong các lâu đài và tu viện giữa các con sông Loir và Loire và để có thể đi tới Poitou hay chọn cách khác tiến vào miền Nam Normandy nếu vua Edward III ký kết được một thỏa thuận với Charles II của Navarre, người sẵn sàng hiến vùng đất của mình tại miền Bắc Normandy như là một căn cứ cho người Anh. Nhiều Đội trưởng cấp dưới, những người tự coi mình khi sinh ra đã giỏi hơn Knolles, lên án sự thiếu rõ ràng của ông về tinh thần thượng võ. Họ thấy những khả năng của một nhà chỉ huy trong Sir John Minsterworth, một hiệp sĩ đầy tham vọng và không ổn định từ các cuộc hành binh ở xứ Wales, người luôn chế giễu Knolles là “một tên kẻ cướp già “.
Trong khi đó Charles V của Pháp đã phong cho hiệp sĩ của ông tốt nhất-Bertrand du Guesclin chức vụ Nguyên soái của nước Pháp và giao cho ông ta nhiệm vụ tiêu diệt đạo quân của Knolles. Tháng du Guesclin tập trung lực lượng của mình tại Caen, nơi ông nhận được quân tiếp viện dưới sự chỉ huy của các Thống chế Mouton de Blainville và Arnoul d’Audrehem cũng như một đạo quân người Breton dưới sự chỉ huy của Olivier de Clisson. Như vậy ông đã có một đội quân khoảng 4.000 người.
Một đội quân thứ hai khoảng 1.200 người được tập hợp ở phía sau Knolles tại Châtellerault dưới sự chỉ huy của Thống chế Sancerre, mà sau đó di chuyển về phía Knolles từ Đông trong khi Du Guesclin bắt đầu di chuyển về phía ông ta từ phía bắc. Knolles lưu ý rằng quân Pháp đang đến gấn và lúc này đề nghị rút quân về phía tây vào vùng đất của người Anh trước khi ông có thể bị bao vây, nhưng các Đội trưởng của ông đã không đồng ý và phản ứng một cách dữ dội, họ muốn trú đông tại đó và họ sẽ tiếp tục tấn công các vùng nông thôn xung quanh, họ tự tin rằng có thể đánh bại bất kỳ cuộc tấn công nào của người Pháp.
Kết quả là quân Anh bị chia rẽ; Knolles cầm đầu một đội ngũ bao gồm đoàn tùy tùng của mình rồi đi về phía Tây, đến chỗ người Anh. Phần còn lại, có số lượng gồm khoảng 4.000 người, đã ở lại trong khu vực thung lũng sông Loir và được chia thành ba toán, một toán được chỉ huy bởi Sir Thomas cùng với Sir Grandison và Sir Hugh Calveley, hai toán kia được chỉ huy bởi Sir Walter, Lord Fitzwalter và Minsterworth.Trận chiến
Du Guesclin rời Caen với quân đội của mình vào ngày 01 tháng 12 và hành quân về phía nam với tốc độ lớn, tới gần Le Mans vào ngày 3 tháng Mười Hai. Ông đã nhận được thông tin tình báo rằng lực lượng của Grandison và Fitzwalter đang bị trải ra và cắm trại giữa Pontvallain và Mayet và mặc dù quân đội của ông đã kiệt sức, ông vẫn ra lệnh hành quân ngay lập tức vào ban đêm để đến Pontvallain và tấn công người Anh vào lúc bình minh ngày 4 tháng Mười Hai.
Cuộc tấn công hoàn toàn bất ngờ, Grandison đã cố gắng rút lui về phía bắc, nhưng người Pháp đã đuổi kịp với ông ta ở dưới chân các bức tường thành của Château de la Faigne. Mặc dù viên Thống chế của Pháp chỉ huy trận này đã bị thương nặng (Arnoul d’Audrehem sau đó đã chết vì vết thương của mình), nhưng lực lượng của Grandison đã hầu như bị xóa sổ và bản thân ông ta đã bị bắt làm tù binh. Các cung thủ Anh-những người là kiến ​​trúc sư của các chiến thắng trong những trận chiến trước đó với người Pháp, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi chon sai vị trí nên mặc dù đã bắn tên như mưa nhưng vẫn không thể xuyên qua áo giáp của quân sỹ của du Guesclin hoặc để phá vỡ trận địa của quân Pháp.
Trong khi đó Sancerre tiếp cận được với đội quân của Fitzwalter từ phía đông. Quân Anh chạy về phía nam đến tu viện kiên cố tại Vaas, Sancerre đã ngay lập tức tấn công sau khi du Guesclin đến kịp để tiếp viện cho ông ta thì người Anh đã bị thảm sát.
Du Guesclin tuyên bố Fitzwalter là tù nhân của mình (dường như ông nghĩ Fitzwalter là một Thống chế của Anh). Ông này đã bị giữ tù nhân cho đến khi ông có thể huy động được một khoản tiền chuộc mình bằng cách thế chấp vùng đất Cumberland của mình theo các điều khoản tồi tệ cho Alice Perrers-người tình của Edward III. Đạo quân của Sir John Minsterworth đã trốn thoát vào xứ Brittamy sau Knolles-người vốn bị truy đuổi không thành công bởi Olivier de Clisson. Sir Hugh Calveley trốn thoát vào Poitou.
Khoảng 300 người Anh sống sót, cộng với các đơn vị đồn trú của nhiều lâu đài Knolles đã chiếm đóng, cố chạy về phía nam và phía Bordeaux nhưng họ đã bị truy đuổi bởi du Guesclin và Sancerre, ngay sau khi đã vượt qua Loire thì họ đã bị đuổi kịp và hầu như bị xóa sổ bên dưới các bức tường thành của lâu đài Bressuire, vốn được nắm bởi người Anh nhưng không mở cổng ra cho họ vào ( có thể sợ quân Pháp tràn vào theo ).
Knolles và Minsterworth trú qua mùa đông ở Brittany và sau đó cố gắng để dẫn dắt đại đội của họ đến cảng Saint-Mathieu để bắt tàu về Anh, nhưng tất cả các con đường của họ đã bị chặn bởi Olivier de Clisson và chỉ có hai chiếc tàu đến đón họ, do đó phần lớn người của họ đã bị để lại trên bờ và bị tàn sát bởi người Pháp. Ở Anh Minsterworth đã cáo buộc Knolles về trách nhiệm với tai họa. Trong tháng 7 năm 1372 Hội đồng của nhà vua đã quyết định lỗi chính thuộc về Knolles và đã tước bỏ các vùng đất ông để bù vào các chi phí để tổ chức chiến dịch. Minsterworth đã bị bắt và bị buộc tội đã chống lại mệnh lệnh của Knolles, nhưng sau đó ông đã trốn thoát và chạy sang Pháp, nơi ông đã đổi phe và phục vụ cho Charles V. 

Trận Montiel 

Trận chiến Montiel là một trận đánh trong thời kỳ chiến tranh trăm năm và cuộc xung đột trăm vệ tinh của nó-cuộc nội chiến của Castile. Trong đó, quân đội của Liên minh Pháp-Castile đã dành chiến thắng trước Liên minh Anh-Castile.
Liên minh Pháp-Castile được chỉ huy bởi Henri de Trastámara (sau này là Henry II của Castile) đã giành được chiến thắng trước lực lượng kia vốn được chỉ huy bởi người anh trai em của ông-Pedro the Cruel.
Nguồn gốc của cuộc xung đột
Người anh em ngoài giá thú của Vua Peter I của Castile (được gọi là the Cruel), Enrique de Trastámara với hy vọng lên ngôi của xứ Castile đã yêu cầu người Pháp hỗ trợ về quân lực để giúp đánh bại lực lượng của chính phủ xứ Castile. Do đó Bertrand du Guesclin-vị Nguyên soái vốn có tầm chiến thuật tuyệt vời của Pháp đã vượt qua dặng núi Pyrenees và cùng với Henry ( tiếng TBN là Enrique ) để đánh trận Montiel, đây là một trận đánh lớn trong lịch sử chiến tranh Tây Ban Nha (Nội chiến của xứ Castile) và là vệ tinh của cuộc xung đột kéo dài với nhiều trận đánh lớn nhỏ ở nhiều mức độ lục- chiến tranh Trăm năm.
Điều này cuộc chiến giữa anh em (nghĩa đen và nghĩa bóng) đã tồn hơn mười lăm năm.Henry bị thúc đẩy bởi tham vọng làm vua của ông nên đã quyết định xâm lược xứ Castile trong năm 1360 và dễ dàng chiếm thành phố Najera. Tuy nhiên, Peter đã nhanh chóng hành quân và tổ chức một trận đánh với người anh em trai của ông trong thành phố này và đánh bại ông ta vào cuối tháng Tư. Sau đó, thấy rằng kẻ thù của mình chạy trốn ngoài biên giới của vương quốc, nhà vua đã ký một hiệp ước dẫn độ với nhà vua Bồ Đào Nha để bắt giữ những kẻ lưu vong và ra tay trừng phạt những kẻ ủng hộ người anh em trai của mình và những kẻ chống đối khác.
Trong khi đó Henry sống sót sau trận chiến Najera đã vượt qua Pyrenees và đến nước Pháp, nơi mà triều đình đã có cảm tình với ông ta. Ông đã bỏ ra một số tiền lớn để thuê một đội quân đánh thuê và vượt qua Aragon trong năm 1366 và lần thứ hai mở ra một cuộc nội chiến ở xứ Castilla. Sau khi chiếm được Calahorra, Navarrete và Briviesca, ông đã lên ngôi vua của xứ Castile và Leon.
Liên minh của Pedro với nước Anh
Vào cuối chiến dịch này, Edward-Hoàng tử xứ Wales- con trai của vua nước Anh , người được gọi là Hoàng tử đen, muốn can thiệp vào cuộc xung đột huynh đệ tương tàn để có cơ hội tìm kiếm lợi ích bản thân trong cuộc xung đột của ông với Pháp. Khi vương quốc Castile của Trastámara được hỗ trợ bởi người Pháp, ông này quay ra ủng hộ Pedro the Cruel qua việc cung cấp vũ khí, binh lính và trang thiết bị. Năm 1367 quân đội của Liên minh Anh-Castile tiến vào xứ Castilla và lại một lần nữa đánh bại Enrique ở trận Najera. Bertrand Du Guesclin-Nguyên soái của Pháp chỉ huy của quân đội của Henry, đã bị bắt tù binh nhưng sau đó được trả tự do, ông đã trốn sang xứ Aragon.Peter đã gây thất vọng vì không chịu trả các chi phí của chiến dịch và sự trả thù khát máu mà nhà vua Castilian dùng để trừng phạt kẻ thù đã bị đánh bại của ông ta đã gây ra rất nhiều căm phẫn, Hoàng tử đen đã chấm dứt liên minh của mình với Pedro và rời khỏi bán đảo Iberia vào tháng Tám năm đó cùng quân đội của ông và để mặc Pedro ở lại xứ này. Khi biết rằng quân Anh đã bỏ đi, Enrique lại một lần nữa tiến hành xâm chiếm xứ Castile trong một chiến dịch mới kéo dài một năm rưỡi.
Trận chiến tại Montiel
Pedro đã tập hợp một đội quân lớn bao gồm người Tây Ban Nha, người Moor và cả người Do Thái để bù đắp vào sự thiếu hụt do quân đội của Edward-Hoàng tử đen đã bỏ lại. Lúc này biết được rằng người anh em của ông trên thực tế đã cai trị một nửa vương quốc và hành quân đến để lật đổ ông, Pedro cũng mang quân đội của mình đến để đối mặt với họ ở dưới chân của những bức tường thành của lâu đài Montiel.
Trận chiến diễn ra cực kỳ đẫm máu, nhưng Henry đã đánh bại được Pedro và buộc ông này phải trốn vào bên trong pháo đài vào ngày 14 tháng Ba.
Bị bao vây bởi lực lượng của người anh em trai của mình, Pedro the Cruel đã cố gắng một cách tuyệt vọng để thương lượng đầu hàng một cách riêng biệt với Du Guesclin, người mà ông coi là dễ tiếp cận hơn. Quân Pháp dường như đồng ý với ông ta và hứa hẹn cho ông đào thoát, nhưng thay vì mở một khe hở cho ông thoát ra ngoài, thì Du Guesclin lại mang ông trực tiếp đến trại của Henry. Sau đối mặt với nhau hai người anh em lao vào nhau với ý định giết đối thủ: Pedro bị Enrique đã giết chết ông ta khi Du Guesclin-một người có sức khỏe khủng khiếp, đã túm chân của nhà vua và ấn ông ta xuống và rồi Henry đè lên người anh trai rồi đâm nhà vua liên tiếp. Khi bị cáo buộc bội ước bởi Peter, vị tướng Pháp đã trả lời bằng nói nổi tiếng của ông: Tôi không làm gì để phế truất một vị vua, tôi chỉ giúp chúa của tôi ( chính xác, ông ta là quân nhân nên phải hết lòng vì chủ của mình, còn là tự ông kia ngủ mê nên sa bẫy mà thôi ).
Pedro đã bị giết chết và người em trai mang đầu và thân của xác chết vào hai tấm ván gỗ rồi treo trên các bức tường của lâu đài Montiel để tạo nên sự thất vọng cho các sĩ quan vẫn còn trung thành với người anh của. Nhìn thấy xác của nhà vua của mình, họ đã đầu hàng ngay lập tức. Sau đó, Enrique de Trastámara trở thành vua của Castilla để thay thế anh em người đã bị giết chết của ông và đã lên ngôi với danh hiệu Henry II.
Hậu quả
Henry II lên ngôi vua và tiếp tục liên minh với Charles V của Pháp, ông đã giúp cho người Pháp chiếm lại hải cảng La Rochelle ( 1372) vốn đã bị chiếm bởi quân đội Anh. Mặc dù có những lo sợ rằng ông sẽ trả thù người Moor và người Do Thái-những người đã về phe Pedro để chiến đấu chống lại ông, Henry đã chứng tỏ mình là một vị vua công bằng và đã tha thứ cho tất cả để tạo ra một nền hòa bình kéo dài.

Trận La Rochelle

Tóm tắt
Trận hải chiến La Rochelle diễn ra vào ngày 22 và ngày 23 tháng 6 năm 1372 giữa một Hạm đội Castile được chỉ huy bởi Ambrosio Boccanegra- người sinh ra tại Genova và một đoàn công voa của Anh được chỉ huy bởi John Hastings, Bá tước thứ 2 của Pembroke.
Hạm đội của Castile đã được gửi đến để tấn công đoàn tầu của Anh tại La Rochelle vốn đang bị bao vây bởi quân Pháp. Bên cạnh Boccanegra còn có các chỉ huy xứ Castile khác là Cabeza de Vaca, Fernando de Peón và Basque Ruy Díaz de Rojas. Pembroke đã được phái đến thành phố với một đoàn tùy tùng nhỏ gồm 160 binh sĩ và nhận được lệnh phải tuyển dụng một đội quân khoảng 3.000 binh sĩ ở vùng xung quanh Aquitanie.
Từ ngày 22-> 23 tháng sáu cả hai Hạm đội đã liên tục đụng độ. Sức mạnh của Hạm đội Castile gồm 12 tầu Galley theo nhà viết sử người Castile và thuyền trưởng hải quân López de Ayala nhưng theo sử gia người Pháp Jean Froissart thì họ có 40 chiếc tầu và 13 chiếc sà lan trong khi đó đoàn tầu Anh có khoảng gồm 20 tàu, trong đó chỉ 3 chiếc tàu chiến hộ tống có tháp chiến trong khi đó 17 chiếc khác là những chiếc sà lan nhỏ khoảng 50 tấn.Nhờ ưu thế rõ ràng của họ trên cả hai mặt tàu chiến và chiến binh, người Castile đã đánh bại người Anh.
Những tài liệu khác nhau mô tả những diễn biến rất khác nhau trong trận đánh. Những mâu thuẫn chủ yếu xuất phát từ tính chất dân tộc; các sử gia người Anh, Castile và Pháp đã mô tả trận chiến theo những cách khác nhau, họ nhấn mạnh vào một khía cạnh nhất định, nhưng lại luôn phủ nhận ý kiến của người khác. Tuy nhiên chiến thắng là hoàn tất và cả đoàn Công voa Anh đã bị phá hủy. Trên đường trở về bán đảo Iberia, Boccanegra còn bắt thêm bốn chiếc tàu Anh.Hoàn cảnh
Năm 1372 vua Edward III của Anh quốc lên kế hoạch cho một chiến dịch quan trọng trong Aquitanie dưới sự chỉ huy của Bá tước của Pembroke-trung úy mới được bổ nhiệm của Công quốc này, ông đã ký hợp đồng để phục vụ một năm ở công quốc với một đoàn tùy tùng gồm 24 hiệp sĩ, 55 hộ sỹ và 80 cung thủ bên cạnh một Đại đội được chỉ huy bởi Sir Hugh Calveley và Sir John Devereux, người cuối cùng (Sir John Devereux ) đã không muốn phục vụ hoặc không muốn xuất hiện. Pembroke đã nhận được chỉ thị rằng khi đến Pháp ông phải tuyển dụng một đội quân gồm 500 hiệp sĩ, 1.500 hộ sỹ và 1.500 cung thủ. Sir John Wilton-một trong những sỹ quan của Edward, được bổ nhiệm đi cùng với vị Bá tước này cùng với một số lượng lớn tiền để trả công cho các binh sĩ.
Bá tước Pembroke và đoàn tùy tùng của mình cùng với Wilton lên tầu tại Plymouth trên một đội tàu vận tải và không chuẩn bị cho một trận đánh nghiêm trọng. Nhà viết sử người Castile Pero López de Ayala ước tính rằng hạm đội này có khoảng 36 tàu, các nhà sử gia của triều đình Pháp đưa ra con số 35. Jean Froissart theo một trong hai mô tả của ông về trận chiến đã nói lực lượng Anh có lẽ vào khoảng 14 chiếc tàu. Một hạm đội khoảng 20 chiếc tàu được coi là một lực lượng hợp lý. Vì hầu hết trong số họ là những tầu vận tải nhỏ, Sir Philip Courtenay-đô đốc của Hạm đội phía Tây đã cho tách 3 tàu có trọng tải lớn với những chiếc tháp vốn rất hữu ích cho các cung thủ ra để hộ tống họ.
Sự cai trị của Anh ở tại Aquitanie đang ở trong tình trạng bấp bênh. Từ năm 1370 phần lớn vùng này đã quay trở lại dưới sự cai trị của người Pháp và trong năm 1372 Bertrand du Guesclin tiến hành bao vây thành phố cảng La Rochelle. Thể theo yêu cầu của Liên minh Pháp-Castile từ năm 1368, vua của Castile-Henry II của Trastámara, đã phái đến Aquitanie một hạm đội dưới sự chỉ huy của Ambrosio Boccanegra. Kích cỡ của hạm đội này còn đang bàn cãi nhưng con số 50 chiếc tầu trong đó có 20 chiếc Galley là hợp lý.
Trận đánh
Ngày 22 tháng Sáu, đoàn công voy của Anh đến được La Rochelle và trận chiến bắt đầu khi các tàu của Pembroke tiếp cận theo hướng chiếc bến cảng. Trận đánh này nổ ra ở phần đầu của một chiếc vịnh vốn không dễ dò tìm tại vùng nước thấp. Cuộc tấn công đầu tiên của Castile đã gặp một sự kháng cự cương quyết của người Anh,. Mặc dù thua thiệt về mặt số lượng nhưng người Anh vẫn phòng thủ rất tốt. Vào chiều tối, khi nước lên cả hai hạm đội phải tách nhau ra. Mặc dù họ đã mất 2 hoặc 4 chiếc tàu, theo Froissart thì người Anh đã bất khả chiến bại.
Sau đó Pembroke rút lui một cách vào đất liền, trong khi Boccanegra thả neo ở phía trước La Rochelle. Quấn biên niên sử Quatre Premiers Valois, lại viết không giống như López de Ayala và Froissart, nó ngụ ý rằng chỉ có một số cuộc giao tranh nhỏ đã diễn ra trong ngày đầu tiên bởi vì Boccanegra đã ra lệnh cho các tầu Galley của mình rút lui, để đưa chúng vào những hoạt động chính. Theo quấn biên niên sử này thì vị trí neo đậu của hai Hạm đội này đã bị đảo ngược: người Anh ở ngoài thị trấn và còn người Castile ở ngoài biển.
Froissart mô tả có một cuộc thảo luận giữa Pembroke và người của ông trong đêm ngày 22-23 tháng Sáu về việc làm thế nào để thoát khỏi cái bẫy. Một số cho rằng cố gắng để thoát dưới sự che đêm do e sợ các tầu Galley của Castile, còn nhóm còn lại muốn tìm một con đường khác vào La Rochelle vì mức nước xuống rất thấp. Cuối cùng thuỷ triều xuống quá thấp làm cho các con tàu của Anh bị mắc cạn.
Khi cuộc chiến tiếp tục vào sáng ngày thứ 23, người Castile đã cố gắng để đốt một số tầu trong số họ bằng cách phun dầu trên sàn tầu của họ và sau đó đốt cháy nó bằng những mũi tên lửa. Rất nhiều binh sỹ Anh đã hoặc bị giết chết hoặc bị thiêu sống, trong khi những người khác phải đầu hàng trong đó có cả Pembroke. Nhà viết sử của hải quân Castile-Cesareo Fernández Duro tuyên bố rằng tù binh Anh lên tới 400 hiệp sĩ và 8.000 binh sĩ, mà không tính số thiệt mạng và không đưa nguồn Sherborne và Tuck nói rằng ước tính chỉ được ghi lại trong. Biên niên sử có đề cập đến cuộc chiến nói khoảng 800 người chết và từ 160 và 400 tù nhân. Cả đoàn côngvoa đã bị phá hủy hoặc bị bắt và 12.000 £ rơi vào tay Castile. Một thất bại không thể tránh khỏi vì sự bất cân bằng giữa hai hạm đội.
Hậu quả
Trận chiến tại La Rochelle là một thất bại quan trọng đầu tiên của hải quân Anh trong cuộc Chiến tranh Trăm năm “. Ảnh hưởng của nó vào quá trình chiến tranh có ý nghĩa:. Thành phố La Rochelle thất thủ vào ngày 07 tháng Chín, chỉ trong một nửa thứ hai của năm đó tại gần như tất cả các vùng Poitou, Angoumois và Saintonge, Bertrand du Guesclin đã xóa sạch các đơn vị đồn trú của Anh Một số tác giả cho rằng.cuộc chiến hải quân làm cho nước Anh mất uy thế ở dọc theo bờ biển nước Pháp, nhưng những người khác không đồng ý, mặc dù họ cũng khẳng định rằng chính sách của hải quân Anh đã trở thành sai lầm. Một mặt các nguồn tài nguyên dự kiến ​​để hỗ trợ cho đòi hỏi của John của Gaunt về ngôi vua Castile đã bị đình chỉ lâu dài và các chuyến viễn chinh lớn khác của chính Edward III đã phải bị đình chỉ vì trái gió.
Một năm sau trận đánh, hạm đội Anh đã được xây dựng lại nhờ vào nỗ lực của mười bốn thị xã khác nhau. Vào tháng Tư năm 1373 một lực lượng mạnh mẽ dưới sự chỉ huy của William-Bá tước Salisbury, với Đô Đốc Neville và Courtenay và chia thành hai bán đội. Bán đội đầu tiên gồm 15 tàu và 9 sà lan và bán đội thứ hai gồm 12 tàu và 9 sà lan, tổng cộng có tất cả 44 chiếc tàu chiến căng buồm về phía Bồ Đào Nha. Những chiếc tàu và sà lan khác cũng dần tham gia vào cuộc hành quân lớn và vào tháng Bảy, Salisbury đã có 56 tàu chiếc được điều khiển bởi 2.500 thủy thủ và một đội quân gồm 2.600 binh sĩ.

Chiến dịch năm 1373

Trận chiến Otterburn
Trận Otterburn diễn ra vào ngày 05 tháng 8 năm 1388, như là một phần của cuộc xung đột biên giới kéo dài tưởng như bất tận đến hàng trăm năm giữa người Scotland và người Anh.
Tác dụng phụ của trận chiến này này là người Anh phải chấp nhận ký hòa ước với người Pháp trong năm 1389, bất chấp những thua thiệt của họ trong giai đoạn Chiến tranh của nhà Caroline từ năm 1369 -> 1389, để quay lại đối phó với một kẻ thù truyền kiếp của họ-đó chính là người Scotland
Tài liệu có chất lượng nhất về trận chiến là từ quấn Biên niên sử của Jean Froissart, trong đó ông tuyên bố rằng đã thu thập tin tức từ những cựu chiến binh ở cả hai phía của cuộc chiến. Tuy nhiên tài liệu của ông vẫn còn một số vấn đề phải xem xét về mặt chi tiết, chẳng hạn như khoảng cách giữa Newcastle upon Tyne và Otterburn là không chính xác. James Douglas-Bá tước thứ 2 nhà Douglas- của người Scotland đã quyết định tiến hành một cuộc tấn công vào lãnh thổ Anh -một trong một loạt các trận đánh tục của cả hai phía ở vùng biên giới.
Ông muốn tận dụng khai thác lợi thế về khoảng cách về mặt không gian giữa các đạo quân của Lord Neville và Henry Percy-Bá tước Northumberland, người trực tiếp chỉ huy tuyến phòng thủ biên giới.Trận chiến nổ ra trong buổi đêm và kết thúc với thắng lợi của người Scotland vốn được bởi James Douglas, người đã đánh bại Henry Percy, biệt danh “Hotspur” và con trai của vị Bá tước đầu tiên của Northumberland. Douglas đã tử trận ngay trong trận chiến, mặc dù chiến thắng của ông làm tăng thêm uy tín của gia tộc của ông-vốn là một gia tộc có những chiến binh nổi tiếng ở vùng biên giới Anh- Scotland. Tham gia vào trận chiến có những gia tộc khác của Scotland như Johnstone, Graham, Gordon, Swinton và Lindsay …
Tại Newcastle
Vào mùa hè 1388, sau khi vừa kết thúc một thỏa thuận ngừng bắn với người Anh, người Scotland đã bắt đầu tấn công trên cả hai tuyến biên giới phía đông và phía tây, lợi dụng sự xa cách của hai nhà Percy và Nevill- những người nhận nhiệm vụ phòng bị vùng biên giới. Trong tháng Tám, Bá tước Douglas đã tiến hành một cuộc tấn công đặc biệt dữ dội vào thành phố cảng Newcastle. Đây là một cuộc hành quân đầy rủi ro: ông không có đủ các phương tiện cần thiết để tiến hành một cuộc bao vây, Newcastle là một trong những căn cứ chính của quân đội Anh ở phía miền Bắc, do đó, thành phố đã được bảo vệ bởi một số lượng rất đông binh lính Anh. Vì Bá tước Northumberland đang ở Alnwick, quân đội Anh được chỉ huy bởi người anh em của ông ta-Bá tước Harry Hotspur. Tuy nhiên, sự vắng mặt của vị Bá tước này cũng là một mối nguy hiểm tiềm năng cho quân Scotland ( ông ta có thể xuất hiện bất cứ lúc nào với quân tiếp viện ), vì khả năng vẫn còn đó nên họ buộc phải rút lui vì nếu vị Bá tước này quay trở lại Newcastle thì có thể ông ta sẽ dẫn đầu một cuộc tấn công chống lại họ. Tuy nhiên, sự linh hoạt của cuộc tấn công được chỉ huy bởi Lord Douglas đã làm người Anh rằng đội quân của ông chỉ là đội tiên phong của một đội quân lớn hơn nhiều, có lẽ và có lẽ đội quân lớn này đang tìm cách tiếp cận Newcastle, bởi vì họ thường xuyên tiến hành các cuộc giao tranh ở bên ngoài rất gần với bức tường phòng thủ phía tây của thành phố. Jean Froissart kể lại rằng thậm chí Douglas đã chiếm được lá cờ của Hotspur, mặc dù người ta tin rằng rằng đây chỉ là chi tiết được thêm vào để câu chuyện lịch sử càng thêm phong phú-cái cách mà các nhà viết sử thường sử dụng để hấp dẫn người nghe.
Sau khi rời Newcastle, Douglas hướng về phía tây bắc vùng thung lũng sông Rede, với ý định tìm một cách quay trở lại Scotland một cách an toàn theo cùng một con đường mà ông đã đến nước Anh. Cuộc rút lui này không có gì là vội vàng một cách đặc biệt, bất chấp những nguy cơ rõ ràng đang dần dần kết hợp lại. Cùng đi với đội quân của ông còn là các đàn gia súc bị chiếm đoạt và cướp phá từ các nơi trên đất Anh nên làm tiến độ hành quân chở nên tương đối chậm. Tuy nhiên, đến khi được tháp Ponteland, chỉ một vài dặm từ Newcastle, ông đã quyết định cho quân đội của mình dừng lại và cuộc tấn công truy kích là không thể gây trở ngại, sự kiện này tạo cơ hội cho Hotspur được thông báo về hướng rút lui của họ
Vào chiều ngày hôm đó, Lord Douglas đi ngược lên thung lũng Rede để đến Otterburn. Ông đã quyết định hạ một cái trại ở giữa con đường: phía bên phải của vị trí đóng quân của ông ở gần một con sông và bên trái được kéo dài đến một con dốc ở phía trước của một đầm lầy, khoảng một dặm ngoài ngọn tháp của Otterburn. Vào phần lớn ngày hôm sau (19 tháng 8), người Scotland đã tấn công không thành công các tòa tháp gần đó. Với một lực lượng bị suy yếu bởi những nỗ lực những nỗ lực không thành công, Douglas vẫn ngoan cố cắm trại cho một đêm thứ hai để chuẩn bị cho một đợt công thành tiếp theo. Tin tưởng rằng mình sẽ an toàn trước bất kỳ cuộc tấn công nào, ông này đã thậm chí không bận tâm đến việc chuẩn bị phòng ngự.Cuộc tấn công của HotspurTrong khi đó, Hotspur đã hành quân một thành công từ Newcastle, nhưng dường như có khả năng ông ta cho rằng người Scotland vẫn còn ở khá xa. Ông tiến đến thung lũng Rede vào lúc hoàng hôn của ngày 19, và cũng đang tìm kiếm một nơi để cắm trại: binh sĩ đã mệt mỏi và đóng trại theo một đội hình hình cột hướng từ Ponteland. Tuy nhiên, thay vì chờ cho mặt trời mọc vào sáng hôm sau để cho phép người của mình nghỉ ngơi và tập hợp lại trước khi cuộc chiến bắt đầu và tận dụng ưu thế về số lượng của người Anh, ông này đã quyết định tiến hành các cuộc tấn công ngay lập tức, trong một nỗ lực để tạo bất ngờ với người Scotland khi họ đang ngủ; ông cử một phần quân của mình tiến về phía bắc, qua phía bên trái của người Scotland để đảm bảo rằng họ không thể chạy trốn, trong khi phần lớn hơn trong đội quân của ông sẽ khởi động một cuộc tấn công trực diện.Phản ứng của người ScotlandTừ lúc bắt đầu cuộc tấn công đêm đột ngột của người Anh, đã có sự hỗn loạn đáng kể trong doanh trại của quân Scotland. Vì vậy, tình hình được mô tả trong quấn biên niên sử của Pluscarden:
“Họ nhổm dậy ngay lập tức và vội vã lấy vũ khí, nhưng dường như chưa đến một nửa số người của họ có thể tìm thấy vũ khí. Bá tước Douglas cũng nhỏm dậy và trong lúc vội vàng thì hầu như ông không kịp mặc áo giáp của hay thậm chí là cãi những chiếc khóa, Do sự hoảng bị gây ra bởi đợt tấn công bất ngờ của kẻ thù, ônh phải xông lên tuyến đầu tiên của trận chiến để cố gắng sắp xếp lại đội hình . “
Thu thập càng nhiều người càng tốt, Douglas đã tiến hành những đợt phản công. Ông đã đi đến phía bên phải của Percy từ phía bắc, rồi nhanh chóng tiến xuống chỗ dốc của khu rừng bằng một đoạn đường cong nhỏ ( tìm cách đánh bọc sườn đối phương ), nó cho phép ông tiếp cận đến khoảng 182 mét cuối cùng mà không bị quân Anh phát hiện trước khi quân Scotland tấn công đổ ập vào quân Anh một cách bất ngờ. Bởi vì tầm nhìn kém, trận chiến vẫn tiếp tục mà Percy đã thực sự không thể sử dụng được các cung thủ của mình, những người lính của cả hai bên đã chiến đấu một trận chiến tay đôi ở tầm gần và trong ánh sáng lờ mờ của một đêm tối trời ít trăng nhiều mây, trận chiến vẫn tiếp tục diễn ra trong nhiều giờ.
Vào một khoảng nào đó trong buổi đêm, Bá tước James Douglas đã bị giết mặc dù người ta không thể biết được ông bị giết như thế nào hoặc vào lúc nào, mặc dù theo kể lại của Froissart thì xác của ông đã được tìm thấy vào sáng hôm sau với một vết thương sâu ở trong cổ họng ( vì ông này không kịp mặc giáp ). Bất chấp cái chết của James Douglas, phần còn lại của quân Scotland vẫn tiếp tục chiến đấu và đẩy quân Anh vào một khe núi. Vào lúc bình minh, quân của Hotspur đã bắt đầu bị tan rã với một số lớn người bị đánh bại đã quay đầu tháo lui. Hotspur đã bị bắt làm tù binh bởi Sir John Montgomery và đồng thời Ralph-anh trai của ông cũng bị thương nặng. Mặc dù lực lượng của Percy có lợi thế 3:1, người ta ước tính 1.040 khoảng người Anh bị bắt và 1860 bị giết trong khi 200 người Scotland bị bắt và 100 bị giết. Quấn biên niên sử Westminister đưa ra một ước tính đáng tin cậy hơn về số thương vong của người Scotland là khoảng 500 hoặc xấp xỉ như vậy. Khi Giám mục Durham tiến đến từ Newcastle với 10.000 người, có vẻ như ông đã bị mất tinh thần bởi những toán quân Anh bị bại trận đang tháo chạy và sự xuất hiện của lực lượng Scotland với những âm thanh ầm ỹ từ những chiếc tù và sừng trâu của họ, dường như thấy rằng không thể công kích vị trí của họ nên ông đã quyết định từ bỏ ý định tấn công.
Những trận chiến Anh-Pháp, Anh-Scotland thời Trung cổ cho thấy một nghịch lý là: nước Anh với diện tích và dân số chỉ bằng nửa dân Pháp, người Anh cũng không có những đội kị sỹ thiết giáp đông đảo nhưng của Pháp, nhưng người Anh lại đánh bại người Pháp hết trận này đến trận khác. Ngược lại đất nước Scotland và dân số của người Scotland chỉ bằng non nửa người Anh ( chưa tính đến trong quân đội Anh còn có các thành phần lính đánh thuê đến từ xứ Wales, Ailen, xứ Aquitany …) nhưng hoàn toàn không dễ dàng cho người Anh để đánh bại được người Scotland, thậm chí người Anh còn phải chuốc lấy những thất bại đau đớn như trận Otterburn này chẳng hạn. Sau trận Otterburn thì hàng loạt trận đánh giữa người Scotland và người Anh lại nổ ra và kéo dài cho đến thế kỷ 16 như các trận Duns – Nesbit Moor – Humbleton Hill – Yeavering – Piperdean – Sark – Berwick – Lochmaben Fair – Flodden Field –Haddon Rig – Solway Moss – Ancrum Moor – Pinkie Cleugh – Haddington – Broughty Castle – Redeswire… Thậm trí đánh nhau ở biên giới Anh-Scotland chưa đủ, ở giai đoạn sau của chiến tranh Trăm năm người Scotland còn kéo sang Pháp và thành lập quân đội Scotland hải ngoại để liên minh với Pháp và tiếp tục chiến đấu với người Anh. Sau trận Verneuil năm 1424, Liên quân Scotland-Pháp hoàn toàn bại trận, 4.000 lính Scoland cùng tất cả các chỉ huy của họ đều tử trận, đến đây thì quân đội Scotland hải ngoại hoàn toàn bị xóa sổ. Tuy vậy vì khâm phục lòng dũng cảm và trung thành của họ, rất nhiều vị vua Pháp ( bắt đầu là từ vua Charles VII ) đã tuyển những thanh niên Scotland làm vệ binh cho mình và từ đó bắt đầu xuất hiện đội vệ binh cung thủ Scotland nổi tiếng.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen