Ngược dòng thời gian, vào ngày 20 tháng 7 năm 1954,
hiệp định Geneve chia đôi đất nước, cô bé Nguyễn Thị Chinh, mồ côi mẹ, được cha
mình gửi gấm cho một gia đình người bạn di cư vào miền Nam vì ông còn phải ở lại
để đi tìm người con trai của mình.
Không ai ngờ rằng, trên chuyến bay DC3 định mệnh đó
đã chở cô bé 15 tuổi, đơn côi từ Gia Lâm vào Tân Sơn Nhất đã đem lại cho miền
Nam Việt Nam một đệ nhất minh tinh điện ảnh.
Tại California, với khả năng sẵn có, với
quyết tâm của một bà mẹ có gia đình phải sinh tồn, Kiều Chinh lại làm lại từ đầu
nhưng lần này, đối với cô, là một sự thử thách vô cùng lớn lao trước cánh cửa
Holywood đang hé mở cho cô.
Một vài chứng từ của những người đã di cư vào miền
Nam
Hình: Kiều Chinh
“Là
con út trong ba anh chị em, tôi được bố thương nhất. Suốt thời niên thiếu, tôi
chi biết có bố. Bố tôi quyết định vào Nam. Nhưng đêm trước ngày ra đi, anh tôi
bỏ nhà trốn ra khu theo phong trào thanh niên cứu quốc. Anh Lân là con trai duy
nhất của bố, năm đó mới 20 tuổi. Sáng hôm sau, chỉ còn hai bố con ra phi trường
Bạch Mai, Hà Nội. Hàng ngàn người già trẻ lớn bé nằm ngồi la liệt dưới nắng
cháy, chờ đợi đển được lên máy bay di cư vào Nam. Mãi tới cuối ngày mới tới lượt
bố con tôi. Bố đẩy tôi lên máy bay rồi bất ngờ nói: con vào Nam trước, bố ở
lại tìm anh Lân rồi sẽ vào sau. Tôi la khóc cố nhào ra với bố, nhưng bị đám
đông xô lấn đẩy lui. Cửa máy bay đóng xập xuống. Đó là lần cuối, tôi được nhìn
thấy bố. Lần đầu xa bố, lần đầu xa nhà, lần đầu đi máy bay. Tôi ngồi co rúm
trên sàn máy bay vận tải nhà binh Pháp, suốt chuyến bay nôn oẹ khóc sướt mướt
giữa đám người chen chúc ngột ngạt... Tôi chờ bố từng giờ. Hy vọng mỏng dần...Tôi
đếm từng ngày cho tới buổi phát thanh cuối cùng của đài Pháp Á loan tin thời hạn
300 ngày đã hết...Tôi òa khóc. Bức màn tre đã xập xuống, chia đôi đất nước ngăn
cách bố con tôi. Năm mươi năm sau cuộc di cư đã qua. Bố tôi đã chết. Anh tôi đã
chết. Nhiều người di cư thời năm mươi năm trước đã ra đi vĩnh viễn.Thế hệ tôi
cũng sắp ra đi.
Cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh 1946
-1954 đã được 8 năm , hai bên đều mệt mỏi thiệt hại nhiều nhân mạng. Điện Biên
Phủ, trận đánh lớn nhất trong cuộc chiến này bắt đầu ngày 13-3-1954, quân Pháp
yếu thế rõ rệt so với Việt Minh
Gần cuối tháng 3 Pháp chính thức yêu cầu Mỹ cho oanh
tạc ồ ạt cứu nguy mặt trận, Tổng thống Eisenhower và Bộ tham mưu, các cố vấn
tòa Bạch ốc nghiên cứu kế hoạch rồi tham khảo ý kiến các vị đại diện Quốc hội.
Giới Lập pháp đòi Hành pháp phải thực hiện 3 điều kiện để được Quốc hội ủng
hộ: (1)
-Phải có sự tham gia các nước Đông
nam Á, các nươc Liên hiệp Anh
Có thể bạn đọc sẽ trách tôi: trong dịp đầu năm mà nhắc
đến chuyện quá buồn. Xin các bạn lượng thứ cho! Nhưng chuyện này không thể
không nói đến! Nó cũng khủng khiếp không kém gì chuyện Tết Mậu Thân (1968). Vậy
mà chuyện Tết Mậu Thân chúng ta vẫn phải đành lòng nhắc đến trong dịp Tết cơ
mà! Cần phải nhắc đến các tấn bi kịch, các thảm hoạ dân tộc đã qua và hiện đang
còn đang tiếp diễn dưới nền chuyên chính của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), để
mọi người yêu nước thương dân thắp một nén hương cho vong linh biết bao người
vô tội đã ngã xuống, để tưởng nhớ đến bao nhiêu người oan ức đã chịu những cực
hình man rợ phải ngậm hờn mãi mãi, để nhớ lại biết bao bạo hành của một đảng độc
tài đã gây ra trong quá khứ và trong hiện tại, để mọi người hun đúc ý chí đấu
tranh cho công cuộc dân chủ hoá đất nước.
Hình : Ðài tưởng niệm nạn nhân
của chù nghĩa CS tại Tiệp Khắc
Âu cũng là việc cần lắm thay! Hơn nữa,
ngày nay tập đoàn cầm quyền đang cố xuyên tạc lịch sử, cố làm mọi cách để dân tộc
ta quên đi các tội ác tày trời của họ, nhất là để các thế hệ mới lớn lên không
hề hay biết gì đến các tội ác đó và những kẻ tội phạm chính danh!
Trung tướng Vương Thừa Vũ là chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội năm 1946 khi toàn quốc kháng chiến nổ ra. Ông cũng là Đại đoàn trưởng kiêm Chính uỷ đầu tiên của Đại đoàn 308, tham gia nhiều trận đánh lớn.
Cải cách điền địa của VNCH với Luật "Người Cày Có Ruộng", là một bước đi trong chủ trương "Tư Hữu Hoá", tạo tài sản cho người dân, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân. Trong những giai đoạn kế tiếp để kích thích kinh tế, việc cho vay mượn tiền ngân hàng để tạo vốn sinh kế , tạo công việc sinh sống cho người dân. Hình ảnh XE LAM là chứng tích của kế hoạch này. Xe Lam ở Saigon là chứng tích của kế hoạch "Tư Hữu Hoá" của VNCH để người dân có thể tự sống được, tự làm chủ. gôi là "Ðợt Tự Chủ"
Hãy xem lại ....
Xe lam: Chút còn lại của thời vàng son
Những chiếc xe lam bây giờ có lẽ là đã quá xa lạ với
những người dân thành thị ngày nay. Nhưng đã có một thời, một thời hoàng kim mà
trên khắp các tuyến đường từ Bắc chí Nam xe lam làm “bá chủ”.
Các loại xe này do công ty cơ giới Innocenti chế tạo.
Các dòng xe này lần lượt được nhập vào Việt Nam Cộng Hòa vào giữa thập niên
1960 để thay thế xe thổ mộ vẫn còn được lưu hành vào khoảng thời gian đó.
Những biến động chính trị đang
diễn ra trong nội bộ các nước Cộng sản là những biến cố lịch sửđánh dấu một giai đoạn đấu tranh mới
của các dân tộc bị áp bức.
Một số học giả
Tây phương quen giải thích các biến cố trên bằng những lập luận cho rằng các chế
độ Cộng sản đang chuyển mình trên tiến trình dân chủ hoá khiến cho các lực lượng
đối lập có cơ hội vùng lên chống đối. Lập luận trên mới chỉ là "một nửa của
sự thật" (Pseudo-truth), và một nửa của sự thật ở đây là một sự sai lầm, một
sự lẫn lộn nguyên nhân với hậu quả.
Tôi
đã chẳng viết bài này nếu không đọc được phản ứng của “cô ấy” trên facebook.
“Cô ấy” là một phóng viên trẻ, là tác giả của bài viết có tựa đề “Lịch sử không
phải để thù hận” vừa đăng trên VnExpress cách đây vài ngày, liên quan đến cuộc
triển lãm cải cách ruộng đất vừa mới mở ra đã bị đóng cửa, có lẽ vì … nhạy cảm.
Khi
nghe về cuộc triển lãm, tôi đã tự nhủ là sẽ cố tránh, không nói gì hoặc viết gì
để gợi thêm những ký ức đau lòng đã tạm lắng nhiều thập niên, nay đang được dịp
tuôn ra. Vì tôi đã nghe quá nhiều về những “ông đội” đằng đằng sát khí, những
cuộc đấu tố vào ban đêm với đèn đuốc sáng trưng và tử khí ngút trời.
Sinh
ra và lớn lên ở miền Nam, từ thời tiểu học tôi đã được xem bộ phim “Chúng tôi
muốn sống”, bộ phim mà những người đã trải qua thời cải cách ruộng đất như bố mẹ
tôi đánh giá khá cao vì tính chân thực. Tôi nhớ mình chỉ xem được một lúc rồi bỏ
dở vì sợ hãi, và mãi đến bây giờ tôi vẫn không bao giờ muốn xem lại dù bộ phim ấy
có đầy trên Internet.
Chủ Nghĩa Cộng Sản đặt trên nền tảng : „Mọi phương tiện
sản xuất là của chung“. Theo ý tưởng đó, quyền tư hữu của người dân bị diệt trừ.
Mọi phương tiện sản xuất như Hãng Xưởng,
Nhà Ðất, Máy móc đều thuộc về „nhân dân“ mà đại diện cho nhân dân trong vai trò
quản lý đó lại là chính nhà nước. Nhân dân được tuyên truyền „làm theo năng lực,
hưởng theo nhu cầu“…. đồng đều, không cảnh „người bóc lột người“
Cải Cách Ruộng Ðất tại các nước Cộng Sản, khởi đầu từ
Liên Xô, sau đến Trung Cộng, các nước Ðông Âu, … và Việt Nam tại miền Bắc. Một
hậu quả mà chính sách kinh tế tập trung của thế giới Cộng sản đã đem lại 100
triệu người chết.
Hình :Bản Cổ đọng chương trình Cải Cách Ðiền Ðịa "Người Cày Có Ruộng Của VNCH"
Chủ nghĩa Cộng Sản không chấp nhận quyền Tư Hữu, nhưng
tại sao họ lại phát động chính sách „Cải Cách Ruộng Ðất“ có bản chất „Tư hữu,
Tiểu Tư Sản“ như thế?
Nếu nhìn rỏ diễn tiến của chính sách CCRÐ như trên,
ta có thể hiểu mục đích „chính quyền Nhân Dân“ nhắm vào mục tiêu nào với từng bước
giai đoạn :
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam là
chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị
xem là "bóc lột", "phản quốc" (theo Pháp, chống lại đất nước),
"phản động" (chống lại chính quyền) như địa chủ, Việt gian, cường
hào, các đảng đối lập... được Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủViệt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện
vào những năm 1953–1956. Cải cách ruộng đất
tịch thu tài sản, đất đai của những người này và chia cho bần nông, cố nông; đồng
thời tiến hành đấu tố và xử tội họ. Cải cách ruộng đất đi kèm với phong trào chỉnh
đốn Đảng lúc đó.
Đây là một trong những phương cách chính yếu mà những
người theo chủ nghĩa cộng sản nghĩ rằng phải thực hiện
để lập lại công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm
tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng. Trong
bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto), Karl Marx đã
tuyên bố: "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc". Dựa
theo mô hình "thổ địa cải cách" của Trung
Quốc (1946–1949), cuộc cải cách ruộng
đất ở miền Bắc được tổ chức với tinh thần đấu tranh giai cấp triệt để với sự cố
vấn trực tiếp của các cán bộ đến từ Trung Quốc.
- Án Tích Cộng Sản Việt Nam (2001), Trần
Gia Phụng
- Từ Thực Dân Đến Cộng Sản (1964), Hoàng
Văn Chí
- Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, Hoàng Văn
Chí
- Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên
- Mặt Thật, Bùi Tín
1. Bối cảnh xảy ra đấu tố cải cách ruộng đất
Chiến dịch CCRĐ xảy ra vào giai đoạn mà đảng
Cộng Sản Việt Nam đã củng cố được địa vị lãnh đạo và quyền lực . Đi ngược thời
gian, chúng ta thấy sau khi cướp được chính quyền vào năm 1945, đảng CSVN đã
tiêu diệt các lực lượng và đảng phái quốc gia cũng như CS khác từ năm 1946 .
Trong giai đoạn từ 1946 đến 1950 thì đảng CSVN bị tách biệt với phong trào CS
Quốc Tế, không thể nhận sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc và vì còn yếu nên
còn cần sự hợp tác của các thành phần không cộng sản trong hàng ngũ Việt Minh .
Khi đảng CS Trung Quốc chiếm được chính quyền tại Trung Quốc tháng 10 năm 1949,
biên giới Việt Nam – Trung Hoa thông thương được . CSVN được CSTQ viện trợ khí
giới, cán bộ huấn luyện . Lúc đó đảng CSVN cũng đã nắm vững tình hình trong nước
nên có thể thi hành biện pháp có tính cách cộng sản mà trước đây đảng CS chưa
thể làm vì chưa đủ sức chống đỡ với sự phản đối của quần chúng và các tổ chức
không theo CS .
Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu đã ký tại Cần Thơ sắc lệnh số 003/60 ban hành luật "Người Cày
Có Ruộng". Ông nói: "Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi".
Báo chí Hoa Kỳ thời bấy giờ cũng hết lời ca ngợi. Tờ Washington Evening Star gọi
đó là "Tin tức tốt đẹp nhất đến từ Việt Nam kể từ khi kết thúc sự chiếm
đóng của người Nhật". Còn tờ New York Times cho rằng "Có lẽ
đây là cuộc cải cách ruộng đất không cộng sản mang nhiều tham vọng và tiến bộ
nhất của thể kỷ 20".
Kỳ này là bài thứ 10 và cũng là bài cuối, tổng kết về
cuộc cách mạng được gọi là long trời lở đất để đem lại ruộng đất cho người nông
dân, đã được thực hiện trong suốt mấy năm trời trên toàn lãnh thổ Việt Nam dân
chủ cộng hoà trứơc khi đảng Cộng sản nhận sai lầm và sửa sai.
Nguyễn An, phóng viên đài
RFA 2008-02-07
Phần 10:
Cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc đã chấm dứt và
cuộc sửa sai bắt đầu từ mùa thu năm 1956. Nói về thành quả của cuộc cách mạng đựơc
coi là “long trời lở đất” này, nhà nghiên cứu Sử Trần Gia Phụng nhận định:
“Đứng về phương diện chuyên môn nông nghiệp, cuộc cải
cách ruộng đất không thúc đẩy được nông nghiệp phát triển, không thăng tiến được
đời sống nông dân mà còn làm tan nát nền nông nghiệp cổ truyền ở ngoài Bắc và
đưa mọi người vào cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm của đảng CS
thì họ đã thành công trong cải cách ruộng đất, đã đạt được những mục tiêu chính
trị của họ.
Mục tiêu chính trị của họ, thứ nhất là xóa bỏ giới
hào mục lãnh đạo hạ tầng cơ sở ở nông thôn và thay vào đó lớp lãnh đạo mới, là
những đảng viên cộng sản.
Mục tiêu chính trị của họ nữa là chận đứng sự trà trộn
của những điệp viên trong dân chúng. Họ xóa bỏ toàn bộ nền văn hóa cổ truyền nổi
tiếng là bảo thủ từ bao nhiêu đời ở nông thôn và họ thay thế bằng chủ trương của
CSVN theo chủ nghĩa Mác Xít.
Ngoài ra, liều lượng khủng bố của cộng sản đối với
nông dân trong cuộc cải cách ruộng đất đợt 5 đủ để khuất phục nông dân, đủ để
làm cho nông dân khiếp sợ, làm cho họ ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, sống
luôn luôn trong sự sợ hãi tột cùng, và ghép họ vào trong khuôn phép cộng sản, ổn
định một cách kiên cố hạ tầng cơ sở của xã hội nông thôn miền Bắc”.
Trong 8 chương trình vừa qua, quý vị đã nghe những
chuyện liên quan đến cuộc cải cách ruộng đất diễn ra tại miền Bắc Việt Nam 50
năm trước. Cuộc cách mạng được gọi là long trời lở đất ấy chấm dứt vào mùa thu
năm 1956. Ðảng cộng sản và nhà nước và nhà nước công khai nhận sai lầm và tiến
hành sửa sai.
Thy Nga, phóng viên đài RFA
2008-02-07
Phần 9:
Từ tháng bẩy năm 1956, đã có nhiều hội nghị của bộ
chính trị, ban bí thư và ban chấp hành bàn về những sai lầm trong cải cách ruộng
đất và sửa sai. Cao điểm là hội nghị trung ương 10 vào tháng chín. Đó là hội
nghị họp dài ngày nhất cho đến lúc bấy giờ, họp làm hai lần cho đến tháng 11 mới
xong.
Câu chuyện của ông Nguyễn
Văn Thủ và nhà thơ Hữu Loan
Một gia đình nạn nhân khác
là ông Nguyễn Văn Thủ, quê ở tỉnh Hưng Yên, năm nay 72 tuổi, hiện nay đang sống
ở Hà Nội. Ông Thủ kể lại với Phương Anh về những tại hoạ bất ngờ đổ xuống gia
đình ông hồi cải cách ruộng đất. Trong phần sau, nhạc sĩ Trịnh Hưng, người bạn
thân của nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" sẽ kể về
chính hoàn cảnh của nhà thơ Hữu Loan
Phương Anh, phóng viên đài
RFA
2008-02-07
Phần 8
Nhà thơ Hữu Loan và nhạc sĩ
Trịnh Hưng chụp năm 2005.
Hình của nhạc sĩ Trịnh Hưng.
Ông Nguyễn Văn Thủ:Dân
trí thì thấp, đời sống thì đói…Lúc ấy, miền Bắc được “giải phóng”, còn miền Nam
thì…, chia làm hai chế độ. Ngoài này, thực hiện chính sách giảm tô cải cách để
có ruộng cho người nông dân cầy.
Đường lối đưa ra là đánh đổ
địa chủ, cải tạo tư sản, tư bản…để lấy đất chia cho nhân dân, cho những người
nghèo. Cho nên, có những người bị thiệt thòi. Lúc ấy, lộn xộn, chẳng ai giữ đạo
làm người, con tố bố, vợ tố chồng…mất cả đạo đức con người.
Ông Trần Anh
Kim, hiện đang sống tại Thái Bình, có ông nội, bác và bố là nạn nhân của cụôc cải
cách ruộng đất, bị quy là quốc dân đảng và địa chủ, bị đem ra đấu tố và xử tội.
Ông Kim sẽ kể lại câu chuyện đau thương này của gia đình ông qua cuộc phỏng vấn
do Việt Hùng thực hiện.
Việt Hùng, phóng
viên đài RFA
2008-02-07
Phần 7
Việt Hùng: Lập
lại trang sử về cuộc cải cách ruộng đất, trường hợp gia đình ông như thế nào,
thưa ông?
Ông Trần Anh
Kim: Ông nội tôi là người sớm giác ngộ cách mạng, cho nên khi được tư tưởng
của ông HCM trao dồi vào tư tưởng của cụ thì cụ giáo dục tất cả gia đình hết
lòng vì cách mạng. Về đào hầm bí mật, mà mới ngay gần đây thôi chúng tôi vừa
đào một hố ga thì trúng hầm bí mật đó, tôi định gọi ủy ban xác định là hầm bí mật
nhà tôi đây.
Ông tôi ủng hộ,
hưởng ứng "tuần lễ vàng" của Hồ chủ tịch phát động, cho nhà nước mượn
1075 vuông vải để may áo mùa đông binh sĩ để cho du kích mặc để đánh giặc.
Đấy là ông nội
tôi. Còn bố tôi mua 1000 công phiếu kháng chiến, ủng hộ 9 áo sợi. Bố tôi hoạt động
cách mạng từ năm 21 tuổi, tức là từ năm 1942. Đến năm 1948 thì bố tôi được kết
nạp vào đảng CSVN. Đến cải cách ruộng đất, sau năm 1954 giải phóng, sau đó thì
giảm tô, đến cải cách ruộng đất thì người ta quy cho ông tôi là địa chủ, và quy
cho bố tôi là Quốc Dân Đảng.
Kỳ này, xin gửi đến quý vị lời kể của nhà thơ Nguyễn
Chí Thiện, từng tận mắt chứng kiến một phiên xử của toà án nhân dân tại ngoại
thành Hà Nội.
Nguyễn An, phóng viên RFA 2008-02-07
Phần 6
Ông Nguyễn Chí Thiện:Hồi làm cải cách ruộng đất
ở Thái Hòa ấp, ở đấy có một ông địa chủ, tôi còn nhớ tên là ông Bảy Dần. Ông ta
là một người cũng có ruộng đất nhưng không phải giàu lắm đâu anh ạ. Ông ta chỉ
có vài chục mẫu ruộng thôi và ông ta còn lại là một ông đồ dạy học nữa.
Chính tôi có đi xem buổi đấu tố cuối cùng đó, nó tổ
chức đông người đi lắm, Hà Nội kéo nhau đi rất đông. Tôi đến nơi, lúc bấy giờ
tôi cũng len lên được hàng đầu để mà xem. Ông Bảy Dần cũng mặc áo the, cũng ăn
mặc tử tế lắm, đội khăn hẳn hoi. Ông ta thế là bị trói vào cột - bị trói vào cột.
Phần trước ông Nguyễn Minh Cần đã nói là trong cuộc cải
cách ruộng đất thì cả một đạo quân được chuẩn bị thật là kỹ lưỡng để ra trận.
Mà mũi xung kích xuống từng xã là đội cải cách ruộng đất. Ở phần này ông tiếp tục
cho biết đội cải cách ruộng đất đó hoạt động như thế nào?
Nguyễn An, phóng viên RFA 2008-02-07
Phần 5
Nguyễn An: Thưa ông Nguyễn Minh Cần, kỳ trước
ông có nói là trong cuộc cải cách ruộng đất thì cả một đạo quân được chuẩn bị
thật là kỹ lưỡng để ra trận. Mà mũi xung kích xuống từng xã là đội cải cách ruộng
đất. Vậy thì đội cải cách ruộng đất đó hoạt động như thế nào?
Nguyễn Minh Cần:Tôi xin giới thiệu chương trình
của một đợt cải cách ruộng đất ở một xã để bạn nghe đài hiểu được là vì bây giờ
đã lâu, nhiều người không biết quá trình làm như thế nào. Tức là khi đội xuống
xã, việc đó rất là bí mật - coi như đợt đột kích ở trên đưa xuống.
Khi đội cải cách xuống xã rồi thì việc đầu tiên là
người ta hạn chế việc đi ra đi vào. Người ta sợ việc phân tán tài sản của địa
chủ. Người ta đình chỉ công việc của các ủy ban lãnh đạo, người trưởng công an
cho đến người chỉ huy du kích v.v... Lúc bấy giờ toàn bộ công việc do đội nắm.
Đội sẽ xây dựng nhóm người gọi là "bần cố
nông" cốt cán theo cách thức mà nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại như sau:
"Có anh đội, anh đội về đấy là ở trong nhà nông
dân là 3 cùng: ăn cùng, ở cùng, lao động cùng. Thăm nghèo hỏi khổ, tức là hỏi
xem hồi xưa sống như thế nào, địa chủ nó bốc lột ra sao. Xong rồi "bắt rễ",
tức là anh này tin tưởng được thì bắt anh này làm rễ.
Từ anh bắt rễ thì hỏi ngày xưa khổ như anh thì có ai,
cũng làm tá điền như anh thì có những ai, anh biết ai khổ nhất. Tìm một anh A,
chị B nào nữa thì gọi là "xâu chuỗi". Những từ lúc bấy giờ mà tôi còn
nhớ là nó như vậy."
Đảng và Nhà nước đã chuẩn bị thế nào cho cải cách ruộng
đất?
Phần này xin gửi đến quý vị cuộc phỏng vấn với ông
Nguyễn Minh Cần về sự chuẩn bị của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam trước khi
bắt đầu cuộc Cải cách ruộng đất. Cuối giai đoạn chuẩn bị là thí điểm với vụ án
bà Cát Thanh Long từng gây xôn xao dư luận một thời.
Nguyễn An, phóng viên RFA 2008-02-07
Phần 4
Ông Nguyễn Minh Cần trong giai đoạn ấy là một cán bộ
trung cấp. Ông từng là bí thư quận uỷ ngoại thành Hà nội trước khi ra công
khai, trở thành phó chủ tịch uỷ ban hành chính Hà nội vào năm 1954. Ông thấu hiểu
từng bước của cụôc cải cách ruộng đất và đã trực tiếp làm công tác sửa sai sau
đó tại ngoại thành Hà nội. Hiện ông Cần sinh sống tại Matxcơva.
Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa biên tập
viên Nguyễn An và ông Nguyễn Minh Cần về những chuẩn bị mọi mặt của đảng Cộng Sản
và nhà nước Việt Nam cho cuộc cải cách ruộng đất, khi đó đựơc gọi là một cuộc
cách mạng long trời lở đất.
Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến quý vị phần đầu cuộc
phỏng vấn của biên tập viên Nguyễn An với nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng về
các giai đoạn của cuộc Cải Cách Ruộng đất bắt đầu từ năm 1949. Nay xin gửi đến
quý vị phần thứ hai của cuộc phỏng vấn, nói về giai đoạn 5 và cũng là giai đoạn
cuối đầy máu và nước mắt của cuộc cải cách ruộng đất.
Nguyễn An, phóng viên RFA
2008-02-07
Phần 3:
Ông Trần Gia Phụng hiện đang sinh sống tại Canada.
Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Huế khoa Sử địa và cử nhân giáo khoa Sử đại
học Văn Khoa Huế năm 1965. Trong vòng 10 năm trở lại đây, ông đã xuất bản 14 đầu
sách nghiên cứu về Sử, trong đó liên quan đến chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam
có các cuốn, Án tích Cộng Sản Việt Nam xuất bản năm 2001 và Lột trần huyền thoại
Hồ Chí Minh xuất bản năm 2003.
Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do xin gửi đến quý vị loạt
bài về cuộc Cải Cách ruộng đất diễn ra đầu thập niên 1950 tại miền bắc Việt
Nam. Loạt bài do Nguyễn An thực hiện.
Nguyễn An, phóng viên RFA
2008-02-07
Phần 2:
Ông Trần Gia Phụng đã tốt nghiệp khoa sử địa đại học
sư phạm Huế và cử nhân giáo khoa Sử đại học Văn khoa Huế năm 1965. Trong vòng
10 năm trở lại đây, ông đã xuất bản 14 đầu sách nghiên cứu về Sử, trong đó liên
quan đến chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam có các cuốn, Án tích Cộng Sản Việt Nam
xuất bản năm 2001 và Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh xuất bản năm 2003.
Nguyễn An: Trước hết, xin anh cho biết bối cảnh
và mục đích của cuộc cải cách ruộng đất.
Trần Gia Phụng:Muốn nói đến bối cảnh và mục
đích của cuộc cải cách ruộng đất thì có lẽ chúng ta phải bắt đầu từ đầu. Tức là
bắt đầu từ cuộc chiến tranh 46-54. Cuộc chiến tranh này có thể chia ra làm hai
giai đoạn: từ 46-49 và từ 49-54.
Năm 1949 là năm cần phải chú ý, thưa anh, là vì năm
này có hai sự kiện quan trọng. Sự kiện thứ nhất là chính phủ Bảo Đại ra đời sau
hiệp định Élysée năm 1949. Thứ hai là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được
thành lập vào 1/10/1949. Khi chính phủ Bảo Đại được thành lập, nhiều người rời
bỏ chiến khu để về thành thị sinh sống theo chính phủ Bảo Đại.
Ngoài hậu quả chính trị, thì việc trở về thành thị
làm cho Việt Minh mất đi nguồn nhân lực, nhất là thiếu thanh thiếu niên để đưa
vào bộ đội. Còn về phía Trung Hoa, khi mà Đảng CS lên cầm quyền ở Trung Hoa
thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thì Trung Hoa viện trợ cho Việt Minh
vũ khí và vừa cả nhân sự nữa. Cho nên Việt Minh chuyển từ du kích chiến qua vận
động chiến mở những trận đánh lớn chống Pháp. Thành ra, năm 1949 mà mốc giới
quan trọng trong chiến tranh Việt Nam.
Ngoài ra, nếu tính từ năm 1946 chiến tranh đã xảy ra
cho đến năm 1949 (chiến tranh đã xảy ra 3 năm) thì dân chúng tản cư từ vùng này
sang vùng khác, hoặc là bỏ vùng quê ra thành thị sinh sống nên có nhiều đất đai
bỏ hoang, không canh tá. Vì vậy mà Việt Minh mở cuộc cải cách ruộng đất để giải
quyết hai nhu cầu trên của họ.
Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do xin gửi đến quý vị loạt
bài về cuộc Cải Cách ruộng đất diễn ra đầu thập niên 1950 tại miền bắc Việt
Nam. Loạt bài do Nguyễn An thực hiện.
Nguyễn An, phóng viên RFA
2008-02-07
Phần 1:
50 năm trước, tại miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ là nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh và Đảng Lao động
Việt Nam, tức là đảng Cộng sản sau này, đã diễn ra một cuộc cách mạng được
chính những người phát động mô tả là “long trời lở đất”. Đó là cuộc cải cách ruộng
đất.
Nói đúng ra thì năm 1956 chỉ là năm cuối của giai đoạn
5, tức cũng là giai đoạn cuối của cuộc cải cách ruộng đất đã bắt đầu bẩy năm
trước đó. Tuy nhiên, mốc thời gian này đáng nhớ thứ nhất vì cuộc cải cách ruộng
đất đến năm đó đã đụng trần, với những án tử hình thi hành tại chỗ, những án tù
dài hạn, mà hầu hết nạn nhân đều chết trong khi đang bị giam cầm, và một bầu
không khí nặng nề, đe doạ đã lan rộng khắp nơi, khiến ngừơi dân phải chìm đắm
trong nỗi e sợ mênh mông.