Seiten

Dienstag, 16. September 2014

Cải Cách Ðiền Ðịa "Người Cày Có Ruộng" Của VNCH

Chủ Nghĩa Cộng Sản đặt trên nền tảng : „Mọi phương tiện sản xuất là của chung“. Theo ý tưởng đó, quyền tư hữu của người dân bị diệt trừ. Mọi phương tiện sản xuất như  Hãng Xưởng, Nhà Ðất, Máy móc đều thuộc về „nhân dân“ mà đại diện cho nhân dân trong vai trò quản lý đó lại là chính nhà nước. Nhân dân được tuyên truyền „làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu“…. đồng đều, không cảnh „người bóc lột người“

Cải Cách Ruộng Ðất tại các nước Cộng Sản, khởi đầu từ Liên Xô, sau đến Trung Cộng, các nước Ðông Âu, … và Việt Nam tại miền Bắc. Một hậu quả mà chính sách kinh tế tập trung của thế giới Cộng sản đã đem lại 100 triệu người chết.
   
Hình :Bản Cổ đọng chương trình Cải Cách Ðiền Ðịa "Người Cày Có Ruộng Của VNCH"

Chủ nghĩa Cộng Sản không chấp nhận quyền Tư Hữu, nhưng tại sao họ lại phát động chính sách „Cải Cách Ruộng Ðất“ có bản chất „Tư hữu, Tiểu Tư Sản“ như thế?

Nếu nhìn rỏ diễn tiến của chính sách CCRÐ như trên, ta có thể hiểu mục đích „chính quyền Nhân Dân“ nhắm vào mục tiêu nào với từng bước giai đoạn :

1..bước thứ nhất : dùng sự san bằng giai cấp, đấu tranh giai cấp để tước đoạt tài sản của kẻ giàu đem chia cho kẻ nghèo, lôi kéo đa số tầng lớp nhân dân vì dân trí thấp.
2..bước thứ hai : dùng chính sách CCRÐ, xuyên qua đó, dùng nó để thanh toán những thành phần mà chế độ gọi là phản động, chống chế độ.
3..bước thứ ba : Nhà Nước CSVN tịch thu lại ruộng đất phân chia cho nhân dân dưới danh nghĩa „Hợp Tác Xã“ để biến nó trở thành tài sản của Nhà Nước, để rồi ở giai đoạn cuối biến thành tài sản riêng của tầng lớp lãnh đạo CS, cán bộ trong một chế độ độc đảng độc quyền thống trị. Tầng lớp Nhân dân ngớ ngẫn , dân trí thấp trở thành một cái máy sản xuất bằng xương thịt. Quyền tư hữu bị tận diệt.
Xuyên qua cuộc CCRÐ này, tầng lớp cán bộ CSVN đã thay thế "tầng lớp địa chủ cũ " , họ trở thành Tầng Lớp Ðịa Chủ Mới, với súng đạn và hệ thống đàn áp.

Trong khi tại miền Bắc VN ...Ðảng CSVN "Bần Cùng Hoá Nhân Dân" để tạo tài sản làm giàu cho Ðảng và Cán Bộ, thì VNCH chủ trương "Tư Hữu Hoá Nhân Dân"

Ngược lại với CCRÐ của Cộng Sản Miền Bắc đem lại nhiều tang thương máu đổ và xác chết, thì tại Miền Nam Việt Nam, VNCH chọn con đường nhân bản hơn với  „Tư Hữu Hoá Toàn Dân với phương cách chính quyền VNCH đã phải mua lại ruộng đất của các điền chủ rồi cấp phát cho không những nông dân nghèo để họ có đất đai cày cấy. Những chương trình cải kinh tế như : Cải Cách Ðiền Ðịa „Người Cày Có Ruộng“ dành cho nông dân. Ở thành thị thì chương trình „Ðợt Tự Chù“ dành cho người dân vay tiền để tạo phương tiện sinh sống như  xe lam.v.v.là con đường Tư Hữu Hoá tài sản cho người dân đồng thời nâng cao mức sống của người dân.

Năm 1966-1967, khi mà chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tiến hành chương trình “Hữu sản hóa”  với mục đích là cung cấp phương tiện di chuyển , chuyên chở công cộng cho giới công nhân nghèo, thợ thuyền và để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, kèm theo đó là việc tiến hành cho vay vốn trả góp mua xe lam và xe taxi để hành nghề thì lúc đó xe lam mới bắt đầu phát triển. Vì vậy mà bên hông xe của nhiều chiếc xe lam thời kỳ này, ngoài nhãn hiệu xe, chúng ta sẽ thấy thêm một hàng chữ "Hữu sản hóa, đợt Tự chủ".

Tài liệu về chương trình Người Cày Có Ruộng có thể xem qua những Tem Thư như là hình ảnh như là những chứng tích tạo tài sản cho người dân theo phương châm „Dân Giàu Nước Mạnh“ của VNCH.
 
BỘ TEM NGƯỜI CẦY CÓ RUỘNG NCCR (1970-1975)

Từ ngàn xưa, Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông dân bao giờ cũng chiếm đại đa số. Vì thế, ruộng đất luôn luôn là vấn đề lớn nhất của xã hội. Xã hội được ổn định và nhân dân sống trong cảnh thái hòa hay không là do chính sách phân chia ruộng đất của chính quyền. Trong các triều đại xa xưa trong lịch sử cho đến thời Pháp thuộc và VNCH, chúng ta thấy Việt Nam có ruộng công và đât công (công điền công thổ) bên cạnh ruộng tư và đất tư (tư điền tư thổ).

Hình 1: Cho đến thời Pháp thuộc, xã hội Việt Nam vẫn còn tư điền tư thổ (tức ruộng tư đất tư). Ðây là một văn khế bán đất tư năm 1931...



Hình 2: ... Và văn khế bán ruộng tư năm 1934


Trên Diễn Ðàn này, vốn là nơi trao đổi về thú sưu tầm, tôi sẽ không đi vào diễn tiến lịch sử về ruộng đất qua các thời đại. Tôi chỉ muốn chia sẻ với anh chị em Viet Stamp những sản phẩm bưu chính có gía trị sưu tập thời điểm 1970-75 tại VNCH về đề tài NCCR.

Luật NCCR gồm 6 Chương với 22 Ðiều được Thượng Viện VNCH thông qua ngày 6.3.1970 và Hạ Viện thông qua ngày 16.3. Ðến ngày 26.3, Luật được TT. Nguyễn Văn Thiệu ban hành trong một buổi lễ long trọng tại Cần Thơ. Nội dung chính của luật NCCR là chấm dứt nạn tá canh (thuê ruộng). Luật ấn định việc cấp quyền sở hữu ruộng vô thường cho tá điền hiện đang canh tác, và truất quyền sở hữu có bồi thường cho các điền chủ không trực tiếp canh tác. Giới hạn quyền sở hữu ruộng của nông dân là 1 mẫu tại miền Trung và 3 mẫu tại miền Nam. Mẫu đây là mẫu ta, tương đương 3.600m2.

Hình 3: Chứng Thư Cấp Quyền Sở Hữu là văn bản cấp cho cho nông dân. Mỗi nông dân được cấp không, tối đa 3 mẫu. Mặt sau Chứng Thư để trắng, không in tiếng Tầu tiếng Tây gì cả!



Nếu điền chủ thực sự canh tác ruộng của mình, họ được phép giữ lại 15 mẫu và có thể thêm 5 mẫu nữa làm ruộng hương hỏa. Nếu không, ruộng của điền chủ sẽ được chính phủ truất hữu, trả bằng Trái Phiếu Cải Cách Ðiền Ðịa. Khi bị truất hữu, điền chủ sẽ được bồi hoàn tính theo công thức 2.5 lần lợi tức hàng năm trung bình cộng trong 5 năm của thủa ruộng. Chính phủ trả ngay 20 %, số còn lại trả dưới hình thức trái phiếu hạn 5-7 năm, mỗi năm tiền lời là 10%.

Hình 4: Trái phiếu Cải Cách Ðiền Ðịa trị giá 1.584.320đ (một số tiền lớn hồi năm 1971) cho điền chủ với thời hạn 6 năm (17.12.1970-26.3.1977)


Hình 5: Tờ khai danh dự của một điền chủ về việc sở hữu ruộng, bước đầu trong việc chính phủ VNCH trưng mua ruộng tư nhân để cấp cho nông dân theo chương trình NCCR. 




Khi Luật NCCR được ban hành, người chơi tem và người buôn tem đương thời đã nhanh nhậy thực hiện nhiều loại phong bì kỷ niệm.

Trước hết là phong bì kỷ niệm năm đầu tiên ban hành Luật với chữ ký của kỹ sư Cao Văn Thân, Tổng Trưởng Bộ Cải Cách Ðiền Ðịa và Phát Triển Nông Ngư Nghiệp. 

Phong bì này thuộc loại hiếm, vì có đầy đủ các dấu nhật ấn, cổ động, dấu chức vụ và chữ ký tay của người trực tiếp trách nhiệm thi hành Luật tại Trung Ương. 

Dịp này, Bưu Ðiện chưa kịp phát hành tem kỷ niệm, nên tem Cải Cách Ðiền Ðịa thời TT Ngô Ðình Diệm và tem nhãn “Người Cầy Có Ruộng” được sử dụng.




Hình 6: Phong bì kỷ niệm với chữ ký của người có trách nhiệm thi hành Luật NCCR ở cấp Trung Ương. 


 Mãi đến ngày 29.8 cùng năm, Bưu Ðiện mới phát hành tem NCCR. Ðó chính là tem nhãn hồi tháng 3 nay in thành tem chính thức.

Hình 7: FDSheet cùng FDC tem NCCR và tem nhãn thứ nhất năm 1970


Hình 8: Vé số Kiến Thiết đặc biệt NCCR xổ ngày 30.4.1970

Sau đó, từ 1971 cho đến 1975, năm nào Bưu Ðiện cũng phát hành tem đề tài NCCR vào đúng dịp 26.3.

Hình 9: FDCard cùng FDC tem NCCR và tem nhãn NCCR thứ nhì năm 1971


 


Sau hai năm thi hành, Luật NCCR đã đem lại một số thành qủa tốt đẹp. Một diện tích ruộng 1.003.325 mẫu ta đã được cấp phát vô thường cho 858.821 hồ sơ nông dân và 714.131 mẫu ta đã được truất hữu có bồi thường cho 84.901 hồ sơ điền chủ.




Do đó, năm 1972 việc kỷ niệm năm thứ ba ngày ban hành Luật được tổ chức rầm rộ dưới nhiều hình thức.






Hình 10: Tờ bướm mẫu 1 


























Hình 11: Tờ bướm mẫu 2































Hình 12: Tờ bướm mẫu 3





























Hình 13: Tờ bướm mẫu khổ lớn 



Hình 14: Tập nhỏ 8 trang gấp vào như đàn accordion, trang nào cũng có tem nhãn và dấu Bưu Ðiện


Hình 15: Tạp chí quảng cáo thành qủa của luật NCCR 



Hình 16: Phong bì gửi TT Nguyễn Văn Thiệu với dấu cổ động cho Ngày Nông Dân 1972 

(Tặng phẩm của MeTemViet)

Bộ NCCR năm 1973 rất đặc biệt vì đã tạo ra một trong những con tem được nhiều ngưoi nói tới. 

Nguyên Bưu Ðiện đã đặt in bộ NCCR năm 1973 với hai tem giá mặt 2đ và 5đ tại nhà in Thomas de la Rue ở Anh Quốc. Vào giờ chót, có sự thay đổi hay chỉ thị từ trên là phải có tem in hình TT Nguyễn Văn Thiệu. 

Nhà in Thomas de la Rue ở Anh không nhận in vì không đủ thì giờ. May mắn là một nhà in ở Hong Kong nhận đơn đặt hàng. Thế là tem NVT giá mặt 10đ khổ lớn khác hẳn hai con cùng bộ được in trong một thời gian kỷ lục và số lượng in chỉ được 90.000 tem mà thôi. Vì thế, trong ngày phát hành đầu tiên 26.3.1973, Bưu Ðiện Trung Ương Sài Gòn giới hạn chỉ bán mỗi người tối đa 5 con mà thôi. Nhân viên Bưu Ðiện đã xé sẵn từng dải 5 con theo hàng ngang trong tờ tem 25 tem (5 x 5). 

Hình 17: Bìa tạp chí trở thành tờ kỷ niệm với dấu Ngày Ðầu Tiên.

FDC bộ NCCR 1973 thành ra khá hiếm. Bộ sưu tập NCCR 1973 của tôi hiện có 25 FDC khác nhau, nhưng con số tưởng là nhiều này chắc chắn chưa đầy đủ tất cả các mẫu trên thị trường thời bấy giờ. Ðó là điều hào hứng trong thú chơi tem, là lúc nào chúng ta cũng có thể thấy cái mới để thêm vào bộ sưu tập của mình.
Bộ NCCR 1973 cũng có một số tem in sai. Thứ nhất là tem có một vòng tròn trắng dưới chữ DÂN, thứ hai là dấu chấm dưới chữ VIỆT thành dấu chữ T, thứ ba là răng cưa hẹp lại theo chiều dọc khiến tem nhỏ lại, và thứ tư là răng cưa thưa ra theo chiều ngang khiến chiều cao tem lớn hơn tem thường. Nhưng đây chỉ là những tem in sai nho nhỏ mà thôi. 

Hình 18: Hai tem 10đ NCCR 1973 (bên trái) và 10đ NCCR 1974 (bên phải).

Cần lưu ý là bộ NCCR 1974 in lại tem 10đ năm trước, nhưng trên giấy mỏng hơn, mầu sắc không tươi thắm bằng, mẫu vẽ lại kém sắc sảo, với số phát hành lớn đến 2.000.000 tem. Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thấy có người còn bị nhầm lẫn. Chúng ta nên cẩn thận.

Một ấn phẩm khác lạ là ảnh ngày đầu tiên. Ðây là sáng kiến của một người dân chơi nào đó, khổ công chụp hình bộ tem mới, rửa thành ảnh, dán tem, rồi lấy dấu ngày phát hành đầu tiên. Trừ phi người ấy có tay trong biết được mẫu tem mới thì có thể chụp ảnh trước, còn không, phải đợi đến ngày phát hành mới làm được tất cả các công đoạn và di chuyển đi đi về về nội trong thời gian 12 giờ. (Theo trí nhớ của tôi, Bưu Ðiện Trung Ương Sài Gòn thường mở cửa từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều mỗi khi phát hành tem mới.)

Hình 19: Ảnh ngày phát hành đầu tiên 26.3.1974 với dấu Bưu Ðiện Vũng Tàu (tạm gọi là First Day Picture, FDP)
 Bộ NCCR năm 1975, phát hành ngày 26.3.1975 chính là bộ tem cuối cùng của chế độ VNCH. 

Hình 20: FDC bộ tem cuối cùng của chế độ VNCH.



Dân chơi tem nhiều khi rất cầu kỳ. Sau đây là một tờ tem kỷ niệm chứa đựng tất cả 6 bộ tem NCCR 1970-75.




Hình 21: 
(Tặng phẩm của MeTemViet)



Cuối cùng, để kết thúc bài này, tôi giới thiệu một vật phẩm đặc biệt ít người biết. Ðó là ấn phẩm chính thức của Bộ Viễn Thông và Bưu Ðiện VNCH để “Kỷ Niệm Ngày Nông Dân Việt Nam” với tem NCCR 1970-73. 






Ðây là một tấm thiệp gấp 6 trang khổ nhỏ 16.5cm x 10cm, giấy dầy trang trọng.

Hình 22:

TB. Tất cả những vật phẩm trong bài này là sở hữu trong bộ sưu tập TAT. Nhân dịp này, tôi đề nghị chúng ta chỉ nên chia sẻ những gì của chính chúng ta. Nếu phải lấy vật phẩm của người khác để minh hoạ cho bài viết, tôi yêu cầu nên ghi rõ xuất xứ. Quan trọng hơn nữa, tôi đề nghị bài viết trên mạng VietStamp cần có thông tin chính xác. Như thế, sự chia sẻ mới có giá trị và hữu ích! TAT


Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen