Seiten

Mittwoch, 3. Februar 2021

Vòng-A-Sáng

 

Vòng-A-Sáng - Lược sử

Lược sử
Ông Vòng-A-Sáng, Thủ Lĩnh Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh, 
Đại Tá QLVNCH,
Nghị Sĩ Thượng Nghị Viện VNCH.

Người viết: Hải-Ninh.

Ông Vòng-A-Sáng, tên chữ là Phúc Thịnh (福盛), nên thường gọi A Sáng (亞生), sinh ngày 19 tháng 3 năm 1902 tại Tấn-Mài, huyện Hà-Cối, tỉnh Hải-Ninh Tonkin, Indo-China (tức Bắc Bộ Đông Dương thuộc Pháp; nay là huyện Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam) (1).

Ông nhập học trường Thiếu Sinh Quân Núi Đèo (Quảng Yên) năm 1914, tốt nghiệp năm 1920 và phục vụ trong quân đội Pháp; thăng cấp Thượng Sĩ năm 1931. Thời đó quân sĩ chỉ thăng tới Thượng Sĩ là cao nhất, thuộc hàng hạ sĩ quan cao cấp, muốn lên Thiếu Uý phải tốt nghiệp trường sĩ quan (1,2).

Năm 1932, Ông nhập học trường sĩ quan Fréjus, phân hiệu Sancier tại Pháp, tốt nghiệp năm 1935 với cấp bậc Thiếu Uý. Ông được thăng cấp Trung Uý năm 1940, Đại Uý (1945), Thiếu Tá (1949), Trung Tá (1951) và Đại Tá (1954). Năm 1956 bị cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (thân Mỹ) nghi ngờ Ông thân Pháp nên ép Ông giải ngũ trước hạn tuổi (1).

Đại Tá Vòng-A-Sáng được biết không những như là người sáng lập ra Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh (1947-1953), mà lại còn như sáng lập một sư đoàn nổi tiếng thiện chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà: Sư Đoàn 3 Dã Chiến, (1955), tiền thân của Sư Đoàn 5 Bộ Binh (1959). Ông cũng còn được biết đến như là người đã có công trong việc đưa hơn 30 ngàn người Nùng di cư từ Khu Tự Trị vào Nam năm 1954, khai khẩn vùng đất hoang vu Sông Mao thành nơi an cư lạc nghiệp cho dân di cư. Ông cũng là người sáng lập Hội Tương Tế Thượng Du Bắc Việt Di Cư (1966). Ông còn được biết như là một lãnh tụ đã đấu tranh cho quyền lợi cho mọi dân tộc thiểu số miền Nam Việt Nam trong đó có người Nùng khi trúng cử Nghị Sĩ Thượng Nghị Viện Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hoà1967-1975).

Về sự nghiệp sáng lập Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh, những cựu quân nhân Nùng còn sống rải rác khắp thế giới như ở Pháp (Toulouse), Mỹ, Trung, Việt mà người viết đã gặp đều cho rằng Ông Vòng-A-Sáng đã khôn khéo vận dụng đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà.

Thời cơ đến khi Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương. Trong tình thế nguy ngập Ông đã thống lĩnh đoàn quân Nùng dưới quyền và đại quân Pháp rút lui về ở ẩn trên rặng Thập Vạn Đại Sơn nằm giữa hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc (1).

Nhân lúc sau khi Nhật đầu hàng quân đội đồng minh, Ông dẫn đại quân từ Phòng Thành, Quảng Tây (Trung Quốc) theo giòng sông Hồng đi thuyền buồm viễn chinh về đóng tại đảo Cô Tô và vùng Vạn Hoa, nơi có địa thế thuận lợi cho việc tái chiếm Móng Cái. Cánh thuyền buồm Trung Hiếu (忠孝) này ngày sau được dùng làm huy hiệu và biểu tượng việc tái chiếm Moncay và sáng lập Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh (1,2).

Nhờ địa thế thuận lợi, đại quân Vòng-A-Sáng đánh đâu thắng đó. Do thời cuộc nhiễu nhương, dân lành khổ sở, nay có đoàn quân về giải cứu nên trên đường tiến quân có hàng trăm tráng niên gia nhập đoàn quân bách thắng. Nhờ thêm yếu tố nhân hoà này đoàn quân dưới sự lãnh đạo của Đại Uý Vòng-A-Sáng chẳng bao lâu, chỉ từ tháng 8/1946 đến tháng 7/1947, đã tiến vào Moncay (1,2).


Ngày 14/7/1946, Đại Uý Vòng-A-Sáng thay mặt cho Hội Đồng Quân Chính Hải Ninh tuyên bố thành lập Territoire Autonome Nung tức Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh (1,2,) Bắc Bộ, Đông Dương thuộc Pháp, dưới sự bảo trợ của Toàn Quyền Émile Bollaert.

Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh có Thủ Lĩnh là Đại Uý Vòng-A-Sáng; Phó Thủ Lĩnh là Trung Uý Linh Quang Viên (Sau này vinh thăng Trung Tướng QLVNCH) (1); lấy Moncay làm thủ phủ, tiếng Ngái làm ngôn ngữ riêng bên cạnh tiếng Pháp, Trung, và Việt được dùng trong văn thư và giao tế thường nhật (1). Khu Tự Trị là một vùng đất sơn thanh thuỷ tú, bãi biển mênh mông gồm có 8 huyện và 1 hải đảo: Moncay (thủ phủ), Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu (bao gồm Hoành Mô kéo dài qua Tồng Chống, Tài Lốc vào đến Thập Vạn Đại Sơn, Trung Quốc) , Định Lập, Ba Chẽ, Vạn Hoa và đảo Cô Tô. Khu Tự Trị có các Bộ Công Thương Nghiệp, Nông Ngư Nghiệp, Giáo Dục, Tư Pháp, Quốc Phòng (2).

Diện tích Khu Tự Trị là 4.500km vuông. Dân chúng Khu Tự Trị sống trong cảnh an cư lạc nghiệp, hàng năm xuất cảng nhiều mặt hàng công nghệ, nông, ngư phẩm sang các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam (TQ) và các tỉnh Tây Bắc, Tây Nam Bắc bộ (VN) lân cận (1,2,).

Ngoài tên các huyện, đảo ở trên người Nùng còn hay nhắc đến các địa danh của Khu Tự Trị như: Nà Slố, Pản Pạt, Mả Xề Nều, SlắnCái (Tiên Yên), Hóong Hổi (Hòn Gai), Khẳm Plả (Cẩm Phả), Tồng Lui (Đồng Rui), Chốc Plài Sán, Tắn Mài, Thán Plún Lẻng, Pắc Phống Sềnh, Vòong Mố Lẻng, Tài Vòong Mố Lẻng, Tồng Mố (Hoành Mô), Mả Thàu Sán...

Đặc sắc nhất là Ban Tu Thư Bộ Giáo Dục Khu Tự Trị đã cho biên soạn một cuốn tự điển chữ Ngái 'Nổng Vủn Slu Tèn' (儂文字典) dùng mẫu tự La Tinh phiên âm đọc theo phát âm chữ Việt giọng Bắc, nguyên âm hay phụ âm (đơn hay kép) nào mà không có trong chữ Việt thì sáng chế ra (như 'slu' trong slu tèn ở trên, hay 'plủi lồ' nghĩa là ông béo) và nhiều cuốn sách tập đọc-học thuộc lòng chữ Ngái. Hồi nhỏ, người viết vẫn ê a quyển 'ngải tì thốc Ngái sú' (tạm dịch: chúng ta học tiếng Ngái), trong đó có nhiều chuyện vui cho nhi đồng như 'Slám thẻo chú chày (ba con lợn con), 'Á Zốc cai thai hoi' (Cái hại của thằng Zốc), 'Liòong chạc slệt mả cô tsoong' (hai con rệp đi kiện) v.v...

Dân cư Khu Tự Trị Nùng, ngoài một số ít người Kinh Bắc Bộ và một số người An Nam là quan quân do triều đình Huế (Bảo Đại) phái vào, đa số là người Tsín Lẩu, Ngái, (Hac Cá), Sán Chỉ, Tày, Thổ, Thái, Mán. Mèo (1,2) sinh sống lâu đời giọc 2 bên bờ sông Bắc Luân (1). Đọc tới đây ắt có người đặt câu hỏi rằng:” Tại sao gọi là Khu Tự Trụ Nùng mà không thấy có người Nùng trong số những dân tộc sinh sống tại Khu Tự Trị Nùng?'. Để trả lời câu hỏi này, người viết phải mở một dấu ngoặc đơn lớn.

Ngoặc đơn này đưa chúng ta về thuở xa xưa khi người dân hai bên sông Bắc Luân* là một nhà. Mãi đến năm1885, khi một bên là Lý Hồng Chương đại điện cho triều đình nhà Thanh và bên kia là Fournier đại diện cho chính phủ cộng hoà Pháp ký Hoà Ước Thiên Tân (còn gọi là Hoà Ước Patenotre, 1885), điều 3 của Hoà Ước này được thực thi bởi Công Ước Pháp-Thanh (1887) lấy sông Bắc Luân làm biên giới mà qua đó phía tả ngạn (phía Bắc) sông Bắc Luân thuộc về lãnh thổ nước Đại Thanh còn phía hữu ngạn (phía Nam) sông Bắc Luân thuộc về lãnh thổ Indochinois (Đông Dương) thuộc nước Đại Pháp. Từ đó, các dân tộc sinh sống bên tả ngạn sông Bắc Luân trở thành công dân Trung Quốc, kể cả số người Kinh sinh sống lâu đời ở Cóong Plềnh (江平Giang Bình, thủ phủ là Ô Đầu, nay thuộc tỉnh Quảng Tây, TQ); còn dân bên hữu ngạn thì phía Tây (Sơn La, lai Châu, Lào Cai, Cao-Bắc-Lạng) trở thành công dân 'Sip Hoc Chau Tai' (16 châu Thái) tức Khu Tự Trị Thái Territoire Autonome Taï, Indochinois (Đông Dương thuộc Pháp) dưới sự lãnh đạo của Thủ Lĩnh Thái Đèo Văn Long, một lãnh tụ vốn xuất thân từ dòng dõi quý tộc ở Vân Nam, TQ); còn dân phía Đông hữu ngạn thì thành công dân Territoire Autonome Nung, tức công dân Khu Tự Trị Nùng. Tuy ở tầm cỡ nhỏ hơn nhưng hình thức cũng tương tự như Hiệp Định Geneva (1954) lấy Sông Bến Hải (Vỹ Tuyến 17) làm ranh giới hai miền Nam Bắc, khiến dân ở tả ngạn sông (Bắc) Bến Hải thành công dân nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và phía hữu ngạn (Nam) thành công dân nước Việt Nam Cộng Hoà. Người Nùng hay dân tộc Nùng là từ dùng để gọi chung các dân tộc sinh sống trong Khu Tự Trị Nùng, cũng như Tai là từ dùng để chỉ người Thái và các dân tộc thiểu số như Tày, Thổ, Mèo … dân tộc thiểu số sinh sống trong Khu Tự Trị Thái; hay nói cách khác cũng như từ người Việt dùng để gọi chung dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số (Chàm, Thượng, H'Mong, Vân Kiều, Tày, Hoa ...) cùng sống trên mảnh đất hình cong chữ S vậy. Xin đóng ngoặc.

Công lao đưa người Nùng Khu Tự Trị Hải Ninh di cư vào Nam Việt bắt đầu khi Hiệp Định Geneva (1954) được ký kết nhằm mục đích khôi phục hoà bình ở Đông Dương, Hiệp định Geneva chia đôi nước Việt Nam, lấy sông Bến Hải nằm trên vĩ tuyến 17 làm ranh giới tự nhiên. Trung-Tá Vòng-A-Sáng thống lĩnh toàn thể Quân Cán chính cùng quyến thuộc và những người muốn đi theo vào Nam (1,2). Lúc đầu, đoàn người tạm cư tại Ba Ngòi (Cam Ranh) (2), sau để tiện có nước sinh hoạt đoàn người di cư kéo về sống tập trung quanh sông Ma Ó (1,2,) (tức sông Luỹ, một con sông có nguồn từ trên núi Di Linh đi xuống qua Cà Long, một nhánh chạy về hướng Đông đổ vào hồ Cà Giây, các ngòi từ đó tản ra các vùng Bá Ghe, Tài Slám Cáu xuống Cầu Bom (Sông Mao) rồi ra biển, giòng chính tiếp tục chảy xuống vòng lượn qua Sông Luỹ, Suối Nhuôm, Lương Sơn, Xuân Quang, chảy qua dưới cầu Chợ Lầu, đổ xuống Phan Rí rồi ra biển).

Thị Trấn Sông Mao từ đấy mà thành hình và là thủ phủ của quận Hải Ninh với Quận Đường đặt gần ga Sông Mao, thuộc tỉnh Bình Thuận. Địa danh Sông Mao được đặt như vậy nhờ 2 yếu tố. Yếu tố địa lý là ngườ dân Nùng bắt đầu định cư ngay bên sông Ma Ó và đại bản doanh đoàn quân Nùng của Đại Tá Vòng-A-Sáng đặt sát sông Cà Giây, lấy tên nơi sinh Ông Vòng-A-Sáng là Tấn Mài mà đặt tên. Những người trẻ Sông Mao ngày nay ít ai biết rằng Tấn Mài ngày nay với ruộng lúa bạt ngàn lại là nơi một thời sầm uất có chợ búa, trại lính! Sông Ma Ó do đánh máy thời đó không có dấu thanh và riết rồi thành Sông Mao cũng là vì vậy. Yếu tố nhân văn là do Tsổng Mảo là một vùng đất đẹp như bồng lai tiên cảnh trong các câu chuyện cổ tích thần tiên của người Zhuang bên Trung Quốc mà tiếng Tày, Thái. Lào là những phân hệ. Có lẽ người Nùng nói tiếng Tày ở Sông Mao xem đây là miền đất hứa mầu mỡ sau khi từ biệt mảnh đất già cỗi ở Việt Bắc nên đã gọi đây là Tsông Mao như mấy ông bà già Nùng nói tiếng Tày ngày nay vẫn gọi. Thật ra, Tùng Mao (松毛 đọc theo tiếng dân tộc Zhuang, TQ mà tiếng Tày là một hệ, là 'tsổng mảo') là một làng trù phú thuộc huyện Malipo (Ma Lật Ba 麻栗坡), Vân Nam, TQ; chỉ cách cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang, VN) chừng 15km. Nơi đây còn di tích sinh hoạt của các đời vua họ Đoàn (không biết Đoàn Dự với tuyệt chiêu Nhất Dương Chỉ có liên quan gì không trong khi họ Đoàn làm vua nước Đại Lý (大理 Dali) - nghe Kim Dung phịa - là một địa danh ngày nay cách Song Mao nằm trong khu tự trị Văn Sơn (Vân Nam, TQ) khoảng 800km về phía Tây Bắc. Đa số người dân Song Mao, (Malipo Wenshan, Yunan – 松毛麻栗坡,文山雲南) nói tiếng Zhuang của khu tự trị Văn Sơn, Vân Nam. Khách du lịch bằng ô-tô đi từ Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) đến Tây Song Bản Nạp (Xishuangbana 西雙版納 giáp biên giới với nước Myanmar), một khu tự trị dân tộc Zhuang nói tiếng Tày (hay đi chiều ngược lại) đều thấy địa danh SONG MAO rành rành trên các bảng chỉ đường.

'Sông Mao đây! Miền rừng hoang, vươn lên bàn tay kiến thiết đấu tranh cho Việt Nam tự do.Ngày mai một ngày đẹp tươi...''Đó là một đoạn trong bản hùng ca 'Sư Đoàn 3 Hành Khúc' (1956) do nhạc sĩ Trung Uý Nùng Vũ Đức Nghiêm (sau vinh thăng trung tá QLVNCH, hiện ở Mỹ) viết và đàn hát bên 'chuồng cọp' sau khi bị ký củ 15 ngày do nhảy tàu lửa từ ga Sông Mao 'dù' về Saigon thăm vợ con. Vũ Đức Nghiêm là tác giả nhiều bản tình ca, du ca tuyệt vời mà trong đó được biết đến nhiều nhất là bản trữ tình 'Gọi Người Yêu Dấu'. Ông cũng có phổ nhạc một bài thơ tựa là 'Sông Mao' của Lày A Mản, một người Nùng Sông Mao. Sông Mao! Đúng như lời ca trên đây, khi người Nùng mới đến là vùng đất hoang của người Chàm (Chiêm Thành, Champaka). Người Nùng ra công khẩn hoang lập ấp, biền tri thủ túc. Qua bao gian khổ, người Nùng đã biến nơi rừng thiêng nước độc này thành ruộng rẫy trù phú, con cháu Nùng đời đời hưởng lợi.

Sông Mao cũng là nơi Đại Tá Vòng-A-Sáng đưa tiểu đoàn 6 Nùng vào hợp chung lại với các tiểu đoàn 32, 67, 71, 72 và 75 thành sư đoàn 6 Dã Chiến (1/8/1956). Sư đoàn 6 Dã Chiến có một thời gian ngắn mang tên sư đoàn 41 Dã Chiến. Ngày 1/11/1955, sư đoàn 41 Dã Chiến đổi tên thành Sư Đoàn 3 Dã Chiến (3), bộ tư lệnh lúc đầu đóng tại Tấn Mài, trung tâm huấn luyện quân sĩ trải dài dọc theo bờ khu quân sự của đường Tự Do (Thống Nhất bây giờ) với tụ điểm quan trọng nhất nằm ngay ngã 3 hai đường chính của thị trấn Sông Mao: Tự Do-Thống Nhất (đường Nguyễn Văn Trỗi bây giờ). Những người Sông Mao sinh vào khoảng 1954 trở về trước có lẽ còn trong tiềm thức văng vẳng ban ngày tiếng kèn thúc quân vang vang rộn ràng; ban đêm tiếng gõ mõ cốc cốc đều đều, lâu lâu pha lẫn một tiếng khánh từ Quan Âm Miễu vọng lên khắp xóm làng Sông Mao yên tĩnh thời đó.

Vào năm 1956, trong một loạt thanh trừng những tướng tá thời Pháp bị nghi là còn thân Pháp, Đại Tá Vòng-A-Sáng bị cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (thân Mỹ) ép thoái ngũ (2) trước hạn tuổi, (1) chức tư lệnh Sư Đoàn 3 Dã Chiến được trao cho Đại Tá Phạm Văn Đỗng (1919-2008, mang cấp Chuẩn Uý dưới quyền Trung Uý Vòng-A-Sáng thời giong buồm Trung Hiếu từ Thập Vạn Đại Sơn về tái chiếm Moncay, sau được vinh thăng Thiếu Tướng, Bộ Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh VNCH). Tháng Giêng 1959, Sư Đoàn 3 Dã Chiến trở thành Sư Đoàn 5 Bộ Binh và được đưa về đóng tại bộ chỉ huy Quân Đoàn III (Vùng III Chiến Thuật) tại Biên Hoà, thay thế cho Sư Đoàn 7 vừa được thuyên chuyển xuống Vùng IV chiến thuật tại Mỹ Tho. Ngày 1/11/1963, Sư Đoàn 5 tham gia lật đổ Ngô Đình Diệm dưới quyền tư lệnh của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, sau đó làTổng Thồng VNCH (1967-1975).

Sau khi phục viên, Ông Vòng-A-Sáng vẫn không ngừng hoạt động đấu tranh cho quyền lợi của đồng bào Nùng. Năm 1966, Ông được bầu làm Hội Trưởng Hội Thượng Du Bắc Việt Tương Tế (1,2). Ở cương vị này, Ông được sự hậu thuẫn của cả người Hoa Chợ Lớn lẫn các sắc dân thiểu số Bắc Việt di cư như Thái, Nùng, Mường, Mán, Mèo... Ông đã thành công trong việc đưa cả khối đoàn kết sắc tộc thiểu số lên bàn cờ chính trị miền Nam Việt Nam.

Năm 1967, Ông đắc cử Thượng Nghị Viện Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hoà, được bầu giữ chức Chủ Tịch Khối Đoàn Kết Dân Tộc Thiểu Số tại Thượng Nghị Viện (1,2). Ở cương vị dân cử này Ông Vòng-A-Sáng đã đấu tranh giành được nhiều quyền lợi cho đồng bào thiểu số miền Nam lẫn Thượng Du Bắc Việt di cư, nổi bật nhất là về mặt giáo dục và đào tạo. Nhiều sĩ quan, sinh viên đại học các ngành, học sinh Nùng đã được hưởng quyền ưu tiên do quy chế dành cho đồng bào thiểu số. Nhiều đứa trẻ ngơ ngác của những ngày đầu ở Sông Mao, những em học sinh các trường Việt-Nông, Dục Anh, Sông Mao A, Sông Mao B, Đa Minh (Hải Ninh sau này) đã trở thành những sĩ quan QLVNCH, bác sĩ, kỹ sư, dược sĩ, luật sư, chuyên viên, thạc sĩ, tiến sĩ, văn nghệ sĩ, những nhà kinh doanh phát đạt sống rải rác khắp nơi trên thế giới.

Ông qua đời ngày 2/5/1975 khi cùng gia đình chạy loạn trên chiếc tàu Trường Sơn và thuỷ táng trên biển cả.


Ông Vòng-A-Sáng lấy vợ họ Liêu, vốn người huyện Bình Liêu, sinh được 11 người con: 8 nam, 3 nữ. Trưởng Nam Hoàng Gia Phúc (黃家福) tên thường gọi là A Sáng, bị thổ huyết qua đời tại Moncay trong thời kỳ thụ huấn tại quân trường; thứ nam Hoàng Gia Cầu (黃家), tức Vòng-A-Nhì, vinh thăng Đại Tá QLVNCH, sau 1975 bị cầm tù 12 năm, hiện định cư tại Mỹ; con trai thứ 3 Hoàng Gia Thái (家泰)bị chết chìm do nhảy xuống biển khi máy chiếc tàu chở ông từ Đầm Hà về Moncay bị phát nổ do sự cố cơ khí; con trai thứ tư Hoàng Gia Quý (黃家貴)bị yểu tử; con trai thứ năm Hoàng Gia Thuyên (黃家làm Quận Trưởng Cảnh Sát Hải Ninh (Sông Mao) qua đời lúc còn đương nhiệm; con trai thứ sáu Hoàng Gia Thọ (黃家bị yểu tử; con trai thứ bảy Hoàng Gia Kỳ (黃家), Đại Uý QLVNCH, Nghị Viên Hội Đồng Đô Thành Saigon, hiện định cư tại Mỹ; con trai út Hoàng Gia Thuỵ (黃家hiện còn ở Việt Nam. Trưởng nữ Hoàng Gia Hinh (黃家) lấy chồng họ Lý (cựu hiệu trưởng Trung Học Trung Dung, Phú Thọ Hoà, Saigon) hiện đang sinh sống và phục vụ trong Kiều Vụ Uỷ Hội tại Đài Loan; thứ nữ Hoàng Gia Tú(黃家lấy chồng họ Trần, hiện là doanh nhận đang sinh sống tại Hương cảng; con gái út Hoàng Gia Trân (黃家hiện còn ở Việt Nam (1).

Hoàng Phúc Thịnh (Vòng-A-Sáng) tiên sinh đã trọn đời vì dân, công đức của Ông đối với người Nùng rất lớn. Ông đã viết lên trang sử oai hùng hiển hách của dân tộc Nùng từ thời Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh đến khi vào Sông Mao, tới Saigon và khắp các tỉnh thành miền Nam Việt Nam. Sự nghiệp của Ông còn sống và sẽ sống mãi đến con cháu Nùng đời đời mai sau ở khắp nơi trên thế giới. Ông Vòng-A-Sáng là một tấm gương lớn cho các thế hệ Nùng ngày nay và mai sau, quả xứng đáng được đời đời con cháu Nùng tôn xưng là vị cha già anh hùng dân tộc Nùng: Một nét son trên trang sử xanh dân tộc Nùng.



Hải Ninh - Tháng 11/2016

* Sông Bắc Luân là hạ lưu của một nhánh sông Lan Thương (Lancang), thượng nguồn của sông Mê Kông ( tiếng Zhuang gọi là Mế Cóong, tức sông mẹ) phát nguyên từ cao nguyên Shangri-La (Hương Cách Lý Lạp香格里拉)tỉnh Vân Nam (TQ) chảy về phía Tây vào Miến Điện, Thái, Lào, Camupchia và được gọi là sông Cửu Long khi vào đến đồng bằng miền Nam Việt Nam. Còn một nhánh chảy xuôi về hướng Nam gọi là Hồng Hà, chảy vào Việt Nam thành sông Hồng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Liêu Nguyên - Hải Ninh Chi Quang, Lạc Sam Ky Việt-Hoa Báo ấn hành, 1987. (Nguyên văn chữ Trung Hoa: 廖源 – 海寧之光, 洛杉磯月華報,一九八七年七月印行)
  2. Trần Đức Lai - Người Nùng & Khu Tự Trị Hải Ninh Việt Nam (美國越南海寧軍政挍友會 –儂族與海寧自治區史略), Hôi Quân Cán Chính Hải Ninh, Foutain Valley, California, non-date (Bản chữ Việt Nam và bản chữ Trung Hoa đóng bìa chung).
  3. Global Strategy - 5th Division, available from http://www.globalsecurity.org/military/world/vietnam/rvn-arvn-5-div.htm (accessed 10 Nov 2016)

Phụ Lục:








Lược sử
Ông Vòng-A-Sáng, Thủ Lĩnh Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh, 
Đại Tá QLVNCH,
Nghị Sĩ Thượng Nghị Viện VNCH.

Người viết: Hải-Ninh.

Ông Vòng-A-Sáng, tên chữ là Phúc Thịnh (福盛), nên thường gọi A Sáng (亞生), sinh ngày 19 tháng 3 năm 1902 tại Tấn-Mài, huyện Hà-Cối, tỉnh Hải-Ninh Tonkin, Indo-China (tức Bắc Bộ Đông Dương thuộc Pháp; nay là huyện Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam) (1).

Ông nhập học trường Thiếu Sinh Quân Núi Đèo (Quảng Yên) năm 1914, tốt nghiệp năm 1920 và phục vụ trong quân đội Pháp; thăng cấp Thượng Sĩ năm 1931. Thời đó quân sĩ chỉ thăng tới Thượng Sĩ là cao nhất, thuộc hàng hạ sĩ quan cao cấp, muốn lên Thiếu Uý phải tốt nghiệp trường sĩ quan (1,2).

Năm 1932, Ông nhập học trường sĩ quan Fréjus, phân hiệu Sancier tại Pháp, tốt nghiệp năm 1935 với cấp bậc Thiếu Uý. Ông được thăng cấp Trung Uý năm 1940, Đại Uý (1945), Thiếu Tá (1949), Trung Tá (1951) và Đại Tá (1954). Năm 1956 bị cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (thân Mỹ) nghi ngờ Ông thân Pháp nên ép Ông giải ngũ trước hạn tuổi (1).

Đại Tá Vòng-A-Sáng được biết không những như là người sáng lập ra Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh (1947-1953), mà lại còn như sáng lập một sư đoàn nổi tiếng thiện chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà: Sư Đoàn 3 Dã Chiến, (1955), tiền thân của Sư Đoàn 5 Bộ Binh (1959). Ông cũng còn được biết đến như là người đã có công trong việc đưa hơn 30 ngàn người Nùng di cư từ Khu Tự Trị vào Nam năm 1954, khai khẩn vùng đất hoang vu Sông Mao thành nơi an cư lạc nghiệp cho dân di cư. Ông cũng là người sáng lập Hội Tương Tế Thượng Du Bắc Việt Di Cư (1966). Ông còn được biết như là một lãnh tụ đã đấu tranh cho quyền lợi cho mọi dân tộc thiểu số miền Nam Việt Nam trong đó có người Nùng khi trúng cử Nghị Sĩ Thượng Nghị Viện Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hoà1967-1975).

Về sự nghiệp sáng lập Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh, những cựu quân nhân Nùng còn sống rải rác khắp thế giới như ở Pháp (Toulouse), Mỹ, Trung, Việt mà người viết đã gặp đều cho rằng Ông Vòng-A-Sáng đã khôn khéo vận dụng đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà.

Thời cơ đến khi Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương. Trong tình thế nguy ngập Ông đã thống lĩnh đoàn quân Nùng dưới quyền và đại quân Pháp rút lui về ở ẩn trên rặng Thập Vạn Đại Sơn nằm giữa hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc (1).

Nhân lúc sau khi Nhật đầu hàng quân đội đồng minh, Ông dẫn đại quân từ Phòng Thành, Quảng Tây (Trung Quốc) theo giòng sông Hồng đi thuyền buồm viễn chinh về đóng tại đảo Cô Tô và vùng Vạn Hoa, nơi có địa thế thuận lợi cho việc tái chiếm Móng Cái. Cánh thuyền buồm Trung Hiếu (忠孝) này ngày sau được dùng làm huy hiệu và biểu tượng việc tái chiếm Moncay và sáng lập Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh (1,2).

Nhờ địa thế thuận lợi, đại quân Vòng-A-Sáng đánh đâu thắng đó. Do thời cuộc nhiễu nhương, dân lành khổ sở, nay có đoàn quân về giải cứu nên trên đường tiến quân có hàng trăm tráng niên gia nhập đoàn quân bách thắng. Nhờ thêm yếu tố nhân hoà này đoàn quân dưới sự lãnh đạo của Đại Uý Vòng-A-Sáng chẳng bao lâu, chỉ từ tháng 8/1946 đến tháng 7/1947, đã tiến vào Moncay (1,2).


Ngày 14/7/1946, Đại Uý Vòng-A-Sáng thay mặt cho Hội Đồng Quân Chính Hải Ninh tuyên bố thành lập Territoire Autonome Nung tức Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh (1,2,) Bắc Bộ, Đông Dương thuộc Pháp, dưới sự bảo trợ của Toàn Quyền Émile Bollaert.

Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh có Thủ Lĩnh là Đại Uý Vòng-A-Sáng; Phó Thủ Lĩnh là Trung Uý Linh Quang Viên (Sau này vinh thăng Trung Tướng QLVNCH) (1); lấy Moncay làm thủ phủ, tiếng Ngái làm ngôn ngữ riêng bên cạnh tiếng Pháp, Trung, và Việt được dùng trong văn thư và giao tế thường nhật (1). Khu Tự Trị là một vùng đất sơn thanh thuỷ tú, bãi biển mênh mông gồm có 8 huyện và 1 hải đảo: Moncay (thủ phủ), Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu (bao gồm Hoành Mô kéo dài qua Tồng Chống, Tài Lốc vào đến Thập Vạn Đại Sơn, Trung Quốc) , Định Lập, Ba Chẽ, Vạn Hoa và đảo Cô Tô. Khu Tự Trị có các Bộ Công Thương Nghiệp, Nông Ngư Nghiệp, Giáo Dục, Tư Pháp, Quốc Phòng (2).

Diện tích Khu Tự Trị là 4.500km vuông. Dân chúng Khu Tự Trị sống trong cảnh an cư lạc nghiệp, hàng năm xuất cảng nhiều mặt hàng công nghệ, nông, ngư phẩm sang các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam (TQ) và các tỉnh Tây Bắc, Tây Nam Bắc bộ (VN) lân cận (1,2,).

Ngoài tên các huyện, đảo ở trên người Nùng còn hay nhắc đến các địa danh của Khu Tự Trị như: Nà Slố, Pản Pạt, Mả Xề Nều, SlắnCái (Tiên Yên), Hóong Hổi (Hòn Gai), Khẳm Plả (Cẩm Phả), Tồng Lui (Đồng Rui), Chốc Plài Sán, Tắn Mài, Thán Plún Lẻng, Pắc Phống Sềnh, Vòong Mố Lẻng, Tài Vòong Mố Lẻng, Tồng Mố (Hoành Mô), Mả Thàu Sán...

Đặc sắc nhất là Ban Tu Thư Bộ Giáo Dục Khu Tự Trị đã cho biên soạn một cuốn tự điển chữ Ngái 'Nổng Vủn Slu Tèn' (儂文字典) dùng mẫu tự La Tinh phiên âm đọc theo phát âm chữ Việt giọng Bắc, nguyên âm hay phụ âm (đơn hay kép) nào mà không có trong chữ Việt thì sáng chế ra (như 'slu' trong slu tèn ở trên, hay 'plủi lồ' nghĩa là ông béo) và nhiều cuốn sách tập đọc-học thuộc lòng chữ Ngái. Hồi nhỏ, người viết vẫn ê a quyển 'ngải tì thốc Ngái sú' (tạm dịch: chúng ta học tiếng Ngái), trong đó có nhiều chuyện vui cho nhi đồng như 'Slám thẻo chú chày (ba con lợn con), 'Á Zốc cai thai hoi' (Cái hại của thằng Zốc), 'Liòong chạc slệt mả cô tsoong' (hai con rệp đi kiện) v.v...

Dân cư Khu Tự Trị Nùng, ngoài một số ít người Kinh Bắc Bộ và một số người An Nam là quan quân do triều đình Huế (Bảo Đại) phái vào, đa số là người Tsín Lẩu, Ngái, (Hac Cá), Sán Chỉ, Tày, Thổ, Thái, Mán. Mèo (1,2) sinh sống lâu đời giọc 2 bên bờ sông Bắc Luân (1). Đọc tới đây ắt có người đặt câu hỏi rằng:” Tại sao gọi là Khu Tự Trụ Nùng mà không thấy có người Nùng trong số những dân tộc sinh sống tại Khu Tự Trị Nùng?'. Để trả lời câu hỏi này, người viết phải mở một dấu ngoặc đơn lớn.

Ngoặc đơn này đưa chúng ta về thuở xa xưa khi người dân hai bên sông Bắc Luân* là một nhà. Mãi đến năm1885, khi một bên là Lý Hồng Chương đại điện cho triều đình nhà Thanh và bên kia là Fournier đại diện cho chính phủ cộng hoà Pháp ký Hoà Ước Thiên Tân (còn gọi là Hoà Ước Patenotre, 1885), điều 3 của Hoà Ước này được thực thi bởi Công Ước Pháp-Thanh (1887) lấy sông Bắc Luân làm biên giới mà qua đó phía tả ngạn (phía Bắc) sông Bắc Luân thuộc về lãnh thổ nước Đại Thanh còn phía hữu ngạn (phía Nam) sông Bắc Luân thuộc về lãnh thổ Indochinois (Đông Dương) thuộc nước Đại Pháp. Từ đó, các dân tộc sinh sống bên tả ngạn sông Bắc Luân trở thành công dân Trung Quốc, kể cả số người Kinh sinh sống lâu đời ở Cóong Plềnh (江平Giang Bình, thủ phủ là Ô Đầu, nay thuộc tỉnh Quảng Tây, TQ); còn dân bên hữu ngạn thì phía Tây (Sơn La, lai Châu, Lào Cai, Cao-Bắc-Lạng) trở thành công dân 'Sip Hoc Chau Tai' (16 châu Thái) tức Khu Tự Trị Thái Territoire Autonome Taï, Indochinois (Đông Dương thuộc Pháp) dưới sự lãnh đạo của Thủ Lĩnh Thái Đèo Văn Long, một lãnh tụ vốn xuất thân từ dòng dõi quý tộc ở Vân Nam, TQ); còn dân phía Đông hữu ngạn thì thành công dân Territoire Autonome Nung, tức công dân Khu Tự Trị Nùng. Tuy ở tầm cỡ nhỏ hơn nhưng hình thức cũng tương tự như Hiệp Định Geneva (1954) lấy Sông Bến Hải (Vỹ Tuyến 17) làm ranh giới hai miền Nam Bắc, khiến dân ở tả ngạn sông (Bắc) Bến Hải thành công dân nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và phía hữu ngạn (Nam) thành công dân nước Việt Nam Cộng Hoà. Người Nùng hay dân tộc Nùng là từ dùng để gọi chung các dân tộc sinh sống trong Khu Tự Trị Nùng, cũng như Tai là từ dùng để chỉ người Thái và các dân tộc thiểu số như Tày, Thổ, Mèo … dân tộc thiểu số sinh sống trong Khu Tự Trị Thái; hay nói cách khác cũng như từ người Việt dùng để gọi chung dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số (Chàm, Thượng, H'Mong, Vân Kiều, Tày, Hoa ...) cùng sống trên mảnh đất hình cong chữ S vậy. Xin đóng ngoặc.

Công lao đưa người Nùng Khu Tự Trị Hải Ninh di cư vào Nam Việt bắt đầu khi Hiệp Định Geneva (1954) được ký kết nhằm mục đích khôi phục hoà bình ở Đông Dương, Hiệp định Geneva chia đôi nước Việt Nam, lấy sông Bến Hải nằm trên vĩ tuyến 17 làm ranh giới tự nhiên. Trung-Tá Vòng-A-Sáng thống lĩnh toàn thể Quân Cán chính cùng quyến thuộc và những người muốn đi theo vào Nam (1,2). Lúc đầu, đoàn người tạm cư tại Ba Ngòi (Cam Ranh) (2), sau để tiện có nước sinh hoạt đoàn người di cư kéo về sống tập trung quanh sông Ma Ó (1,2,) (tức sông Luỹ, một con sông có nguồn từ trên núi Di Linh đi xuống qua Cà Long, một nhánh chạy về hướng Đông đổ vào hồ Cà Giây, các ngòi từ đó tản ra các vùng Bá Ghe, Tài Slám Cáu xuống Cầu Bom (Sông Mao) rồi ra biển, giòng chính tiếp tục chảy xuống vòng lượn qua Sông Luỹ, Suối Nhuôm, Lương Sơn, Xuân Quang, chảy qua dưới cầu Chợ Lầu, đổ xuống Phan Rí rồi ra biển).

Thị Trấn Sông Mao từ đấy mà thành hình và là thủ phủ của quận Hải Ninh với Quận Đường đặt gần ga Sông Mao, thuộc tỉnh Bình Thuận. Địa danh Sông Mao được đặt như vậy nhờ 2 yếu tố. Yếu tố địa lý là ngườ dân Nùng bắt đầu định cư ngay bên sông Ma Ó và đại bản doanh đoàn quân Nùng của Đại Tá Vòng-A-Sáng đặt sát sông Cà Giây, lấy tên nơi sinh Ông Vòng-A-Sáng là Tấn Mài mà đặt tên. Những người trẻ Sông Mao ngày nay ít ai biết rằng Tấn Mài ngày nay với ruộng lúa bạt ngàn lại là nơi một thời sầm uất có chợ búa, trại lính! Sông Ma Ó do đánh máy thời đó không có dấu thanh và riết rồi thành Sông Mao cũng là vì vậy. Yếu tố nhân văn là do Tsổng Mảo là một vùng đất đẹp như bồng lai tiên cảnh trong các câu chuyện cổ tích thần tiên của người Zhuang bên Trung Quốc mà tiếng Tày, Thái. Lào là những phân hệ. Có lẽ người Nùng nói tiếng Tày ở Sông Mao xem đây là miền đất hứa mầu mỡ sau khi từ biệt mảnh đất già cỗi ở Việt Bắc nên đã gọi đây là Tsông Mao như mấy ông bà già Nùng nói tiếng Tày ngày nay vẫn gọi. Thật ra, Tùng Mao (松毛 đọc theo tiếng dân tộc Zhuang, TQ mà tiếng Tày là một hệ, là 'tsổng mảo') là một làng trù phú thuộc huyện Malipo (Ma Lật Ba 麻栗坡), Vân Nam, TQ; chỉ cách cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang, VN) chừng 15km. Nơi đây còn di tích sinh hoạt của các đời vua họ Đoàn (không biết Đoàn Dự với tuyệt chiêu Nhất Dương Chỉ có liên quan gì không trong khi họ Đoàn làm vua nước Đại Lý (大理 Dali) - nghe Kim Dung phịa - là một địa danh ngày nay cách Song Mao nằm trong khu tự trị Văn Sơn (Vân Nam, TQ) khoảng 800km về phía Tây Bắc. Đa số người dân Song Mao, (Malipo Wenshan, Yunan – 松毛麻栗坡,文山雲南) nói tiếng Zhuang của khu tự trị Văn Sơn, Vân Nam. Khách du lịch bằng ô-tô đi từ Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) đến Tây Song Bản Nạp (Xishuangbana 西雙版納 giáp biên giới với nước Myanmar), một khu tự trị dân tộc Zhuang nói tiếng Tày (hay đi chiều ngược lại) đều thấy địa danh SONG MAO rành rành trên các bảng chỉ đường.

'Sông Mao đây! Miền rừng hoang, vươn lên bàn tay kiến thiết đấu tranh cho Việt Nam tự do.Ngày mai một ngày đẹp tươi...''Đó là một đoạn trong bản hùng ca 'Sư Đoàn 3 Hành Khúc' (1956) do nhạc sĩ Trung Uý Nùng Vũ Đức Nghiêm (sau vinh thăng trung tá QLVNCH, hiện ở Mỹ) viết và đàn hát bên 'chuồng cọp' sau khi bị ký củ 15 ngày do nhảy tàu lửa từ ga Sông Mao 'dù' về Saigon thăm vợ con. Vũ Đức Nghiêm là tác giả nhiều bản tình ca, du ca tuyệt vời mà trong đó được biết đến nhiều nhất là bản trữ tình 'Gọi Người Yêu Dấu'. Ông cũng có phổ nhạc một bài thơ tựa là 'Sông Mao' của Lày A Mản, một người Nùng Sông Mao. Sông Mao! Đúng như lời ca trên đây, khi người Nùng mới đến là vùng đất hoang của người Chàm (Chiêm Thành, Champaka). Người Nùng ra công khẩn hoang lập ấp, biền tri thủ túc. Qua bao gian khổ, người Nùng đã biến nơi rừng thiêng nước độc này thành ruộng rẫy trù phú, con cháu Nùng đời đời hưởng lợi.

Sông Mao cũng là nơi Đại Tá Vòng-A-Sáng đưa tiểu đoàn 6 Nùng vào hợp chung lại với các tiểu đoàn 32, 67, 71, 72 và 75 thành sư đoàn 6 Dã Chiến (1/8/1956). Sư đoàn 6 Dã Chiến có một thời gian ngắn mang tên sư đoàn 41 Dã Chiến. Ngày 1/11/1955, sư đoàn 41 Dã Chiến đổi tên thành Sư Đoàn 3 Dã Chiến (3), bộ tư lệnh lúc đầu đóng tại Tấn Mài, trung tâm huấn luyện quân sĩ trải dài dọc theo bờ khu quân sự của đường Tự Do (Thống Nhất bây giờ) với tụ điểm quan trọng nhất nằm ngay ngã 3 hai đường chính của thị trấn Sông Mao: Tự Do-Thống Nhất (đường Nguyễn Văn Trỗi bây giờ). Những người Sông Mao sinh vào khoảng 1954 trở về trước có lẽ còn trong tiềm thức văng vẳng ban ngày tiếng kèn thúc quân vang vang rộn ràng; ban đêm tiếng gõ mõ cốc cốc đều đều, lâu lâu pha lẫn một tiếng khánh từ Quan Âm Miễu vọng lên khắp xóm làng Sông Mao yên tĩnh thời đó.

Vào năm 1956, trong một loạt thanh trừng những tướng tá thời Pháp bị nghi là còn thân Pháp, Đại Tá Vòng-A-Sáng bị cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (thân Mỹ) ép thoái ngũ (2) trước hạn tuổi, (1) chức tư lệnh Sư Đoàn 3 Dã Chiến được trao cho Đại Tá Phạm Văn Đỗng (1919-2008, mang cấp Chuẩn Uý dưới quyền Trung Uý Vòng-A-Sáng thời giong buồm Trung Hiếu từ Thập Vạn Đại Sơn về tái chiếm Moncay, sau được vinh thăng Thiếu Tướng, Bộ Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh VNCH). Tháng Giêng 1959, Sư Đoàn 3 Dã Chiến trở thành Sư Đoàn 5 Bộ Binh và được đưa về đóng tại bộ chỉ huy Quân Đoàn III (Vùng III Chiến Thuật) tại Biên Hoà, thay thế cho Sư Đoàn 7 vừa được thuyên chuyển xuống Vùng IV chiến thuật tại Mỹ Tho. Ngày 1/11/1963, Sư Đoàn 5 tham gia lật đổ Ngô Đình Diệm dưới quyền tư lệnh của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, sau đó làTổng Thồng VNCH (1967-1975).

Sau khi phục viên, Ông Vòng-A-Sáng vẫn không ngừng hoạt động đấu tranh cho quyền lợi của đồng bào Nùng. Năm 1966, Ông được bầu làm Hội Trưởng Hội Thượng Du Bắc Việt Tương Tế (1,2). Ở cương vị này, Ông được sự hậu thuẫn của cả người Hoa Chợ Lớn lẫn các sắc dân thiểu số Bắc Việt di cư như Thái, Nùng, Mường, Mán, Mèo... Ông đã thành công trong việc đưa cả khối đoàn kết sắc tộc thiểu số lên bàn cờ chính trị miền Nam Việt Nam.

Năm 1967, Ông đắc cử Thượng Nghị Viện Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hoà, được bầu giữ chức Chủ Tịch Khối Đoàn Kết Dân Tộc Thiểu Số tại Thượng Nghị Viện (1,2). Ở cương vị dân cử này Ông Vòng-A-Sáng đã đấu tranh giành được nhiều quyền lợi cho đồng bào thiểu số miền Nam lẫn Thượng Du Bắc Việt di cư, nổi bật nhất là về mặt giáo dục và đào tạo. Nhiều sĩ quan, sinh viên đại học các ngành, học sinh Nùng đã được hưởng quyền ưu tiên do quy chế dành cho đồng bào thiểu số. Nhiều đứa trẻ ngơ ngác của những ngày đầu ở Sông Mao, những em học sinh các trường Việt-Nông, Dục Anh, Sông Mao A, Sông Mao B, Đa Minh (Hải Ninh sau này) đã trở thành những sĩ quan QLVNCH, bác sĩ, kỹ sư, dược sĩ, luật sư, chuyên viên, thạc sĩ, tiến sĩ, văn nghệ sĩ, những nhà kinh doanh phát đạt sống rải rác khắp nơi trên thế giới.

Ông qua đời ngày 2/5/1975 khi cùng gia đình chạy loạn trên chiếc tàu Trường Sơn và thuỷ táng trên biển cả.


Ông Vòng-A-Sáng lấy vợ họ Liêu, vốn người huyện Bình Liêu, sinh được 11 người con: 8 nam, 3 nữ. Trưởng Nam Hoàng Gia Phúc (黃家福) tên thường gọi là A Sáng, bị thổ huyết qua đời tại Moncay trong thời kỳ thụ huấn tại quân trường; thứ nam Hoàng Gia Cầu (黃家), tức Vòng-A-Nhì, vinh thăng Đại Tá QLVNCH, sau 1975 bị cầm tù 12 năm, hiện định cư tại Mỹ; con trai thứ 3 Hoàng Gia Thái (家泰)bị chết chìm do nhảy xuống biển khi máy chiếc tàu chở ông từ Đầm Hà về Moncay bị phát nổ do sự cố cơ khí; con trai thứ tư Hoàng Gia Quý (黃家貴)bị yểu tử; con trai thứ năm Hoàng Gia Thuyên (黃家làm Quận Trưởng Cảnh Sát Hải Ninh (Sông Mao) qua đời lúc còn đương nhiệm; con trai thứ sáu Hoàng Gia Thọ (黃家bị yểu tử; con trai thứ bảy Hoàng Gia Kỳ (黃家), Đại Uý QLVNCH, Nghị Viên Hội Đồng Đô Thành Saigon, hiện định cư tại Mỹ; con trai út Hoàng Gia Thuỵ (黃家hiện còn ở Việt Nam. Trưởng nữ Hoàng Gia Hinh (黃家) lấy chồng họ Lý (cựu hiệu trưởng Trung Học Trung Dung, Phú Thọ Hoà, Saigon) hiện đang sinh sống và phục vụ trong Kiều Vụ Uỷ Hội tại Đài Loan; thứ nữ Hoàng Gia Tú(黃家lấy chồng họ Trần, hiện là doanh nhận đang sinh sống tại Hương cảng; con gái út Hoàng Gia Trân (黃家hiện còn ở Việt Nam (1).

Hoàng Phúc Thịnh (Vòng-A-Sáng) tiên sinh đã trọn đời vì dân, công đức của Ông đối với người Nùng rất lớn. Ông đã viết lên trang sử oai hùng hiển hách của dân tộc Nùng từ thời Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh đến khi vào Sông Mao, tới Saigon và khắp các tỉnh thành miền Nam Việt Nam. Sự nghiệp của Ông còn sống và sẽ sống mãi đến con cháu Nùng đời đời mai sau ở khắp nơi trên thế giới. Ông Vòng-A-Sáng là một tấm gương lớn cho các thế hệ Nùng ngày nay và mai sau, quả xứng đáng được đời đời con cháu Nùng tôn xưng là vị cha già anh hùng dân tộc Nùng: Một nét son trên trang sử xanh dân tộc Nùng.



Hải Ninh - Tháng 11/2016

* Sông Bắc Luân là hạ lưu của một nhánh sông Lan Thương (Lancang), thượng nguồn của sông Mê Kông ( tiếng Zhuang gọi là Mế Cóong, tức sông mẹ) phát nguyên từ cao nguyên Shangri-La (Hương Cách Lý Lạp香格里拉)tỉnh Vân Nam (TQ) chảy về phía Tây vào Miến Điện, Thái, Lào, Camupchia và được gọi là sông Cửu Long khi vào đến đồng bằng miền Nam Việt Nam. Còn một nhánh chảy xuôi về hướng Nam gọi là Hồng Hà, chảy vào Việt Nam thành sông Hồng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Liêu Nguyên - Hải Ninh Chi Quang, Lạc Sam Ky Việt-Hoa Báo ấn hành, 1987. (Nguyên văn chữ Trung Hoa: 廖源 – 海寧之光, 洛杉磯月華報,一九八七年七月印行)
  2. Trần Đức Lai - Người Nùng & Khu Tự Trị Hải Ninh Việt Nam (美國越南海寧軍政挍友會 –儂族與海寧自治區史略), Hôi Quân Cán Chính Hải Ninh, Foutain Valley, California, non-date (Bản chữ Việt Nam và bản chữ Trung Hoa đóng bìa chung).
  3. Global Strategy - 5th Division, available from http://www.globalsecurity.org/military/world/vietnam/rvn-arvn-5-div.htm (accessed 10 Nov 2016)

Phụ Lục:








Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen