Seiten

Sonntag, 31. Januar 2021

NGƯỜI THƯ KÝ CỦA HITLER

 Traudlb Junge là một phụ nữ đơn giản và khiêm tốn đến từ một miền quê nước Đức. Cha mất sớm và những khó khăn tài chính không cho phép cô theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật mà cô hằng mong muốn. Một sự tình cờ đưa cô đến Berlin, nhờ một người chú giúp tìm việc làm, tham gia vào một cuộc thi đánh máy và thắng cuộc. Không lâu sau, một người đàn ông nhỏ nhẹ, thân thiện như một người chú gặp phỏng vấn cô để tuyển một thư ký riêng. Người này tên là Adolf Hitler, và ông thuê cô để thỉnh thoảng đánh máy theo những đoạn ghi âm ông cần.

Khi chiến tranh kết thúc và Hitler tự tử trong hầm trú ẩn Führerbunker, cô trở lại với thế giới bên ngoài, với thế giới thật. Một thế giới nằm trong đổ nát và tro bụi.
​Cô đã cố gắng trốn xuống miền Nam Đức, nhưng rồi bị người Nga bắt ở Berlin. Nhưng cô vẫn chưa từng bao giờ là thành viên của Nazi, nên sớm được phóng thích và tiếp tục sống ở Munich.  
Picture 
Không lâu sau, cô được thăm bia mộ của Die Weisse Rose (The White Rose), một nhóm Đức đối kháng tại Munich đã bị Nazi giết đến người cuối cùng. Đọc những dòng chữ khắc trên bia mộ, cô bị sốc khi nhận ra rằng đa số những người chết đó đều sinh cùng một năm với mình: 1920. Cùng lúc đó cô nhận ra rằng đối với cô, đối với thế hệ của cô, chẳng có cách nào lẩn trốn sau những viện cớ. Những người trong nhóm Die Weisse Rose ngang tầm tuổi cô. Họ chỉ khác nhau ở chỗ những người ấy đã thực hiện một lựa chọn có ý thức, là điều mà cô đã chưa bao giờ làm.
Cô nhận ra rằng tất cả những gì mình đã làm, mình đã dự phần vào, xét cho cùng thật sự là trách nhiệm của mình, không thể đổ lỗi cho “số mệnh của thế hệ” được. Cô không  trả lời phỏng vấn của bất kỳ ai cho đến tận khi sắp chết. Khi ấy, cô mở tâm sự với André Heller, một nghệ sĩ nổi tiếng người Áo. Vài ngày trước khi buổi phỏng vấn này được phát thanh, cô nói với ông rằng chỉ đến bây giờ - năm mươi năm sau vụ việc - cuối cùng cô mới có thể tự tha thứ cho chính mình. Ngày buổi phỏng vấn được phát sóng cũng là ngày cô chết.
Những mô tả của cô về những tuần cuối cùng trốn trong bunker cùng với Hitler cực kỳ thú vị ở chỗ chúng vô cùng chính xác và rõ ràng. Khi ấy dường như tâm trí, trí nhớ của cô hoạt động hoàn hảo như một máy quay phim. Cô nhớ rất nhiều sự kiện đến từng chi tiết nhỏ. Đồng thời cô cũng là người rất biết tự quan sát bản thân mình: cô biết đâu là những lỗ hổng khi mình không thể gợi nhớ được những hình ảnh của quá khứ. Và đây là những lời Traudlb Junge kể về cuộc hành trình kỳ lạ bầu bạn cùng Hitler trong hầm trú ẩn.
Sau những bức tường dày 11m, bom dội vào họ từ bên trái, bên phải, trên đầu. Hồng quân chỉ cách họ một vài rào cản cuối cùng. Từ hùng cứ hầu như toàn bộ châu Âu, quân đội của  Hitler đã đi đến chỗ hoàn toàn sụp đổ. Vậy mà, bất chấp tiếng bom rền và những thông tin gây bối rối đó, nhiều người bên trong hầm trú ẩn vẫn tiếp tục giữ vững thế giới ảo tưởng đầy hy vọng của họ. Họ hoàn toàn sống theo những khung suy nghĩ cũ, không cách nào nhìn nhận được sự thật. Bom đạn khói lửa không đủ mạnh để chọc thủng những phòng tuyến của chính tâm trí con người. Dù Hitler đã từng bảo Traudlb rời đi, cô vẫn từ chối. Suy ngẫm lại sự kiện kỳ lạ đó, cô nói: Tôi đã sợ phải rời khỏi sự an toàn phía trong hầm trú ẩn.
Đó chính là sức mạnh của sự mê mờ và cố chấp: chúng giữ chặt chúng ta bên trong những bức tường dày của tâm trí, không cho phép chúng ta kết nối với điều đang thực sự xảy ra ở thế giới bên ngoài. Việc Traudlb và những người khác tiếp tục ở lì lại vào những ngày cuối cùng thật vô cùng khó hiểu. Chính xác là cơ chế nào đã khóa chặt họ như vậy? Một cách để rút ra ý nghĩa từ bí ẩn này là hình dung những con người ấy đã bị kìm giữ trong bóng tối của mê mờ, thứ bóng tối làm tê liệt tâm trí, trái tim và lòng can đảm. Traudlb đã bị mất kết nối với con người thật của mình, bị cuốn vào chữ U ngược, Vắng mặt, một tình trạng xã hội bệnh hoạn.
Tải về (downloading): 
Traudlb mô tả cuộc sống trong hầm trú ẩn với rất nhiều chi tiết, cho chúng ta thấy những người trong đó tiếp tục những hoạt động sống thông thường như thể họ là những người máy. Họ tiếp tục có những bữa trà chiều, thậm chí còn tổ chức cả đám cưới giữa Hitler và Eva Braun (hai ngày trước vụ tự tử). Họ long trọng sống trong một tình cảnh hoàn toàn đứt kết nối với thế giới thực.
Mê mờ ( Không nhìn thấy - not seeing):
“Tôi bị đóng sau những bức tường, cách ly khỏi những thông tin mà tôi cần để có thể hiểu điều gì đang xảy ra. Lúc đầu, khi tôi đến hầm trú ẩn, tôi tưởng rằng mình đã đến sát nguồn của thông tin quan trọng. Chỉ về sau này tôi mới hiểu khi đó tôi đã bước vào điểm mù.”
Cố chấp và vô cảm (desensing):
Trong những năm cuối cùng của chiến tranh, Hitler luôn luôn du hành trên một xe lửa đặc biệt với những màn cửa luôn đóng kín để không mảy may nhìn thấy những tàn phá của chiến tranh. Tài xế của Hitler được lệnh luôn tìm những con đường đi qua những cảnh ít đổ nát nhất. Hitler cũng không muốn có hoa trong hầm trú ẩn, vì “tôi không muốn ở cạnh những xác chết”. Mỉa mai thay. Người đàn ông đã gây ra cái chết của năm mươi lăm triệu con người lại từ chối ở bên cạnh những bông hoa vì "không ưa sự chết". 
Vắng mặt (absencing):
Traudlb không thể nhớ được những cảm xúc của mình vào những ngày cuối cùng. trong trí nhớ của cô, thường ngày sắc sảo như máy quay phim, dường như đụng phải những hố đen liên quan đến cảm xúc vào những ngày đó. Như thể toàn bộ cảm xúc đã bị xóa đi, hay bị đông cứng sâu bên trong lòng con người. Cô tả mình hành xử như cái máy không hồn, thực hiện những công việc hằng ngày đều đặn, bị nứt kết nối không chỉ với những sự kiện thảm họa bên ngoài mà còn với chính bản thân mình nữa. “Chúng tôi như những người máy. Tôi không nhớ mình có cảm xúc nào cả, như thể tôi bơi trong một khoảng giữa những hiện thực, và không còn là mình.”
Tự lừa mình (self-deluding):
Cả nhóm trong hầm trú ẩn mang những hình ảnh về hiện thực hoàn toàn khác với hiện thực bên ngoài và tương lai đang dần trải ra trước mắt. Rất nhiều cuộc họp được mở ra, bàn cãi trên những tiền đề hoàn toàn là ảo tưởng, và bởi thế không đi đến đâu cả. 
Trong trạng thái này, người ta không nhìn thấy mình là nguyên nhân của vấn đề, chỉ đổ lỗi cho người khác hoặc cho hoàn cảnh (blaming)
Phá thai (Aborting):
Ngược lại với việc tạo mẫu thử nghiệm là tìm cách đỡ cho tương lai ra đời, trong chữ U ngược, con người kết liễu và giết chết tương lai.
Cụ thể, người ta thử nghiệm Cyanide trên chó và  giết con chó trước tiên, sau đó là giết tất cả bọn trẻ, và lần lượt nhiều người tự sát trước khi Hồng Quân kịp đến.
Hủy diệt (Destroying - Annihilating):
​Sau khi Hitler đã tự sát, Traudlb kể rằng tất cả những người còn lại lặng lẽ ngồi cạnh nhau như những con rối mà người điều khiển đã buông dây và biến mất.
Những người quanh Hitler đã bị bẫy trong chữ U ngược, xoay quanh: tải về, tự che mắt, vô cảm, vắng mặt, tự lừa mình, phá thai, và phá hủy.
Chữ U vắng mặt (absencing) là chữ U phá hủy. Chữ U hiện diện (presencing) là chữ U tạo tác. Cả hai đều có tính chất tự củng cố chính mình. Chữ U tạo tác kích hoạt ba công cụ quyền lực là tâm trí mở (open mind), trái tim mở (open mind), và ý chí mở (open will). Ngược lại, chữ U vắng mặt có biểu hiện bệnh hoạn là bị gắn chặt với một sự thật, tâm trí đóng trong sự mù quáng;trói chặt trong sự lạnh lùng, kiêu ngạo kèm ghét bỏ;và ý chí cũng đóng quanh bạo lực và khắc nghiệt. Tóm lại, chữ U ngược mang đầy đủ những đặc điểm cốt lõi của những chế độ bảo thủ.

Đối với Traudlb, một câu hỏi vẫn cấn cái trong lòng cần được trả lời: Vì sao tôi đã không rời đi?
Sở dĩ cô không ra đi là vì đó là phản ứng của một người bị cuốn vào vòng xoáy Vắng mặt trong trải nghiệm của chính mình. Điều tương tự đang xảy ra ở quy mô lớn trên toàn thế giới. Với tâm trí đóng, trái tim đóng trong sợ hãi, xã hội loài người đang có biểu hiện bệnh hoạn và dần đi đến phá hủy. Cơ chế này thường gặp khi loài người bị đứng trước những trở ngại quá nghiêm trọng, khiến họ sững sờ, bị đóng lại và bị đứt kết nối.
Tình trạng tương tự có thể đột ngột đến với chúng ta bất chấp trước đó ta đã từng tỉnh thức. Chỉ cần chúng ta bị mất kết nối với sự chú tâm đến hiện thực, không quan tâm tới người khác, và để cái ngã của mình trở nên to nặng.
Người thư ký của Hitler bị chia cách khỏi hiện thực một cách rất dễ thấy sau bức tường dày 11 mét.
Đối với chúng ta, sự chia cách có thể không dễ dàng thấy như vậy.
Không ai dễ dàng nhìn thấy mình đang ở trong một điểm mù.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen