Seiten

Donnerstag, 7. Januar 2021

LỰC LƯỢNG HOA KỲ VÀ ĐỒNG MINH TRONG CUỘC CHIẾN VIỆT NAM


Đôi lời thưa trước : Nguyên là một trong những Sĩ Quan Liên Lạc quân số thuộc Đại Đội Tổng Hành Dinh Quân Đoàn I / Quân Khu 1 (thặng số Sĩ Quan Liên Lạc) được bổ nhiệm theo các các đơn vị tác chiến hành quân của Quân Lực Hoa Kỳ tại Quân Đoàn I / Quân Khu I qua các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ: Tiểu Đoàn 1/7 Trung Đoàn 7 (hành quân vùng Chu Lai, Quảng Ngãi và Quảng Tín); Tiểu Đoàn 3/1 Trung Đoàn 1 (hành quân vùng Hòa Vang, Điện Bàn Quảng Nam); Tiểu Đoàn 2/5 Trung Đoàn 5 (vùng An Hòa, Nông Sơn, Đức Dục, Quảng Nam); Tiểu Đoàn 1 Thám Sát Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến (hành quân vùng Thượng Đức); Tiểu Đoàn 2/26 Trung Đoàn 26 (hành quân vùng Gio Linh, Đông Hà, Khe Sanh, Cà Lu, Lao Bảo Quảng Trị), Sĩ quan Liên Lạc Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến Đại Hàn (Lữ Đoàn Thanh Long), hành quân vùng Cẩm Hà, Gò Nổi, Hội An, Quảng Nam; Trưởng Toán Sĩ Quan Liên Lạc Trung Đoàn 5TQLC (Khu Kỹ Nghệ An Hòa và mỏ than Nông Sơn); Trung Đoàn 26 TQLC (Phước Tường Đà Nẵng); Lữ Đoàn 2 Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ (Camp Evans) hành quân vùng A Shau Thừa Thiên); Lữ Đoàn 1 Sư Đoàn 5 Cơ Giới kiêm Trưởng Toán Sĩ Quan Liên Lạc Liên Đoàn 108 Pháo Binh (Căn cứ Ái Tử, Quảng Trị). Khi đơn vị rút về nước về làm sĩ Quan Phụ tá Trưởng Toán Sĩ quan Liên Lạc Sư Đoàn 101 Nhảy Dù (Camp Eagle). Sư Đoàn 101 rời khỏi Việt Nam về phục vụ Lữ Đoàn 196 Khinh Binh Hoa Kỳ và làm Sĩ quan Liên lạc Tiểu Đoàn 2/1, bảo vệ phi trường Phú Bài (Huế) cho đến khi Tiểu Đoàn tác chiến cuối cùng này về nước ngày 5-5-1972. Trở về trình diện Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I được bổ nhiệm về Trung Tâm Tình Báo Mục Tiêu, Ban Không ảnh thuộc Phòng 2 Quân Đoàn I và phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I, thành Nội Huếtrong chiến dịch hành quân tái chiếm cổ thành Quảng Trị. Trong suốt thời gian trải dài theo các đơn vị tác chiến của Hoa Kỳ (ăn, ở, ngủ, sinh hoạt và hành quân, theo các đơn vị được bổnhiệm và mỗi tháng chỉ trở về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn lãnh lương). Một lần được thăng cấp đặc cách, nhận 2 Chiến Thương Bội Tinh sau 2 lần bị thương trong chiến trận, và 3 Anh Dũng Bội Tinh (1 ngôi sao vàng, 1 ngôi sao bạc và 1 ngôi sao đồng) cùng những huy chương khác nhưTham Mưu Bội Tinh, Danh Dự Bội Tinh, Quân Phong Bội Tinh, Quân Vụ Bội Tinh, chiến Dịch Bội Tinh ... và bằng Tưởng Lục của Quân Lực Hoa Kỳ. Được Thuyên chuyển về Cục An Ninh Quân Đội làm việc tại Khối Phản Tình Báo rồi Khối Phòng Gian Bảo Mật. Chức vụ cuối cùng là Trưởng Phòng Huấn Dưỡng Trại An Dưỡng Quân Đội Trung Ương, Cục An Ninh Quân Đội, SàiGòn. Như vậy nếu so với các quân nhân tác chiến khác của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì chẳng thấm tháp là bao mà kể lể về cái “Tôi xấu xí” của mình ra cho dài dòng văn tự chẳng ích lợi gì. Nhưng phải viết để có cơ sở khẳng định với các chiến hữu và quý độc giả những điểm chính yếu sau đây:
1- Hoa Kỳ không những đã hao tốn tiền bạc lên tới 134.453 tỷ Mỹ kim (thời giá 1965-1972 tương đương 1,020 tỷ Mỹ Kim năm 2015) và ngay cả mạng sống của trên 58,200 quân nhân tử vong; trong đó có ít nhất 21,000 quân nhân bị tàn phế vĩnh viễn trong số 153,330 quân nhân bị thương nặng cùng với 1,596 quân nhân mất tích ( Theo năm 2013, chính phủ Hoa Kỳ đã phải chi trả tiền cựu chiến binh Việt Nam và của gia đình hoặc những người sống sót nhiều hơn 22 tỷ đô  la một năm) mà đến nay sau 40 năm kết thúc cuộc chiến vẫn chưa rõ. Họ đã chiến đấu thật can trường, hào hùng, dũng cảm, luôn kề vai sát cánh với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong gian khổ cũng như lúc gian nguy để rồi khi hồi hương trở lại Hoa Kỳ, họ lại bị chính nhân dân Hoa Kỳ đối xử ruồng bỏ, lạnh nhạt, rè bỉu thì thử hỏi bản thân, thân nhân, gia đình, bạn bè vànhất là vong linh những chiến sĩ đã hy sinh còn đau đớn, xót xa, tủi hổ biết dường nào. Đối với người Việt chúng ta cũng vậy không có gia đình nào là không có người thân bị mất mát trong cuộc chiến chúng ta mới thực sự thấu hiểu nỗi thương đau tột cùng của gia đình các cựu chiến binh Hoa Kỳ vào thời gian đó. Chúng ta chính là những nhân chứng sống có bổn phận phải kểlại cho con cháu và thế hệ nối tiếp biết và hiểu những gương hy sinh, những trận đánh hiển hách đầy can trường và kiêu hãnh của người lính Việt Nam Cộng Hòa trong thời chinh chiến đã không gục ngã nơi trận địa trên quê hương mà ở ngay tại Quốc Hội Hoa Kỳ này. Trong lao tù Cộng sản, cho dù chúng ta bị bên “thắng cuộc” hành hạ, tù đầy, sỉ nhục trong lao động khổsai từ Nam ra Bắc, cửa nát nhà tan, chứng kiến tận mắt những đồng đội chết thảm như thế nào, nhưng vẫn không thiếu những hình ảnh những người tù bất khuất thà chết vinh hơn sống nhục. Và khi may mắn còn sống ra tù thì bệnh hoạn, thân thể như những con cò ma ốm yếu, tàn tạ chứ không như các “nhà đối kháng chế độ” hay “tù nhân lương tâm” của Cộng sản ngày nay vừa bước chân ra khỏi nhà tù được đưa thẳng qua Hoa Kỳ mà mập mạp, khoẻ mạnh đã thế lại còn vênh váo, khoe mẽ tuyên bố, tuyên mẹ đòi dạy khôn, lên mặt dạy đời và coi thường lá cờ Tổ quốc, hồn thiêng sông núi của chúng ta.
Nhà văn Yung Krall, tác giả Thousand Tears Falling, đã dựa vào những tài liệu của Quốc tế, liệt kê và sơ kết ra con số sau:Từ 1975 dến 1987: “- Đày đi tù cải tạo: 1,040,000; - Chết trong tù cải tạo 95,000; - Cộng sản tử hình hơn 100,000; - Đày ải hơn 100,000 người đi Vùng Kinh Tế Mới; - Vượt biên chết trên biển 500,000; Con số người Việt chết vì Cộng Sản sau khi "hòa bình" lập lại gần 750,000 người Việt Nam. Một hậu chiến đầy tù đày và chết chóc dù tiếng súng không còn.”
- Qua 40 năm kể từ ngày Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam dưới chiêu bài “Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào” đến nay, các tài liệu đã và đang được giải mật của Hoa Kỳ cũng như Thế Giới Tự Do và Cộng sản, thử hỏi có centimet vuông đất hay biển của lãnh thổ Việt Nam nào Hoa Kỳ chiếm của Việt Nam chưa? Hay chúng ta chỉ thấy những hội nghị, công hàm, văn kiện nhường đất, bán biển và hải đảo cho Tàu cộng. Xã hội Việt Nam hiện nay đã ‘ tiến mau, tiến mạnh, tiến vững chắc” tới tận cùng của địa ngục chưa? Luân thường, đạo lý truyền thống dân tộc qua hơn 4,000 năm dựng và giữ nước của tổ tiên, ông bà, cha mẹ của biết bao thế hệ mà nay đã bị đảo lộn hủy diệt như thế nào chưa? Hỏi tức là trả lời. Đúng 50 năm trước, ngày 8 tháng 7 năm 1965, Tổng Thống Johnson đã ban hành Sắc Lệnh, trao tặng Vietnam Services Medal cho tất cả những người Mỹ tham chiến tại Việt Nam. 50 năm sau, ngày 8 tháng 7 năm 2015, bốn hôm sau Lễ Độc Lập July 4th, Quốc Hội Hoa Kỳlần đầu tiên tổ chức buổi lễ kỷ niệm chính thức, mời những cựu Chiến binh Hoa Kỳ thuộc các Binh chủng từng chiến đấu ở Việt Nam từ đầu thập niên 1960, để nói lên lời cảm ơn đồng thời  ghi nhận sự hy sinh cao cả của những lính chiến đó. tại Capitol Visitor Center thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ, chính phủ Mỹ đã long trọng tổ chức Lễ Vinh Danh Tri Ân hơn 9 triệu quân nhân Mỹ đã chiến đấu, trong đó có 58,000 quân nhân Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến chống Cộng sản Bắc Việt tại Việt Nam. Đây là sự kiện được bảo trợ bởi các viên chức Hành Pháp hàng đầu như đương kim Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Ashton Carter, Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel. Phía Lập Pháp có các vị dân cử thuộc lưỡng đảng trong Quốc Hội như Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner, Thượng Nghị Sĩ Mitch McCornell, Thượng Nghị Sĩ Harry Reid, nữ Dân Biểu Nancy Pelosi cùng một số đại diện dân cử các Tiểu Bang Virginia, Connecticut, Florida, Georgia...
Thượng Nghị Sĩ John McCain, cựu phi công thời chiến Việt Nam mà máy bay ông lái bị bắn rơi tại miền Bắc và ông đã bị tù 5 năm trong Hỏa Lò ở Hà Nội, phát biểu, : “Khi tôi trở về nước trong tư cách một tù nhân chiến tranh thì may mắn tôi đã không bị sự đón tiếp lạnh nhạt như những cựu chiến binh đồng đội của tôi trở về từ Việt Nam trước đó. Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn ước mong giá mà họ trở về và được đón tiếp được vinh danh như những người con đi xa đã phục vụ cho tổ quốc của mình. Về sự kiện hôm nay, điều đáng chú ý tôi muốn nói là đã có một số viên chức Việt Nam đến văn phòng của tôi ngày hôm nay, có nghĩa là quan hệ Viêt Nam Hoa Kỳ đã thực sự thăng tiến một phần không chỉ do sự đe dọa từ phía Trung Quốc mà chính là nhờ sự hòa giải chẳng khác nào buổi tưởng niệm 50 năm chiến tranh Việt Nam với các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam hôm nay.”
Cựu chiến binh Charles Goodin: “Năm 1968 tôi đóng quân tại một nơi có tên là làng  Phong Điền. Đến năm 1969 thì tôi ra Đà Nẵng, nghĩa là bất cứ nơi nào tôi phải đi, những căn cứ Không Quân xa gần. Tôi cảm kích về sự kiện hôm nay, chưa hiểu chuyện gì sắp xảy ra nhưng hãy cứ đợi xem sao. Tôi thực sự ngạc nhiên nhưng cũng thật tự hào có mặt ở đây hôm nay.” Cựu chiến binh Ben Petrone ngồi trên xe lăn do vợ đẩy, chừng như không dấu được nỗi xúc động: “Thật tuyệt vời, cảm ơn rất nhiều, không gì có thể so sánh được. Sau một thời gian dài thì bây giờ tôi chỉ có thể nói được rằng trước kia nhiều người Mỹ đã hiểu sai về cuộc chiến Việt Nam mà chúng tôi là những người từng tham chiến. Đáng tiếc những người phản chiến đó đã bị hướng dẫn thông tin một cách sai lạc.” Tiếp lời chồng, bà vợ cựu chiến binh Ben Petrone: “Tôi lấy làm tự hào và cảm kích nữa khi có mặt nơi đây, bởi vì tôi nhớ lại hồi thập niên 60s trở đi những người lính trẻ trở về từ Việt Nam, trong đó có chồng tôi, đã bị đối xử bất công như thếnào. Với tôi, khi đó mọi sự đáng lẽ không nên diễn ra một cách tồi tệ như vậy, cho nên cảm tưởng hôm nay là một sự bù đắp rất đáng có.” Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter, trước khi giới thiệu đến mọi người vị tiền nhiệm của ông là Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel, một cựu chiến binh trở về từ cuộc chiến Việt Nam mấy chục năm trước.
Cảm tưởng của những cựu chiến binh sau buổi lễ kỷ niệm 50 năm Quân Đội Mỹ tham gia cuộc chiến Việt Nam như thế nào. Ông Jeff Dombroff, đến từ Warrington, Virginia:“Năm nay tôi đã 71 rồi, lúc đó tôi là phi công Đoàn Trực Thăng Vận Hoa Kỳ ở Việt Nam. Tôi trở về nước năm 1968, đúng vào năm xảy ra vụ tổng công kích của Hà Nội ở Huế. Phải nói là muộn quá, tôi tin rằng chúng tôi là những cựu chiến binh đích thực trước khi danh xưng này trở thành thời thượng. Bây giờ mới được ghi nhận thì quả là có phần muộn màng để mà nhớ lại hàng trăm hàng ngàn lính chiến Mỹ đã tới Việt Nam để giúp đỡ và chiến đấu cho tự do và đã hy sinh ở đó.
Sau cùng thì giới chức cao cấp nhất trong chính phủ Hoa Kỳ cũng đã bày tỏ lòng tri ân đối với những người đã phục vụ trong cuộc chiến ở Việt Nam. Tôi nhắc lại là đã có phần trễ nải lắm  rồi nhưng theo lời những diễn giả phát biểu hôm nay rằng dù muộn còn hơn không thì tôi cũng phải nói lời cảm ơn đối với họ.”
Cựu binh sĩ Stacey Smith, phi công trực thăng ở chiến trường Việt Nam từ 1970 đến 1971, căn cứ Không Quân Cần Thơ: “Không có gì, cảm ơn về sự ghi nhận, muộn quá rồi nhưng dù sao chúng tôi cũng mang ơn quí vị. Khi đó chúng tôi là những người lính trẻ có một nhiệm vụ phải hoàn thành, phải làm tất cả những gì tốt nhất trong trách nhiệm của mình. Tôi đã nghe những diễn giả hôm nay nói rằng trách nhiệm mà chúng tôi cưu mang lúc đó trong cuộc chiến Việt Nam là những gì không thể thay thế, không thể diễn tả mà chỉ có thể cảm nhận, hiểu và tri ân.  Thực sự chiến tranh không phải chuyện vui mà nó là điều người lính chiến phải nhận lãnh và khi đất nước kêu gọi thì chúng tôi phải đáp lời.”
Cựu chiến binh Howard Garder: “Tôi phục vụ ở Việt Nam năm 1975 thời gian rất gần cuộc di tản khi Saigon thất thủ. Hôm nay tôi thấy mình cần ngỏ lời cảm ơn vì được tri ân vừa cảm thấy nhớ đồng đội của mình thật nhiều. 50 năm rồi còn gì, nhiều đồng đội nam nữ của chúng tôi không còn sống để đến với sự kiện này mà đáng lẽ phải diễn ra sớm hơn. Tuy nhiên điều an ủi là có một số gia đình vợ con các cựu chiến binh còn sống hay quá cố được mời tới đây và được nghe những viên chức chính phủ ghi nhận công lao cùng sự hy sinh của cha ông mình.” Và đây là nguyên văn lời phát biểu của tên Tổng bí thư Việt cộng tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS - Center for Strategic and International Studies) của Hoa Kỳ, cùng thời điểm mà Quốc Hội tổ chức buổi lễ Vinh Danh các Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ. Nguyễn phú Trọng đã nịnh bợ Mỹ một cách hèn hạ và vô liêm sỉ tới độ cố tình tuyên bố một cách lấp liếm:“Chiến tranh Việt Nam không phải là cuộc chiến tranh nhằm chống lại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ”. Tuyên bố như vậy, rõ ràng Nguyễn phú Trọng đã bất chấp những thực tế, chính Việt cộng đã rêu rao hàng chục năm cái gọi là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước”; chính Hồ chí Minh đã viết “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, chính Việt cộng đã phong tặng cho hàng ngàn Việt cộng danh hiệu “dũng sĩ diệt Mỹ”, trong đó có tên Thủ tướng Việt cộng đương nhiệm  Nguyễn tấn Dũng; và trong số hơn 58 ngàn quân nhân hy sinh tại Việt Nam, đã có không biết bao nhiêu người chết vì bom mìn của quân khủng bố Việt cộng, trong đó có những tên khủng bố nay trở thành thủ lãnh băng đảng Việt cộng như Việt cộng Nguyễn phú Trọng. Giờ đây chúng ta là những cựu Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa, mặc dù đời sống đã ổn định, con cái đãthành danh, có địa vị trong xã hội Hoa Kỳ cũng như các nước khác trên thế giới tự do, chúng ta vẫn còn nặng trĩu món nợ chưa trả với đồng đội đã hy sinh nằm xuống cho chúng ta sống, mà mồ mả bị chúng lăng nhục, phá hủy; những thương phế binh, cô nhi quả phụ cũng vẫn lầm lũi, quằn quại trong cuộc sống thiếu thốn và bị bạc đãi nơi quê nhà.
2- Do đó điều khẳng định thứ hai mà tôi muốn viết là cho dù các chính phủ, các chính khách, các chính trị gia có vì quyền lợi, thế lực, có thể xoay chuyển như thế nào đi nữa thì nócũng chỉ mang tính cách giai đoạn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó mà thôi chứkhông trường tồn, vĩnh cửu vì không phải là chân lý và chính nghĩa. Trái lại, sự chiến đấu quả cảm cùng hy sinh tính mạng của người lính Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa luôn được tri ân và sáng ngời muôn đời trong sử sách nói chung và trong lòng người dân Việt yêu tự do, yêu hòa bình nói riêng vậy. Họ đã xả thân để bảo vệ Tổ quốc, cho sự an bình của dân tộc màcòn đóng góp chung cho nền hòa bình thế giới.
3- Để các chiến hữu, đồng bào cùng con cháu và các thế hệ kế tiếp hiểu rõ và có một cái nhìn tổng thể về các đơn vị của Quân Lực Hoa Kỳ và Đồng Minh đã từng tham gia chiến đấu với chúng ta và đã chịu đựng những tổn thất không nhỏ trong cuộc chiến. Bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, sơ xuất vì trí nhớ đã về chiều và trang giấy có hạn còn dành cho những bài viết khác mong các chiến hữu và độc giả thông cảm.
4- Sau cùng chân thành cám ơn các Cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, Các tác giả những bài viết về cuộc chiến mà tôi trích dẫn ra để tổng hợp trong bài viết dưới đây. Đặc biệt chân thành cám ơn:
- Trung Tá Hạ Bá Chung, nguyên Trưởng Khối Sĩ Quan Liên Lạc Quân Đoàn XXIV cạnh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu I, thượng cấp của tôi cùng các Bạn Sĩ Quan Liên Lạc luôn động viên, khích lệ tinh thần để viết vì chưa thấy có bài viết nào nói về điều này.
- Trung Tá Vũ Trọng Mục, Chủ tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, Nam California và Hội Đồng Chấp Hành đồng ý để đăng vào Xuân Trách Nhiệm Bính Thân 2016.
- Các Vị Niên Trưởng trong Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Nam California  và chiến hữu Nguyễn Văn Thanh, Cựu Chủ Tịch Khu Hội đã gợi ý đặt chủ đề cho Xuân Trách Nhiệm 2016 : 40 năm nhìn lại nên tôi mới có dịp khơi lại trí nhớ viết về tài này theo đúng với chủ đề của báo. Trần Thế Cung
***
 Cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh tốn kém chỉ đứng  sau tốn phí của Đệ Nhị Thế chiến. Hoa Kỳ đã viện trợ ồ ạt cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng như gởi quân trực tiếp tham chiến, hoạch định và điều khiển các chiến lược chiến tranh. Tổng số kinh phí lên tới 134.453 tỷ Mỹ kim (gồm: Chi phí về quân sự 111 tỷ Mỹ Kim + 16.138 tỷ Viện trợ quân sự + 7.315 tỷ Viện trợ Kinh tế). So với thời giá bây giờ (năm 2015) mà các nhà chiết toán về tài chánh đã tính thì tương đương với 1,020 tỷ Mỹ Kim.
Với khoảng trên dưới 4 triệu người Hoa Kỳ phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, một số 1,5 triệu người trong số họ thực sự tham gia chiến đấu tại Việt Nam (nhưng theo James E. Westheider thì cao điểm của sự tham gia của Mỹ vào năm 1968, ví dụ, đã có 543,000 quân nhân Mỹ tại Việt Nam, nhưng duy nhất 80,000 được coi là quân đội chiến đấu). Phía Hoa Kỳ đã có 58,220 quân nhân thiệt mạng (trong số này đã kể luôn 10,824 quân nhân tử vong tại Việt Nam bởi những lý do khác nhau), 305,000 quân nhân bị thương trong đó có 153,330 bị thương nặng. Quân Đồng Minh tử thương khoảng 6,000 quân nhân. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có 316,000 quân nhân tử trận. Quân Cộng sản có 800,000 chết, 300,000 người mất tích và bị thương khoảng 600,000 người.
Lực lượng hai bên vào lúc cao điểm của cuộc chiến:
-Hoa Kỳ : 536,100 quân nhân
-Việt Nam Cộng Hòa: Hơn một triệu quân kể cả Địa Phương Quân
-Quân chính qui Bắc Việt: Ước lượng khoảng gần 300,000 người.
- Quân Việt cộng (MTGPMN): Trước Mậu thân 1968 có khoảng 80,000 đến thập niên 70 chỉ còn khoảng trên dưới 20,000 người.
- Dữ liệu tổn thất của Cộng quân đã được miền Bắc Việt Nam công bố qua Thông Cáo Báo Chí gởi tới cơ quan Agence France Presse (AFP) ngày 3 tháng 4 năm 1995, ngày “kỷ niệm” 20 năm kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam như trên.
- Dữ liệu tổn thất của Quân Lực Hoa Kỳ được trích dẫn từ “the Combat Area Casualty File of 11/93, and The Adjutant General's Center (TAGCEN) file of 1981, available from the National Archives”
1: Con số 47,378 là số quân nhân tử thương trong lúc chiến đấu trong tổng số của 58,220 quân nhân mà có đến 10,824 quân nhân tử vong tại Việt Nam bởi những lý do khác nhau.
2: Con số 304,704 bị thương, nhưng chỉ có 153,329 quân nhân phải điều trị tại bệnh viện.
3: con số mất tích 2,338 này giảm dần và vẫn đang được tái xác định.4:114 quân nhân chết trong khi bị bắt giữ, giam cầm được tính luôn vào số 766 quân nhân.
(tính đến giữa năm 2015 vẫn còn 1,596 quân nhân chưa rõ)
4:114 quân nhân chết trong khi bị bắt giữ, giam cầm được tính luôn vào số 766 quân nhân.
5: Ngoài ra còn phải kể đến 101,511 Việt cộng ra Hồi chánh Thường dân chết trong cuộc chiến được ước lượng khoảng 300,000 người, (các tài liệu không
 Tổng số thương vong của Quân Đội Hoa Kỳ lên tới hơn 362 ngàn quân nhân, còn cao hơn cả số tổn thất trong Chiến Tranh Thái Bình Dương (khoảng 354,500 quân nhân) và Đệ Nhất ThếChiến (khoảng 320 ngàn quân nhân), và là số thương vong cao thứ nhì trong một cuộc chiến tranh đối với Hoa Kỳ. Tuy nhiên tỷ lệ quân nhân Hoa Kỳ tử vong được so với các cuộc chiến.  Tại Việt Nam, lần đầu tiên Hoa Kỳ trang bị rộng rãi các phương tiện cơ giới như xe bọc thép và nhất là trực thăng. Điều này khiến một khi quân nhân Hoa Kỳ bị thương nặng có thể được vận chuyển đến trạm phẫu thuật rất nhanh chóng (chỉ dưới 15 phút), cho phép hạn chế tỷ lệ tử vong của thương binh xuống đáng kể. Nếu như Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến Tranh Triều Tiên, trung bình cứ 3 lính Mỹ bị thương thì có 1 tử thương, thì tỷ lệ này ở Việt Nam là 6 lính Mỹ bị thương mới có 1 tử thương (tức giảm 1 nửa số quân nhân thiệt mạng so với trước). Thương vong của quân nhân Hoa Kỳ chia theo nguyên nhân
- 51% số tử vong và 16% số bị thương là do súng bộ binh như AK-47, SKC...
- 36% số tử vong và 65% số bị thương là do mảnh văng từ đạn pháo binh, súng cối, lựu đạn.
- 11% số tử vong và 15% số bị thương là do các loại bẫy treo và mìn
2% số bị thương gây ra bởi hầm chông, cọc nhọn...2% số tử vong và 2% số bị thương được gây ra bởi các phương tiện khácDiễn biến quan trọng trong cuộc chiến:
- Cuối năm 1964 quân Mỹ tại miền Nam chỉ có 21,353 cố vấn, nhưng năm 1965 đã tăng vọt lên 185,000 ngàn người, năm 1966 lên 385,000, năm 1967 lên 485,600 và năm 1968 tới đỉnh cao 536,100. Hoa Kỳ đã giúp Việt Nam Cộng Hòa đã bình định được miền Nam nhờ lực lượng hùng hậu, quân Cộng sản Bắc Việt bị thiệt hại nặng khoảng 350 ngàn cán binh trong những năm 1965, 1966, 1967 nhưng vẫn tiếp tục gia tăng xâm nhập từ miền Bắc. trong khi kế hoạch chiến tranh giới hạn của Tổng Thống Johnson chỉ cho “truy lùng và tiêu diệt” địch tại miền Nam, không cho đánh vào hậu cần của Cộng sản Bắc Việt bên kia biên giới Miên, Lào, chỉ phòng thủ mà không tấn công. Tổng Thống Johnson cho oanh tạc Bắc Việt từ 1964, ngày càng leo thang nhưng vẫn hạn chế mục tiêu, mục đích chỉ là để hăm dọa Bắc Việt để phải đàm phán nghiêm chỉnh.
- Năm 1965 là thời kỳ cao điểm của thuyết Domino chủ trương nếu mất Đông Dương sẽ mất cả Đông Nam Á như trong ván cờ domino. Tình hình miền Nam Việt Nam năm 1965 rất nguy kịch, trung bình một tuần mất một quận và một Tiểu Đoàn. Theo thăm dò của Viện Harris đại đa  số (78%) người Mỹ, lưỡng viện Quốc Hội ủng hộ chính phủ can thiệp vào Đông Dương. Tổng Thống Johnson ban lệnh đổ quân vào Việt Nam. Năm 1965 có 1,863 lính Mỹ tử trận tại miền Nam (kể cả những người tử trận cũng như những lý do khác), năm 1966 tăng lên 6,143 người,  năm 1967 lên 11,153 người, năm 1968 lên 16,592 người, từ 1965 tới 1968 có tất cả 35,751 người tử vong. Số lính Mỹ tử trận được truyền thông Mỹ thổi phồng khiến phong trào phản chiến ngày càng quyết liệt hơn. Như ta đã biết, cuộc chiến mới đầu được cả Quốc Hội và dân chúng Hoa Kỳ ủng hộ, nhưng từ từ giảm dần: Từ cuối năm 1965 tới cuối 1966 số người ủng hộ giảm từ 61% xuống 51% , từ đầu 1967 tới cuối năm giảm từ 52% xuống 46%, từ đầu 1968 tới tháng 10-1968 giảm từ 42% xuống còn 37% rồi chỉ còn 28% vào giữa năm 1971 (nguồn Wikipedia).  Sau trận “Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968” của Cộng quân, phong trào phản chiến bùng lên dữ dội, tỷ lệ ủng hộ tụt thang nhanh chóng, người dân Hoa Kỳ đòi chính phủ rút quân vềnước. Năm 1968 phản chiến chỉ là bất bạo động như biểu tình, đốt thẻ trưng binh nhưng sang năm 1969 khi Phó Tổng Thống Nixon (1953-1961- dưới thời Tổng Thống Eisenhower -) đắc cử Tổng Thống, các cuộc biểu tình phản chiến đã tiến tới bạo động, đổ máu, sinh viên bắn cảnh sát, đốt nhà, đập cửa kính, ném bom lớp học... Năm 1969-1970 có 1,800 cuộc chống đối biểu tình, 7,500 người bị bắt, 247 vụ đốt nhà, 462 người bị thương. Bạo lực lan ra toàn quốc.
- Ngày 18-3-1970 Thủ Tướng Lon Nol lật đổ Quốc vương Sihanouk đồng thời tấn công các lực lượng Cộng quân tại Kampuchia. Hoa Kỳ yểm trợ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mở cuộc hành quân tấn công sang lãnh thổ Kampuchia từ ngày 29-4-1970 tới 22 -7-1970 nhằm càn quét, tiêu diệt và phá hủy các căn cứ hậu cần của Cộng quân ngõ hầu Hoa Kỳ có thể rút quân về nước thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”. Kết quả đã đánh bại khoảng 40,000 quân Cộng sản, giết trên 10 ngàn, tịch thu được 22,890 vũ khí cá nhân, 2,500 vũ khí cộng đồng, phá hủy nhiều cơ sởquân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam Việt Nam. Trong khi tại Hoa Kỳ cuộc hành quân bị chống đối dữ dội, tính tới cuối tháng 5, khoảng 57% các đại học xá Mỹ tham gia biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. Bạo động, đốt nhà, quân đội sô sát với sinh viên dữ dội...
Tháng 1-1971 Tổng Thống Nixon ban lệnh hành quân cắt đường mòn Hồ Chí Minh, vì bị Quốc hội ngăn cản không cho chính phủ đưa quân đội Hoa Kỳ sang Lào, Tổng Thống Nixon giúp Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mở cuộc hành quân. Hoa Kỳ đảm nhiệm việc chuyên chở và yểm trợ phi pháo. Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa tiến sâu khoảng 20 dặm vào đất Lào theo đường số 9 để chiếm tỉnh Tchpone, nơi tập trung các tuyến đường xâm nhập của Cộng sản Bắc Việt, kế tiếp tiến sâu hơn vào vùng xung quanh để phá hủy các cơ sở Cộng quân. Cuộc hành quân “Lam Sơn 719” gồm các Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Sư Đoàn Dù, Liên đoàn 1 Biệt Động Quân và Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh. Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là lực lượng trừ bị bắt đầu khai diễn vào ngày 8-2-1971, quân số lúc nhiều nhất là 17,000 quân nhân. Lữ Đoàn 1 Sư Đoàn 5 Cơ Giới Hoa Kỳ và Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ phối hợp hành quân dọc theo biên giới Lào-Việt và phía Nam vùng Phi Quân Sự truy quét Cộng quân và bảo vệ lãnh thổ.
 Cuộc hành quân “Lam Sơn 719” chỉ thành công trong giai đoạn đầu, phá hủy được 405 xe vận tải, 106 chiến xa và nhiều kho quân trang, quân dụng, tiếp liệu. Lực Lượng Việt Nam Cộng Hòa chiếm được Tchpone nhưng không giữ được lâu, phải rút lui khi bị Bắc Việt đưa lực lượng đông đảo tấn công. Nhìn chung hai bên đều bị thiệt hại nặng. Phía Hoa Kỳ có hơn 200 quân nhân tử vong và mất tích, Việt Nam Cộng Hòa hơn 2,000 quân nhân hy sinh và mất tích, Bắc Việt khoảng hơn 10,000 người bị giết.
Ngày 30-3-1972, Cộng quân Bắc Việt đem 10 sư đoàn chính qui cùng với xe tăng đại bác tấn công đại qui mô miền Nam gồm 3 Sư đoàn bộ binh, 200 xe tăng T-54, nhiều đại bác 130 ly vượt qua khu phi quân sự cùng nhiều đơn vị khác theo đường số 9 Hạ Lào hướng về Huế, 2 Sư đoàn tiến về Kontum, 3 Sư đoàn từ Kampuchia tiến đánh Bình Long. Cộng quân tiến nhanh và chiếm ưu thế ngay, Quảng Trị mất cuối tháng tư 1972, An Lộc bị bao vây ngày 13-4, ngày 23-4 Kontum bị tấn công. Dân chúng chạy loạn bị pháo kích chết trên quốc lộ 1. Tổng Thống Nixon cho oanh tạc phía trên vĩ tuyến 17 và tập trung Hải Lục Không Quân yểm trợ Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 8-5-1972, Tổng Thống Nixon lên truyền hình, sau khi đã thông báo về cuộc tấn công xâm lược của Cộng sản Bắc Việt, Hoa Kỳ muốn đàm phán nhưng Bắc Việt không nghiêm chỉnh, ông sẽ ngăn chận cuộc tấn công xâm lăng. Khi ấy phong trào phản chiến và truyền thông chốngđối Tổng Thống Nixon dữ dội, một tờ báo cho đây là canh bạc tuyệt vọng. ông sẽ ngăn chận cuộc tấn công xâm lăng. Khi ấy phong trào phản chiến và truyền thông chống đối Tổng Thống Nixon dữ dội, một tờ báo cho đây là canh bạc tuyệt vọng.
Tháng 5 -1972, Bắc Việt đánh qui ước, lộ mục tiêu làm mồi cho B-52 và Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Tổng Thống Nixon khẳng định muốn xử dụng vũ lực và sẵn sàng chấp nhận hậu quả. Ông đã dùng hỏa lực vũ bão đánh Bắc Việt và đạt kết quả mỹ mãn. Tổng Thống Nixon cũng trưng dụng tối đa các chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội, hơn 400 pháo đài bay B-52 và khu trục cơ F-4 để oanh kích cả hai chiến trường Nam Bắc.
Trong tháng 11-1972 Hải Quân Hoa Kỳ đã pháo 16,000 tấn đạn xuống phía dưới khu phi quân sự và ném 155,000 tấn bom xuống miền Bắc, vì Cộng Sản Bắc Việt dàn quân đánh qui ước nên Hoa Kỳ đã xử dụng tối đa ưu thế của Không quân để đè bẹp. Cảng Hải Phòng một năm tiếp nhận 2.1 triệu tấn hàng gồm 85% quân dụng, vũ khí và 100% dầu, nhiên liệu, khi bị Hoa Kỳ phong tỏa thì không một chiếc tầu nào ra vào hải cảng được do đó các cuộc tấn công của Cộng quân đã bị khựng lại.
Tháng 6-1972, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu phản công, tại An Lộc các đơn vị trú phòng sau hơn hai tháng bị Cộng quân bao vây pháo kích ác liệt, nay được sự yểm trợ của Không Quân Hoa Kỳ, Các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu phản công, sau hai tuần đã giải tỏa thị xã.
Tháng 8 -1972 chiếm lại tỉnh Bình Long, cuối tháng 6-1972 Việt Nam Cộng Hòa tấn công mặt trận phía bắc, hơn hai tháng sau ba Sư Đoàn Việt Nam Cộng Hòa đã đẩy lùi 6 Sư đoàn Cộng sản Bắc Việt ra khỏi Quảng Trị. Quân đội Cộng Sản Bắc Việt bị đánh tan tác, 75% xe tăng bị bắn cháy, cán binh Cộng sản tử thương khoảng từ 70 ngàn tới 100 ngàn người.
Thất bại trong cuộc tổng công kích, Bắc Việt phải ngồi lại vào bàn hội nghị.
Hiệp Định Paris được ký ngày 27-1-1973 tại khách sạn Majestic. Hoa Kỳ bắt đầu rút quân 60,900 người năm 1969, năm 1970 rút 140,600 quân. năm 1971 rút 177,800 quân, năm 1972 rút 153,600 quân. Tổng Thống Nixon đưa ra hai kế hoạch để bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa: Viện trợ quân sự mỗi năm khoảng 2 tỷ đô la, yểm trợ oanh tạc B-52 nếu bị Bắc Việt tấn công vi phạm Hiệp Định nhưng các kế hoạch trên đã bị Quốc Hội Hoa Kỳ phá hỏng. Họ cắt giảm quân viện tối đa: năm 1973 hai tỷ mốt (2.1 tỷ), năm 1974 còn 1.4 tỷ, năm 1975 còn 700 triệu, đồng thời ra luật (tháng 8-1973) cắt mọi khoản ngân sách cho tất cả hoạt động quân sự tại Đông Dương. Quốc Hội Dân chủ cắt quân viện bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa.
Tháng 3-1975 Cộng sản Bắc Việt được Cộng sản Quốc Tế viện trợ quân sự dồi dào dốc toàn lực tấn công miền Nam Việt Nam, toàn bộ lực lượng khoảng 20 sư đoàn. Phần vì thiếu thốn tiếp liệu, đạn dược chỉ còn đủ xài trong một vài tháng, phần vì Tổng thống Thiệu sai lầm cho rút bỏ Cao nguyên khiến miền Nam sụp đổ nhanh chóng vào ngày 30-4-1975.
Tổn thất đầu tiên và cuối cùng của Hoa Kỳ
Dân sự Hoa Kỳ:
- 6 tháng 5 năm 1954, James 'Earthquake McGoon' McGovern và phi công phụ Wallace Buford chết tại Lào (bị pháo cao xạ Việt Minh bắn rơi tại trận Điện Biên Phủ.)
Quân sự Hoa Kỳ:
- 12 đến 15 tháng 5 năm 1975 — 41 quân nhân Hoa Kỳ chết và 41 quân nhân khác bị thương trong "Sự kiện Mayaguez" tại "Campuchia Dân chủ".
Tù binh chiến tranh
Tù binh chiến tranh đầu tiên bị bắt 26 tháng 12 năm 1961 - George F. Fryett là tù binh đầu tiên bị bắt và được thả vào tháng 6 năm 1962.
Tù binh chiến tranh cuối cùng bị bắt 27 tháng 1 năm 1973 - Phillip A. Kientzler là tù binh cuối cùng bị bắt và được thả vào ngày 27 tháng 3 năm 1973.
Tù binh chiến tranh bị Cộng sản Việt Nam giữ lâu nhất là 8 năm, 355 ngày- Floyd James Thompson bị bắt ngày 26 tháng 3 năm 1964 và được thả ngày 16 tháng 3 năm 1973. Chỉ thiếu 10 ngày là đủ 9 năm cũng là tù binh Hoa Kỳ bị bắt giữ lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Quân Đoàn I / Quân Khu I
Lực Lượng 9 Viễn Chinh Thủy Bộ và Lực Lượng III Thủy Bộ Hoa Kỳ
(9th Marine Expeditionary Brigade and III Marine Amphibious Force )
- Ngảy 8-3-1965, Lữ Đoàn 9 Viễn Chinh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (9th MEB), dưới sự chỉ huy của Chuẩn Tướng Frederick J. Karch, tới Đà Nẵng, Việt Nam. Lữ Đoàn gồm 2 Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, một đến bằng đường hàng không và một Tiểu Đoàn đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng.
- Ngày hôm sau, Lữ Đoàn 9 Viễn Chinh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (III MAB) nắm quyền kiểm soát và Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Nhiệm bao gồm Liên Đoàn 16 Không Quân Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Đà Nẵng, (Marine Aircraft Group – MAG -16). Đây là triển khai đầu tiên của một Tiểu Đoàn Bộ Binh chiến đấu của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Mặc dù nhiệm vụ của Lữ Đoàn 9 Viễn Chinh Thủy Quân Lục Chiến đã được hạn chế để bảo vệ căn cứ tại Đà Nẵng, nhưng phải hiểu rằng đây chính là mốc thời gian của Quân Đội Hoa Kỳ chuyển từ vai trò cố vấn chuyển sang trực tiếp tham chiến.
- Ngày 6-5-1965, Lữ đoàn 9 Viễn Chinh Thủy Quân Lục Chiến trở thành Lực Lượng III Thủy Bộ (III Marine Amphibious Force - III MAF-)
- Lực Lượng III Thủy Bộ (III MAF) gồm có Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (1st Marines Division), Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (3rd Marines Division), Không Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (1st Marines Aicraft Wing), và Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến Đại Hàn (Lữ Đoàn Thanh Long). Thiếu Tướng William R. Collins, Tư Lệnh Lực Lượng III Thủy Bộ (III MAF) kiêm nhiệm luôn chức Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
- Ngày 4-6-1965, Thiếu Tướng Lewis W. Walt thay thế Chuẩn Tướng Karch làm Tư Lệnh Lực Lượng III Thủy Bộ
- Ngày 24-5-1965 Tướng Keith B. Mc Cutcheon thay thế Tướng Paul J. Fontana, Tư Lệnh Không Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến đã được hình thành Không Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến (1st MAW) vào ngày 11-5-1965.
Vào thời gian này, Lực Lượng III Thủy Bộ (III MAF) đã thành lập ba căn cứ tại Đà Nẵng, Chu Lai và Phú Bài. Đồng thời chỉ huy và chịu trách nhiệm về tất cả mọi hoạt động quân sự của Quân Đội Hoa Kỳ tại Vùng I Chiến Thuật, gồm 5 tỉnh phía Bắc Việt Nam là các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi.
- Đến cuối tháng 6-1965, quân số đã lên đến hơn 18,000 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
- Tháng 4 năm 1971, III MAF rút khỏi Việt Nam trở về căn cứ Courtney, Okinawa và III MAB được tái hoạt động lại tại Đà Nẵng để chỉ huy và điều hành các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ còn ở lại tại Vùng I / Quân Khu I gồm : 13,600 Thủy Quân Lục Chiến của Trung Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến, 2 Liên Đoàn Không Quân : MAG-11 và MAG-16, trong khi chương trình kết hợp hành động giữa Thủy Quân Lục Chiến với các đơn vị thuộc các Tiểu Khu Việt Nam Cộng Hòa (CAG = Combined Action Group) được đình chỉ hoạt động.
- Tháng 6-1971, Sau khi các lực Lượng cuối cùng Bộ Binh và Không Quân Thủy Quân Lục Chiến hoàn tất việc rút quân, III MAB ngừng hoạt động và giải thể.
- Tháng 3-1972, Lợi dụng một số lớn đơn vị chiến đấu của Mỹ đã rút quân khỏi Việt Nam và muốn đo lường sức mạnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, ngày 30 tháng 3 năm 1972 quân Bắc Việt đã tràn qua vĩ tuyến 17 tấn công Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vùng Quảng Trị. Do đó lữ đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã có mặt tại Đệ Thất Hạm Đội Mỹ ngoài khơi Việt Nam được tái phối trí với quân số 5,200 người và 50 trực thăng chờ ngoài khơi nhưng chỉ có 893 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã đổ bộ vào đất liền với nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho Tòa Đại Sứ và phòng vệ các phi trường lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, Biên Hòa.
- Ngày 31 tháng 7 năm 1972 các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến này rút quân trở về lại Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ.
Quân Đoàn XXIV Hoa Kỳ
(XXIV Corps)
Đầu tháng 2-1968, nhằm thống nhất hệ thống Chỉ huy các đơn vị Hoa Kỳ trú đóng từ phía Bắc đèo Hải Vân ra đến phía Nam sông Bến Hải, Đại Tướng Westmoreland - Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ kiêm Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Yểm Trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV) đã cho thành lập ‘Bộ Chỉ Huy Tiền Phương MACV’ với danh hiệu theo tiếng Anh là (MACV FORWARD) đặt tại Phú Bài, thuộc Quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên (cách thành phố Huế 10 Km đường chim bay về phía Nam nẳm sát bên Quốc Lộ 1)
- Đầu tháng 3-1968, để nâng cao tầm mức hoạt động của Lực Lượng III Thủy Bộ Hoa Kỳ (III MAF, đang đặt Tổng Hành Dinh tại Đà Nẵng), Đại Tướng Westmoreland cho giải tán ‘MACV FORWARD’ và lập Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn ‘XXIV Lục Quân’. Ban đầu Quân Đoàn này có tên “Quân Đoàn Lâm thời” đặt dưới quyền điều động của Tư Lệnh Lực Lượng III Thủy Bộ (III MAF)
- Ngày 9 tháng 3 năm 1970, Khi các đơn vị của Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn XXIV, từ Phú Bài chuyển về Đà Nẵng (nơi mà trước đó là Tổng Hành Dinh của Lực Lượng III Thủy Bộ – III MAF -), và kể từ đó Quân Đoàn XXIV chính thức chịu trách nhiệm Tổng Chỉ Huy và điều động tất cả các lực lượng Hải-Lục-Không Quân Hoa Kỳ và Đồng Minh tại Quân Đoàn I / Vùng I Chiến Thuật gồm 5 tỉnh cực Bắc địa đầu giới tuyến là các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi cho đến ngày rút khỏi Việt Nam.
- Ngày 30-6-1972, Sau khi toàn bộ các đơn vị tác chiến của Quân Đoàn XXIV tại Quân Đoàn I / Quân Khu I rút khỏi Việt Nam và Bộ Chỉ Huy Yểm trợ Vùng I (IFRAC) được thành lập thay thế để yểm trợ Không quân và Hải pháo từ ngoài khợi của Đệ Thất Hạm Đội cho các đơn vị tác chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Quân Đoàn I / Quân Khu I.
- Riêng trong những tháng đầu năm 1971, Quân Đoàn XXIV được Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam giao nhiệm vụ yểm trợ cho cuộc hành quân Lam Sơn 719 (Hạ Lào) do Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh Quân Đoàn I / Vùng I Chiến Thuật Tổng Tư Lệnh Chỉ Huy cuộc hành quân. Đây là một cuộc hành quân mà sau khi kết thúc, các tổn thất trong giao tranh đã gây nhiều tranh cãi tại Hoa Kỳ. Đã có rất nhiều tài liệu, sách báo Việt-Mỹ viết về cuộc hành quân này với những ghi nhận và phân tích khác nhau.
- Cuộc hành quân Lam Sơn 719 (Hạ Lào), Hoa Thịnh Đốn đã không cho phép xử dụng kinh phí dành cho Quân Đội Hoa Kỳ vào các cuộc hành quân vượt quá khỏi lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa do Thượng viện Hoa Kỳ đặt ra vào tháng 12-1970, nên các đơn vị bộ chiến Hoa Kỳ không thể tham dự cuộc hành quân này mà Lữ Đoàn 1 Sư Đoàn 5 Cơ Giới Hoa Kỳ và Sư Đoàn 101 Nhảy Dù chỉ phối hợp hành quân phần phía biên giới thuộc lãnh thổ Việt Nam và sẵn sàng yểm trợ về Không quân, tiếp tế cùng Pháo binh tầm xa đặt tại Khe Sanh. Ngoài ra, trong suốt cuộc hành quân, các cố vấn Hoa Kỳ cũng hoàn toàn bị cấm không được theo các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa khi các đơn vị này vượt biên giới qua Lào.
Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ- Marine Corp
- Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ được thành lập vào ngày 10 tháng 11 năm 1775 tại Philadelphia
- Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đóng một vai trò quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam, tham dự các trận đánh lớn với Cộng quân vùng Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế, Khe Sanh .…Tết Mậu Thân 1968 đã kịch chiến giao tranh đẫm máu, với Cộng quân tái chiếm thành phố Huế.
- Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến dài nhất đối với Thủy quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Vào cuối chiến tranh, có 13,091 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tử trận, 51,392 quân nhân bị thương, và 57 quân nhân được tưởng thưởng huân chương Danh Dự do Tổng Thống và Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng.
- Thủy Quân Lục Chiến hoàn toàn rút quân khỏi Việt Nam về nước vào năm 1971, và trở lại Việt Nam ngắn ngủi vào cuối tháng 4 năm 1975 để giúp di tản Sài Gòn.
Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ
(3rd Marines Division)
- Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (3rd Marines Division) được thành lập vào ngày 16-9-1942 tại căn cứ Elliott San Diego, Nam California. Sư Đoàn tham chiến Đệ Nhị Thế Chiến. Chiến tranh kết thúc, Sư Đoàn ngưng hoạt động vào ngày 28-12-1945.
- Ngày 7-1-1952, Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến lại tái hoạt động và được huấn luyện chiến thuật tấn công mới, cơ động đổ bộ bằng trực thăng tấn công và phòng thủ chống vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn.
- Ngày 6-5-1965, Sư Đoàn đến Đà Nẵng, Việt Nam, là đơn vị tác chiến bộ binh đầu tiên tại Việt Nam. Cuối năm 1966 Sư Đoàn di chuyển Bộ Tư Lệnh ra Phú Bài (Thừa Thiên).
- Các đơn vị cơ hữu thống thuộc đặt dưới quyền chỉ huy và điều động của Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ gồm có : Liên Đoàn 1 Dã chiến Pháo Binh (1st Field Artillery Group); Trung Đoàn 12 Pháo Binh (gồm các Tiểu Đoàn Pháo Binh : 1/12, 2/12, 3/12, 4/12, 2/13) Tiểu Đoàn 2 Trinh sát (2nd reconnaissance Bn); Tiểu Đoàn 3 Thiết Kỵ (3rd tank Bn); Tiểu Đoàn 3rd chống tank (3rd Antitank Bn), Tiểu Đoàn 3 Công Binh (3rd engineer Bn); Tiểu Đoàn 3 Thiết Kỵ lội nước (3rd amphibian tractor Bn); Tiểu đoàn 3 Quân Y (3rd Medical Bn); Tiểu Đoàn 5 Truyền Tin (5th Communication Bn); Tiểu Đoàn 11 Công Binh (11th Engineer Bn); Đại Đội 3 Cầu (3rd Bridge Company), Tiểu Đoàn 3 Quân Cảnh (3rd Military police Bn), Tiểu Đoàn 3 Quân Vận (3rd Motor Transport Bn), Tiểu Đoàn 9 Quân Vận (9th Motor Transport Bn),Tiểu Đoàn Tiếp Liệu (Supply Bn), Tiểu Đoàn Bảo Trì (Maintenance Bn)…
- Các Cuộc hành Quân lớn do Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đảm trách tại Việt Nam như: Cuộc hành quân Starlite, Harvest Moon, Prairie, Prairie III, Prairie IV, Hickory, Cimarron, Buffalo, Kingfisher, Kentucky, Saline, Lancaster II; Kentuckey….
- Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ rời Việt Nam ngày 30 tháng 11 năm 1969.
- Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ gồm 3 Trung Đoàn 3, 4 và 9 và các đơn vị Yểm Trợ
Trung Đoàn 3 Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đến Đà Nẵng tháng 4-1965 sau đó được khai triển hành quân tại các vùng phụ cận Đà Nẵng; vùng Phú Bài-Huế-Thừa Thiên (tháng 12-1966); Vùng Đông Hà Quảng Trị (tháng 5-1967); Vùng Căn cứ Carroll (tháng 1-1968); Vùng Đông Hà (tháng 2-1968); Vùng Cam Lộ (tháng 8-1968); Vùng Đông Hà (tháng 12-1968; Vùng Khe Sanh (tháng 6-1969). Tháng 9-1969 bắt đầu rút khỏi Việt Nam
- Tiểu Đoàn 1/3 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 3-1965 và rời Việt Nam tháng 10-1969.
- Tiểu Đoàn 2/3 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 4-1965 và rời Việt Nam tháng 11-1969.
- Tiểu Đoàn 3/3 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 5-1965 và rời Việt Nam tháng 10-1969
Trung Đoàn 4 Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đến Phú Bài Huế tháng 5-1965. Phụ trách hành quân tại Vùng Phong Điền (tháng 1-1968); Vùng căn cứ Carroll (tháng 2-1968); Vùng Khe Sanh (tháng 7-1968); Vùng Cam Lộ (tháng 12-1968)
- Tiểu Đoàn 1/4 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 5-1965 và rời Việt Nam tháng 11-1969.
- Tiểu Đoàn 2/4 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 5-1965 và rời Việt Nam tháng 11-1969.
- Tiểu Đoàn 3/4 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 4-1965 và rời Việt Nam tháng 10-1969
Trung Đoàn 9 Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đến Đà Nẵng tháng 6-1965 sau đó phụ trách hành quân tại Vùng Đông Hà (tháng 5-1967); Vùng Côn Thiên (tháng 2-1968); Vùng Cam Lộ (tháng 5-1968) Vùng Khe Sanh (tháng 11-1968); Vùng Cam Lộ (tháng 2-1969).
- Tiểu Đoàn 1/9 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 6-1965 và rời Việt Nam tháng 7-1969.
- Tiểu Đoàn 2/9 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 7-1965 và rời Việt Nam tháng 8-1969.
- Tiểu Đoàn 3/9 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 3-1965 và rời Việt Nam tháng 8-1969
Ngoài 3 Trung Đoàn bộ chiến cơ hữu của Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến. Sư Đoàn 3 còn được tăng cường và đặt dưới quyền chỉ huy và điều động của Sư Đoàn 3 cũng như những đơn vị yểm trợ cơ hữu đi theo Trung Đoàn này. Đó là và Trung Đoàn 27 thuộc Sư Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Trung Đoàn 27 Sư Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đến Đà Nẵng tháng 2-1968 và rời Việt Nam vào tháng 9-1968.
- Tiểu Đoàn 1/27 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 2-1968 và rời Việt Nam tháng 9-1968.
- Tiểu Đoàn 2/27 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 2-1968 và rời Việt Nam tháng 9-1968.
- Tiểu Đoàn 3/27 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 2-1966 và rời Việt Nam tháng 9-1968
- Tháng 10 năm 1967 Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ dời Phú Bài (Thừa Thiên) ra Đông Hà (Quảng Trị) thành lập các căn cứ Carroll, Rockpine, Cà Lu, Khe Sanh...
- Sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến hành quân vùng giới tuyến, nhiều lần đụng độ với các đơn vị của Sư đoàn 320 và 324B quân chính qui Bắc Việt.
- Ngày 14 tháng 11 năm 1967 Thiếu tướng Bruno Hochmuth, Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tử thương khi trực thăng của ông từ Huế bay đến Hội An đã phát nổ trên không. Ngoài Thiếu Tướng Hochmuth, còn có 5 quân nhân, trong đó có Đại úy Nguyễn Ngọc Chương, Trưởng Toán Sĩ Quan Liên Lạc của Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tháp tùng theo ông. Tất cả đều tử thương.
Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ
(1st Marines Division)
- Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (1st Marines Division) được thành lập vào ngày 8 -3-1911, là Sư Đoàn lâu đời với quân số hơn 19,000 quân nhân trong Quân Đội Hoa Kỳ. Trong Đệ Nhất Thế Chiến tham gia 15 trận đánh lớn. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Sư Đoàn 1 TQLC đổ bộ tấn công đảo Okinawa gây tổn thất nặng nề cho quân đội Nhật. Sư Đoàn cũng tham chiến trong Chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950. Sau cuộc chiến Việt Nam, Sư Đoàn 1 TQLC Hoa Kỳ còn tham dự cuộc chiến vùng vịnh Ba Tư, cuộc chiến Iraq và Afghanistan.
- Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đến Việt Nam tháng 8-1965.
- Ngày 29-3-1966: Thiếu Tướng Lewis J. Field chính thức thành lập Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 TQLC tại Chu Lai (Quảng Ngãi)
- Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ gồm 3 Trung Đoàn là các Trung Đoàn: 1, 5 và 7 cộng thêm Trung Đoàn 26 thuộc Sư đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Trung Đoàn 1 Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đến Chu Lai tháng 1-1966 và rời Việt Nam tháng 5-1971 và Sau đó khai triển hành quân Vùng Đà Nẵng (tháng 6-1966); vùng Quảng Trị (tháng 10-1967), Khe Sanh (Tháng 4-1968); Gio Linh (tháng 8-1968); Đà Nẵng, Quảng Nam (tháng 9-1968)
- Tiểu Đoàn 1/1 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 8-1965 và rời Việt Nam tháng 5-1971.
Đà Nẵng, Đông Hà, Côn Thiên, Quảng Trị, Huế, Phú Bài và Khe Sanh
- Tiểu Đoàn 2/1 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 11-1965 và rời Việt Nam tháng 5-1971.
Huế/Phú Bài, Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam
- Tiểu Đoàn 3/1 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 1-1966 và rời Việt Nam tháng 5-1971
Chu Lai, Đà Nẵng, Thăng Bình, Thanh Thủy, Cà Lu, Hòa Vang, Quảng Nam.
Trung Đoàn 5 Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đến Chu Lai tháng 5-1966 và rời Việt Nam tháng 4-1971. Khai triển hành quân Vùng Đà Nẵng, vùng Khu Kỹ nghệ An Hòa, Vùng mỏ than Nông Sơn (1967); Tháng 2-1968 (Tết Mậu Thân), Kịch chiến với Cộng quân trong Thành phố Huế và vùng phụ cận; Phú Lộc, Thừa Thiên (tháng 3-1968); Đà Nẵng, Quảng Nam (tháng 8-1968)
- Tiểu Đoàn 1/5 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 5-1966 và rời Việt Nam tháng 4-1971.
- Tiểu Đoàn 2/5 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 4-1966 và rời Việt Nam tháng 3-1971.
- Tiểu Đoàn 3/5 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 5-1966 và rời Việt Nam tháng 3-1971
Trung Đoàn 7 Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đến Chu Lai tháng 8-1965 và rời Việt Nam tháng 10-1970. Khai triển hành quân Vùng Chu Lai, Quảng Ngãi (tháng 8-65); Vùng Đà Nẵng, Quảng Nam (từ tháng 5-1967)
- Tiểu Đoàn 1/7 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 8-1965 và rời Việt Nam tháng 9-1970.
- Tiểu Đoàn 2/7 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 8-1965 và rời Việt Nam tháng 10-1970.
- Tiểu Đoàn 3/7 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 8-1965 và rời Việt Nam tháng 10-1970
Trung Đoàn 26 Sư Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đến Đà Nẵng tháng 4-1967 và rời Việt Nam vào tháng 3-1970. Khai triển hành quân Vùng Đông Hà (tháng 6-1967); Vùng Khe Sanh, Quảng Trị (tháng 12-1967); Vùng Hội An, Quảng Nam (tháng 5-1968); Phú Lộc, Thừa Thiên (tháng 8-1968); Đà Nẵng, Quảng Nam (tháng 11-1968)
- Tiểu Đoàn 1/26 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 9-1966 và rời Việt Nam tháng 3-1970.
- Tiểu Đoàn 2/26 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 8-1966 và rời Việt Nam tháng 3-1970.
- Tiểu Đoàn 3/26 của Trung Đoàn đến Việt Nam tháng 8-1966 và rời Việt Nam tháng 3-1970
- Các đơn vị yểm trợ cơ hữu thống thuộc đặt dưới quyền chỉ huy và điều động của Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ gồm có : Liên Đoàn 1 Dã chiến Pháo Binh (1st Field Artillery Group); Trung Đoàn 11 Pháo Binh (gồm các Tiểu Đoàn : 1/11, 2/11, 3/11, 4/11 và 1/13), Tiểu Đoàn 1 Trinh sát (1st reconnaissance Bn); Tiểu Đoàn 1 Thiết Kỵ (1st tank Bn); Tiểu Đoàn 1 chống tank (1st Antitank Bn), Tiểu Đoàn 1 Công Binh (1st engineer Bn); Tiểu Đoàn 1 Thiết Kỵ lội nước (1st amphibian tractor Bn); Tiểu đoàn 1 Quân Y (1st Medical Bn); Bệnh Viện 1 Dã Chiến (1st Hospital Company), Tiểu Đoàn 7 Truyền Tin (7th Communication Bn); Tiểu Đoàn 9 Công Binh (9th Engineer Bn); Đại Đội 1 Cầu (1st Bridge Company), Tiểu Đoàn 1 Quân Cảnh (1st Military police Bn), Tiểu Đoàn 1 Quân Vận (1st Motor Transport Bn), Tiểu Đoàn 7 Quân Vận (7th Motor Transport Bn), Tiểu Đoàn 11 Quân Vận (11th Motor Transport Bn), Tiểu Đoàn Tiếp Liệu (Supply Bn), Tiểu Đoàn Bảo Trì (Maintenance Bn)…
- Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến đã tham dự 44 cuộc hành quân lớn như : Starlight; Utah; Pegasus (Khe Sanh, Quảng Trị); Hasting; Iowa, Uion II and Swift Cheyenne I and II, Happy valley; Dodge city; Taylor common; Double Eagle; Virginia; Cherokee; Trinidad; Union; County Fair; Kentucky; Medina; thuộc cả 5 tỉnh phía Bắc địa đầu giới tuyến .
- Tết Mậu Thân 1968, 2 Trung Đoàn 5 và 1 của Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến đã kịch chiến đẫm máu với các đơn vị Cộng quân ngay trong thành phố Huế và vùng phụ cận để tái chiếm thành phố này.
- Ngày 14-4-1971 Sư Đoàn 1 rút về Hoa Kỳ trú đóng tại Camp Pendleton, miền Nam California.
- Sau biến cố 30-4-1975, Camp Pendleton đã mở cửa cung cấp lương thực, chỗ ở tạm trú cho một số đông đồng bào tỵ nạn Việt Nam di tản sang Hoa Kỳ.
- Tổn thất riêng của Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trong suốt thời gian tham chiến tại Việt Nam là 4,668 quân nhân tử thương, 38,563 bị thương và 23 quân nhân của Sư Đoàn đã được ân thưởng huy chương cao quí (Medal of Honor) của Hoa Kỳ.
Theo thống kê thì từ tháng 1-1961 đến tháng 9-1975, Quân số thương vong của tất cả các đơn vị Hoa Kỳ tại Việt Nam là 38,433 tử thương trong khi chiến đấu và 5,168 tử vong vì vết thương, 2,864 tử vong trong khi mất tích, bị bắt hoặc giam giữ. Riêng về Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ có hơn 13,000 quân nhân tử thương trong chiến đấu (chiếm 28% tổng số). 90,000 quân nhân bị thương và gần 100 mất tích. Trong khi đó Lực Lượng Thủy Quân Lục Chiến đã giết ít nhất 87,000 Việt cộng và quân chính qui Bắc Việt cùng một số lượng lớn tù binh bị bắt giữ.
Sư Đoàn 23 Bộ Binh
(23d Infantry Division - Americal Division -)
Sơ đồ tổ chức Sư Đoàn 23 Bộ Binh Hoa Kỳ (Sư Đoàn Americal) tại Việt Nam năm 1967
- Sư Đoàn 23 Bộ Binh (23d Infantry Division) không được nhắc nhiều bằng tên nguyên thủy là Sư Đoàn Americal (Americal Division) vì là Sư Đoàn duy nhất được hình thành bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ trong Đệ Nhị Thế Chiến vào ngày 27 tháng 5 năm 1942.
- Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản đầu hàng Quân Lực Đồng Minh
- Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Sư Đoàn Americal đã đổ bộ Nhật Bản và tham gia vào việc chiếm đóng các vùng Yokohama, Kawasaki và Yokosuka.
- Ngày 21-11-1945, Sư Đoàn Americal trở về Hoa Kỳ
- Ngày 12-12-1945, Sư Đoàn Americal, ngưng hoạt động và giải thể
- Ngày 1-12- 1954, Sư Đoàn Americal tái hoạt động tại vùng kinh đào Panama cho đến ngày 10-6-1956 lại ngưng hoạt động và giải thể
- Ngày 25-9-1967, Sư Đoàn Americal lại tái hoạt động và đưa sang Việt Nam chiến đấu
- Ngày 29 tháng 11 năm 1971 Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn cùng 2 Lữ Đoàn 11 và 198 Khinh Binh lần lượt rời khỏi Việt Nam trở về Hoa Kỳ và giải thể chấm dứt hoạt động. Riêng Lữ Đoàn 196 Khinh Binh vẫn tiếp tục ở lại Quân Khu I được tái phối trí trở thành Lữ đoàn Khinh Binh biệt lập phụ trách vùng hành quân phía Nam tỉnh Thừa Thiên và Đà Nẵng cho đến ngày 29-6-1972 mới rút khỏi Việt Nam.
- Sư Đoàn 23 Bộ Binh Hoa Kỳ (23rd Infantry, AMERICAL Division quân số 15,825 người gồm Trung Đoàn 16 Trực Thăng và 3 Lữ đoàn 11, 196 và 198 Khinh Binh (lữ Đoàn 198 Khinh Binh được hình thành tại Việt Nam để cùng với Lữ Lữ Đoàn Khinh Binh 11 và 196 sát nhập vào thành các Lữ Đoàn cơ hữu của Sư Đoàn 23 Bộ Binh khi Bộ Chỉ huy của Sư Đoàn qua Việt Nam và đóng tại Chu Lai)
Lữ Đoàn 199 Khinh Binh Hoa Kỳ
(199th Light Infantry Brigade)
- Lữ Đoàn 199 Khinh Binh Hoa Kỳ (199th Light Infantry Brigade) được thành lập tại Fort Benning, Georgia, vào năm 1966. Quân số Lữ Đoàn 4,215 người gồm 4 Tiểu Đoàn: 2/3, 3/7, 4/12 và 5/12.
- Ngày 10-12-1966, Lữ Đoàn 199 Khinh Binh Hoa Kỳ đến Việt Nam. Bộ Chỉ Huy đóng tại Long Bình,
- Cuộc hành quân Fairfax vùng Biên Hòa, Gia Rai, Long Khánh nhằm bảo vệ Sài Gòn và những vùng phụ cận cho đến gần cuối năm 1967.
- Tháng 12-1967, Lữ đoàn đã tiến hành cuộc hành quân Union Town, càn quét Cộng quân tại chiến khu D (khu tam giác sắt)
- Trong cuộc tổng tấn công của Cộng quân Tết Mậu Thân 1968, Nhiệm vụ của Lữ đoàn là bảo vệ phi trường Biên Hòa cùng Bộ Tư Lệnh Dã Chiến II (II Field Force Vietnam) tại Long Bình. Đồng thời Tiểu đoàn 3/7 của Lữ Đoàn được trực thăng vận về Saigon và đã kịch chiến với Việt cộng tại Phú Thọ và Chợ Lớn.
- Lữ Đoàn 199 Khinh Binh Hoa Kỳ cùng phối hợp hành quân với các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc hành quân ”Toàn Thắng” và cuộc hành quân “Bình Tây” đánh qua biên giới Kampuchia vào tháng 5-1970.
- Ngày 11-10-1970, Lữ Đoàn 199 Khinh Binh Hoa Kỳ rời Việt Nam
Tổn thất của Lữ Đoàn 199 Khinh Binh Hoa Kỳ trong gần 4 năm tác chiến tại Việt Nam là 757 quân nhân hy sinh và 4,679 bị thương. (Chỉ tính quân số cơ hữu của Lữ Đoàn mà không tính các đơn vị tăng phái và Yểm trợ)
Lữ Đoàn 198 Khinh Binh Hoa Kỳ
Lữ Đoàn 198 Khinh Binh Hoa Kỳ trong thời gian tác chiến tại Việt Nam (1967-1971), Lữ Đoàn gồm các Tiểu Đoàn: Tiểu Đoàn 1/6, 1/46, 5/46, 1/52, 1/14 Pháo Binh, Tiểu Đoàn 9 Yểm Trợ, Đại Dội 155 Công Binh, Đơn vị H Không Kỵ
- Ngày 25 tháng 9 năm 1967 đến Việt Nam Bộ Chỉ Huy đóng tại căn cứ Chu Lai.
- Lực Lượng Đặc Nhiệm Oregon (Task Force Oregon) hình thành gồm: Lữ Đoàn 196 Khinh Binh, Lữ Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn Không vận 101 Dù và Lữ Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 25 Bộ Binh, để cùng phối hợp hành quân với Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến (vùng Hành quân trách nhiệm trong tỉnh Quảng Nam) mở các cuộc hành quân thuộc 2 tỉnh QuảngTín và Quảng Ngãi cũng như vùng giáp ranh của tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín cho đến khi Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 qua đến Việt Nam thì Lữ Đoàn 3 của Sư Đoàn 25 và Lữ Đoàn 196 của Task Force Oregan chính thức trở thành thành phần cơ hữu của Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Riêng Lữ Đoàn 1 Sư Đoàn 101 Nhảy Dù trở về lại với Sư Đoàn 101 Nhảy Dù và Task Force Oregan chấm dứt nhiệm vụ.
Tổng số thiệt hại của Sư Đoàn Americal tại Việt Nam là 4,093 tử thương
Lữ Đoàn 196 Khinh Binh Hoa Kỳ (196th Light Infantry Brigade)
- Lữ Đoàn 196 Khinh Binh Hoa Kỳ (196 light Infrantry Brigade được hình thành vào năm 1921 là thành phần trong Sư Đoàn Trừ Bị 98 của Quân Lực Hoa Kỳ, tham dự Dệ Nhị Thế Chiến trong công tác phòng thủ bảo vệ đảo Maui và Kauai và Oahu. Tháng 2-1946 Lữ Đoàn 196 ngưng hoạt động và giải thể.
- tháng 9-1965, Lữ Đoàn 196 lại tái hoạt động và được gởi qua Cộng Hòa Dominican. Nhưng sau đó được lệnh tới Việt Nam và đóng quân tại vùng phía Tây Quân Đoàn III. Lữ Đoàn triển khai các cuộc hành quân tiêu dit và phá hy các căn cứ Cộng quân tại tỉnh Tây Ninh.
- Tháng 4-1967, Lữ Đoàn Khinh Binh 196 di chuyển ra vùng I thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm Oregon gồm có Lữ Đoàn 196 Khinh Binh, Lữ Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn Không vận 101 Dù và Lữ Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 25 Bộ Binh hoạt động hành quân tại 2 tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi
- Ngày 25-9-1967 Lữ Đoàn 196 Khinh Binh được lệnh sát nhập vào Sư Đoàn 23 Bộ Binh và trở thành 1 trong 3 Lữ Đoàn cơ hữu của Sư Đoàn 23 Bộ Binh
- Ngày 29-11-1971, Sau Khi Sư Đoàn 23 rút khỏi Việt Nam, Lữ Đoàn Khinh Binh 196 lại trở lại thành Lữ Đoàn Tác Chiến độc lập và tiếp tục hành quân tấn công các đơn vị Cộng quân.
- Tháng 4-1971, Lữ Đoàn 196 Khinh Binh rời ra Đà Nẵng.
- Lữ Đoàn 196 Khinh Binh là đơn vị bộ binh tác chiến cuối cùng của Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam và tổn thất của Lữ Đoàn là 1,188 quân nhân bị tử thương (Chỉ tính riêng quân số thuộc Lữ Đoàn)
Sư Đoàn 101 Nhảy Dù
(101st Airborne Division)
- Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ (101st Airborne Division) được thành lập vào ngày 16-8-1942 tại Louisiana.
- Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ là đơn vị được huấn luyện chuyên về hành quân tấn công và đã nổi danh trong Đệ Nhị Thế Chiến như cuộc hành quân overlord đổ bộ Normandy (Pháp) ngày 6-6-1944, cuộc hành quân Market Garden giải phóng Neitherland (Hà Lan) và nhất là trong trận chiến tại Bulge chung quanh thành phố Bastogne (Bỉ) ... cũng như sau này tại Việt Nam như trong trận đánh tại Hamburger Hill vào tháng 5 năm 1969.
- Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ (101st Airborne Division) quân số 15,222 người, đến Việt Nam ngày 19 tháng 7 năm 1965 rời Việt Nam ngày 10 tháng 3 năm 1972, gồm 3 Lữ Đoàn với các Tiểu Đoàn Bộ Binh: 3/187, 1/327, 2/327, 1/501, 1/502, 2/502, 1/506, 2/506, 3/506 cộng thêm 7 Tiểu Đoàn pháo và 4 Tiểu Đoàn Trực Thăng.
- Ngày 29 tháng 7 năm 1965, Lữ Đoàn 1 đổ quân tại vịnh Cam Ranh trở thành các đơn vị Lục Quân Hoa Kỳ thứ ba tới Việt Nam và hành quân vùng Phú Yên, Kontum. Sau chuyển ra Vùng I để hình thành Lực Lượng Đặc Nhiệm Oregon (Task Force Oregon). Phần còn lại gồm Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn và Lữ Đoàn 2 và 3 đến Việt Nam vào tháng 12 năm 1967 hành quân vùng III Chiến Thuật.
- Tháng 3 năm 1968 toàn bộ Sư Đoàn 101 Nhảy Dù di chuyển ra vùng I Chiến Thuật, hành quân vùng Huế Thừa Thiên và Quảng Trị.
- Hai Cuộc hành quân Delaware (22-1-1969 đến 18-3-1969 Do Trung Đoàn 9 Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ) và Dewey Canyon ( Do Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ khai diễn ngày 19-4-1968) vùng Thung lũng A Shau nhằm phá vỡ hành lang xâm nhập của quân Cộng Sản Bắc Việt dùng chuyển quân và thiết bị và cũng như là khu vực tập trung xuất phát cho các cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên vẫn không ngăn chận được sự xâm nhập của Cộng Quân. Do đó Sư Đoàn 101 Nhảy Dù cùng phối hợp với 2 tiểu Đoàn của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Việt Nam tiến hành cuộc hành quân Apache Snow khai diễn vào ngày 10-5-1969 gồm 11 Tiểu đoàn : 2/501, 1/506, 3/187 ... 2/3 SĐ1 Bộ Binh Việt Nam để tấn công đồng thời ngăn chặn các tuyến đường của Cộng sản thoát chạy qua ngả Lào và trận kịch chiến đẫm máu đã xảy ra trong 10 ngày tại ngọn đồi 937 (sau này được biết đến là “Humberger Hill” hơn là đồi 937 trên báo chí, phim  ảnh cũng như trong quân đội.) Cuối cùng thì Tiểu Đoàn 3/187 tái chiếm được ngọn đồi với tổn thất 72 tử thương, 372 bị thương Và Việt cộng đã để lại trận địa 630 xác (không kể số chết và bị thương được mang đi trên đường tháo chạy khi bị Pháo binh và Không quân truy kích) tịch thu 89 vũ khí cá nhân và 22 súng cộng đồng.
Cuộc hành quân Apache Snow chấm dứt ngày 7-6-1969. Hoa Kỳ 102 quân nhân hy sinh và Việt cộng có 977 bỏ xác tại trận cùng 3 bị bắt. Tịch thu 241 súng cá nhân và 40 súng cộng đồng.
- Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 (đầu năm 1971) toàn bộ các Tiểu Đoàn Trực Thăng của Sư Đoàn 101 yểm trợ trực thăng vận cho các đơn vị của các Sư Đoàn Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa tấn công sang Lào.
- Vào cuối năm 1969, các cuộc hành quân chuyển hướng sang bình định và dân sự vụ.
- Sư Đoàn 101 Dù tham gia 45 cuộc hành quân lớn trên khắp miền Nam Việt Nam, 17 quân nhân của Sư Đoàn đã được ân thưởng huy chương cao quí của Quốc Hội Hoa Kỳ
- Trong gần 7 năm tham chiến tại Việt Nam, Sư Đoàn 101 Dù Hoa Kỳ chịu tổn thất : 4,011 tử thương và 18,259 bị thương trong chiến đấu.
Lữ Đoàn 1 Sư Đoàn 5 Cơ Giới
(1st Brigade, 5th Infantry Division)
Sư Đoàn 5 Bộ Binh Cơ giới (5th Mechanized Division) - biệt danh 'Kim cương đỏ', 'Red Devils', hoặc 'die Roten Teufel' - là một Sư Đoàn Bộ Binh của Lục Quân Hoa Kỳ phục vụ trong Đệ Nhất Thế Chiến, Đệ Nhị Thế chiến và chiến tranh Việt Nam, và với NATO và Quân Đoàn III của Quân Đội Hoa Kỳ.
- Lữ Đoàn 1, Sư Đoàn 5 Bộ Binh Cơ Giới Hoa Kỳ (1st Brigade, 5th Infantry Division (Mecnanized). Đến Việt Nam ngày 2-7-1968 và rời Việt Nam ngày 27-8-1971. Vào thời điểm này Lữ Đoàn 1, Sư Đoàn 5 Bộ Binh Cơ Giới Hoa Kỳ tác chiến như một đơn vị độc lập gồm; Tiểu Đoàn 1/77 Thiết Giáp, Tiểu Đoàn 1/11 Cơ giới, Tiểu Đoàn 1/61 Cơ giới và Tiểu Đoàn 5/4 Pháo binh 155 ly, Phi Đoàn 3/5 Không Kỵ, A Troop, 4th Squadron, 12th Cavalry; Đại Đội “P” Lữ Đoàn 75 Biệt Động Quân, Đại Đội A Tiểu Đoàn 7 Công Binh, Biệt Đội 517 Quân Báo
- Bộ Chỉ Huy đặt tại Căn Cứ Ái Tử (Quảng Trị).
- Sau Tết Mậu Thân 1968, Lữ Đoàn 1, Sư Đoàn 5 Bộ Binh Cơ Giới Hoa Kỳ tham dự hành quân với Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến tại vùng Quảng Nam Đà Nẵng, với Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến tại Đông Hà và Sư Đoàn 101 nhẩy Dù tại Thừa Thiên.
- Tháng 6 năm 1968 Phi Đoàn 3/5 Không Kỵ được tăng phái cho Lữ Đoàn 2, Sư Đoàn 1 Không Kỵ
- Ngày 12-8-1968, Tiểu Đoàn 1/77 Thiết Giáp được đưa tới Côn Thiên để yểm trợ cho Trung Đoàn 1 Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trong các cuộc hành quân.
- Ngày 26-8-1968, Toàn bộ Lữ Đoàn di chuyển đến "Leatherneck Square" hành quân vùng tứ giác giáp ranh Côn Thiên, Cam Lộ, Đông Hà và Gio Linh
- Từ 23 đến 26-10-1968, Tiểu Đoàn 1/61 Bộ Binh Cơ giới mở cuộc Hành quân “Rich” là một cuộc hành quân tấn công các đơn vị Cộng quân phía Nam khu vực DMZ.
- Ngày 2 tháng 11 năm 1968, cuộc hành quân “Napoleon Saline II” phối hợp với Tiểu Khu Quảng Trị và Trung Đoàn 1 Bộ Binh Việt Nam nhằm hỗ trợ bình định những vùng lân cận thành phố Quảng Trị. Lữ Đoàn cũng cung cấp phương tiện vận chuyển cho người tỵ nạn, hỗ trợ làm đường và tu bổ Quốc Lộ - 9 và thành lập các toán “Medcap” theo các đơn vị hành quân county fair (khám bệnh và phát thuốc cho các dân làng).
- Ngày 16 tháng 3 năm 1969, Lữ đoàn 1 Sư Đoàn 5 Cơ giới phối hợp với Trung Đoàn 3 Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ thành lập lực lượng đặc nhiệm Remagen để khai thông Quốc Lộ 9 từ Đông Hà đến biên giới Lào, tiến hành trinh sát vùng đồng bằng Khe Sanh, và hỗ trợ cho Trung Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trong cuộc hành quân “Maine Crag”.
- Ngày 25-4-1969, Toán 14 thuộc Đại Đội “P” Biệt Động Quân của Lữ Đoàn đã hạ sát được Nguyễn Quyết, một cấp chỉ huy cao cấp khét tiếng của Việt cộng
- Ngày 8 tháng 4, Lữ Đoàn tiến hành cuộc hành quân 'Ellis Ravine', tìm và tiêu diệt các đơn vị Cộng quân tại thung lũng Ba Lòng
Vùng Trách nhiệm hành quân của Lữ đoàn 1 thuộc các Quận Mai Lĩnh, Triệu Phong, Đông Hà, Gio Linh, Cam Lộ, Hương Hóa và Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị đặt dưới sự điều động chỉ huy hành quân của Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
- Tháng 10-1969 Lữ đoàn 1 Sư Đoàn 5 Cơ giới được đặt dưới quyền chỉ huy và điều động của OPCON (tiền thân của Quân Đoàn XXIV Lục Quân Hoa Kỳ sau này). Lữ Đoàn chịu trách nhiệm bảo vệ và phòng thủ các căn cứ tác chiến Quảng Trị và căn cứ Đông Hà thay thế Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến đang rút khỏi Việt Nam về nước. Ngoài ra Lữ Đoàn còn hợp tác chặt chẽ với Sư Đoàn 1 Bộ Binh Việt Nam trong những cuộc hành quân phối hợp Việt-Mỹ. Cuộc hành quân đầu tiên dưới sự chỉ huy và điều động bởi Quân Đoàn XXIV là cuộc hành quân “Fulton Square”.
- 19-1-1970 Cuộc hành quân “Green River” là cuộc hành quân khởi đầu cho các cuộc hành quân Bình định của Lữ Đoàn.
- Ngày 29 tháng 1-1971, Lữ đoàn 1 Sư Đoàn 5 Cơ giới dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng John G. Hill, Jr, mở đầu cuộc hành quân quan trọng mà sau khi kết thúc, các tổn thất trong giao tranh đã gây nhiều tranh cãi tại Hoa Kỳ. Đã có rất nhiều tài liệu, sách báo Việt-Mỹ viết về cuộc hành quân này với những ghi nhận và phân tích khác nhau. Cuộc hành quân “Lam Sơn 719”, Lữ đoàn 1 được tăng cường bởi: Tiểu Đoàn 3/187th Sư Đoàn 101 Dù, Tiểu Đoàn 4/3 Sư Đoàn 23 Bộ Binh, Tiểu Đoàn 1/1 Không Kỵ của Sư Đoàn 23 Bộ Binh), Tiểu Đoàn 1/61 được tách ra khỏi từ Lữ đoàn Lực lượng đặc nhiệm cùng một lúc.
Lữ Đoàn 1 Sư Đoàn 5 Bộ Binh Cơ giới Hoa Kỳ được Không quân yểm trợ tấn công về hướng Tây, càn quét, giữ đường số 9 từ Đông Hà đến biên giới Lào-Việt, phía Tây tỉnh Quảng Trị
- Ngày 30-1-1971, Đại Đội A Tiểu Đoàn 3/5 Không Kỵ cùng các đơn vị của Tiểu Đoàn 14 Công Binh tấn công các đơn vị Cộng quân dọc theo hai trục lộ từ Rockpile đến căn cứ yểm trợ hỏa lực Vandergrift. Và từ Rockpile đến Khe Sanh đồng thời đánh chiếm các cao điểm ở hai bên của Quốc Lộ 9 từ Calu đến Khe Sanh để xe có thể lưu thông từ Đông Hà đến biên giới Lào. Khi đường đã được khai thông tới Khe Sanh, Tiểu Đoàn 1/1 Không Kỵ chuyển từ Đông Hà đến trại cũ của Lực Lượng Đặc Biệt tại Làng Vei. Các đơn vị tiếp tục mở đường dọc theo QL-9 đến biên giới (Tabat). Sau khi các nhiệm vụ được hoàn tất, một lực lượng với 17,000 quân của Việt Nam Cộng Hòa được vận chuyển tới biên giới Lào. Sau đó nhiệm vụ của Lữ Đoàn là giữ an ninh dọc theo Quốc Lộ 9 từ Biên giới Lào-Việt về tới thành phố Đông Hà. Đồng thời Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ thiết lập những vị trí phòng thủ dọc theo khu vực Phi Quân Sự kéo dài về hướng Đông.
- Vào đầu tháng 6-1971, Lữ Đoàn 1 nhận được lệnh sẽ ngưng hoạt động vào ngày 1 tháng 7.
- Ngày 7 tháng 8 năm 1971, trong một buổi lễ được tổ chức tại căn cứ “Ái Tử” - “Camp Red Devil”-. Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh Quân Đoàn I / Quân Khu I tuyên dương công trạng với Dải băng màu Anh Dũng Bội Tinh và nhành dương liễu cho Lữ Đoàn. Chuẩn Tướng Harold H. Dunwoody, Tư Lệnh Lữ Đoàn được ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương Liễu và các đơn vị hữu công cũng được tuyên dương và ân thưởng Dải băng màu Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao vàng. Danh Dự Bội tinh Đệ Nhất Hạng và Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao jngôi sao bạc hoặc sao đồng cũng được trao cho các quân nhân xuất sắc trong chiến đấu của Lữ Đoàn 1, Sư Đoàn Bộ Binh 5 Cơ giới Hoa Kỳ.
Vào giữa tháng 8 / 1971, Lữ đoàn 1 Sư Đoàn 5 Cơ Giới Hoa Kỳ rời Quảng Trị trở lại Fort Carson, Colorado, Hoa Kỳ. Ngày 22-8-1971, trong một buổi lễ được tổ chức tại Fort Carson, Lữ Đoàn 1, Sư Đoàn 5 Bộ Binh cơ giới giải thể và ngưng hoạt động.
Tổn thất của Lữ Đoàn 1, Sư Đoàn 5 Bộ Binh Cơ Giới Hoa Kỳ (1st Brigade, 5th Infantry Division (Mecnanized) trong thời gian tham chiến tại Việt Nam là 530 quân nhân bị tử thương (chỉ tính quân số cơ hữu của Lữ Đoàn 1 Sư Đoàn 5 Cơ giới Hoa Kỳ)
Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 82 Nhảy Dù
(3d Brigade, 82nd Airborne Division
Sư Đoàn 82 Nhảy Dù được thành lập ngày 25-8-1917 thuộc Quân Đoàn XXVIII Lục Quân Hoa Kỳ, Là đơn vị tham dự Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến, Cuộc chiến tại Cộng Hòa Dominican.
Trong cuộc chiến tại Việt Nam vào đầu năm 1968, Tướng Westmoreland, Tổng Tư Lệnh các Lực Lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam có yêu cầu Sư Đoàn 82 Nhảy Dù qua tham chiến. Nhưng Tổng Thống Johnson chỉ chấp thuận tăng thêm 1 Lữ Đoàn. Đó là Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 82 Nhảy Dù.
- Lữ Đoàn 3, Sư Đoàn 82 Nhảy Dù Hoa Kỳ (3rd Brigade 82nd Airborne Division) quân số 3,659 người, gồm 3 Tiểu Đoàn: 1/505 Bộ Binh, 2/505 Bộ Binh và 1/508 Bộ Binh, đến Chu Lai, Việt Nam ngày 16 tháng 2 năm 1968 không vận bằng 155 chuyến máy bay C-141 và 6 chuyến C-130 trong vòng 24 giờ đồng hồ hoàn tất vận chuyển tất cả quân nhân, chiến cụ bao gồm cả xe cộ, chiến xa, pháo Binh và trực thăng cơ hữu tới Việt Nam kể từ khi nhận được lệnh.
- Các đơn vị tăng phái cho Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 82 Dù gồm có: Tiểu Đoàn 2/321 Pháo Binh 105 ly, Phi Đội A Tiểu Đoàn 82 Không Kỵ, Đai Đội B Tiểu Đoàn 1/17 Thiết Giáp, Đại Đội O, Trung Đoàn 75 Biệt Động Quân, Tiểu Đoàn 82d Yểm Trợ, Đại Đội 58 Truyền Tin, Đại Đội C Tiểu Đoàn 307 Công Binh, Biệt Đội 408 chuyên truy tìm tần số truyền tin địch quân (408th Army Security Agent - 408th ASA -), Biệt Đội 52d Hóa chất, Biệt Đội 518 Quân Báo, Trung Đội 37 Quân Khuyển, Đại Đội D Tiểu Đoàn 307 Quân Y, Trung Đội 3 Đại Đội 82 Quân Cảnh.
- Ngay khi tới Chu Lai, Lữ Đoàn khai triển ngay các cuộc hành quân truy lùng và tiêu diệt các đơn vị Cộng quân vùng Chu Lai. Sau đó được lệnh di chuyển ra phía Bắc Đèo Hải Vân hành quân càn quét Cộng quân giữ an ninh vùng đèo và khai thông mở đường đến thung lũng A Shau nhằm kiểm soát vùng Núi Khế
- Ngày 9-3-1968, Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 82 được đặt dưới sự điều hành và chỉ huy của Sư Đoàn 101 Nhảy Dù trong cuộc hành quân Carentan 1 nhằm tiêu diệt Trung Đoàn 4 chính qui Bắc Việt đang lẩn trốn trong những cánh đồng lúa ở phía Nam thành phố Huế. Chỉ trong ít ngày kịch chiến Tiểu Đoàn 1/505 đã làm Trung Đoàn 4 Cộng quân bị tổn thất nặng phải rút khỏi vùng đồng bằng chạy vào rừng rậm và thành phố Huế không còn bị đe doa.
- Ngày 17-5-1968, Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 82 Nhảy Dù mở cuộc hành quân Nevada Eagle kéo dài cho đến hết mùa hè tiếp theo là trận kịch chiến đường 547, Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 82 Nhảy Dù và các đơn vị của Sư Đoàn 101 Nhảy Dù đã hành quân tiến sâu vào nhằm phá hủy những căn cứ địa của Cộng quân tới tận vùng rừng rậm núi cao.
- Ngày 21-5-1968, vừa qua nửa đêm, trong lúc các đơn vị đang hành quân truy đuổi thì đồng loạt tại hậu cứ của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 101 Dù (Camp Eagle) và Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 82 (camp Rodriguez) bị pháo bằng hỏa tiễn, súng cối và đặc công tấn công dữ dội. Hơn 100 đặc công quân chính qui Cộng sản Bắc Việt đeo chất nổ và hỏa tiễn quanh người nhào vào hàng rào tự sát hầu phá vỡ tuyến phòng thủ để xâm nhập vào căn cứ. Đơn vị phòng thủ của 2 căn căncứ phản công mãnh liệt đẩy lùi được cuộc tấn công cho đến sáng đếm được 54 xác Cộng quân còn đang treo trên hàng rào kẽm gai. Căn cứ Eagle có 5 binh sĩ tử thương và 35 bị thương. Trong khi căn cứ Rodriguez (Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 82 Nhảy Dù) không bị tổn thất nào về nhân mạng cả. Cuộc hành quân Nevada Eagle truy quét Cộng quân vẫn tiếp tục được triển khai và tin tức tình báo thu nhận được là các đơn vị chính qui Bắc Việt chỉ thị cho đơn vị tránh giao chiến với Lữ Đoàn 3 để đơn vị có thể tái trang bị và bổ sung quân số.
Tiểu Đoàn 1/508 của Lữ Đoàn đã kịch chiến với Cộng quân đồng thời khám phá một một căn cứ ngầm dưới đất của Cộng quân như bệnh viện, hầm Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 22 quân chính qui Cộng sản Bắc Việt của Thượng tá Một cùng quân phục.
- Cuộc hành quân chấm dứt vào ngày 8-9-1968. Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 82 Dù đã đếm được 270 xác quân chính quy Cộng sản, tịch thu một khối lượng vũ khí, đạn dược, trang thiết bị, dụng cụ y khoa, tài liệu và 15 tấn gạo. Về phía Lữ Đoàn có 20 tử thương và 45 bị thương.
- Ngày 1-10-1969, trước khi Lữ Đoàn rời căn cứ Rodriguez và vùng Huế Phú Bài để trở lại Quân Đoàn III / Vùng III Chiến Thuật. Một buổi lễ dược long trọng tổ chức và Thiếu Tướng Melvin Zais, Tư Lệnh Sư Đoàn 101 Dù được vinh dự gắn cấp bực Chuẩn Tướng cho Đại Tá Alexander Bolling Jr, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 82 Nhảy Dù, đồng thời ông cũng khen ngợi và khâm phục gương chiến đấu dũng cảm của các quân nhân Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 82 Dù dưới sự chỉ huy dũng cảm của Đại Tá Bolling.
- Chuyển về vùng III Chiến Thuật nhiệm vụ của Lữ Đoàn là hành quân bảo vệ Phi Trường Tân Sơn Nhất cũng như thành Phố Sài Gòn cùng các vùng ven đô để đề phòng không bị Việt Cộng tấn công hay pháo kích
- Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 82 Nhảy Dù rút khỏi Việt Nam về lại Hoa Kỳ ngày 11 tháng 12 năm 1969.
- Tổn thất của Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 82 Nhảy Dù trong suốt thời gian tham chiến tại Việt Nam có 228 quân nhân tử thương (Chỉ tính quân số cơ hữu thuộc Lữ Đoàn)
Liên Đoàn 108 Pháo Binh
(108th Artillery Group)
Liên Đoàn 108 Pháo Binh Hoa Kỳ (108th Artillery Group) gồm 7 Tiểu Đoàn đến tham chiến tại Quân Đoàn I Quân Khu I từ ngày 28-10-1967 đến ngày 23-11-1971. Đó là các Tiểu Đoàn: 8/4, 6/33, 1/39, 1/40, 1/44, 1/83, 2/94 và 2/138. Liên Đoàn 108 Pháo Binh còn được tăng cường Pháo Đội F của Tiểu Đoàn 26 Pháo Binh.
- Ngoài Liên Đoàn 108 Pháo Binh tại Quân Đoàn I / Quân Khu I, còn có các Liên Đoàn 23 (từ 16-11-1965 đến 28-1-1972), Liên Đoàn 41 ( từ 29-4-1967 đến 15-11-69), Liên Đoàn 52 (từ 17-6-1966 đến 30-6-1971), Liên Đoàn 54 (từ 1-10-1966 đến 7-11-1969), Liên Đoàn 97 gồm 2 tiểu đoàn hỏa tiễn đất đối không Hawk (từ 30-9-1965 đến 25-10-1968) tại các Quân Đoàn / Quân Khu II và III
Vào thời điểm cao nhất tháng 4-1969, Lục Quân Hoa Kỳ lên đến 363,000 quân nhân. Trang bị gồm có: Pháo binh: 84 Tiểu Đoàn với khoảng 1,500 khẩu pháo các loại (đa phần là đại bác 105mm, 155mm trở lên). Xe tăng Thiết Giáp: 24 Tiểu Đoàn với khoảng 2,900 xe tăng, xe bọc thép và lội nước các loại.
Quân Đoàn II / Quân Khu 2
Lực Lượng I Dã Chiến (I Field Forces, Vietnam
Lực Lượng I Dã Chiến (I Field Forces, Vietnam) đến Việt Nam ngày 15 tháng 3 năm 1966, rời Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1971. Có nhiệm vụ Chỉ huy các đơn vị Hoa Kỳ và cố vấn trong các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa tại Quân Khu 2. Bộ Chỉ Huy đóng tại Nha Trang gồm các các đơn vị: Sư Đoàn 1 Không Kỵ, Sư Đoàn 4 Bộ Binh, Lữ đoàn 173 không vận Dù, Liên Đoàn pháo binh số 41 và 52. Tiểu Đoàn 8 Tâm Lý Chiến, Pháo Đội 1 Pháo Binh, Tiểu Đoàn 54 Truyền Tin, Đại đội 41 Dân sự Vụ, Đại đội 272 Quân Cảnh, Đại đội 297 Quân Vận, Đại đội 55 Quân Báo.
Sư Đoàn 1 Không Kỵ (1st Calvary Division)
- Sư Đoàn 1 Không Kỵ thành lập vào ngày 4-4-1921 và là một trong những đơn vị trực tiếp tham chiến trong Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945), Chiến tranh Hàn Quốc ( Từ 25-6-1950 đến 2-7-1953), chiến tranh Việt Nam (11-9-1965 đến 26-6-1972) . Sau đó tham dự các cuộc chiến như cuộc chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, cuộc chiến ổn định tại Bosnia-Herzegovina, cuộc hành quân Bão Sa Mạc (1991), chiến tranh Iraq (2003) và cuộc chiến tại Afghanistan (2001 đến nay).
Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ
(1st Calvary Division) quân số 18,336 quân nhân.
- Ngày 11 tháng 9 năm 1965, đến Việt Nam
- ngày 26 tháng 6 năm 1972, rút khỏi Việt Nam
- Sư Đoàn 1 Không Kỵ gồm 3 Lữ Đoàn 1, 2 và 3 với các Tiểu Đoàn Bộ Binh Không Kỵ 1/5, 2/5, 1/7, 2/7, 5/7, 1/8, 2/8, 1/12, 2/12 cộng với 3 Tiểu Đoàn trực thăng và 6 Tiểu Đoàn Pháo Binh.
- Sư Đoàn 1 Không Kỵ là đơn vị chiến đấu cơ động hành quân khắp 4 Vùng Chiến Thuật.
- Từ tháng 9 năm 1965 đến tháng 1 năm 1966, Bộ Tư Lệnh của Sư Đoàn 1 Không Kỵ đóng tại căn cứ Radcliff, An Khê, Pleiku.
- Từ ngày 14 tháng 11 năm 1965 đến ngày 18 tháng 11 năm 1965, Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ với quân số 450 người bị 2,000 quân chính qui Bắc Việt thuộc Sư đoàn 304, Quân Khu 3 Việt cộng tấn công dữ dội tại LZ X-Ray vùng Ia Drang, không xa với trại Biệt Kích Pleime, cách thành phố Pleiku khoảng 35 cây số. Đây là trận thử lửa đầu tiên giữa quân Mỹ và quân chính qui Bắc Việt tại Quân Đoàn II / Vùng II Chiến Thuật
- Từ tháng 2 năm 1966 đến tháng 1 năm 1968 Sư Đoàn 1 Không Kỵ hành quân vùng tỉnh Bình Định, phối hợp với Lực Lượng Nam Hàn và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chống lại Sư đoàn 610 Việt Cộng tại vùng này.
- Tháng 1 năm 1968 toàn bộ Sư Đoàn 1 Không Kỵ di chuyển ra Quân Khu I tham chiến trận Tết Mậu Thân tại Huế.
- Từ tháng 4 năm 1968 đến tháng 5 năm 1968 phối hợp hành quân vùng Khe Sanh với các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ.
- Tháng 10 năm 1968 toàn bộ Sư Đoàn 1 Không Kỵ di chuyển về Quân Đoàn III / vùng III Chiến Thuật. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn đóng tại căn cứ Phước Vĩnh, tỉnh Bình Dương, hành quân các tỉnh Biên Hòa, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long và Long Khánh.
- Ngoài ra một số đơn vị của Sư Đoàn 1 Không Kỵ tăng phái về Quân Đoàn IV / vùng IV Chiến Thuật hành quân với các Giang Đoàn của Hải Quân Hoa Kỳ trong các Chiến Dịch Thủy-Không-Vận (NAV-CAL Operations).
- Tháng 5 năm 1970 Sư Đoàn 1 Không Kỵ tấn công các căn cứ của Việt Cộng tại Miên qua ngả Lộc Ninh và Phước Long và vào sâu trong đất Miên khoảng 30 cây số.
- Ngày 26 tháng 4 năm 1971 các Lữ Đoàn 1 và 2 rút quân về nước. Chỉ còn Lữ Đoàn 3 ở lại trong Chiến dịch Garry Owen. Lữ Đoàn 3 gồm có các tiểu đoàn 2/5, 1/7, 2/8, 1/12 cộng thêm Tiểu Đoàn 229 Trực Thăng và 2 Tiểu Đoàn Pháo Binh. Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn đóng tại Biên Hòa, tiếp tục hành quân tại Quân Khu III và sau đó rút về Hoa Kỳ
- Tổng số thiệt hại của Sư Đoàn 1 Không Kỵ tại Việt Nam là 5,464 tử thương
Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ
(4th Infantry Division)
- Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ (4th Infantry Division) được thành lập vào ngày 10-12-1917 tại Colorado, Là đơn vị tham dự Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến, cuộc chiến tại Việt Nam, và sau đó là cuộc chiến Iraq và cuộc chiến tại Afghanistan,
- Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ (4th Infantry Division) quân số tại Việt Nam là 19,042 người gồm 3 Lữ Đoàn: 1, 2 và 3.
- Ngày 25 tháng 9 năm 1966 Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ đến Việt Nam. Bộ Tư Lệnh đóng tại căn cứ Holloway Pleiku, hành quân vùng Pleiku, Kontum.
- Lữ Đoàn 1 và Lữ Đoàn 2, hành quân tấn công các đơn vị Cộng quân tại vùng cao nguyên thuộc Quân Đoàn II / Vùng II Chiến Thuật. Nhưng Lữ Đoàn 3 được di chuyển đến tỉnh Tây Ninh (Đông Bắc Sài Gòn) tham dự cuộc hành quân Attleboro từ tháng 9 đến tháng 11-1966 và sau đó là cuộc hành quân Junction City từ tháng 2 đến tháng 5-1967. Với gần một năm kịch chiến tại Chiến Khu C với các đơn vị Cộng quân qua 2 cuộc hành quân đã gây tổn thất nặng nề cho các đơn vị Cộng quân và Lữ Đoàn 3 trở thành Lữ Đoàn cơ hữu của Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ thay thế Lữ Đoàn 3 Cơ hữu của Sư Đoàn di chuyển ra Vùng I Chiến Thuật phối hợp với Lữ Đoàn 196 Khinh Binh Hoa Kỳ và Lữ Đoàn 1 Sư Đoàn 101 Nhảy Dù hình thành Lực Lượng Đặc Nhiệm Oregon ( Task Force Oregon) chịu trách nhiệm hành quân Vùng Quảng Ngãi và Quảng Tín.
- Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ đã mở những cuộc hành quân càn quét và truy kích tấn công các đơn vị Cộng quân tại:
- vùng Pleiku và Kontum (từ tháng 9-1966 đến tháng 2-1968 và từ tháng 4-1968 đến tháng 2-1970)
- Vùng Dakto (từ tháng 3-1968 đến tháng 4-1968)
- Vùng An Khê (từ tháng 4-1970 đến tháng 12-1970)
- Từ ngày 14 tháng 9 năm 1966 đến ngày 24 tháng 11 năm 1966. Một số đơn vị của Sư Đoàn phối hợp với Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ hành quân tấn công vào Chiến khu C của Việt cộng tại tỉnh Tây Ninh.
- Tháng 6 năm 1970 Sư Đoàn 4 tấn công vào các căn cứ “hậu cần” của Việt cộng tại Kampuchia gần vùng 3 biên giới Việt-Miên-Lào.
- Ngày 8 tháng 12 năm 1970, Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam trở về lại Colorado, Hoa Kỳ và còn để lại một tiểu Đoàn tác chiến và Tiểu Đoàn này cũng rút khỏi Việt Nam về nước vào tháng 1-1972.
Trong suốt hơn 4 năm tác chiến tại Việt Nam Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ có 2,541 quân nhân hy sinh cùng với 15,229 bị thương.
Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù (173rd Airborne Brigade)
- Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù, Hoa Kỳ (173rd Airborne Brigade) quân số 5,513 người đến Việt Nam ngày 7 tháng 5 năm 1965, rời Việt Nam ngày 25 tháng 8 năm 1971 gồm 4 Tiểu Đoàn: 1/503, 2/503, 3/503, 4/503 và Tiểu Đoàn 3/319 Pháo Binh. Từ tháng 5 năm 1965 đến tháng 10 năm 1967 hành quân tại vùng Biên Hòa, Bình Dương thuộc Quân Khu III trong các chiến dịch Junction City tại Chiến khu C và chiến dịch Attleboro.
  - Tháng 11/67 di chuyển về Quân Khu 2, hành quân vùng An Khê, Pleiku và tỉnh Bình Định.
Trong thời gian tác chiến tại Việt Nam Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù có 1,758 quân nhân hy sinh.
Lực Lượng II Dã Chiến (II Field Forces, Vietnam)
Lực Lượng II Dã Chiến Hoa Kỳ (II Field Forces, Vietnam) đến Việt Nam ngày 15 tháng 3 năm 1966, rời Việt Nam ngày 2 tháng 5 năm 1971. Có nhiệm vụ chỉ huy các đơn vị Mỹ và cố vấn theo các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa tại Quân Khu III. Bộ Chỉ Huy đóng tại căn cứ Long Bình, Biên Hòa gồm các đơn vị: gồm các Sư Đoàn 1 Bộ Binh , Sư Đoàn 25 Bộ Binh, Pháo Đội II Pháo Binh, Liên Đoàn 23 và Liên Đoàn 54 Pháo Binh. Tiểu Đoàn 6 Tâm Lý Chiến, Tiểu Đoàn 53 Truyền Tin, Đại Đội 552 Quân Cảnh, Đại Đội 9 Vận Tải, Đại Đội 219 Quân Báo.
Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ (1st Infantry Division)
- Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ (1st Infantry Division) là một trong số Sư Đoàn được thành lập lâu nhất của Lục Quân Hoa Kỳ vào năm 1917 và đã phục vụ liên tục đến nay. Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ đã giao chiến trong Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến, cuộc chiến Triều Tiên, cuộc chiến tại Việt Nam, và sau đó là cuộc chiến vùng vịnh Ba Tư (Bão Sa Mạc), Tham gia lực lượng bảo vệ Kosovo, cuộc chiến Iraq và cuộc chiến tại Afghanistan.
- Ngày 2 tháng 10 năm 1965 Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ đến Việt Nam.
- Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ (1st Infantry Division) quân số 17,339 người khi tới Việt Nam gồm 3 Lữ đoàn 1, 2 và 3. Bộ Tư Lệnh và các đơn vị yểm trợ Sư Đoàn đóng tại Biên Hòa, Dĩ An, Lai Khê, hành quân vùng Chiến Khu D, Bình Long và Phước Long.
- Ngày 12 tháng 7 năm 1965, Lữ Đoàn 2 đổ bộ tại vịnh Cam Ranh và Vũng tàu, Lữ Đoàn 1 đóng tại Vĩnh phước; Lữ Đoàn 2 tại Biên Hòa; Lữ Đoàn 3 tại Lai Khê; và Sư Đoàn Pháo Binh tại Phú Lợi.
- Ngày 1-11-1965, Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ, dưới sự chỉ huy của Thiếu Tướng Jonathan O. Seaman, mở cuộc hành quân càn quét trong một vùng rộng lớn của tỉnh Biên Hòa. Mười một ngày sau, gần Bầu Bàng trên Quốc lộ 13, đã giao tranh ác liệt đầu tiên với Cộng quân tại Việt Nam.
- Ngày 5 tháng 12, Tiểu Đoàn 2/ 2 Bộ Binh của Sư Đoàn, đánh bại Việt cộng tại đồn điền cao su Michelin, về phía tây bắc căn cứ Lai Khê.
Tính đến cuối năm 1965 Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ đã tham gia các cuộc hành quân lớn : Hump, Bushmaster I và Bushmaster II...
- Trong năm 1966, Sư Đoàn mở các cuộc hành quân Marauder, Crimp II và Rolling Stone.
- Ngày 15 tháng 3 năm 1966 Thiếu Tướng William E. DePuy được bổ nhiệm thay thế Thiếu Tướng Jonathan O. Seaman làm Tư Lệnh Sư Đoàn.
- Các cuộc hành quân lớn đã được mở ra trong năm 1967 là các cuộc hành quân Birmingham; Attleboro; Cedar Falls; Junction City tấn công vào mật khu C của Cộng quân, Manhattan (tịch thu 350 súng và 314,450 viên đạn); Shenandoah II (Sư Đoàn đã giao tranh với Trung đoàn 271 Việt cộng)…
- Tết Mậu Thân 1968, Việt Cộng và quân chính qui Bắc Việt mở cuộc Tổng tấn công vào các tỉnh thành và đô thị tại miền Nam Việt Nam. Sư Đoàn 1 Bộ Binh được giao trọng trách bảo vệ phi trường Tân SơnNhất.
- Ngày 8-3-1968, Thiếu Tướng Keith L. Ware thay thế Thiếu Tướng William E. DePuy làm Tư Lệnh Sư Đoàn. Ba ngày sau đó, Sư Đoàn phối hợp với các đơn vị Đồng Minh bạn cùng các Sư Đoàn Việt Nam mở cuộc hành quân Quyết Thắng rộng lớn tấn công các đơn vị Cộng quân khắp vùng III Chiến Thuật nhằm tiêu diệt và ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng quân vào vùng Saigon.
- Ngày 11-9-1968 căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt tại Lộc Ninh bị bao vây và pháo kích dữ dội bởi Cộng quân. Sư Đoàn cùng phối hợp với Lữ Đoàn 11 Thiết Kỵ đã giao tranh đẫm máu và đánh bại các đơn vị Việt cộng và quân chính qui Cộng sản ra khỏi vùng.
- Ngày 13-9-1968, Trực thăng Chỉ huy của Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn bị bắn rơi bởi hỏa lực Cộng quân. Thiếu Tướng Tư Lệnh Keith L. Ware tử thương. Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, Thiếu Tướng Orwin C. Talbott từ hậu cứ Sư Đoàn bay vào thay thế tiếp tục cuộc hành quân.
- Ngày 18-3-1969, Sư Đoàn cùng với Sư Đoàn 25 Bộ Binh và Sư Đoàn 1 Kỵ Binh trong cuộc hành quân Atlas Wedge phía tây bắc Lai Khê
- Tháng 6, Sư Đoàn 1 Bộ Binh phối hợp hành quân với Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam trong công tác tu bổ và mở đường dài 90 km từ Phước Vinh tới Sông Bé.
- Tháng 10 và tháng 11-1969, Các đơn vị hành quân của Sư Đoàn phát hiện và phá hủy nhiều căn cứ địa, kho vũ khí và tiếp liệu của Cộng quân.
- Ngày 15 tháng 4 năm 1970 Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam trở về lại Riley, Hoa Kỳ.
Trong gần 5 năm ác chiến tại Việt Nam, Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ có 3,151 quân nhân hy sinh cùng 16,019 bị thương và có 11 quân nhân được ân thưởng huy chương cao quí Danh Dự Bội Tinh về thành tích hào hùng trong chiến đấu.
Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ
(25th Infantry Division)
- Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ (25th Infantry Division) được thành lập vào ngày 1-10-1941 tại Hawaii và đã tác chiến trong các cuộc chiến như Đệ Nhị Thế Chiến, chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến tại Việt Nam và sau đó là cuộc chiến vùng vịnh Ba Tư (Bão Sa Mạc), cuộc chiến Iraq và cuộc chiến tại Afghanistan.
- Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ đến Việt
- Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ đến Việt Nam ngày 28 tháng 3 năm 1966, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn đóng tại Củ Chi tỉnh Hậu nghĩa hành quân vùng Tây Ninh, Đức Hòa, Đức Huệ.
- Quân số Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ tại Việt Nam là 17,666 người gồm 3 Lữ Đoàn: 1 ,2 và 3,
- Tháng 1 năm 1967 Sư Đoàn 25 tấn công vào Chiến Khu C và vùng Tam Giác Sắt của Quân Khu 4 Việt cộng tại tỉnh Tây Ninh.- Lữ Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 25 Bộ Binh di chuyển ra vùng I phối hợp với Lữ Đoàn 196 Khinh Binh, và Lữ Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn Không vận 101 Dù thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm Oregon hành quân càn quét tiêu diệt các đơn vị Cộng quân tại 2 tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi.
- Tham dự các trận đánh với Việt Cộng trong trận chiến Tết Mậu Thân.
- Tháng 4 năm 1970 Sư Đoàn 25 Bộ Binh tấn công sang Kampuchia tiêu diệt một số lớn căn cứ “hậu cần” của Việt cộng phá hủy hàng ngàn tấn tiếp liệu và tịch thu hàng trăm vũ khí của Cộng quân.
- Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ rời Việt Nam ngày 8 tháng 12 năm 1970.
Trong suốt thời gian tác chiến tại Việt Nam, Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ có 3,161 quân nhân hy sinh.
Trung Đoàn 11 Kỵ Binh Hoa Kỳ
(11th Armored Calvary Regiment)
- Trung Đoàn 11 Kỵ Binh Hoa Kỳ được thành lập vào ngày 2-2-1901 tại Fort Irwin, California, Trung Đoàn 11 Kỵ Binh Hoa Kỳ đã tham dự trong cuộc chiến Philippine–American War (1899–1902), cuộc chiến Việt Nam và sau đó là cuộc chiến Iraq và cuộc chiến tại Afghanistan,
- Ngày 7 tháng 9 năm 1966 Trung Đoàn 11 Kỵ Binh Hoa Kỳ (11th Armored Calvary Reg), quân số 4,331 người đến Vũng Tàu Việt Nam gồm 3 Tiểu Đoàn Kỵ Binh với 51 xe tăng, 296 xe bọc thép, 18 Đại bác 155 ly howitzers, 9 xe trang bị súng phun lửa và 18 trực thăng. Bộ Chỉ Huy đóng tại căn cứ Long Giao, cách thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh khoảng 6 cây số. Tham dự các cuộc hành quân Cedar Falls tại vùng Tam Giác Sắt, Junction City, Manhattan, Kittyhawk, Valdosta I & II, Quick Silver, Operatin, Adairsville Fargo tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Long. cuộc hành quân Alcorn Cove cùng phối hợp với Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ và Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa
- Trong trận đánh Tết Mậu Thân Lữ Đoàn 11 có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ Long Bình và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III tại Biên Hòa.
- Từ ngày 26 tháng 3 năm 1970 đến cuối tháng 6 năm 1970. Trung Đoàn 11 phối hợp với các đơn vị của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ tấn công sang thị trấn Snoul, Kampuchia theo ngả Quốc lộ 13, Lộc Ninh, tỉnh Bình Long.
Trung Đoàn 11 Kỵ Binh Hoa Kỳ rời Việt Nam tháng 2-1971.
Tổn thất của Trung Đoàn 11 Kỵ Binh Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến Việt Nam, hành quân chiến đấu xung quanh Sài Gòn và 11 tỉnh cũng như tham gia cuộc hành quân xâm nhập Kampuchia năm 1970 là 635 Quân nhân hy sinh và 5,521 Quân nhân bị thương.
Ngày 20-10-2009 Tổng thống Barack Obama đã trao tặngvà tuyên dương công trạng cho của Tổng Thống cho các cựu chiến binh của đơn vị A thuộc Trung đoàn 11 Kỵ Binh Hoa Kỳ về những chiến tích anh dũng của họ trong cuộc hành quân dọc theo biên giới Campuchia vào ngày 26 tháng 3 năm 1970.
Quân Đoàn IV / Quân Khu IV

Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ
(9th Infantry Division)
- Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ (9th Infantry Division) được thành lập vào Đệ Nhất Thế Chiến ngày 18-7-1918 tại trại Sheridan, Alabama, nhưng đã không được phục vụ tác chiến ở nước ngoài.
- Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ đến Việt Nam ngày 27 tháng 8 năm 1969. Gồm 3 Lữ Đoàn 1, 2 và 3
- Sư Đoàn 9 Bộ Binh gồm các Tiểu Đoàn Cơ hữu Bộ Binh và đường thủy: 2/1; 2/39; 3/39; 4/39; 2/47 Cơ Giới; 3/47 thủy chiến đường sông; 4/47 Thủy chiến đường sông; 2/60; 3/60 Thủy chiến đường sông; 5/60 Cơ Giới và 3/61.
- Ngoài các Tiểu Đoàn Cơ hữu, còn các đơn vị yểm trợ như: Đại Đội E Tiểu Đoàn 75 Biệt Động Quân; Tiểu Đoàn 3/5 Không Kỵ; Tiểu Đoàn 9 Không Vận; 3 Tiểu Đoàn 2/4; 1/11; 3/34 Pháo Binh 105 ly: và 1 Tiểu Đoàn 1/84 Pháo Binh 155 ly; Tiểu Đoàn 15 Công Binh; Đại Đội 571 Công Binh; Tiểu Đoàn 9 Quân Y; Tiểu Đoàn 9 Truyền Tin; Tiểu Đoàn 9 Tiếp Liệu và vận chuyển; Tiểu Đoàn 709 Bảo Trì; Đại Đội 9 Quân Cảnh; Đại Đội 335 chuyên truy tìm tần số truyền tin Địch ( 335th Security Agency Company – SAA; Tiểu Đoàn 99 Yểm Trợ ...
- Lữ Đoàn 1 và 2 rời Việt Nam ngày 1 tháng 11 năm 1970, Lữ Đoàn 3, Sư Đoàn 9 rời Việt Nam ngày 12-12-1970
- Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ (9th Infantry Division): Quân số 16,153 người, đến Việt Nam ngày 18 tháng 12 năm 1966, hành quân vùng Long thành, Biên Hòa ,Đồng Tâm, Mỹ Tho cùng với các Đơn vị Người Nhái (Navy SEAL) của Hải Quân Hoa Kỳ, Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa và Sư Đoàn 7 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa tại các vùng sình lầy vùng III và IV Chiến Thuật. Trong trận chiến Tết Mậu Thân, Sư Đoàn 9 hành quân tảo thanh Cộng quân tại các vùng ven đô Sài Gòn, sau đó dời Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn về Căn Cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho.
- Tháng 3-1967, Lữ Đoàn 1 và Tiểu Đoàn 3/5 Thiết Kỵ trong cuộc hành quân Junction City, trong một vùng hành quân rộng lớn và kéo dài, Lữ Đoàn đã kịch chiến với Cộng quân trong 6 tiếng đồng hồ gần Bầu Bàng (cách Sài Gòn 34 dặm về hướng Bắc) đã bắn hạ 234 Cộng Quân bỏ xác tại trận trong khi tổn thất lực lượng chỉ có 4 binh sĩ tử thương và 67 binh sĩ bị thương. Vài tuần lễ sau đó với sự yểm trợ của phi cơ oanh kích tại Rạch Kiến thuộc tỉnh Long An, Lữ Đoàn đã tiêu diệt được 207 Cộng quân trong khi Lữ Đoàn chỉ có 1 binh sĩ tử thương và 15 bị thương.
- Tháng 6-1967, lực lượng cơ động đường sông được tái phối trí để phù hợp với tình hình, và sau đó phối hợp với Lực Lượng Đặc Nhiệm 177 tấn công vào các vùng đầm lầy và ruộng lúa đồng bằng sông Cửu Long, đã chạm súng dữ dội với các đơn vị Cộng quân từ ngày 19-6 đến 22-6-1967 tại kênh Rạch Núi. Kết quả 256 Cộng quân bị tiêu diệt.
- Tháng 8-1967, Sư Đoàn mở cuộc hành quân Coronado II tấn công Cộng quân ở vùng Cẩm Sơn. Sau 8 ngày giao tranh, Cộng quân đã để lại 285 xác tại trận địa.
- Tháng 9-1967, Sư Đoàn 9 mở cuộc hành quân Coronado V kéo dài 27 ngày bắn hạ 330 Cộng quân phơi xác và tịch thu 11 súng cá nhân cùng với 11,000 viên đạn đủ loại.
- Ngày 21-9-1967, Trung Đoàn Hoàng Gia Thái Lan với 2,200 binh sĩ đến Việt Nam tham chiến và đã phối hợp với Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ mở cuộc hành quân Arkon III Đông Nam căn cứ Bearcat vài dặm đã khám phá một hệ thống giao thông hào chằng chịt cùng những pháo đài trong khu rừng rậm. Cuộc hành quân truy lùng địch được được kéo dài thêm 2 tuần lễ và cuối cùng khám phá tịch thu 1,140 vũ khí đủ loại, gần 95,000 viên đạn, 3,634 lựu đạn,2,273 vỏ đạn súng đại bác không giật, 452 đạn súng cối cùng 1 khẩu đại bác 85 ly. Đây là vũ khí cộng đồng đầu tiên mà Quân Lực Hoa Kỳ tịch thu được trong cuộc chiến.
- Trong vòng 2 tháng đầu năm 1968, Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ đã bắn hạ được 1,625 Việt cộng và quân chính qui Bắc Việt
- Ngày 11-3-1968, Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 9 với cuộc hành quân Enterprise kéo dài trong 13 tháng. Kết quả 2,000 Cộng quân phơi xác, hơn, 1,000 tình nghi bị bắt, 35 Việt cộng ra hồi chánh và 8,500 hầm chiến đấu bị phá hủy.
- Ngày 27 tháng 8 năm 1969 hai Lữ Đoàn 1 và 2 rời Việt Nam.
- Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel, người tiền nhiệm của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ hiện nay: Ashton Carter (2015) đã là quân nhân từng phục vụ tại Sư Đoàn này.
- Ngày 1 tháng 11 năm 1970, Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 9 rút khỏi Việt Nam.
Trong Thời gian tác chiến tại Việt Nam, Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ được ghi nhận có 2,629 binh sĩ bị tử thương.
Lực Lượng Đặc Biệt Quân Đội Hoa Kỳ (U.S Army Special Forces).
Một số Cố vấn Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ đã có mặt tại Việt Nam từ 24 tháng 6 năm 1957 với mục đích huấn luyện các toán Biệt Kích Việt Nam Cộng Hòa tại Nha Trang và thành lập các trại Biệt Kích - Dân Sự Chiến Đấu - (Civilian Irregular Defense Group). Trại Biệt Kích Mỹ tại Ban Mê Thuộc là trại đầu tiên được thành lập trong năm 1961. Đã có 99 trại Biệt Kích được thành lâp dọc theo biên giới Việt-Miên-Lào nhằm mục đích thám sát, hành quân và tảo thanh các đơn vị Bắc Việt xâm nhập từ Bắc vào Nam theo ngả đường mòn Hồ Chí Minh. Các trại Biệt Kích do CIA và Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ tổ chức và điều hành, tháng 10 năm 1964 chỉ có 951 lính Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ và 19,000 lính CIDG (Dân Sự Chiến Đấu) địa phương tháng 10 năm 1969 số cố vấn Mỹ tăng 3,581 người và khoảng 45,000 lính CIDG tổng số này bao gồm các lính CIDG tại các trại Biệt Kích, các toán Thám sát của Quận, Tỉnh (Region Forces RF- Địa Phương Quân -, PF - Nghĩa Quân -, và các toán Xung kích Mobile Strike Forces). Đa số các lính CIDG địa phương đều là các sắc dân thiểu số như Bahna, Bru, Cham, Cua, Halang, Hre, Hroi, Jarai, Jeh, Katu, Khmer, Koho, Ma, Mèo, M'nong, Mường, Nùng, Raghei, Rengao, Rhade, Sedang, Steng và một số thanh niên Việt Nam. Các lính Biệt Kích được CIA Mỹ trả lương, cung cấp ẩm thực, quân trang vũ khí tối tân hơn các đơn vị Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa do đó khả năng chiến đấu của họ rất cao.
- Liên Đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đến Việt Nam ngày 1 tháng 10 năm 1964 rút khỏi Việt Nam ngày 3 tháng 11 năm 1971 và nắm quyền điều hành tổ chức các Trại Biệt Kích. Tháng 12 năm 1971 các trại Biệt Kích đóng cửa chỉ giữ lại 39 căn cứ thành lập thành các Tiểu Đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng do Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều hành.
Liên Đoàn 525 Quân Báo, Hoa Kỳ (525th Millitary Intelligence Group)
- Ngày 21-9-1967, Trung Đoàn Hoàng Gia Thái Lan với 2,200 binh sĩ đến Việt Nam tham chiến và đã phối hợp với Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ mở cuộc hành quân Arkon III Đông Nam căn cứ Bearcat vài dặm đã khám phá một hệ thống giao thông hào chằng chịt cùng những pháo đài trong khu rừng rậm. Cuộc hành quân truy lùng địch được được kéo dài thêm 2 tuần lễ và cuối cùng khám phá tịch thu 1,140 vũ khí đủ loại, gần 95,000 viên đạn, 3,634 lựu đạn,2,273 vỏ đạn súng đại bác không giật, 452 đạn súng cối cùng 1 khẩu đại bác 85 ly. Đây là vũ khí cộng đồng đầu tiên mà Quân Lực Hoa Kỳ tịch thu được trong cuộc chiến.
- Trong vòng 2 tháng đầu năm 1968, Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ đã bắn hạ được 1,625 Việt cộng và quân chính qui Bắc Việt
- Ngày 11-3-1968, Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 9 với cuộc hành quân Enterprise kéo dài trong 13 tháng. Kết quả 2,000 Cộng quân phơi xác, hơn, 1,000 tình nghi bị bắt, 35 Việt cộng ra hồi chánh và 8,500 hầm chiến đấu bị phá hủy.
- Ngày 27 tháng 8 năm 1969 hai Lữ Đoàn 1 và 2 rời Việt Nam.
- Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel, người tiền nhiệm của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ hiện nay: Ashton Carter (2015) đã là quân nhân từng phục vụ tại Sư Đoàn này.
- Ngày 1 tháng 11 năm 1970, Lữ Đoàn 3 Sư Đoàn 9 rút khỏi Việt Nam.
Trong Thời gian tác chiến tại Việt Nam, Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ được ghi nhận có 2,629 binh sĩ bị tử thương.
Lực Lượng Đặc Biệt Quân Đội Hoa Kỳ (U.S Army Special Forces).
Một số Cố vấn Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ đã có mặt tại Việt Nam từ 24 tháng 6 năm 1957 với mục đích huấn luyện các toán Biệt Kích Việt Nam Cộng Hòa tại Nha Trang và thành lập các trại Biệt Kích - Dân Sự Chiến Đấu - (Civilian Irregular Defense Group). Trại Biệt Kích Mỹ tại Ban Mê Thuộc là trại đầu tiên được thành lập trong năm 1961. Đã có 99 trại Biệt Kích được thành lâp dọc theo biên giới Việt-Miên-Lào nhằm mục đích thám sát, hành quân và tảo thanh các đơn vị Bắc Việt xâm nhập từ Bắc vào Nam theo ngả đường mòn Hồ Chí Minh. Các trại Biệt Kích do CIA và Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ tổ chức và điều hành, tháng 10 năm 1964 chỉ có 951 lính Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ và 19,000 lính CIDG (Dân Sự Chiến Đấu) địa phương tháng 10 năm 1969 số cố vấn Mỹ tăng 3,581 người và khoảng 45,000 lính CIDG tổng số này bao gồm các lính CIDG tại các trại Biệt Kích, các toán Thám sát của Quận, Tỉnh (Region Forces RF- Địa Phương Quân -, PF - Nghĩa Quân -, và các toán Xung kích Mobile Strike Forces). Đa số các lính CIDG địa phương đều là các sắc dân thiểu số như Bahna, Bru, Cham, Cua, Halang, Hre, Hroi, Jarai, Jeh, Katu, Khmer, Koho, Ma, Mèo, M'nong, Mường, Nùng, Raghei, Rengao, Rhade, Sedang, Steng và một số thanh niên Việt Nam. Các lính Biệt Kích được CIA Mỹ trả lương, cung cấp ẩm thực, quân trang vũ khí tối tân hơn các đơn vị Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa do đó khả năng chiến đấu của họ rất cao.
- Liên Đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đến Việt Nam ngày 1 tháng 10 năm 1964 rút khỏi Việt Nam ngày 3 tháng 11 năm 1971 và nắm quyền điều hành tổ chức các Trại Biệt Kích. Tháng 12 năm 1971 các trại Biệt Kích đóng cửa chỉ giữ lại 39 căn cứ thành lập thành các Tiểu Đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng do Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều hành.
Liên Đoàn 525 Quân Báo, Hoa Kỳ (525th Millitary Intelligence Group)
Liên Đoàn 525 Quân Báo, Hoa Kỳ (525th Millitary Intelligence Group) đến Việt Nam ngày 28 tháng 11-1965, rời Việt Nam ngày 3 tháng 3 năm 1973, gồm 8 Tiểu đoàn Quân báo: Tiểu Đoàn 1 Thám Sát Tỉnh (1st MI Bn, Provisional), đến Đà nẵng từ 20 tháng 11 năm 1967 đến tháng 3 năm 1972; Tiểu Đoàn 2 Thám Sát Tỉnh (2nd MI Bn, Provisional) đến Nha Trang từ ngày 1 tháng 12 năm 1967, rời tháng 3 năm 1972; Tiểu Đoàn 3 Thám Sát Tỉnh (3rd MI Bn, Provisional) đến Biên Hòa từ ngày 1 tháng 12 năm 1967 rời tháng 3 năm 1972; Tiểu Đoàn 4 Thám Sát Tỉnh (4th MI Bn, Provisional) đến Cần Thơ từ ngày 1 tháng 12 năm 1967 rời tháng 3 năm 1972; Tiểu Đoàn 5 Thám Sát Tỉnh (5th MI Bn, Provisional) đến Sai Gòn từ ngày 1 tháng 12 năm 1967, rời tháng 2 năm 1972; Tiểu Đoàn 6 Thám Sát Tỉnh (6th MI Bn, Provisional) Tân Sơn Nhứt, đến Saigon từ ngày 1 tháng 12 năm 1967, rời 15 tháng 1 năm 1969; Tiểu Đoàn 1 Không Ảnh (1st MI Bn Air Reconnaissance Support) đến Saigon ngày 23 tháng 12 năm 1965, rời 19 tháng 4 năm 1971 và Tiểu Đoàn 519 (519th MI Bn Consolidated) Saigon từ ngày 23 tháng 10-1965 đến ngày 3 tháng 3 năm 1973. Tiểu Đoàn 519 điều hành các Trung Tâm Quân Báo Hỗn Hợp Việt- Mỹ (Combined Intelligence Center,Vietnam), Trung Tâm Thẩm Vấn Hỗn Hợp Việt Mỹ (Combined Millitary Interrogation Center, Vietnam), Trung Tâm Khai Thác Tài Liệu Hỗn Hợp Việt Mỹ (Combined Document Exploitation Center, Vietnam), Trung Tâm Khai Thác Quân Dụng Hỗn Hợp Việt Mỹ (Combined Material Exploitation Center, Vietnam).
Liên Đoàn 4 Tâm Lý Chiến Hoa Kỳ (4th Psyops Group)
Liên Đoàn 4 Tâm Lý Chiến Hoa Kỳ (4th Psyops Group) đến Việt Nam ngày 01 tháng 12 năm 1967 rời Việt Nam ngày 1 tháng 10 năm 1971, gồm 4 Tiểu Đoàn: Tiểu Đoàn 6 Tâm Lý Chiến trú đóng tại thành phố Biên Hòa hoạt động tại Vùng III Chiến Thuật. Tiểu Đoàn 7 Tâm Lý Chiến, trú đóng tại Nha Trang hoạt động trong Vùng II Chiến Thuật. Tiểu Đoàn 8 Tâm Lý Chiến trú đóng tại Đà Nẵng, hoạt động tại Vùng I Chiến Thuật. Tiểu Đoàn 10 Tâm Lý Chiến trú đóng tại Cần Thơ hoạt động trong Vùng IV Chiến Thuật. Liên Đoàn 4 Tâm Lý Chiến có nhiệm vụ cung cấp các Toán Tâm Lý Chiến cho các đơn vị Mỹ và Đồng Minh trên toàn 4 Vùng Chiến Thuật, phóng thanh Chiêu Hồi, rải truyền đơn bằng trực thăng, in các loại truyền đơn.
Lữ Đoàn 1 Không Vận Hoa Kỳ (1st Aviation Brigade)
Lữ Đoàn 1 Không Vận Lữ Đoàn 1 Không Vận Hoa Kỳ Hoa Kỳ (1st Aviation Brigade), đến Việt Nam tháng 4 năm 1965. Liên Đoàn 12 Không Vận (12th Aviation Group) với 4 Tiểu Đoàn 13, 14, 52 và 145 đến Việt Nam. Vì nhu cầu của chiến trường Lữ Đoàn 1 Không Vận Hoa Kỳ được thành lập ngày 25 tháng 3 năm 1966 với quân số khoảng 23,000 người gồm: 641 máy bay cánh quạt đủ loại; 441 trực thăng võ trang Cobra; 311 CH-47; 635 OH-6A; 2,202 trực thăng UH-1.
Lữ Đoàn 1 Không Vận có nhiệm vụ cung cấp tất cả phương tiện di chuyển, tiếp tế bằng máy bay và trực thăng cho các đơn vị Mỹ và Đồng Minh trên khắp chiến trường Miền Nam Việt Nam. Từ năm 1965-1966 Bộ Chỉ Huy đóng tại Phi trường Tân Sơn Nhất, từ năm 1967-1972, Bộ Chỉ Huy dời ra căn cứ Long Bình sau đó 1973 di chuyển lại về Tân Sơn Nhất. Lữ Đoàn 1 Không Vận có 7 Liên Đoàn Không Vận như sau:
- Liên Đoàn 11(11th Aviation Group) với 3 Tiểu Đoàn 227, 228 và 229 biệt phái cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ đến Việt Nam tháng 8 năm 1965 rời Việt Nam ngày 14 tháng 3 năm 1973.
- Liên Đoàn 12 (12th Aviation Group) trú đóng tại Tân Sơn Nhất phục vụ Vùng III và IV Chiến Thuật đến Việt Nam ngày 28 tháng 8 năm 1965, rời Việt Nam ngày 16 tháng 3 năm 1973.
- Liên Đoàn 16 (16th Aviation Group) hoạt động tại vùng I Chiến Thuật trú đóng tại Đà Nẵng, đến Việt Nam ngày 20 tháng 12 năm 1967, rời Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 1971.
- Liên Đoàn 17 (17th Aviation Group) trú đóng tại Tuy Hòa, Nha Trang hành quân Vùng II Chiến Thuật đến Việt Nam ngày 15 tháng 12 năm 1965, rời Việt Nam ngày 16 tháng 3 năm 1973.
- Liên Đoàn 160 (160th Aviation Group) trú đóng tại Biên Hòa và Phú Bài, đến Việt Nam ngày 1 tháng 7 năm 1968, biệt phái cho Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ , ngày 25 tháng 6 năm 1969 Lữ Đoàn 160 đổi tên thành Liên Đoàn 101 (101st Aviation Group) hành quân tại Vùng I Chiến Thuật, rời Việt Nam ngày 18 tháng 1 năm 1972.
- Liên Đoàn 164 (164th Aviation Group) trú đóng tại Cần Thơ hành quân Vùng IV Chiến Thuật, đến Việt Nam ngày 20 tháng 12 năm 1967, rời Việt Nam ngày 14 tháng 3 năm 1973.
- Liên Đoàn 165 (165th Aviation Group) trú đóng tại căn cứ Long Bình đến Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1969, rời Việt Nam ngày 30 tháng 1 năm 1972 hành quân Vùng III Chiến Thuật.
Phái Bộ Viện Trợ Quân Sự ( MACV Military Assitance Command, VN)
Ngày 17 tháng 9 năm 1950 Phái Bộ Phái Bộ Viện Trợ Hoa Kỳ tại Đông Dương (MAGG, Indochina) đến Việt Nam ngày 31 tháng 10 năm 1955. Ngày 1 tháng 11 năm 1955 Cơ Quan Military Assitance Advisor Group,Vietnam (MAAG,VN) được thành lập để cố vấn huấn luyện Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 6 tháng 2 năm 1962 Cơ quan MACV chính thức được thành lập và được coi như Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam. Cơ Quan MACV trực tiếp điều hành các đơn vị Mỹ và Đồng Minh, U.S Naval Forces, Vietnam, Seven U.S Air Forces, các toán cố vấn tại các đơn vị tác chiến Việt Nam Cộng Hòa, các toán cố vấn Tỉnh, Quận trên toàn cõi Miền Nam Việt Nam, Chương Trình Bình Định Phát Triển Nông Thôn (CORDS, Civil Operation and Rural Development Supports) và các toán MACV-SOG (các toán này có nhiệm vụ rải các toán biệt kích tại Bắc Việt, Lào, Kampuchia, đường mòn Hồ Chí Minh. Giải cứu các tù binh Mỹ và các phi công Mỹ bị rớt máy bay. Thiết lập các đài phát thanh phản tuyên truyền). Cơ quan MACV rời Việt Nam ngày 29 tháng 3 năm 1973.
Chương trình phát triển và bình định nông thôn được phát triển mạnh mẽ và tốt đẹp. Năm 1968 có 2,192 các cuộc hành quân càn quét, năm 1970 tăng lên 23,758 vụ. Việt Nam Cộng Hòa dần dần kiểm soát hầu hết lãnh thổ. Ngoài ra, Chương Trình Phượng Hoàng do CIA Mỹ tài trợ đã tiêu diệt một số lớn cán bộ Việt cộng nằm vùng và phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng của Việt cộng tại địa phương.
Cuối tháng 3 năm 1973, các đơn vị Hoa Kỳ hoàn toàn rút khỏi Việt Nam, cơ quan DAO (Defense Attáche Office) trực thuộc Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ được thành lập thay thế cơ quan MACV điều hành bởi 50 quân nhân Hoa Kỳ, 1,200 nhân viên dân sự Hoa Kỳ và khoảng 16,000 nhân viên dân chính người Việt Nam. Cơ quan DAO chỉ có những văn phòng chính tại Đà Nẵng, Huế, Pleiku, Qui Nhơn, Nha Trang, Biên Hòa, Cần Thơ. Do đó nhu cầu của ngành Thông dịch viên Quân Đội không còn cần nữa, các Thông Dịch Viên được thuyên chuyển về các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đợt đầu vào khoảng cuối năm 1970, một số đông Thông Dịch Viên được thuyên chuyển về Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đa số được thăng cấp Thượng sĩ giữ chức vụ quản kho, tiếp liệu. Lần lượt các Thông Dịch Viên được chuyển ngành về các ngành như: Truyền Tin, Quân Y, Quân Cụ, Quân Báo, Pháo Binh, Công Binh, Quân Tiếp Vụ … và một số theo học các khóa Sĩ Quan Trừ Bị. Một số ít Thông Dịch Viên được biệt phái ngoại ngạch về Bộ Giáo Dục dạy học, Nha quan thuế, Quốc Gia Hành Chánh, Phủ Thủ Tướng, Phủ Tổng Thống, Cơ Quan DAO… Số tử vong của Thông Dịch Viên rất thấp so sánh với các ngành khác theo thống kê chỉ trên dưới 100 người.
Sau 30 tháng 4 năm 1975 một số ít Thông Dịch Viên may mắn được di tản, vượt biên hay đoàn tụ gia đình theo diện O.D.P nhưng còn một số lớn Hạ Sĩ Quan Thông Dịch Viên vẫn còn kẹt tại Việt Nam. Họ không may mắn được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận di dân sang Mỹ như các cựu nhân viên dân chính của cơ sở Mỹ.
Các đơn vị chiến đấu của Hải Quân đường sông :
- Lực Lượng Đặc Nhiệm Hải Quân Clearwater (Task Force Clearwater (U.S. Navy)
- Lực Lượng Đặc Nhiệm 115 (Task Force 115).
- Lực Lượng Đặc Nhiệm 116 (Task Force 116).
- Lực Lượng Đặc Nhiệm 117 (Task Force 117)
Tàu Bệnh Viện Ngoài khơi Vùng I Chiến Thuật
Tàu Bệnh Viện Ngoài khơi Vùng I Chiến Thuật: trực thăng Hoa Kỳ tản thương thẳng từ mặt trận đang chiến đấu. Trong số được chuyển tới tàu có cả những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong các cuộc hành quân phối hợp giữa Quân Đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa tại Vùng I và trên 2 tàu bệnh viện USS Sanctury và USS Repose có Thông dịch Viên do Khối Liên Lạc Quân Đoàn XXIV Lục Quân Hoa Kỳ bổ nhiệm ra làm việc trên tàu.
- USS Sanctury (AH-17) Đến Việt Nam ngày 10-3-1967 và rời Việt Nam ngày 23-4-1971
- USS Repose (AH-16) Đến Việt Nam ngày 16-10-1965 và rời Việt Nam ngày 14-3-1970
- Haven-Class Hospital ship
Các Bệnh Viện Quân Đội Hoa Kỳ trong nội địa Việt Nam :
17th Field Hospital (An Khê);
- 22nd Surgical Hospital (Phú Bài);
- 71st Evacuation Hospital (Pleiku);
- 91st Evacuation Hospital (Tuy Hòa);
95th Field Hospital (Qui Nhơn);
3rd Field Hospital (III Corps);
- 7th Surgical Hospital (III Corps);
- 45th Surgical Hospital (III Corps)
- 93rd Evacuation Hospital (III Corps).
- 43rd Medical Group, Responsible for II Corps Tactical Zone
- 61st Medical Battalion (Nondivisional): Vịnh Cam Ranh and later Qui Nhơn and later Đà Nẵng 8 June 1966 - 17 February 1972
- 6th Convalescent Center: Vịnh Cam Ranh 15 April 1966 - 30 October 1971
8th Field Hospital Nha Trang: 10 April 1962 - September 1970. An Khê September 1970 – 1971. Moved under 68th Medical Group to Tuy Hòa
523rd Field Hospital: 23 September 1965 - September 1968 (attached to 8th Field Hospital)
9th Field Hospital (1968 was merged with 8th Field Hospital). Nha Trang 14 July 1965 - September 1968
17th Field Hospital: Qui Nhơn July 1969 - 7 October 1969 moved 55th Med Grp An Khê
71st Evacuation Hospital (Semi-Mobile): Pleiku 15 November 1966 - 15 December 1970
85th Evacuation
6th Convalescent Center: Vịnh Cam Ranh 15 April 1966 - 30 October 1971
8th Field Hospital Nha Trang: 10 April 1962 - September 1970. An Khê September 1970 – 1971. Moved under 68th Medical Group to Tuy Hòa
523rd Field Hospital: 23 September 1965 - September 1968 (attached to 8th Field Hospital)
9th Field Hospital (1968 was merged with 8th Field Hospital). Nha Trang 14 July 1965 - September 1968
17th Field Hospital: Qui Nhơn July 1969 - 7 October 1969 moved 55th Med Grp An Khê
71st Evacuation Hospital (Semi-Mobile): Pleiku 15 November 1966 - 15 December 1970
85th EvacuationHospital (Semi-Mobile): Qui Nhơn 31 August 1965 - 1 July 1966, controlled by 55th Med. Grp. 1 July 1966
91st Evacuation Hospital (Semi-Mobile): Tuy Hoa 3 December 1966 - 1 July 1969 moved to Chu Lai 67th Med. Grp.
55th Medical Group: Responsible for Northern II Corps Tactical Zone
70th Medical Battalion (Nondivisional): 7 November 1965 - 2 February 1971
2nd Surgical Hospital (Mobile Army): Qui Nhơn 1 July 1966 - April 1967
17th Field Hospital: An Khê 10 March 1966 - 1968 moved to 43rd Medical Grp Qui Nhơn, An Khê 7 October 1969 - 1 August 1970
18th Surgical Hospital (Mobile Army); Pleiku 10 March 1966 - 15 December 1967, Lai Khê 15 December 1967 - February 1968, Quảng Trị February 1968 - March 1969, Camp Evans, Gia Lê Installation, vùng Quảng Trị March 1969 - 31 August 1971
67th Evacuation Hospital (Semi-Mobile); Qui Nhơn 7 March 1966 - Mid 1969 Moved under 43rd Med. Grp. And controlled By 67th Med. Grp. After February 1970 in 1972 the hospital was moved to Pleiku And placed under U.S. Army Hospital, Saigon. (I feel sorry for them)
311th Field Hospital: Qui Nhơn 11 October 1968 - early 1969, Phú Thạnh early 1969 - 8 August 1969
67th Medical Group, Supported XXIV Corps: 74th Medical Battalion (Nondivisional), 4 June 1966 - 15 November 1969
U.S. Army Pricsoner-of-War Hospital: Long Bình 4 June 1966 - 1 August 1969 (operated by 74th Field Hospital)
27th Surgical Hospital (Mobile Army): Chu Lai 25 March 1968 - 16 June 1971
85th Evacuation Hospital (Semi-Mobile) Phú Bài 1969 - 9 December 1971
91st Evacuation Hospital (Semi-Mobile): Chu Lai 1 July 1969 - 29 November 1971
95th Evacuation Hospital (Semi-Mobile): Đà Nẵng 25 March 1968 - 28 March 1973
312th Evacuation Hospital (Semi-Mobile): Chu Lai 6 September 1968 - 2 August 1969
68th Medical Group, Responsible for both III and IV Corps Tactical Zones
58th Medical Battalion (Nondivisional): Long Bình 29 May 1965 - 17 February 1972
2nd Surgical Hospital (Mobile Army): Chu Lai April 1967 - 1968
3rd Field Hospital: Tân Sơn Nhứt 11 May 1965 - 31 May 1972
51st Field Hospital: Tân Sơn Nhứt 31 October 1965 - 30 June 1971
3rd Surgical Hospital (Mobile Army): Biên Hòa, Long Bình 23 August 1965 - May 1967, Đồng Tâm May 1967 - 5 September 1969, Bình Thủy 5 September 1969 - 20 April 1972
7th Surgical Hospital (Mobile Army): Cu Chi 4 June 1966 - 23 April 1967, Long Giao 23 April 1967 - 10 May 1969
8th Field Hospital: Moved from 43rd Medical Group to 68th Med. Grp. An Khê September 1970 – 1971. Tuy Hòa 1971 - Aug 1971
22nd Surgical Hospital (Self-Contained, Tranportable): Long Bình 27 December 1967 - 30 January 1968. Vùng lân cận Phú Bài 30 January 1968 - 18 October 1969
24th Evacuation Hospital (Semi-Mobile): Long Binh 10 July 1966 - 10 November 1972
U.S. Army Pricsoner-of-War Hospital: Long Bình 1 August 1969 - 31 December 1969 (operated by 24th Evacuation Hospital)
29th Evacuation Hospital (Semi-Mobile): Cần Thơ - vùng Bình Thủy 20 May 1968 - 22 October 1969
36th Evacuation Hospital (Semi-Mobile): Vũng Tàu 7 March 1966 - 28 November 1969
45th Surgical Hospital (Self-Contained, Transportable); Tay Ninh 4 October 1966 - 28 November 1969
74th Field Hospital: Long Bình 15 September 1968 - 14 August 1969
93rd Evacuation Hospital (Semi-Mobile): Long Binh 4 November 1965 – 1966, Đà Nẵng 1966 - 28 March 1973
1st Medical Battalion (Divisional, 1st Infantry Division): 20 October 1965 - 9 April 1970
4th Medical Battalion (Divisional, 4th Infantry Division): 7 September 1966 - 7 December 1970
9th Medical Battalion (Divisional, 9th Infantry Division): 4 January 1967 - 18 August 1969
15th Medical Battalion (Airmobile Division, 1st Cavalry Division): 28 July 1965 - 15 April 1971
23rd Medical Battalion (Divisional, 23rd Infantry Division): 8 December 1967 - 8 November 1971
25th Medical Battalion (Divisional, 25th Infantry Division): 30 March 1966 - 7 December 1970
12th Evacuation Hospital (Semi-Mobile, associated with 25th Infantry Division): Củ Chi 9 September 1966 - 15 December 1970
326th Medical Battalion (Divisional, 101st Airborne Division (Airmobile)): 22 October 1967 - 23 December 1971
U.S. Army Hospital, Saigon: 31 May 1972 - 14 March 1973 was established using assets of the 3rd Field Hospital, and served under the U.S. Army Health Services Group, Vietnam.
KHÔNG QUÂN
- Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược (SAC - Strategic Air Command) (1965-1973).
- Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật (TAC - Tactical Air command) (1962-1973).
- Bộ Tư lệnh Vận tải hàng không quân sự (MAC - Military Airlift Command).
Đệ Thất Không Lực Hoa Kỳ (7th Air Force)
- Đệ Thất Không Lực Hoa Kỳ (7th Air Force) gồm các Không Đoàn Tiêm Kích và Oanh Kích bom mang mã số: 3, 12, 35, 366, 31, 37 gồm Sư Đoàn Không Quân 834 Vận Tải Chiến Thuật, 1 Không Đoàn Trinh Sát, 2 Không Đoàn Tác Chiến Đặc Biệt và một số đơn vị yểm trợ. Thời gian hoạt động ở Việt Nam: từ tháng 4-1966 đến tháng 1-1973.
- Sư Đoàn 2 Không Quân.
- Sư Đoàn 315 Không Quân.
- Sư Đoàn 83 Không Quân.
- Sư Đoàn Vận Tải 834 Không Quân.
Sư Đoàn 2 Không Quân và Sư Đoàn Vận Tải 834 sau sát nhập vào Đệ Thất Không Lực Hoa Kỳ. Vào thời điểm cao nhất tháng 4-1969, Không quân Mỹ quân số lên đến 61,400 quân nhân với 4,050 phi cơ trong đó có 768 phi cơ chiến đấu và 2,668 phi cơ trực thăng.
Riêng Chiến Dịch Tập Kích Linebecker-2 vào tháng 12-1972 đã huy động 193 phi cơ ném bom chiến lược B-52 và 1,077 phi cơ Tiêm Kích và Cường Kích Chiến Thuật.
LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH
THAM CHIẾN Ở VIỆT NAM
NAM HÀN (Republic of Korean Force,Vietnam): đến Việt Nam ngày 29 tháng 9 năm 1965 và rút về nước ngày 17 tháng 3 năm 1973. Quân số khoảng 58,282 quân nhân, là lực lượng có quânsố lớn thứ nhì sau Quân Đội Hoa Kỳ và đã có 5,099 quân nhân Nam Hàn tử trận,11,232 bị thương, 4 mất tích.
Lực Lượng Đại Hàn ở Việt Nam gồm có:
- Sư Đoàn 9 Đại Hàn (Sư đoàn Bạch Mã - Republic of Korean 9th Infantry Division, White Horses) - với 3 Trung Đoàn Bộ Binh (Trung Đoàn 28, 29 và 30 ); 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh, đến Việt Nam ngày 27 tháng 9 năm 1966 rời Việt Nam ngày 16 tháng 3 năm 1973.
- Sư Đoàn Thủ Đô Đại Hàn - (Sư đoàn Mãnh Hổ - Republic of Korean Capital Division, Tigers -) đóng tại vùng II. đến Việt Nam ngày 29 tháng 9/1965, rời Việt Nam ngày 10 tháng năm 1973, quân số gồm:
- Bộ Chỉ Huy Đệ Bách Yểm Trợ Tiếp Vận tại Nha Trang làm công tác yểm trợ cho các đơn vị tác chiến thuộc Quân Lực Đại Hàn.
- Thành phần công tác dân sự vụ chính của Quân Lực Đại Hàn (hay công tác Xây Dựng Nông thôn) là Đoàn Kiến Tạo Yểm Trợ (còn biết dưới danh hiệu "Đơn vị Bồ Câu") đóng tại Dĩ An ở phía Bắc Saigon. Ngoài các hoạt động dân sự vụ tại khu vực Dĩ An, Đoàn Kiến Tạo Yểm Trợ còn điều hành Bệnh viện Giải phẫu Quân Đội Lưu Động tại Vũng Tàu.
- Lữ Đoàn Thanh Long Thủy Quân Lục Chiến Đại Hàn (2nd Marines Corps Brigade- Blue Dragons), đến Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 1965 rời Việt Nam tháng 2 năm 1972 với 4 Tiểu Đoàn bộ chiến (các Tiểu Đoàn 1, 2, 3 và 5) và 1 Tiểu đoàn Pháo Binh. Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến Đại Hàn (Lữ đoàn Thanh Long) đóng và hành quân tại Vùng I và đặt dưới quyền chỉ huy và điều động hành quân của Lực Lượng III Thủy Bộ (III MAF).
- Một số Tiểu Đoàn, Đại Đội Binh Chủng Hỗ Trợ (Thiết Giáp, Công Binh, Pháo Binh, Quân Cảnh…).
THÁI LAN
Lực lượng trên chiến trường Việt Nam gồm:
- Trung Đoàn Mãng Xà (Royal Thai Army Regiment-Queen's Cobras) đến Việt Nam ngày 19 tháng 9 năm 1967 rời Việt Nam ngày 15 tháng 8 năm 1968 hoạt động vùng Long Bình, Biên Hòa.
- Sư Đoàn Hắc Báo (Royal Thai Army Expeditionary Division- Black Panthers) đến Việt Nam ngày 25 tháng 7 năm 1968 rời Việt Nam ngày 2 tháng 3 năm 1972 gồm 3 Lữ Đoàn Bộ Binh, 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh, 1 Tiểu Đoàn Công Binh và Truyền Tin. Bộ Chỉ Huy tại Saigon nhưng căn cứ chính tại Bearcat, Long Thành.
- Một số Tiểu Đoàn, Đại Đội Binh Chủng hỗ trợ.
Sĩ quan và nhân viên phi hành thuộc Không lực Hoàng gia Thái tới Việt Nam vào tháng 9-1964 với nhiệm vụ trợ giúp Không quân Việt Nam trong các cuộc hành quân bằng C-47.
- Vào tháng 7-1966 thêm 8 sĩ quan và nhân viên phi hành gia nhập đoàn lập thành Phi Đội Vinh Quang. Phi Đội này xử dụng phi cơ C-123 của Không Lực Hoa Kỳ, đặt dưới quyền Chỉ Huy của đệ Thất Không Lực và là một thành phần của Không Đoàn Hành Quân Đặc Biệt 315, trợ giúp như một phần thuộc Không Đoàn 33 của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa trong các cuộc hành quân bằng C-47.
- Hải quân Hoàng Gia Thái có một chiếc LST (landing Ship Tank) đặt dưới quyền điều hành của Ban chuyên chở Hàng Hải Quân Sự (MSTS) và một chiếc PGM đặt dưới quyền điều hành của Hải Quân Việt Nam. Các Hải hạm này hoạt động tại Việt Nam từ tháng 12-1966.
Tổng quân số : 13,000 quân nhân.
Ngoài ra Lực lượng trên chiến trường Lào thường xuyên có khoảng 10-20 Tiểu Đoàn Bộ Binh và một số đơn vị Quân Binh Chủng khác.
- Tổn thất trong thời gian tại Việt Nam của Thái Lan : 351 tử thương và 1,358 bị thương
AUSTRALIA (Úc Đại Lợi)
Úc Đại Lợi là quốc gia đầu tiên trong Thế giới Tự Do sau Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa. Úc cung ứng các đơn vị Hải, Lục, Không Quân. Lực lượng Úc lên tới khoảng 7,500 người.
Trong suốt hơn 10 năm tham chiến tại Việt Nam, Quân Đội Úc đã có gần 60,000 quân nhân Úc thay phiên phục vụ tại Việt Nam với khoảng 9 tiểu đoàn Bộ Binh, 1 Trung Đoàn Pháo Binh, 2 Trung Đoàn Thiết Giáp cơ giới và nhiều đơn vị không, hải quân yểm trợ. Khác với quân đội Mỹ với sở trường yểm trợ phi pháo tối đa và tổ chức các cuộc hành quân lớn, quân đội Úc chuyên đánh du kích và phòng thủ, do đó số tổn thương ít hơn, chỉ có 521 quân nhân Úc tử trận, 3,128 bị thương và 6 mất tích. Quân Úc hành quân vùng Biên Hòa, Phước Tuy, căn cứ chính tại Núi Đất, tỉnh Phước Tuy còn Bộ Chỉ Huy chính tại Sài Gòn.
- Tháng 5 năm 1962 chính Phủ Úc gởi 30 quân nhân Úc sang Việt Nam với nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện. và ngày 31 tháng 1 năm 1973 quân đội Úc hoàn toàn rút khỏi Việt Nam.
- Trung Đoàn Bộ Binh Hoàng Gia đến Việt Nam tháng 5-1965 và rời Việt Nam tháng 12-1972.
Lục quân Úc cung ứng ba Lực Lượng:
1, Lực Lượng Đặc Nhiệm Úc gồm 3 Tiểu Doàn Bộ Binh, một Trung Đoàn Pháo Binh 105 ly, một Chi Đoàn Thiết Giáp, một Chi Đoàn Thiết Vận Xa, một Phân Đoàn Công Binh và các Lực Lượng Yểm Trợ tác chiến khác.
2, Đoàn Yểm Trợ Tiếp Vận Úc gồm các đơn vị Hành Chánh Quân Y và Tiếp Vận để yểm trợ cho Lực Lượng Đặc Nhiệm Úc.
3, Toán Huấn luyện Lục Quân Úc. Cố Vấn Đoàn sát nhập hoạt động chung trong hệ thống Cố Vấn Phái Bộ MAC-V.
Không Lực Hoàng Gia Úc Đại Lợi
Gồm các trực thăng UH1-H, các phi cơ vũ trang loại Caribou và Canberra. Các phi cơ này được đặt dưới quyền điều hành của Đệ Thất Không Lực.
Hải quân Hoàng Gia Úc Đại Lợi
- Một Phóng Lôi Hạm điều khiển hỏa tiễn tự động và số đơn vị binh chủng hỗ trợ đặt dưới quyền kiểm soát và điều hợp của Đệ Thất Hạm Đội.
- Một Toán Người Nhái (Hải Quân) đặt căn cứ tại Vũng Tàu.
- Một Phi Đội Trực Thăng của Hải Quân Hoàng Gia Úc nhập vào Đại Đội Trực Thăng Xung Kích 135 thuộc Quân Lực Hoa Kỳ đậu tại Trại Bear Cat. Phi Hành Đoàn Trực Thăng xử dụng và bảo trì trực thăng UH1-H
NEW ZEALAND (Tân Tây Lan):
Quân đội Tân Tây Lan (New Zealand “V” Fprces khoảng 2 Tiểu Đoàn cấp số 3,890 Quân nhân cung ứng 2 Đại Đội Khinh Binh, một Pháo Đội Dã Chiến 105 ly, một đơn vị Yểm Trợ Tiếp Vận đến Việt Nam ngày 21-7-1965 và rời Việt Nam tháng 12-1971. Hành quân vùng Phước Tuy.
- Phái Bộ Y Tế Tam Công. Tổng số Lực Lượng Tân Tây Lan là 566 người.
a) Phái Bộ Y Tế Tam Công đóng tại Đồng Sơn thuộc vùng II dưới quyền điều hành của USAID. Nhiệm vụ của phái bộ này là viện trợ y tế cho dân chúng và giúp đỡ nhà chức trách địa phương nâng cao mức độ vệ sinh công cộng.
b) Các Đại Đội Khinh Binh và Pháo Đội Dã Chiến được sát nhập từng đơn vị vào Lực Lượng Đặc Nhiệm Úc.
c) Đơn vị Yểm trợ Tân Tây Lan được sát nhập vào Đoàn Yểm Trợ Tiếp Vận Úc tại Vũng Tàu.
Tổn thất của Lực Lượng Tân Tây Lan tại Việt Nam là 55 Tử thương và 212 quân nhân bị thương.
PHILLIPINES
Lực Lượng Quân Sự Phi Luật Tân tại Việt Nam gồm:
- 1 Tiểu Đoàn Quân Báo, 1 Tiểu Đoàn Pháo Binh, 1 Tiểu Đoàn Công Binh và 1 Tiểu Đoàn Quân Y đến Việt Nam tháng 9-1966 và rời Việt Nam tháng 12-1969. Hoạt động vùng Tây Ninh, Căn cứ chính tại Trảng Lớn, quận Thanh Điền, Tây Ninh. Tổng quân số khoảng 2,000 người.
- Tiểu Đoàn Quân Y Phi Luật Tân tại Việt Nam (PHILCON-V) gồm có Bộ Chỉ Huy đặt trụ sở tại 12 Trần Quốc Toản, Saigon, gồm có:
Toán Quân Y Tây Ninh.
Toán Quân Y Bình Dương.
Toán Quân Y Định Tường.
Toán Y tế Nông Thôn Hậu Nghĩa.
Ngoài Quân Đội Hoa Kỳ và 5 Quốc gia Đồng Minh gởi quân đến Việt Nam trực tiếp tham chiến (khoảng 68,000 lính bộ chiến) là: Úc Đại Lợi, Nam Hàn, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân và Thái Lan - Còn có 35 Quốc gia viện trợ không tác chiến cho Việt Nam Cộng Hòa.
TRUNG HOA QUỐC GIA (ĐÀI LOAN)

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen