Seiten

Dienstag, 20. September 2016

Giới Thiệu và Nhận Xét về Tập San Sử Địa của hai miền Nam Bắc

Giới Thiệu và Nhận Xét về Tập San Sử Địa của hai miền Nam Bắc

 NGUYỄN VĂN LỤC


     Giáo Sư Nguyễn Văn Lục
Sự hình thành Tập San Sử Địa ở miền Nam

Sau biến cố chính trị lật đổ tổng thống Ngô Đình Dieêm, nhiều sinh hoạt của giới sinh viên bắt đầu xuất hiện. Các sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa thời ấy như rộ lên. Thêm nhiều báo chí ra đời. Có khi lên đến hơn 40 tờ. Giới sinh viên lúc đó như nhận thức rõ về vai trò của họ, thấy được sức mạnh của họ và của đám đông. Họ tự tin hơn, nhân cách của từng cá nhân được xác định rõ nét hơn. Nhiều tổ chức chính tri, văn hóa cũng như xã hội của giới sinh viên ra đời mà chính họ là người nắm giữ các vai trò then chốt. Họ biểu tình, xuống đường hoan hô đả đảo như cơm bữa. Mỗi phân khoa đại học đều có báo riêng do sinh viên chủ trương ào ạt ra mắt như các tờ Văn Khoa, Tin Tưởng, Vùng Lên, Hồn Trẻ, Bừng Sáng, Lửa Thiêng... Trong đó không thiếu những tờ lấp ló tinh thần thiên tả.

Có thể nói sinh viên thời đó trưởng thành trong không khí đấu tranh. Họ chấp nhận phiêu lưu, mạo hiểm và sẵn sàng dấn thân. Chẳng hạn cuộc biểu tình của sinh viên nhằm xé bỏ Hiến Chương Vũng Tàu, lật đổ tướng Nguyễn Khánh vào tháng 8-1964.


Nhiều khuôn mặt sinh viên xuất hiện như một thứ lãnh tụ như Phạm Đình Vy, Lê Hữu Bôi (bị cộng sản sát hại dịp Tết Mậu thân ở Huế), Nhuyễn Trọng Nho, Nhuyễn Long, Đoàn Văn Toại v.v... Các phong trào sinh viên như Du Ca, các chương trình như CPS Học Đường Mới, Chương Trình Phát Triển Quận 8, các chương trình nghiên cứu về nhiều phương diện cá biệt như nhóm Speaking English Club, Nhóm Vạn Vật, Nhóm Việt Hán, Nhóm Toán v.v... Của Đại học Sư Phạm lần lượt ra đời. Nhóm Sử Địa do ông Nhuyễn Nhã thành lập xuất hiện trong bối cảnh chính trị xã hội đó. Nghiêm chỉnh và có tầm vóc của một tập san nghiên cứu có chiều sâu.

Nhưng để có thể in thành sách đàng hoàng, theo ông Nhuyễn Nhã là nhờ sự tài trợ chi phí ấn loát của ông giám đốc nhà sách Khai Trí, tức là ông Nhuyễn Văn Trương. Sau 1975, cộng sản chiếm nhà sách Khai Trí, tịch thu các kho sách của ông Trương và đặt tên ông trên một con đường nhỏ. Không có ông khai Trí, Tập San Sử Địa (TSSĐ) khó có cơ hội được xuất bản đều đặn, lâu dài. Ngoài ra, còn có sự chấp thuận và giúp đỡ của Khoa trưởng Đại học Sư Phạm Sài gòn thời đó là giáo sư Trần Văn Tấn. GS Tấn đã cho Tập san Sử Địa mượn một phòng của trường ĐHSP làm văn phòng

Cũng theo lời ông Nguyễn Nhã, lúc khởi đầu, ông có mời giáo sư Tôn Thất Dương Ky làm chủ bút. Ông Tôn Thất Dương Ky đã nhận lời. Nhưng ít lâu sau ông Kỵ bị chính quyền Sài gòn trục xuất ra Bắc. Cuối cùng, ông Nhuyễn Nhã đành kiêm nhiệm chức chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ TSSĐ.

Sự kiện ông Tôn Thất Dương Kỵ được mời làm chủ bút cùng với những tên tuổi khác như Hoàng Xuân Hãn, Sơn Nam, Trương Bá Cần, Đông Tùng, chúng ta có thể nhận thấy xu hướng nghiêng một cách kín đáo về phía cộng sản của nhóm này. Điều này được ông Chủ nhiệm Nguyễn Nhã thừa nhận sau 1975 trong một cuộc phỏng vấn.


     Số Ra Mắt Tập San Sử Địa (1966)
Vào ngày 27-2-1966, Tập San Sử Địa số 1 ra đời. Đây là tam cá nguyệt san, ba tháng ra một kỳ và cho đến 1975, có được 29 số báo trong đó có nhiều số có chủ đề như Chiến thắng Đống Đa, số 1, về Phan Thanh Giản, số 7, Đặc khảo về Quang Trung số 9 và số 10, số đặc biệt về Nguyễn Trung Trực, số 12, 200 năm phong trào Tây Sơn, số 21. Chúng tôi sẽ cho trích đăng một phần tài liệu của những số báo này. Nhất là nhật ký du hành sang Pháp của cụ Phan Thanh Giản với nhiều chi tiết rất thú vị, đồng thời những cảm tình của người Pháp khi cụ Phan Thanh Giản qua đời.

Ngoài ra còn có các số đặc biệt về phong tục Tết VN và các lân bang, số 5, hai số đặc biệt chủ đề về cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, tập 19-20, tháng 12- 1970 đặt ra nhiều vấn đề như khẩn hoang(Sơn Nam), Di tích Chiêm Thành (Trần Nhân Tâm),Những người Việt tiền phong trên bước đường Nam Tiến (Lê Hương), Thư tịch về cuộc Nam Tiến (Trần Anh Tuấn), Sự thôn thuộc và khai thác đất Tầm Phong Long, chặng cuối cùng của cuộc Nam tiến (Nhuyễn Văn Hầu), Lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc VN (Phù Lang Trương Bá Pháy), Vài nét về văn học nghệ thuật VN trên đường Nam tiến (Nhuyễn Văn Xuân). Số chót 29, tháng 3-1975, trước khi miền Nam bị mất, một số báo rất quan trọng cho ngày nay. Đó là đặc khảo về Hoàng Sa và Trườnng Sa với rất nhiều chứng liệu như: Phúc trình về công tác nghiên cứu phốt phát lần cuối cùng của Trần Hữu Châu. Phúc trình về cuộc thám sát hòn Nam Ýt vào năm 1973 của Trịnh Tuấn Anh. Thái Văn Kiểm với những sử liệu Tây Phương về chủ quyền VN về quần đảo Hoàng SaNhững sử liệu chữ Hán minh chứng chủ quyền của VN của Hãn Nguyên. Hoàng Sa dưới mắt nhà địa chất H. Fontaine (tên tiếng Việt là cha Phòng), Hoàng Sa qua tài liệu của Hội truyền giáo Ba Lê của Nhuyễn Nhã. Các văn kiện chính thức xác nhận chủ quyền VN từ thời Pháp thuộc, Ông bà Trần Đăng Đại. Hoàng Sa qua những nhân chứng của Trần Thế Đức.

Các số chủ đề này không dễ thực hiện, nhiều khi đó là công trình nghiên cứu của cả một đời người, đòi hỏi nhiều nhân lực và thì giờ. Vì thế, ba tháng TSSĐ miền Nam mới ra được một số. Nhưng phần phẩm chất phong phú và trung thực quan trọng cho mỗi số báo, nhóm TSSĐ miền Nam đã giữ được và là một công trình văn hoá xứng đáng để lại cho đời sau. Tập san Sử Địa miền Nam đã có một cố gắng và một nỗ lực không ngưng nghỉ để tồn tại cho đến 1975.



Các tác giả cộng tác với TSSĐ Miền Nam


Nguyễn Thế Anh




Ban biên tập: TSSĐ đã mời được một số trí thức miền Nam nằm trong Ban biên tập như quý ông Nguyễn Thế Anh, Bửu Cầm, Phan Khoang, Lâm Thanh Liêm, Phạm Cao Dương, Phù Lang, Đặng Phương Nghi, Quách Thanh Tâm, Tạ Chí Đại Trường, Thái Công Tụng, Nguyễn Huy, Trần Anh Tuấn.

Ngoài ra còn có sự hiện diện của một số sinh viên ban Sử, có tên, nhưng không thấy có bài viết như Nguyễn Thị Bi, Nguyễn Nhựt Tốn, Phạm Thị Hồng Liên, Nguyễn Ngọc Trác, Trần Đình Thọ, Nguyễn Hữu Phước, Phạm Thị Kim Cúc, Phạm Đức Lệ.

Đặc biệt TSSĐ còn mời được một số đông những nhà biên khảo như Hoàng Xuân Hãn, Chen Chin Hô tức Trần Kính Hòa, Tạ Trọng Hiệp (Riêng Tạ Trọng Hiệp không thấy có bài viết nào cả), Nguyễn Đăng Thục, Phạm Văn Diêu, Bửu Kế, Đông Hồ, Hồ Hữu Tường, Trương Bửu Lâm, Sơn Nam, Vương Hồng Sển, Đông Tùng, Nguyễn Bạt Tụy, Nguyễn Khắc Kham, Lê Thọ Xuân, Thái Văn Kiểm, Phạm Đình Tiếu, Phạm Quý Trâm, Bùi Quang Tung, Lê Thọ Xuân, Tô Nam, Nguyễn Đức Tánh, Nguyễn Hài, Dorohiem, Phạm Trọng Nhân, Châu Giang Lữ, Nguyễn Văn Nghiêm, Đỗ Văn Tú, Nguyễn Trắc Dĩ, Băng Sơn, Nguyễn Bá Lăng, Phan Đình Tân, Thái Việt Điểu, Quách Thanh Tâm, Trương Bá Cần, Lãng Hồ, Trần Quốc Giám, Lê Văn Ngôn, Mai Chương Đức, Mộng Tuyết, Mai Sơn, Tạ Quang Phát, Quách Tấn, ông bà Trần Đăng Đại, Nguyễn Kiến, Nguyễn Huy, Lê Ước, Lý Văn Hùng, Lê Hương, Cẩm Hà, Tùng Văn, Đinh Thụ, Hoàng Văn Hòe, Nhất Thanh, Đặng Văn Châu, Bàng Thống, Dã Lan Nguyễn Đức Dụ, Nguyễn Văn Hầu, Đặng Văn Châu, Trần Anh Tuấn, Hãn Nguyên, Lê Hương, Lê Hữu Lễ, Trân Nhâm Dân, Nguyễn Ngọc Cư, Hoàng Ngọc Thành, Lý Văn Hùng, Thúy Sơn, Nguyễn Văn Y, Nguyễn Kim Môn, Võ Đình Ngọ, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Nhân Bằng, Nguyễn Hữu Định, Nguyễn Hữu Tài, Phạm Văn Lộc, Võ Đình Ngộ, Nguyễn Văn Vân, Vũ Văn Tiếp, Nhuyễn Quang Tô, Hồng Liên, Lê Xuân Giáo, Trương Ngọc Phú, Nguyễn Hùng Cường, Ưng Nhạc, Vũ Văn Đính, Lê Hữu Mục, Trần Thế Đức, Hoàng Việt Tử, Trần Huy Phong, Võ Long Tê, Lam Giang, Trịnh Tuấn Anh, Sơn Hồng Đức.

Với tên tuổi các tác giả như Hoàng Xuân Hãn, Bùi Quang Tung, Vương Hồng Sển, Nguyễn Thế Anh, Chen Chin Hô tức Trần Kinh Hòa, Nguyễn Khắc Kham, Phạm Đình Tiếu, Bửu Kế, Nguyễn Đăng Thục, Hồ Hữu Tường v.v... TSSĐ miền Nam đã có một vị thế văn học không thể không nhìn nhận. Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của những nhà viết sử trẻ hơn như Trương Bá Cần, Đặng Phương Nghi, Tạ Chí Đại Trường, Dorohiem đã làm cho TSSĐ phong phú thêm, đa dạng thêm.

Trong số các cộng tác viên, ông Hoàng Xuân Hãn là viết đều hơn cả. Gần như không có số nào mà không có bài của ông. Đa dạng và uyên bác trong công việc truy tìm tài liệu. Chen Chin Hôtức Trần Kình Hòa thông thạo Hán văn nên ông đọc tận nguyên bản tài liệu gốc Trung Hoa. Tinh thần nghiên cứu sử của ông Trần Kình Hòa nghiêm túc, khách quan. Tạ Chí Đại Trường, một nhà sử học mà mỗi bài viết cho thấy nhân cách, cá tính, quan điểm, lập trường của người viết sử.

Đặng Phương Nghi sinh sống ở Pháp nên có điều kiện truy cập tài liệu từ văn khố của Pháp và nhất là dịch thuật những tài liệu của Hội thừa sai Ba Lê. Chẳng hạn dịch những lá thư của các thừa sai gửi về Pháp cho gia đình hay tu hội của họ. Đây là những tài liệu vàng ròng giúp tìm hiểu lịch sử, xã hội thời bấy giờ. Nhất là giúp hiểu rõ bản chất thực của Tây Sơn với các trận đánh, đời sống dân tình khốn khổ khi đất nước bị lôi kéo vào vùng lửa đạn.

Đó là những cái nhìn mới khác hẳn các tài liệu sử của Việt Nam trước đây.
Nhưng có một người chuyên viết về sử là Nguyễn Khắc Ngữ tuy có tên trong danh sách cộng tác viên thì lại không viết một bài nào cho TSSĐ mặc dù trước 1975, ông có xuất bản vài tác phẩm như Minh Trị Thiên Hoàng (1967), Nguyên nhân Pháp chiếm Việt Nam [1968). Sau này ở hải ngoại, có cơ hội tìm kiếm được tài liệu ngoại quốc, ông có viết và tự xuất bản một số sách nhưTây Phương tiếp xúc với Việt Nam, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hòa Lan giao tiếp với Đại Việt (thế kỷ 16, 17, 18). Liên lạc Việt-Pháp 1775-1820, Nguyễn Vương và Giám mục Adran, Những cuộc hành quân của Pháp ở Nam Kỳ và Trung Kỳ (1968). Những ngày cuối cùng của VNCH(1979). Nguồn gốc dân tộc Việt Nam (1985), Kỳ Đồng, nhà Cách mạng và nhà thơ, Mẫu hệ, Chàm và Phan Bội Châu niên biểu.

Rất tiếc, do tài chánh eo hẹp, ông tự in lấy dưới dạng photocopy nên phổ biến giới hạn trong bạn bè nên ít ai biết đến công trinh nghiên cứu của ông. Ông Ngữ bị bạo bệnh và chết sớm ở thành phố Montréal, Canada.

Các chủ đề trong TSSĐ miền Nam

Trong lá thư tòa soạn, số 6, tháng 4-6, năm 1967, ông chủ nhiệm Nhuyễn Nhã viết: "Chúng tôi nghĩ con đường tương lai của tập san vẫn là con đường sát với thực tế, làm sao cho Tập san có những bài thực sự đi sâu vào chuyên môn, thực sự giúp ích cho sử địa cùng với những bài có trình độ phổ thông, nhưng không quá thấp, thiếu chiều sâu, đồng thời cố gắng khai thác các chủ đề và tiếp tục các sinh hoạt văn hóa có lợi cho đất nước"

Vì thế, với 29 số báo, số 1 có 128 trang, nhưng số 29, đặc khảo về Trường Sa, dày 352 trang Có một số chủ đề đặc biệt liên quan đến Trương Công Định, Nhuyễn Trung Trực, Phan Thanh Giản (1796-1867), 3 số về Quang Trung, chủ đề thành phố Đà lạt, trong đó có bài viết của Hoàng Xuân Hãn về hội nghị sơ bộ ở Đà lạt, có số chủ đề về các phong tục Tết của VN, số chủ đề về Việt Kiều tại Thái, Miên, Lào... trong đó chủ đề gây được nhiều tiếng vang nhất có lẽ là các số về nhà Tây Sơn như số 9-10 về "Quang Trung", số 13 về "Chiến thắng Đống Đa", số chủ đề "200 năm phong trào Tây Sơn" là những số chủ đề gây được rất nhiều sự chú ý lý thú của người đọc. Tuy nhiên, các chủ đề về Tây Sơn của TSSĐ miền Nam có những hạn chế vì thiếu tài liệu gốc sử Tầu cũng như thiếu những tài liệu của Pháp như của Hội truyền giáo Ba Lê.

Những số đặc khảo về Phan Thanh Giản cũng rất đa dạng và phong phú với các bài viết như:Phan Thanh Giản đi sứ ở Paris của Trương Bá Cần, Phan Thanh Giản dưới mắt người Pháp của Nguyễn Thế Anh, Một nghi vấn về Tây Phù Nhật ký của Lãng Hồ, Kinh lược đại thần Phan Thanh Giản với sự chiếm cứ ba tỉnh miền Tây của Phù Lang Trương Bá Phát, Chung quanh cái chết và trách nhiệm của Phan Thanh Giản trước các biến cố của Nam Kỳ cuối thế kỷ 19 của Phạm Văn Sơn, Cuộc đời Phan Thanh Giản của Trần Quốc Gi. Nhơn cuộc du xuân, may gặp kho tàng quý giá về cụ Phan Thanh Giản của Trần Quốc Giám và Thái độ của triều đình Huế đối với Phan Thanh Giản, Bản án của các đại thần nghị xử về việc thất thủ 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, Bức thư Nôm 26-1-1837 của Phụ Thân gửi cho Phan Thanh Giản.

"Nhật ký hành trình của sứ bộ Phan Thanh Giản" thực ra đã được ông Ngô Đình Diệm dịch từ năm 1919 và được đăng trong Bulletin des amis du vieux Huế nay đọc lại bản dịch của ông Trương Bá Cần vẫn thấy hay và thích thú vì gây tò mò không ít về công việc của sứ bộ Phan Thanh Giản cũng như thủ tục ngoại giao thời bấy giờ.

Sau đây là những so sánh, nhận xét một cách khách quan về những bài viết cùng về đề tài Quang Trung và Phan Thanh Giản của TSSĐ miền Nam và Tập san Văn Sử Địa miền Bắc để chúng ta có thể nhìn thấy sự vượt trội của Tập san Sử địa xuất bản trong miền Nam:

TS Văn Sử Đia miền Bắc không có những số chuyên đề: Không đủ người viết. Đề tài hạn hẹp, nghèo nàn. Chỉ có một số đặc biệt về Quang Trung Nguyễn Huệ mà thôi. Các số khác có khi là: Yếu mục. Phần đông thì không để gì cả.

- Miền Nam có sự tự do suy nghĩ, tự do sáng tác: Phải đọc toàn bộ Tập San Văn Sử Địa miền Bắc mới nhận ra được chân giá trị Tập San Sử Địa miền Nam. Cũng như phải sống trong lòng chế độ cộng sản, chúng ta mới thấy được rằng được sống 20 năm ở miền Nam dưới chính quyền tự do của miền Nam là một ân sủng. Cám ơn cơm gạo miền Nam. Cám ơn hai chế độ đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa miền Nam VN. Cả thế hệ tuổi trẻ chúng tôi đã được sống những ngày tương đối hạnh phúc. Chúng tôi đã được ăn học đàng hoàng, nhất là được sống "vô tư". Tội nghiệp cho những thế hệ tuổi trẻ sau này không còn được sống vô tư nữa, vì lúc nào cũng có mối lo.

Những vụ tranh đấu, biểu tình, xuơống đường, ngay cả tự thiêu trong vụ tranh đấu Phật giáo chỉ là những trò chơi dân chủ, chỉ có thể xảy ra trong một thể chế dân chủ. Ở miền Nam không có độc tài đúng nghĩa, mà chỉ có dân chủ giới hạn trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, một nền dân chủ đã có tuy chưa hoàn chỉnh. Viết ra điều này như một thách thức những ai còn vọng ngữ, chê trách miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì thế, vụ "tranh đấu" Phật giáo 1963 mà trước đây, một số người vẫn tự hào là "lật đổ chế độ độc tài gia đình trị nhà Ngô" nay không còn ý nghĩa như trước nữa. Tên tuổi thượng tọa Trí Quang mà "có" là vì ông sống trong chế độ tự do của miền Nam và đã trở thành "không" trong thể chế độc tài CS. Suốt hơn 33 năm qua, ông Trí Quang không dám nói một lời. Nhưng cũng phải nhìn nhặn, ông còn đủ khí tiết để không a dua, xu nịnh.

Ngay cả Phan Huy Lê, Chủ tịch hội Khoa Học Lịch sử Việt Nam đã nhận xét về tập san sử địa miền Nam như sau: "Tập san Sử Địa để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc về tinh thần khoa học và ý thức dân tộc là đặc điểm bao trùm của Tập san. Nhiều bài viết trên tập san là những công trình nghiên cứu có giá trị cao, sưu tầm tư liệu công phu, xử lý thông tin khoa học, thái độ khách quan trung thực và nhất là góp phần dấy lên tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc và nêu cao giá tri văn hóa dân tộc". (Hà nội, Xuân Đinh Hợi, 2007)

Nhận xét này chính xác, nhưng chưa đầy đủ. Ít ra, sau hơn 33 năm mới có một nhà phê bình miền Bắc có cái nhìn tích cực về văn học miền Nam. Nhưng cần bổ túc thêm ý kiến của ông Phan Huy Lê. Phải viết thêm là ở miền Nam có sự tự do suy nghĩ, tự do sáng tác. Nhờ đó đã tạo ra được một thứ Văn học đa dạng, mang dấu vết cá nhân vào mỗi tác phẩm, mỗi bài viết, mỗi bài khảo luận. Như ý kiến của Philippe Le Failler, thuộc trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, người có trách nhiệm thực hiện chương trình và dự án VALEASE, một công trình có tham vọng sẽ điện toán hoá những tác phẩm văn hoá cần thiết cho việc nghiên cứu chung về văn hoá Việt Nam. Chương trình này đã thực hiện được ba tập san: Bulletin des amis du vieux Hue gồm 123 tập với 16000 trang in báo, Tập san Sử Địa miền Bắc và mới đây nhất, Tập san sử địa miền Nam được thu dọn vào trong 3 cái CD-Rom. Philippe Le Failler viết một câu rất đẹp: "Những tạp chí định kỳ tìm lại được tuổi thanh xuân. Tất nhiên, khó tránh được những ảnh hưởng về chính trị khi mà ở mzền Bấc các Viện Nghiên cứu là của nhà nước và (họ) là người nắm giữ những công trình nghiên cứu lịch sử trong khi ở miền Nam, những ý tưởng cá nhân luôn thắng thế."

Uu Điểm của Tập san Sử Địa miền Nam

1. Tính cách đa dạng của các tác giả góp mặt

- Những người có xu hướng thân cộng sản như Hoàng Xuân Hãn, Trương Bá Cần, Đông Tùng, Sơn Nam và có thể cả ông chủ nhiệm Nguyễn Nhã.

- Những người được đào tạo ở ngoại quốc như Hoàng Xuân Hãn, Quách Thanh Tâm, Trương Bửu Lâm, Tạ Trọng Hiệp, Lâm Thanh Liêm, Trương Bá Cần, Nguyễn Thế Anh, Chen Chín Ho tức Trần Kình Hòa, Bùi Quang Tung, cụ Nguyễn Khắc Kham, Đặng Phương Nghi, Hoàng Ngọc Thành...

- Những vị thuộc thế hệ tiền bối, nhiều vị học giả tuy không có bằng cấp nhưng lại là thày của các tác giả thế hệ đàn em, tốt nghiệp các trường Đại học Văn Khoa hoặc Đại Học Sư Phạm. Như Vương Hồng Sển, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Bạt Tụy, Bửu Cầm, Phan Khoang, Hồ Hữu Tường, Đông Hồ, Bửu Kế, Quách Tấn, Nguyễn Toại, Nguyễn Ngọc Cư, Trần Văn Tuyên, Bình Nguyên Lộc.

- Đa số còn lại là giới nhà giáo, trí thức trẻ như Phạm Văn Sơn (Trung Tá), Phạm Cao Dương, Phù Lang Trương Bá Phát, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Huy.

2. Tính cách cá nhân của mỗi bài viết

Không ai trong số những tác giả có tên trong TSSĐ miền Nam bị bắt buộc phải viết về điều gì. Điều này nói ra có vẻ là thừa. Nhưng nếu so với giới cầm bút khốn khổ ở ngoài Bắc thì lại vô cùng quan trọng. Vì "thành tích cách mạng" quan trọng hơn văn tài hay sở học. Sau 1954, Trương Tửu viết phê bình văn học theo hướng Mác Xít vẫn bị trù dập. Đào Anh viết sử theo phương pháp duy vật biện chứng sử quan cũng không yên. Trần Đức Thảo cũng vậy.

Chẳng hạn TSSĐ miền Nam số đặc biệt về Phan Thanh Giản, có nhiều bài viết khác nhau, nhìn từ những góc độ khác nhau của nhiều tác giả như Trương Bá Cần viết vềviệc Phan Thanh Giản đi sứ ở Paris (tháng 10-11-1863) với rất nhiều chi tiết đáng đọc. Nguyễn Thế Anh trình bày Phan Thanh Giản dưới mắt người Pháp. Phù Lang Trương Bá Phát nói về việc chiếm cứ ba tỉnh miền Tây bởi quân đội Pháp. Phạm Văn Sơn nói về trách nhiệm và chung quanh cái chết của cụ Phan. Trần Quốc Giám nói về cuộc đời Phan Thanh Giản. Lê Văn Ngôn nót về việc tìm ra những di tích kho tàng của cụ Phan Thanh Giản. T.Q.G nói về thái độ của triều đình Huế đối với Phan Thanh Giản. Tô Nam dịch bản án của các đại thần nghị xử về Phan Thanh Giản. Mai Sơn sưu tập bài văn bia của cụ Phan Thanh Giản. Bức thư của Phụ thân của cụ Phan Thanh Giản gửi cho cụ 26-1- 1837. Một chuyên đề như thế là khá đầy đủ và đã trình bày được sự mâu thuẫn, tranh chấp, hiểu nhầm về đường lối không thể khác đối với việc người Pháp sang cai trị ở VN.

Nhưng toàn thể tập san Văn Sử Địa miền Bắc chỉ có một bài về Phan Thanh Giản của Hồng Hạnh (tháng 11, 1956) kết tội "Phan Thanh Giản chỉ là tiếng thở dài của chủ nghiã đầu hàng"

3. Tôn trọng sự thật lịch sử

Chúng ta có thể nhận thấy trong ý hướng hay trong tư tưởng của mỗi tác giả trong TSSĐ miền Nam sự cố gắng tối đa để sự thật lịch sử được tôn trọng. Có thể có những hạn chế vì thiếu thốn tài liệu, có thể những tài liệu xưa chưa hoàn chỉnh hoặc sai sót. Nhưng TSSĐ miền Nam đã cố gắng trình bày dưới nhiều góc cạnh, nhìều phương diện, nhiều khuynh hướng để có thể đạt tới được một sự thật tương đối, tránh lối viết cực đoan, một chiều.

Đó là ưu điểm của TSSĐ miền Nam. Nhiều tác giả giữ được sự liêm khiết, coi trọng nhân cách chính mình, tôn trọng sự chính xác khoa học của tài liệu, của sự kiện, đã diễn đạt một cách khách quan được sự thật lịch sử. Thêm vào đó, họ đã tránh phê phán lịch sử một cách hạn hẹp, bất công chỉ dựa trên chủ nghĩa giáo điều. Điều đó có thể chứng minh được qua số chủ đề về Phan Thanh Giản.

Ngược lại, đọc TS Văn Sử Địa (TSVSĐ) miền Bắc, từ số đầu đến số cuối chỉ thấy thật sự hiện diện của chủ nghiã Mác Xít. Đảng cộng sản đã dùng chủ nghĩa Mác Xít giáo điều để cắt nghĩa, lý giải các sự kiện lịch sử cũng như văn học khiến cho TSVSĐ miên Bắc là một sự thất bại hoàn toàn về việc ghi nhận sự thật lịch sử, vì chịu ảnh hưởng nặng nề chủ nghĩa Mác Xít của Liên Xô. Trong bầu khí khép kín với thế giới bên ngoài, những người như các ông Trần Huy Liệu, Trần Thanh Mại, Văn Tân tin tưởng vào tính cách khoa học của chủ nghĩa Mác Xít đến độ mù quáng. Nhìn lại các bài viết của các tác giả này cách đây trên 60 năm, sự ngây ngô khờ khạo, tính cách ấu trĩ non nớt trong lập luận, sự hẹp hòi thiển cận trong diễn giải, sự độc đoán, độc tôn cố chấp đối với những quan điểm khác họ phơi bày trên từng giòng chữ. Họ làm văn học và lịch sử với tác phong dạy đời "như bố chó xồm" của một đảng viên cộng sản đang thắng thế, lúc nào cũng răn đe cảnh cáo, sẵn sàng trù dập, bất công đối với những người có quan điểm khác họ. Kết quả là rất nhiều "nạn nhân" lại chính là những tác giả đã có mặt ngay trong danh sách cộng tác với TSVSĐ miền Bắc ngay từ đầu như các ông Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Phan Khôi và các nhà văn trong nhóm NVGP. Chưa kể đến người thời trước như Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký, Tự Lực Văn Đoàn. Nằm trong danh sách "nạn nhân" của TSSĐ miền Bắc có cả các vua chúa triều Nguyễn. Nhưng những nhân vật được họ vinh danh như Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ Quang Trung, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương cũng là "nạn nhân" vì đã được khen không đúng. Những "nạn nhân bất đắc dĩ" của họ gồm cả những nhân vật thần thoại, không có thật như Thằng Bờm, Chú Cuội.

Nói cho cùng, ngày nay, ngay cả những tên tuổi như Trần Huy Liệu, Văn Tân, Trần Thanh Mại, Nguyễn Đổng Chi, Minh Tranh cũng đã trở thành nạn nhân của chính những bài viết của họ. Chính một chuyên viên nghiên cứu sử, ông Nguyễn Đổng Chi than ông chẳng đọc được gì hữu ích trong những bài viết đó.

Sự hình thành Tạp chí Sử Địa ở miền Bắc

Vào năm 1953, trung ương đảng và chính phủ kháng chiến đã chuyển về xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ công tác ở Ban Thường vụ quốc hội. Trần Huy Liệu có ý lập ra một tổ chức nghiên cứu lịch sử trước khi về tiếp quản Hà nội. Trần Huy Liệu đem ý định đó trình lên ông Trường Chinh, Tổng Bí thư đảng. Ông Trường Chinh tán đồng ý kiến ấy. Nghiên cứu lịch sử không thuần chính trị mà chú trọng vào lịch sử xã hội Việt Nam, đúng ra là nghiên cứu sự phát triển xã hội.

Ngày 2-12-1953, ban Bí thư trung ương đảng cộng sản quyết định cho thành lập Ban Nghiên cứu lịch sử, địa lý, văn học Việt Nam.

Lúc ban đầu, ngoài Trần Huy Liệu là trưởng ban còn có Tôn Quang Phiệt, Vũ Ngọc Phan, Trần Đức Thảo và Minh Tranh. Sau đó thì các ông này thảo ra được một tuyên ngôn của một cơ quan khoa học mới ra đời: "Mục đích của chúng tôi là muốn dùng Tập san làm một phương tzện học hỏi, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa Ban và các cộng tác viên cùng bạn đọc..."

Ngày tập san số 1 của ban Sử, Địa, Văn ra đời là tháng 6/1954. Sau đổi tên thành "Tập san Văn Sử Địa" (trích hồi ký của Minh Tranh, 1991).

Tập san Đại học Sư Phạm số 1 ra tháng 5-1955, tại Hà nội do Trần Đức Thảo làm thư ký tòa soạn. Đến số 6 thì tên Trần Đức Thảo bị xóa sổ. Trần Huy Liệu lên thay và chỉ giản dị đề như sau: Bài lai cảo, xin gửi cho ông Trần Huy Liệu.
Đây chỉ là một hình thức thanh trừng trong nội bộ và Trần Đức Thảo chỉ là một trong số những người đã bị thanh trừng.

Những tác giả cộng tác với tờ Văn Sử Địa miền Bắc

Trong 48 tập, từ 1954-1959, nbđươi ta thấy có tên các tác giả sau đây cộng tác với Tập San Sử Địa: Đào Duy Anh, Trần Huy Liệu, Trần Đức Thảo, Minh Tranh, Phan Khôi, Trần Thanh Mại, Phan Huy Chú, Ngô Quân Miện, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Nguyên Khôi, Lê Xuân Phương, Nguyễn Công Binh, Tôn Kính Chi, Nguyễn Minh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Minh Văn, Hằng Phương, Hải Khách, Văn Tân, Lý Trần Quý, Ngọc Lân, Hoàng Lân, Trương Chính, Nghiêm Xuân Hòe, Nguyễn Lương Bích, Hồng Bích, Đái Xuân Ninh, Phạm Nhược Ngu, Văn Tạo, Bạch Hào, Lê Tùng Sơn, Lâm Hà, Trương Chí Minh, Trần Văn Giáp, Nguyễn Tư Hoàng, Nguyễn Huệ Chi (còn là sinh viên đại học), Nguyễn Văn San, Nguyễn Lộc, Tư Huyền, Ninh Viết Giao, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Đức Đàn, Phong Châu, Nguyễn Lân, Võ Xuân Phô, Nông Ích Thùy, Mai Hanh, Bùi Tuấn Bách, Lê Gia Hiên, Chương Thâu, Hồng Hạnh và ông Hoàng Xuân Nhị.

Trong số các tác giả vừa nêu trên, Trần Huy Liệu viết đều tay nhất, gần như mỗi số đều có bài. Các bài viết của Trần Huy Liệu đều có tính cách giáo điều, lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản hơn là nghiên cứu sử: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 với cuộc cách mạng tháng 8, Bài học lịch sử về Sô Viết Nghệ Tĩnh, Nhân dịp kỷ niệm kháng chiến, Điểm lại thuyết ba giai đoạn của chúng ta. Vấn đề tổ chức khoa học Việt Nam. Mấy điểm cần đi sâu cào cuộc Yên Thế khởi nghĩa. Những yếu tố thắng lợi của trận lịch sử Đống Đa. Và một bài tham khảo khá dài bàn về Phong trào Cách Mạng Việt Nam qua thơ văn. Đăng nhiều kỳ, cộng tất cả trong 17 số báo.

Không thiếu những bài viết chỉ trích các nhà văn chủ trương xét lại. Một trong những bài quan trọng đó của Trần Huy Liệu, số 40, tháng 5-1958 đánh thẳng vào bọn "Nhân văn giai phẩm" như tiếng nói chính thức của đảng cộng sản về nhóm này nhan đề: Chủ nghĩa Nhân Văn với người cộng sản.

Số báo tiếp theo, số 41 được dành để tố nhà văn Phan Khôi, linh hồn của NVGP lại có sự góp mặt không ngờ của Nhuyễn Đổng Chi cũng như Nguyễn Khắc Viện, những nhà nghiên cứu văn học tiếng tăm trong cuộc đánh đòn hội chợ này. Mở đầu là Tố Hữu với "Ý nghĩa một cuộc đấu tranh trong băn nghệ trong tạp chí Học Tập", trang 22-24 viết: "Chúng là những tên phản trắc. Có kẻ như Phan Khôi, một cuộc đời đã 5 lần phản bội tổ quốc, kẻ đã từng nhục mạ: Người An nam là chó và đã là chó thì phải ăn cứt". Rồi Hồng Quảng trong báo Văn Nghệ, số 11 viết: Phan Khôi là một tên học trò vụng về của Hồ Thích. Và trích dẫn một tờ báo lúc bấy giờ ở Sài gòn, Hồ Thích viết: "Phan Khôi đáng làm thầy cho Cộng Sản". Quan điểm phản động, phản khoa học của Phan Khôi phải chăng là học mót của Hồ Thích?

Sau Phan Khôi đến Trương Tửu bị lên giàn hỏa. "Vài ý kiến phê bình truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du của Trương Tửu", bài của Hiền Minh, Tập San Văn Sử Địa, số 32, tháng 9/1957. Văn Tân đánh tiếp Trương Tửu qua bài: "Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam" của Trương Tửu hay là một lối xuyên tạc chủ nghĩa Mác Lê Nin, số 44. Đến số 45, tháng l0-1958 Trương Tửu lại bị đánh lần thứ ba với hai bài: Bộ mặt phản động của Trương Tửu trong quyển: "Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam" và Trương Tửu đầu cơ văn học khi phê phán "Truyện Kiều", Vài ý kiến phê bình truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du của Trương Tửu.

Tiếng là tập san chuyên đề về sử mà đánh liên tiếp, đánh phủ đầu, đánh hội đồng Phan Khôi và Trương Tửu trong suốt mấy năm trời. Tuy nhiên, sau những bài viết trù dập, đánh những nhà văn "phản động" này thì chắng bao lâu sau, những ông cán bộ cộng sản trong ban biên tập của Tập san Văn Sử Địa miền Bắc cạn đề tài và sau đó cũng đình bản.

Có thể coi TSVSĐ như đó là cơn bão rớt NVGP? Vai trò đánh phá văn nghệ sĩ đã xong. TSVSĐ miên Bắc không còn cần thiết nữa, hay ngay cả Tập san Sử địa cũng bị nghi ngờ nên bị đóng cửa?

Những bài viết "đánh đấm" này đọc lại thấy rõ là gượng ép, loại bài đánh lấy được, chửi bới lấy được với rất nhiều luận cứ không đứng vững và kiểu cả vú lấp miệng em. Nhưng có lẽ hay hơn cả, xin để một người trong cuộc, ông Nguyễn Huệ Chi, con trai của cụ Nguyễn Đổng Chi lên tiếng về việc làm của cha mình để hậu thế nhìn ra vấn đề. Trong bài viết ngắn trao đổi cùng Nhuyễn Văn Hoàn được đăng tải trên diễn đàn Talawas, này 7-6-2005, ông Nhuyễn Huệ Chi có nhắc lại về việc cha ông, cụ Nguyễn Đổng Chi đã đóng góp vào cuộc đánh hội đồng nhóm Nhân Văn giai phẩm như sau: "Bản thân tôi, từ kinh nghiệm của người thân, tôi đã chứng kiến người bố của tôi - Nguyễn Đổng Chi, viết bài phê phán học giả Phan Khôi theo yêu cầu của người khác (khác hẳn với tính cách của ông), rồi sau đó đã không ngớt ân hận. Cho đến lúc mất, ông vẫn lấy làm xấu hổ, coi việc làm của minh là một vết nhơ, không gột nổi, và dặn con tìm cơ hội gột rửa giúp mình. Gần đây, có nhiều người gợi ý nên làm toàn tập cho bố tôi, tôi chỉ cười mà không giải thích, nhưng trong thâm tâm tôi tự thấy chưa thế nào làm được, vì không thể nào đặt vào toàn tập một bài viết không vẻ vang gì cho tên tuổi của bố tôi, tiếc thay, trên giấy trắng mực đen, bài viết đã được in ra".

Xin cám ơn ông Ngưyễn Huệ Chi và tôi nghĩ rằng chẳng còn ai trách móc cụ Nguyễn Đổng Chi nữa đâu. Nhưng điều đó cho thấy nhà văn miền Bắc đáng thương vì nếu không muốn bị trù dập thì phải trù dập người theo lệnh đảng.
Kẻ bị đánh và kẻ được chỉ định đi đánh người khác đều đáng tội nghiệp cả, vì đều là nạn nhân của đảng cộng sản.

Trong số những kẻ cầm gậy chỉ huy những cuộc đánh hội đồng người khác, chỉ còn có mình Tố Hữu là đáng khinh bỉ. Bao nhiêu nhà văn đã vì Tố Hữu mà cả cuộc đời lao đao, khốn khổ. Tội của Tố Hữu lớn lắm. Vậy mà ngày nay còn có người viết lời ca ngợi Tố Hữu mới thật là lạ?

Cái khốn khổ của nhà văn miền Bắc đến như thế nào thì chỉ họ mới biết được. Mới đây nhất, nhà văn Nguyễn Khải trước khi chết có viết bài Cái tôi. Nhà văn Quang Lập trong bài Nhớ Nguyễn Khải có viết như sau: Đợt trước gặp anh chừng nửa giờ, tình cờ gặp ở vỉa hè, kéo vào ngồi quán cà phê nghèo ở hẻm, anh nói: Lập viết kịch hay, viết phim cũng hay, nhưng viết văn đi em. Mày bỏ văn lâu quá rồi. Đó là lần đầu tiên anh Khải gọi mình bằng em, bằng mày, trước nay toàn gọi ông xưng tôi dù anh hơn mình cà 20 chục tuổi. Đó cũng là lần đầu tiên mình tin anh Khải khuyên minh chân thành nhất... Khi nào cũng nghĩ: ông này có đọc mình đéo đâu, chỉ khen thế thôi. Bởi vì ông nổi tiếng câu: Thằng nào thích khen thì khen cho nó chết. Hồi đại hội IV nhà văn mình còn hung hăng lắm. Mặc bộ đồ bò đầu gấu lên Diễn đàn nói văng mạng, được vỗ tay càng nói hăng. Nói xong về chỗ thì run, không biết mình có nói hớ chỗ nào không? Nghĩ giải lao ra hành lang ngồi gần anh, hỏi: Em nói có được không anh? Anh nhìn mình chăm chăm nói: Ông có cái miệng tươi kinh. Tôi là đàn bà, tôi đã có chửa với ông lâu rồi... Bốn năm sau gặp lại, hỏi hồi đó anh nói thế là có ý gì. Anh cười nói, tôi nói thật mà ai cũng cho tôi nói lỡm, khổ thế. Khi ông lên diễn đàn, tôi có nghe đâu, tôi đang tán phét với Đỗ Chu ở ngoài sảnh. Rồi ông thở dài: đảng cho tôi nói lỡm đã đành, bạn bè cũng nghĩ vậy, chán mớ đời... Mình nghĩ bụng, tại anh quá thông minh, biết sợ, luôn luôn cảnh giác, không tin ai thì ai cũng không tin anh thôi. Trước khi vào Sài gòn, mình có đọc bài Cái tôi của anh, viết hay quá, hay đến nổi da gà. Đây là bài đầu tiên và cũng là bài cuối cùng Nguyễn Khải nói thật.

Tôi thấy chẳng cần viết thêm gì. Đủ rồi.

Những lối viết, lối phê bình, dựa trên chủ nghĩa giáo đìều, ngôn ngữ lên giọng mạt sát tràn lan, giọng điệu lên gân tột mức, sỉ nhục tác giả thì còn gì là phê bình? Qua những cây bút phê bình của đảng thì Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh chỉ là những con số không trong lịch sử văn học. Sự thống nhất về tính chất phản động của Phạm Quỳnh trong lĩnh vực chính trị và văn học (bài viết của Hồng Hạnh tháng 11, 1958), Bộ mặt phản động của Trương Tửu, triều Nguyễn, một thời phản động và thoái hóa, Phan Thanh Giản chỉ là tiếng thở dài của chủ nghĩa đầu hàng.

Về cụ Phan Thanh Giản, xin xem bài viết của Nguyễn Thế Anh, đăng trong Tập San Sử địa ở miền Nam và "Phan Thanh Giản dưới mắt người Pháp" trong đó "Cái chết của Phan Thanh Giản của Trung tá Ansart gửi Tổng Tham Mưu Trưởng Reboul", (Tài liệu của Văn khố Trung Ương Pháp, tập 11.807/2, đăng bởi G. Taboulet, La geste Francaise en Indochine, Paris, 1956, tr. 519-520) thì thấy trong khi người Pháp trân trọng, thương cảm cho cái khí tiết của cụ Phan Thanh Giản thì Hà nội phê phán, chửi bới.

Sự khác biệt quan điểm, lập trường chính trị khiến Tập san Sử địa ở miền Bắc bóp méo mọi vấn đề cho phù hợp với chủ nghĩa cộng sản giáo điều. Giá trị sử liệu không còn nữa. Hiện nay, nhìn lại công trình biên khảo của tập san này, phần giá trị biên khảo rất giới hạn. Đọc rất nản, vì tính cách đơn điệu, một chiều, gượng ép đến lố bịch.

Tiêu biểu cho sự lố bịch này là khi họ cố lý giải, phân tích bài Thằng Bờm. Chúng ta hãy đọc như sau: "Ý nghĩa cái cười cua Bờm là thế. Nó không phải là cái cười vui mừng "được ăn xôi" như Phạm Quỳnh đã giải thích trong quyển "Người nông dân Bấc Kỳ qua ngôn ngữ bình dân". Hoặc như anh Nguyễn Xuân Khoát đã thể hiện chuỗi cười "hi. hi. hi." trong bản nhạc của anh. Trong cuộc đấu trí giữa em bé cố nông và thằng địa chủ (cũng có thể nói là đấu lý), tên địa chủ đã gục ngã, quỳ gối đầu hàng. Bờm đã cười, cái cười đắc thắng của một giai cấp đấu tranh thắng lợi."

Những câu truyện thần thoại dân gian, những câu truyện cổ tích v.v... có ý nghĩa riêng của nó. Khi cắt nghĩa, lý giải, phân tích thần thoại, cổ tích là giết chết thần thoại, là hủy diệt văn hóa cổ truyền. Là đánh mất ý nghĩa đơn thuần, nguyên thủy của nó.

Cái đẹp, cái hay của những câu truyện thần thoại của dân tộc nào cũng vậy, chúng vượt trên mọi lý giải, phân tích khoa học. Nó là nó. Dù có đặt mình vào cái khung thời gian, không san của chúng thì cũng không thể hiểu hay lý luận để hiểu được. Không thể tách huyền thoại, cổ tích ra khỏi sự huyền hoặc của chúng rồi cố tình gán ghép, bóp méo như vậy được.

Không thể biến câu truyện Thằng Bờm thành câu truyện tranh đấu giai cấp, có căm thù, có thắng, có thua. Biện dẫn trong bài ca dân gian Thằng Bờm có hình ảnh tên địa chủ đã ngã gục, đã quỳ gối đầu hàng là một hành động lố bịch mà chỉ chế độ cộng sản mới có thể sản xuất ra được.

Và cứ như thế, hàng loạt các bài viết theo hình thức "mẫu mực" đó ra đời. Các câu truyện dân gian như Con mèo trèo cây cau, Mười cái trứng, Truyện Trê cóc v.v... v.v... đã được khai thác triệt để v.v...v.v... Trần Thanh Mại trong bài: Giảng văn về ca dao cổ của nông dân đấu tranh, TSVSĐ, số 1, tháng 6-1954, cố biến những ca dao cổ trở thành công cuộc đấu tranh của nông dân vô sản. Ngô Quân Miện viết: Lại truyện thằng Bờm. TSSĐ, số 3. Ngọc Lân viết: Bàn về Thằng Bờm TSVSĐ số 10, 10-1955, Nhuyễn Đổng Chi viết: "Ý nghĩa truyện Chử Đồng Tử" và nhất là"Vấn đề chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam qua ý nghĩa một truyện cổ tích" TSSĐ số 18, 6-1965. Văn Tân viết: "Nghiên cứu và đánh giá vốn cũ trong Văn Học dân tộc, Truyện Trê Cóc", TSVSĐ, số 12, 1955. Mai Hạnh bàn về: Giá trị Truyện Trạng Quỳnh. Nguyễn Hồng Phong trong ý kiến bạn đọc viết về: Triết lý về lẽ tự nhiên trong truyện Trê Cóc, TSVSĐ số 18, 6-1955. Trương Chính viết: Xung quanh truyện Trê Cóc, TSSĐ số 19, 7-1956. Trần Hữu Chí góp ý: Xung quanh truyện Trê Cóc, TSSĐ, số 22, 10-1956. Sự nghèo nàn về sáng tạo va sử liệu là điều không thể dấu được.

Khá hơn một chút có loạt bài về Tây Sơn. TSVSĐ đặc biệt Tây Sơn, số 14, tháng 2-1956, có nhiều bài chỉ đánh giá Tây Sơn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Xít. Như Minh Tranh với bài:Xã hội VN trong thế kỷ 18 và những phong trào nông dân khởi nghĩa. Bạch Hào với bài: Cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn qua một ít bức thư của người ngoại quốc đã ở VN trong thời kỳ này. Một số vấn đề ruộng đất thời Quang Trung. Nguyễn Lương Bích và Nguyên nhân thành bại của cuộc cách mạng Tây Sơn. So với ba số chuyên đề của Tập San Sử Địa của miền Nam về cùng một đề tài thì sự khác biệt hơn kém quá rõ ràng... Hơn kém về đề tài viết, về cách đánh giá trình bày sử liệu, về mục đích, về nguồn tài liệu tham khảo. Đọc những bài viết trên, những người cộng sản đã gán ghép cho cuộc nổi dậy của Quang Trung như là một cuộc cách mạng của giới nông dân. Thực ra không hẳn là như vậy.


     Tập San Nghiên Cứu Văn Sử Địa (Miền Bắc)
Số 6, Tháng 3 và 4 - 1955
Nay những người thời trước như Trần Trọng Kim, như Hồ Xuân Hương cũng bơ không được tha. Trần Huy Liêu và Bóc trần quan điểm thực dân và phong kiến trong quyển "Việt Nam sử lươc" của Trần Trọng Kim. Văn Tân và Ý nghĩa và giá trị thơ Hồ Xuân Hương, TSVSĐ, số 10. Đái Xuân Ninh và Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương.

Từ những bài viết phê phán trù dập các trí thức, nhà văn không phải là cộng sản bất kể yếu tố thời gian này của Tập San Văn Sử Địa miền Bắc, người đọc dễ nhìn ra kết luận: Những nhân vật chính trị hay văn hóa bị đảng cộng sản trù dập hầu hết đều là những người có tài trí, nhân cách đáng kính nể, hoặc là người liêm chính trung trực... Như Phan Thanh Giản, Phan Khôi, Trần Đức Thảo, Trần Dần. 60 người liên hệ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm... đều là những người tử tế và có tài cả.

Sau 1975, cái màn đánh đấm, trù dập toàn bộ các nhà văn, sách vở của miền Nam được lập lại và do Lê Duẩn cầm chịch. Lê Duẩn, trong Đại Hội đảng khóa 5 ra chỉ thị: "Sau ngày giải phóng, nhân dân đã làm rất nhiều việc nhằm quét sạch những dấu vết và di hại của thứ văn hóa ấy. Công vzệc này cần được tiếp tục một cách kiên trì, tích cực và triệt để." Để thực hiện chỉ thị này, một loạt sách đã xuất hiện từ khoảng 1977 đến 1990 với các "chuyên viên đánh đấm" hay có thể gọi là văn nô của đảng cộng sản như Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Phan Đắc Lập, Trần Văn Giàu và sát khí nhất, dai dẳng nhất là Trần Trọng Đăng Đàn.

Theo Phan Cư Đệ và Hà Minh Đức trong Nhà Văn, tập 1, trên các tạp chí miền Bắc như Học Tập, tạp chí Văn Học, Văn Nghệ, trích lại trong sách của Nguyễn Hưng Quốc thì đã có đến 286 bài viết liên quan đến chính sách tiêu diệt văn học miên Nam.

Một số các bài viết này là: Nọc độc Văn học thực dân mới, Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam, Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa mới... Đặc biệt là Lữ Phương đã đóng góp đắc lực trong trận càn quét này với cuốn sách dày 250 trang nhan đề: "Cuộc xâm lăng vlề văn hóa của đế quốc Mỹ tại Nam Việt Nam"...

Nhưng cuộc đánh phá, truy lùng và hủy diệt nhà văn và sách vở miền Nam của đảng cộng sản đã thất bại. Họ có thể bắt bỏ tù một nhà văn. Nhưng đảng cộng sản không thể cầm tù tư tưởng và sách vở. Thật vậy, trên báo Đại Đoàn Kết số ra ngày 10-11-1982, nghĩa là 7 năm sau ngày miền Nam mất, Đinh Trần Phương Nam thú nhận: "Các hoạt động của chúng ta vừa qua thật rầm rộ, thật phong phú, thật đa dạng. Song các loại sách báo phản động, đồi trụy đã bị quét hết chưa? Xin thưa ngay là chưa. Bởi vì nó vẫn được chuyền tay nhau đọc công khai ở các sạp hàng bán chợ trời, ở các lề đường, trên tay cô bán hàng, nằm lẫn trong sách của các em học sinh, nằm trong mùng mền của nhiều cô bác chưa muốn thực sự đoạn tuyệt với lối sống cũ, với hệ tư tưởng và tình cảm cũ". Nghĩa là dù cố tình truy diệt nhưng người cộng sản vẫn phải công nhận sách vở miền Nam nội dung phong phú và đa dạng.

Rồi 12 năm sau, năm 1987, trên tờ Tiền Phong, chúng ta đọc được những nhận xét trớ trêu như sau: "Người ta thấy sách của nhà XB Văn Học, tác phẩm mới Văn Nghệ của thành phố Hồ Chí Minh... Nhưng nấp sau là chen giữa những cuốn sách bình phong đó lại là vô số những tác phẩm sặc mùi phản động và đồi trụy chỉ nhìn lướt qua ta thấy giật mình. Nghiêm trọng hơn, những tác phấm tâm lý chiến phản động của những tên biệt kích khoác áo nhà văn như Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sĩ, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Duyên Anh, Nhã Ca được bày bán công khai..."

Người cộng sản còn vô văn hóa đến độ đổi tên đường ở miền Nam, thay thế các danh nhân lịch sử bằng những "anh hùng lao động" của cộng sản. Chỉ ở quận 8, họ đã đổi: đường Cần Giuộc thành Cao Xuân Dục, Hồ Văn Huê thành Đào Duy Anh, Phan Châu Trinh thành Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Trường Tộ thành Châu Vĩnh Tế, Hồ Ngọc Cẩn thành Đỗ Nhuận, Trương Vĩnh Ký thành Năm Châu, Lê Lợi thành Nguyễn Phúc Chu. Vụ đổi tên đường này không nằm trong một nguyên tắc nào cả. Ví dụ như đảng cộng sản chống đạo Thiên Chúa thì những tên đường như Nhuyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, Hồ Ngọc Cẩn phải thay thế thì đã đành nhưng Phan Châu Trinh, Lê Lợi, Trương Minh Giảng thì tại sao phải thay? Ông Hồ Chí Minh dạy rằng "không có gì quí hơn độc lập, tự do" thì thay đường Tự Do bằng Nam Kỳ khởi nghĩa làm gì?

Nhưng nay thì những tên "biệt kích văn nghệ miền Bắc" trước 1975 đâu cả rồi?... Trong khi đó, tác phẩm của "biệt kích văn nghệ miền Nam" như Dương Nghiễm Mậu được xuất bản và bày bán công khai ở Sài gòn... Và hơn thế nữa, các nhà xuất bản có thể in lại các sách vở trước 1975, với điều kiện sách góp phần xây dựng đất nước. Trong đó có toàn bộ sách của Tự Lực Văn Đoàn trước cấm, nay cho in lại. Vậy trước cấm là sai, nay không cấm là đúng? Tưởng vậy mà không hẳn là như vậy.

Điều vì đã xảy ra như thế

Xã hội cộng sản sinh ra rất nhiều thứ bệnh: bệnh thành tích, bệnh hình thức, bệnh quan liêu, bệnh nói dối mà như thật, bệnh vô nhân v.v...v.v ... Nhưng trong Văn Học, qua gần 50 số Tập San Sử Địa miền Bắc, tôi thấy có thêm bệnh Giáo Điều. Mỗi trang sách, mỗi bài báo đều lên giọng rao giảng chủ nghĩa Mác Xít. Đến nổi có thể sửa lời Lý Chánh Trung về môn Triết học thành câu nói mô tả bệnh này: bệnh giáo điều đã sản xuất ra những điều mà người nói không muốn nói và người nghe không muốn nghe.

Ở chế độ cộng sản, mở miệng ra thì phải cài đặt chủ nghĩa Mác Xít vào. Vừa chán, vừa hẹp hòi, vừa ngu xuẩn nữa. Theo người cộng sản thì chủ nghĩa Mác xít cắt nghĩa được tất cả. Nếu nó không cắt nghĩa được, hoặc không đúng chủ nghĩa mác xít thì là sai. Sai còn là nhẹ. Là phản động.

Truyện văn chương chữ nghĩa, truyện sử cho đến truyện vui chơi giải trí, họ cũng gắng gượng cài đặt, vặn vẹo, ép uổng thành truyện chính trị. Chuyện đúng hôm nay có thể không đúng ngày mai... Và điều được dùng để kết tội hôm nay, mai sau trở thành vô tội.

Vì thế không lạ gì những người cộng tác cho TSVSĐ miền Bắc lúc ban đầu như Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Truơng Tửu sau trở thành đối tượng cho những tố cáo, trù dập. Mà quí vị này viết gì? Phan Khôi viết Thử tìm sử liệu Việt Nam trong ngôn ngữ. Trương Tửu viết Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du sau này bị văn nô Văn Tân đánh tơi bời trong "Bộ mặt phản động của Trương Tửu trong quyển "Mấy vấn đề trong Văn Học Sử Việt Nam".

Nhà văn một sớm, một chiều tự nhiên biến thành kẻ phản động. Như hàng triệu quân, dân, cán, chính miền Nam sau 1975 dù cho họ chỉ là người sinh sống ở miền Nam thì phải theo luật lệ của chế độ miền Nam. Vì thế nỗi bất an đè nặng lên tâm khảm của con người sống dưới chế độ cộng sản. Sách lược của cộng sản là dùng người nọ đánh người kia, gây chia rẽ, mâu thuẫn, thù hận lẫn nhau. Tất cả theo lệnh đảng. Nhà văn viết theo đơn đặt hàng, viết theo lệnh, chửi theo lệnh. Nhưng những điều chửi, chửi giả vờ, chửi cho có truyện đó được đảng cộng sản dùng để kết tội người bị chửi dù không ai tin nhửng điều này.

Vì thế, phải sống ở miền Bắc, sống trong lòng chế độ để thấy rằng từ những lời tuyên bố đến những chuyện phê phán, mạt sát nhau trên báo chí chỉ là những màn kịch, chuyện phải làm theo lệnh đảng

Một trường hợp cụ thể là ông Trần Văn Giàu. Hồi còn ở trong Nam, ông đã là Xứ Ủy Xam Kỳ, đứng đầu Lâm ủy hành chánh (Xin xem thêm Hồi ký 1925-1964 cửa ký giả Nhuyễn Kỳ Nam). Xét về vai vế cũng ngang hàng cỡ Trường Chinh và nếu may mắn ông có thể là Tổng Bí Thư đảng. Nhưng theo lời ông tâm sự với một trí thức miền Nam, chỉ vì ông không đón được Lê Duẩn từ đảo Phú Quốc về vì một lý do kỹ thuật, ông bị cho ra rìa từ 1945 đến nay. Ông phẫn hận, nhưng dấu kín, không nói ra được. Ông chỉ viết được đôi bài trên Tập San Đại Học Sư Phạm như: Vai có của quần chúng trong sự thay đổi các triều đại Lê, Lý, Trần, Hồ, số 1, 1955. Cuộc cách mạng của người nô lệ, số 2, 1955. Giới thiệu sách Lịch sử VN của Đào Duy Anh, số 4, 1955. Nhân dân kháng chiến ở Bắc Kỳ từ năm 1882 đến năm 1883. Cuộc đồng minh kháng chiến chống thực dân của hai dân tộc VN và Khơ-me, 1866-1867 số 6-7, 1956.

Trong Ban biên tập của Tập San Văn Sử Địa, có tên ông Trần Văn Giàu với tư cách là ủy viên thường trực cùng với Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Nhị. Nhưng sau đó... chỉ có thế. Tất cả phần còn lại của cuộc đời ông sau này là dạy học và sống khuất mặt. Mãi đến khi Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng bí thư, ông mới được cho hoạt động trở lại và "cởi trói". Kể là quá muộn.

Ông tâm sự với một người bạn trẻ hơn, một trí thức miền Nam mà ông kêu bằng chú là "khi vào Nam, tôi sẽ đến gặp chú. Ông thú nhận "trước đây tôi bị bắt buộc phải chửi chú như thế. Nhưng vẫn phục chú, tôi phải chửi như thế thôi." Sau này thì chính vị trí thức miền Nam này cũng phải đi tù CS. Công an thẩm vấn và hỏi kỹ càng việc giao thiệp với TƯ n Văn Giàu và đòi hỏi ông phải viết kiểm thảo xem Trần Văn Giàu đã nói gì?

Trần Văn Giàu có viết một cuốn hồi ký giao cho người trí thức, bạn trẻ miền Nam này và căn dặn chỉ khi nào ông chết mới được phổ biến để tránh di lụy cho con cháu của ông.

Câu chuyện trên cho thấy được những điều phũ phàng che dấu bên trong của những người đi theo cộng sản. Họ biến giả thành thật, biến thật thành giả. Đóng kịch và nghi ngờ lẫn nhau.

Chúng ta sẽ không lạ gì khi thấy sau này, Đỗ Đức Hiếu không muốn nhắc đến cuốn: Phê phán văn học Hiện sinh chủ nghĩa. Lê Đình Kỵ cũng không đưa cuốn: Nhìn lại tư tưởng thời Mỹ nguy của mình vào phần tác phẩm đã in... Nguyễn Huệ Chi không muốn in lại toàn tập tác phẩm của bố mình là cụ Nguyễn Đổng Chi, vì đã có thời cụ viết bài theo lệnh đảng chửi Phan Khôi.

Nhân tiện đây, xin ghi lại lời Nguyễn Huệ Chi nhận xét tổng quát về tính chất văn học miền Bắc như sau: Vào những năm 60-70 trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, khi nhìn lại những hiện tượng văn hóa nói trên, cách tư duy của rất nhiều người trong giới nghiên cứu chúng ta đều rốt ráo theo hướng "căng", "cương" như đã dẫn. Nó là phương pháp tư tưởng quen thuộc của một thời, tưởng chừng trở thành máu thịt, là sự tự nguyện, và cũng là bắt buộc. Không cẩn thận, không nói theo cho khéo, rất có thể bị "thổi còi" và bị chuyển sang một công việc khác.

"Công việc khác" này nhẹ thì hạ tầng công tác, bị trù dập, nặng thì đi cải tạo tức đi tù. Tóm lại, một nền văn hoá như nhận xét trên là một thứ văn hóa dựa trên sự lừa lọc, dối trá.

Hiện nay có thay đổi gì về thực trạng mà Nguyễn Huệ Chi đã nhận xét? Hẳn là có, nhưng chưa đủ. Nếu không muốn nói là quá ít.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen