Seiten

Mittwoch, 28. Oktober 2015

Matt Kepnes: Vì sao tôi không bao giờ trở lại du lịch Việt Nam?

Matt Kepnes là một blogger du lịch nổi tiếng, sau khi đến Việt Nam, anh đã viết như sau:


1. “Khi du ngoạn xuyên vùng Đông Nam Á, bạn thường xuyên được hỏi rằng sẽ đi đâu. “Tất cả mọi nơi”, tôi nói với mọi người như thế. Nhưng, tôi sẽ bỏ qua Việt Nam. 

Sau những kinh nghiệm mà tôi đã có được ở đất nước này vào năm 2007, tôi sẽ không bao giờ quay trở lại đó nữa. Không, không, và không bao giờ. 
Có thể, một cuộc làm ăn hay một cô bạn gái sẽ buộc tôi phải đến đó trong tương lai. 

Nhưng trong một thời gian dài sắp tới, tôi sẽ không đặt chân xuống vùng đất đó. 

Warum werde ich nie Rückkehr nach Vietnam


Reisen durch Südostasien, werden Sie häufig gestellte, wohin du gehst. "Überall," Ich sage den Leuten. Dies ist meine letzte Abenteuer in der Region. Außer, ich werde das Überspringen Vietnam.Nach meiner Erfahrung gibt es im Jahr 2007, werde ich nie wieder zu gehen diesem Land. Nie im Leben.Eine Geschäftsreise oder eine Freundin kann mich dort in der Zukunft zu zwingen, aber so lange, wie ich auf der Straße zu sehen, werde ich nie berühren sich wieder in diesem Land.

Dienstag, 27. Oktober 2015

Art Nouveau: đường cong, phụ nữ hồ ly, chất liệu lung linh, nhiều nguồn cảm hứng

Đối với nhiều người, cụm từ Art Nouveau ngay lập tức gợi đến hình ảnh những thiếu nữ có khuôn mặt đầy đặn, mái tóc xoăn uốn lượn hòa cùng hoa lá và những đường trang trí vòng cung tỉ mẩn. Những bức tranh có vẻ đẹp ưa nhìn, có phần hơi “sến” ấy thực ra đều là đứa con tinh thần của một họa sĩ – Alphonse Mucha, và phong cách lộng lẫy hơi ngả sang hướng trang trí đã khiến những tác phẩm của ông thật sự trường tồn với thời gian, trở thành tiêu biểu của trào lưu Art Nouveau.
Trong vòng có 20 năm, Art Nouveau đã “phình ra” thành một phong trào nghệ thuật cực kì rộng lớn, lan tỏa khắp châu Âu, thâu tóm gần như tất cả các mảng nghệ thuật thị giác, và lôi kéo nhiều nghệ sĩ vốn mang những thiên hướng hoàn toàn khác xa nhau.

“Zodiac” của Alphonse Mucha. Phong cách của ông vẫn được sao chép đến ngày nay.

“Salome” – đã quyến rũ thì thường gây chết người


Cái đẹp có thể cứu chuộc thế giới, như Fyodor Dostoyevski đã nói, nhưng cũng có thể đem đến hủy diệt. Không gì minh họa cho điều này rõ hơn cái chết của thánh John người Rửa tội (Saint John the Baptist), mà trong đó, Salome – kẻ tội đồ – có thể được coi là một trong những nữ nhân quyến rũ nhất của lịch sử, một Đát Kỷ của phương Tây, đúng với câu “hồng nhan họa thủy”.

Những “dã thú” tiêu biểu của Fauvism




Henri Matisse, “Open Window, Collioure”, 1905
“Donatello giữa bầy dã thú!”(“Donatello parmi les fauves!”) Nhà phê bình Louis Vauxcelles đã thảng thốt kêu lên như vậy sau khi bị “khủng bố” bởi những mảng màu chói gắt trong Salon d’Automne ở Paris, nơi trưng bày những tác phẩm  mang tinh thần phản kháng lại Salon truyền thống của giới thủ cựu.

Pointillism: những đốm nhỏ làm nên trường phái lớn

Pointillism, hay còn được gọi theo cách vui đùa dot art (hội họa chấm) là một phong trào được khởi xướng bởi hai nhà tiên phong Georges Seurat và Paul Signac. Nếu hội họa truyền thống là sự kết hợp của các đường thẳng, đường cong, hình khối, mảng màu, sáng tối, thì Pointillism tìm cách thể hiện tất cả những yếu tố trên bằng nguyên tố cơ bản nhất của hình học – điểm. Đã khi nào bạn thấy một đứa trẻ đùa nghịch với hộp màu vẽ, chấm lia lịa xuống mặt giấy những đốm màu sặc sỡ? Đã khi nào bạn là chính đứa trẻ đó? Những họa sĩ Pointillism thực hiện đúng hành động của đứa bé đó, song không hỗn độn mà có quy tắc trật tự nghiêm ngặt. Trên thực tế, nếu có một trường phái nào đòi hỏi sự cẩn thận chăm chút tuyệt đối thì đó chính là Pointillism.

“Kẻ du mục,” tranh của Pablo Jurado Ruiz. Là một họa sĩ chuyên vềPointillism ở Madrid, Tây Ban Nha, Ruiz sử dụng hoàn toàn các điểm màu đen trên nền trắng để tạo nên các tác phẩm hội họa giống thực đến mức có thể bị nhầm với một bức ảnh chụp.

Về phong trào Biểu hiện (Expressionism) Đức, thế kỷ 20



Franz Marc, “The Large Blue Horses”, 1911
Biểu hiện (Expressionism) là phong trào nghệ thuật hiện đại bắt nguồn từ lĩnh vực thơ ca và hội họa ở Đức đầu thế kỷ 20, sau mở rộng ra nhiều lĩnh vực kiến trúc, hội họa, văn chương, nhạc kịch, múa, phim ảnh và âm nhạc. Đặc điểm của phong trào là thể hiện thế giới xung quanh bằng cái nhìn chủ quan, triệt để bóp méo (thế giới xung quanh) tạo hiệu ứng về mặt cảm xúc nhằm khơi gợi tâm trạng hoặc ý tưởng. Họa sỹ Biểu hiện mong muốn thể hiện ý nghĩa và những trải nghiệm tình cảm hơn là hiện thực vật chất.

Futurismo: thiếu thực tế, thiếu “đẹp”, thân Phát-xít, quá nổi loạn, và rồi chết yểu


.
Khi cân nhắc về sự gần gũi về địa lý và lịch sử của Ý và Pháp và dòng hải lưu văn hóa giữa hai quốc gia, thật dễ dàng ngộ nhận rằng mọi phong trào nghệ thuật của Pháp đều lan tỏa đến Ý, và ngược lại. Điều nghịch lý là phong trào Dada, bắt đầu tại Pháp, có ảnh hưởng khổng lồ sau thế chiến thứ Nhất với các nhóm Dada ở Anh, Đức, Nhật, Bỉ, Hà Lan, Séc, thậm chí Nhật Bản,…, lại không bao giờ chiếm được “thị phần” tại Ý, bất chấp Pháp và Ý luôn bắt rất nhạy các tín hiệu nghệ thuật của nhau, ít nhất là từ thời Phục Hưng. Lời giải thích cho hiện tượng này là Ý không cần Dada vì Ý đã có phiên bản riêng của một phong trào khai phá: Futurismo, hay còn gọi là Nghệ thuật vị lai. (tiếng Anh: Futurism). Trước cả Dada, tại Ý Futurismo đã nhanh chóng thu gom dưới trướng mình những nghệ sĩ có khuynh hướng tiến bộ, những avant-gardes, hay còn gọi là những Futurist.

Neo-Dada: mới như Dada, bứt phá như Dada, nhưng đã dịu hơn

Nếu như Dada được sinh ra từ sự vỡ mộng của nghệ sĩ khi phải đối mặt với “nỗi buồn chiến tranh”, thì Neo-Dada có xuất phát điểm tương đối nhẹ nhàng hơn, thuần túy nghệ thuật hơn là chính trị.
Kéo dài khoảng một thập niên những năm 50, 60, Neo-Dada khởi đầu là hướng đi ngược lại các phong trào Siêu thực (Surrealism), Trừu tượng (Abstract), và Biểu hiệu (Expressionism). Ban đầu là một phong trào underground ở New York tìm cách định nghĩa lại High Art (nghệ thuật cao cấp dành cho tầng lớp trí thức giàu có ở đô thị), Neo-Dada chiếm được cảm tình của quần chúng và trở thành bệ phóng cho nhiều tên tuổi nghệ sĩ.

“Bốt điện thoại mềm,” của Claes Oldenburg, 1962. Claes có sự hứng thú không nhỏ với các đồ vật hàng ngày, đặc biệt là các món đồ chơi. Những tác phẩm của ông thường nhắm đến việc truyền tải cảm xúc về tình dục qua các vật thể bình thường, chịu ảnh hưởng của Sigmund Freud.

Dada là gì? Là tuyên ngôn lớn dưới một cái tên vô nghĩa



Bìa sách Anna Blume
Thế chiến thứ nhất, đúng với nghĩa đen của tên gọi, là cuộc chiến tranh đầu tiên có tầm vóc toàn cầu. Hệ quả của nó không chỉ là hàng triệu sinh mạng mà còn bao gồm sự xoay chuyển về tâm lý của cả một thế hệ. Ghê sợ, chán chường, thất vọng là trạng thái tâm lý chung của những con người phải trải qua nỗi đau chiến tranh. Con người đánh mất niềm tin vào mọi thứ; những giá trị đạo đức, trật tự xã hội, phẩm giá con người, tất thảy đều trở nên vô nghĩa. Dada nảy sinh từ đó.

Mannerism, Đứa em hỗn độn và vặn vẹo của Phục Hưng

Nhắc tới Nghệ thuật Phục Hưng Ý thì không thể không nhắc tới ba tên tuổi Leonardo de Vinci, Michelangelo, và Raphael. Ai có chút kiến thức bỏ túi về hội họa cũng có thể kể ra Mona Lisa của Leonardo, trần nhà thờ Sistine của Michelangelo, và Raphael thì có… hai thiên thần hay xuất hiện trên hộp kẹo chocolate.

Hai thiên thần của Raphael
Không ít người sẽ thắc mắc vì sao một nền nghệ thuật Phục Hưng rực rỡ như vậy lại tàn lụi, phải chăng chỉ vì cái chết lần lượt của hai cây đại thụ Leonardo và Raphael vào năm 1519 và 1520?

Neoclassicism -Tân cổ điển: Sắc sảo, thanh thoát, nhẵn bóng, và hoàn mỹ

Sau MannerismBaroque, Rococo, chúng ta cùng tìm hiểu về phong trào Neoclassicism, hay Tân cổ điển.
Trào lưu Tân cổ điển thống trị châu Âu qua hai thế kỷ 18-19 thường được định nghĩa một cách gọn ghẽ: Tân cổ điển phủ định sự phù phiếm vô luân của Rococo, lấy cảm hứng từ nghệ thuật cổ điển Hy-La, chú trọng sự giản đơn và cân đối. Lý thuyết là thế, nhưng trên thực tế, các tác phẩm Neoclassicism phong phú, linh hoạt, và khó có thể “bỏ chung một rổ” như vậy.
Neoclassicism có phải là một phong cách duy nhất? Không. Ví dụ hai tác phẩm: tranh của Johan Tobias Sergel và tượng của John Flaxman có phong cách hoàn toàn khác nhau, một bên phóng khoáng, một bên nghiêm cẩn.

“Chìm vào tuyệt vọng,” của Johan Tobias Sergel, mực, 1795

Rococo: qua bao nhiêu ghét bỏ vẫn phù phiếm, mỹ miều

Vào năm 1960, Hội nghị quốc tế về tên gọi các thời kỳ nghệ thuật được tổ chức tại Rome. Trong số hai mươi bài thuyết trình được đọc, ba luận văn được dành hoàn toàn cho phong trào Rococo. Tất cả các bài viết đều được tổng hợp trong cuốn Manierismo, Barocco, Rococo (Mannerism,Baroque, Rococo), xuất bản vào năm 1962. Nói như vậy để thấy rằng xung quanh việc thừa nhận tính chính thức của Rococo như một phong trào đích thực cũng có không ít nghi vấn và tranh cãi.
Rococo nảy sinh từ Baroque nhưng lại đối lập lại với Baroque, rồi sau này đến phiên Rococo lại bị Neoclassicism phủ định và thay thế. Bị kẹp giữa, Rococo không trang trọng lộng lẫy như Baroque, không đứng đắn nghiêm nghị như Neoclassicism, và thiếu hẳn tính đạo đức của cả hai. Rococo là hoa lá, đùa cợt, lung linh, phù phiếm, gợi tình đúng như một người đàn bà Pháp thế kỷ 18 chỉ thích trang điểm, mặc đẹp, xem hát, chơi bời. Đương nhiên vì thế Rococo vừa được yêu chiều, vừa bị ghét bỏ. Nhà văn Leigh Hunt đã viết:”Mớ hỗn độn gọi là rococo nói chung là đáng khinh bỉ… Một con vẹt đã sáng chế ra tên gọi ấy, và thứ nghệ thuật đó rẻ tiền đúng như hắn vậy.” (1755) Nhưng bất chấp sự chê trách và dèm pha, giờ đây Rococo đã được  thừa nhận là một phần không thể thiếu của hội họa Pháp.

Bộ phim “Marie Antoinette”(2006) của Sofia Coppola thâu tóm khá toàn vẹn tinh thần của Rococo từ nội thất, ẩm thực, thời trang, lối sống…

Khát vọng Baroque trong trào lưu “lâu đài” kiểu mới ở Việt Nam


Lâu đài Tổng Hải Sơn ở Phủ Lý
Trong vài năm qua, ở Việt Nam phần nào xuất hiện cái gọi là trào lưu kiến trúc theo kiểu “lâu đài” và “chuẩn Pháp” với hình thức mang phong cách kiến trúc kiểu cổ điển châu Âu một cách khá rõ nét, được xây dựng ở nhiều địa phương khác nhau như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam và một số địa phương khác.

Một tinh thần Baroque trong kiến trúc Việt Nam?

Tinh thần Baroque trong kiến trúc: phải chăng là nét đặc trưng nhất của kiến trúc Việt Nam?
Sự cầu kỳ, rườm rà và hỗn hợp là một nét khá phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện nay. Xu hướng chạy theo những hình thức mang ảnh hưởng cổ điển châu Âu, với những chi tiết phô trương, mà nhiều người đánh giá là một vấn đề kinh niên của kiến trúc hiện đại Việt Nam, xét cho cùng có một sự tiếp nối. Đó là truyền thống phóng túng và hình thức chủ nghĩa của kiến trúc Việt Nam. Trong phạm vi bài viết, từ baroque ở đây được nhắc đến với ý nghĩa về tính sáng tạo, sự phóng túng, sự giàu có về ý tưởng và tính cách tân mạnh mẽ mà nó hàm chứa.
Ta hãy thử bàn xem, những đặc tính về mặt tổ chức không gian và thẩm mỹ kiến trúc cổ truyền vốn được các nhà chuyên môn đánh giá cao có phải thực sự có những hiệu quả xuất sắc như thế không?

Đình Chu Quyến, công trình kiến trúc truyền thống tiêu biểu của người Việt Bắc Bộ.
Chúng ta cũng hãy thử so sánh xem khả năng phóng túng của những sản phẩm kiến trúc hiện nay so với những thời trước ra sao? Trước đây, khi với vật liệu và công nghệ hạn chế, những người xây dựng của một xã hội nông nghiệp cổ truyền đã có những kết quả nhất định, đem lại một mô hình ít biến đổi suốt nhiều thế kỷ. Vậy thời nay, với tất cả điều kiện cần thiết để thay đổi cách thức xây dựng, nhất là trong một thế giới thông tin không giới hạn thế này, sự phóng túng của kiến trúc Việt Nam đã đi được đến đâu?

Nghệ thuật Baroque: huy hoàng, lồ lộ, gây xúc động


.
Nếu tôi hỏi bạn rằng “Bạn có phải là fan của âm nhạc Baroque hay không?”, có thể bạn sẽ ngần ngừ trước khi trả lời. Nhưng nếu tôi hỏi lại, rằng bạn đã bao giờ nghe tổ khúc Bốn mùa của Vivaldi, hoặc các trích đoạn giao hưởng của Bach và Pachelbel trong vô vàn bộ phim thương mại, từ Twilight đến Cô nàng ngổ ngáo, trong các buổi lễ khánh tiết, trong các đám cưới, trong các bài biểu diễn trượt băng, và bạn gật đầu, thì xin chúc mừng, bạn đã được tiếp cận với âm nhạc Baroque một cách vô thức rồi đó. Thật tuyệt vời khi nhận ra rằng các trào lưu nghệ thuật của quá khứ thật ra chưa bao giờ mất đi và bị lãng quên hoàn toàn, mà chỉ đơn giản được ẩn đi và vẫn lặng lẽ tô điểm cho cuộc sống của chúng ta theo những cách bất ngờ nhất.