Seiten

Dienstag, 8. September 2015

Nhà nước Hồi giáo IS: "Từ con hoang thành kẻ thù”





Khởi nguồn hệ tư tưởng và quá trình hình thành “Nhà nước Hồi giáo” IS
Trong thời gian qua rất nhiều học giả quốc tế đã đưa ra nhận định: “Nhà nước Hồi giáo - IS là đứa con hoang của Mỹ, do Mỹ dung dưỡng và chống lưng, nhưng ít người biết được rằng cội nguồn của IS có xuất xứ chính từ Saudi Arabia, bằng một cuộc “hôn nhân” vụ lợi giữa quyền lực chính trị và tôn giáo.
Cam kết của nhà Saud - một bộ lạc nhỏ ở vùng sa mạc Nadj và nhánh Hồi giáo khá cực đoan là Wahhabi, trong đó nhà Saud sẽ mang danh lãnh đạo, còn giáo lý Hồi dòng Wahhabism sẽ là kim chỉ nam của vương quốc đã tồn tại ở vương quốc Saudi Arabia suốt từ đầu thế kỷ 19 đến nay.
Với đồng tiền dầu lửa, Nhà nước Hồi giáo - IS là một trong những sản phẩm xuyên biên giới. Tiền từ túi những cá nhân và tổ chức cực đoan của Saudi từ hàng chục năm qua đã lan tỏa ra toàn thế giới với 1.500 nhà thờ Hồi giáo, 202 trường Đại học, 210 trung tâm tôn giáo được tài trợ bởi các nguồn tiền từ Saudi và các nguồn tài trợ từ Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập.
Việc đưa tư tưởng Hồi giáo cực đoan Wahhabism đến giai đoạn cực thịnh, tạo “sức hấp dẫn toàn cầu” trong thế giới Hồi giáo và hiện thực hóa tư tưởng này trong thực tiễn đời sống chính trị Trung Đông, được gắn với vai trò hết sức quan trọng của Thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi - một công dân Iraq theo đạo Hồi dòng Sunni.
Abu Bakr al-Baghdadi có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan tình báo Trung ương Mỹ CIA. Ông này nguyên là một tù nhân bị Mỹ và Iraq giam giữ tại trại giam Bucca, gần Umm Qasr - Iraq từ năm 2004 đến 2009. Sau khi được thả trong một vụ “đặc xá” đáng ngờ, al-Baghdadi đã dần nổi lên trong hàng ngũ các thủ lĩnh Hồi giáo. 
Nhờ bàn tay của Mỹ, IS đã hiện thực hóa giấc mơ thành lập một “Nhà nước Hồi giáo” thống nhất

ISIS khởi đầu được thành lập với tên ISI (Islamic State of Iraq - Quốc gia Hồi giáo Iraq) để chống lại chính phủ Iraq dòng Hồi giáo Shia, thân Mỹ. Cuộc khủng hoảng ở Syria nổ ra khiến lãnh đạo ISI “đổi hướng” quyết định tham chiến ở đây. Quyết định này cũng được coi là có phần đóng góp rất lớn của các cơ quan tình báo Mỹ.
ISI đã bắn một mũi tên trúng hai đích: Vừa tiếp tục được lý tưởng thống nhất cộng đồng Hồi giáo (dòng Sunni) khắp thế giới, dưới một thể chế chung hiện hữu (kết hợp tôn giáo với chính quyền), vừa “chuyển hóa” kẻ thù từ chính phủ Iraq dòng Shia dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, sang chính quyền Hồi giáo Shia của Syria.
Cùng với sự chuyển hướng này, al-Baghdadi đã đổi tên của ISI thành “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông” viết tắt là ISIS (Islamic State of Iraq and al-Sham). Cái tên này còn có thể gọi là ISIL, bởi chữ “al-Sham” dịch sang tiếng Anh là từ “Levant”, nên có thể viết thành “Islamic State of Iraq and Levant”.
Tuy nhiên, “Levant” là một từ mà trong tiếng Anh rất khó cắt nghĩa được phạm vi của nó nên đã dẫn đển những hiểu nhầm và dịch sai tên của nó. Người dùng tiếng Anh thường đánh đồng Levant với Syria nên mới có kiểu viết sai là “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria” (ISIS - Islamic State of Iraq and Syria).
Trên thực tế, Levant là vùng đất lớn hơn nhiều so với Syria, nó chạy dài từ Thổ Nhĩ Kỳ, qua Syria kéo tới Ai Cập, bao gồm cả các vùng lãnh thổ Palestine, Jordan và Lebanon. Hiểu như vậy mới là đúng với tham vọng xây dựng một Nhà nước Hồi giáo rộng lớn và mạnh mẽ của ISIL. 
Các thành viên Nhà nước Hồi giáo - IS phân phát kinh Coran tại 1 trạm kiểm soát của chúng
Ngày 29-6 vừa qua, sau khi vượt biên đánh tràn sang Iraq và chiếm được những mỏ dầu lớn ở miền Bắc nước này, thủ lĩnh al-Baghdadi đã quyết định hiện thực hóa giấc mơ của những phần tử Hồi giáo thánh chiến là “lý tưởng tôn giáo thống trị và hợp nhất toàn cầu”, bằng tuyên bố xây dựng “Nhà nước Hồi giáo” và cái tên IS (Islamic State) chính thức ra đời.
Nhà nước Hồi giáo - IS lớn mạnh và phát triển như thế nào?
Nhiều người từ trước đến nay vẫn cho rằng, Mỹ bí mật tài trợ cho IS để tạo cớ cho sự có mặt quân sự tại khu vực. Đó là một nguyên nhân đúng, nhưng nó chỉ đúng trong giai đoạn đầu ISI chưa phát triển. Trên thực tế, để lớn mạnh được như ngày nay, IS được tiếp năng lượng chủ yếu từ hai nguồn tài chính sau:
Thứ nhất là dầu. Nhà nước Hồi giáo - IS được ví như Taliban với những giếng dầu trong tay. Mỗi ngày IS bán được tới 30.000 thùng dầu với giá rẻ hơn giá thị trường chung trên thế giới, dao động quanh mức giá 25-65 USD/thùng. Điều này đã biến IS thành tổ chức khủng bố giàu nhất trên thế giới.
Dầu được vận chuyển ra ngoài địa hạt của Nhà nước Hồi giáo - IS bằng các trung gian mối lái người Kurd, bán lại cho các khách hàng ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, và cho chính bản thân chính quyền Assad của Syria. Syria nhận dầu, và bán vũ khí cho Nhà nước Hồi giáo - IS mặc dù IS chính thức là một tổ chức thánh chiến dòng Hồi Sunni với mục tiêu đánh đổ chính quyền dòng Hồi Shia của Syria.
Cả hai bên đều hiểu rằng, họ có thể một tay dí súng vào đầu nhau, dưới gầm bàn, tay kia hoàn toàn có thể tạm thời móc ngoặc với nhau trong những thương vụ làm ăn cả hai bên đều có lợi. Các nhà quan sát đã gọi mối quan hệ này là “frienemy”, một dạng quan hệ vừa đối đầu vừa đối thoại giữa hai kẻ vừa là bạn vừa là thù.

Việc chiếm được các mỏ dầu ở phía bắc Iraq đã giúp IS trở thành tổ chức khủng bố giàu có nhất thế giới (Màu đỏ là khu vực do Nhà nước Hồi giáo - IS kiểm soát)
Sự oái ăm này thực ra không hề lạ lẫm trong những màn trình diễn chính trị và xung đột ở Trung Đông. Nền kinh tế kiểu chiến tranh đã trở thành câu chuyện tính toán ăn chia thường ngày của các nước ở khu vực này.
Các nhà quan sát cho rằng, số tiền bán dầu chảy vào túi Nhà nước Hồi giáo - IS mỗi ngày lên đến 2-3 triệu USD, nguồn thu từ dầu mỏ của IS đã lên tới khoảng 2 tỷ USD và sẽ còn hơn nữa. Đây là một khoản tiền khổng lồ ngay cả đối với các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ chứ đừng nói là những tổ chức khủng bố quốc tế.
Ví dụ như, một tổ chức khủng bố toàn cầu, có lực lượng dàn trải hầu khắp thế giới và đã từng tổ chức những vụ khủng bố kinh thiên động địa như Al-Qaeda mà cũng chỉ có ngân sách 30 triệu USD mỗi năm để vận hành bộ máy khủng bố, và để tổ chức cuộc tấn công kinh hoàng vào tòa Tháp Đôi ở Mỹ, chúng chỉ cần vẻn vẹn 1 triệu USD!
Nguồn tài chính thứ hai xuất phát từ vùng Vịnh. Nhà nước Hồi giáo - IS đã luôn được sự ủng hộ từ khi còn trong nôi của những tổ chức tôn giáo và cá nhân tại Saudi, Qatar và Kuwait. Sự ủng hộ này không hẳn đã trực tiếp đến từ chính quyền các quốc gia vùng Vịnh theo dòng Sunni mà chủ yếu từ những tổ chức cá nhân riêng lẻ.
Nguồn tiền cho Nhà nước Hồi giáo - IS chảy ra từ túi những kẻ cách đây vài năm đã chót lạc quan cho rằng chính quyền Hồi Shia của Syria chắc chắn sẽ nhanh chóng sụp đổ. Khi Syria sụp đổ, một tổ chức Hồi Sunni như IS sẽ đóng vai trò trải đường cho các diễn biến chính trị có lợi cho sự ảnh hưởng quyền lực của Hồi giáo Sunni.
Chính vì vậy, nguồn cung vũ khí cho Nhà nước Hồi giáo - IS rất dồi dào, do chính phủ Syria bán cho trước đây, do các nước vùng Vịnh dòng Sunni cung cấp khi đánh Syria và những vũ khí trôi nổi trên thị trường chợ đen. Ngoài ra, những vũ khí thu được của quân chính phủ Iraq cũng là một nguồn bổ sung vũ khí quan trọng để IS lớn mạnh như ngày nay. 
Quân chính phủ Iraq hiện bất lực trong cuộc chiến chống lại IS
Mỹ có thể diệt được Nhà nước Hồi giáo nhưng không xóa được tư tưởng IS
Tuy không tạo ra nhưng Mỹ chính là kẻ đã giúp IS lớn mạnh như ngày hôm nay. Mỹ và các quốc gia Trung Đông khác đã nuôi dưỡng IS làm công cụ tiêu diệt chính quyền dòng Shia ở Syria, nhưng IS đã đẩy tư tưởng Hồi giáo cực đoan vượt tầm kiểm soát của quyền lực chính trị.
Ghê gớm hơn nữa là IS đã hiện thực hóa được tư tưởng thống nhất đạo Hồi, lập nên một Nhà nước Hồi giáo, để từ một tổ chức Hồi giáo cực đoan dòng Sunni trở thành một nhà nước hiện hữu - sẵn sàng chém giết bất cứ ai trái ý chúng. IS đã biến tướng thành một Nhà nước khủng bố, vượt trên tầm 1 tổ chức Hồi giáo thánh chiến hùng mạnh như Al-Qaeda.
Khi IS vượt biên đánh sang Iraq, Washington mới nhận ra rằng, chúng sẵn sàng tiêu diệt bất cứ chính thể dòng Shia nào, kể cả là đồng minh của Mỹ. Đến lúc này Washington mới cuồng cuồng tìm cách khống chế “đứa con hoang” này nhưng đã muộn. Đến bây giờ, khi Hoa Kỳ muốn bóp chết IS thì Tổ chức Hồi giáo cực đoan này sẵn sàng tiêu diệt cả người Mỹ.
Hiện nay sự bành trướng của IS đã vượt tầm kiểm soát của Mỹ và các nước Trung Đông, sự tồn tại của nó có thể sẽ gây họa trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng khu vực này. Điều này bắt buộc Mỹ phải mở chiến dịch không kích nhằm hậu thuẫn cho các lực lượng khác đập tan sự tồn tại của Nhà nước Hồi giáo. Mỹ đã phải gánh chịu hậu quả do chính mình gây ra.
Trên thực tế, chính quyền của “Nhà nước Hồi giáo” hoàn toàn có khả năng bị dập tắt, bởi IS mang dáng dấp của một nhà nước chứ không phải chỉ là một tổ chức khủng bố. Nó tồn tại công khai như một chính thể hiện hữu nên có thể bị tiêu diệt - dù là rất khó. 
IS sẵn sàng tiêu diệt bất cứ chính thể dòng Shia nào, kể cả là đồng minh của Mỹ như Iraq
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là trong bất kỳ viễn cảnh nào, Nhà nước Hồi giáo - IS lớn mạnh, bị triệt tiêu hay chỉ còn ngoi ngóp thở, thì “tư tưởng IS” đã thành công rực rỡ trong việc gửi đi khắp toàn cầu một thông điệp rằng sự thống nhất của thế giới Hồi giáo và lý tưởng xây dựng một nhà nước Hồi giáo “hoàn toàn thanh tẩy” là điều có thể.
Nhiều quốc gia châu Âu đang thực sự lo lắng là nếu tiêu diệt được Nhà nước Hồi giáo - IS thì hàng ngàn chiến binh thánh chiến quay trở lại châu Âu một cách cực đoan hơn vì mang theo mầm sống IS. Bên cạnh đó, còn hàng trăm ngàn thanh niên gốc Trung Đông, dù sinh ra và lớn lên ở châu Âu nhưng “trái tim thuộc về IS”.
Những chiến binh này được đẻ ra từ tư tưởng Wahhabi bắt rễ tại chính châu Âu bằng tiền dầu lửa. Mảnh đất lý tưởng cho mầm sống này tiếp tục tồn tại và lớn lên chính là những thánh đường, tu sĩ, và giáo lý ở chính châu Âu, đã được từ từ ngấm chất Wahhabi từ hàng chục năm nay.
Hơn nữa, không chỉ có hàng ngàn chiến binh thánh chiến gốc Trung Đông sinh ra và lớn lên ở châu Âu sẽ trở về mang theo mầm sống IS, mà tư tưởng IS hoàn toàn có thể bén rễ ở bất kỳ nơi đâu, miễn là ở đó mảnh đất đã được tưới tắm bằng những đồng tiền dầu lửa từ những tổ chức tôn giáo cực đoan của vùng Vịnh.

Có thể nhận định rằng, dù Mỹ có đập tan được “Nhà nước Hồi giáo” nhưng Washington không thể xóa bỏ được hệ tư tưởng của IS. Nó đã, đang và sẽ tồn tại ở những “mảnh đất lành” nuôi dưỡng nó, từ châu Âu đến nước Mỹ và ở nhiều nơi trên thế giới. Cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan của Mỹ sẽ còn rất lâu dài và gian khổ.

 Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã chiếm giữ một vùng đất rộng lớn trải dài từ miền Bắc Syria đến trung tâm Iraq. Bóng ma IS đang gieo rắc nỗi sợ hãi cho toàn thế giới.

Nhóm này có những nét tương đồng với tổ chức khủng bố al-Qaeda của Osama bin Laden khi cả hai đều là những nhóm cực đoan nhằm diệt từ tận gốc phương Tây với tham vọng thành lập một “đế chế” Hồi giáo độc lập ở Trung Đông.




Tổ chức siêu cực đoan
Theo báo "Người bảo vệ" (Guardian) của Anh, ISIL, hay trước đó còn gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq ở Syria (ISIS) là một tổ chức siêu cực đoan đến mức mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda cũng phải ngán ngẩm.
Hiện do một người Iraq có tên Abu Bakr al-Baghdadi dẫn dắt, ISIL là tiền thân của Cộng hòa Hồi giáo Iraq (ISI) - một nhánh Al-Qaeda ở Iraq. Khi cuộc nội chiến Syria mới leo thang thì sự dính líu của ISI với cuộc xung đột này ban đầu chỉ mang tính gián tiếp. Abu Muhammad al-Joulani, một thành viên ISI, đã thành lập tổ chức Jabhat al-Jabhat al-Nusra vào giữa năm 2011 mà sau đó trở thành nhóm thánh chiến chính trong cuộc chiến Syria. Joulani nhận được sự ủng hộ và tài trợ từ ISI và cả Baghdadi.
Tuy nhiên, sau đó Baghdadi muốn giành ảnh hưởng lên tổ chức Jabhat al-Nusra đang ngày càng vững mạnh bằng cách mở rộng trực tiếp hoạt động của ISI vào Syria ISIS được hình thành tháng 4 năm ngoái. Sự khác biệt cả về tư tưởng lẫn chiến lược đã sớm bột phát và dẫn tới những tranh đấu gay gắt. ISIS trở nên quá cực đoan và tàn bạo trong con mắt của không chỉ Jabhat al-Nusra mà cả al-Qaeda, dẫn tới việc thủ lĩnh Al-Qaeda Ayman al-Zawahiri tháng trước đã lên tiếng yêu cầu ISIS rời Syria và trở vềIraq.
Khi đó, ISIS đã để mất vị trí ở Syria vào tay Jabhat al-Nusra và các đồng minh của tổ chức này. Nhưng tất cả những ai cho rằng ISIS đã "hết thời" thực sự nhầm to khi lực lượng này hiện đã chiếm đóng Mosul, thành phố lớn thứ hai ở Iraq. ISIS đã kiểm soát một vùng đất trải dài từ rìa phía tây thành phố Aleppo của Syria tới thành phố Falluja ở miền tây Iraq và giờ đây là thành phố Mosul ở miền bắc Iraq.
ISIS đã chứng tỏ sự tàn nhẫn và hung bạo tại các khu vực của Syria mà lực lượng này kiểm soát, gồm phía đông Aleppo và thành phố Raqqa. Hồi tháng 2 vừa qua, lực lượng này bị tố là thủ phạm sát hại thành viên sáng lập nhóm Ahrar al-Sham (Phong trào những người tự do ở Levant), và thủ lĩnh của nhóm này tại thành phố Aleppo là Muhammad Bahaiah, người có quan hệ thân cận với các thủ lĩnh cấp cao của al-Qaeda. ISIS cũng bị đổ lỗi đứng đằng sau vụ sát hại Abu Muahmmad al-Ansari, thủ lĩnh Jabhat al-Nusra tại khu vực Idlib, cùng vợ con và họ hàng của ông ta.
Tổ chức thánh chiến hàng đầu?
Mặc dù chịu tai tiếng tàn bạo nhưng ISIS cũng chứng tỏ sự linh hoạt ở Iraq đối với những người Sunni ở miền bắc chống lại chính phủ do người Shiite đứng đầu của Thủ tướng Nouri al-Maliki. Mushreq Abbas, người chuyên viết về Iraq trên trang mạng
Al-Monitor, mô tả cách thức Baghdadi ứng xử với các thủ lĩnh bộ lạc Sunni và những nhà truyền giáo ôn hòa phản đối chính quyền trung ương như sau: "Cho đến nay, các chiến binh của Baghdadi chưa hề làm hại những người có đạo... Khi các bộ lạc từ chối giương các khẩu hiệu của ISIS ở Falluja, ông ta đã ra lệnh cho các chiến binh không giương khẩu hiệu và cố gắng hợp tác với các tay súng của các tổ chức vũ trang khác".
Theo các nhà phân tích, các chiến binh ISIL có động cơ cao, được tôi luyện và trang bị kỹ càng. Trên tờ "Bưu điện Washington" (Washington Post) của Mỹ, ông Douglas Ollivant thuộc Quỹ Mỹ Mới (New America Foundation) nhận xét ISIL còn mang đặc điểm điều hành của một nhà nước như điều hành các trường học, tòa án và dịch vụ, treo cờ trắng - đen của tổ chức này tại các cơ sở mà nó kiểm soát. Tại Raqqa, ISIL thậm chí còn bắt đầu khai trương một cơ quan bảo vệ người tiêu dùng về tiêu chuẩn thực phẩm.
ISIL đã củng cố sức mạnh của nó bằng việc quy nạp hàng nghìn tình nguyện viên nước ngoài ở Syria, và cả một số từ châu Âu và Mỹ. Ước tính hiện có hơn 10.000 người nằm dưới sự điều khiển của tổ chức này. Để có nguồn lực tài chính, tổ chức này cũng không ngừng mở rộng các mạng lưới tống tiền ở Mosul và hồi tháng 2 vừa qua, ISIL đã chiếm quyền kiểm soát giếng khí Conoco có giá trị ước tính hàng trăm nghìn USD/tuần từ nhóm Jabhat al-Nusra tại Deir Ezzor ở Syria.
Giờ đây khi đã chiếm Mosul, ISIL thậm chí còn ở vị thế mạnh hơn để khẳng định nó là một tổ chức thánh chiến hàng đầu. Theo một số nhà phân tích, ISIL hiện đang chứng tỏ là một sự thay thế tư tưởng vượt trội hơn so với Al-Qaeda trong cộng đồng thánh chiến và tổ chức này đã và đang thách thức công khai quyền lực của thủ lĩnh Al-Qaeda Ayman al-Zawahiri.

Chiến thuật đánh chiếm và giữ đất của Nhà nước Hồi giáo

Áp dụng chiến thuật tấn công được đúc rút từ các cuộc chiến tranh trong quá khứ đồng thời cai trị dân chúng dưới quyền bằng cả biện pháp vũ lực và tư tưởng là những chiêu bài giúp Nhà nước Hồi giáo bành trướng.

Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), với cuộc tấn công dữ dội vào thị trấn Kobani khi vừa phải chịu sức ép từ các đợt không kích liên tiếp của Mỹ vừa đối đầu với nhóm binh sĩ YPG thuộc cộng đồng người Kurd, đã chứng minh chúng là một lực lượng khủng bố chiến đấu có chiến lược và khả năng duy trì kỷ luật, theo Washington Post. IS khác xa với những gì Tổng thống Barack Obama từng miêu tả: "một đội bóng rổ nghiệp dư" trong "đồng phục đội Lakers".
Viện Nghiên cứu Chiến tranh nhận định IS kết hợp giữa cơ cấu lãnh đạo có tầm kiểm soát rộng khắp và chiến thuật quân sự đa hướng, giữa chiến tranh du kích và chiến tranh truyền thống. Cuối cùng, điều làm chúng trở nên độc nhất trong lịch sử các nhóm khủng bố đó là IS không hoạt động như một lực lượng quân đội thông thường mà là một tổ chức có bài bản.
"Tiến hành nhiều cuộc tấn công một lúc, phân tán sự tập trung của đối thủ khỏi mục tiêu thật sự là một điểm nổi bật trong chiến thuật quân sự của ISIS (IS)", Dexter Filkins từ New Yorker viết. Theo Hisham Alhashimi, chuyên gia về IS, nhóm cực đoan này đang chiến đấu trên nhiều mặt trận tại cả Iraq và Syria. Ông tin rằng chúng có thể lên kế hoạch cho một cuộc tấn công lớn hơn ở những nơi khác như vùng Vịnh hay châu Âu.
Trung úy Dennis Lowe viết trên Small Wars Journal nhận xét, IS áp dụng cái mà nhiều người gọi là "phương pháp điều động đám đông có quy tắc" đúc rút từ những chiến thuật trong cuộc nội chiến ở Somalia những năm 1990. Hiểu một cách đơn giản, phương pháp này yêu cầu các chiến binh "duy trì đội hình hàng người đứng cạnh nhau, luôn giữ đồng đội trong tầm mắt, nhưng không quá gần, di chuyển về phía có tiếng súng, giải tán khi nhìn thấy kẻ thù, trong điều kiện an toàn thì dừng lại và phản công".
Đây là một chiến thuật hoàn hảo đối với nhóm khủng bố có lực lượng trải rộng như IS, Washington Post dẫn lời Lowe nói. Mặc dù bề ngoài tổ chức được dẫn dắt bởi Abu Bakr al-Baghdadi nhưng nhiều tay súng vẫn có khả năng hoạt động độc lập, đồng thời, cơ cấu điều hành cũng rất phân tán. Chiến thuật "đám đông" này "đòi hỏi lượng mệnh lệnh và quyền chỉ huy tối thiểu, có thể thích ứng với hầu hết mọi tình huống".


Từ Mosul đến Sinjar rồi đến Kobani, chiến thuật đã cho thấy tác dụng khi IS liên tục mở rộng lãnh thổ của mình. Tất cả đối với IS đều xoay quanh việc kiểm soát các thành phố trong khu vực. Lowe gọi đây là "mục tiêu chính yếu". Mỗi khi chiếm được một thành phố chúng rất ít khi để mất.
Những con người sống dưới quy định và luật lệ tàn bạo của IS phải chịu đựng nhiều điều hà khắc. Họ buộc phải chứng kiến các cuộc hành quyết công khai như một biện pháp để răn đe. Tuy nhiên, thâm hiểm hơn, IS khiến người dân tuân theo ý muốn của mình bằng một phương thức gồm hai gian đoạn, theo Al Monitor. Đầu tiên, chúng "trà trộn với dân chúng địa phương, đặc biệt là những người có suy nghĩ tích cực về IS hay người dễ trở nên có cảm tình với IS, để xúi giục họ nổi loạn, chống lại chính quyền". Bước thứ hai, chúng làm suy yếu tính hợp pháp của phe cầm quyền thành phố rồi từ đó "khiến người dân mất niềm tin vào cơ quan an ninh của chính phủ".
Người dân từng bước sẽ bị khuất phục không chỉ bằng vũ lực mà còn thông qua tư tưởng. "Quyền lực của chúng phụ thuộc vào sự cai trị đối với dân chúng và nguồn tài nguyên", Lowe bình luận. "Một lực lượng vũ trang kết hợp đủ mạnh là cách duy nhất để đánh bại hoàn toàn và đẩy lùi IS khỏi các thành trì".



Chiến thuật đánh chiếm và giữ đất của Nhà nước Hồi giáo

Áp dụng chiến thuật tấn công được đúc rút từ các cuộc chiến tranh trong quá khứ đồng thời cai trị dân chúng dưới quyền bằng cả biện pháp vũ lực và tư tưởng là những chiêu bài giúp Nhà nước Hồi giáo bành trướng.

Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), với cuộc tấn công dữ dội vào thị trấn Kobani khi vừa phải chịu sức ép từ các đợt không kích liên tiếp của Mỹ vừa đối đầu với nhóm binh sĩ YPG thuộc cộng đồng người Kurd, đã chứng minh chúng là một lực lượng khủng bố chiến đấu có chiến lược và khả năng duy trì kỷ luật, theo Washington Post. IS khác xa với những gì Tổng thống Barack Obama từng miêu tả: "một đội bóng rổ nghiệp dư" trong "đồng phục đội Lakers".
Viện Nghiên cứu Chiến tranh nhận định IS kết hợp giữa cơ cấu lãnh đạo có tầm kiểm soát rộng khắp và chiến thuật quân sự đa hướng, giữa chiến tranh du kích và chiến tranh truyền thống. Cuối cùng, điều làm chúng trở nên độc nhất trong lịch sử các nhóm khủng bố đó là IS không hoạt động như một lực lượng quân đội thông thường mà là một tổ chức có bài bản.
"Tiến hành nhiều cuộc tấn công một lúc, phân tán sự tập trung của đối thủ khỏi mục tiêu thật sự là một điểm nổi bật trong chiến thuật quân sự của ISIS (IS)", Dexter Filkins từ New Yorker viết. Theo Hisham Alhashimi, chuyên gia về IS, nhóm cực đoan này đang chiến đấu trên nhiều mặt trận tại cả Iraq và Syria. Ông tin rằng chúng có thể lên kế hoạch cho một cuộc tấn công lớn hơn ở những nơi khác như vùng Vịnh hay châu Âu.
Trung úy Dennis Lowe viết trên Small Wars Journal nhận xét, IS áp dụng cái mà nhiều người gọi là "phương pháp điều động đám đông có quy tắc" đúc rút từ những chiến thuật trong cuộc nội chiến ở Somalia những năm 1990. Hiểu một cách đơn giản, phương pháp này yêu cầu các chiến binh "duy trì đội hình hàng người đứng cạnh nhau, luôn giữ đồng đội trong tầm mắt, nhưng không quá gần, di chuyển về phía có tiếng súng, giải tán khi nhìn thấy kẻ thù, trong điều kiện an toàn thì dừng lại và phản công".
Đây là một chiến thuật hoàn hảo đối với nhóm khủng bố có lực lượng trải rộng như IS, Washington Post dẫn lời Lowe nói. Mặc dù bề ngoài tổ chức được dẫn dắt bởi Abu Bakr al-Baghdadi nhưng nhiều tay súng vẫn có khả năng hoạt động độc lập, đồng thời, cơ cấu điều hành cũng rất phân tán. Chiến thuật "đám đông" này "đòi hỏi lượng mệnh lệnh và quyền chỉ huy tối thiểu, có thể thích ứng với hầu hết mọi tình huống".


Từ Mosul đến Sinjar rồi đến Kobani, chiến thuật đã cho thấy tác dụng khi IS liên tục mở rộng lãnh thổ của mình. Tất cả đối với IS đều xoay quanh việc kiểm soát các thành phố trong khu vực. Lowe gọi đây là "mục tiêu chính yếu". Mỗi khi chiếm được một thành phố chúng rất ít khi để mất.
Những con người sống dưới quy định và luật lệ tàn bạo của IS phải chịu đựng nhiều điều hà khắc. Họ buộc phải chứng kiến các cuộc hành quyết công khai như một biện pháp để răn đe. Tuy nhiên, thâm hiểm hơn, IS khiến người dân tuân theo ý muốn của mình bằng một phương thức gồm hai gian đoạn, theo Al Monitor. Đầu tiên, chúng "trà trộn với dân chúng địa phương, đặc biệt là những người có suy nghĩ tích cực về IS hay người dễ trở nên có cảm tình với IS, để xúi giục họ nổi loạn, chống lại chính quyền". Bước thứ hai, chúng làm suy yếu tính hợp pháp của phe cầm quyền thành phố rồi từ đó "khiến người dân mất niềm tin vào cơ quan an ninh của chính phủ".
Người dân từng bước sẽ bị khuất phục không chỉ bằng vũ lực mà còn thông qua tư tưởng. "Quyền lực của chúng phụ thuộc vào sự cai trị đối với dân chúng và nguồn tài nguyên", Lowe bình luận. "Một lực lượng vũ trang kết hợp đủ mạnh là cách duy nhất để đánh bại hoàn toàn và đẩy lùi IS khỏi các thành trì".


IS đã giành quyền kiểm soát toàn bộ Mosul - thành phố lớn thứ 2 của Iraq vào tháng 6 năm ngoái, nhưng chúng lại xác lập căn cứ địa tại Raqqa, miền Đông Syria.
IS nắm trong tay hơn một nửa mỏ dầu ở Syria, cùng với hàng loạt các giếng dầu tại Iraq. Theo các con số thống kê từ cơ quan tình báo Mỹ, IS có thể kiếm đến 3 triệu USD chỉ trong một ngày từ các thương vụ mua bán dầu mỏ ra thị trường chợ đen.




Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen