Seiten

Dienstag, 8. September 2015

Syria &Anh em Hồi giáo

Anh em Hồi giáo: chẳng anh em với ai hết, nhất là quân đội

Sau Thế chiến thứ nhất, với sự tàn lụi của Đế chế Ottoman, tinh thần và tư tưởng quốc gia (theo nghĩa đương đại), vốn đã manh nha từ thế kỷ 19, được dịp phát triển tại Trung đông. Sau những thế kỉ cai trị trực hay gián tiếp bởi Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực này rơi vào quỹ đạo của Tây phương Anh Pháp. Bài thực và phản đế có lắm con đường, xã hội chủ nghĩa, quốc gia, quốc xã-phát xít hay là tôn giáo-dân tộc (theo nghĩa rộng tức là Ả rập Ai cập).

Trong bối cảnh ấy, vào thập niên 30, ông Hassan Al Banna thành lập tại Ai cập phong trào Anh em Hồi giáo (AEHG).

Hassan Al Banna
Đây là một tổ chức dựa vào các đền Hồi, theo tinh thần tương trợ, một hội kín (hay nửa úp nửa mở) kiểu Thiên Địa Hội, về ý thức hệ thì bảo thủ và cổ truyền (kiểu Cần Vương, ở đây là Cần giáo) nhưng công hiệu, ăn sâu bám rễ vào quần chúng nông dân hay lao động tỉnh thành. Lúc bí mật, lúc công khai, lúc chống đối vũ trang, lúc được tham gia bầu cử, trải qua 80 năm, đây là lực lượng qui mô, tổ chức hạ tầng vững chãi, giàu kinh nghiệm và đông đảo quần chúng nhất tại Ai Cập ngày nay. 

Biểu tượng của hội Anh em Hồi giáo
Những điều trên không thể chối cãi, trong năm cuộc bầu cử các cấp từ ngày ông Mubarak phải ra đi, AEHG đều về đầu, chiếm đa số tại Quốc hội, và ứng viên của họ là ông Morsi đắc cử Tổng thống với 51%. Ảnh hưởng của phong trào này khoảng 35% dân số, là thiểu số mạnh nhất trong một tình trạng chính trị phân hóa cực kỳ. Điển hình, ngày quân đội lật đổ chính phủ, ngồi đằng sau tướng Sisi là đủ các đại diện, mỗi thứ một tí: thành phần tôn giáo ôn hòa và bề trên (Viện Al Azar), tôn giáo về nguồn (Salafist, tức là cực đoan hơn AEHG về mặt tôn giáo này), thành phần chính khách thân Tây và cởi mở (El Baradei) và thành phần Twitter-Facebook (Tamarod).
Nhưng đối thủ của AEHG không phải là các thành phần mới kể trên mà là vị cầm micro hát karaoke vào dịp này trong khi họ chỉ gật gù ngồi nghe và vỗ tay. Anh được nhiều “like” nhất từ dân nối mạng, anh sa-lông giải Nobel Hòa bình hay anh quấn khăn râu dài không phải là địch thủ của AEHG. Đối thủ của họ là lực lượng qui mô và tổ chức, giàu kinh nghiệm và lâu đời nhất nước, nắm 40% tổng sản lượng của quốc gia và vũ trang đến tận răng cửa, là quân đội. Tất nhiên về mặt con số cử tri thì an ninh và quân đội, bộ máy nhà nước… cũng có chứ, nhưng điều quyết định là con số xe tăng trên quảng trường Tahrir kìa. Thua thì bỏ phiếu xuống, cầm súng lên:
Bàn tay bỏ phiếu lòng khòng
Bàn tay cầm súng là xong cái vèo
(Ca dao)

Xe tăng quân đội Ai Cập trong một cuộc diễu hành
Súng thì chắc là AEHG cũng có vài khẩu. Trong tuần qua, truyền thông nhà nước Ai Cập lu loa là bọn này “khủng bố”, cần phải dẹp và có cho thấy video một anh lăm lăm súng cầm tay trong một cuộc biểu tình. Anh này mang một khẩu tiểu liên Sten Mk1 hay Mk2 gì đó, là thứ súng quá date từ Thế chiến hứ hai của Anh quốc, chắc là mới đào lên từ sau vườn chôn cất từ ngày Đại tá Nasser lật đổ Hoàng đế Farouk (1952). Nhưng vũ khí Thế chiến thứ hai thì cũng chết người được (Thế chiến thứ hai chết rất nhiều người, ở đó mà cười!) và nếu phải trở lại thời kỳ bí mật thì AEHG đã sẵn sàng (và sẵn sàng từ lâu rồi).
Nhưng tại sao họ lại phải đọ súng, khi Tổng thống và Hành pháp chính đáng là của họ, Quốc hội và Lập pháp chính đáng là của họ? Đang cầm sổ đỏ, chẳng lý gì mà họ phải tìm cách cướp đất, chiếm nhà! Phần quân đội thì lại tìm cách đẩy họ về việc bạo động bởi một lý do dễ hiểu: quân đội thì chỉ thích có đấu súng, kiểu như ngạn ngữ bảo, “Tay ta cầm búa thì nhìn ai ta cũng thấy là đinh”.

Những người thuộc đảng Anh em Hồi giáo biểu tình ủng hộ Morsi
Quả là có khủng bố tại Sinai thực, nhưng đó là thành phần (tạm gọi là) Al Qaeda địa phương, trước đã gây chuyện với chính quyền Morsi, nay rối ren thì thỏa thuê lợi dụng để vung dao. Có đây đó đốt công sở và nhà thờ Ki-tô Copt, và ai đốt thì không biết, nhưng biết chắc là lực lượng an ninh có mặt không can thiệp và sau đó truyền thông nhà nước đến thu hình rất đẹp! 

Lựu đạn cay được phóng vào khu nhà thờ Copt Orthodox sau đám tang của 4 người Copt Kito bị giết trong một vụ xô xát giữa các phe phái gần Cairo vào hôm 7. 4. 2013. Ảnh: AP/Mostafa El Shemy
Nói thêm thiểu số Copt và Ki tô (9-10%) tại Ai Cập là thành phần bị đe dọa bởi AEHG (và các phong trào Hồi giáo khác, cũng như bởi chủ nghĩa Quốc gia Ả Rập). Theo người Copt, họ không phải là dân tộc Ả Rập mà dân tộc Ai Cập nguyên thủy từ ngàn xưa, tức là từ thời các Kim tự tháp tuổi còn thơ. Đạo Ki tô tại đây cũng là nguyên thủy (từ thời Đế quốc La Mã) chứ không phải du nhập từ Tây phương như tại Việt Nam chẳng hạn. Ông Ki-tô sinh ra đã là hàng xóm rồi chứ không phải theo thương thuyền hay chiến hạm Tây phương đổ bến. Hồi giáo theo các đạo quân xâm lăng đến Ai Cập sau đó vào thế kỉ 6-7. Nói cách khác, quyền lợi và ngay cả danh tính, căn cước của sắc tộc, dân tộc Copt này cho đến nay chưa được chế độ nào tại Ai Cập đáp ứng một cách xứng đáng.

Biểu tượng của Copt Kito giáo
Nhưng những chuyện này rất chán. Để buôn dưa, thì ngay chế độ quân chủ thế kỉ 19 và quân chủ bảo hộ bởi Anh quốc tại Ai Cập cũng lại chẳng phải Ả Rập mà là Albania “đánh thuê” của Đế chế Thổ nhĩ kỳ, được phái sang dẹp loạn nhưng ở lì lại xưng vương và triều cống Istanbul lấy lệ. Vua Farouk khi thoái vị còn không biết viết tên mình bằng chữ Ả Rập. 

Vua Farouk trên con tem Ai Cập hồi những năm 1939 – 40
Hoàng đế cuối cùng này (thực ra ông thoái vị nhường ngôi cho con mới sanh được thêm vài tháng và đứa bé này mới là Hoàng đế cuối cùng), Farouk, thuộc loại vui tính. Khi chơi xì phé với quần thần ông hô là có bốn cây già nhưng chỉ trưng ra có ba, còn chính ông là Già (Vua) thứ bốn, để sầu ở đó, tôi gom đây. Một em gái, ông gả cho Hoàng đế Iran Rezah Pahlavi thì còn được đi, tuy về sau ly dị. Một cô em gái khác lại mê một anh nhân viên ngoại giao hàng ba (lại là Ki tô Copt) khiến ông đuổi thẳng cả hai sang Mỹ. Cặp vợ chồng này lúc đầu còn sống nhờ mẫu hậu dấm dúi, sau công chúa Ai Cập này vì tình mà phải đi làm thuê nghề phục vụ ôsin còn chồng thì tài xế đánh xe. Khó khăn này khiến họ về sau ly dị và anh chồng cũ một hôm tặng bà 6 viên đạn vào đầu trong một căn hộ cấp 4 ở Los Angeles.

Vợ chồng công chúa út Fathia và chàng Riad Ghali
Mối tình của AEHG với quyền lực tại Ai cập hiện nay cũng thê thảm không kém gì. Ngày sau sẽ ra sao ai mà biết được. Hôm 22.8 thì chỉ biết, Mubarak được thả khỏi nhà giam để tại ngoại chống án (tù chung thân) trong khi Morsi thì nằm khám ở một nơi nào.

Cựu tổng thống Mubarak khi còn trong nhà lao
Rõ là:
Cái vòng lao lý luân hồi
Kẻ ngồi ấp lịch, người thôi ủ tờ.

Chuyện Syria: anh Hai, anh Ba, anh Tư, và anh rể 


Cậu Tư Maher al-Assad (đeo kính, giữa) và anh Ba, tổng thống Syria Basher al-Assad (đeo kính, phải), tại một đám tang hôm 13. 6. 2000. Ảnh: AP
Hai dấu hiệu tốt của đoạn mào đầu
Trong thời gian sắp tới (tháng 11 hay cuối năm?) có thể một hội nghị về hòa bình tại Syria sẽ được tiến hành, tại Geneva hay đâu đó, để các bên tham chiến ngồi lại với nhau, hay có cơ may là kẻ đứng người ngồi, kẻ đi ra và kẻ không vào, và sẽ không đi đến đâu. Tuy sẽ không đi đến đâu nhưng thế nào chuyện này cũng sẽ được thành phần luôn luôn lạc quan gọi là “một bước đầu”.
Lý do để mà bi quan là trước đây, các hội nghị thế này giữa thành phần chống đối chính quyền Syria, giữa các thành phần thế tục hay tôn giáo ôn hòa mãi vẫn chưa đi đến đâu, kẻ đứng người ngồi, kẻ đi ra và kẻ không vào. Đấy là Qatar đã gọi, đến đây với nhau để tôi cho phong bì, mà còn như thế, nói chi là nghị hòa với địch. Tuy nhiên, Tây phương gần đây có vẻ tin tưởng vào bước đầu sáng sủa này, vì đã lấp ló nhiều dấu hiệu tốt, mặc dù nét ẩn nét hiện vẫn mơ hồ như là tranh thủy mạc ngắm vào một đêm có đèn dầu nhưng mà không trăng.
Dấu hiệu tốt đó là thay đổi tại Iran, một tác nhân quan trọng trong khu vực. Tổng thống mới của Iran là ông Rouhani tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc mới đây lấp ló chào hàng. Chỉ làm duyên có thế mà chính quyền Mỹ đã đòi gặp mặt ngay tại New York và bị khước từ! Gia đình em (lãnh đạo tối cao tôn giáo Khameinei) khó lắm, anh muốn nói chuyện điện thoại thì được. Ông Obama bèn cầm máy vậy, kết thúc điện đàm bằng lời chào bằng tiếng Farsi và tuyên bố đây là một dịp “lịch sử” sau khi nghe ỏn ẻn 15 phút.


Cả Barack Obama lẫn Hassan Rouhani đều tu từ khi thực hiện những bước đi tí tẹo cho việc “hàn gắn” US-Iran. Hassan Rouhani thì thêm chữ “small” (nhỏ) trước chữ “satan” (quỷ) khi nói về Obama. Obama thì thêm chữ “not-so” (không đến nỗi) cho cụm “axis of evil” (trục ma quỷ). Hí họa của Patrick Chappatte cho International Herald Tribune.
Nhân đây, xin nhắc lại là không phải ai cũng thích gặp tổng thống Mỹ, cũng tại New York, bà Roussef (Brazil) sau khi hủy chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ, đã lợi dụng sự hiện diện của ông Obama tại Đại hội đồng để mắng thẳng vào mặt (về tội nghe lén người đẹp). Trở lại Iran, đây là thế tựa duy nhất tại khu vực của chính quyền Syria, cho nên nếu họ chuyển hướng thì Syria cũng phải nhân nhượng.
Một dấu hiệu “tốt” khác, là quân Hezbollah (“Đảng của Thượng đế” tại Lebanon) nghe đâu là bắt đầu rút khỏi Syria. Đây là lực lượng tinh nhuệ của hàng xóm đã cứu giá cho Bashar al Assad và là công cụ trung thành của Iran. Nhưng đó là mới nghe vậy, nhưng Hezbollah làm gì thì chỉ có Thượng đế và Iran mới biết.

Tổng thống Syria giải thích với E.U rằng quân đội Hezbollah chỉ là “cận vệ” của ông thôi mà!
Những dấu hiệu này khiến “nhà bảo trợ” ở xa của tổng thống Syria Bashar, là nước Nga, cũng bớt phần hăng hái ủng hộ. Ngoại trưởng Nga, ông Lavrov chỉ cẩn thận dặn dò, coi chừng nhé, Syria là ngòi nổ của khu vực đấy. Khu vực thì đầy ngòi nổ, vậy mà cũng phải dặn với dò, thôi đi cha!
Tóm lại, là khả quan. Trong tình hình liên tục xấu tiếp từ ba năm nay thì cái gì mà chả là khả quan. Trước khi quý vị này đến bàn hội nghị (nếu có đến), xin điểm qua các thành phần phe phái Syria.
Anh Hai, anh Ba, anh Tư, và anh rể

Ảnh gia đình tổng thống Syria Bashar al-Assad: Hàng đầu là cha mẹ ông: cố tổng thống Hafez Assad và phu nhân Anisa. Hàng hai, từ trái sang: em út Maher, anh Ba Bashar, anh Hai Bassel, anh rể Majd và chị gái Bushra.
Chính quyền Syria hiện được đại diện bởi anh Ba Bashar. Anh Ba cầm quyền từ 13 năm nay, thái tử chính thức từ 1994 nhưng vẫn còn ngơ ngác. Vai này trước đây được dành cho anh Hai Bassel, là người lắm mưu luợc và nhiều tài, tài lái xe không kể. Một tối 1994 sương mù (vậy là không có cả tài nhìn thấu), trên đường ra phi cảng Damascus, Thái tử tự tay cầm lái và tử nạn giao thông. Tài xế của anh ngồi cạnh bị trọng thương, được chữa trị cho lành trước khi mang ra xử bắn, về tội để cậu bất cẩn. Bashar, đang mơ màng hành nghề bác sĩ khám mắt tại Anh quốc, bị triệu về, tống vào quân đội, cho lên Đại tá để tập tành thay cha. Cậu Tư Maher, một là quá trẻ (27 tuổi năm 1994) nhưng nhất là tính khí bất thường, từng bắn bị thương ông anh rể…. Bashar lên ngôi, lấy một cô vợ ngơ ngác không kém, Syria kiều Anh quốc, tốt nghiệp King’s College London…
Chi tiết cô vợ này quan trọng, vì tại Syria cũng như tại ta, lệnh ông không bằng cồng bà và quyền lực nhà ngoại là điều quan trọng tại thâm cung. Thay vì như cha mình, lấy vợ trong một tộc để củng cố quyền lực thì Bashar phải lòng cái cô nước ngoài có bằng văn chương Pháp! Ông Bashar lấy bà Asma thật là xứng đôi, nhưng cặp này đúng ra nên ở tại Anh quốc, ông chữa mắt và bà đầu tư ngân hàng, đông thì trượt tuyết Thụy Sĩ, hè thì phơi nắng Pháp, đừng về Syria mà phụ mẫu thiên hạ làm gì. Nhưng định mệnh tàn nhẫn, năm 2000, cặp này đăng quang, khiến truyền thông lá cải ở phương Tây bám vào ngoại hình mà vu vơ là họ sẽ dìu dắt Syria trên con đường cải tiến.

Phu nhân Asma Al Assad cùng chồng tại Paris hồi 2010
Buổi đầu lên nắm quyền, vấn đề của Bashar là các chú, từng vung đao đeo kiếm bên cha. Ngày nay, vấn đề của ông vẫn nguyên vẹn thế, nhưng là ở các anh em, em ruột, anh rể (ông này cậu Tư Maher bắn không chết, sau lại bị phiến loạn đánh bom chết), anh họ, em họ phía bên từ mẫu trong nhà. Ngay cả trong chuyện vũ khí hóa học mù mờ mới đây, có khả năng là ông không biết vì có nhiều khả năng là ông không biết gì hết. Ngay cả trong những cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ giương ảnh ông uy nghi, vẫn có tiếng hô “Maher làm lãnh đạo, Bashar vào bệnh viện (đi!)”. Quyền lực và thế lực trong nước nằm ở em trai Maher của ông và phe Makhlouf (là bà con bên mẹ). Bashar là một tổng thống làm vì, là một “Người đi trên mây”*. Ông có đàm, họa chăng có ký đi nữa, thì vẫn vậy.

Chuyện Syria: Lắm mối tối nằm không


Đã điểm qua các thế lực trong nội bộ gia đình tổng thống Bashar, giờ ta bàn đến các phe phái ngoài.
1.
Nói đến đối lập, thành phần đầu tiên là thành phần ly khai chính quyền (FAS – Free Syrian Army, thuộc quân đội cũ nhưng theo giáo phái Sunni và ly khai). Trước hết có chú Rifaat al Assad, là em của vua cha, một thời điều binh khiển tướng, có cả đạo quân riêng, Lực lượng Đặc biệt (còn tục gọi là “Beo hồng Rifaat” vì mặc đồ bông có sắc hồng).

Đội beo hồng
Tất nhiên là ông này muốn thế vị, khiến vua cha phải mang tăng mà giải giới lực lượng này để giữ ngôi cho con. Giờ thì ông già yếu và lưu vong ở Âu châu, đang gặp phải lôi thôi trong việc bán bất động sản 208 triệu USD tại Paris vì được cho là nguồn gốc bất chính. Chuyện này gồm một miếng đất 45 héc ta, 40 căn hộ ông đầu tư tại quận 15 và 16 tại Paris (trị giá 52 triệu), một biệt thự ông đòi bán với giá 117 triệu nhưng chưa ngã ngũ vì người mua là một oligarch Nga bắt chẹt hoàn cảnh cùng quẫn của ông mà trả giá bèo là có 91 triệu thôi. Có lẽ Rifaat cần tiền để nuôi quân đối lập. Giờ cha con ông chui rúc ở Park Lane, London tại hai căn hộ cạnh nhau, mỗi căn 15 triệu USD gọi là be bé.

Căn nhà của ông chú Rifaat al Assad ở Paris bị coi là của mờ ám
Con trai ông, nối dõi để lãnh đạo thành phần chống đối này, là người lúc trẻ từng hung hăng rút súng ra tại một hộp đêm Pháp. Nhà Rifaat kết hôn đúng chỗ, có chỗ tựa bên phía vợ trong nước và ngoài. Rifaat được Saudi ủng hộ, bá vai. Ông là anh em cọc chèo với vua Saudi Abdallah, chí ít là vô ưu về mặt xăng dầu.

Ribal al-Assad, con trai của Rifaat al Assad (còn được gọi là “tên đồ tể của Hama”). Ảnh: Nick Ray
Trong nhóm ly khai này còn có mấy chính khách gì gì và một cựu Phó Tổng thống của vua cha. Ngay cả đương kim Phó Tổng thống của Bashar nghe đồn là cũng có lúc định bỏ chạy theo đối lập (nhưng ông vẫn còn tại vị, không biết đến lúc nào). Các ngài này lắm tước nhưng hậu thuẫn trong nước không nhiều.
Đáng kể là trường hợp Thiếu tướng Manaf Tlass. Ông này mà sang Việt nam hẳn có lắm fan cuồng đội mưa đi đón vì quá đẹp trai.

.

Manaf Tlass là bạn nối khố của anh Hai Bassel rồi anh Ba Bashar, từng kế vị Bashar chỉ huy đơn vị « Ngự lâm » của chế độ (Biệt đoàn 104 của Vệ binh Cộng hòa, cũng là đơn vị của anh Hai Bassel trước đây). Sau khi khuyên can bạn mình không được, ông bèn chạy sang Pháp ở nhờ nhà chị ruột (là góa phụ của tỉ phú buôn gươm, người Saudi, Akram Ojeh).

Thêm một cái ảnh đẹp trai nữa nhé các bạn.
Cha của Manaf là tướng Mustafa Tlass, công thần của chế độ vua cha, bộ trưởng quốc phòng kinh niên dưới thời trước, nhờ thế con trai ông và anh trai ông Manaf là nhà thầu độc quyền của quân đội. Ông bố Mustafa này nổi tiếng về phát biểu, một thí dụ : “(Chủ tịch Palestine) Arafat là đứa con của 4.000 con đĩ“. Một thí dụ khác “Tôi ra lệnh đánh bom quân Mỹ ở Beirut (1982) nhưng không được động đến quân Ý vì tôi không muốn có một giọt nước mắt rơi trên khuôn mặt của (diễn viên Ý) Gina Lollobrigida“. Nếu có dịp gặp Mustafa Tlass, bạn hỏi xem lá thư bà Gina này viết “chỉ có anh mới là người em yêu thật” tất ông sẽ cho xem ngay (và mời bạn ở lại dùng bữa). Gia đình này giờ lưu vong ở Pháp, có hậu thuẫn của (cũng lại) Saudi và có một đơn vị be bé quân chống đối (FSA, Free Syrian Army) tại quê nhà.

Mustafa Tlass và diễn viên Ý Gina Lollobrigida
Nói chung các đơn vị FSA cầm súng chống Bashar không thống nhất và còn đang trong tình trạng thập nhị hay là tam thập lục sứ quân (thời nội chiến Lebanon ở bên cạnh, có lúc đếm được 69 vệ binh khác nhau). Hiện giờ, trong thành phần FSA trên đất Syria chưa có nổi một anh hùng thống nhất các thành phần này.
Nhờ biên giới chung của Syria với lại Turkey, lực lượng FSA này được tiếp tế, hậu thuẫn, và dùng đất của Turkey. Đầu tiên, một vị đại tá ly khai sớm được chỉ định làm lãnh đạo, về sau ùn ùn các tướng bỏ ngũ kéo sang, nhưng ai mà chịu dưới cái quyền mới mẻ của một ông cựu tổng kho căn cứ Không quân này. Giờ, lãnh đạo tổ chức FSA là một vị tướng nào đó, nhưng ngay trong tổ chức này tại Turkey còn nhốn nháo thì nói gì đến các binh đoàn kháng chiến tại nội địa, nhất là tại các địa bàn xa biên giới và không nhận quân trang vũ khí từ nước ngoài thì làm sao bảo được họ.
 2.
Thành phần võ trang khác là thành phần Anh em Hồi giáo, từng bị vua Assad cha thảm sát. Thành phần này có truyền thống, ý thức hệ và tổ chức chặt chẽ nhưng tại Syria không được mạnh như tại Ai Cập, nhất là sau khi 10.000 hay 40.000 người tại Hama bị tận diệt (1982). Lãnh đạo cuộc tận diệt này lúc đó lại là những Mustafa, những Rifaat đồ tể giờ đối lập ở trên, chẳng lẽ Anh em Hồi giáo lại kém trí nhớ đến thế. Sau khi chính quyền Morsi ở Ai Cập bị lật đổ, Anh em Hồi giáo không có chỗ tựa ngoại giao ở bên ngoài. Về mặt ý thức tôn giáo, họ là kẻ thù của các vương triều vùng Vịnh, Saudi, UAE, Kuwait và có lẽ vì thế nên được chút tiền hay chút súng đạn từ một vương triều vùng Vịnh khác, là Qatar.
3.
Thành phần thứ ba là tôn giáo cực đoan, được gọi là phong trào « Al Qaeda », với đầy sự phân hóa. Hiện có hai tổ chức này tại Syria: xuất hiện đầu tiên là Mặt trận Al Nusra (Chiến thắng). Mục đích của Mặt trận này là lật đổ chính quyền Bashar tại Syria, và còn là một tổ chức lỏng lẻo vài ba chục binh đoàn địa phương mỗi nơi một lãnh đạo.

Các chiến binh của Mặt trận Al Nusra

Tranh thương với Al Qaeda ở Syria là lực lượng ISIS, đuợc gọi là lực lượng thống nhất Al Qaeda Iraq và Syria. Lúc đầu, lực lượng chủ chốt là thành phần Iraq mất đất sống tại quê nhà, nhưng khi lan rộng thành công thì thành phần Syria lại mạnh. Tuy vậy, và ngoài mâu thuẫn nội bộ này, mục đích của tổ chức là kết hợp Hồi giáo toàn cầu và sức mạnh của họ là các tình nguyện từ khắp nơi đổ đến từ Âu từ Á và các nước khác trong khu vực, cùng một ý chí và niềm tin.
Thiện chiến, kỷ luật và kinh nghiệm, lực lượng võ trang này tuy ít ỏi (10.000 quân trên tổng số 150.000 chống đối ?) nhưng hữu hiệu. Tuy vậy, họ không có hậu thuẫn đáng kể của nước ngoài (hay hậu thuẫn kín đáo của Saudi) và khó có thể nương tựa lâu dài vào quần chúng địa phương cũng chính vì tính cách quốc tế này. Sòng phẳng, không tơ hào, tuyệt đối trong sạch, lại còn giúp đỡ người dân nhưng họ vẫn là người lạ, từ Bosnia, Chechnya hay Tunisia và mưu cầu một mục đích khác, mượn chiến trường Syria để thực thi “Thánh chiến” toàn cầu. Về lâu dài, những giáo điều tôn giáo của họ gây cho dân chúng địa phương (thí dụ cấm hút thuốc lá, biết đâu mai kia cấm nghe nhạc, đàn hát), nói chung là nhiều khó chịu.

Một tay súng của lực lượng ISIS
4.
Sau cùng, là các lực lượng người Kurd, là một dân tộc thiểu số thuộc gốc Turk chứ không phải là Ả Rập, đại đa số Hồi giáo Sunni. Thành phần này có thể xem là thống nhất trên vấn đề sắc tộc nhưng không hẳn trên vấn đề chính trị. Người Kurd sống trên bốn quốc gia lân cận, Iran-Turkey-Syria-Iraq, với những vấn đề cá biệt của từng nơi. Tại Iraq họ giờ thảnh thơi và tự trị, gần như là độc lập. Tại Iran và Turkey họ khi chiến khi đàm, và tại Syria thì tạm thời họ lo giữ các địa phương nơi mình cư ngụ, còn nếu ngồi vào một bàn quốc tế thì ắt có phe đòi ở lại với Syria, phe người muốn sát nhập vào Iraq hay thực hiện giấc mơ một Kurdistan độc lập và thống nhất.

Một di dân Syria vẫy lá cờ tộc Kurd trong một cuộc tuần hành ngày 8. 1. 2012 chống lại chế độ của tổng thống Bashar al-Assad. (Ảnh: AFP – Nikolay Doychinov)
*
Như vậy, nếu có hòa đàm thì ai sẽ nói chuyện với ai? Các áp lực quốc tế là một đằng, chưa nói đến là tất cả các thế lực trong vùng hay quốc tế đều muốn có hòa bình tại Syria hay không. Khả năng hòa bình tại Syria là nhờ lại gần giữa Iran và Hoa Kỳ. Đây không hẳn là một việc hay ho đối với Israel, là quốc gia cho đến giờ vẫn biện minh cho sự hiện hữu của mình bằng cái “bị đe doạ”: dân tộc Do Thái bị Âu châu đe dọa nên mới phải có Israel, sau đó Israel bị các nuớc Ả Rập đe dọa, giờ thì sợ Iran xóa khỏi bản đồ bằng nguyên tử, còn nếu Iran không nguyên tử nữa thì sao?
Hòa bình tại Syria sẽ như thế nào, hẳn sẽ không là như trước nữa, với chế độ Assad là một kẻ thù chơi được và chấp nhận được, nếu không nói là kẻ thù quá tốt. Trong thời kỳ nội chiến Lebanon (1975-1992), chế độ Assad từng can thiệp vào để giúp phe Ki tô, sau đó lại giúp phe cấp tiến và Palestine, rồi ngược đi, rồi ngược lại v.v. Có lẽ, nếu không nắm được kết quả và hậu vận, thì cứ để mồi lửa này bừng bừng là tốt nhất?

Chuyện Syria: chỉ vì ở cạnh “cậu ấm”



Một bé gái Syria đi trên đường phố của Aleppo, quàng lá cờ 3 sao đối lập với chính quyền Syria (2 sao) trên người. Ảnh chụp hôm 13. 2. 2013 của Bruno Gallado/AFP/Getty
Khủng hoảng chính trị tại Syria trong hai năm qua vừa đạt một đỉnh cao là một triệu người tị nạn và 100.000 người thiệt mạng. Phía sau hai con số thống kê này là 100.000 và 1.000.000 khuôn mặt, có vợ có chồng, có rồi hoặc chưa có người yêu, có cha có mẹ, có thày cô, bạn bè, trường học, đồng nghiệp, cơ quan, bạn hàng, khách quen khách lạ, láng giềng, hàng xóm. Nếu họ ở chung một thị xã thì đã có rất nhiều nấm mồ, chung một thành phố thì phố sẽ thành rất vắng và chắc hẳn hoang tàn.
Mai đây, sang năm, sang năm sau nữa, sẽ có thêm những người vắng mặt, mất cả mặt, hay là còn mặt thì sặc sụa chất hóa chất học mà dư luận quốc tế đang xôn xao. Nhưng Syria ở rất xa ta, và rất lạ. Họ không ăn bánh xèo hay cơm tấm giò chả (hai thứ này đều có thịt heo). May ra, họ ăn được phở bò phở gà, và gần gũi chia xẻ, có chăng là cái thời nào đó, ta cũng như họ, ăn đạn và ăn bom.

Các nạn nhân bất tỉnh sau vụ tấn công ở đông Ghouta, ngoại ô Damascus hôm 21. 8. 2013. Không rõ bên nào, chính phủ hay phiến quân (và phiến quân nào), sử dụng vũ khí hóa học, nhưng đã có 1.300 người thiệt mạng.
VÀI THỨ CĂN BẢN
Trước khi nói sâu về những lộn xộn quanh Syria, thì đây là vài nét đại cương (kiểu, đường Lý Tự Trọng thì ở tại Đông Nam Á gần chợ Bến Thành, là một chợ thuộc khu vực lúa nước hạ lưu sông Cửu Long), điểm qua những danh từ mà sau này bạn sẽ gặp nhiều khi nói về Syria:
- Syria là một quốc gia Ả-rạp tại Trung Đông, ở một vị trí chiến lược, đa số Hồi, dưới sự lãnh đạo của đảng Bath.
- Trung Đông là một khu vực rộng lớn, và vị trí chiến lược của Syria là có một biên giới với lại Israel. Israel thì chẳng là cái đinh gì hết, nhưng là con ngươi con mắt của Hoa Kỳ, quý lắm, đừng có chạm vào. Hoa Kỳ, là siêu cường số một hay duy nhất gì đó của hoàn vũ (như trong cụm từ “hoa hậu hoàn vũ”) cho nên vị trí chiến lược (của Syria) thường hay được nhắc đến là vậy. Bolivia hay Zimbabwe chẳng hạn, không ở cạnh Israel nên không có vị trí chiến lược đó.
- Hồi là một tôn giáo, một trong ba tôn giáo độc thần xuất phát từ khu vực, và “hậu duệ” của hai tôn giáo Do Thái và Ki tô. Nếu đạo Do Thái có Cựu ước và Chúa trời thì Ki tô có thêm Tân ước, và Ki tô Giê su bảo ông là con của Chúa trời. Năm thế kỉ sau, Mohammad bảo, ông là Thiên sứ chót còn Ki tô là Thiên sứ trước ông. Như vậy Hồi giáo có Cựu ước, Tân ước và Qran là ba Kinh Thánh của họ. Đó là lý do Jerusalem là đất thánh của cả ba tôn giáo vì cả ba cùng một gốc. Đạo Hồi, xuất hiện sau cùng và thờ các Thiên sứ trước của Do Thái và Ki tô. Chúa trời thì vẫn là Chúa đó. Khi người Công giáo Việt nam thốt “Lạy Chúa trời”, đó chính là “Allahu Akhbar” (Thượng đế vĩ đại nhất) của người Hồi và cả hai cùng thờ một Thượng đế đó. Tất nhiên, có nhiều người đạo Hồi mang tên Mohammad, nhưng cũng có người mang tên Ibrahim, Moussa… (Abraham, Moses là Thiên sứ của Cựu ước Do thái) hay Issa (Jesus), Mariam (Mary), Yussuf (Joseph).
Ngay sau khi Mohammad mất, đạo Hồi phân chia ra thành hai nhánh, Sunni (chính thống) và Shia.

Sunni là nhánh lớn nhất, chiếm đa số ở các nước Hồi giáo, hơn hẳn nhánh Shia.
Shia, vì không phải là chính thống nên theo giòng lịch sử phân chia ra thêm thành nhiều phái. Đạo Alawi là một trong những phái Shia bí hiểm này, và là phái kín (vì khác người, và bị đàn áp), hiện hữu ở vùng núi non cách trở, chiếm 12% dân số Syria và một số nhỏ ở Lebanon, Turkey (hai nước sát Syria). Khi truyền thông gọi Alawi là Shia thì cũng đúng như là nói đạo Hồi là một phái của đạo Do mà thôi. Tuy là một thiểu số tôn giáo nhưng hiện nay quân đội Syria là do phái Alawi nắm. Người Alawi hay vào lính (như người Sikh tại Ấn độ chẳng hạn) và 40 năm của chế độ cha con Assad (đạo Alawi) đã củng cố thêm vị trí này.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad (giữa) dự lễ Alawi. (Ảnh SANA, tức thông tấn xã Syria)
- Chính thể Syria trên nguyên tắc là đảng Baath lãnh đạo. Phong trào này theo chủ nghĩa quốc gia và xã hội, sau chia làm hai nhánh đối lập là đảng Baath Syria và đảng Baath Iraq, choảng nhau chí chóe. Gọi là đảng lãnh đạo nhưng tại cả hai nước Syria và Iraq (có biên giới với Syria), Baath chỉ còn là một tổ chức làm vì, quyền lực ở trong tay phe nhóm Saddam Hussein và Assad cha con.

Tổng thống Assad cũng là lãnh tụ đảng Baath. Đảng này nắm quyền từ 1963, đại hội gần nhất là 2005

CHỐNG ASSAD VÀ GIÚP ASSAD
Các nhóm liên kết với al-Qaeda: đây là một cách nói cho Tây nó dễ hiểu thôi. Ý thức hệ của các nhóm này là chống lại Tây phương và thành lập một liên quốc, đế quốc Hồi giáo như trong quá khứ huy hoàng dựa trên tập tục truyền thống. Thí dụ (xa vời) là nếu ở Việt Nam có phong trào “Nhà Trần”, các thành viên đi đâu cũng quấn khăn và mang một trái cam, nghe nói đến nước lạ là bóp nát, thì có thể gọi đó là Al Qaeda Việt nam. Al Qaeda là tổ chức nổi tiếng nhất trong dòng chính trị tôn giáo (Sunni) này chứ ba mạng còn lại vào giờ này chẳng liên kiết với ai cả, tuy là các nhóm cùng ý thức hệ này có thể đây đó liên kết nhau.

Các tay súng phiến quân ở Syria tấn công một tòa nhà hành chính ở trung tâm thành phố Selehattin. Ảnh chụp hôm 23. 7. 2012 của Bulent Kilic
- Một trong những nhóm chống đối quan trọng tại Syria hiện nay và bị nhóm trên bắt nạt là củangười Kurd. Người Kurd là một dân tộc gốc Thổ Nhĩ Kỳ đâu đó, đa số tôn giáo Hồi Sunni và sống trên bốn quốc gia Iran, Turkey, Syria và Iraq. Tại bốn nước này, họ là một thiểu số bị chèn ép và “nổi loạn”, lúc đánh lúc hòa. Sau khi Saddam đổ, người Kurd gần như là độc lập, chí ít là tự trị tại khu vực của họ, đứng ngoài những tranh chấp nội bộ của Iraq. Tại Syria cũng thế, khi chế độ lung lay thì người Kurd cũng muốn theo gương tại Iraq, tiện thế tao ra ở riêng, chúng mày muốn tranh nhau gì thì cứ việc. Tất nhiên, để ra ở riêng, thì ở giai đoạn này người Kurd phải chống lại chế độ Assad, nhưng việc ở riêng này cũng không được thành phần chống đối lại Assad ưa gì. Tại Syria, người Kurd chiếm 10% nhưng có hậu thuẫn của đồng bào họ tại Iraq, và đây là gương xấu các chính quyền Turkey, Iran rất e dè, lỡ chúng nó tách ra thành một quốc gia thống nhất (Kurdistan, đáng lẽ thành hình sau Đệ nhất Thế chiến khi Đế chế Thổ nhĩ kỳ tan rã) thì cả tao lẫn mày đều lỗ cả.

Vệ binh Kurd tại Syria (cờ vàng sao đỏ)
- Còn giúp Syria thì phải nhắc đến Lebanon. Đây là một nước nhỏ, nằm cạnh Syria. Dưới thời Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Syria cùng một đơn vị hành chánh. Vì tại Lebanon có một số lớn người Ki tô (cũng đóng ở vùng núi non hiểm trở) nên bảo hộ Pháp tách riêng thành một quốc gia. Việc tách này, các thành phần quốc gia Syria không chấp nhận, mãi đến 2009 mới chịu mở sứ quán tại Lebanon (tức là công nhận quốc gia này) nhưng không chịu gửi ông Đại sứ. Từ ngày độc lập, Syria không ngưng can thiệp trực tiếp gián tiếp tại Lebanon, có lúc chiếm đóng.  Sau 17 năm nội chiến (1975-1992), hiện Lebanon tạm yên  nhưng lại bị tình hình tại Syria đe doạ. Bất an tại Syria là đe dọa Lebanon. Lebanon lại có một vị trí “chiến lược”, tức là ở cạnh Israel. Bất an tại Lebanon là đe dọa láng giềng Israel và vì thế lộn xộn chết ba mạng người tại đây thì truyền thông quốc tế (tức là Tây phương) nháo nhít, trong khi chết ba mươi ngàn mạng ở Congo chẳng hạn thì chẳng ai nói đến. Chẳng qua vì Congo không có biên giới với Israel.
Ngược đời là khi chế độ Assad của Syria khốn đốn, thì giúp Syria đắc lực là vệ binh Hezbollah của Lebanon, kiểu chư hầu gửi quân sang cứu chúa. Hezbollah chẳng ưa gì chính thể Syria, là một chế độ thế tục. Iran mới là Chúa của Hezbollah. Nhưng ngặt một nỗi đường chuyển vũ khí và huyết mạch của phong trào Hezbollah là qua ngả Syria vui vẻ. Chế độ Assad mà sập thì ngày mai sẽ ra sao đối với lại Hezbollah?

Chiến binh Hezbollah

VÌ SAO PHƯƠNG TÂY BỐI RỐI?
Trung Đông nói chung là một khu vực chiến lược vì tài nguyên dầu hỏa. Syria chỉ có ít nguồn này nhưng (được cái) nằm cạnh Iraq. Toàn bộ khu vực này, ngoài Syria và Iran, là nằm dưới ảnh hưởng của Tây phương. Syria là nơi duy nhất mà Nga còn duy trì ảnh hưởng, vì vậy trong chuyện này thái độ của Nga ngược lại với Tây phương.
Nhân đây xin nói thêm, Mùa xuân Ả-rạp không mang đến thêm thân thiện gì với Tây phương cả. Xin nhắc lại là những chế độ độc tài bị mùa xuân này lật đổ ở Tunisia, Ai Cập, Yemen đều thân Tây phương, ngay cả ở Lybia vào lúc đó đang đà bắt lại tay Anh, Mỹ. Sự xáo trộn này mang lại cho Tây phương bối rối, vì tại đây các phong trào Hồi giáo độc lập với Tây phương lên thay thế các nhà độc tài gia nô. Mở ngoặc, Hồi giáo (về mặt chính trị) là gì thì còn phải bàn cãi, nhưng không hẳn là xấu, mà chỉ là xấu đối với Tây phương. Truyền thông Tây phương rất thành công trong việc đồng hóa “Hồi” với “xấu” trong dư luận toàn cầu, ngay cả tại Việt Nam (đề nghị áp dụng nghị định 72 với những trang Facebook của truyền thông Tây phương).
Vì vậy, Tây phương bối rối trước sự việc Syria, vì chính ra dưới chế độ Assad, “Syria là kẻ thù tốt nhất của Israel”, hay là kẻ thù đáng yêu nhất. Hiện nay cho thấy, các thành phần chống đối Assad, mạnh mẽ nhất và hiệu lực nhất về mặt quân sự và tổ chức lại chính là các thành phần… Hồi giáo (kiểu tạm gọi là Al Qaeda). Và bối rối là phải rồi, vì Assad đổ thì thành phần Al Qaeda sẽ lên thay thế. Tiền lệ là Mỹ đánh Saddam, để từ “khiên chắn Iran”, Iraq hiện nay rơi vào ảnh hưởng của Iran với chính chế độ Shia do Hoa Kỳ giúp.

Một chiến binh của Jabhat al-Nusra – một nhóm nổi dậy Hồi giáo tại Syria – cầm một lá cờ Hồi (cờ đen) tại tỉnh Raqqa province, Đông Syria, hôm 12. 3. 2013
TÁC GIẢ BÍ MẬT
Thế quay lại sự kiện vừa qua, ai dùng vũ khí hóa học? Phải đợi ba tuần nữa có kết quả điều tra của Liên hiệp quốc và có lẽ…mười năm sau mới ra sự thật. Mười năm hay hai mươi năm sau thì mọi người lại quên mất. Thí dụ, khi Saddam dùng vũ khí hóa học để đánh Iran (và thiểu số Kurd Iraq) thì nhà máy hóa học này được Mỹ thiết kế, dùng máy móc Tây Đức và chuyên gia Anh quốc. Làm xong thì dùng gì để trải thuốc đây? Trực thăng Hoa Kỳ viện trợ cho “phát triển nông nghiệp” để trừ sâu. Nhưng mà biết rải ở đâu? Thì chính Donald Rumsfeld sang tận Baghdad trao phóng ảnh của vệ tinh Hoa Kỳ.
Có lẽ, sau khi Quốc Hội Hoa Kỳ bàn cãi và thông qua, sau khi Liên hiệp quốc công bố điều tra, sẽ có vài ba quả tên lửa tượng trưng bắn vào một sân bay hay nhà máy, kho đạn nào đó cho xong chuyện, kiểu chạy xe đèn đỏ thì phải có giấy phạt. Đó là về phần Tây phương. Còn tương lai Syria đi về đâu? Chắc chắn là sẽ không ngừng lại ở con số một triệu tỵ nạn và 100.000 người chết.


Một bức hí họa trên tờ Asharq Al-Awsat của Saudi vẽ Mỹ, Pháp, Iran dùng máu trên những lá cờ của đội quân SFA – quân ly khai nổi loạn – để vẽ lá cờ của nước mình.
“Bên ngoài” Ả rập ủng hộ phe đối lập tại Syria, nhiệt tình nhất có Saudi Arabi và Qatar, vừa tuồn vũ khí, vừa cung cấp cứ địa, thỉnh thoảng lại chi tiền công tác phí tổ chức hội thảo ì xèo để liên kết các phe nhóm trong lực lượng đối lập lại với nhau. Đây là việc khó như hái sao trên trời vì điều duy nhất các phe phái trong lực lượng đối lập nhất trí được với nhau là “không nhất trí điều gì cả”.
Sở dĩ hai ông Ả rập này, một to đùng, một tí hon, cương quyết ủng hộ phe đối lập Syria không phải vì họ thương trẻ em Syria gần ba năm nay không được đến trường hay cả chục vạn người đã mồ (không) yên, mả (không) đẹp, mà vì… ghét Iran!
Tranh chấp do khác biệt dòng tôn giáo là chuyện từ ngàn đời trước rồi và có lẽ ngàn đời sau cũng vậy ở cái nồi hơi Trung Đông này. Phái Sunni của Saudi Arabia với phái Shia của Iran khó có thể đội chung một bầu trời (đó có lẽ cũng là nguyên nhân chính khiến Qatar chống chính quyền hiện nay ở Syria), nhưng đấy mới là lớp kem mỏng bên trên cái bánh gâteau xấu xí của việc tranh đoạt ảnh hưởng chính trị trong khu vực.

Một hí họa của tờ Los Angeles Times nói về mâu thuẫn giữa các phe phái trong nội bộ Hồi giáo.
Ruột bánh dầu hỏa
Là quốc gia lớn nhất ở bán đảo Ả rập, Saudi Arabia rất cay mũi khi thấy Iran đóng vai trò đại ca cầm đầu, không chỉ trong việc chống Mỹ từ năm 1979, mà còn cả việc cạnh tranh với mình để điều chỉnh giá dầu mỏ theo hướng có lợi cho Iran.

Hí họa của Darko-Drljevic (Montenegro) đoạt giải Nhất trong cuộc thi hí họa quốc tế của Công ty Phân phối các sản phẩm Dầu Quốc gia Iran
Về lý mà nói, việc Washington cấm vận Tehran bấy lâu nay, đặc biệt là cấm các nước mua dầu mỏ của Iran là rất có lợi cho Saudi Arabia, thế nhưng thời buổi người khôn của khó, nhu cầu dầu mỏ của các nước rất cao nên ngu gì mà không mua dầu của Iran với giá thấp. Vả lại, mấy nước nhỏ sợ Mỹ không dám mua chứ Trung Quốc với Ấn Độ ngán gì mà không mua! Vậy nên lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran không xi nhê gì đối với quyền lợi của Saudi Arabi hết.

Hí họa của MarkusSzy về việc Iran bị cấm vận mua bán dầu thô với Mỹ và khối EU.
Hơn nữa, Saudi Arabia rất ngán chương trình hạt nhân của Iran. Hai bên ân oán chất chồng, một ngày đẹp giời kia, bỗng dưng Giáo chủ ra lệnh “uýnh cho nó một phát cho bõ ghét” thì có mà toi. Vì vậy, tiên hạ thủ vi cường, Saudi Arabia muốn chặt vây cánh của Iran đi, mà trước hết là Syria (dưới quyền anh Ba Bashar al Assad).
Đó là lý do chính khiến Saudi Arabia luôn cương quyết ủng hộ phe đối lập ở Syria. Mới nhất, ông này còn làm mình làm mẩy kiểu các nhà văn từ chối giải thưởng, không chịu nhận một chân không thường thực trong Hội đồng bảo an LHQ sau khi đã được bầu với lý do cái Hội đồng này không chịu ra tay “dứt điểm” vấn đề Syria (theo hướng có lợi cho phe đối lập – dĩ nhiên).

King Abdullah –Bức hí họa này của Schrank (The Independent) diễn tả Barack Obama, David Cameron, Nicolas Sarkozy, và King Abdullah của Saudi Arabia, ngồi mà tay để dưới mông (chỉ muốn thúc thủ), xem TV chiếu những hình ảnh Assad giơ hai nắm tay vấy máu.
Còn Qatar bé hạt tiêu thì chủ yếu chi tiền tổ chức Hội nghị quốc tế, viện trợ lương thực cho phe đối lập và cho đài Al Jazeera trú chân, thỉnh thoảng phỏng vấn…Al Qaeda!
Syria với Mỹ: Món “gân gà” lúng búng
“Bên ngoài” phương Tây cũng phải chia thành hai, một bên là châu Âu, một bên là Mỹ. Sau Lybia với một số nước châu Âu sốt sắng bước lên tuyến đầu để dứt ông Gaddafi thành công, mấy ông này khá hung hăng, cho rằng thời của mình đã đến rồi, mọi việc rắc rối để bọn tớ giải quyết, mời chú Sam ra chỗ khác chơi.
Nhưng đụng đến Syria là đụng đến kho vũ khí hóa học khổng lồ đủ khả năng phân phát cho cư dân mấy nước này liều đủ dùng đề chết đến mấy lần, thế nên sau những tuyên bố mạnh miệng lúc đầu, lại phải ngó sang “bển” xem ông anh tính đường binh thế nào!
Mà ở “bển” thì tổng thống B.Obama đang ngồi đọc lại sách lịch sử về…Afghanistan! Đúng hơn là cuộc chiến 10 năm của quân du kích Mujaheeddin chống lại các lực lượng Liên Xô chiếm đóng ở đây. Hồi ấy, tuân thủ phương châm “kẻ thù của kẻ thù là bạn”, Mỹ cung cấp vũ khí cho Mujaheeddin thả giàn, mà không biết rằng sau này nó biến tướng ra thành Al Qaeda.
Về sau, khi Mỹ tiến hành cuộc chiến ở Afghanistan chống Taliban và Al Qaeda, những tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ cung cấp trước đó cho Mujaheeddin dùng để bắn máy bay trực thăng Mỹ rất tiện lợi và hiệu quả!

Trong bức hí họa này, chàng lính Mỹ vui vẻ, tự tin đi ngang Afghanistan là một nghĩa địa của các quốc gia đi trước.
Thế nên bây giờ Mỹ mới lưỡng lự lắm, không biết ủng hộ đám đối lập ở Syria theo cách nào vì chắc như bắp là trong đám đó có Al Qaeda và cả mớ Hồi giáo cực đoan. Cung cấp tên lửa vác vai Javelin vừa bắn được tăng vừa bắn được trực thăng cho đám này thì khác nào đưa dao Thái vào tay thằng nghiện vừa đi tù về. Mà chỉ cung cấp vũ khi phi sát thương thì bị cánh Cộng hòa bảo thủ và cả các đồng minh châu Âu chê bai là “thiếu cương quyết”!
Cái đám đối lập ở Syria ấy, đúng là món “gân gà”, nhai không vô mà bỏ đi hông được.
Vậy nên các phe phái đối lập ở Syria phải cố kiên nhẫn chờ nhé, để các ông anh tính đã.

Mỹ thuật Hồi giáo: ngặt nghèo giọt mực với giọt máu


Sophia Ahmed Sattar (nữ họa sĩ Pakistan), The Crescent Moon (Trăng khuyết),70 x 60 in, sơn dầu trên canvas.
Tranh này, thứ nhất, trước sau nào thấy bóng người. Tranh có mặt trăng khuyết vì đây là biểu tượng quen thuộc của tôn giáo Hồi, nhưng không có chị Hằng, không có anh Pierrot, không có cô Diane. Thay vào các vị này, ta có một hàng chữ loằng ngoằng. Câu này có trên cờ Iran, trên cờ Saudi và không phải là “Riyadh Tehran vô Nghiêu Thuấn/ Mecca Qom Điền hữu Võ Thang” mà là câu kinh nhập đạo của người Hồi (shahada) “Chỉ có một thánh linh, đó là Thượng đế và Muhammad là thiên sứ của Người”. Mỹ thuật gốc Hồi, không biết nói thế nào, thay vì sử dụng hình dung pháp thì sử dụng thư pháp. Trong 14 thế kỉ qua, các ông đồ Hồi vẫn ngồi đó, và kiếm bộn bạc.
Đây bắt nguồn từ một cấm kị, tuy không có trong kinh Qran nhưng có trong Sunnath, là ghi chép những hành động, lời giảng v.v. của thiên sứ. Muhammad nghiêm cấm các hình tượng thờ phượng, là chuyện mê tín thông dụng ở khu vực trước khi có đạo Hồi, 36 vị thần từ thần cây cọ đầu đình đến thần ao thần giếng. Việc ngăn cấm này được áp dụng với cá nhân Thiên sứ (và tất cả các Thiên sứ trước đó của Cựu ước tức của đạo Do thái và Ki tô là những tôn giáo độc thần được người Hồi coi là ngành tổ, năm trăm năm trước là chung một nhà). Cấm tôn thờ cá nhân, kể cả cá sông, cá ngòi, cá vượt vũ môn, cá ra biển lớn… cho nên vì vậy, không có tượng, không có tranh, không có hình, không có phim Muhammad hay bất cứ thần gì, thần khỉ thần voi vì đã tôn thờ linh tinh thì con gì, cái gì lại chẳng thờ được, ngay đến ông bình vôi. Ngày nay, Taliban còn cấm cả ảnh và phim bộ Hàn Quốc là vì vậy.

Để lách luật cấm mô tả Thiên sứ Muhammad, các họa sĩ Hồi đôi khi vẽ ông với mặt được che đi hay để trống. Như thế có thể bảo tôi có vẽ Muhammad đâu, chỉ vẽ quần áo ông thôi mà. Trong ảnh là một bức vẽ Thiên sứ Muhammad trong một ngôi đền của Thổ Nhĩ Kỳ, thế kỷ 16, tranh vẽ trên giấy, hiện bày tại bảo tàng Mỹ thuật Boston. Tác giả mô tả Muhammad mặc áo có cổ tay rất dài để tránh lộ hai tay, mặc dầu vẫn thấy cổ và dấu chỉ các nét mặt là vẫn mờ mờ nhận ra.

Nhưng theo Hồi giáo, niềm tin là chuyện cá nhân và trực tiếp giữa người bắc thang hỏi thẳng và ông Trời. Cho nên Muhammad làm gì, nói gì dĩ nhiên là cũng có 36 cách diễn giải Sunnah. Đại khái, mỹ thuật thuộc giáo phái Shia vẫn vẽ người, trong khi giáo phái Sunni (chính thống) không vẽ cả cái bóng mà dồn hết năng lực vào kiến trúc và thư pháp

Một bức thư pháp
Nói cho kỹ, ngay tại khu vực Shia (Iran, hay khắp thế giới Hồi dưới đế triều Ai Cập Fatimidh), hình dung tuy có những cũng giới hạn, phần lớn là tiểu họa (miniature) trên những trang sách quí. Minh họa bằng tay những trang sách thì phải mờ mắt là một, hai là phải quí, chỉ có lũ vương tôn mới có chứ nông dân lam lũ có bao giờ được nhìn đến mà phê bình lãnh đạo thiếu niềm tin. Trên các bức tiểu họa này, có khi thấy được cả Thiên sứ nhưng không hề thấy mặt. Bộ phim hoành tráng “The Message” (Thông điệp, 1977) về cuộc đời và sự nghiệp của ông không hề cho thấy mặt ông nhưng vẫn gặp phải dư luận từ phía bảo thủ.

Đây là một bức tiểu họa từ Siyer-i Nebi, một tiểu sử tôn giáo của Mohammed bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, hoàn tất năm 1388 và sau đó được minh họa thêm với 814 bức tiểu họa dưới thời Murad III cai trị Ottoman. Việc minh họa này mãi đến 1595 mới hoàn công. Bức này diễn tả Ali bin Abu Taleb chặt đầu Nasr bin al-Hareth trước mặt Muhammad và tùy tùng.
Mỹ thuật Hồi xuất sắc và huy hoàng trong lãnh vực thư pháp, chuyển hết tài năng sang mặt chữ. May là ngoằn ngoèo như chữ Hán nên còn có đất để mà vẽ chứ thẳng tuột như mẫu tự La-tinh thì chỉ còn có mà tát nước roman times hay nhờ đến những ông đồ ngày nay của Việt Nam. Những câu chữ này, chẳng ai cấm tôi viết tên em trên lá trên hoa, chỉ cấm chụp hình (em) và quay lén bằng điện thoại tải lên mạng. Tức là cũng có thể là những câu thơ tình tả người đẹp Thatcher hay tả mây tả nước nhưng chủ yếu là nội dung tôn giáo. Theo lời của Thiên sứ, giọt mực của người cầm bút nặng hơn là giọt máu người tử đạo.
Vậy thì, biết nói thế thì bỏ bom xuống và cầm bút lông đi.


Người tỵ nạn Syria: gánh nặng đè ngay trong xóm



Người tị nạn Syria tại Bulgaria. Hình từ trang này
Thảm cảnh thuyền nhân và người tỵ nạn từ Trung Đông và Bắc Phi hiện đang gây bàn cãi cũng như mâu thuẫn giữa các nước EC, giữa các nước tuyến đầu tiếp nhận (Italy, Hy lạp) và các nước còn lại, giữa các nước không muốn nhận (Anh quốc) và các nước không muốn người tỵ nạn mượn đất để đi ngang (Hungary). Nhưng ở đây xin không đề cập đến vấn đề Âu Châu vội, có nóng hổi thì là với dư luận Tây phương. Cũng xin chỉ nói riêng về Syria là đa số tuy trong làn sóng (xin lỗi phải dùng đến cụm từ này), trong làn sóng tỵ nạn cũng có người Erytrea, Afghanistan, Iraq, Somali, Yemen, Lybia v.v.
Nội chiến tại Syria từ 2011 (có ai còn nhớ những hân hoan của “Mùa xuân Ả rạp” xin đứng dậy giơ tay) khiến đến giờ khoảng 250.000 thiệt mạng trên dân số 22 triệu. Con số này chỉ tạm thời và sẽ còn đếm nữa. 1 triệu người thương tích và 6.5 triệu phải bỏ nhà bỏ cửa ra đi lánh nạn ở trong nước và 3.5 triệu lánh nạn ở nước ngoài. Nói kiểu thống kê thì 1% thiệt mạng, 4% bị thương, 30% bỏ tỉnh này sang tỉnh khác, 15% bỏ ra nước ngoài. Một nửa dân số, 50% còn lại thì ở đâu vẫn ở đó (như Tổng thống Bashar Al Assad, ông vẫn ở trong dinh) và chỉ nghe đì đoàng, bom đạn sướt qua đầu vì vèo. Thế còn muốn gì nữa?

Một người Syria đi giữa đống đổ nát do bom đạn tại thành phố Aleppo, bắc Syriia. Ảnh: Dimitar Dilkoff, AFP
Nói tóm lại, một nửa dân số Syria là nạn nhân của chiến tranh, hoặc thiệt mạng, hoặc thương tật, hoặc bỏ ruộng vườn nhà cửa, hoặc bỏ nước mà đi. Dư luận Tây phương có thể gọi người Syria là di dân muốn đến được thiên đường (Âu châu) để hưởng phúc lợi nhưng gọi họ là người muốn thoát khỏi địa ngục để lánh nạn cũng không phải là lạm từ. Bằng chứng là, trước 2011 và cuộc chiến tranh này, có ai bao giờ thấy hay nghe nói đến người tỵ nạn Syria và dùng chữ cho đúng thì Âu châu không phải là đang đương đầu với một cuộc khủng hoảng về di dân (immigration) mà với một cuộc khủng hoảng về tỵ nạn.
Tiếp cận vấn đề, là tùy theo vị trí. Âu châu nhìn đây như là một cuộc di dân mới, người Syria nhìn đây như là một cuộc bỏ chạy, bỏ nước, bỏ của chạy lấy người. Nửa đêm, nếu có tiếng đập cửa xin vào, bạn có thể không mở vì bạn sợ liên lụy. Bạn có thể nghĩ hay bạn có thể viện cớ là nhà tôi có TV cáp, điều hòa, vừa mát vừa được xem bóng đá. Kẻ gõ cửa xin trú thì chỉ lo bị cướp đuổi.

Hai bé trai Syria trước cụm lều của trại tị nạn làng Ahmet, bắc Syria, giáp biên giới Turkey. Hình từ trang này
Đây cũng không bàn đến l‎í do, trách nhiệm của cuộc chiến. Chỉ xin phép mở một dấu ngoặc cá nhân là trong tất cả rất nhiều dân tộc mà tôi được tiếp cận, dù là sơ sài (thì sơ sài), người Syria đứng đầu về mặt dễ mến với đức tính hiền hòa, ngay thật, trung tín và hiếu khách đến mức khó tin. Đi sâu vào chuyện cá nhân thì có bạn sẽ bảo “thằng này (người viết) có vợ Lebanon, thảo nào nó chẳng bênh hay là nịnh Syria”. Đó là nhầm to vì đây tương đương với phát biểu “thằng này có vợ người Việt, thảo nào nó chẳng bênh Trung Quốc” hay là phát biểu “Thằng này có vợ Cam bốt, thảo nào nó chẳng bênh Việt Nam”. Đóng dấu ngoặc đời tư lại, Syria là nước lớn (22 triệu), trong lịch sử từng liên tục ảnh hưởng, bắt nạt, ăn hiếp và cho đến rất gần đây (1976-2005) còn có quân đội chiếm đóng tại Lebanon (dân số 4.5 triệu).

Một góc của thủ đô Damacus của Syrya. Hình từ trang này
Trở lại vấn đề tỵ nạn Syria, nếu 29 nước EC (dân số 500 triệu) phải đang phát sốt thì ta nhìn thử hoàn cảnh chịu đựng của các nước trong khu vực.

Bản đồ Syria tiếp giáp các nước khác.

Tại Lebanon
Đây là một quốc gia rất bé, 4.5 triệu dân số, diện tích 10.000 km2, mật độ cao. Mức phát triển tầm trung (18.000 USD bình quân PPP, so với Việt Nam là 5.600 và cùng tầm với Mexico, Venezuela hay là Bulgaria).
Vào 2011, Syria GDP bình quân là 5.100 (hiện nay không có con số, đố các bạn biết tại sao), tức là bằng 1/3 của Lebanon ở cạnh. Số người lao động Syria tại Lebanon dao động khoảng 100.000 hay 200.000, tùy theo nhu cầu lao động tại địa phương. Lao động Syria cũng không định cư ở hẳn mà tạm thời vài tháng làm nghề xây dựng hay vụ mùa rồi trở về nhà. Hiện nay, số người Syria tỵ nạn tại Lebanon là 1.15 triệu (theo số liệu của LHQ, tháng 8 2015). Theo con số này thì họ chiếm ¼ dân số của Lebanon, kiểu Việt Nam phải gánh 20 triệu người Trung Quốc sang ta lánh nạn. Con số này thực ra cao hơn, vì Cao ủy Tỵ nạn không nắm được thành phần tỵ nạn chui, và có thể lên đến 1.5 triệu. Thường thì Cao ủy lập các trại tỵ nạn nhưng riêng tại Lebanon việc này là cấm kỵ. Đây là một quốc gia có chính quyền trung ương rất yếu, với 1 quân đội và lực lượng an ninh có tính cách biểu tượng phần nhiều. Thời gian 1948-1975, nửa triệu người Palestine tỵ nạn tại Lebanon trong các trại dần dà không những trở thành tự trị với tổ chức chính trị và quân đội, vệ binh riêng trong những trại này mà còn can thiệp trực tiếp vào chính trị của quốc gia trong thời kỳ nội chiến (1975-1992). Phần Syria lại là một số lượng đông gấp 3 thì chính quyền Lebanon chết khiếp, nếu tập trung thành trại thì không thể nào quản l‎í nổi.

Số tỵ nạn Syria tại Lebanon cập nhật đến 4-2014. Con số này hiện nay chỉ có tăng và ở mức 1.5 triệu. Bản đồ của Cao ủy Tỵ nạn LHQ, lấy từ đây
Về mặt an ninh và chủ quyền quốc gia, 40.000 quân Syria vừa mới rút khỏi cách đây 10 năm thì giờ 1.5 triệu người tỵ nạn tràn sang! Tình hình tại Lebanon sau nội chiến vẫn còn tiếp tục bấp bênh và lềnh bềnh giữa các phe phái. Hiện Quốc hội không chịu giải tán và bầu cử mới, hơn 1 năm nay không có chủ tịch nước vì chưa tìm ra giải pháp. Phe Shia (Hezbollah) là phe mạnh nhất về mặt quân sự thì gửi vệ binh sang giúp Assad, phe Sunni thì có chí nguyện quân giúp phe nổi loạn. Người Lebanon như vậy hiện đang đánh nhau tại Syria và họ có thể đánh nhau, nội chiến trở lại, ngay tại trong nước họ vào bất cứ lúc nào, việc gì mà phải đi xa.
Ngay tại các trại tỵ nạn Palestine ở Lebanon cũng có vấn đề. Tại Syria cũng có trại tỵ nạn Palestine. Khi có nội chiến Syria, người Palestine trong các trại này bỏ sang các trại tại Lebanon để lánh nạn. Phe Palestine thân và phe chống Assad mang theo hằn học và dao búa sang các trại tỵ nạn Palestine tại Lebanon khiến các trại này từ lâu đã giải giới phải thành lập lại các lực lượng an ninh vũ trang.

Chí nguyện quân Hezbollah của Lebanon sang giúp tổng thống Assad của Syria. Hình từ trang này
Ngoài đe dọa về mặt an ninh quốc gia, số tỵ nạn khổng lồ này ắt phải đè nặng lên hạ tầng y tế, giáo dục, kinh tế của Lebanon. Về mặt xã hội, Lebanon giờ vẩn vơ đầy đường đầy ngõ thanh thiếu niên vô gia cư thất nghiệp người Syria, trẻ em ăn xin bán dạo (là một hiện tượng đã biến mất tại Lebanon trước đây).

Một em bé ăn xin người Syria tại Lebanon. Hình từ trang này
Lebanon là một quốc gia tiến bộ về mặt lao động, có nghiệp đoàn, có tổ chức, giờ rối loạn vì nhân công rẻ mạt Syria giành giật. Tệ nạn trộm cắp, trước đây hầu như không có, nay gia tăng vì hoàn cảnh, và mại dâm không còn là độc quyền của phụ nữ chân dài đến từ Đông Âu.
Tại Jordan
Đây cũng là một nước nhỏ, 6.5 triệu dân, GDP bình quân (vẫn PPP) 12.000 USD (tầm Thái Lan, Trung Quốc). Số người tỵ nạn Syria tại đây hiện lên 600.000 tức gần 10% dân số địa phương. Phần lớn số tỵ nạn được tập trung trong các trại một cách nghiêm ngặt vì Jordan cũng có vấn đề an ninh quốc gia. Chính quyền và hoàng tộc tại đây dựa vào người Bedouin, dạng hung hãn đeo kiếm cỡi lạc đà, trong khi đến nửa thần dân là gốc Palestine.

Những chàng Bedouin dạng hiền hòa dùng lạc đà chở du khách. Hình từ trang này
Năm 1948, trong cuộc chiến với Israel, vương quốc này chiếm được phần Tây ngạn (West Bank) của Palestine (phần còn lại của Palestine bị Israel chiếm). Thì mạnh ai nấy chiếm chứ sao, Israel tuyên bố lập quốc trên một mảnh thì Jordan tuyên bố mảnh kia thuộc về vương quốc, cho dù có bị khối Ả-rạp lên án, và khiến vua Abdallah Đệ nhất bị người quốc gia Palestine ám sát. Nói cho rõ, là Palestine bị chia cắt bởi hai thế lực, Israel và Jordan.

Lễ tấn phong của vua Abdullah đệ I ở Amman. Từ phải sang: vua Abdullah, Emir ‘Abd al-Ilah (Nhiếp chính vương của quốc vương Iraq), Emir Naif (con út vua Abdullah), ngày 25. 5. 1946. Hình của Matson Photo
Trong chiến tranh 1967, Jordan mất Tây ngạn và Jerusalem và quan hệ giữa chính quyền với các phong trào giải phóng Palestine tiếp tục càng thêm căng thẳng. Tháng 9-1970 (“Tháng 9 Đen” của người Palestine), quân đội hoàng gia dẹp tan và tận diệt các phong trào này tại Jordan. Một đoàn chiến xa của Syria tiến sang Jordan để giải cứu vệ binh Palestine thì Israel cho không lực đến dọa (theo lời yêu cầu của Hoa Kỳ) khiến chiến đoàn này nhanh nhẹn triệt thoái về nước và làm tròn nhiệm vụ là thoát hiểm.

Trong Thế vận hội mùa hè 1972 tại Munich, các vận động viên Israel là mục tiêu của các sát thủ Palestine có tên gọi “Tháng Chín Đen” Hai vận động viên Israel bì giết vào cuộc đột kích đầu tiên vào làng Olympic, tiếp theo 9 vận động viên Israel bị bắt làm con tin và đều bị giết khi cuộc giải cứu bất thành. Trong ảnh là một thành viên của đội trả thù “Tháng Chín Đen”. Hình từ trang này
Đây không phải để đi sâu vào chi tiết lủng củng của khu vực nhưng để thấy là cân bằng chính trị tại Jordan cũng rất mong manh và sự hiện diện của 600.000 tỵ nạn từ Syria đến là một vấn đề không phải thuần túy về kinh tế hay cưu mang mà còn là đe dọa chính trị cho chế độ hay quốc gia họ đến để lánh nạn. Jordan không phải là một quốc gia “anh em” của Syria mà là một nước đã có thỏa ước với Israel và đường lối triệt để thân Tây phương Anh, Mỹ từ ngày được dựng thành một vương quốc mới, với mầm mống bất mãn từ ½ dân số gốc người Palestine.

Trại tị nạn Za’atri của người Syria tại Jorrdan. Ảnh chụp hôm 18. 7. 2013 từ một chiếc trực thăng chở Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerryvà Bộ trưởng Ngoại giao Jordan Nasser Judeh. Hình từ trang này
Tại Iraq
Khỏi cần giới thiệu dông dài, ai cũng biết thiên đàng Iraq như thế nào. Tại thiên đàng này hiện nay có gần 400.000 người Syria tỵ nạn trong khi có 400.000 người Iraq tỵ nạn tại nước ngoài và 3.5 triệu người Iraq tỵ nạn ngay tại trong nước họ!
Phần lớn người Syria tỵ nạn ở tại miền Bắc Iraq vì đây là khu vực tương đối an ninh và hẳn là tương đối an ninh hơn tại Syria. Khu vực tự trị này (và trên thực tế gần như là độc lập) của người Kurd tại Iraq không có vấn đề xung đột giữa các giáo phái Hồi, người Kurd tuyệt đại đa số theo Sunni, chỉ có vài ba phần trăm là Shia và rất ít Ki-tô.

Kurdistan – khu vực sinh sống của người Kurrd tại miền Bắc Iraq. Hình từ trang này
Người Kurd Syria sang tỵ nạn tại khu vực Kurdistan tại Iraq thì quá đúng, nhưng 400.000 không phải là gánh nhẹ cho dân số 8.5 triệu của khu vực. Ngoài ra, Kurdistan còn có 1.5 triệu người Iraq từ các khu vực khác sang đây lánh nạn, mang tổng số tỵ nạn lên gần 2 triệu!

Tại trung tâm vùng tự trị Kurdistan. Hình từ trang này
Vấn đề khác là chính tại khu vực đã từng có nội chiến (1996-1998) giữa các lực lượng giải phóng Kurdistan ngay dưới thời Saddam Hussein. Hai đảng KDP và PUK sau đó hòa giải và bầu củ đến nay vẫn là tám lạng nửa cân, bên ảnh hưởng Nam và bên ảnh hưởng Bắc. Số tỵ nạn Kurd-Syria là tại miền Bắc Kurdistan khiến tương quan này thay đổi về mặt chính trị và bộ tộc.

Bản đồ cho thấy khu vực kiểm soát Kurdistan của đảng KDP (Kurdistan Democratic Party của người Kurd gốc Turkey) và đảng PUK (Patriotic Union of Kurdistan của người Kurd gốc Iraq). Hình từ trang này
Mặt khác, Kurdistan mặt Đông (giáp Turkey) lại là nơi đóng quân của lực lượng Kurd-Turkey (chống chính quyền Turkey) lâu lâu lại bị Turkey tràn quân qua đánh. Mới đây, hướng Tây thì bị IS đe dọa, chắc là phải mượn từ “tứ bề thọ địch” của ta dịch sang tiếng Kurd để mang về mà dùng. Sự hiện diện của một số lớn đồng bào họ tỵ nạn từ Syria chỉ có thể gây thêm khó khăn trong bối cảnh này.
Tại Turkey
Đây là nước lớn trong khu vực, 80 triệu dân và GDP bình quân 20.000 USD, hậu thân của một đế quốc từng thống trị từ Á sang Âu và Bắc Phi. Số tỵ nạn Syria tại đây là gần 1 triệu người. Đây là một con số lớn nhưng vấn đề đối với Turkey không phải chỉ ở chỗ đó.
Tại Turkey, người Kurd là thiểu số lớn nhất, khoảng 15-30% dân số, không được rõ (và không muốn rõ). Người Kurd sống trên lãnh thổ của 4 nước Iraq, Iran, Turkey và Syria. Khi đế quốc Ottoman tan rã, Tây phương đã quên lời hứa thành lập một quốc gia thống nhất Kurdistan. Tại Iraq, hiện họ gần như là độc lập và hoàn toàn tự trị. Tại Syria, khu vực Kurd (giờ được họ gọi là Rojava), nhân những bối rối trong nhà của chế độ Assad, đã tách ra đứng riêng, không can dự trong chuyện chống hay theo Assad. Chỉ có IS là không tha cho họ và năm ngoái thị trấn Kobani đã chặn được bành trướng của phong trào này, và chiến tích được thế giới biết đến nhờ những tay súng phụ nữ (là 30% của lực lượng vệ binh Kurd).

Chân dung nữ vệ binh Kurd của vùng Rojava trên bìa sách “A Small Key Can Open A Large Door », Combustion Books, 2015. Hình từ trang này
Kobani và Rojava (khu vực Kurd tại Syria) đố các bạn là lại gần khu vực nào tại Turkey? Gần khu vực Kurd tại Turkey! Người Kurd sống hai bên biên giới, phía Syria thì nhờ tình hình rối ren mà trở thành tự trị, phía Turkey vẫn còn dưới kiểm soát và cai trị của chính quyền trung ương. Các cuộc nổi dậy Kurd ở Turkey từng bị đàn áp đẫm máu và đường lối quốc gia Turkey là đồng hóa dân tộc Kurd, xóa ngôn ngữ và văn hóa của họ. Phong trào tự trị Kurd từ thập niên 70 do Đảng Lao động Kurdistan (PKK) lãnh đạo, chống lại nhà nước Turkey bằng bạo lực.

Tranh cổ động biểu thị tình đoàn kết với phong trào đấu tranh đòi tự do của vùng Rojava
Đố các bạn là Rojava do ai lãnh đạo? Là một phong trào na ná, đổi tên chút xíu nhưng cũng chiều hướng thế tục, mác xít và XHCN y như là PKK tại Turkey. Điều này giải thích là khi Kobani bị IS công thủ và vây hãm 3 mặt, trừ mặt biên giới Turkey, thì Turkey khoanh tay đứng nhìn và khóa biên giới lại trong khi nước này thuộc khối NATO (tức là Tây phương chống IS). Có dư luận còn cho là Turkey tiếp tế vũ khí và để cho IS chuyển quân, nhân sự trong khi họ phong tỏa phong trào Kurd.

Các nữ vệ binh Rojava cầm cờ của PKK. Hình từ trang này
Đối với Turkey, NATO thì NATO, nhưng ưu tiên đầu của họ là vấn đề Kurd. Ưu tiên thứ nhì là đánh đổ chế độ Assad (mà IS cũng muốn đánh đổ Assad). Mà ưu tiên 1 của Hoa Kỳ hiện giờ là đánh IS (cho nên phi pháo Mỹ mới yểm trợ cho lực lượng một đảng Lao động mác xít và XHCN ở Rojava!) Trong khi đó, uu tiên thứ nhất của người Kurd là tự trị và độc lập, thống nhất Kurdistan và thành lập quốc gia. Vậy thì dính dấp gì đến chuyện tỵ nạn?
Một số lớn tỵ nạn Syria tại Turkey là người Syria Kurd (khác với người Syria Ả-rạp). Turkey tuy ủng hộ thành phần tỵ nạn chống Assad nhưng dĩ nhiên không muốn cưu mang thành phần Kurd mà chỉ muốn mượn tay IS để triệt đám này. Có quân đội hùng mạnh, Turkey không ở vào thế bấp bênh như Lebanon hay Jordan nhưng nhất định là không ưa thành phần tỵ nạn Syria gốc Kurd. Bị bạn Hoa Kỳ ép, mới đây thì Turkey cũng đánh bom IS bằng máy bay cho có phần, nhưng đánh IS bằng 2 phi vụ thì cùng lúc Turkey đánh PKK bằng 200 phi vụ!

Hí họa của Latuff : tổng thống Turkey nói với chỉ huy quân đội Turkey: “Vẫn ok chừng nào chúng nó còn giết bọn Kurd”
*
Điểm qua 3 trường hợp người tỵ nạn Syria trong khu vực cho thấy gánh nặng không phải là tại Âu châu đang hoảng hốt. Đây là một cộng đồng 500 triệu người, GDP bình quân 35.000 USD, đủ khả năng và phương tiện. Bảo là các nước bạn ở cạnh sao không gánh thì không đúng vì họ đang gánh chứ, và gánh quá tải và Syria không hẳn là bạn họ như đã thấy mà còn là kẻ thù. Bảo là ở xa không ăn nhập gì đến châu Âu thì càng không đúng, 100 năm qua và cho đến nay, không ai can thiệp, chiếm đóng, bảo hộ, khai thác, gây rối tại Trung Đông ngoài các nước Tây phương.
Chuyện Tây phương hớt hải và truyền thông của họ (tức là truyền thông thế giới) rùm beng không phải là vì Syria có vấn đề chiến tranh và loạn lạc. Đó cũng không phải là chuyện người tỵ nạn cuộc chiến này phải bỏ xứ mà đi. Nếu đi sang Lebanon, Jordan, Turkey thì mấy triệu cũng được cả và hoàn cảnh thế nào và có chết trên đường này bao nhiêu cũng chẳng ai quan tâm, nhưng đừng có tìm cách sang và chết trên bờ biển châu Âu!
Vào năm 1997, loạn Congo khiến miền Nam của nước này có 150.000 người lên đường trốn chạy. Đoàn người này ba hôm sau bỗng biến mất, chí ít là biến mất trên truyền thông quốc tế. Họ đi đâu, thế nào, chẳng ai biết cả và muốn biết cả vì công nương Lady Di mới thiệt mạng giao thông tại Paris. Ngay cả nếu bà này không gặp nạn thì quan tâm đến 150.000 cũng sẽ rất ít. 150.000 người chạy đến Lubumbashi thì biết làm gì, miễn đừng chạy đến Italy.

Cảnh sát Ý bắt một con tàu chở lậu người vào châu Âu hồi 2013. Hình từ trang này
Một em bé 13 tuổi mới đây nói với phóng viên Al Jazeera rằng: “Chúng tôi không muốn sang Âu châu sinh sống, chỉ cần hãy ngưng chiến tranh tại Syria”. Điều mong ước này quả là khó, khó hơn nhiều việc đón nhận tỵ nạn và thuyền nhân.


Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen