Seiten

Samstag, 13. Juni 2015

TRẦN BẠCH ĐẰNG: Người Cộng Sản đa tài, nhưng bất đắc chí cho đến khi nhắm mắt lìa đời ! - Lê tùng Minh -


Trần Bạch Đằng trút hơi thở cuối cùng vào ngày 16 tháng 4 năm 2007, thì đài BBC nhạy cảm đã phỏng vấn liên tiêp 3 vị: Nhà báo Phan Quang nguyên Tổng Thư Ký Hội Nhà Báo Việt Nam sau 1975).  Nhà văn Đặng Tiến (cư ngụ tại Pháp quốc). Ông Bùi Tín , nguyên đại tá Tổng Biên Tập Báo Nhân Dân Chủ Nhật, tị nạn chính trị tại Paris (Pháp) từ năm 1990.
      Đầu tháng 5-2007, trên mạng lưới  internet “Tin Paris” có xuất hiện bài “Chiến tranh Việt Nam – Ván bài đã lật ngửa” của ông/bà Lê Quế Lâm (?), mà nôi dung chính là viết về Trần Bạch Đằng, nhưng trong đó – không biết tác giả nghiên cứu từ nguồn tài liệu nào, hay nghe ai nói, chẳng lẻ Trần Bạch Đằng đã kể cho tác giả nghe ?   
     Tuy không biết tường tận mọi điều về ông Trần Bạch Đằng, nhưng chúng tôi hiểu khá rõ trên những nét căn bản về ông. Cho nên, chúng tôi công bố bài viết này, và có những chi tiết ( sự thật) không đúng như các vị ở trên nói! Chúng toi không có ý nói ai sai, ai đúng, mà chỉ mong, với bài nghiên cứu này, có thể cống hiến cho bạn đọc ở hãi ngoại - đặc biệt đối với những ai muốn biết về ông Trần Bạch Đằng -- NGƯỜI CỘNG SẢN ĐA TÀI, NHƯNG BẤT ĐẮC CHÍ CHO ĐẾN KHI NHẮM MẮT, LÌA ĐỜI!
  
     Trần Bạch Đằng tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại Giồng Riềng - Rạch Giá (Kiên Giang ngày nay). Cha ông là một nhà báo nổi tiếng ở Ban Kỳ, trong những năm 1930 – ông Trương Gia Kỳ Sanh (xin đừng nhầm lẫn vói “Trương Gia Kỳ Sanh”, dân biểu dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa – Miên Nam Việt Nam – 1965-1975).
     Năm 17 tuổi (1943) Trương Gia Triều vừa tốt nghiệp Ban Thành Chung (Diplôme), thì không học tiếp Ban Tú Tài (Baccalauréat) mà đi tham gia Phong Trào Thanh Niẻn Giải Phóng do Xứ ủy Cộng sản Nam kỳ lãnh đạo” (1944). Trương Gia Triều được phân công làm công tác vận động Thanh niên và Học sinh – Sinh viên thành phố Sàigòn. Trương Gia Triều đổi tên là Trần Bạch Đằng từ đó. Cuối năm 1944, Trần Bạch Đằng đã được Thành ủy Cộng Sản Sàigòn kết nạp vào Đảng CSVN.
     Mùa Thu năm 1945, Trần Bạch Đằng được Thành ủy Sàigòn cử làm Đoàn trưởng Thanh Niên Cứu Quốc Thành phố Sàigòn (năm 20 tuổi), để lãnh đạo Thanh Niên Sàigòn tham gia cướp chính quyền tại Sàigòn (23-8-1945).  Trong những ngày Cách Mạng Tháng Tám do Đảng CSVN lãnh đạo (núp dưới danh nghĩa Mặt Trận Việt Minh), Trần Bạch Đằng đã được Xứ ủy Cộng sản Nam kỳ (do Trần Văn Giàu làm Bí thư) đánh giá là “một Cán bộ Lãnh đạo Thanh niên đầy triển vọng!” (Theo lời của Giáo sư Trần Văn Giàu)
     Tháng 9 năm 1945, lịch sử Việt Nam lại bước vào cuộc chiến tranh mới! Phía Bắc thì quân Quốc Dân Đảng Tàu (của Tưởng Giới Thạch) so tướng Lư Hán cầm đầu, dưới danh nghĩa Đồng Minh “tước khí giới quân Nhật”, tran ngập từ Lạng Sơn đến vĩ tuyến 16, đê dọa sự sống còn của chế độ Cộng sản non trẻ (với danh nghĩa Nhà nước Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa). Ở Nam bộ, ngày 23 tháng 9 năm 1945, cướp chính quyền mới được một tháng (23/8/1945 – 23/9/1945) quân Pháp đã theo gót quân Đồng Minh Anh-Ấn, tiến vào tái chiếm Saigòn … Nam Bộ Kháng Chiến bắt đầu từ 23-9-1945, đánh giặc trước cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc (19-12-1946) đến gần một năm!
      Sau những ngày lãnh đạo Thanh niên, Học sinh-Sinh viên Sàigòn chiến đấu một cách kiên cường trên các đường phố Sàigòn, lan ra cả Chợlớn và Gia Định …  Nhưng vì lực yếu, thế yếu, nên, Trần Bạch Đằng cũng như bao Cán Bộ lãnh đạo của các đoàn thể khác, của các ngành thuộc chính quyền Nam bộ nói chung, của Sàigòn nói riêng, đã được Đảng ra lệnh rút vào bưng biền, lập chiến khu, tiến hành Trường Kỳ Kháng Chiến! Và cuộc đời tham gia cách mạng của Trần Bạch Đằng cũng tiến nhảy vọt từ đây!

Năm 1946, Trần Bạch Đằng được Xứ ủy Cộng sản Nam bộ (do Lê Duẫn ở tù Côn đảo về, làm Bí Thư. Trần Văn Giàu đã bị gọi ra Việt Bắc) cử làm Phó Bí Thư Xứ Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc Nam Bộ (Anh Trần Nam Hưng làm Bí thư Xứ Đoàn). Đầu năm 1947, anh Trần Nam Hưng trong một chuyến đi công tác xuống địa phương Đồng Tháp, đã bị lính Pháp bắn chết trong một trận đại càn quét chiến khu Đồng Tháp Mười Cuối năm 1947, Trần Bạch Đằng đã được Lê Duẫn trực tiếp chỉ định lên giữ chức Bí Thư Xứ Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc (TNCQ) Nam Bộ, đồng thời là Xứ ủy viên dự khuyết Xứ ủy Cộng sản Nam bộ (Trần Bạch Đằng vừa đúng 22 tuổi).
     TạI sao Lê Duẫn không chọn ai khác (như Mai Thế Đồng, Phó Bí thư xứ đoàn, Võ Văn Kiệt Tỉnh ủy viên Cộng sản kiêm Bí thư Tỉnh Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc tĩnh Bạc liêu) mà chỉ chọn Trần Bạch Đằng?
      Theo lời của ông Ung Văn Khiêm, Thường vụ Xứ ủy Cộng sản lúc ấy (1947-1954) giải thích cho một số Cán bộ cấp Nam bộ, có thắc mắc, rằng: “Đồng chí Trần Bạch Đằng, tuy trẻ tuổi, nhưng có quá trình tham gia cách mạng tử tiền khởi nghĩa. Hơn nửa, đồng chí Trần Bạch Đằng có thành tích trong công tác vận động Thanh niên, Học sinh-Sinh viên, khó có cán bộ Thanh niên cùng lứa tuổi, hoặc lớn hơn, có khả năng như đồng chí ấy! Anh Ba Duẫn đã nhìn thấy tài năng tiềm ẩn của đồng chí Trần Bạch Đằng, nên mới mạnh dạn giao nhiệm vụ lãnh đạo Thanh Niên Nam bộ cho đồng chí ấy!” (Theo tư liệu “Lịch Sử Thanh Niên Cứu Quốc Nam Bộ” – lưu trử tại Thư viện KHXH thành phố HCM) – (Sau 1954, ông Ung Văn Khiêm là ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, rồi Bộ trưởng Nội vụ)
       Xứ Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc Nam Bộ có vai trò rất quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam bộ: Động viên Thanh Niên đi tòng quân, gia nhập Vệ Quốc Đoàn, giết giặc nơi tiền tuyến. Động viên Thanh niên, Thanh nữ tham gia Dân quân Du kích, xây dựng “làng chiến đấu” ở các địa phương, để bảo vệ hậu cứ kháng chiến trên toàn Nam bộ… Nhờ vậy, Nam Bộ mới có khả năng cùng với nhân dân cả nước tiến hành Trường Kỳ Kháng Chiến đến thắng lợi (7-1954). Trong thành tích đó, công lao của Trần Bạch Đằng không nhỏ. Ông đã cùng đội ngũ Cán bộ lãnh đạo Thanh Niên Cứu Quốc toàn Nam Bộ, vận động và tổ chức Thanh niên-Thanh nữ các giới (công hân, Nông dân, Trí thức) tham gia kháng chiến chống Pháp, trên các mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị và Văn hoa-Xã hội. Có thể nói: Không có Thanh Niên Cứu  Quốc cuộc kháng chiến chống Pháo sẽ không thành công!
       Tuy còn trẻ tuổi, nhưng Trần Bạch Đăng đã được nhiều Cán bộ lãnh đạo Thanh niên ở  Xứ Đoàn, cũng như  ở các Tỉnh Đoàn, Huyên Đoàn (lớn tuổi hơn) ĐỀU KHÂM PHỤC TÀI  ĐỨC CỦA Anh! Mai Thế Đồng, 27 tuổi (lớn hơn Trần Bạch Đằng 5 tuổi) là Phó Bí Thư Thường trực Xứ Đoàn, đã có nhận xét về Trần Bạch Đằng như sau: “Đồng chí Trần Bạch Đằng tuy nhõ tuổi nhất trong hang ngũ cán bộ lãnh đạo của Xứ Đoàn, nhưng đồng chí ấy có đủ tư cách hơn ai hết để giữ trọng trách Bí thư Xứ đoàn Thanh Niên Cứu Quốc Nam Bộ! Đồng chí Trần Bạch Đằng vừa có tài nhưng không tự cao, vừa có đức nhưng không tự mãn, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của cấp dưới. Đồng chí Trần Bạch Đằng, qua kiểm nghiệm của thực tiển , đã xác nhận đồng chí ấy là con người của quản đại quần chúng! Đồng chí Trần Bạch Đằng là điển hình gương mẩu nhất trong chúng tôi về việc thực hiện “chính sách 3 cùng “: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân, trong khi đi công tác ở các địa phương”  (Tư liệu “Lịch sử TNCQ Nam Bộ”, đã dẫn)
      (Mai Thế Đồng, tên thật là Nguyễn Văn Sung sinh quán tại làng Viên An, huyện Long Phú, tỉnh Sóc trăng. Sinh ra trong gia đình phú hào, anh cắp sách đến trường từ lúc 6 tuỗi (1926) và 12 năm sau, anh thi đổ Tú Tài toàn phần (1938). Anh chuẫn bị đi sang Pháp du học thì chiến tranh thế giới làn thứ II sắp bùng mỗ (1939-1940). Năm 1941 anh được người chú là đảng viên Cộng sãn kéo anh tham gia Nam Kỳ Khởi Nghĩa . Sau khi Nam kỳ Khởi nghĩa bị thất bại, anh phải tị địa về Tân Trụ (Tân An). Ở Tân Trụ, anh được ông Nguyễn Văn Trấn giác ngộ, và gia nhập Đảng CSVN (1948). Mùa Thu năm 1945, anh được Đảng điều động trở về quê hương làm Đoàn trưởng Thanh niên Cứu Quốc tỉnh  Sóc trăng. Khi giặc Pháp tái chiếm Sóc trăng ở Bạc liêu, anh rút vào bưng, và được Đảng cử làm Phó Bí Thư Xứ Đoàn TNCQ Nam bộ, cùng lúc với Trần Bạch Đằng. Sau 1954, anh ở lại miền Nam, làm Phó Bí thư tỉnh ủy Cộng sản bí mật tỉnh Cần thơ. Anh là một trong những cán bộ cộng sản, đã công khai tranh luận chủ nghĩa Marx với ông Nguyễn Trân tỉnh trường Mỹ Tho hồi 1956.
       Cuộc Kháng Chiến Nam Bộ có nột giai đoạn được gọi là “Quá Chỉnh Vi Linh” Đó là nhưng năm 1949-1951! Những năm này, giặc Pháp tập trung lực lượng càn quét mạnh ở chiến khu Đồng Tháp nhằm hủy diệt căn cứ đầu nảo của Nam bộ. Do đó, các cơ quan Nam Bộ phải di chuyễn về chiến khu IX, và U Minh Hạ được coi là “An Toàn Khu” của các cơ quan đầu nảo Nam Bô. Giai đoạn này, tinh thần “cầu an sợ chết” nảy sinh khá mạnh trong hang ngủ Vệ Quốc Đoàn, trong các đơn vị đang trú đúng tiếp cận với vùng địch chiếm. Do đó, tình trạng bỏ ngũ về địa phương, cưới vợ, đi buôn bán … Tệ hại nhất là, trong vùng giải  phóng, ở địa phương nào có binh sĩ hay cán bộ đào ngủ, thì có sự tụ tập ăn nhậu, đàn ca vọng cổ thâu đêm suốt sáng . Đây chính là nỗi lo lắng lớn nhất đối với những Cán bộ Lãnh đạo cuộc Kháng chiến Nam bộ!   
       Lúc bấy giờ, Lê Đức Thọ đang là Phó Bí Thư thường trực Xứ ủy Cộng sản Nam Bộ, đã chủ trương: “Phái Vệ binh vũ trang đi bắt Cán bộ, Binh sĩ đào ngủ về nhốt và lập tòa án binh xử án thật nặng để răn những kẻ khác; cấm nấu rượu và bán rượu, nếu ai không chấp hành sẽ bị bắt vô Trại Giáo Hóa và tịch thu toàn bộ tài sản; cấm đàn ca vọng cổ, nếu ai không tuân lệnh thì tịch thu đàn, đập bỏ, và bắt đi làm khổ sai môt đến hai năm ờ trong rừng sâu.”(Chủ trương miệng chớ không cò giấy tờ, và Lê Đức Thọ đã được dân Kháng C hiến Nam Bộ tặng cho biệt hiệu “Sáu Búa” từ đó – Theo tiêt lộ của ông Hoàng Dự Khương, chánh ủy Phân Liên Khu Miền Tây Nam Bộ vào những năn 1952-1954)
       Có vài Cán bộ Xứ ủy đả ra mặt phản đối chủ trương cực đoan này của “Sáu Búa”, trong đó có Trân Bạch Đằng. Tại cuộc họp Xứ ủy mở rộng, vào tháng 12-1950, ở một địa điểm trong xã Khánh Lâm, huyện Trần Văn Thời, để “Kiểm Điểm Chủ Trương Dân Vận Phục Vụ Kháng Chiến” trong 2 năm 1949-1950, Trần Bạch Đằng đã phát biểu, có đoạn như sau:
     “Chúng ta chủ trương cấm nấu rượu và bán rượu, đồng thời bắt đi Trại Giáo Hóa và tịch thu tài sản, nếu ai không chấp hành chủ trương của chúng ta, thật là phạm sai lầm về chính sách Dân vận! Bởi vì, chính sách Dân vận của chúng ta là “Động viên mọi tài lực của nhân dân để phục vụ kháng chiến thành công! Những người nấu rượu và bán rượu đều có đóng thuế cho kháng chiến. Có lý nào chúng ta coi họ như tòng phạm, bắt giam ở Trại Giáo Hóa, mà còn tịch thu tài sản nửa. Rõ ràng là không có luật pháp gì hết! Hậu quả của sự sai lầm này không thể lường hết được, Cái hại trước mắt là có hang trăm gia đình nấu rượu và bán rượu vì quá sợ hải, đã cuốn gói chạy vào sống ở cùng địch chiếm. Còn chủ trương cấm ca vọng cổ, tịch thu đàn, đập bỏ, còn bắt người đi làm khổ sai, thật là khó tưởng tượng.  Chủ trương cực đoan đó, tự mình cô lập mình đối với sinh hoạt văn hóa truyền thống của nhân dân Nam Bộ, cũng có nghĩa là chúng ta  đã hủy diệt một nét văn hóa truyền thống của dân gian Nam Bộ, và hậu quả là đã gây nên sự bất mãn lan rộng trong quần chúng nhân dân, hoàn toàn bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp, bởi vì quần chúng sẽ xa lánh và không ủng hộ chúng ta! Nhưng, kết quả thì chúng cũng không cấm được. Không cho ca hát ban ngày, thì họ ca hát vào ban đêm. Không cho họ ca hát trong nhà, thì họ kéo nhau ra giũa đồng nội hay vào rừng để ca hát …Đau lòng lắm! Nếu các đồng chí đi “3 cùng” với quần chúng, sẽ nghe họ lên án “Luật Rừng” đó của chúng ta!” (Theo hồ sơ “Biên Bản” các cuộc họp của Xứ ủy Nam Bộ trong thời Kháng chiến chống Pháp - tập 1949-1950,, lưu trữ tại Cục Lưu trữ Trung Uơng).
     Vì dám nói thẳng như vậy, cho dù cách lý giải của Trần Bạch Đằng còn có kẻ hở, nhưng Lê Đức Thọ vẫn không thích! Và từ đó “Sáu Búa” đã ghìm không cho Trần Bạch Đằng trở thành Xứ ủy viên chính thức, mà xét theo tiêu chuẩn về tài lẩn đức thì Trần Bạch Đằng rất xứng đáng và đủ tư cách ngồi vào ghế Xứ ủy viên chính thứ tư 1950!
        Trong những năm “Quá Chỉnh Vi Linh”, Trần Bạch Đằng đã chủ động đề nghị với Ban Thường Vụ Xứ ủy, cho phép Xứ Đoàn phát động “Phong Trào Thanh Niên Cứu Quốc tình nguyện Vì Tổ Quốc Quên Mình, Vì Nhân Dân Hy Sinh!” 
 
     Và sau khi là lể phát động phong trào tại ATK (An Toàn Khu) , Trần Bạch Đằng và  cả ủy viên Xứ Đoàn (chỉ để lại một ủy viên thưòng trực cơ quan) phân công nhau, đi xuống các địa phương, trực tiếp chỉ đạo phát động phong trào tận cơ sở xã ấp.Riêng Trần Bạch Đằng trực tiếp chỉ đạo 2 tỉnh Rạch Giá và Bạc-Liêu. Đây là hai tỉnh có vùng giải phóng rộng nhất, nên cán bộ, binh sĩ đào ngũ ở các tĩnh khác như Bến Tre, Cần Thơ, Long Châu Hà, Long Châu Sa, cũng chuồn về hai tỉnh nổi tiếng “ăn nhậu đờn ca vọng cổ” này.
     Căn cứ vào thực trạng ăn chơi của đám thanh niên “cầu an hưởng lạc” đó, Trần Bạch Đằng quyết Định thuyết phục và giác ngộ họ bằng “Phương Thức Văn Nghệ” Trần Bạch Đằng đề nghị với Huỳnh Văn Tiểng – Giám đốc Sở Thông Tin Văn hóa Nam Bộ - chỉ đạo cho can bộ văn nghệ nào có khả năng sáng tác Vọng Cổ, tập trung sang tác những bài ca vọng cổ “ca ngợi những anh hùng chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam. Ca ngợi những anh hùng liệt sĩ chóng Pháp. Và ca ngợi, động viên Thanh Niên đi tòng quân giết giặc cứu nước, cứu nhà. Ca ngợi những cuộc tình chung thủy: Chồng hăng hái đánh giặc ở tiền tuyến, vợ tích cực sản xuất ở hậu phương … “  Sở Văn hóa-Thông tin chịu trách nhiệm in và phổ biến khắp trong hai tỉnh Rạch Giá và Bạc-Liêu. Đồng thời, Trần Bạch Đằng cũng đề nghị thành lập một “Đoàn Ca-Múa-Kịch” gọn nhẹ, giao cho hai nhạc sĩ Trần Kiết Tường, bà Trương Bỉnh Tòng phụ trách, đi cùng Đoàn phát động phong trào do chính Trần Bạch Đằng chỉ đạo, để biểu diễn sau buổi lể phát động phong trào, ở khắp trong hai tỉnh này.
  Trong thời gian này Trần Bạch Đằng mới trổ tài sang thơ và kịch để cho Đoàn biểu diễn. Ba vở kịch lịch sử  của Trần Bạch Đằng được quần chúng hoan nghênh nhất là: “Triệu Trinh Nương phất cờ khởi nghĩa.”, “Lời Thề Bất Hủ của Trần Bình Trọng” và “Người Anh Hùng Áo Vải Nguyễn Trung Trực” (Không chỉ có sáng tác Kịch cho “Đoàn Ca-Múa-Kịch” biểu diễn, mà có khi Trần Bạch Đằng còn tham gia diễn kịch. Ông đã từng đóng vai Trần Bình Trọng rất xuất sắc.) Ông Huỳnh Văn Tiểng đã nhận xét về con người văn nghệ của Trần Bạch Đằng như sau: “Anh Trần Bạch Đằng không chỉ giỏi về công tác Thanh Vận, nà anh còn có khả năng Văn Nghệ nửa! Xem những vở kịch lịch sử của anh sáng tác, xem nột số bài thơ của anh viết, đã chứng tỏ khả năng và tâm hồn văn nghệ của anh!” )Theo lời kể lại của nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng)…
       Chỉ trong vòng 6 tháng cuối năm 1950, Đoàn phát động “Phong Trào Thanh Niên Cứu Quốc Tình Nguyện Vì Tổ Quốc Quên Mình, Vì Nhân Dân Hy sinh” của Trần Bạch Đàng , đi tuyên truyền vận động Thanh niên tòng quân, kêu gọi những chiến sĩ bỏ ngủ trở về đơn vị, và tổ chức động viên “Hậu Phương Yểm Trợ Tiền Tuyền”, trong phạm vi hai tỉnh Rạch Giá và Bạc-Liêu, đã đạt kết quả rất khả quan: Hơn 200 cán bộ và chiến sĩ đang bỏ ngủ đã tự nguyện trở về đơn vị. Hơn 1000 Thanh niên tình nguyện tòng quân giết giặc cứu nước! 
     Trong thời gian này, Trần Bạch Đàng đã chủ trương cho một số cán bộ Đoàn (Từ Xứ Đoàn đến Tỉnh Đoàn và Huyện Đoàn) chuyển sang Vệ Quốc Đoàn, bổ sung cho đội ngủ Cán Bộ Chính Trị trong quân đội. Đồng thời,Trần Bạch Đằng cũng chủ trương tuyển chọn một số cán bộ Đoàn có học vấn, còn trẻ và có sức khỏe, cho đi thụ huấn ở các trường quân sự (Quân Chính Quang Trung hay Lục Quân Trần Quốc Tuấn) để đào tạo Cán Bộ Chỉ Huy cho quân đội. Chủ trương này của Trần Bạch Đằng đã được Xứ ủy thông qua, và trở thành chủ trương chung của các cơ quan Dân-Chính-Đảng Nam Bộ, với khẩu hiệu: “Tất Cả Cho Tiền Tuyến”!
  Khi cuộc Kháng Chiến Toàn quốc bước vào giai đoạn“Chuẩn  Bị Tổng Phản Công” (1952-1953) thì cuộc kháng chiến của Nhân dân Nam bộ đã bước vào thế tấn công giặc Pháp ở khắp mọi nơi, Vùng giải phóng đã mở rộng đến sát căn cứ của giặc Pháp! Năm 1952,Trần Bạch Đằng đang ở tuổi 27 (1925-1952), nên không muốn ngồi trên xứ đoàn, lãnh đạo theo lối “Ông Qua Kháng Chiến” (theo lời chỉ trích của một số cán bộ đang lăn lộn
ở chiến trường!”.Cho nên, anh đã trực tiếp đề nghị với Lê Duẩn (Bí thư Xứ ủy Cộng sản Nam bộ) là nên để anh Nai Thế Đồng làm Bí thư Xứ đoàn TNCQ Nam bộ, và cho anh chuyển sang làm công tác Chính Trị ở một đơn vị tác chiến! Nhưng, Lê Duẫn không chấp thuận và khuyên Trần Bạch Đằng cố làm tốt hơn nửa công tác lãnh đạo Thanh Niên trong giai đoạn quyết định này!
       Giữa tháng 12-1952, Xứ ủy triệu tập cuộc hội nghị mở rộng , nhằm tổng kết công tác chuẩn bị Tổng Phản Công, đồng thời xét duyệt công tác Nhân Sự, trong đó có duyệt xét việc đưa Trần Bạch Đằng lên Xứ ủy viên chính thức. Nhưng, Lê Đức Thọ thừa dịp tổng kết “công tác tư tưởng”, đã phê phán Trần Bạch Đằng rất nặng, là “có thái độ coi thường công tác Thanh Vận,có tư tưởng đứng núi này trông núi nọ, chứng tỏ còn mang nặng tính chất Tiểu Tư sản, nên cần phải tự tu và rèn luyện nhiều hơn nửa.”
(Theo Hồ sơ Biên Bản các cuộc họp của Xứ ủy Nam Bộ, đã dẫn) Do đó, Trần Bạch Đằng vẩn chưa được thừa nhận đủ tiêu chuẩn ngồi vào ghế “Xứ ủy viên chính thức” (?!)
     Về vấn đề này, Trần Bạch Đằng có tâm sự với Mai Thế Đồng, người bạn-người đồng chí tin cậy nhất của anh ở Xứ Đoàn, rằng: “Lúc ông Sáu Thọ chụp mũ tôi, nói thật  là tôi tức muốn ói máu, định cự thẳng với ông ta một mach, rồi ra sao thì ra, nhưng nhớ lại lời anh khuyên “chớ nên đụng thẳng với thằng cha Sáu Búa, chỉ có hại chớ không được cái giải gì hết!”, nên tôi đành nuốt sự tức giận vào trong bụng… Vì vậy mà cả ngày hôm sau, tôi không cần ăn cơm cũng thấy no.” Sau lời tâm sự  của Trần Bạch Đằng, Mai Thế Đồng đã viêt một nét châm biếm về Lê Đức Thọ như sau: “Quả thật! Gả Sáu Búa thật đáng ghét hơn cả thằng cha Hương Quản ác ôn của làng tôi. Sáu Búa vì muốn lấy vợ nhỏ, gả mới bày vẻ ra cái chỉ thị kỳ cục rằng: “Nếu Cán bộ lãnh đạo nào mà đã xa vợ 300 ngày, nhưng không có điều kiện về quê thăm vợ, thì Đẳng cho phép cưới vợ mới, để có tinh thần kháng chiến cứu nước!”  Thật ra, gả Sáu Búa bày ra cái trò hề đó, chỉ là để cho gã và anh Ba D. của gả cùng nhau lấy vợ bé mơn mởn đào tơ, mặc cho hai bà vợ già ở xứ Nghệ  mòn mỏi trông chờ!”      (Theo cuốn Hồi Ký “Vui Buồn Kháng Chiến” của Mai Thế Đồng, chưa xuất bản, hiện lưu trữ tại tủ sách gia đình.)
    Không được trực tếp làm Cán bộ Chính trị ở tiền tuyến, thì  Trần Bạch Đằng trực tiếp chỉ đạo Cán bộ Xứ Đoàn, Tỉnh Đoàn thực hiện chủ trương “Tích Cực Tham Gia Chuẩn Bị Tổng Phân Công”, bằng hành động thực tế là tiến hành ngay cuộc vận động, tổ chức  “Phong Trào Thanh Niên Cứu Quóc hăng hái gia nhập các “Đội Tuyên Truyền Xung Phong” , ngay trong vùng địch chiếm, kêu gọi các giới: Học sinh-sinh viên bải khóa; công nhân-viên chức bải công; Thương gia-Tiểu thương bải thị, góp sức chuẩn bị cho cuộc Tổng Phản Công thắng lợi hoàn toàn!
       Và chỉ trong vòng  một năm (1953), dưới sự trực tiếp của Trần Bạch Đằng, hầu hết cácTỉnh Đoàn TNCQ thuộc Nam Bộ đều tổ chức được “Đội Tuyên  Truyền Xung Phong” (TTXP). Riêng Xứ Đoàn đã thành lập được một “Tiểu đoàn Thanh niên Xung kích”. (TNXK). Các Đội viên của tiểu đoàn TNXK, phần đông được tuyển chọn từ những Thanh niên tiên tiến ở các địa phương thuộc Phân Liên Khu Miền Tây Nam Bộ.  Nhiệm vụ của Tiểu đoàn TNXK là: “Đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì, khi cuộc kháng chiến cần! Không từ nan bất cứ nhiệm vụ nào của Nhân dân, Đoàn và Đảng giao phó! Hoàn thành xuất mọi công tác Chuẩn bịTổng Phản Công cho đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân ta thắng lợi hoàn toàn!” (Theo tư liệu Lịch Sử TNCQ, Nam Bộ đã dẫn) Nhiệm vụ này do Trần Bạch Đăng viết và trình lên cho Thường vụ Xứ ủy duyệt, đã bị Lê Đức Thọ vạch lá tìm sâu rằng: “Đồng chí Trần Bạch Đằng có ý gì mà để Đảng sau Đoàn  và Nhân dân?Phải sửa lại là “Không từ nan bất cứ nhiệm vụ nào của Đảng, Đoàn và Nhân dân giao phó!”(Theo Hồi Ký của Mai Thế Đồng, đã dẫn).
       Trong cuộc họp của Ban Thường vụ Xứ Đoàn TNCQ Nam bộ(1-1953), Mai Thế Đồng cắc cớ hỏi Trần Bạch Đằng rằng:“Anh đã gặp sao “ Địa Kiếp” chiếu Mệnh hay sao mà Sáu Búa cứ không “Búa” ai, cứ đè anh ra để “Búa” vậy?”
 Trần Ngọc Sơn, nguyên Phó Bí thư  Tỉnh Đoàn TNCQ Tỉnh Bạcliêu, mới được điều lên Xứ Đoàn và bổ sung vào Thường vụ, đặc trách công tác Thiếu Nhi Cứu Quốc Nam bộ, cưới nói tếu  rằng: “Lúc còn ở Tỉnh Đoàn,khi tham gia sinh hoạt Thiếu Nhi, có em hỏi: Nghe đồn có ông Sáu Búa đi vô rừng gặp Cọp, ổng nhướng mắt lên, Cọp sợ đến té đái .. Có phải không?” Trần Bạch Đằng đưa nắm tay lên , làm động tác giả vờ đấm vào mặt Trần Ngọc Sơn, hạ giọng nói: “Coi chừng ổng xé  xác em đó nghe em thiếu nhi!” theo Hồi Ký của Mai Thế Đồng, đã dẫn).

     Sau tháng 7 năm 1954,  Trần Bạch Đằng, Mai Thế Đồng, Trần Ngọc Sơn, đều tình nguyện ở lại Nam Bộ, để cùng đồng bào đấu tranh buộc đối phương nghiêm chỉnh thi hành Hiệp Nghi Genève, nhằm đạt được Hòa Bình Thống Nhất vào tháng 7-1956 (?) Xứ ủy Cộng sản Nam Bộ đã chấp thuận, và bố trí công tác bí mật cho Trần Bạch Đằng làm Thành ủy viên Thành ùy bí mật Sàigòn, đặc trách Ban Trí Vận (bao gồm Học sinh-Sinh viên). 
      (Mai Thế Đồng làm Thường vụ Tỉnh ủy bí mật Cầnthơ. Trần Ngọc Sơn làm Thường vụ Tỉnh ủy bí mật Rạch Giá – Theo tài liệu “Tối Mật” của của Xứ ủy Cộng sản Nam Bộ: Sau tháng 7-1954, đã có gần 60.000 đảng viên cài lại trên toàn Nam Bộ, để hoạt động bí mật, chuẩn bị lực lượng, chờ đợi thời cơ “giải phóng hoàn toàn Miền Nam Việt Nam, Thông Nhất nước nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN!” )
        Thật ra, Trần Bạch Đằng và các cán bộ ở lại miền Nam sau tháng 7-1954, đã biết rất rõ rằngl “Không có chuyện tập kết ra Bắc chỉ 2 năm là đã Hòa Bình Thống Nhất! Đó chỉ là cách nói để ổn định tinh thần cán bộ và chiến sĩ miền Namĩ an tâm đi tập kết ra miền Bắc mà thôi!” “Trần Bạch Đằng và chúng tôi – Mai Thế Đồng và Trần Ngọc Sơn,đã xác định ngay từ khi quyết định ở lại    Miền Nam: Đây là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ trăm bề!”(Theo Hồi Ký của Mai Thế Đồng, đã dẫn) 
 Sau cuộc Hội nghị thành lập Xứ ủy Cộng sản bí mật tại U Minh Hạ vào tháng 10-1954, thì tháng 11-1954, Trần Bạch Đằng cải trang , đóng vai “phóngviên” báo “Đuốc Nhà Nam của ông Trần Tấn Quốc, đi xe đò từ CàMau về Sàigòn. Tại Sàigon, ông không ở một nơi bào nhất định. Nhưng có 3 điểm mà ông thường lui tới là:
 1/- Ngôi biệt thự của một luật sư nổi tiếng ở Sàigòn lúc ấy, tọa lạc trên đường Phan Thanh Giản (trước 1975). 
 2/- Ngôi biệt thự của một Giáo sư nổi tiếng ở Sàigòn vào thời đó, tọa lạc trên đường Nguyễn Trải (trước 1975) 
3/- Ngôi biệt thự của một Đại Thương Gia người Hoa Klều ở Chợ Lớn, tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo (trước 1975). Từ nay, Trần Bạch Đằng giao dịch với mọi người với cái tênTư Ánh.
      Về đền Sàigòn không được bao lâu, Trần Bạch Đằng đã bắt tay vào việc bí mật chỉ đạo “Phong Trào Đấu Tranh Bảo Vệ Hòa Bình, Đòi Hiệp Thương Tổng Tuyển Cử, !”(Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là người ra mặt, công khai lãnh đạo phong trào này) Đầu năm 1955, phong trào phát  triển rất mạnh: Hàng trăm “Ủy Ban Đấu Tranh Vì Hòa Bình “đã được thành lập, tiêu biểu là “Phong Trào Hòa Bình Sàigòn-Chợlớn”. Tuy nhiên, đấu tranh chỉ bằng tay không và lời hô hào, làm sao đương đầu lâu dài với súng đạn và xe tăng thiết giáp (!) .Chính quyền Ngô Đình Diệm đã bóp chết Phong trào Hòa Bình từ đầu năm 1956, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ và những trí thức tham gia phong trào đều bị bắt! Sở Mật Vụ của Bác Sĩ Trần Kim Tuyến đã phát hiện: “Một nhân vật tên Tư Ánh là người bí mật chỉ đạo phong trào nội loạn ngay giữa Sàigòn, nhưng chưa bắt được!” Do đó, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến đã cho Hãi Con -Trưởng Phòng An ninh Đặc biệt “phải truy lùng cho ra tên Tư Ánh!”
     Từ giữa năm 1956, Trần Bạch Đằng phải bôn tẩu khắp nơi trong thành phố Sàigòn-Chợlớn, và luôn luôn thay hình đổi dạng, để qua mặt đám an ninh, chỉ điểm! Trong Thành ủy bí mật có người khuyên Trần Bạch Đằng tạm rút khỏi Sàigòn một thời gian. Nhưng, Trần Bạch Đằng nói: “Nếu rút lui rời bỏ Sàigòn trong lúc khó khăn nhất, tức là dao động chạy trốn, cũng đồng nghĩa với chịu thua! Cho dù khó khăn cách mấy, tôi vẫn kiên quyết bám trụ đến cùng!” (Theo Giáo sư Dương Văn Thới, thân phụ của Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, là một trong những nơi đã chứa chấp Trần Bạch Đằng trong những năm 1955-1960)                   
     Từ thực tiển của cuộc đấu tranh chính trị đơn thuần, Trần Bạch Đằng chính mắt thấy bao nhiêu người bị giết, bao nhiêu người vào tù (!?) Thời gian này ở Nam Bộ chỉ còn có 5.000 đảng viên (bị giết chết hết 55.000 đảng viên). Vì vậy, Trần Bạch Đàng đã mạnh dạn đề xuất lên Xứ ủy rằng: “Trung ương ở xa nên không thực tế, cứ chủ trương đấu tranh chính trị đơn thuần thỉ sẽ có bao nhiêu người phải chết nửa? Tôi đề nghị phải tiến hành vũ trang cho các đội tuyên truyền và vũ trang cho các đội tự vệ.”
   Đề nghị này của Trần Bạch Đằng đã được Xứ ủy Nam Bộ chấp nhận! Cho nên, cuộc Hội Nghị Xứ ủy Nam Bộ vào tháng 12-1956, đã quyết định “tiến hành tuyên truyền vũ trang và tự vệ vũ trang, để hổ trợ cho đấu tranh chính trị. Và đến một thời cơ nào đó sẽ biến nó thành lực kượng vũ trang của cách mạng Giải phóng Miền Nam Việt  Nam!”.
  Rõ ràng Trần Bạch Dằng đã có công đóng góp cho chủ trương lớn này của Xứ ủy Cộng sản Nam bộ!
Thế nhưng, ông lại bị Trường Chinh, đương kim Tổng Bí Thư Đảng lúa ấy, phê bình là quá khích (?) (Theo lời kể của Trung tướng Trần Hãi Phụng, nguyên Tư Lệnh Quân Giải Phóng Đặc khu Sàigòn-Giađịnh-Chợlớn).
 Tuy nhiên, thực tiển bao giờ cũng thắng giáo điều! Tháng 10-1957, tại Chiến khu Đ. Căn cứ chủ yếu  của Xứ ủy Cộng sản Nam bộ, Đại Đội 250, đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của cái gọi là “Giải Phóng Quân Miền Nam” đã được thành lập. Mầm họa đối với Chính phủ Ngô Đình Diệm bắt đầu từ đó. Đến cuối năm 1957, , Cộng sản Nam Bộ đã có 37 Đại Đội vũ trang. Từ đầu năm 1958, Cộng sẳn Nam Bộ đã thật sự phát động đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và Binh vận (tứ là chiến thuật “Ba Mủi Giáp Công”)
     Nhưng, Lê Duẩn – Bí thư Xứ ủy Nam Bộ có cái nhìn khác hơn Trường Chinh. Là người trực tiếp sống trong chiến trường, nên Lê Duẫn  rất coi trọng ý kiến về sự “kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị”. Chính Lê Duẫn đã đưa đề xuất vào trong “Báo Cáo tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới ở miền Nam”, đem ra Bắc, đọc tại Hội Nghị Trung ương lần thứ 15, họp tại Hànội (1-1959). Nhờ báo cáo đó, mà ông Hồ Chí Minh kêu Lê Duẫn ở lại Hànội, để chuẩn bị Báo Cáo Chính Trị cho Đại Hội Đại Biểu Đảng Toàn Quốc lần thứ III (9-1960). Trong Đại Hội III, Lê Duẫn được bầu làm Tổng Bí thư, nên đã trụ luôn ở Hànội! Nhưng, Lê Duẫn chắc không bao giờ quên công của Tư Ánh đã cứu ông thoát khỏi cuộc vây bắt của Cảnh Sát Quốc Gia, tại đường Colonel Lizé (Phan Thanh Giản) Sàigòn (?).
       [Nguyên là: Trước khi ra Hànộu dự Hội Nghị Trung ương lần thứ 15, Lê Duẩn  ra kệnh cho Thành ủy Sàigỏn bố trí cho ông ta bí mật vào trong nội thành Sàigòn để gặp một số trí thức, nhân sĩ thuộc “Lực Lượng Thứ Ba”, trao đổi về việc thành lập một “Mặt Trận Dân Tộc chống Mỹ-Diệm”. Thành ủy Sàigòn giao nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm đó cho Tư Ánh! Tư Ánh cho người đón Lê Duẫn từ mật khu về Sàigòn vào lúc thành phố đã lên đèn. Chính Tư Ánh đón và đưa anh Ba Nam (tức Lê Duẫn) đến ngụ tại nhà vị luật sư, tọa lạc trên đường Colonel Lizé. Theo thông báo lần đầu thì anh Ba Nam chỉ vào Sàigòn có 3 ngày. Nhưng, hết ngày thứ ba, thì anh Ba Nam cho biết là ở thêm 2 ngày nửa, để gặp vài vị trí thức nửa.Tư Ánh đành phải chìu theo ý của anh Ba Nam. Nhưng, Tư Ánh rất lo, vì nhập thành theo phương thức bí mật, mà không giữ nguyên tắc như vậy, là phá vở kế hoạch báo vệ đã bồ trí trước (!)
       Điều bát ngờ đối vơi Tư Ánh, là cô giao liên đưa anh Ba Nam vô Sài gòn vào ba hôm trước, đến ngày thứ tư lại được Thành ủy giao nhiệm vụ vào thành để đón anh Ba Nam. như anh Ba Nam đã hẹn. Và rủi thay, khi cô giao liên vừa bước xuống xe thì bị “Cảnh sát  áo trắng” (tức cảnh sát đặc biệt) của Nha Đô Thành bắt vì tình nghi. Cô gái giao liên 19 tuổi đã bị tra tấn rất dã man, nhưng ngày đầu cô một mực kêu oan! Qua ngày hôm sau, cô đã đinh ninh anh Ba Nam đã về tới mật khu rồi, nên chịu khai để khỏi bị tra tấn tiếp! Thế là vào khoảng 7 giờ tối ngày hôm đó (tức ngày cuối cùng của Ba Nam ở Sàigòn), Nha Cảnh sát Đô thành đưa một đại đội Cảnh sát Dã chiến đến bao vây ngôi biệt thự của vị luật sư ở đường Colonel Lizé, để bắt Ba Nam! Trong khi đó, gia đình vị luật sư đang chuẩn bị tiệc chiêu đãi Ba Nam và Tư Ánh.
     Khi nghe viên Đại úy chỉ huy Cảnh sát dã chiến phát loa rằng: “Những người trong nhà nghe đây: Chúng tôi được lệnh xét nhà! Vì vậy “nội  bất xuất, ngoại bất nhập”, ở đâu ngồi yên chỗ đó. Không ai được đi tới đi lui, nếu không tuân lệnh, chúng tôi coi như các người cố tình cản trở công vụ!”, anh Ba Nam hơi tái mặt, ngó Tư Ánh, ngầm hỏi: “Bây giờ phải tính sao?” Tư Ánh bình tỉnh hỏi vị luật sư chủ nhà rằng: “Ông có sẵn 1.000 Mỹ kim không? Vị luật sư gật đầu! Tư Anh bèn kề tai nói nhỏ, chỉ cho với vị luật sư nghe thôi (?) Sau đó, Tư Ánh kéo Ba Nam lên lầu, rồi nói: “Anh phải cải trang thành ông già ngay, để khi ông chủ nhà nói chuyện với viên chỉ huy cảnh sát xong, thì tôi sẽ đưa anh đi khỏi nhà này tức khắc! Trong khi đó vị luật sư ra mặt nói với viên Đại úy chỉ huy Cảnh sát rằng: “Tôi có quyền không mở cửa cho các ông vào, cho đến khi có mặt của ông Biện lý Tòa Thượng Thẩm, vì tôi là luật sư của Tòa đó! Nhưng, nể ông chấp hành công vụ, tôi chỉ cho phép ông vào, đưa cho tôi xem lệnh xét nhà, nếu thấy hợp lý thì tôi sẽ cho ông xét!” Viên Đại úy cảnh sát đồng ý làm theo lời của vị luật sư. Vị  luật sư chủ nhà ra lệnh cho người cận vệ, chỉ mỡ hé cánh cổng sắt, cho một mình viên Đại úy vào, rồi khóa lại ngay!

Vị luật sư mời viên Đại úy vào phỏng khách và bảo viên Đại úy đưa lệnh xét nhà cho ông xem. Nhưng, ông chỉ xem lướt qua, rồi bảo viên Đại úy rằng: “Ông Đại úy! Bây giờ tôi cho ông lựa chọn một trong hai điều kiện: Một, ông chịu khó chờ tới ngày nào có lệnh của Ngài Biện Lý của Tòa Thượng Thẩm thì hảy trở lại xét nhà tôi! Hai, ông nhận 1.000 Mỹ kim và rút quân đi khỏi đây trong vòng một tiếng đồng hồ, rối trở lại, tôi sẽ cho ông xét nhà!” Viên Đại úy cảnh sát suy nghĩ chừng 5 phút, rồi nhận điều kiện thứ hai….     Đại đội Cảnh sát Dã chiến vừa rút đi khuấy dạng, thì vị luật sưcho tài xế lái chiếc Traction đời mới. đưa ông và hai vị khách trị giá 1.000 Mỹ kim” ra khỏi nhà, chạy vế hướng Củ Chi… Nửa giờ sau chiếc Traction quay về, trên xe chĩ có tài xế và vị luật sư khả kinh! (Theo lời kể của Trung tướng Trần Hãi Phụng)]                       
       Trong những năm 1957-1959, Trần Bạch Đằng vẫn bám trụ ở Sàigòn-Chợlớn-GiaĐịnh để trực tiếp chỉ đạo “Phong Trào Đấu Tranh Chính Trị của Trí Thức và Học sinh-Sinh viên”, nhằm chống cái mà Cộng sản gọi là “chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm” và “chống sự can thiệp của đế quốc Mỹ”! Đồng thời, gây sự náo loạn ngay trung tâm đầu não của nền Đệ I Việt Nam Cộng Hòa, để hổ trợ cho “Phong Trào Đồng Khởi” mà bắt đầu là cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre, do Nguyễn Thị Định lãnh đạo (17-1-1960) Qua phong trào này, Trần Bạch Đằng đã tổ chức được một lực
lượng Hoa Sinh-Sinh viên yêu nước ngay tại thành phố Sàigòn-Chợlớn,khả dĩ có thể huy động hàng chục ngàn Học sinh-Sinh viên của Sàigòn-Giađịnh-Chợlớn, bải khóa, biểu tình, lôi kéo theo thợ thuyền bải cộng, tiểu thương bải thị … có thể kéo dài trong vòng 3 ngày đến một tuần lể, làm ngưng mọi sinh hoạt của thành phố. (Nhiều Cán bộ trưởng thành trong Phong Trào Học Sinh Sinh viên Sàigòn do Trần Bạch Đằng chỉ đạo, như Nguyễn Văn Vịnh, Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Hồ Hữu Nhật,Lê Hiếu Đằng,Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết v.v …)
   Chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” của chính quyền Ngô Đình Diệm diễn ra rất quyết liệt trong những năm 1956-1958, đã tiêu diệt đến 9/10 số cán bộ, đảng viên của Xứ ủy Cộng sản Nam bộ! Nhưng, cũng vì thế mà thúc đẩy Xứ ủy Cộng sản Nam bộ quyết tâm đấu tranh vũ trang, theo Quy Luật Đấu Tranh Sinh Tồn, nghĩa là: “Có áp bức thì có đấu tranh! Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng mạnh!”.  Đến khi Luật 10-59 “đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật” của Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành, máy chém lê khắp nơi, thì Trần Bạch Đằng cũng không thể trụ  yên tại Sàigòn! Sở Mật Vụ của Bác sĩ Trần Kim Tuyến Đã bị ông Cố vấn Ngô Đình Nhu quở trách nặng nề rằng: “Chỉ có một tên Tư Ánh mà không bắt được, cứ để hắn nhởn nhơ ở Sàigòn thật là không ra gì!” (Theo tiết lộ của Hãi Con - tứ Võ Văn Hải, đã dẫn). Vì vậy, từ cuối năm 1959, Trần Bạch Đằng bị Sở Mật Vụ truy lùng ráo riết, kèm theo giải thưởng 3.000.000 động nếu ai bắt được Tư Ánh! Cho nên Tư Ánh một ngày cải dạng mấy lần, mỗi đêm phải thay đổi chỗ ngủ! Có lúc, Trần Bạch Đăng phải trốn ra Vũng Tàu, chuồn lên Đà Lạt …Vậy mà Trần Bạch Đằng cũng cố luồn lách trở về Sàifòn chỉ đạo hàng vạn Học sinh-Sinh viên hội họp với các giới quần chúng lao động, thợ thuyền, buôn bán nhỏ, \
xuống đường, biểu tình rầm rộ khắp Sàigòn - Giađịnh - Chợlớn,suốt ngày 20-7-1960, chống “chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm!”, chống “sự Mỹ đưa quân vào miền Nam Việt Nam!”
  Tháng 9 năm 1960, Xứ ủy Cộng sản Nam bộ (do Mười Cúc-tức Nguyễn Văn Linh, làm Bí thư) rút Tư Ánh vào mật khu để chuẩn bị  thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN).  Ngày 20 tháng 12 năm 1960, MTDTGPMNVN ra đời, do luật sư Nguyễn Hữu Thọ là Chủ Tịch. Trần Bạch Đằng được cử làm Ủy viên Chủ tịch đoàn, đặc tránh Tuyên Huấn. 
  Khi Đại Hội Đại biểu Đảng Toàn quốc lần thứ III (từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960) mộ số cán bộ Đảng Nam bộ, thấy thành tích công tác của Tư Ánh như vậy, đều nghĩ rằng:Trần Bạch Đằng phải được vào Trung ương hay ít ra là ủy viên Trung ương dự khuyết ?
 Nhưng, kết quả thì chỉ có 5 người sau đây là ủy viên trung ương chính thức: Nguyễn Văn Linh, Phan Văn Đáng, Võ Toàn, Phạm Văn Xọ và Nguyễn Chánh. Còn 3 ủy viên trung ương dự khuyết là Võ Văn Kiệt, Phạm Thái Bường và Lê Toàn Thư. Danh sách các ủy viên này, vì điều kiện cọng tác bí mật, nên không công bố công khai! (Theo Lịch sừ Đảng CSVN, tập 2 (1954-1975), Nhà XBCTQG, Hànội1995,trang 143).
        Tại sao Trần Bạch Đằng không được giới thiệu vào Trung ương Đảng khóa III? Tại vì Nguyễn Văn Linh báo cáo rằng:
“Đồng chí Trần Bạch Đằng tuy lập được nhiều thành tích xây dựng phong trào Trí thức, Học sinh-Sinh viên ở Sàigòn- Giađịnh-Chợlớn, và bản thân đồng chí ất cũng rất dũng cảm, Không sợ nguy hiểm, bám sát phong trào! Tuy nhiên, đồng chí Trần Bạch Đằng đã phạm một sai lầm nghiêm trọng là coi nặng trí thức và Học sinh-Sinh viên, mà coi nhẹ giai cấp công nhân, và lao động thành thị!”
  Lê Đức Thọ lại phán thêm rằng: “Như vậy là có tư tường hữu khuynh, mất lập trường giai cấp làm sao giới thiệu vào Trung ương được!” (Theo tiết lộ của Phan Triêm, Phó Ban Tổ Chức Trung ương Đảng)
       Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa 3, vào ngày 23-1-1961 đã quyết định thành lập Trung ương Cục Miền Nam.Và theo tinh thần của quyết định đó thì “Trung ương Cục miền Nam (TƯCMN) là một bộ phận của Ban Chấp Hành trung ương Đảng, làm nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam, chủ yếu là Nam bộ…” “ Nguyễn Văn Linh được chỉ định làm Bì thư TƯCMN, và 7 ủy viên là Trần Lương, Phan Văn Đáng, Phạm Văn Xô, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt, Phạm Thái Bường và Trần Văn Quang.” (Theo LSĐCSVN, tập 2, đã dẫn, trang 163).
       Nhiều đồng chí, bằng hữu đã từng vào sinh ra tử với Trần Bạch Đằng, đã biết khả năng công tác vận động, tổ chức và tài lãnh đạo quần chúng làm cách mạng của Tư Ánh, đều thắc mắc:”Tại sao Trung ương lại không đề bạt Trần Bạch Đằng vào Ban Lãng Đạo TƯCMN?”
   Đối với cá nhân Trần Bạch Đằng, trong thâm tâm, ông không hề bất mản khi TƯC phân công cho ông làm Phó Ban Tuyên Huấn của TƯCMN; nhưng Trần Bạch Đằng hoàn toànkhông phục cách đánh giá của Trung ương Đảng đối với ông, như Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Thọ đã phát biểu trong Đại Hội Đảng lần thứ III! Tâm sự này, ông chẳng bao giờ nói cho ai biết, ngoài người vợ và là đồng chí của ông – Bà Nguyễn Thị Chơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư Pháp của Chính phủ Cách nạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, Trần Bạch Đằng vẫn  thổ lộ tâm sự này rất tế nhị, trong một số bài thơ của ông, đã in  trong tập “Hành Trình” với bút danh Hưởng Triều! (nhà XB Giải Phóng, Sàigòn, 1970)
     Đến tháng 10-1963, Quân ủy và Bộ Tư Lệnh Miền của Cộng Sản Miền Nam được thành lập. Nguyễn Văn Linh Bí thư TƯC được cử làm Bí thư Quân ủy, Trung tướng Trần Văn Trà ủy viên trung ương Đảng làm Tư Lệnh Miền, Thiếu tướng Trần Độ ủy viên trung ương Đảng là Phó Chính ủy Miền.
     Tình hình chính trị tại Sàigòn đang sôi động hơn bao giờ hết Có tin tức tình báo cho biết “Mỹ sắp thay ngựa giữa đường” – nghĩa là Mỹ sẽ cho đảo chính hai anh em ông Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu! Trong khi đó, đặc khu ủy Cộng Sản Sàigòn-Giađịnh-Chợlớn (T4), do Võ Văn Kiệt làm Bí thư, đang cần , một cán bộ lãnh đạo có khả năng chuyên trách về Trí thức, Học sinh-Sinh viên, để đáp ứng tình hình mới. Thường vụ TƯC xét đi xét lại, không ai có khả năng hơn Tư Ánh!  Cho dù Nguyễn Văn Linh không muốn, nhưng cả Ban Thương Vụ TƯC đều thông qua và chính Võ Văn Kiệt đã trực tiếp đề nghị, nên Nguyễn Văn Linh buộc phải đồng ý cử Trần Bạch Đằng làm Phó Bí thư
Đặc khu ủy T4 kiêm Phó Ban Tuyên Huấn TƯC  (R).Từ đây, bộ phận Trí Vận và Thanh Vận (bao gồm Học sinh-Sinh) do Trần Bạch Đăng trực tiếp lãnh đạo, trụ tại Mật Khu Hố Bò (Củ Chi) (Theo lời kể của ông Nguyễn Hộ, Phó Ban Công Vân R. và làThường vụ Đặc khu ủy T4 – thời kỳ 1964-1975).
  Phải nói cho đúng sự thật rằng: Với cương vị Phó Bí Thư Đặc Khu ủy T4, ông Trần Bạch Đằng, là một Cán Bộ Lãnh Đạo (ở tuổi 40) xuất sắc nhất, trong sự chỉ đạo phong trào đấu tranh chính trị của Trí thức và Học sinh – Sinh viên Sàigòn - Giađịnh – ChợlớnTrần Bạch Đằng là một cán bộ lãnh đạo biết kết hợp giữa thực tiển và lý luận. Ông không sung bái “chủ nghĩa giáo điều” mà cũng không tôn thờ “thực tế chủ nghĩa”, nên ông đã được nhiều trì thức và Học sinh-Sinh viên mến phục, và tình nguyện dấn thân theo sự chỉ đạo của ông, vì chính ông cũng dấn thân hành  động như một chiến sĩ thực thụ! ( Lời nhận xét của Giáo sư Dương Văn Kiết, nguyên Bộ Trưởng Giáo Dục của Chính phũ CMLT miền Nam Viêt Nam)
     Ngày 18-6-1965,Chính phù Johnson bật đền xanh cho các Tướng Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ đảo chánh tướng Nguyễn Khánh, để lập một chính quyền quân sự hóa. Vá đến ngày 17-7-1965, tổng thống Mỷ Johnson đã chuẩn y đề nghị tăng quân Mỹ cho chiến trường Miền Nam Việt Nam (từ 75.000 quân tăng lên 184.000 quân vào cuối năm 1965), đồng thời chấp thuận kế hoạch “Tìm và Diệt” của Tướng Westmoreland. Nhạy bén trước tình hình đó, ông Trần Bạch Đằng đã có nhận định như sau:
“Đế quốc Mỹ đang đẩy cuộc “Chiến Tranh Đặc Biệt” trên chiến trường Miền Nam lên đến mức độ cao, bao gồm một số yếu tố của “Chiến Tranh Cục Bộ” , do đó chiến tranh sẽ vượt khỏi phạm vi Miền Nam, leo thang ra miền Bắc nửa!” (Theo lời kể của Trung tướng Trần Hải Phụng, về buổi thuyết trính của anh Tư Ánh cho toàn thể sĩ quan của quân khu T4 vào cuối tháng 12-1965). Thực tế lịch sử “Chiên Tranh Việt-Mỹ” đã diễn  ra đúng như nhận định của Trần Bạch
Đằng! Và cũng nhờ nhận định sáng suốt này mà quân khu T4 đã bảo toàn được lực lượng và chống kế hoạch “Tìm và Diệt” của quân Mỹ có hiệu quả, trong những năm 1966-1967!
     Trong cuộc Tổng Tấn Công và Nổi Dậy vào dịp Tết Mậu Thân (1968), Trần Bạch Đằng với cương vị “Chánh ủy” của một cánh quân, đột nhập vào Chợlớn tứ  hướng Bình Chánh vào Phú Lâm, tiến tới chợ Bình Tây và khu vực Tổng đốc Phương … Theo lời kể của  một số sĩ quan và chiến sĩ quân khu T4 (cánh quân do Trần Bạch Đằng làm Chánh ủy) rằng: “Khi tiến thì anh Tư Ánh luôn luôn đi theo Đội tiên phong! Nhưng, khi rút lui thì anh Tư Ánh lại đi cùng với đội thu quân, là đơn vị có nhiệm vụ rút sau cùng!”
  Sau cuộc Tổng Tấn Công và Nổi Dậy lần thứ I (từ 31-1 đến 25-2-1968), trong cuộc họp “sơ kết Tổng Tấn Công và nổi Dậy đợt I” tại chiến trường Sàigòn-Giađịnh-Chợlớn của quân khu T4, để rút kinh nghiệm cho cuộc “Tổng Tấn Công và nổi Dây đợt II”, Trần Bạch Đằng đã đề nghị lên TƯC và Bộ Tư Lệnh Miền rằng:  “Không nên tiếp tục “Tổng Tấn Công và Nổi Dậy đợt II và đợt III” nửa, bởi vì không còn yếu tố bất ngờ đối với địch nủa.  Chắc chắn quân Mỹ đã có phòng hờ và đang giăng bẩy để tiêu diệt quân ta ngay trong các thành phố. Chúng ta phát huy thắng lợi của đợt I (nên nhớ, trong đợt I, chúng ta cũng bị tiêu hao sinh lực không ít) để củng cố hậu phương, xây dựng lực lượng, mỡ rộng vùng giải phóng áp sát các thành phố và các trục giao thông chính, hình thành thế bao vây, cắt vùng lãnh thổ của địch thành từng lõm. Và ngay trong vùng địch chiếm ta cũng xây dựng “lỏm giải phòng và lực lượng du kích bí mật. Chờ thời cơ chin muồi, cả thành thị và nông thôn cùng nổi dậy giải phóng hoàn troàn miềnNam!” (Theo Báo Cáo Sơ Kết “TTC và ND đợt I” của Quân khu T4, tháng 4-1968, lưu trữ tại BTL QĐND thành phố HCM)   
  Chính vì ý kiến sáng suốt này,(tuy nhất thời không được chấp nhận) mà sau năm 1968, Bộ Chính Trị Trung ương Đảng đã quyết định đưa Trần Bạch Đằng lên làm Bí Thư Đặc khu ủy T4, thay Võ Văn Kiệt (Võ Văn Kiệt chuyễn về làm Bí thư Liên khu ủy Miền Tây Nam Bộ)  [Lịch Sử Đẳng CSVN đã cố tinh viết sai sự thật rằng: Từ năm 1969 “Nguyễn Văn Linh làm Bí thư thành ủy Sàigòn - Giađịnh” (xem tập I, đã dẫn, trang 445) nhằm mục đích phủ nhận vai trò của Trần Bạch Đằng  và đề cao Nguyễn Văn Linh!]
     Phải thừa nhận rằng: Trần Bạch Đằng là người có công đầu trong việc vận động và tổ chức “lực lượng thứ ba” ở miền Nam,  liên minh với MTDTGP, đẽ chống Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, trong thời kỳ 1967-1972.
       (Hai Cán bộ Phụ tá đắc lực trong công tác Trí Vận cho ông Trần Bạch Đằng, là Tạ Bá Tỏng (Tám Cần) và Dương Văn Lễ (Chín Quyền). Năm 1968, khi hình thành Câu Lạc Bộ Những Người Khánh Chiến Cũ, ông Tạ Bá Tòng là người thứ hai (sau Nguyễn Hộ) trong Ban Lãnh Đạo. Sau năm 1990, Nguyễn Hộ và Tạ Bá Tòng đều trả thẻ Đảng và bị Đàng cho Công an bắt giam vì tội “chống Đảng” ) 
       Chính Trần Bạch Đằng là người trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức đưa những trí thức lớn trong “lực lượng thứ ba” vào chiến khu để thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, như Luật sư Trịnh Đình Thảo, Giáo sư Nguyễn Văn Kiết, Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, Kỹ sư Trương Như Tảng Giáo sư Bùi Thụ Mè, Nhà văn Thanh Nghị v.v…       {Tháng 6 năm 1969, Bộ Chính Trị Trung ương Đãng ở Hànội, quyết định triệu tập “Đại hội Đại biểu Quốc dân MiềnNam để thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”!
Thực chất của quyết định này, nhằm mục đích hổ trợ cho phái đoàn ngoại giao của MTDTGPMNVN  đang họp với Mỹ ở Paris, và  làm áp lực buộc Hoa Kỳ chấp nhận cái gọi  là “giải pháp 10 điểm”  (8-6-1969), trong đó nêu ra 2 vấn đề chủ yếu là: Mỹ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam; và nộI bộ của miền Nam do hai bên miền Nam giai quyết với nhau, nước ngoài không được can thiệp! }         
      Cuối năm 1969, sau đám tang ông Hổ Chí Minh (9-1969), Lê Duẫn trực tiếp triệu Trần Bạch Đằng ra Hànội, vừa báo cáo tình hình miền Nam nói chung và Sàigòn nói riêng, vừa bồi dưởng cả tinh thần lẫn vật chất.  Trần Bạch Đằng đi ra Hànội bằng đường Hàng Không: Từ Phnompenh (Cambodia) bay qua Bắc Kinh (Trung Quốc), từ Bắc Kinh qua Hànội. Tại Hànội, Trần Bạch Đằng được sắp xếp ở tại “Khu Biệt Thự Nghỉ Mát của Trung ương”, tọa lạc bên bờ Hồ Tây, phía trên dinh thự nghỉ mát của Hoàng Cao Khải (trước nam 1954), ngay ấp Nghi Tàm, đi về hướng làng Chèm. Trần Bạch Đằng đã được hưởng thụ, ăn uống theo chế độ “Đặc Táo” (rập khuôn theo Trung Cộng)      (Theo Trung Cộng có 4 chế độ ăn uống cho các cấp bậc khác nhau như sau: Đại Táo dành cho binh sĩ và nhân viên cùng cán bộ sơ cấp! Trung Táo dành cho sĩ quan, từ Thượng úy đến Thiếu tá, và cán bô Trung cấp. Tiểu Táo dành cho sĩ quan từ Trung tá đến Thiếu tướng và Cán bô cao cấp. Đặc Táo dàng cho ủy viên Trung ương Đảng và từ Trung tướng đến Đại tướng cùng hàng Bộ trưởng trở lên!).
      Trước khi trở về B2 (chiến trường Nam Bộ) chính ông Tổng Bí Thư Lê Duẫn đã hứa với Trần Bạch Đằng là: “Trong kỳ họp Trung ương  lần thứ 19 (khóa III, sẽ đề nghị bổ sung đồng chí (Trần Bạch Đằng) vào hang ủy viên trung ương chính thức,theo trường hợp ngoại lệ đặc biệt!” (Theo tiết lộ của Trần Quỳnh, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thông Tin, nguyên Bí thư riêng của Lê Duẫn).
  Vào giỡa tháng 4-1970, Trần Bạch Đằng đi xe lửa “Quốc Tế Liên Vận” sang Bắc Kinh, và từ Bắc Kinh bay về Phnompenh (Campuchia),  rồi vào mật khu B2. Vào những năm 1970-1973, mật khu B2. nằm trên lãnh thổ Campuchia, rải ra  trong các khu rừng thuộc tỉnh Stungtreng, Kampongcham, Preyveng, Xoairiêng, Tàkeo … Đặc khu ủy T4 do ông Trần Bạch Đằng (Tư Ánh) làm Bí Thư; Mai Chí Thọ (Năm Xuân) làm Phó Bí thư; Nguyễn Hộ (Tám Yến) làm ủy viên thường trực Ban Thường vụ; Trần Hãi Phụng (Ba Đặng) làm ủy viên thường vụ kiêm Tư Lệnh Quân khu …Thời gian này, T4 trú đóng tại tỉnh Preyveng, trong khu rừng Tuaxàke, và di chuyễn sang Kongpongcham (trong khu rưng dọ theo con sông Bé) mỗi  khi có động! [ Trong thời gian 1970-1972, TWC   miền Nam đo Phạm Hùng (Sáu Hồng) làm Bí Thư, Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) làm Phó Bí thư kiêm Trưởng Ban Tuyên Huấn]
     Từ cuối năm 1969, vùng “nông thôn giải phóng” thuộc quyền kiểm soát của MTDTGPMNVN (3/4 nông thôn Nam bộ), đã bị Liên quân Mỹ-VNCH tái chiếm và bình định gần hết. Do đó, các cơ quan đầu não của TƯC miền Nam, từ cấp Miền, Khu, Tỉnh, thậm chí cả Huyện, đều lên ẩn trú trêm lãnh thổ Campuchia (tại các tỉnh đã nói ở trên).
     Cho nên, khi từ Hànôi trở về đến T4, Trần Bạch Đằng triệu tập ngay một cuộc  họp bất thường của Ban Chấp Hành Khu ủy T4, để trao đổi chủ trương “Trở về chiến trường T4, quyết chọc thủng phòng tuyến bình định của địch, mở nhiều lỏm giải phóng sát nách thành phố Sàigòn - Giađịnh - Chợlớn vào cuối năm 1970, đầu năm 1971!”(Theo tiết lộ của Hai Việt, nguyên Chánh văn phòng khu ủy T4. Chính Hai Việt được cử làm thư ký hội nghị này) Có thể nói, đây là một chủ trương rất táo bạo!
       Sau khi bàn bạc cụ thể về mọi mặt, trong việc “tương quan Thế và Lực của Ta và Địch” ,cả hội nghị đều nhất trí với lết luận củ Trần Bạch Đằng rằng: “Địch mạnh hơn Ta cả về Thế và Lực! Ta chỉ hơn Địch là có niềm tin và quyết biến niềm tin thành sức mạnh để giành thắng lợi cuối cùng!” (Theo tiết lộ của Hai Việt, đã dẫn)
       Sau khi thống nhất chu trương trên, theo đề nghị của Trần Bạch Đằng, hội nghị sẽ quyết nghị hai việc cụ thể như sau: Một, tổ chức “Hội nghị Đại biểu toàn Đặc khu T4” lấy tên là “Hội nghị Bình Giả 5” vào dịp Tết Tân Hợi (cuót tháng 1-1971) Hai, tổ chức ngay môt “lực lượng xung kich” gọn nhẹ, nhưng có khả năng tác chiến cao, làm công tác xây dựng cơ sở giỏi, cho luồn về hoạt động ngay tại vùng ven Sàigòn - Giađịnh - Chợlớn, chuẫn bị cho đại bộ phận của Đặc khu ủy T4 trở về chiến trường, sau khi Hội nghị Bình Giả 5 kết thúc!”(Theo tiết lộ của Hai Việt, đã dẫn)
       Chủ trương chiến lược và hành động cụ thể vừa nêu trên, đều được báo cáo về cả hai nơi, cung một thời gian: Một, điện thẳng cho ông Lê Duẫn ở Hànội để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo (như Lê Duẫn đã chỉ thị trực tiếp cho Tư Ánh trước khi về B2) Hai, gửi hỏa tốc về TƯC để báo cáo và xin ý kiến lãnh đạo trực tiếp!
       Có một lực lượng đã ngấm ngầm chống Trần Bạch Đằng và đang tìm cơ hội để đẩy ông ra khỏi cái ghế Bí Thư Đặc Khu ủy T4! Nhưng, không hiểu Trần Bạch Đằng có “ngửi” thấy cái “mùi tranh đoạt quyền vị trước mủi súng của kẻ thù”" hay không? Và Hội nghị Bình Giả 5 chính là cơ hội “ngàn năm có một” cho những kẻ đang có dự mưu lật đổ ông Bí thư Đặc khu ùy Sàigòn – Giađịnh - Chợlớn!
     Kẻ chỉ huy từ xa để thực hiện “cuộc đảo chánh hòa bình” này là Lê Đức Thọ, ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Kẻ nàm ngay cạnh Trần Bặch Đằng, làm phản gián nội bộ để báo cáo những sơ hở có thể qui kết thành sai lầm về tư tưởng lãnh đạo của Trần Bạch Đằng, là Mai Chí Thọ (em ruột của Lê Đức Thọ) đang là Phó Bí Thư Đặc khu ủy T4. Kẽ trực tiếp tiến hành “cuộc đảo chánh hòa bình” là Nguyễn Văn Linh, đương kim Phó Bí Thư TƯC miền Nam.(Tiết lộ của ông Sáu Hoàng (Cao Đăng Chiếm) Phó Ban An Ninh Cục R.Theo lời kể lại của Bảy Nam, Phó Ban An Ninh Đặc khu T4.)
     “Hội nghị Bình Giả 5” vào cuối tháng 1-1971, họp tại mật khu ở vùng Sông Bé, thuộc tỉnh Kongpongcham (Campuchia).Thành phần tham dự hội nghị gờm có: Toàn bộ cán bộ Trung-Cao cấp của các ngành thuộc Đặc khu T4, kể cả đại biểu các cơ sở nội thành Sàigòn-Giađịnh-Chọlớn (Trí thức, Sinh viên-Học sinh, Công nhân, Phụ nữ, Tôn giáo, Đảng phái) Ngoài ra, cỏn có một số cán bộ lãnh đạo đầu ngành của TƯC cũng được mời tham dự. Ông Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư TƯC, thay mặt TƯC trực tiếp chỉ đạo hội nghị Bình Giả 5!
     Theo dự định, Hội nghị Bình Giả 5 chỉ gói gọn trong vòng một tuần lể. Nhưng, do nảy sinh vấn để “”Đấu tranh Tư tưởng giai cấp trong  Công tác Lãnh đạo Đặc khu T4”, do Nguyễn Văn Linh nêu ra, vào lúc chương trình hội nghị sắp kế thúc!
Cho nên, hội nghị Bình Giả 5 phải chia làm hai chương trình: Chương trình I là chương trình mở rộng như Đặc khu ủy đã  dự định! Chương trình II kà chưong trình thu hẹp, những đại biểu tham dự chỉ gồm Ban Chấp Hành Đảng bộ Đặc khu T4 và các Bí thư-Phó Bí thư các quận ủy thuộc T4, cùng với phái đoàn của TƯC do Nguyễn Văn Linh dẫn đầu. Chương trình II sẽ họp trong vòng một tuần!
     Tại sao Nguyễn Văn Linh lại có cớ để nêu ra vấn đề “Đấu tranh Tư tưởng Giai Cấp  trong Công tác Lãnh đao Đặc khu T4”?
     Nguyên nhân là từ nội dung “Báo Cáo Chính Trị” của ông Trần Bạch Đằng , trong 2 ngày đầu của hội nghị. Trong đó ông đã nêu ra hai vấn đề về tư tưởng có tầm chiến lược, trong công tác lãnh đạo công cuộc giải phóng đô thị:
     -Một là: Trong nền kinh tế thị trường của Chủ nghĩa Tư bản Thực dân mới Mỹ ở miền Nam Việt Nam, bản chất của giai cấp công nhân đã biến chất, không cò đóng vai trò tiền phong, lãnh đao phong trào cách mạng ở đô thị như trước năm 1945 nửa!    
Chủ lực quân của phong trào cách mạng ở đô thị hiện thời, qua thực tiển đấu tranh từ 1955 đến nay, đã cho thấy: Học sinh – Sinh viên nói riêng, Thanh niên các tầng lớp nói chung (không phân biệt giai cấp, tôn giáo) là quân chủ lực của phong trào cách mạng đô thị miền Nam Việt Nam. Trí thức và Tôn giáo yêu nước là lực lượng liêm minh rất quan trọng trong công cuộc giải phóng đô thị!
      -Hai là, tư tưởng chiến lược “Lấy Nông Thôn Bao Vây Thành Thị” của Mao Trạch Đông, đã lỗi thời đối với tình thế cách mạng giải phóng của miền Nam hiện nay! (Nông thôn giải phóng của chúng ta hiện đã nằm trong sự kiểm soát của địch, lam gì có nông thôn giải phóng để bao vây thành thị?) Chúng ta phải tiến hành song song hai cuộc cách mạng giải phóng: Giải phóng  thành thị để mở đường giải phóng nông thôn! Giải phóng nông thôn để hổ trợ giải phóng thành thị!
     (Cả hội trường vổ tay hoan hô nhiệt liệt đối với luận điểm này của Trần Bạch Đằng!-Theo lời kể lại của Nguyễn Hồ (Tám Hồ) nguyên ủy viên Ban Thư Ký hội nghi Bình Giả 5, sau 1975 là Chánh Văn phòng Thành ủy Thành phố HCM) 
          
     Nguyễn Văn Linh tỏ vẻ khó chịu ra mặt, bởi vì trong bài thuyết trình của ông, trước đây hơn một tháng, ở TƯC, và đã in gửi cho các các cấp ủy toàn miền học tập, trong đó ông đặc biệt đề cao tư tưởng chiến lược “Lấy Nông Thôn Bao Vây Thành Thị” của Mao Trạch Đông! Vì vậy, Nguyễn Văn Linh đã nghĩ rằng Trần Bạch Đằng cố ý phê phán ông ta (?) Cho nên nhân cơ hội Tràn Bạch Đằng đề cao thanh phần Học sinh – Sinh viên, Trí thức và Tôn giáo mà coi nhẹ giai cấp công nhân (?) Nguyễn Văn Linh lấy tư cách là Phó Bí Thư TƯC triệu tập Hội nghị Thu hẹp, được xem như chương trình II của “Hội nghị Bình Giả 5”! 
  
     Trong cuộc Hội nghị Bình Giả 5 thu hẹp (đầu tháng 2-1971). Tại khu rừng trong vùng Sông Bé, tỉnh Kongpongcham, Nguyễn Văn Linh quyết liệt phê phán Trần Bạch Đằng, như sau:       
     “”Đồng chí Tư Ánh đã phạm sai lầm “Hữu Khuynh”rất nghiêm trọng  về nặt “Tư Tưởng Lãnh Đạo” của Đảng, đối với phong trào cách mạng giải phóg của quần chúng ở đô thị! Sự sai lầm nghiêm trọng đó, đã thể hiện ở những điểm cụ thể như : «  Một là, coi thường vai trò tiền phong và lãnh đạo của giao cấp công nhân! Hai là, coi trọng vai trò của trí thức, Sinh viên-Học sinh và tôn giáo, trong công cuộc cách mạng giải phóng ở đô thị, thậm chí đã đưa “thành phần không có lập trường kiên định” lên “vai trò xung kích”? Ba là, xa rời “tư tưởng chiến lược” có tính chất  kinh điển trong cuộc cách mạng giải phóng miền Nam là “lấy nông thôn bao vây thành thị”, cũng có nghĩa là không triệt để chấp hành đường lối cách mạng giải phóng miền Nam của 
Đảng!”
     (Theo Biên Bản về “cuộc họp phê phán những sai lầm về tư tưởng lãnh đạo của đồng chí Tư Anh” – Tháng 2-1971, trong Hội nghị Bình Giả 5 thu hẹp – Lưu trử tại Ban Tổ Chức Đặc khu ủy T4 – Sau 30-4-1975 là Ban Tổ Chức Thành ủy Thành phố HCM)
     Đáng chê trách nhất là:  Những người vổ tay hoan hô nhiệt liệt bảng “Báo Cáo Chính Trị” của Trần Bạch Đằng, trong những ngày đầu của Hội nghị Bình Giả 5 mở rộng, thì bây giờ lại vổ tay hoan hô nồng nhiệt những lời phê phán của Nguyễn Văn Linh đối với Trần Bạch  Đằng. Tuy nhiên cũng còn một số người có tư cách, mặc dù họ không ra mặt phản đối Nguyễn Văn Linh, nhưng họ vẫn không ra mặt hoan hô ông Phó Bí Thư TƯC! Đó là các ông: Trần Hải Phụng (Tư Lệnh Quân khu T4), Nguyễn Hộ (Trưởng Ban Công Vận T4), Tạ Bá Tòng (Phó Ban Trí Vận T4).
       Rõ ràng, những lời phê phán của Nguyễn Văn Linh đối với Trần Bạch Đằng, là những lời của phe bảo thủ, giáo điều cà tả khuynh, đang lộng hành trong Ban Chấp Hàng trung ương Đảng khóa III. Nguyễn Văn Linh dựa vào thế của phe đó, để thực hiện xí đồ cá nhân, cũng để tiến hành âm mưu của nhóm Mười Cúc-Năm Xuân là đẩy Tư Ánh ra khỏi ghế Bí thư Đặc khu ủy T4, đồng thời chận hẳn con đường vào Trung ương (như lời hứa của Lê Duẫn đối với Tư Ánh).
       Chắc chắn Trần Bạch Đăng cũng nhận thấy xí đồ của Nguyễn Văn Linh! Do đó, ông đã kiên quyết không chấp nhận lời phê phán có ý đồ xấu của Nguyễn Văn Linh! Cho nên, Trần Bạch Đằng đã phát biểu lời cuối cùng rằng:
     “Tôi nói thật lòng với các đồng chí có mặt trong cuộc họp bất thường, không theo nguyên tắc dân chủ này rằng: Mấy hôm nay, tôi đã suy xét cặn kẻ những lời phê phán của đồng chí Mười Cúc, và cuối cùng tôi khẳng định trên tinh thần khách quan là,tôi không phạm sai lầm như những lời phê phán nặng mùi Bảo Thủ Cực Tả và Giáo Điều Chủ Nghĩa của đồng chí Mười Cúc! Tôi quyết bảo lưu ý kiến này, và sẽ kháng nghị cùng một thời gian lên cả hai cấp lãnh đạo: Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng và Trung Uơng Cục miền Nam!”                        
     Phát biểu lời cuối cùng xong, Trần Bạch Đằng đã tự động bỏ cưộc họp, trước khi “Hội Nghị Bình Giả V thu hẹp” bế mạc! (Theo tiết lộ của Hai Việt, Trưởng Ban Thư Ký Hội Nghị Bình Giả V)
     Sau Hội Nghị Bình Giả V, theo đề nghị của Nguyễn Văn Linh, Thương vụ TƯC quyết định: Hạ chức Trần Bạch Đằng từ Bí thư Đặc khu ủy T4 xuống Phó Bí thư thứ hai, chuyên trách công tác Tuyên huấn (!?) Nguyễn Văn Linh Phó Bí thư TƯC sẽ kiêm chức Bí Thư Đặc khu ủy T4, Mai Chí Thọ giữ chức Phó Bí thư thứ nhất, đặc trách An Ninh, Thanh vận và Trí vận.  Đến đầu năm 1972 thì Trần Bạch Đằng bị mất luôn chức Phó Bí thư thứ hai của Đặc khu ủy T4, bị rút về TƯC để “kiểm thảo tư tưởng  hữu khuynh đã phạm trong thời gian lãnh đạo Đặc khu ủy T4”!
      Suốt 6 tháng cuối năm 1972, ăn nằm ở ATK (An toàn khu) của TƯC, tại khu rừng bên hữu ngạn sông Mékong, thuộc tỉnh Stungtreng (Campuchia), Trần Bạch Đằng phải viết bản tự kiểm thảo theo yêu cầu của TƯC. Nhưng, ba lần bốn lượt, kiểm điểm tới, kiểm điểm lui, trước sau Trần Bạch Đằng vẫn không nhận có sai phạm về điều gọi là “tư tưởng cơ hội, hữu khuynh trong lãnh đạo Đặc Khu ủy T4” (!?) Trần Bạch Dằng kiên quyết bảo lưu ý kiến, chờ đưa ra Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lầm thứ IV của Đảng Cộng Sản Viêt Nam (?).
       Nuôi chí lớn để trở thành “Lãnh tụ Cộng sản Cấp tiến” của Trần Bạch Đằng đã trở thành “Người Cộng sản Bất Đắc Chí” kể từ nhửng ngày bị rút về R.
     Sở dĩ sau Hội Nghị Bình Giả V, Trung ương Cục Miền Nam chưa đẩy Trần Bạch Đằng ra khỏi Thưởng vụ Đặc khu ủy T4 là vì Thường vụ TƯC phải chờ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí Thư Lê Duẫn. Bởi vì, sau cuộc Tổng Tấn Công năm 1968, chính Lê Duẫn trực tiềp quyết định đưa Trần Bạch Đằng kên làm Bí Thư Đặc khu ủy T4. Và cũng vì “vụ Tư Ánh” mà Lê Duẫn và Lê Đức Thọ đã cải nhau! Khi mới nhận được báo cáo của TƯC về “sai lầm hữu khuynh trong tư tưởng lãnh đạo” của Trần Bạch Đằng; đồng thời cũng nhận được ý kiến bảo lưu và kháng nghị của Trần
Bạch Đằng; Lê Duẫn có  vẻ bực tức nói với Lê Đức Thọ rằng: “Cái tay ăn trầu như đàn bà ấy (ám chỉ Nguyễn Văn Linh) nó không nễ tớ chút nào!  Trần Bạch Đằng muốn chạy trước thiên hạ, nhưng không coi thời thế. Tuy nhiên hắn có tài, cứ để hắn chạy thử coi có vấp ngã không. rồi sẻ tính cũng chưa muộn. Đảng ta đang cần những cán bộ dám sáng tạo cách mạng về cả hai mặt: Lý luận và Thực tiển!”
     Lê Duẩn hoàn toàn không biết chính Lê Đức Thọ chỉ đạo cho Nguyễn Văn Linh và Mai Chí Thọ tiến hành lật đổ Trần Bạch Đằng  (?) Vì thế, Lê Đức Thọ làm sao bằng lòng với anh Ba Duẫn được! Lê Đức Thọ mới nói khéo rằng:
“Anh Ba nặng về tình cảm với Tư Méo (tức Tư Ánh) rồi đó! Mười Cúc và Năm Xuân cũng vì sự nghiệp của Đảng mà phê phán Tư Méo, chỉ mong nó thấy sai và thành khẩn sửa chửa thì đâu có gì, phải không? Đáng này, Tư Méo ỷ thế của anh Ba, không chịu nhận lỗi, mà còn kháng nghị lung tung, cho nên không thể không kỷ luật đâu anh Ba! Thôi, chuyện Tư Méo để tổ chức giải quyết! Anh Ba hảy lo bồi dưỡng mấy “bà nhí” của anh, để khỏi tùm lum ra,phải  đến tôi can thiệp thì khó xử lắm đó anh Ba!”
     (Theo tiết lộ của Phan Triêm, Phó Ban Tổ Chức Trung ương Đảng, Phụ tá đặc trách phản gián cho Lê Đức Thọ)
      Số phận của Trần Bạch Đằng từ nay (1972) đã được định đoạt bới nhóm bảo thủ cực tả có quyển lực: Lê Đức Thọ-Nguyễn Văn Linh! Trần Bạch Đằng phải rút vào trong cái vỏ bọc “Sáng tác Thơ-Văn vá Nghiên Cứu Lý Luận Marxisme-Léninisme.”
      Từ 1973 đến 1975, ông Trần Bạch Đằng sống như “Ẩn Sĩ”! Ông cùng viên thư ký (Sáu Hậu, người Hànội. Sau 30-4-1975 được làm Phó Văn phòng UBND Thành phố HCM), cô y tá, cô thư ký đánh máy chữ và một tiểu đội bảo vệ, đã dựng lều bằng lá trung quân (loại lá cây không cháy), trong một cánh rừng bằng lăng, bên thượng nguồn dòng Vàm Cỏ Đông, thuộc vùng đất Lò Gò của tỉnh Tây Ninh, giáp giới với tỉnh Preyveng (Campuchia). Trong những năm này, về hình thức, Trần Bạch Đằng vẫn là Phó Ban Tuyên Huấn TƯC, nhưng thực chất thì “có Danh mà không có Quyền” (Theo tiết lộ của Hai Khuynh, Chánh Văn Phòng, thường vụ Đảng ủy của  Ban Tuyên Huấn TƯC).
     Từ giữa năm 1974 cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975, là thời gian khổ tâm nhất của Trần Bạch Đằng! Các cơ quan trực thuộc TƯC rộn rịp chuẩn bị  ra mặt trận, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh! Ngay đối với Ban Tuyên Huấn do ông phụ trách (trên danh nghĩa), ông cũng không cùng họ chuẩn bị ra mặt trận, bởi vì Thường vụ TƯC đã gợi ý rằng:“Đồng chí Tư Ánh chưa “khỏe” hẳn, để đồng chí nghỉ thêm một thời gian nửa! Đảng ủy B anh Tuyên Huấn phải lo chỗ ăn chỗ ở thật chu đáo cho đồng Tư Ánh…”(Theo tiết lộ của Hai Khuynh, đã dẫn). Nhờ sự “quan tâm” của Thường vụ TƯC, mà Trần Bạch Đằng “an tâm” ngồi hoàn thanh bản thảo lần thứ nhất của bộ tiểu thuyết tình báo (6 tập) với đề tựa là “Ván Bài Lật Ngửa”…

     [ 
Bộ tiễu thuyết này với nhân vật chính là Nguyễn Thành Luân, mà tác giả Nguyễn Trường Thiên Lý (tức Trần Bạch Đằng) đã hư cấu từ nhân vật thật là Phạm Ngọc Thảo - Tình Báo viên cao cấp của CSVN, trong những tháng năm Phạm Ngịc Thảo trá hàng, trở về với chính nghĩa quốc gia” (!) Sau năm 1978, Trần Bạch Đằng đã sửa chửa, hoàn chỉnh bản thảo lần cuối cùng, đua cho Ban Tuyên Huấn kiểm duyệt, đặng ấn hành trước năm 1980, nhưng đã bị Tố Hữu, ủy viên Bộ Chính Trị đặc trách Tuyên Huấn, cho “ngâm tôm” đến năm 1985 sau khi bắt buộc Tác Giả sửa chửa một số sự kiện và quan điểm đánh giá nhân vật, mới chấp thuận cho in. nhưng chỉ giao cho nhà xuất bản tỉnh ấn hành – nhà xuất bản Tổng Hợp Hậu Giang. Thế là bộ tiểu thuyết “Ván Bài Lật Ngữa” của Nguyễn Trường Thiên Lý đã ra mắt độc giả trong nước vào năm 1987. Đến năm 1989, trên thị trường sách Việt ngữ ở Hoa Ký, độc giả thấy xuất hiện cuốn “Ngô Đinh Nhu” của tác giả FW.09 (?) do nhà xuất bản Nguyễn Thị Muôn (?) ấn hành. Sự thật, FW.09 là một kẻ “đạo văn” trắng trợn! Ông thay tựa “Ván Bài Lật Ngửa” thành tựa « Ngô Đình Nhu”, và đổi tên Nguyễn Thành Luân thành Phạm Ngọc Thảo (!?)…].
     Sau 30-4-1975 đến Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ IV của Đảng CSVN (12-1976) Trần Bạch Đằng về Sàigòn ở, nhưng chưa được Đảng giao chức vụ gì trong Đảng, trong chính quyền hay trong Mặt Trận  gì cả! Ông chỉ được một “ân huệ” duy nhất của Thành ủy Thành phố HCM, là cấp cho một biệt thự ở đầu đường Mạc Đỉnh Chi. Thời gian này Trần Bạch Đằng chỉ làm “cố vấn” cho mấy tờ báo như Sàigòn Giải Phóng, Công An, Tuổi Trẻ, Thanh Niên … Và ông cũng được “Hội Trí Thức Yêu Nước” , do Tạ Bá Tòng phụ trách, mời thuyết trình về :Chính sách của Đảng với trí thức” cho trí thức của chế độ cũ nghe, nhưng chỉ với tư cách là nguyên Phó Ban Tuyên Huấn của TƯC, chớ không giới thiệu chức vụ gì sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 (?)
 
     Trong Đại Hội lần thứ IV (12-1976) ý kiến bảo lưu của Trần Bạch Đằng về sai lầm “hữu khuynh trong tư tưởng lãnh đạo” cũng đã bị “chìm xuồng” luôn! Từ Đại Hội IV đến Đại Hội V (12-1976 đến 3-1982) Lê Duẫn vẫn tiếp tục được “bầu” làm Tổng Bí Thư Đảng CSVN, nhưng “Anh Ba Xe Lửa” (tục danh trong thời kỷ hoạt dộng bí mật của Lê Duẫn), vẫn không có cách nào nâng đở “đàn em Tư Ánh” (hay vẫn đánh bài lờ?)
       Theo tiết lộ của Mười Quảng (Lê Xuân Tùng), bí thư riêng của Nguyễn Văn Linh, thì sau Đại Hội IV Lê Duẫn  đã “gợi ý” cho Sáu Búa (Lê Đức Thọ) là nên tạm thời để Trần Bạch Đằng làm Phó Ban Dân Vận Trung ương, cho đến Đại Hội V, nếu Tư Ánh được “bầu” vào Trung Ương thì sẽ nâng lên chức Trưởng Ban  Dân Vận Trung Ương (?). Bề ngoài, chìu ý của “Anh Ba Xe Lửa”, Sáu Búa cho gọi Trần Bạch Đằng ra Hànội để “nhận công tác mới” Nhưng, khi Trần Bạch Đằng đã ra tới Hànội, Lê Đức Thọ cứ để nằm ở nhà khách “ngồi chơi xơi nước”, viện cớ là đồng chí
Trưởng Ban Tổ Chức bận đi công tác đột xuất ở các địa phương trên miêề n Bắc(?) Mãi đến 3 tháng sau Lê Đức Thọ mới ra mặt \tiếp Trần Bạch Đằng..
     Lê Đức Thọ vốn biết Tư Ánh có lòng tự tôn rất nặng, nên đã thọc vào yếu điểm đó! Khi tiếp xúc với Trần Bạch Đằng, Lê Đức Thọ đã huấn thị rằng: “Tôi thay mặt Bộ Chính Trị truyền đạt cho đòng chí quyết định của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa IV, là nếu đồng chí nhận sai lầm và tự nguyện xin rút “ý kiến bảo lưu” của đồng chí từ năm 1972, thì Trung ương sẽ chiếu cố quá trình công tác mà cử đồng chí giữ chức Phó Ban Dân Vận Trung Ương?”
     Trần Bạch Đằng rất tức giận về thái độ niềm nở giả tạo của Sáu Búa, thấy rỏ xí đồ của ông Trưởng Ban Tổ Chức Trung ương là không muốn tải điều kiện cho Trần Bạch Đằng vào Trung ương khóa V, nên Trần Bạch Đằng đã nói thẳng với Sáu Búa rằng: “Nếu Trung ương không giải quyết dứt khoát ý kiến bảo lưu về sai lầm “tư tưởng hữu khuynh trong lãnh đạo”, thì tôi không dám nhận bất cứ chức vị lãnh đạo nào do tổ chức phân công!”
      Thế là … Trần Bạch Đằng lại quay trở về Sàigòn, sống một cuộc đời của một Cán Bộ Cộng Sản, đang bị Đảng CSVN vùi dập theo chính sách “vắt chanh bỏ vỏ”, mà những kẽ có quyền thực hiện thủ đoạn này là Lê Đức Thọ (Trưởng Ban Tổ Chức Trung ương) và Nguyễn Văn Linh (Bí Thư Thành ủy Thành phố HCM) cấu kết với nhau, vứt bỏ một tài năng lãnh đạo, có khả năng vượt qua đầu của họ, nếu Trần Bạch Đằng được vào Trung ương Đảng khóa V (!? )
     Năm 1985, khi “Hôi Truyền Thống Kháng Chiến Thành Phố Hờ Chí Minh” thành lập, do Nguyễn Hộ làm Chủ Tịch, Trần Bạch Đằng  (cùng tướng Trần Văn Trà) làm Cố vấn. Nhưng, khi Lê Đức Thọ chi cho phép thành lập “Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ Thành Phố Hồ Chí Minh” (16-5-1986) tự nhiên không thấy tên ông Trần Bạch Đằng trong Ban Cố Vấn (?). Phải chăng, vì chuyện ông bị tập đoàn Lê Đức Thọ-Nguyễn Văn Linh loại bỏ Trần Bạch Đằng ra khỏi “Danh Sách Đại Biểu” đi dự Đại Hội VI (15-12-1986), mà ông chán đời (hay sợ liên lụy) nên ông Không dám tham gia cái Câu Lạc Bộ mang tính đối kháng sự lãnh đạo của Đãng CSVN? Chính vì thế mà nhiều “đồng chí kháng chiến cũ” đã chê trách ông là cầu an hưởng lạc!?
       Có lẻ Trần Bạch Đằng đã nhận thấy sự phũ phàng về thân phận của người trí thức theo Đảng CSVN, mà bằng chứng sờ sờ trước mắt như bi kịch chính trị của Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Giàu (Nguyên Bí Thư Xứ ùy CS Nam kỳ trong những năm 1941-1945, và cũng là người thầy đưa ông vào Đảng?) Và bao nhiêu tấm gương trí thức theo Đảng từ Cách mạng tháng Tám 1945, đã bị vắt chanh bỏ vỏ sau ngày gọi là “Thống Nhất Đất Nước”, như Trần
Bửu Kiếm, Huỳnh Tấn Phát, Lưu Hữu Phước v.v…… Do đó, Trần Bạch Đằng đành phải tự vệ, bằng cách rút vào cái vỏ bọc “Viết báo và nghiên cứu lịch sừ”.
      
     Trong thời gian 20 năm cuối đời (1987-2007) Trần Bạch Đăng tập trung tinh thần và trí tuệ vào công việc của nhà viết chính luận - suốt trong 20  năm này, tên của Trần Bạch Đằng hầu như không hề vắng mặt trên các nhật báo, tuần báo, bán nguyệt san và nguyệt san, không chỉ trên các báo của thành phố Sàigòn , mà còn trên bác báo của các địa phương Nam bộ, và cả các báo ở trung ương. Có thể nói: Ngày nào trong suốt 7.300 ngày đó, không có ngày nào không có bài của Trần Bạch Đằng, không đăng ở báo này thì đăng ở báo khác! Do đó, có một số anh em viết báo chuyên nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh nói vui rằng: “Ông Trần Bạch Đằng đâu cần ăn lương Nhà nước, chỉ riêng tiền nhuận bút là sống phè phởn rồi!” (Theo Lâm Tấn Tài, Tổng thư ký Hội Nhiếp Ảnh Thành phố HCM).
      Những bài báo của Trần Bạch Đăng chủ yếu là viết theo thể loại Chính Luận. Dư luận chung của độc giả trí thức đều thừa nhận rằng: Bài viết của Trần Bạch Đằng khá sâu sắc, có nhiều ý kiến độc đáo! Tuy nhiên, cũng có một số độc giả có hiểu biết đều nhận xét một số bài viết của Trần Bạch Đằng rằng: “Không dám phê bình, chỉ trích thẳng sự sai lầm của Đảng và Nhà nước như một nhà “Đối Kháng”, mà chỉ “nói xa nói gần”…” Và có một số Cán Bộ Kháng Chiến Cũ còn chê trách rằng: “Trần Bạch Đằng ngày nay không còn là Trần Bạch Đằng trong thời kháng chiến nửa!” (Theo Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng …)    
     Ngoài công việc viết báo, Trần Bạch Đằng còn cộng tác với Giáo sư Tiến sĩ Sử học Trần Văn Giàu, và Phó Tiến sĩ Dân Tộc học Mạc Đường, cùng biên soạn Bộ Lịch Sử Việt Nam (4 tập) từ thời Cổ đại đến thời Hiện đại. Họ đã hoàn thành và đã ấn hành 3  tập, và chuẩn bị ấn hành tập 4 thì Trần Bạch Đằng đã qua đời!
    Trong khi nhắm mắt lìa đời, chắc chắn ông  Trần Bạch Đằng còn mang theo nhiều niềm ân nỗi oán, suốt trong cuộc đời đi theo Cộng Sản? Chẳng cần nói đến cao vọng làm Lãnh Tụ Cộng Sản Cấp Tiến của Trần Bạch Đăng (!). Chỉ cần nói đến ý muốn xuất bản một cuốn sách do ông nghiền ngẫm từ trong kháng chiến, mà cũng không đạt (!). Đó là cuốn “Vai trò của Thanh Niên Tiển Phong trong cuộc Cách Mạng Tháng Tám 1945!”. Chính Trần Bạch Đằng là một nhân chứng lịch sử, đồng thời là một cán bộ lãnh đạo Thanh Niên Tiền Phong trong những ngày “làm nên lịch
sử” đó! Ông đã viết xong tác phẩm lịch sử này từ năm 1980, Nhưng khi đưa cho Ban Tuyên Huấn duyệt để xuất bản. Nhưng đã bị Tố Hữu cho vào kho “Lưu Trữ Bản Thảo có Vấn đề về Chính Trụ”; bởi vì theo quan điểm lịch sử của Đảng CSVN, Thanh Niên Tiền Phong là đoàn thể do đế quốc Nhật dựng lên (?)  Ân hận thay! Biết rõ ràng là đồng chí ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Tuyên Huấn – ông Tố Hữu đã bóp méo lịch sử mà Trần Bạch Đằng vẫn phải im hơi lặng tiếng, để cho đứa “con tinh thần” bị chết oan uỏng (!)   
                                      Đông Bắc Mỹ 
                             Ngày 15 tháng 6 năm 2007
                                      Lê Tùng Minh   

Nguon: http://www.tinparis.net/thamluan/07_06_TranBachDang-LetungMinh_2306.html

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen