Seiten

Sonntag, 17. August 2014

Lược sử của Đại Việt Quốc Dân Đảng

 Giai Đoạn 1939 - 1963

Lịch sử dân tộc Việt Nam với bốn ngàn năm văn hiến cũng là bốn ngàn năm chiến đấu để sinh tồn.
Vào tiền bán thế kỷ 20, xã hội Việt Nam bị tràn ngập bởi các tư tưởng Đông Tây kim cổ và dân tộc đang chịu sự tủi nhục dưới ách thống trị của thực dân Pháp trong khung cảnh của toàn thế giới đang sôi sục vì các mâu thuẫn về quyền lợi và ý thức hê.. Các dân tộc đều tìm mọi cách nắm lấy cơ hội vươn lên dành sự sống.
Trước tình hình đó, một tập thể thanh niên, kế thừa truyền thống kiên cường bất khuất của tổ tiên, noi theo tiếng gọi thiêng liêng của các đấng anh hùng, liệt sĩ trong những thập niên trước, đã cùng nhau thề nguyền, kết hợp, quyết tâm đưa dân tộc ra khỏi cảnh suy vong.
Một thanh niên tài trí lỗi lạc, phẩm hạnh cao qúi được bạn hữu tín nhiệm, mến phục, đứng ra nhận lãnh trách nhiệm viết và công bố Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn đồng thời thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng.
-Người đó là Đảng Trưởng Trương Tử Anh.
-Ngày đó là ngày 10 tháng 12 năm 1939.


  • I. TỔ CHỨC ĐẢNG:

Cơ cấu Trung Ương đầu tiên của Đại Việt Quốc Dân Đảng gồm các Đồng chí :
Nguyễn Tiến Hỷ, Nguyễn Sĩ Dinh, Phan Cảnh Hoàng, Trương Bá Hoành, Đặng Vũ Trứ, Nguyễn Sơn Hải, Tạ Thành Châm, Phan Bá Trọng, Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Định Quốc, Võ Văn Hải, Nguyễn Văn Viễn, Đặng Xuân Tiếp, Giáo Lai, BS San.

 Nguyễn Thái Học (1902-1930) sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng và làm khởi nghĩa Yên Bái năm 1930

Rút kinh nghiệm từ các tổ chức cách mạng có trước, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Đại Việt Quốc Dân Đảng rất chặt chẽ và bảo mật. Bí mật là một nguyên tắc căn bản của Đảng.
Thời bây giờ, Viện Đại Học Hà Nội là nơi quy tụ tất cả sinh viên trong toàn cõi Đông Dương, vì vậy tổ chức Đại Việt Quốc Dân Đảng nhanh chóng lan rộng khắp các miền Bắc, Trung, Nam, Cam Bốt và Ai Laọ

1. Xứ Bộ Bắc Việt:
Xứ Bộ Bắc Việt đặt trực thuộc Trung Ương Đảng do chính Đảng Trưởng trực tiếp điều khiển với sự phụ tá của Đồngh chí Đặng Vũ Lạc. Xứ bộ Bắc Việt được xem như là nơi tập trung nhiều cán bộ nòng cốt: Ngô Gia Hy, Đặng Văn Sung, Bùi Diễm, Trần Trung Dung, Nguyễn Đình Luyện, Phan Huy Quát, Đặng Trinh Kỳ, Vũ Qúi Mão, Cung Đình Qùy, Trần Như Thuần, Đào Nhật Tiến, Nguyễn Tất Ứng, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Đình Tại, Lê Thăng, Nguyễn Dương Côn, Phan Trọng Nhân, Trần Đỗ Cung, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Quốc Xủng và 2 nữ Đồng chí là Đặng Thị Khiêm, tức Bà Cả Tề và Bà U (kế mẫu của Đồng chí Ngô Gia Hy).

2. Xứ Bộ Trung Việt:
Xứ Bộ Trung Việt từ ngày đầu  do Đồng chí Bửu Hiệp phụ trách cùng với các Đ/c Bửu Viêm, Nguyễn Khoa Trang, Trần nguyên Khanh, TônThất Nhơn, và Đoàn Thái. Sau ngày Đ/c Bửu Hiệp bị Cộng Sản ám hại, cuối tháng 11.1950, Đ/c Hà Thúc Ký lên thay thế làm xứ trưởng. Ban Chấp Hành Xứ Bộ Trung Việt gồm có Đ/C Bửu Viêm, Nguyễn Văn Mân, Hoàng Xuân Tửu, Võ Lương, Bảo Trọng, Dương Thiệu Di, Võ Lăng, Đoàn Thái, Nguyễn Văn Lý, Tôn Thất Kế.

3. Xứ Bộ Nam Việt:

Xứ Bộ Nam Việt trước tiên do Đ/C Nguyễn Văn Hướng phụ trách. Sau đó, Đ/C Phan Thông Thảo tức Lê Quốc Hưng thay thế.
Ban Chấp Hành đầu tiên của Xứ Bộ gồm có các Đ/C Lê Văn Hiệp, Phạm Đăng Cảnh, Trần Văn Xuân, Nguyễn Văn Kiểụ
Riêng Đ/C Nguyễn Tôn Hoàn được Trung Ương giao trách nhiệm phối hợp viên giữa các Xứ Bộ và cũng là phát ngôn viên của Đảng.

4. Chi Bộ Đảng Trưởng:
Đồng thời với sự hình thành các Xứ Bộ Bắc, Trung, Nam, một tập thể nam nữ thanh niên tại tỉnh Phú Yên với nhiệt tình yêu nước, được hun đúc trong khí thế cách mạng đã tụ họp nhau thành lập chi bộ Đảng Trưởng. Thành phần lãnh đạo gồm có các Đ/C Huỳnh Kim Giai, Đỗ Khuê, Nguyễn Kiến Siêu, Trương soạn, Huỳnh Anh, Võ Thị Trang, Trương Thị Thỉnh v.v...

5. Tại Cam Bót và Lào:
Đảng Trưởng cũng điều động một số Đảng viên quê hương Phú Yên đến làm ăn sinh sống và bí mật xây dựng cơ sở.
Trên đây chúng ta vừa ghi lại danh tính của các Đ/C đã giữ những vai trò tiên phong của Đảng, dễ dàng tìm thấy qua các tài liệu, báo chí. Trong suốt qúa trình hoà.t động và phát triển, ĐVQĐD đã kết nạp hàng trăm nghìn Đảng viên thuộc mọi nghành, mọi giới:

* Từ nông dân, viên chức xã ấp đến giáo sư đại học.
*Từ người thợ, tiểu thương, nhân viên văn phòng đến giám đốc, tổng bộ trưởng.
*Từ nghĩa quân, binh sĩ nơi tiền đồn hẻo lánh đến các sĩ quan, tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòạ
Đảng viên ĐVQĐD cũng là những tín đồ ngoan đạo của các tôn giáo lớn tại Việt Nam như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành...vì họ tin tưởng vào sự mầu nhiệm của sự sinh tồn của muôn loài muôn vật, trong đó có sự sống còn của dân tộc Việt Nam thân yêụ

  • II HOẠT ĐỘNG:
Nói theo truyền thống tự lập, tự cường của tổ tiên trong công cuộc giữ nước và dựng nước, Tuyên Ngôn 1939 của Đại Việt Quốc Dân Đảng nêu rõ: " Chúng ta phải nhận thức rằng trên lập trường quốc tế, giữa các quốc gia chỉ có quyền và lợi mà thôị Mọi hành động của nước này đối với nước khác không ngoài mục đích ấy".
Nắm vững tư tưởng chỉ đạo này, Đại Việt Quốc Dân Đảng nhanh chóng xây dựng các căn cứ quân sự từ vùng Đông Bắc, Tây Bắc châu thổ sông Hồng, dọc theo trường sơn vào đến miền Đông Nam Việt và vùng sông nước Cửu Long.
Trung Ương ĐVQĐD cũng nhạy bén đưa ra những chính sách, đường lối nhằm làm chủ tình hình chính trị, đối đầu hữu hiệu với Cộng Sản và thực dân Pháp.

  • A. Các chiến khu và cơ sở quân sự của Đại Việt Quốc Dân Đảng.

Để hổ trợ cho các lực lượng hoạt động trong quần chúng tại các đô thị cùng làm nơi dự trữ lương thực, vũ khí, huấn luyện cán bộ, chiến sĩ...Đảng chú trọng thành lập các chiến khụ

1. Chiến Khu Kép:
Vùng Kép, thuộc tỉnh Bắc Giang là nơi có địa lợi và nhân hòạ Tại đây có quốc lộ 1 và thiết lộ từ Lạng Sơn về Hà Nội và cũng là nơi có số Đảng viên ĐVQĐD phong phú về phẩm và lượng của liên tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn. Lực lượng vũ trang của Chiến Khu Kép dưới sự chỉ huy của Đ/C Vũ Đình Huyên là một áp lực mạnh mẽ đối với Cộng quân, vừa có khả năng khóa chặc đường vận chuyển của địch vừa sẳn sàng chuyển quân nhanh chóng về Hà Nội, dọn dẹp sạch sẻ Bắc Bộ Phủ.

2. Chiến Khu Lạc Triệu:
Làng Lạc Triệu là một làng đất nổi cao lên giữa khu Lục Đầu Giang rộng lớn. Khi thủy triều lên, làng Lạc Triệu trở thành một cù lao giữa biển nước mênh mông sát tận chân trờị Lý trưởng Hội Đồng Kỳ mục và tất cả nhân dân trong làng đều là Đảng viên ĐVQĐD. Lãnh thổ chiến khu Lạc Triệu gồm có xã Lạc Triệu và các xã chung quanh bao bọc theo Lục Đầu Giang.

3. Trường Sĩ Quan Lạc Triệu:
Trường Sĩ Quan Lạc Triệu đặt tại Chiến Khu Lạc Triệụ Đ/C Triệu Giang tức tướng Phạm Cao Hùng, một sĩ quan tốt nghiệp trường Hàng Phố, Phục vụ trong quân đội Trung Hoa Dân Quốc chống Nhật quân hàm cấp tướng, được Đảng Trưởng cử giữ chức vụ Tổng Tư Lệnh chiến khu Lạc Triệu kiêm chỉ huy trưởng trường Võ Bị Lạc Triệụ Trường có nhiệm vụ huấn luyện các sinh viên, học sinh của các trường tại Hà Nội và các tỉnh lân cận trở thành Sĩ Quan của ĐVQĐD.

4. Trung tâm huấn luyện quân sự Lạc Triệu:
Tại một xã khác, nằm dọc theo Lục Đầu Giang cũng được chọn làm trung tâm huấn luyện Hạ Sĩ quan và binh sĩ do Đ/C Đội Vấn và Đ/C Trần Đình Huyên phụ trách.

5. Trường Lục Quân Yên Bái:
Trường được thành lập năm 1945. Trong tinh thần thống nhất của Quốc Dân Quân, trường Lục Quân Yên Bái của ĐVQĐD thu nhận tất cả sinh viên sĩ quan của Mặt Trận Quốc Dân Đảng bao gồm: Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Dân Chính và cả Việt Minh Cách Mệnh Đồng Minh Hộị Tổng số sinh viên sĩ quan Quốc Dân Quân lên đến khoảng 500 người trong hai năm 1945-1946.

6. Chiến Khu Di Linh:
Được thành lập tại đồn điền Di Linh của cụ Trần Văn Doãn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóạ Chiến Khu Di Linh được vũ trang hùng hậu bằng số vũ khí mua lại của quân đội Trung Hoa Dân Quốc. Từ CKDL. Đ/C Trần Hồ, Chủ Tịch Mặt Trận Quốc Dân Đảng tỉnh Thanh Hóa tiến quân chiếm một phần tỉnh lỵ Thanh Hóa đối đầu với Cộng quân.

7. Chiến Khu An Điền và Trung Đoàn 25AB:

An Điền là tên một tổng thuộc huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định, quê hương của Đ/C Trần Văn Qưới, một sinh viên trường luật Hà Nội, mang lệnh của Đảng Trưởng cho Xứ Bộ miền Nam thành lập chiến khu nầỵ
Trong đoàn 25 AB với những chiến sĩ gan dạ, được huấn luyện tinh nhuệ, trang bị vũ khí đầy đủ đã linh động bố trí lực lượng hành quân khắp các miền lãnh thổ của khu chiến từ Biên Hòa, Bà Rịa đổ qua Gò Công, vượt Long an lên tận Đồng Tháp. Chiến sĩ An Điền nổi danh với những chiến công đánh Pháp, tiêu diệt Cộng Sản.
Những tiểu khu có cơ sở Đảng vững chắc nhất, phải nói đến địa danh: Bình Thung, Chòi Mòi, Rạch Mít, Bời Lời, Quéo Bạ

Chỉ huy trưởng Trung Đoàn 25 AB là Đ/C Bùi Hữu Phiệt với bộ tham mưu gồm các Đ/C Nguyễn Văn Tại, Huỳnh Văn Thảo, Từ Tỵ, Trần Quốc Bửu, Đặng Đình Nhã và các tân đồng chí thuộc lực lượng Bình Xuyên: Tư Thiên, Ba Dương, Mười Trí, Năm Hà.
Chiến Khu An Điền cũng là nơi lui tới thảo luận tình hình chính trị, trao đổi kinh nghiệm của các lãnh tụ các đoàn thể chống Cộng khác như Giáo Chủ Phạm Công Tắc, Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ, cụ Hồ Nhựt Tân, tướng Trình Minh Thế...

8. Các Chiến Khu An Thành và Ba Rài:
Hai chiến khu nầy được thành lập tại các tỉnh Vĩnh Long (Long Hồ) và Mỹ Tho (Cai Lậy) nhăm mục đích:

* Phát triển cơ sở Đảng trong quần chúng tại vùng châu thổ sông Cửu Long.
* Ngăn chặn các giao điểm trọng yếu của Cộng Sản.
*Huấn luyện cán bộ quân sự của Đảng quen thuộc với chiến trường và địa hình vùng sông nước.

9. Các chiến khu của Đại Việt Quốc Dân Đảng trong thời kỳ chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm:

* Chiến Khu Ba Lòng:

Được thành lập tại vùng rừng núi phía Tây tỉnh Quảng Trị nhằm mục đích chống lại chế độ gia đình trị của NhuĐiệm, đồng thời cũng là cơ hội dẹp tan các âm mưu cố thủ của Cộng Sản tại nam vĩ tuyến 17. Từ Ba Lòng các chiến sĩ Đại Việt phát triển các tiền đồn tại Thừa Thiên: Khe Mương, Dương Hòa, Nam Đông và tại Quảng Nam: Bến Hiên, Đại Mỹ.
Bộ tư lệnh chiến khu gồm có Đ/C Hà Thúc Ký, Trần Bình, Phạm Văn Bôn, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Lý, Hoàng Văn Hiền, Nguyễn Ngọc Cứ, Nguyễn Văn Mân, Hoàng Xuân Tửu...

* Chiến Khu Nguyễn Huệ:
Được thành lập tại vùng núi phía Tây quận Tuy Hòa do chủ trương của các Đ/C Trương Tử An, Trương Thị Thỉnh.

*Chiến Khu Châu Đốc:
Được thành lập tại vùng biên giới tỉnh Châu Đốc và Cam Bốt dưới sự chỉ huy của Đ/C Nguyễn Văn Xinh.

  • B. Xây dựng thành trì quốc gia chống Cộng:

1. Mặt Trận Chính Trị:
Song song với việc thành lập lực lượng và các căn cứ quân sự, Trung Ương ĐVQĐD luôn luôn chú trọng đến những giải pháp chính trị để đối đầu với các âm mưu thâm độc của Cộng Sản và thực dân.

a- Mặt Trận Quốc Dân Đảng:
Trong những năm 1945 - 1946 trong tình thế vô cùng phức tạp, ĐVQĐD chủ động công cuộc kết hợp các đảng phái quốc gia thành một lực lượng thống nhất.
Tháng 5 - 1945, tại Trùng Khánh, Đại Việt Quốc Dân Đảng đã mời các đại diện của VNQĐ, ĐV Dân Chính Đảng tham dự hội nghị gồm có các nhân vật:

* Đại diện ĐVQĐD: Nguyễn Tiến Hỷ, Đặng Vũ Trứ, Phan Cảnh Hoàn, Nguyễn Đình Quốc, Nguyễn Sĩ Định, Võ Văn Hải, Phan Bá Tro.ng.
* Đại diện VNQĐD: Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Vũ Quang Phẩm.
* Đại Diện Đại Việt Dân Chính: Nguyễn Tường Tam.
Hội nghị Tr`ung Khánh 1945 đã đạt được kết qủa:
ĐVQĐD, VNQĐD, ĐV Dân Chính kết hợp thành một tổ chức cách mạng thuần nhất với danh xưng: 
ĐDại Việt Quốc Dân Đảng trong quốc nộị
-Việt Nam Quốc Dân Đảng dùng ở hải ngoại, nhất là tại Trung Quốc để thuận tiện trong ngôn ngữ ngoại giaọ 
- Đảng Kỳ: Nền đỏ, vòng tròn xanh, sao trắng.
Cuối năm 1945, do nhu cầu tình thế phải đối đầu công khai với Mặt Trận Việt Minh, các đảng kể trên kết hợp thành một khối với danh xưng MẶT TRẬN QUỐC DÂN ĐẢNG.

- Cơ cấu và thành phần lãnh đạo được sắp xếp như sau:

* Chủ Tịch Mặt Trận Quốc Dân Đảng: Trương Tử Anh (ĐVQĐD).
*Tổng Thư Ký: Vũ Hồng Khanh (VNQĐD).
Các Ủy Viên: Xuân Tùng (VNQĐD), Nguyễn Tường Long (ĐVDC), Phạm Khải Hoàn (ĐVQĐD), Nguyễn Tường Bách (ĐVDC), Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Chấn, Nguyễn Đình Trí, Phạm Văn Hễ, Nghiêm Kế Tổ (VNQĐD), Phạm Ngọc Chi, Nguyễn Tiến Hỷ (ĐVQĐD).
Ban Bí Thư Trung Ương:
- Bí Thư Trưởng: Nguyễn Tường Tam (ĐVDC)

Trụ sở công khai của MTQĐD đặt tại trường Đỗ Hữu Vị, ngày 15-12-1945. Cờ của MTQĐD nền đỏ, vòng xanh, sao trắng. Đảng ca là bài Việt Nam Minh Châu Trời Đông của nhạc sĩ Hùng Lân. Cơ quan ngôn luận gồm nhiều tờ báo: Việt Nam, Đồng Minh, Chính Nghĩa, Đuốc Việt, Thanh Niên, sao Trắng.
MTQĐD chấp nhận Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn làm kim chỉ nam chống lại Chủ Nghĩa Mác Xít - Leninit của Cộng Sản.
MTQĐD hoạt động mạnh mẽ và có hiệu qủa khắp các tỉnh Bắc Việt vào đến Thừa Thiên và Quảng Nam.
- Bộ phận bí mật (còn được gọi là tối cao bí mật) gồm có: Trương Tử Anh, Nguyễn Tiến Hỷ, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam.

b- Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp:
Trong khi đó tại các tỉnh ở Nam Việt Xứ Bộ Miền Nam ĐVQĐD cũng dồn nổ lực kết hợp các lực lượng quốc giạ Các Đ/C Nguyễn Văn Hướng, Phạm Cao Hùng, Vũ Tam Anh đã triệu tập một hội nghị tại đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn, gồm các nhân vật:
-Huỳnh Phú Sổ, Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảọ
-Phạm Hữu Đốc, đại diện VNQĐD.
-Lê Kim Ty, đại diện Cao Đài Bến Trẹ
-Các nhân vật Hồ Văn Ngà, Dương Văm Giáo, Hồ Vĩnh Ký, Lâm Ngọc Đường...
Do hội nghị này và các cuộc tiếp xúc khác đã thành lập nên Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp.

c- Quốc Gia Việt Nam:
Trong năm 1947, các Đ/C Đặng Văn Sung, Nguyễn Tôn Hoàn, thành viên của Trung Tâm Chính Trị Hải Ngoại đã tiếp xúc với Cựu Hoàng Bảo Đại tiến hành một giải pháp mới: QUỐC GIA VIỆT NAM.
Đầu năm 1949, Đ/C Lê Thăng đại diện Trung Ương ĐVQĐD thân hành sang Pháp trao tận tay Cựu Hoàng một bạch thư với những điều kiện rỏ ràng, đòi hỏi người Pháp công nhận một nước Việt Nam độc lập, thống nhất lãnh thổ, có đầy đủ chủ quyền về quân tự, ngoại giao, tư pháp, kinh tế, tài chánh, văn hóa...
Kết qủa, hiệp định Elysee được ký giữa Cựu Hoàng Bảo Đại và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol. Ngày 1-7-1948, Cựu Hoàng Bảo Đại thành lập chính phủ đầu tiên của Quốc Gia Việt Nam, ĐVQĐD đã được mời tham chính với 5 chức vụ trong tổng số 19 ghế Tổng Bộ Trưởng:
ĐD/C Lê Thăng, Bộ Trưởng Ngoại Giao
ĐD/C Phan Huy Quát, Bộ Trưởng Giáo Dục
ĐD/C Nguyễn Tôn Hoàn, Bộ Trưởng Thanh Niên
ĐD/C Đặng Trinh Kỳ, TTK Chính Phủ
ĐD/C Nguyễn Hữu Trí, Thủ Hiến Bắc Việt.
Việc tham gia Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam là cơ hội để Đảng tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cứu nước trên các mặt trận tổ chức quần chúng và văn hóa tư tưởng.

2. Mặt Trận Quần Chúng:

a- Thanh Niên Bảo Quốc:
Ngay từ năm 1947, Xứ Bộ Miền Nam đã thành lập một đoàn thể ngoại vi đó là Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn. Đ/C Đỗ Văn Năng, người lãnh đạo đoàn Thanh Niên Bảo Quốc là một thanh niên văn võ song toàn, tâm hồn tao nhã. Đ/C đã qui tụ đông đảo thanh niên nhiệt tình với đất nước khắp các tỉnh miền Nam. Khi Đ/C Nguyễn Tôn Hoàn tham gia chính phủ trong chức vụ Bộ Trưởng Thanh Niên và Thể Thao, đoàn Thanh Niên Bảo Quốc phát triển rộng rãi trên toàn quốc.
Trung tâm Huấn Luyện Thanh Niên tại Nha Trang thời bấy giờ ngoài việc huấn luyện chuyên môn còn có phần huấn luyện chính trị do các Đ/C Hoài Sơn, Hùng Nguyên, Phạm Thái phụ trách nhằm gây dựng hàng ngũ thanh niên có một lý tưởng Quốc Dia Dân Tộc vững chắc.
Tại Bắc Việt Thanh Niên Bảo Quốc lớn mạnh khắp nơi, phát triển đến tận thôn ấp xa xôị Đông đảo thanh niên hăng hái tình nguyện gia nhập lực lượng quân sự chống Cộng trong hàng ngũ Bảo Chính Đoàn và lực lượng Công An Cảnh Sát Quốc Gia và theo học các trường đào tạo sĩ quan của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam.

b- Phong Trào Quốc Gia Bình Dân:
Song song với việc phát triển Đoàn Thanh Niên Bảo Quốc, Xứ Bộ Đại Việt Quốc Dân Đảng Miền Bắc thành lập một đoàn thể ngoại vi, đó là Phong Trào Quốc Gia Bình Dân. Sau buổi ra mắt trọng thể tại đường Gia Long. Hà Nội, Phong Trào Quốc Gia Bình Dân hoạt động mạnh mẽ trên toàn lãnh thổ Bắc Việt, thu hút hầu hết các đoàn thể chính trị và tôn giáọ Mục đích của Phong Trào là đoàn kết các tầng lớp dân chúng để xây dựng một chính quyền Quốc Gia Dân Tộc vững mạnh và triệt để chống Cộng Sản.

3. Mặt Trận Tư Tưởng Văn Hóa:
Cuộc chiến đấu chống Cộng Sản và thực dân là một chặn đường của một cuộc tranh đấu không ngưng nghỉ để dành lấy sự tồn tại và vươn lên của Dân Tộc. Đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng trong mọi cấp không lúc nào lãng quên nhiệm vụ chiến đấu trên mặt trận tư tưởng để nâng cao ý chí kiên cường và lòng yêu nước trong sáng.
Trong thời kỳ mới thành lập, Trung Ương Đại Việt Quốc Dân Đảng bí mật lưu hành tập san Việt Nam để phổ biến tư tưởng cách mạng, Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, chính sách và lập trường của Đảng. Nhiều đoàn Hướng Đạo đã được Đảng viên ĐVQĐD lãnh đạp phát huy tinh thần yêu nước, giúp đỡ đồng bào trong tình yêu thương ruột thịt. Đảng cũng phát động phong trào nghiên cứu lịch sử dân tộc, từ đó các đoàn viên, thanh niên tìm về các di tích lịch sử. Các tác phẩm thi, văn, nhạc, kịch, họa...ca ngợi cảnh đẹp của sông núi, chiến công oanh liệt của tổ tiên ngày càng nở rộ và khởi sắc.

Những năm 1944-1946, trong thời kỳ chiến đấu cam go với Cộng Sản và thực dân, ĐVQĐD trong Mặt Trận QĐD chú trọng vạch bột mặt thật phản dân hại nước của Chủ Nghĩa Cộng Sản và bọn người Cộng Sản trên các trang báo: Việt Nam, Đồng Minh, Chính Nghĩa, Đuốc Việt, Thanh Niên, sao Trắng.

Năm 1947, Xứ Bộ Trung Việt dưới sự lãnh đạo của các Đ/C Bửu Hiệp và Hà Thúc Ký phát hành nguyện san Xã Hội nhằm quảng bá tư tưởng cách mạng dân tộc của ĐVQĐD trong quảng đại quần chúng và nội san Sinh Tồn là tài liệu học tập, huấn luyện Đảng viên.

Trong thời kỳ Bộ Giáo Dục đã cho phổ biến bộ sách giáo khoa dùng cho bậc tiểu học nhằm xây dựng tuổi thơ Việt Nam một nền tảng đạo đức: cha)m học, luyện tập thân thể, yêu mến gia đình, tôn kính anh hùng liệt sĩ, yêu quê hương đất nước...bằng những bài văn xuôi, văn vần ngắn gọn, xúc tích, hình vẽ mỹ thuật.

Trong những năm 1949-1952, trong khi các tổ chức quần chúng của ĐVQĐD nở rộ, các Đ/C Đặng Văn Sung, Vương Hữu Đức, Trần Việt Sơn, Lê Thăng, Phan Huy Quát, Đặng Trinh Kỳ, Nguyễn Dương Đôn, Lê Xuyên Lê Bình Thăng...đã đóng góp bài vở cho tờ Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của tổ chức ngoại vi của Đảng.

Trong những năm 1954-1954, tình hình Việt Nam và quốc tế vô cùng sôi động để tiến đến một sự áp đặt mới cho vùng Đông Nam Á, tập san Đuốc Việt và báo Tự Quyết đã đóng một vai trò xuất sắc; bằng những lời lẽ đanh thép, thẳng thắn, bình dị, các Đ/C Hùng Nguyên, Phạm Thái và ban biên tập đã bắn những phát đại bác vào thành lũy Cộng Sản, thực dân, phong kiến gây cho độc gỉa sự thích thú và hiểu rỏ chân tướng những kẻ thù của dân tộc.

Nhà xuất bản Tự Quyết của Xứ Bộ Miền Nam cũng phát hành các tác phẩm của Đ/C Hùng Nguyên và Phạm Thái:
-Dân Tộc Hay Giai Cấp
-Thử Đặt Một Nền Tảng Khoa Học Cho Chủ Nghĩa Quốc Gia
-Truyện Năm Người Thanh Niên
-Tập Thơ Hồn Việt

Những văn phẩm này đem lại một ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với lớp thanh thiếu niên mới lớn trong thập niên 50-60, giữ gìn họ không bị cám dỗ bởi chiêu bài yêu nước gỉa mạo của Cộng Sản Việt Nam, một thứ tôi tớ của Cộng Sản Nga, Tàụ Sau này, khi trưởng thành, các thanh niên trong lớp tuổi này, dù không là Đảng viên ĐVQĐD, nhưng những tư tưởng yêu nước trong sáng của tuổi thiếu thời đã làm họ thành những chiến sĩ Quốc Gia chống Cộng Sản trong hàng ngũ Quân, Dân, Cán, Chính của chính thể Việt Nam Cộng Hòa.

                                                      * * *
Lịch sử của Đại Việt Quốc Dân Đảng là một phần tiếp nối lịch sử đấu tranh oai hùng của dân tộc Việt trải qua suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước. Trong tâm khảm người Đảng viên ĐVQĐD luôn luôn ghi nhớ những chiến công hiển hách, vang dội : Bạch Đằng, Chi Lăng, Ngọc Hồi...với tài thao lược và sự hy sinh vô bờ bến của tổ tiên.
Noi theo gương sáng của tiền nhân, Đảng viên ĐVQĐD nguyện dâng hiến cuộc sống và hạnh phúc của mình cho sự trường tồn của Dân Tộc.

Tất cả Đảng viên ĐVQĐD đang cùng các đoàn thể bạn, kề vai sát cánh cùng với toàn dân trong và ngoài nước quyết tâm tái tạo một chiến thắng Bạch Đằng Giang trong tương lai gần nhất, chôn vùi Chủ Nghĩa Cộng Sản quái đản và bọn lãnh tụ hình người dạ thú tận đáy vực Thái Bình Dương để toàn dân Đại Việt hiên ngang, rạng rỡ cùng nhân loại bước vào ngưỡng cửa văn minh của thế kỷ 21.

MỘT THOÁNG NHÌN LẠI LỊCH SỬ 


1.- Củng cố lại nội bộ 

Sau khi Đảng Trưởng Trương Tử Anh bị Việt Minh bắt thủ tiêu vào tháng 3 năm 1947, Đại Việt Quốc Dân Đảng như rắn không đầu. Hầu hết các đảng viên còn ở lại Việt Nam đã quy tụ tại Dưỡng Đường Henry Copin của Bác Sĩ Đặng Vũ Lạc ở số 92 đường Gambetta (tức đường Hàng Cỏ) ở Hà Nội. Trong nhóm này, người ta thấy có Bác sĩ Nguyễn Đình Luyện, Bác sĩ Phan Huy Quát, Bác sĩ Đặng Văn Sung, các ông Nguyễn Hữu Trí, Đặng Trinh Kỳ, Trần Trung Dung, Lê Thăng, Vũ Quý Mão, Vũ Đình Lý, Cung Đình Quỳ, Bùi Diễm, Phan Văn Châm, Đào Nhật Tiến, Trần Như Thuần, Nguyễn Đình Tại, v.v. Lúc đầu, Bác sĩ Đặng Vũ Lạc (1902 – 1948) được bầu làm Đảng Trưởng. Bà Đặng Thị Khiêm, em ruột của Bác sĩ Lạc, từ Nam Định lên Hà Nội giúp ông điều hành mọi công việc. Bà là vợ của ông Cả Nguyễn Tư Tề, nên thường được gọi là Bà Cả Tề. Cơ cấu đảng được tổ chức lại như sau: 

Xứ Bộ Bắc Việt: Bà Đặng Thị Khiêm, Bác sĩ Đặng Văn Sung, Bác sĩ Nguyễn Đình Luyện và ông Đỗ Long, tức Nguyễn Quốc Xủng. 

Xứ Bộ Trung Việt: Bác sĩ Bửu Hiệp, Kỹ sư Hà Thúc Ký, các ông Đoàn Thái, Nguyễn Văn Lý, Võ Lăng, Hoàng Xuân Tửu, Dương Thiệu Dị, Bảo Trọng và Ngyuyễn Văn Mân. 

Xứ Bộ Nam Việt: Kỹ sư Phan Thông Thảo tức Lê Quốc Hưng (thay thế Mười Hướng), các ông Nguyễn Văn Kiều, Lê Văn Hiệp, Phạm Đăng Cảnh và Trần Văn Xuân.

Ngày 1.10.1948 Bác sĩ Đặng Hữu Lạc qua đời, Nguyễn Hữu Trí được bầu lên thay. Ông Nguyễn Hữu Trí (1905 – 1954), tốt nghiệp Trường Cao Đảng Pháp Chính Hà Nội, đã từng làm tri huyện và tri phủ nhiều nơi, và Tổng Đốc Thái Bình. Năm 1946 ông về làm Chánh Văn Phòng cho Huỳnh Thúc Kháng, Bộ Trưởng Nội Vụ trong chính phủ Hồ Chí Minh. 

Sau khi củng cố lại nội bộ, vào cuối năm 1947, nhóm này đã hình thành một tổ chức mới lấy tên là “Club de Mandarins”, thường được gọi là “Nhóm Đại Việt Quan Lại”, sẵn sàng tham chánh, lãnh nhận các chức vụ do người Pháp trao cho để cai trị đất nước gióng như dưới thời Pháp thuộc. Về sau, có hai nhóm khác ở trong Nam cũng được coi là Đại Việt Quan Lại: 

Nhóm Nguyễn Tôn Hoàn: Ngày 12.8.1947, Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn từ Hồng Kông về Sài Gòn làm Tổng Thư Ký Khu Nam Việt của nhóm Việt Nam Quốc Gia Liên Hiệp và năm 1948 ông trở thành lãnh tụ Đại Việt miền Nam. 

Nhóm Nguyễn Hòa Hiệp: Ông Nguyễn Hòa Hiệp đã từng theo Việt Minh làm Giám Đốc Công An Nam Phần, rồi Tư Lệnh Đệ Tam Sư Đoàn ở Lái Thiêu. Đến tháng 5 năm 1946 ông về hàng Pháp. Lúc đầu ông theo nhóm Tân Đại Việt Cách Mạng, về sau ông thành lập một nhóm hoạt động riêng. Trong nhóm này có Luật sư Trần Văn Tuyên, tức Trần Vĩnh Phúc, là xuất sắc nhất. 

2.- Hợp tác với Pháp và Bảo Đại 

Khi hợp tác với Pháp, các nhóm Đại Việt Quan Lại cũng như Việt Quốc đều tìm mọi cách để được nắm giữ các chức vụ trong chính quyền, từ cấp xã đến cấp trung ương. Tuy nhiên, nhóm Đại Việt Quan Lại có nhiều thành phần khoa bảng hơn, nên thường chiếm được nhiều địa vị ở chính quyền trung ương hay chính quyền các phần. Trong thời gian ông Nguyễn Hữu Trí làm Thủ Hiến Bắc Việt, hầu hết các tỉnh trưởng, quận trưởng và các chức vụ cao trong chính quyền Bắc Việt đều được giao cho đảng viên Đảng Đại Việt. Tuy nhiên, cả hai nhóm Đại Việt và Việt Quốc gần như không có chính sách hay đường lối riêng biệt. Vã lại, tuy cùng một nhóm, nhưng mỗi người hoạt động theo sáng kiến và tham vọng riêng, nên thường có nhiều bất đồng. 

Vì biết nhóm Đại Việt Quan Lại có tham vọng trở thành một tổ chức lãnh đạo đất nước nên cả người Pháp lẫn Bảo Đại đều không muốn giao chính quyền trung ương cho họ. Trong chính phủ quốc gia đầu tiên được thành lập vào đầu tháng 6 năm 1948, mặc dầu bị áp lực nặng nề, Bảo Đại vẫn không chọn ông Nguyễn Hữu Trí mà chọn Tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng. Tuy nhiên, Bảo Đại đã bảo Tướng Xuân dành cho Đại Việt 5 ghế: Nguyễn Hữu Trí, Tổng Trưởng Nội Vụ; Lê Thăng, Bộ Trưởng Ngoại Giao; Phan Huy Quát, Bộ Trưởng Giáo Dục; Nguyễn Tôn Hoàn, Bộ Trưởng Thanh Niên, và Đặng Trinh Kỳ, Tổng Thư Ký Chính Phủ. Vì không được làm Thủ Tướng, Nguyễn Hữu Trí không chịu nhận chức Tổng Trưởng Nội Vụ, Tướng Xuân phải kiêm luôn chức này. 

Ngày 25.9.1948, Bảo Đại ký sắc lệnh bổ nhiêm Nguyễn Hữu Trí làm Đại Diện Việt Nam tại Pháp và Vũ Quý Mão làm Đặc Vụ Viên. Nhưng Nguyễn Hữu Trí không đi nhận nhiệm vụ mới. 

Ngày 1.7.1949, Bảo Đại ban hành Sắc Lệnh số 1-CP thành lập chính phủ mới do Đức Quốc Trưởng Bảo Đại làm Thủ Tướng, Trung Tướng Nguyễn Văn Xuân (mới được thăng ngày 4.5.1949) làm Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng. Về phía Đại Việt, Phan Huy Quát, Nguyễn Tôn Hoàn và Đặng Trinh Kỳ vẫn tiếp tục giữ chức vụ cũ. 

Bảo Đại cũng ký Dụ số 2 ngày 1.7.1949 ấn định quy chế công sở. Việt Nam được chia ra thành ba Phần gọi là Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt. Mỗi Phần do một Thủ Hiến cai trị. 

Ngày 3.7.1949, Bảo Đại ký Sắc Lệnh bổ nhiệm: 

Nguyễn Hữu Trí: Thủ Hiến Bắc Việt (thay Nghiêm Xuân Thiện). 
Phan Văn Giáo: Thủ Hiến Trung Việt. 
Trần Văn Hữu: Thủ Hiến Nam Việt. 

Khi được tin Bảo Đại đã bổ nhiệm Nguyễn Hữu Trí làm Thủ Hiến Bắc Việt, một cuộc tranh chấp đã xẩy ra giữa Việt Quốc và Đại Việt. Nghiêm Xuân Thiện (thuộc Việt Quốc), đương kim Tổng Trần Bắc Việt, tuyên bố nếu Nguyễn Hữu Trí ra Bắc sẽ bị bắt giam. Sau đó, Nghiêm Xuân Thiện vào Đà Lạt gặp Bảo Đại nhưng Bảo Đại không tiếp. 

Ngày 6.1.1950, Bảo Đại ủy nhiệm Phó Thủ Tướng Nguyễn Phan Long lập chính phủ mới. Ngày 22.1.1950, chính phủ Nguyễn Phan Long ra mắt tại Đà Lạt. Trong chính phủ này vẫn có ba đảng viên Đại Việt: Phan Huy Quát, Bộ Trưởng Quốc Phòng; Lê Thăng, Bộ Trưởng Ngoại Giao, và Nguyễn Tôn Hoàn, Bộ Trưởng Thanh Niên và Thể Thao. Vì không được làm Thủ Tướng, Nguyễn Hữu Trí đã có thái độ chống lại cả Bảo Đại lẫn Thủ Tướng Nguyễn Phan Long. 

Năm 1982, khi đến thăm Hoa Kỳ, Bảo Đại có kể lại với ông Cao Xuân Vỹ rằng vì ông Nguyễn Hữu Trí không được mời làm thủ tướng nên ông ta chống đối chính phủ mới. Ông phải trao cho Bác sĩ Đặng Văn Sung 300.000 đồng, nhờ đem ra trao cho ông Nguyễn Hữu Trí và nói rằng Pháp không muốn giao chính phủ cho Đại Việt nên ông phải cử ông Nguyễn Phan Long làm Thủ Tướng. Khi nào tình thế thuận lợi, ông sẽ trao cho ông Trí lập chính phủ. Nhờ thế, ông ta mới bớt chống đối chính phủ mới. Tôi có hỏi lại Bác sĩ Đặng Văn Sung về chuyện này, ông xác nhận chuyện đó đúng như vậy. 

3.- Đại Việt lộng hành 

Lúc đó, mặc dầu Pháp đã chiếm được hầu hết các tỉnh miền Bắc, nhưng vùng nông thôn vẫn còn là vùng xôi đậu. Ban Hành Chánh Xã được Pháp thành lập, thường được gọi là Ban Hội Tề, ban ngày theo Pháp nhưng ban đêm phải làm việc cho Việt Minh vì sợ bị sát hại. Đểå bình định vùng nông thôn miền Bắc, Pháp đã cấp ngân khoản cho Nguyễn Hữu Trí và nhóm Đại Việt Quan Lại thành lập “Đoàn Quân Thứ” - tiếng Pháp gọi là “Groupements administratifs mobiles operationnels”, viết tắt là GAMO – như là một đạo quân võ trang tuyên truyền, lúc đầu do Đỗ Đình Đạo chỉ huy. Đoàn quân này được thiết lập khoảng tháng 2 năm 1950. Những thành phần tham gia đoàn này được đưa đi huấn luyện tại Trung Tâm Huấn Luyện Bính Đông của Bảo An Đoàn ở Hải Dương do Bùi Văn Giá làm Chỉ Huy Trưởng. Sau đó, từng toán cán bộ này được gởi về nông thôn miền Bắc để thuyết phục dân đừng theo Việt Minh. 

Đỗ Đình Đạo thuộc VNQDĐ, có Tú Tài và là chủ đồn điền nhưng rất thích hoạt động và được lòng các cán bộ. Tuy nhiên, ông lại có nhiều bất đồng với Nguyễn Hữu Trí, nên khoảng tháng 9 năm 1950, Nguyễn Hữu Trí đã bổ nhiệm ông Lý Thái Như thay thế Đỗ Đình Đạo. Tính đến ngày 31.9.1953, có 15 toán GAMO đã thành lập, huấn luyện và đưa đến hoạt động tại các vùng Bùi Chu, Gia Lâm, Kiến An, Vĩnh Bình, Vĩnh Phúc, Nam Hà và Ninh Bình. Nhiều nơi than phiền là GAMO đã lấn át quyền hành của các viên chức hành chánh địa phương. Vì Lê Thái Như điều hành GAMO không đem lại kết quả, nên đến tháng 9 năm 1953, Ông Trí lại tái bổ nhiệm Đỗ Đình Đạo thay thế. 

Trong khi đó, Bác Sĩ Đặng Văn Sung được Pháp giao cho liên lạc với các đảng viên VNQDĐ và Đại Việt đang ở trong các chiến khu của Việt Minh để chiêu hồi họ trở về hợp tác với Pháp đồng thời lấy các tin tức tình báo về các hoạt động của Việt Minh. Vũ Đình Lý cũng đi làm mật vụ cho Pháp. 

Với một cơ cấu như trên, Nguyễn Hữu Trí đã tự ý điều hành mọi công việc tại Bắc Việt không cần biết đến chính phủ trung ương và chỉ trích chính phủ không cung cấp đủ tài chánh để hoạt động. Những tranh chấp giữa Đại Việt và chính phủ Nguyễn Phan Long càng ngày càng gay cấn. Ngày 23.3.1950, cả ba đảng viên Đảng Đại Việt nói trên đã rút khỏi chính phủ Nguyễn Phan Long. Ngày 9.4.1950, ông Gullion, Tổng Lãnh Sự Mỹ, cho biết chính phủ Nguyễn Phan Long sẽ sụp đỗ vì không hòa hoản được với miền Bắc, không ngăn chận được bạo động và có nhiều bất đồng với Pháp. Theo ông, Trần Văn Hữu có thể lên thay, nhưng lưu ý rằng Trần Văn Hữu có yếu điểm là thuộc đại gia đình điền chủ thân Pháp nên sẽ là đối tượng để Cộng Sản tuyên truyền. Ngày 27.4.1950, Bảo Đại giải tán chính phủ Nguyễn Phan Long và ủy nhiệm Trần Văn Hữu lập chính phủ mới.  Ngày 6.5.1950 chính phủ Trần Văn Hữu ra mắt, trong đó chỉ còn ông Nguyễn Tôn Hoàn của Đại Việt làm Bộ Trưởng Thanh Niên và Thể Thao mà thôi. 

Ngày 21.1.1951, Bảo Đại lại giải tán chính phủ Trần Văn Hữu và ủy nhiệm ông Trần Văn Hữu lập chính phủ mới. Ngày 19.2.1951, ông Hữu đã mời ông Nguyễn Hữu Trí làm Bộ Trưởng Quốc Phòng và Bác sĩ Phan Huy Quát làm Bộ Trưởng Giáo Dục. Ông Nguyễn Hữu Trí đòi phải dành cho Đại Việt nhiều ghế hơn nữa, nhưng ông Hữu từ chối. Bảo Đại liền triệu tập cả hai ông đến Đà Lạt để giải quyết các tranh chấp. Bảo Đại nói nếu hai ông Nguyễn Hữu Trí và Phan Huy Quát không nhận hai chức vụ được chỉ định, ông sẽ cất luôn chức Thủ Hiến Bắc Việt của Nguyễn Hữu Trí. Cả hai ông đều từ chối. Vì thế, trong chính phủ mới của ông Trần Văn Hữu ra mắt ngày 21.2.1951, người ta thấy Thủ Tướng Trần Văn Hữu kiêm luôn ba bộ là Nội Vụ, Ngoại Giao và Quốc Phòng, còn Luật sư Vương Quang Nhường, Bộ Trưởng Phụ Tá Thủ Tướng kiêm luôn Bộ Trưởng Giáo Dục. Tuy nhiên, trong thành phần chính phủ cũng có hai đảng viên Đảng Đại Việt là Lê Thăng giữ chức Bộ Trưởng Xã Hội và Trần Văn Khá, Bộ Trưởng Kinh tế. 

4.- Nguyễn Hữu Trí gặp khó khăn 

Ngày 22.2.1951, Tướng De Lattre thông báo cho Nguyễn Hữu Trí biết từ nay ông không ủng hộ bất cứ việc gì của Nguyễn Hữu Trí nữa. 

Ngày 14.4.1951, Thủ Tướng Trần Văn Hữu đã cử Bác sĩ Đặng Hữu Chí, Bộ Trưởng Y Tế, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng An Dân Bắc Việt, làm Thủ Hiến Bắc Việt thay ông Nguyễn Hữu Trí. Trong lễ tựu chức của Bác sĩ Đặng Hữu Chí ngày 15.4.1951, Thủ Tướng Trần Văn Hữu tuyên bố rằng chính phủ trung ương cương quyết đưa phần đất này trở lại khuôn khổ bình thường của tổ chức quốc gia. Ngày 19.11.1951, Bác sĩ Đặng Hữu Chí xin từ nhiệm vì lý do bệnh. Ông Nguyễn Văn Tâm, Bộ Trưởng An Ninh, đã kiêm nhiệm chức vụ này. Ngày 18.3.1952, ông Phạm Văn Bính, Bộ Trưởng Thanh Niên và Thể Thao, được cử làm Thủ Hiến Bắc Việt thay Bác sĩ Đặng Hữu Chí. 

Ngày 25.6.1952, ông Nguyễn Văn Tâm được cử làm Thủ Tướng thay ông Trần Văn Hữu. Trong chính phủ Nguyễn Văn Tâm có ông Lê Thăng thuộc Đảng Đại Việt làm Bộ Trưởng Xã Hội và Lao Động. Để làm hòa với Đảng Đại Việt, ngày 14.11.1952, Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Trí làm Thủ Hiến Bắc Việt thay ông Phạm Văn Bính. 

5.- Thậm thụt với Mỹ 

Ngày 11.1.1954, Bảo Đai đã đưa Bửu Lộc ra thành lập chính phủ thay thế chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Bác sĩ Phan Huy Quát được cử làm Tổng Trưởng đặc trách về dân chủ hóa quốc gia và ông Lê Thăng làm Bộ Trưởng Thông Tin.

Ngày 25.1.1953, ông Donald R. Heath, Đại Sứ Mỹ tại Đông Dương (1951 – 1952), đã gởi một báo cáo cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng Bảo Đại không thể lãnh đạo hữu hiệu được. Ông cho rằng trong các chính phủ từ trước đến nay, chính phủ Nguyễn Văn Tâm là khá nhất, nên phải yểm trợ chính phủ này. Ông hy vọng sau khi miền Bắc ổn định xong, có thể đưa Nguyễn Hữu Trí, lãnh tụ Đại Việt, làm thủ tướng thay thế Nguyễn Văn Tâm. 

Người Pháp đã nhìn thấy Nguyễn Hữu Trí đang nghiêng về phía Mỹ. Trong một báo cáo đề ngày 14.7.1953, Tướng De Lanerès cho biết Nguyễn Hữu Trí đang liên lạc chặt chẽ với các viên chức Mỹ, nhất là Lãnh Sự Mỹ ở Hà Nội là Sturm Hendrick. Ông này hiện đang ở trong một biệt thự thuê của Nguyễn Hữu Trí. 

Ngày 28.4.1953, Đại Sứ Heath lại làm một báo cáo về tình hình Đông Dương nói rằng Bảo Đại thông minh và biểu hiện sự đoàn kết Bắc – Nam, nhưng không có khả năng của một nhà lãnh đạo giỏi. Nguyễn Văn Tâm có nhiệt tình và hoạt động hữu hiệu, nhưng không có khả năng đoàn kết toàn quốc và quá thân Pháp. Theo ông, chỉ còn lại hai người có thể thay thế Nguyễn Văn Tâm là Ngô Đình Diệm và Nguyễn Hữu Trí. Nhưng ông Diệm quá cứng đầu, có lập trường chống Pháp, không được Bảo Đại ưa thích và ông ta cũng không thích Bảo Đại. 

Tuy nhiên, Bảo Đại hiểu Đại Việt hơn Đại Sứ Heath. Bảo Đại sợ nếu giao chính quyền cho Nguyễn Hữu Trí, Đại Việt sẽ thao túng chính quyền, vô hiệu hóa ông và tiến tới lật đổ ông, nên ông không bao giờ giao. Có người đã đề nghị đưa ông Trần Trọng Kim làm Thủ Tướng trở lại, nhưng Bảo Đại đã từ chối, vì cho rằng Trần Trọng Kim quá thân Đại Việt. 

Ngày 6.5.1954, ông Nguyễn Hữu Trí đã vào Sài Gòn than phiền với ông McClintock, xử lý thường vụ Toà Đại Sứ Mỹ tại Đông Dương, rằng không còn chính phủ trung ương nữa. Ông muốn Bảo Đại về nước đích thân cầm quyền. Ngày 17.5.1954, ông McClintock gởi cho Washington một công điện nói rằng Nguyễn Hữu Trí, Thủ Hiến Bắc Việt, có thể được trao cho lập chính phủ mới và Phan Huy Quát có thể làm Tổng Trưởng Quốc Phòng. Vì thế, Nguyễn Hữu Trí tin rằng ông sẽ được Mỹ đưa ra làm Thủ Tướng thay Bửu Lộc. Nhưng Đại Sứ Haeth và phái đoàn Hoa Kỳ tại Genève đã nhận ra rằng không thể đồng ý kế hoạch của McClintock. Đại Sứ Haeth nói rằng ngoài những trở ngại khác, Pháp chắc chắn không đồng ý một đề nghị như thế trong lúc này, và nếu không có sự đồng ý của họ, một cuộc đảo chánh khó có thể tránh được. Ông nói thêm rằng ông Diệm hình như đang tiến tới ủng hộ Bảo Đại. Ông kết luận rằng Hoa Kỳ nên “ít ra trong lúc này, ủng hộ giải pháp Bảo Đại.” 

Ngày 16.6.1954, Bảo Đại đã ký Sắc Lệnh số SL 38/QT cử ông Diệm làm Thủ Tướng thay thế ông Bửu Lộc với toàn quyền về dân sự và quân sự. 

Chúng tôi hy vọng với một số tài liệu căn bản được rút từ trong các tập FRUSS của Bộ Ngoại Giao như đã trình bày trên đủ cho ông Lê Mạnh Hùng thấy tại sao Pháp. Mỹ và Bảo Đại không chọn một nhân vật Đại Việt cầm đầu chính phủ. 

Chuyện tranh chấp giữa Tướng Collins và chính phủ Ngô Đình Diệm ghi trong các tập tài liệu này cũng cho thấy việc Washington không chấp nhận đề nghị của Tướng Collins thay thế ông Diệm bằng Phan Huy Quát hay Trần Văn Đỗ không phải vì ông Diệm là người Công Giáo như ông Lê Mạnh Hùng đã tìm cách gán ghép một cách ấu trỉ mà vì những lý do khác. Chúng tôi sẽ tiếp tục tranh luận với ông Lê Mạnh Hùng về vấn đề này. 



Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen