Seiten

Donnerstag, 17. Juli 2014

Pháo Binh & LỮ ĐOÀN LIÊN BINH PHÒNG VỆ TỔNG THỐNG PHỦ

Pháo Binh khóa 1 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức  
Nguyễn Thành Chí Đại tá Cư ngụ Nam Cali
Nguyễn Quang Chỉnh
Huỳnh Thu Chơn qua đời trước nam 1975
Trần Bá Cơ
Nguyễn Hiền Điểm Đại tá qua đời tại Virginia
Nguyễn Quí Đôn giai ngũ qua Bô Ngoại giao qua đời sau 1975
Nguyễn Văn Hưng
Phạm Thế Hùng qua đời tại Úc châu sau 1975
Nguyễn văn Khải Đại tá qua đời tại Pháp quốc
Nguyễn Như Kiệt
Vũ An Lân
Nguyễn Đình Lang Pháp quốc
Châu Hữu Lộc Đại tá KQ qua đời tại Pháp
Dương Văn Lý
Trần Văn Minh Trung tướng TL/KQ qua đời tại San Jose

Nguyễn Như Ngọc
Nguyễn Tuấn Ngọc
Hồ Văn Phước qua đời trước 1975 tại Việt Nam
Phạm Kim Qui Đại tá Nam Cali
Phan Đình Soạn Thiéu tướng qua đời tại Việt Nam
Nguyễn Đức Thắng Trung tướng, giải ngũ Connecticut
Thân Trọng Thắng
Đặng Ngọc Thanh qua đời tại Việt Nam sau 1975
Huỳnh Công Thành cố Chuẩn tướng qua đời tại Bình Tuy
Vương Hữu Thiều qua đời sau 1975
Đàm Tô
Lê Văn Trí qua đời sau năm 1975
Nguyễn Hưng Yên qua đời tại Việt Nam

*Pháo Binh khóa 2 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức (NMQ)Trung đội Pháo binh khóa 2 Sĩ Quan Trứ bị Thủ Đức (khóa Phụng Sụ) có 34 SVSQ, Huấn luyện viên gồm Đại úy Quirici, Đại úy Leclerc và Trung úy Ladonne.  Cuối khóa ra trường gồm 24 Thiếu úy, 4 Chuẩn úy, và 6 Trung si.
Tính đến nay (2006):
Trần Văn Ân, dân biểu, California
Đỗ Mạnh Chương, ở lại Hà nội năm 1954, qua đời khỏang năm 2000.
Dương Văn Dần, Đại tá, hiện ở Washington State.
Hòang Diệm, giải ngũ sớm, Giáo sư
Ngô Hán Đồng, Đại tá, tử nạm trực thăng tại Hạm Đội 7 năm 1971
Võ Kim Hải, Trung tá, qua đời tại Union City, California
Đỗ Mạnh Hợp, giải ngũ sớm, Giáo sư
Trần Ngọc Huyến, Đại tá, qua đời tại Texas năm 2005.
Võ Tấn Hưng, giải ngũ sớm, Công chức
Nguyễn Tuấn Kiệt, BTTM 1986 còn ở Sài Gòn
Nguyễn Văn Long, không có tin
Nguyễn Văn Nội, bị bắt trong trận Atlante và ở lại Hà Nội.
Nguyễn Xuân Phác, San Jose California
Trịnh Đình Phi, Sacramento California
Nguyễn Như Phong, giải ngũ sớm, Thương gia
Nguyễn Mỹ Quang, Trung tá, Campbell California
Thân Trọng Sinh, giải ngũ khỏang 1960, Giáo sư, Huế
Hồ Sự, Sĩ quan Tài Chánh, không có tin.
Phạm Thái, giải ngũ sớm, Giáo sư Tóan.
Trần Minh Thiện (Lam Phương) qua Không quân, qua đời tại Hoa ky sau năm 1975
Nguyễn Văn Thiệu, không ra sĩ quan vì lý do riêng
Lê Văn Thọ, Đại tá, qua đời 1975 tại trại cải tao Long Giao, Long Khánh.
Tô Ngọc Tho, Trung tá, qua đời tại trại Cổ Loa, Gò Vấp trân Mậu Thân 1968
Nguyễn Thông, sang Không quân, tử nạn phi cơ năm 1955
Đòan Văn Thường, hiện ở Chicagi, IL
Bửu Tương, Thiếu tá, qua đời tại Huế trận Mậu thân 1968

* Vui buồn đời pháo thủ (TVA)
*Danh Sách Pháo Binh Khóa 3 Đà lạt 
Lâm Quang Thi Trung tướng cư ngụ tại California
Nguyễn Xuân Thịnh Trung tướng qua đời tại CA năm 1998 
 
*Danh Sách Pháo Binh Khóa 4 Đà lạtĐào Duy Ân Thiếu tướng cư ngụ tại Boston, MA
*Danh Sách Pháo Binh Khóa 5 Đà lạt

Trần Văn Cẩm Chuẩn tướng cư ngụ tại Texas
Nguyễn Xuân Cảo Đại tá cư ngụ tại Texas
Dương Thái Đồng Đại tá CHP/PB/QLVNCH qua đời tại nam California
Trần Văn Hào Đại tá giải ngũ qua đời 1988 tại Sài gòn
Nguyễn Tiến Lộc Đại tá cư ngụ tại Georgia
Đòan Viết Liêu Đại tá cư ngụ tại California
Hồ Nhựt Quan Đại tá cư ngụ tại California
Cao Văn Thành Đại tá giải ngũ cư trú tại Virginia, từ trần tại Virginia.
Phàng Công Phú Dân biểu cư ngụ tại California
Phan Đình Tùng Đại tá Phụ tá 
CHT/PB/QLVNCH cư ngụ tại Virginia, không liên lạc được. 
*Danh Sách Pháo Binh Khóa 6 Đà lạt 
Phạm Kim Chung Đại tá CHT/PB/QD1 cư ngụ tại San Diego CA
Lê Văn Điệp không liên lạc
Hòang Hữu Giang Đại tá cư ngụ tại Philadelphia PA
Lê Văn Hòe không liên lạc
Đòan Văn Liễu Đại tá cư ngụ tại nam California
Trần Văn Phấn Đại tá cư ngụ tại Virginia
Vũ Tiến Phúc Đại tá, không nhận tin
Lê Chí Tín Đại tá cư ngụ tại California
Đào Trọng Tường Đại tá cư ngụ tại nam California
 
*Danh Sách Pháo Binh Khóa 7 Đà lạt

 Đào Ngọc Diệp Đại tá cư ngụ tại San Jose CA
Trần Thái Hân Đại tá cư ngụ tại nam California
Trần Đình Lộc Trung tá qua đời năm 2006 tại California
Nguyễn Văn Sử Đại tá tử nạn tại Đà Lạt năm 1972
Lê Văn Thân Chuẩn tướng qua đời nam 2005 tại California
 
*Danh Sách Pháo Binh Khóa 8 Đà lạt  

 Phạm Chí Chung qua đời tại bắc California
Vũ Đình Chung cư ngụ tại Canada
Trần Văn Đắc không có tin
Cao Nguyên Khoa qua đời tại New Jersey
Lê Huy Nghiêu giải ngũ và qua đời sau 1975
Nguyễn Thanh Nhàn cư ngụ và qua đời tại Nam California
Phan Văn Sang không có tin
Nguyễn Ngọc Sáu Đại tá CHT/PB/QD 2 cư ngụ tại nam California
Nguyễn Quốc Thanh qua Hải quân cư ngụ và qua đời tại California 20 tháng 4 năm 2009.
Lê Văn Thục cư ngụ tại Houston TX
Trịnh Long Vân qua đời sau 1975
Lê Hán Vỹ, giải ngũ cư ngụ tại Ohio USA
 *Danh Sách Pháo Binh Khóa 10 Đà Lạt (LVT)

Khóa 10 Trần Bình Trọng Đà Lạt nhập trường ngày 1-10-1953 với 525 SVSQ, ra trường ngày 1-6-1954 với 400 tân Thiếu úy, 42 sĩ quan bán chủ lực quân.  Ngay khi ra trường một số tân sĩ quan được chọn quân binh chủng.  Riêng về binh chủng Pháo binh có các thiếu úy Hà Bá Chung, Lý Hồng Chương, Đặng An Hòa, Nguyễn Khải Hòan, Nguyễn Kép, Vũ Quang Khánh, Phan Bỉnh Kiên, Phạm Hữu Nghĩa, Hùynh Văn Phú, Vũ Văn Thừa, và Bửu Tương.  Trong số các sĩ quan kể trên có 5 sĩ quan được đề cử du học tại Pháp quốc, nhưng truớc khi về nước thiếu úy Nguyễn Khải Hoàn đào ngũ ở lại Pháp, thiếu úy Lý Hồng Chương đào ngũ về miền bắc Việt Nam.  Đầu năm 1956 quân đội cần bành trướng thêm cho các quân binh chủng  nên có một dịp cho các sĩ quan đổi ngành sau một kỳ thi trắc nghiệm tâm lý.  Các thiếu úy Nguyễn Khoa Bảo, Tạ Huy Lương,  Đòan Công Tân, Trần Đức Thuật, Đặng Toàn, Lê Văn Trang, Nguyên Văn Tự, và Võ Thành Xuân theo học khóa pháo binh căn bản cùng với khóa 11 Võ bị tại Phú Lợi.  Riêng thiếu úy Nguyễn Đăng Huệ theo học khóa Truyền tin binh đoàn được bổ nhậm chức vụ Sĩ quan Truyền tin Tiểu đoàn 1 Súng cối, sau này có theo học khóa căn bản pháo binh nên đã gia nhập binh chủng Pháo Binh.
Nguyễn Khoa Bảo Đại tá TMT/SD2BB qua đời ngày 25/3/1998 tại Cali
Hà Bá Chung Trung tá, California
Lý Hồng Chương đào ngũ sau khóa học Pháo Binh tại Pháp
Đặng An Hòa, 
Trung tá cư ngụ tại Pittsburgh Pennsylvania
Nguyễn Khải Hòan
 đào ngũ sau khóa học Pháo Binh tại Pháp
Nguyễn Đăng Huệ, 
Trung tá, cư ngụ tại nam California
Nguyễn Kép, 
Trung tácư ngụ tại Lowell, MA
Vũ Quang Khánh, 
CHP/PB/QD 3, hưu trí năm 1973 tại Texas, qua đời năm 2009.
Phan Bỉnh Kiên Trung tá,  hưu trí tại bắc Calfornia
Tạ Huy Lương
 Trung úy, tử nạn xe hơi tại Sàigòn năm 1956 hay 1957
Phạm Hữu Nghĩa, 
Trung tá CHT/PB/SD25BB, nam Florida
Huỳnh Công Phú, 
không liên lạc
Đòan Công Tân
 qua đời vì bệnh tại Philadelphia Pennsylvania
Vũ Văn Thừa, 
Trung tá CHP/PB/SD18BB,  Dallas, TX
Trần Đức Thuật 
qua đời tại San Jose California
Đặng Tòan 
, Trung tá CHT/PB/BDQ mất tích trên biển cả
Lê Văn Trang, 
Đại tá CHT/PB/QD3, hưu trí tại nam California
Nguyên Văn Tự, 
Trung tá PB/QD4 cư ngụ tại Dallas Texas
Bửu Tương 
qua đời năm Mậu Thân 1968 tại Huế
Võ Thành Xuân
 qua đời vì bị pháo kích tại Vĩnh Long V4CT
*Danh Sách Pháo Binh Khóa 11 Đà lạt
 Có tất cả 29 SQ Khoá 11 VB Đàlạt về trình diện Trường PB Phú Lợi để theo học Khóa 8 SQPB hiện dịch. 29 người tụi tôi và một số quân nhân ngoài binh chủng hợp thành Trung đội 1 (Tr.Úy Nguyễn Văn Trước là trung đoàn trưởng) và Trung đội 2 (Trung úy Trần Hùng Riệu trung đoàn trưởng). Còn Trung đội 3 gồm các sĩ quan tình nguyện nhập binh chủng Pháo Binh trong đó có Anh Trang, thày Nguyễn Ngọc Sáu, Nguyễn Thế Nhã của Nhảy Dù và khoảng 20 người nữa. Các bạn Khóa 11 sau đây của Trung đội 1 và 2 K8/PBHD :
-Chử Nam Anh : ra trường về TĐ34PB ở Bình Thủy, một thời gian làm Chánh Văn Phòng Giám Đốc Quân Tiếp Vụ. Sau 1975 định cư ở Canada. Mất liên lạc từ tháng 4-2004.
-Nguyễn Văn Ba (Ba Còi) : định cư ở San Jose, CA. Bán bảo hiểm tại San Jose, Vũ Ngọc Thành có gặp Ba Còi vài lần. Từ trần năm 2007 sau 2 lần nhập viện ở San Jose.
-Gip A Cẩu : ra trường về trình diện SĐ3BB (sau đổi là SĐ5BB) ở Sông Mao.
-Từ Văn Diện : Nghe nói làm HLV trường PB 1964, đáo hạn tuổi giải ngũ về sống tại Thủ đức. Sau đó mất liên lạc.
-Trần Văn Dư : mất liên lạc từ ngày rời Trường PB.
-Lê Tấn Đạt : mất liên lạc từ ngày rời Trường PB.
-Võ Văn Lai : mất liên lạc từ ngày rời Trường PB.
-Trần Thanh Liêm: PB/SD dù, đã qua đời
-Đặng Ngọc Nam : mất liên lạc từ ngày rời Trường PB.
-Vòng Siu Phý : không rõ đơn vị phục vụ, Phan Trọng Sinh được đọc một bản dịch sách Tử Vi từ chữ Hán sang quốc ngữ tại nhà Trung -Tướng Phan Trọng Chinh: có tên và bút tích của Phý, như vậy Phý có thể đã phục vụ TCQH hoặc SĐ25BB. Trước 1975, Nguyễn Trí Trung và Lầu Chí Phấn thay mặt anh em cùng khóa dự tang lễ Phý ở một nhà quàn Hoa Kiều Cholon.
-Đèo Văn Đức : rời Trường PB, đáo nhậm một đơn vị pháo binh ở BMT. Về sau chuyển sang LLĐB và sau cùng thuộc quân số Không Quân. Sau 1975 định cư ở Nashville, TN. Về VN trị bệnh và qua đời tại BMT ngày 23-2-2006.
-Se Kiu To : nghe Đèo Văn Đức cho biết đã qua đời ở Ai Lao.
-Vòng Phát Sáng : hiện định cư tại 2207 S.21st street, Philadelphia, CA PA 19145.
-Trần Trọng Sanh : mất liên lạc từ ngày rời Trường PB.
-Đèo Văn Sơn : nghe Đèo Văn Đức nói Sơn đã tử trận, không rõ chi tiết.
-Nguyễn Đăng Tấn : Phục vụ một thời gian tại TĐ24PB dưới thời TT Dương Thái Đồng và TT Hoàng Hữu Giang. Nghe nói đã qua đời trong trại cải tạo (?).
-Khổng Năng Hạnh : Mãi tới 2004 anh mới kết hôn, hiện cư ngụ tại 2125 Glebe Ave, Apt 4X, Bronk NY 10462 – đt 718-829-2364.
-Nguyễn Văn Quế : cư ngụ tại California, đã qua đời.
-Tạ Văn Thành : Trung Tá, hiện định cư tại 4629 W.Maurie Ave, Santa Ana, CA – đt 714-554-2269.
-Vũ Ngọc Thành: Trung tá, cư ngụ tại California, coi phần tiểu sử cá nhân.
-Hoa Hải Thọ: Trung tá, cư ngụ tại California, coi phần tiểu sử cá nhân.
-Nguyễn Tân Tiến : hiện cư ngụ tại 30 Regalo, Mission Viejo, CA 92692 – đt 949-702-3412.
-Nguyễn Trí Trung: Trung tá, cư ngụ tại California, coi phần tiểu sử, đã qua đời
-Nguyễn Công Yên: coi tiểu sử.
-Nguyễn Văn Ngàn: Trung tá, cư ngụ tại California
-Phan Trọng Sinh: Trung tá, cư ngụ tại California
          Pháo thủ Phan Trọng Sinh nói chuyện về Pháo Binh
Rời Trường Pháo Binh năm 1955, tôi và Nguyễn Trí Trung thuyên chuyển về TĐ12PB (sau đổi là TĐ22PB và sau là TĐ27PB), hậu cứ ở Dĩ An. Lệnh thuyên chuyển ghi là trình diện đơn vị hành quân ở Long Xuyên-Châu Đốc, vì không biết TĐ có hậu cứ ở Dĩ An, nên 2 anh Thiếu úy “tout neuf jamais cassé” là Trí Trung và tôi ra Trạm Kiểm Soát Phú Lâm đón xe quá giang đi tìm đơn vị. Tại trạm KS Phú Lâm, gặp được Thiếu Tá Hồ Nhật Quan TĐT/TĐ1PB cho theo xe jeep về căn cứ TĐ1PB ở Bình Thủy, Cần Thơ ngủ qua đêm, ngày hôm sau cho chở đi Long Xuyên. Khi đi ngang Thốt Nốt thấy 1 pháo đội đặt súng ở sân banh bên đường bèn vào hỏi thăm, gặp Trung úy Nguyễn Khắc Thiệu PĐT/PĐ1 TĐ12PB. Chiều hôm đó Trung úy Thiệu lái xe đưa chúng tôi về BCH TĐ đóng tại Long Xuyên.


Vị TĐT/TĐ12PB là ĐU Ngô Trung Hiền (K5 VBQGĐ), TĐ Phó là ĐU Đào Ngọc Diệp. TĐ đi hành quân chỉ mang theo 1 BCH nhẹ có Nguyễn Đoàn Viên (thi sĩ Mạc Phong Luân) là sĩ quan tác xạ, có anh Phạm Công Cẩn (truyền tin) và già (?) Thanh (quân xa).
Pháo đội 1 của Trung úy Thiệu có Vũ Bá Đạt, Nguyễn Văn Châu (Châu Tàu Héo) và tôi, về sau có thêm Tăng Văn Ri. Pháo đội 3 của Trung úy Phan Văn Sang có Đào Mỹ Ngọc, Nguyễn Minh Hoàng, Phó Văn Sinh, Nguyễn Trí Trung, về sau thêm Thanh Văn Châu. Pháo đội 2/TĐ12PB của Trung úy (?)Tuấn (biệt danh Tuấn hifi) biệt phái cho LTVK Thủ Đức làm Pháo đội biểu diễn, không tham dự các hoạt động của TĐ vì vậy tôi không nắm chắc thành phần sĩ quan pháo đội này. Pháo đội CH/TĐ12PB của Trung úy Phạm Văn Tài kiêm CHT/Hậu cứ Dĩ An. Thuộc PĐCH còn có Trung úy Trương Như Nguyên pháo đội phó quê Thủ Đầu Một, Cao Nguyên Khoa sĩ quan truyền tin và Vũ Viết Di tế mục vụ. Nghe nói Phùng Quốc Thường cũng đã phục vụ TĐ này trước khi tôi về đây.
Vì PĐ2/TĐ12PB là đơn vị biểu diễn, từ cơ bản thao diễn đến khẩu lệnh tác xạ, kỹ thuật tác xạ và địa hình đều đổi sang “lối Mỹ” nên các PĐ khác của TĐ cũng phải thay đổi theo. Đây là đơn vị PB VN đầu tiên chuyển từ “lối Pháp” sang “lối Mỹ”.
ĐU Diệp rời TĐ12PB thì ĐU Huỳnh Thu Chơn về làm TĐ Phó. ĐU Chơn tốt nghiệp Châlons-Sur-Marne. Nghe nói ĐU sang Pháp du học từ lúc còn mang Trung úy, nhưng lên ĐU lúc còn ở Trường PB này trước khi về nước.
Sau khi chấm dứt 2 chiến dịch Trương Tấn Bửu và Thoại Ngọc Hầu, TĐ12PB được Đại Tá Nguyễn Hữu Có TL/SĐ13BB chỉ định phụ trách tổ chức liên hoan mừng chiến thắng tại một căn cứ ở Củ Chi. TĐT ra lệnh tất cả chúng tôi phải về Saigon may một bộ “tenue numero 2” cùng một loại vải kaki với giày mới, mũ kết Phước Hùng giống nhau. Chúng tôi răm rắp thi hành lệnh, tuy có xót xa cho cái ví tiền. Tôi không chắc là ai trong TĐ đã phụ trách mời và đón ban nhạc -có lẽ là Nguyễn Đức Đạt (K5TĐ)- nhưng tôi và vài bạn khác trong đó có Vũ Bá Đạt được cho sử dụng xe jeep của TĐ về Saigon đón ca sĩ, vũ nữ sexy và các em cave lên Củ Chi. Trong đêm liên hoan đó, cấp Thiếu Tá trở lên ở đâu ra mà đông thế, các ổng giữ kẽ với nhau nên tuy ban nhạc, ca sĩ và các show sexy rất hay và hấp dẫn mà sàn nhảy chỉ lơ quơ mươi cặp. Còn bọn tui thì được chỉ định công tác đặc biệt, đứa thì giám sát lơ tài đậu xe cho đàng hoàng theo kiểu “valet parking” hiện nay, đứa thì giám sát ăn uống không để các bàn cuả VIP thiếu đồ ăn thức uống, đứa thì túc trực ngay phía sau các bàn VIP để nhận “order” đưa cave đến bàn cho “quan”. Các em cave tuy cũng muốn nhảy với các VIP mà chẳng thấy VIP nào gallant đến mời nên ngồi dúm lại đấu láo với tụi tui. Tôi đã nghĩ đêm đó các vũ trường Saigon-Cholon vắng mặt hầu các cave hạng sang.
Sau buổi liên hoan nặng phần trình diễn này, ĐU Hiền TĐT rất bực mình vì chẳng có SQ nào của TĐ chịu ra sàn nhảy làm ông mất mặt phải chỉ huy một đám sĩ quan “quê mùa”. Nên sau chiến dịch khi trở về hậu cứ Dĩ An và có ĐU Chơn về làm TĐ Phó, ông ra lệnh toàn thể sĩ quan phải học khiêu vũ dưới sự dìu dắt của ĐU Chơn. Thế là chỉ trong khoảng 1 tuần tối nào chúng tôi cũng thưc tập các bước nhảy với ĐU Chơn, hoặc ôm nhau dìu tới dìu lui dưới con mắt quan sát của TĐT và TĐP. Sau khi thấy chân cẳng chúng tôi đã có vẻ thuần thục, chúng tôi được thực tập -không phải là tác xạ- mà là khiêu vũ với vài em cave xẩm đón từ Cholon lên. Tuy ngôn ngữ bất đồng, nhưng đây chỉ là chuyện hợp tác dùng thân mình và tay chân sao cho hòa hợp nên kết quả rất là chơn chu.
Khi thấy chúng tôi đã có vẻ thành thạo, ĐU Hiền và ĐU Chơn bèn lãnh đạo chúng tôi “tảo thanh” các vũ trường Cholon là nơi các em xẩm hành nghề, trước là tạ ơn các em đã tận tình giúp đỡ gratuite, sau là để chúng tôi quen với khung cảnh vũ trường thực sự và trả ơn cave bằng tích kê. Lúc này Trung úy Nguyễn Khắc Thiệu là PĐT/PĐCH và là ông anh chi tiền trong mọi vụ du hý, đầu tháng anh Thiệu chiếu theo sổ sách thâu tiền tụi tôi theo kiểu “à l’américaine”. Thời gian sau đó TĐ mới càn quét sang các vũ trường vùng Saigon và Thủ Đức. Tôi thật không có ý viết thư này như là một đoạn hồi ký, nhưng không thể nín được mà phải kể ra, vì nhớ lại câu nói bất hủ của Nguyễn Đức Đạt “đây là thời hoàng kim sau Kiệt-Trụ, giấy phép sả đầy đường không ai thèm nhặt”.
Vào thời gian này vài cố vấn Mỹ bắt đầu thăm viếng TĐ, trước là muốn biết khả năng kỹ thuật của TĐ, sau đó là mở lớp Anh Văn. Vũ Viết Di –nghe nói có theo học K1 Nam Định,hiện cư trú tại Sacramento- là người duy nhất có thể nói cho mấy anh cố vấn hiểu mọi vấn đề của TĐ. Sau Vũ Viết Di chỉ có tôi đã học hết bí kíp Book 1, Book 2 và nửa Book 3 của Lớp Anh Văn Lê Bá Công ở Hanoi. Nhưng đọc và viết thì còn tàm tạm (tôi nghĩ vậy), mà nói thì cố vấn không hiểu vì các anh này đâu có học được Book 1, Book 2 và nửa Book 3 của Lê Bá Công như tôi nên trình độ khác nhau không thể thông cảm được.
Các cố vấn thách thức TĐ trong một thời gian ấn định, thực hiện một cuộc di hành chiến thuật ban đêm từ Dĩ An, chiếm đóng một vị trí tác xạ, gửi tiền sát viên tới một nơi nào đó trong vùng Phú Lợi, và tác xạ cho đến khi có yếu tố điều chỉnh của một pháo đội để toàn thể TĐ(-) “fire for effect”. TĐ đã thắng vẻ vang vụ thách thức đó, report của cố vấn ghi nhận thành tích đạt được tốt đẹp hơn một TĐPB Mỹ trong một hoàn cảnh tương tự. Chúng tôi đã thắng là lẽ đương nhiên, vì vùng phụ cận sân bắn Phú Lợi là sân đá banh của tụi tôi, không biết bao nhiêu lần TĐ đã dùng Phú Lợi để thực tập, vì vậy đêm hay ngày chúng tôi nhắm mắt cũng vào trúng nơi chỉ định trong nháy mắt.
Không phải TĐ chúng tôi chỉ có lo nhảy đầm, học anh văn… cũng huấn luyện và tu bổ chiến cụ mờ người vì vào thời gian đó -nhờ ơn cố vấn-chiến cụ, vũ khí, quân xa, dụng cụ mới được thay thế lu bù. Ngoài ra còn tập dượt diễn hành, và tham gia các trận volley-ball giao hữu với các đơn vị bạn. Tôi còn nhớ đội banh của Trung úy Nguyễn Tấn Bạch (tôi không nhớ tên đơn vị của anh Bạch) thường làm chúng tôi ê càng.
Rồi tôi và Nguyễn Minh Hoàng được chỉ định đi học Khóa Dẫn Đạo Chỉ Huy ở TTHL Quang Trung, tại đây gặp thêm pháo thủ Phạm Hữu Nghĩa (K10 VBĐL). Mãn khóa, 3 chàng “ngự lâm” pháo thủ đứng thứ 1,2 và 3. Thế mới biết pháo đi đến cũng nổ ầm ầm, át hết các tiếng đì đẹt của bộ binh.
Hết Dẫn Đạo Chỉ Huy tôi được TĐ trao cho công tác trùng tu các điểm chuẩn (point géologique) trong Quân Khu 1 (sau là BK Thủ Đô và Quân Khu 3). Tôi hoàn tất công tác này trong khoảng 3 tháng, ban ngày tà tà tu sửa vài điểm chuẩn, tối đến thày trò lên xe đi săn đêm. Từ Tây Ninh băng ngang các khu vực sau này là Chiến Khu C, D, Dương Minh Châu qua vùng sau này là Long Khánh, Phước Tuy, 100% các “điểm chuẩn” trong tài liệu phát cho tôi đã được thanh sát, và tu bổ.
Trở về TĐ ở Dĩ An -lúc này ĐU Hiền đã đi khỏi, ĐU (?)Hùng người miền Nam về thay thế- tôi xin thuyên chuyển lên cao nguyên để tiếp tục được săn bắn. Đơn vị mới nơi cao nguyên là TĐ24PB do Thiếu tá Dương Thái Đồng chỉ huy, Trung úy Nguyễn Văn Thọ (K6 VBĐL) là TĐP. Các Trung úy PĐ trưởng là Vũ Quang Khánh, Trương Tuấn Đạt, Nguyễn Két và Thạch Sách. Ngoài ra còn có Tạ Huy Lương, Trịnh Tiết Chế, Vũ Mạnh Cường, Nguyễn Đăng Tấn và tôi. Thiếu tá Đồng đi thành lập TĐ35PB cũng đóng ở BMT gần TĐ24PB, trao quyền chỉ huy TĐ24PB cho Thiếu tá Hoàng Hữu Giang cũng là lúc tôi rời TĐ về Hội Việt Mỹ học Anh Văn chuẩn bị đi Fort Sill. Tôi không nhớ nhiều về TĐ35PB của Thiếu tá Đồng, chỉ chắc chắn đã gặp Thiếu úy sau là Trung úy Ngụy Hiền (K13 VBĐL) ở TĐ này. Ngụy Hiền có một thời gian về Sở Liên Lạc/BTTM. Sau 75 tôi có tới thăm nhà Hiền (rất đẹp) và cùng đi ăn lunch ở vùng Los Angeles. Gần đây tôi đã thấy ảnh của Hiền ngồi wheel chair (!).
Trong một dịp nào đó, có lẽ là trình diện BCH/PB tôi được gặp Thiếu Tá Phạm Kim Quy TMT hay CHP/BCH PB. Sang tới Fort Sill, nơi tập trung rất đông sĩ quan pháo binh VN đang du học, quá nhiều kể ra không hết được. Tôi chỉ nhớ nhất là các anh Lê Đình Ninh (Ninh nháy), Lê Kim Sơn vì cùng ở chung một BOQ. Sơn sau này rất thân với tôi, mỗi khi anh về Saigon đều bắt Vũ Bá Đạt mở tiệc đãi anh và cho gọi tôi tới làm bạn nhậu. Nhiều tối Vũ Ngọc Thành, TĐP của Bá Đạt, phải vực tôi hay Sơn về phòng ngủ ở TĐ. Anh đã tử trận vì một trái B40 !
Tôi và một số sĩ quan PB sang Fort Sill để học BOC, nhưng khi tới Fort Mason, San Francisco thì được biết chúng tôi sẽ làm thông dịch viên dịch tài liệu huấn luyện và làm huấn luyện viên cho Khóa 13 VBĐL sắp từ Fort Benning, GA tới thụ huấn để trở thành pháo thủ. Tôi có thể nói đã quen biết tất cả các anh em K13 VBĐL học ở Fort Sill và tất cả đều thân thiết với tôi, nhưng thôi phần kiểm điểm danh sách các anh này xin nhường cho một bạn K13 như Đoàn Trọng Cảo chẳng hạn. Trong KYPB tôi thấy ghi Nguyễn Công Yên (cùng Khoá 11 với tôi, hiện ở Pháp) cũng làm thông dịch viên và huấn luyện viên cho K13 VBĐL ở Fort Sill. Tôi đã hội ý với Trí Trung, nhưng cả hai chúng tôi đều không nhớ Công Yên có mặt trong bọn tôi lúc bấy giờ. Trưởng nhóm Thông Dịch Viên/Huấn luyện viên cho Khóa 13 Đalat ở Fort Sill là Đại úy Phan Giảng Thanh (K5 VBQGD), tôi con nhớ có Tôn Xuân, Nguyễn Trí Trung, Nguyễn Qúy Hạo, Trần Văn Trung.
Ở Fort Sill trở về nước, tôi được thuyên chuyển về TĐ402Súng cối (sau là TĐ22PB) ở Pleiku vào lúc Dương Văn Hoàn về Saigon làm thủ tục đi Mỹ. Tôi nhớ trước khi đi Pleiku đã trình diện Trung Úy Tô Ngọc Thọ Trưởng Phòng Nhân Viên BCH/PB và Thiếu tá Hùynh Công Thành là Tham Mưu Trưởng hay Chỉ Huy Phó PB cho Đại Tá Trang. ĐU Nguyễn Hữu Cam TĐT/TĐ402SC muốn bổ nhiệm tôi thay thế Hoàn nhưng tôi nài nỉ xin ĐU Cam miễn cho vì tôi đang chờ lệnh thuyên chuyển về Nhảy Dù. Sau này vào thời gian có biến động Phật giáo Miền Trung tôi gặp lại ĐU Cam ở Đà Nẵng (lúc này tôi là CHT Lôi Hổ của Sở Liên Lạc/BTTM ở Đà Nẵng. Lần gần đây nhất là trong một buổi hội ngộ Pháo Thủ ở Nam Cali trong năm 2008.
Về Đại Đội Nhảy Dù, tôi gặp Huỳnh Long Phi, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Thế Nhã (tử trận trước 1975 khi đang chỉ huy 1 Trung Đoàn BB), Nguyễn Văn Ngàn, Trần Thanh Liêm, Trần Hữu Tình (qua đời sau 1975 tại VN) và Lâm Quang Thường. Hiện giờ chỉ còn anh Tường, anh Nguyễn Văn Ngàn, Lâm Quang Thường (nghe nói ở lại VN, chỉ có gia đình vợ con sang Mỹ) và tôi của ĐĐSC Nhảy dù cũ, những anh khác đều đã qua đời. Tôi trình diện ĐĐSC vào lúc anh Phi và Nguyễn Văn Ngàn (Ngàn về nhảy dù trước tôi vài tháng) đi du hành quan sát ở Hawaii. Anh Tường ĐĐP/ĐĐ tạm bổ nhiệm tôi làm Trung đội trưởng Trung đội 1. Ngay ngày đầu tôi khảo sát trung đội và thấy rằng trung đội hãy còn dùng kỹ thuật Pháp, chưa được huấn luyện theo lối Mỹ, các dụng cụ địa hình, và phụ tùng cho súng cối còn mới toanh trong thùng hay trong bao. Vì vậy tôi thảo chương trình huấn luyện đơn vị của tôi theo lối Mỹ. Lúc anh Phi về, anh đem trình BCH Nhảy Dù và được chấp thuận cho cả ĐĐSC huấn luyện lại. Sau khi ĐĐ đã thành thạo phương pháp Mỹ rồi, chúng tôi huấn luyện cho binh sĩ biết sử dụng Pháo 105 ly. Sau khi ĐĐSC trở thành đa hiệu đa năng có thể dùng cối 106 ly mà cũng có thể khi cần sử dụng thành thạo pháo 105 ly, tôi lại đề nghị mở khóa Điều Chỉnh Tác Xạ Pháo Binh (ĐCTXPB) dành cho các trung đội trưởng và đại đội trưởng bộ binh nhảy dù. Tôi phụ trách thực hiện các chương trình kể trên, các sĩ quan trong đại đội (ngoại trừ anh Phi) đều là huấn luyện viên. Đâu có ngờ 7 năm sau pháo binh dù bành trướng và ĐĐSC này được thêm quân số để năm 1965 trở thành TĐ1PB Nhảy dù trang bị pháo 105. Trong số các anh của ĐĐSC thời đó hoàn toàn hậu thuẫn cho tham vọng biến cải ĐĐSC thành đa hiệu đa năng chỉ có Nguyễn Thế Nhã, còn các anh Phi, anh Tường, anh Liêm, anh Ngàn, các chú Trần Hữu Tình, Lâm Quang Thường ai cũng chửi tôi bày đặt, đi đến đâu quậy đến đó làm cả ĐĐ phải vất vả.
Hồi đó anh Phi ở thế kẹt, chương trình đầu tiên tôi nói là tôi chỉ có ý huấn luyện cho trung đội của tôi, anh nào muốn làm theo thì làm, thế là anh Phi buộc phải cho cả ĐĐ huấn luyện lại. Các chương trình sau, theo nếp chương trình trước, hễ tôi đề nghị là anh Phi đồng ý ngay vì anh không biết tôi có nói cho TMT Nhảy Dù là ông anh qúy hóa Phan Trọng Chinh của tôi hay không. Vả chăng ý kiến tuy do tôi đưa ra, chỉ có tôi và các anh em khác ngoài anh Phi là vất vả còn nếu có được khen thưởng thì anh Phi lãnh hết. Tôi nói thế nào cũng chẳng ai tin rằng tôi đã không bàn tán gì với ông Chinh về các họat động của ĐĐSC.
Sau khi hoàn tất mỹ mãn lớp ĐCTXPB 1, sang đến lớp ĐCTXPB 2 thì có vấn đề. Lệnh của BCH cho các TĐND phải đề cử ít nhất 1 sĩ quan theo học. TĐ3ND nại cớ đang chuẩn bị hành quân, thiếu sĩ quan trung đội trưởng nên xin được miễn trừ. TMT Chinh bèn ra lệnh cho tôi tạm thời biệt phái tới TĐ3ND để TĐ này cử 1 sĩ quan theo học khóa ĐCTXPB. Thế là lần đầu tiên từ 1 sĩ quan pháo binh chính hiệu con nai vàng, với mớ kiến thức tác chiến bộ binh trong sách vở của Trường VBQG Đalat, tôi được làm trung đội trưởng bộ binh nhảy dù trong gần 2 tháng. Nhờ các hạ sĩ quan và binh sĩ thiện chiến và tài chỉ huy của trung úy Đào Văn Hùng ĐĐT, tôi được “baptême de feu” ở Quân Khu 4, qua vài trận thử thách nữa mà không mắc lỗi lầm nào, tự tin có thể sống chung và chỉ huy binh sĩ nhảy dù.
Sau đảo chính của nhảy dù năm 1960 bất thành, tôi thuyên chuyển ra Dục Mỹ trình diện TL/SĐ23BB để đi chỉ huy đơn vị Biệt Kích 23 (BK23). Đây là một đơn vị ngoài bảng cấp số của SĐ23, gồm toàn quân nhân hiện dịch tình nguyện, được tổ chức, trang bị và hoạt động như các đơn vị Commando của Pháp thời trước. BK23 hoạt động trên toàn Quân Khu, không phải chỉ trong phạm vi trách nhiệm của SĐ23BB mà thôi. Có lần đơn vị tham dự hành quân trong khuôn khổ một cuộc hành quân của QK2, song song với một cuộc hành quân của QK1 ở bên kia ranh giới 2 QK. Cuộc hành quân của QK2 chấm dứt, BK23 được chỉ định ở lại tiếp tục hoạt động trong vùng hành quân thuộc phạm vi QK2 và có thêm vài mục tiêu nằm bên kia ranh giới thuộc phạm vi QK1. May thay cái cảnh một cổ hai tròng này chỉ xảy ra có 1 lần.
Lần khác BK23 lập BCH ở đồn Tuy Đức (tức Đồn 3 Biên Giới Annam-Cochinchine-Cambode). Ranh giới Miên-Việt ở vùng này có chỗ nằm sát Quốc Lộ. Tin tức tình báo ghi nhận Việt Cộng xâm nhập từ Bắc vào qua vùng này để xuống Chiến Khu C, D và Dương Minh Châu. Tôi thường dẫn quân vượt biên giới sâu trong đất Miên chừng 5 cây số. Có chạm súng với địch, bắt được tù binh, vũ khí, tài liệu, vàng, giấy bạc VNCH và dollars Mỹ. An ninh SĐ23BB cử người tới đơn vị điều tra vì lúc này tôi bị ghi là thành phần phản loạn liên hệ tới cuộc đảo chính của nhảy dù. Họ nghi tôi dẫn quân sang Miên móc nối tìm cách dọt theo Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đang lưu vong ở PnomPenh. Lúc đầu tôi làm ngơ như không biết, nhưng sau nổi sùng cấm các sĩ quan an ninh SĐ23BB vào đơn vị nếu không có lệnh của TL/SĐ23BB. Khi tôi trở về Dục Mỹ hay Ban Mê Thuột nhiều người lánh mặt sợ liên lụy, chỉ có anh em bạn cùng khoá và các bạn pháo thủ là tận tình giúp đỡ, dành cho phương tiện di chuyển, cung cấp săng nhớt, dành cho chỗ ăn ở ngay trong TĐ. Ở Dục Mỹ tôi gặp lại Trần Thế, Nguyễn Tân Tiến (Tiến Xồm) và Nguyễn Hiền Sĩ. Anh Thế vẫn là một pháo thủ 105 ly, nhưng Tiến Xồm sợ súng nặng đổi sang coi đơn vị cối 81 của Trung Đoàn 45 BB, còn Nguyễn Hiền Sĩ là láng giềng.
Rời BK23 tôi lên Pleiku, hết làm Sĩ quan Quân Vụ Trưởng lại làm trưởng một toán trong TTHQ/QK2. Từ ngày lấy vợ, đây là lần đầu tôi đón gia đình theo lên Pleiku ở trong căn nhà cũ của Vũ Bá Đạt trong trại sĩ quan pháo binh. Sát bên nhà của anh chị (?)Cố, đầu dãy là nhà của ĐU Phạm Văn Tài cựu PĐT/PĐCH của TĐ12PB nói ở trên. Tuy đã rời binh chủng nhưng bất cứ nơi nào tôi cũng được các bạn pháo thủ tiếp đón giúp đỡ tận tình. Thời gian ở Pleiku chỉ khoảng 6 tháng rồi thuyên chuyển về SLL/BTTM làm trưởng P2/SLL.
Trong binh nghiệp của tôi còn biết bao bạn bè pháo thủ, tuy không cùng đơn vị, nhưng đã có duyên gặp mặt và trở nên quen biết. Chẳng hạn như khi ra quan sát sông Thạch Hãn, gặp đơn vị pháo TQLC tôi đã gặp lại Trần Thiện Hiệu TĐT/PB TQLC, một pháo thủ K10 VBQGĐ. Không thấy tên của các bạn đó trong danh sách pháo thủ, lòng thấy mang mang nhớ bạn. Có lúc chỉ nhớ mài mại một người, mong danh sách giúp tìm ra tên bạn, thấy thì vui mừng mà không thấy lại băn khoăn buồn vài phút.
Anh Nguyễn Trí Trung nhắc tới các bạn kể sau như K5TĐ có Nguyễn văn Hiếu, Nguyễn Hiền Sĩ, Đinh văn Nê…, Khoá 11 Phụ như Trần Thế, Nguyễn Đôn Sâm, Lại ĐứcThão, Võ xuân Tháo...mà Trí Trung đã gặp và còn nhớ được tên, nhưng cũng còn các bạn khác mà tuổi đời đã vùi sâu trong tiềm thức. Tôi cũng như Trí Trung, Ngàn, Thành, anh Trang và các pháo thủ già khác, đến tuổi này trí nhớ càng ngày càng phai nhạt, có lẽ đây là lần chót còn có thể nhớ ra tên của ngần đó pháo thủ.

Anh Trang ơi, nếu anh vận động các anh em ghi ra tên tuổi của những anh em còn chưa được ghi nhận vào danh sách pháo thủ thì quý biết mấy.
Cám ơn Anh Trang.
Pháo thủ Phan Trọng Sinh
11-3-2010
-Nguyễn Văn Lừng: Kể chuyện Pháo Binh Lữ Đoàn Phòng Vệ
Tôi sinh ngày 16.2.1937 tại Đại Điền, Vĩnh Yên (BV). Năm 1954 di cư vào Nam và định cư tại Biên Hòa. Trai thời loạn ngày 22.8.1956 chúng tôi một nhóm trai trẻ tuổi từ 18-22 tuổi lên đường nhập ngũ vào TĐ 22 PB KBC 4944 đồn trú tại quận Di An, Biên Hòa, từ ngã ba cây lơn đi vào ,Tiểu Đoàn Trưởng Đại Úy Ngô Trung Hiền, Tiều Đoàn Phó Trung Úy Phạm Văn Tài. Tiểu đoàn có 3 pháo đội tác xạ 12 khẩu ĐB 105 ly. Và Pháo Đội Chỉ Huy
Số Tân Binh thâu nhận trên 100 người, và lần lượt được đưa đi khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Thủ Đức do bác sĩ Liễu quyết định về sức khỏe, để được bổ sung đến các Pháo Đội của Tiểu Đoàn, ăn Pháo Thủ ngủ công binh Pháo Đội Trưởng PĐI Trung Úy Trương Như Nguyên, PĐII Trung Úy Phạm Văn Tuấn, PĐIII Trung Úy Nguyễn Minh Hoàng. PĐCH Trung Úy Nguyễn Khắc Thiệu.
Một số đông Tân Binh được chuyển về Pháo Đội II 30% là tân binh, Trung Úy Tuấn Pháo Đội Trưởng, Thiếu Úy Phó Văn Sinh Sĩ Quan Tác Xạ, rồi đến Trung Úy Vũ Bá Đạt Pháo Đội Trưởng Và Trung Úy Nguyễn Đức Đạt Sĩ Quan Tác Xạ, tất cả Tân Binh được huấn luyện cơ bản tháo diễn , và huấn luyện biết cách sử dụng vũ khí cá nhân, và bảo chì loại súng Garant M1 nặng 4kg 700 được đi tác xạ thực hành bằng đạn thật tại sân bắn Thủ Đức và sân bắn xạ trường Quang Trung.
Sau đó chúng tôi còn được huấn luyện về bò hỏa lực với một đoạn đường chiến binh, phải bò và chui qua một đoạn đường dài dưới hàng kẽm gai trên đầu và lưng, được 4 khẩu đại liên giải nhiệt bằng nước tiếp tục thi nhau bốn khẩu cùng nhả đạn thật, những tiếng nổ chát chúa trên đầu chúng tôi vang cả một vùng trời, đó là dịp làm cho chúng tôi quen dần đẻ tăng them phần can đảm cho cuộc đời lính.
Thành Phần nhân viên của 4 khẩu đội Đại Bác
Được phân chia thành phần nhân viên của 4 khẩu đội Đại Bác 105 ly, 4 HSQ khẩu trưởng, khẩu 1 TS Đặng Văn Bá, Khẩu 2 TS Trần Văn Quyền, Khẩu 3 TS Ngô Văn Xướng, khẩu 4 TS Lê Đình Ái , hằng ngày được Huấn Luyện về vũ khí cộng đồng, Đại Bác, ở các thế, đi đường và lúc dàn thế tác xạ và các cơ phận lien hệ của Đại Bác, và các tên gọi của từng bộ phận, kích thước chiều dài của Đại Bác, chiều cao và chiều ngang
Giai đoạn huấn luyện vũ khí cộng đồng
Huấn luyện nhiệm vụ của từng nhân viên khẩu đội, từ người nhắm viên, từ số 1 đến số 7, cũng như ở các vị trí của khẩu đội, lúc dàn thế bắn khẩu đội tác xạ, vị trí lúc lên xe và chỗ ngồi trên xe, khi lý thuyết đã được tiếp thu đầy đủ của từng nhân viên lúc này Pháo Đội được kéo súng Đại Bác ra khỏi trại để thực tập Dã Chiến Vụ thực hành nhiều lần và nhiều ngày, cả tiểu đoàn được di chuyển lên Phú Lợi để tác xạ thực hành bằng đạn thật,
Tiểu Đoàn lúc này được lệnh sẽ tham dự diễn hành ngày Quốc Khánh. Ngày 26.10.1956 tai Saigon. Tiểu đoàn thường lợi dụng mỗi tuần, tiểu đoàn đi tháo dược tác xạ thực hành bằng đạn thật, tại sân bắn Phú Lợi, trước khi đoàn xe kéo súng trở về hậu cứ, thì lại di chuyển lên sân bay mà Nhật Bản đã sử dụng Đệ Nhị Thế Chiến, nay còn rất tốt với chiều dài­, lại có mấy mô đất cao để làm đài quan sát cho các SVSQ làm điểm đứng để điều chỉnh tác xạ. BCH/ tiểu đoàn lấy Đài Quan Sát này làm nơi, chấm điểm 3PĐ TX di chuyển tốt thì được về hậu cứ ngay, nếu không được đều thì lại phải một hoặc hai lần di chuyển nữa mới được về hậu cứ.
26.10.1956, ngày 25.10.56 thành phần tham dự ngày Quốc Khánh, được di chuyển về TĐ 23 PB tại Gò Vấp và ngủ đêm tại đây, sáng ngày 26.10 thì được di chuyển ra trường đua Phú Thọ để chờ lệnh di chuyển thứ tự diễn hành toàn quốc quân đội VNCH khán đài danh dự được đặt tại Đại Lộ Trần Hưng Đạo SàiGòn, thành phần tham dự ngày lễ Quốc Khánh về Tiểu Đoàn các quân nhân được thưởng phép 48 giờ, đây là lần đi phép đầu tiên của Tiểu Đoàn cấp
Năm 1957
Tết Âm Lịch năm Đinh Dậu ngày 1 tết rơi vào ngày 31.1.57 các quân nhân của TĐ được nghỉ phép 48 giờ về ăn tết với gia đình, Pháo Đội II được nghỉ phép từ 2 tết đến 4 tết thì trả phép đây là cái tết đầu tiên trong quân dội
Ngày 7.2.57 một số quân nhân thuộc các pháo đội của Tiểu Đoàn được đề cử đi học khóa CC1 PB do Tiểu Đoàn được phép tổ chức, trong danh sách này có tên tôi Nguyen Van Lung, và anh Phạm Duy Nhạ,Nguyễn Văn Đãng, Lăng Văn Năm, Trương Văn Hữu, Trương Văn Lợi (2 anh em ruột), Trần Văn Phong.Tiểu Đoàn thâu nhận các khóa sinh của các Tiểu Đoàn Pháo Binh lien hệ gửi khóa sinh theo học, TĐ 4 PB tại Tam Hiệp Biên Hòa, TĐ 21 PB tại Trảng Bàng Tây Ninh, TĐ 23 PB tại Gò Vấp, Pháo đội 106 ly tại Bình Thủy, thời gian thụ huấn là 6 tháng
Giám Đốc điều hành khóa học CC1PB đầu tiên thiếu úy Lai Đức Thảo và thiếu úy Võ Hữu Nết phụ tá, một số HSQ phụ tá đặc biệt có trung sĩ 1 Nguyễn Duy Chu và TS 1 Võ Văn Hoàng là hai HSQ có bằng B1 và B2 PB , hai HSQ này là Huấn Luyện Viên và phụ trách hướng dẫn trung đội KS số khóa sinh tham dựi là 96 người được chia làm 4 trung đội, TS 1 Chu phu trách Trung Đội 1 và Trung Đội 2, TS Hoàng Trung Đội 3 và Tung Đội 4, TS 1 Chu phụ trách Huấn Luyện khẩu Đội Vụ và chiến cụ đạn dược, và địa hình, TS 1 Hoàng môn truyền tin
Khóa học CC1PB khai giảng ngày 11.2.57
Thay Đổi Tiểu Đoàn Trưởng và Tiểu Đoàn Phó.
TĐ22PB thay đổi Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Úy Phạm Thế Hùng Tiểu Đoàn Trưởng TĐ23PB ở Gò Vấp thay thế Đại Úy Ngô Trung Hiền, thuyên chuyển, tiểu Đoàn Phó Đại úy Huỳnh Thu Chơn thay thế Trung uý Phạm Văn Tài thăng cấp Đại uý được thuyên chuyển về LĐPB thuộc lữ đoàn Tổng Thống Phủ.
Mãn khóa CC1 PB ngày 8.8.57 Chánh Chủ Khảo Đại Úy Phạm Kim Chung Tiểu Đoàn Trưởng, TĐ 4 PB và các giám khảo như sau
Trung Úy Võ Văn Mừng Thiếu Úy Trần Thế
Trung Úy Trần Văn Thông Thiếu Úy Tăng Văn Ry
Trung Úy Hà Văn Trúc
Mãn Khóa Học tôi được trở về Pháo Đội II, còn anh Phạm Duy Nhạ được thuyên chuyển về TĐ 21 PB tại Trảng Bàng Tây Ninh, nay Pháo Đội II là Trung úy Phan Văn Mào Pháo Đội Trưởng. Thiếu úy Tăng Văn Ry Sĩ Quan Tác Xã.
Ngày 30.8.57 Pháo đội II của Trung úy Phan Văn Mào được biệt phái cho trường Pháo Binh tại Thủ Dầu Một, Bình Dương, làm pháo đội diễn tập cho trường Pháo Binh.
Thuyên chuyển đến đơn vị mới.
Ngày 16/10/1957, tôi được thuyên chuyển về LIÊN ĐỘI PHÁO BINH Thuộc Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ KBC 4373, Trung tá Hoàng Văn Lạc Tư Lệnh Lữ Đoàn, Thiếu tá Đặng Thiên Ngôn Tham Mưu Trưởng, Thiếu tá Lý Trọng Lễ Tham Mưu Phó. Đơn vị đồn trú tại số 2 đại lộ thống nhất Sài Gòn.
Liên Đội Pháo Binh có hai Pháo Đội, Pháo Đội 105 ly, 4 khẩu, và Pháo Đội Bích Kích Pháo 4 khẩu SC 81 ly và 4 khẩu Đại Bác 57 ly
LĐPB các SQ như sau:
Đ/úy Phạm Văn Tài LĐT Tr/úy Bùi Thông Tiêm
Đ/úy Nguyễn Khắc Thiệu LĐP Tr/úy Bùi Văn Tính
Trung úy Chu Gia Thoại PĐT/PĐ105ly Th/úy Nguyễn Đức Giang
Tr/úy Nguyễn Đạt Sinh PĐT/PĐBKP Th/úy Thái Thành Giang
Tr/úy Nguyễn Tấn Bạch Ch/úy Lê Văn Thịnh
Tr/úy Nguyễn Thành Tiên C/úy Lê Văn Đức
Tr/úy Lê Châu Lộc Ch/úy Bảo Thái
Năm sau, Trung úy Chu Gia Thoại thăng cấp Đại Úy.Trung úy Lê Châu Lộc được tuyển chọn làm Sĩ Quan Tùy Viên cho Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM. Trung Úy Lộc được mang cấp Đại Úy.
Thiếu úy Thái Thành Giang và Chuẩn úy Lê Văn Đức được chuyển qua không quân. Chuẩn úy Lê Văn Thịnh thuyên chuyển về TĐPB dã chiến.Trung úy Bùi Thông Tiêm biệt phái Dinh Độc Lập làm phòng nghi lễ.Trung úy Nguyễn Thành Tiên biệt phái lên Dinh Độc Lập được thăng cấp Đại Úy.
THAY ĐỔI TƯ LỆNH LỮ ĐOÀN PV/TTP
Tháng 11 năm 1957 Trung tá Lê Ngọc Triển được giữ chức vụ tư lệnh lữ đoàn thay thế Trung Tá Hoàng Văn Lạc được đề cử đi làm tỉnh trưởng Kiên Giang
Đại Úy Phan Đình Tùng Nguyên LĐT/LĐPB đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu tại Hoa Kỳ mãn khóa học trở về Lữ Đoàn giữ chức Tham Mưu Trưởng và được thăng cấp Thiếu Tá, thay thế thiếu tá Đặng Thiên Ngôn đi làm tỉnh trưởng, Thiếu Tá Phạm Văn Hưởng thay thế thiếu tá Lý Trọng Lễ làm tham mưu phó.
LỮ ĐOÀN PHÒNG VỆ
5 Đại Đội Bộ Binh (đại đội 6 được thành lập sau ngày 11.11.60)
Đại Đội Cận Vệ Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ
Đai Đội Truyền Tin Liên Đội Pháo Binh
Đai Đội Quân Nhac Liên Chi Đoàn Thiết Giáp
Ban y Tế bác sĩ Thiếu Tá Lưu Thế Tế và chuẩn uý Nguyễn Quang Hiền SQTY. Sau đến bác sĩ Trung Uý Nguyễn Tuấn Anh sau ngày 11.11.60 bác sĩ Anh được thăng cấp Đại Úy và Chuẩn Uý Lê Văn Nhượng Sĩ Quan Trợ Y.
Tuyên Uý Công Giáo cha Phê Rô Phan Văn Trọng sau ngày 1.11.63 cha được thuyên chuyển về Tuyên Uý SD9BB tại Sa Đéc, sau ngày 30.4 cha Trọng phải đi cải tạo 13 năm, sau đó cha đi HO định cư tại Hoa Kỳ và đã mất tại Cali.
Lữ Đoàn có 2 cư xá Sĩ Quan.
1. Tại đường Hiền Vương, cư xá này dành cho các Sĩ Quan đơn vị trưởng, hàng đêm có 1 tiểu đội canh gác và giữ an ninh, là lính của Pháo Binh hoặc Thiết Giáp lữ đoàn.
2. Cư xá mới là cơ sở của Ngân sách ngoại viện, ngay cạnh Thành Cộng Hòa mới được bàn giao cho lữ đoàn để biến thành cư xá Sĩ Quan thứ 2. Cư xá Thành Tín
3 cư xá dành cho HSQ và Binh Sĩ
1. Tại số 18 đường Hồng Thập Tự mang tên cư xá nhân vị
2. Tại Thị Nghè mang tên cư xá Cộng Đồng
3. Tại ngã 3 đường Nguyễn Du và đường Cường để mang tên cư xá đồng tiến, cư xá này dành riêng cho gia đình đại đội cận vệ mà thôi.
Quân nhân thuộc lữ đoàn hàng đêm nếu không có trực gác thì được về với gia đình, để ăn cơm trưa và cơm tối, quân nhân xuất trại là quân phục màu vàng, chỉnh tề như quân phục đi phép, mặc áo quần trận thì không được phép xuất trại.
Quân phục làm việc hàng ngày trong văn phòng HSQ và BS đều mặc quần áo vàng chỉnh tề như một quân nhân di phép
Các quân nhân được Thuyên Chuyển về Lữ Đoàn chiều cao từ 1 thước 60 trở lên, khỏe mạnh, 2 mắt đều được nhìn thẳng phía trước, Quân nhân Lữ Đoàn nặng về phần chào kính và trình diễn, thường xuyên quan khách trong và ngoài nước đếnviếng thăm Tổng Thống
Đại Đội trược gác và giử an ninh tại Dinh Độc Lập, là 24 giờ lên ca và xuống ca lúc 5 giờ chiều, hằng ngày có ban quân nhạc dẫn đại đội lên trực từ Thành Cộng Hòa qua Đại Lộ thống nhất lên Dinh Độc Lập, sau đó Đại Đội xuống ca từ Dinh Độc lập về Thành Cộng Hoà
Quân nhân thuộc Lữ Đoàn được cấp phát thêm quân trang, áo quần vàng 4 bộ và áo quần trắng 4 bộ, 2 loaị áo quần này đều được nhà thầu nhận giặt ủi hồ láng cóng quân nhân không phải trả tiền
Mỗi quân nhân 2 đôi giày đen thấp cổ và 1 đôi giày bốt đen cao cổ, 1 đôi giày xăng đá cao cổ của Pháp để lại, 4 đôi giày nêu trên lúc nào cũng phải đánh thật bóng đen nhánh,mỗi tháng quân nhân đều được cấp phát 1 hộp Xi ra loại tốt, đôi giày xăng đá để đi diễn hành vào các ngày lễ lớn
Cứ 2 quân nhân thì được chung 1 tủ áo quần được xếp thứ tự như nhau theo mẫu của đơn vị, túi đựng quân trang được lồng khung hình chữ nhật đít hình vuông, được để trên nóc tủ, tủ không được khóa, tài sản của quân nhân chưa bao giờ bị thất lạc
Các quân nhân thuộc lữ đoàn được ưu tiên, cho các quân nhân có tinh thần hiếu học, văn hoá thêm để tiến thân, hoặc các nghề nghiệp chuyên môn, như đả tự viên, hớt tóc, cắt may quần áo, sửa chữa cơ khí, thì được xuất trại ban tối đến các trường học, được phép mặc thường phục, phải trình biên lai đóng tiền học phí, thì phòng 3 lữ đoàn cấp giấy phép và trở lại đơn vị trước 12h đêm.
Liên Đội Pháo Binh được tuyển chọn 12 quân nhân, trưởng toán Trung Sĩ Văn Khắc Định và Hạ Sĩ Nguyễn Văn Hữu và 10 Binh Sĩ được biết phải lên Dinh Độc Lập để làm các công tác hướng dẫn thợ sơn và sửa chữa ống nước và điện làm việc trong Dinh Độc Lập các quân nhân này được phép mắc thường phục làm việc theo giờ hành chánh, được miễn trực gác tại đơn vị, được nghỉ tại gia đình mỗi tháng đều về đơn vị lãnh lương và đổi giấy phép mặc thường phục.
Năm 1958
Năm 1958 Ban quân Y của Lữ Đoàn do Bác Sĩ Lưu Thế Tế tuyển chọn một số Binh Sĩ để theo học kháo CC1 quân Y tại Tổng Y Viện Cộng Hòa thời gian học 6 tháng, cùng một số nữ là con em của Quân Nhân thuộc Lữ Đoàn, Nữ thì học khóa cán sự chuyên về Sản Khoa, sau khi mãn khóa thì 1 nam va 1 nữ được làm việc tại một khu Dinh Điền nơi Tổng Thống Diệm mới lập ra tại Ban Mê Thuật và Tây Ninh, tiêu chuẩn phụ cấp đặc biệt, quân số các quân nhân biệt phái thuộc Đại Đội chỉ huy quản lí
Tiếp theo sau một số quân nhân nửa được tuyển chọn các đơn vị cua Lữ Đoàn để theo học các khóa lái xe ủi đất và lái xe máy cày và các khóa sửa chửa máy cày va máy ủi đất các khóa này đều được học tại trường Bộ Binh Thủ Đức thời gian 6 tháng sau khi mãn khóa đều được đến các Dinh Điền để làm việc, một thời gian sau các quân nhân này đều được giải ngũ và hưởng quy chế công nhân thuộc phủ Tổng Thống
Sau ngày biến cố ngày 11.11.60 thì các quân nhân đều phải ứng trực thường xuyên tại đơn vị 100% quân số.
Nhiệm vụ của các Đại Đội BỘ Binh như sau:
Tại Dinh Độc Lập luôn luôn có một Đại đội canh gác, giữ an ninh và chào kính khi tổng thống rời khỏi Dinh Độc Lập.
-Một Đại Đội phải ứng trực tại thành Cộng Hoà
-Hai Trung Đội Bộ Binh biệt phái lên Đà Lạt canh gác và giữ an ninh biệt thự số 1 và số 2.
-Mỗi khi Tổng Thống đột xuất đi kinh lý bằng máy bay, thì một Đại đội phải chào kính tại phòng khách danh dự tại Tân Sơn Nhất khi Tổng Thống đi và về.
-Lúc này Pháo Binh hoặc Thiết Giáp cũng phải canh gác và giữ an ninh cho Phi Trường Tân Sơn Nhất, các toán nhỏ từ 4 đến 5 người mỗi toán cách xa phi đạo từ 20 đến 30 thước.
Nhiệm vụ: Của Liên Đội Pháo Binh và Liên Chi Đoàn Thiết Giáp hai đơn vị này, canh gác, ứng trực và giữ an ninh thành Cộng Hòa, lên phiên trực lúc 5 giờ chiều và hạ phiên 5 giờ chiều ngày hôm sau, và các nhiệm vụ khác, một trung đội gác Dinh Gia Long và bảo vệ an ninh,
Một tiểu đội gác TM Biệt Bộ Phủ Tổng Thống, đường Hồng Thập Tự gần nhà báo chí PTT. Nơi Trung tá Cao Văn Viên làm việc, sau ngày 11-11-60, trung tá Viên được thăng cấp Đại Tá, dể gữi chức vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn Dù thế Đại Tá Thi, Trung Tá Lê Như Hùng TQLC gữi chức vụ tham mưu trưởng biệt bộ Phủ Tổng Thống. Trung tá Hùng giải ngũ ngày 1-11-1963.
Hằng đêm một tiểu đội canh gác và bảo vệ khu cư xá sĩ quan đường Hiền Vương dành cho các sĩ quan của lữ đoàn. Một tiểu đội canh gác biệt thự số 195 đường Công Lý.
Chỉ khi nào có đại sứ Ngô Định Luyện hoặc đại sứ Trần Văn Chương ở ngoại quốc về tiếp kiến tổng thống Diệm. Các công tác khác đột xuất do phòng ba/ lữ đoàn chỉ thị.
Ngày Quốc Khánh 26 tháng 10 hàng năm, Lữ Đoàn có 3 Đại Đội tham dự đi diễn hành cùng các binh chủng thuộc QLVNCH. Khán đài danh dự đặt tại Đại Lộ Thống Nhất, phía sau nhà thờ Đức Bà, thành phần quân nhân tham dự diễn hành đều phải tập dượt trước ngày lễ độ 20 ngày, sau khi tham dụ diễn hành trở về đều được nghỉ phép 48 giờ.
LIÊN ĐỘI PB ĐƯỢC THAM DỰ VỚI BỘ BINH LĐ MỌI CÔNG TÁC
Chúa nhật ngày mùng 5.1.58 lúc 4h chiều LDPB được lệnh tập họp điểm danh đột xuất để đi công tác.Trung uý Nguyễn Đạt Sinh Pháo Đội Trưởng.PDBKP cùng quân nhân 4 khẩu đội 57 ly. Biệt phái cho Đại Uý Tôn Thật Tích Đại Đội Trưởng/DD3BB của lữ đoàn.
PB có 2 xe GMC tháp tùng cùng với quân xa lữ đoàn. Đoàn xe này đi từ lữ đoàn theo hướng Tây Ninh, 2 xe của PB khi đến trảng bằng Tây Ninh thì trời đã tối, có lẽ đây cũng là lần công tác đầu tiên mà quân nhân PB được đi xa rất vui vẻ, ngồi trên xe có nhiều tiếng hát và vỗ tay thật là vui nhộn.
Đáng tiếc anh Vũ Trọng Bình đã vô ý để tay trái ra ngoài thành xe nên bị một chiếc xe đò khách chạy ngược chiều làm cho anh Bình bị gãy tay trái. Anh Bình được đưa vào bệnh xá Trảng bàng bang bó vết thương và được di chuyển về bệnh viện Cộng Hoà.Sau đó lại tiếp tục di chuyển đến địa điểm đã định tất cả đều tập trung tại khu Dinh Điền bổ túc Tây Ninh.
Đây là khu dinh điền đầu tiên do TT Diệm làm thí điểm. Khu dinh điền này dành cho các HSQ và BS đã lưu ngũ lâu năm muốn được giải ngũ về đời sống dân sự. nhiều căn nhà tiền chế lập tôn vách ván che bằng gỗ, hệt như các trại định cư, được tiếp tế, trưởng dinh điền này là Trung Uý Quách Năng điều khiển.
Đại đội của lữ đoàn lên đây làm công tác, HQ lục soát tứ hướng của dinh điền này.Có khu rừng già nhiều loại gỗ to thuộc loại tốt, những cách đồng cỏ tranh bát ngát. Lính gác giặc ban đêm không sợ địch mà sợ thú rừng voi, và cọp. Mỗi vọng gác đêm phải có 3 anh quay lưng vào nhau rất tỉnh thức.
20 ngày hành quân này đều được tiếp tề gạo và lương khô ở tại trong rừng chặt cây làm lều che áo mưa để ngủ. Chiều ngày 25.1.58 được rút ra dinh điền để có xe đưa về dữ đoàn chiều thứ bảy.
VIỆC HUẤN LUYỆN TẠI ĐƠN VỊ THƯỜNG XUYÊN
LĐPB hằng năm vẫn được phép đi thực tập tác xạ, thực hành súng cộng đồng 105 ly , súng cối 81 ly và 57 ly tại sân bắn Xạ Trường Phú Lợi, Bình Dương. Một năm từ 3 tới 4 lần, mỗi lần là 2 ngày, tối đến tạm trú tại trường pháo binh.
Sau năm 1960 trường pháo binh di chuyển ra Dục Mỹ, Nha Trang thì liên đội pháo binh lại ra Long Hải, Vũng Tàu. Vẫn 2 ngày như thường lệ, tối đến về tạm trú tại tiểu đoàn 6 nhảy dù.
NĂM 1960
Ngày 20.2.60 thứ hai, Tổng Thống DIỆM di kinh lí dự hội trợ kinh tế tại Thị Xá Ban Mê Thuật, TT Diệm bị ám sát hụt, một phát đạn bắn vào ông Bộ Trưởng Đỗ Đăng Công bị trọng thương và chết sau đó, kẻ ám sát bị bắt tại chỗ, tên là Hà Minh Trí 18 tuổi bị bắt giam, vì lòng nhân đạo anh Trí còn quá trẻ nên không bị giết.
Biến cố ngày 11/11/1960 do Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, Lữ Đoàn Nhảy Dù làm cuộc đảo chánh. Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM, Đại Tá Thi đưa lữ đoàn dù đánh chiếm Dinh Độc Lập, Thành Cộng Hòa và các điểm chính yếu của chinh phu.
Dinh Độc Lập do Đại Đội 3 của Lữ Đoàn canh gác và phòng thủ an ninh cùng với Đại Đội Cận Vệ của Tổng Thống, quân nhảy dù đánh chiếm 2 ngày bất thành sau được SĐ 5 Bộ Binh tiếp viện từ Biên Hòa qua ngõ Thủ Thiêm làm áp lực mạnh do ba cánh quân hùng mạnh của lính Nùng từ 3 con đường.
Đường công lý, đường Pastuer và đường tự do đánh thẳng lên đại lộ Thống Nhất để bảo vệ Dinh Độc Lập, đặc biệt lính Nùng luôn luôn có cây nhang buộc vào súng cá nhân, vừa nổ súng vừa hô sung phong. Quân nhảy dù phải rút về trại Hoàng Hoa Thám.
Thành Cộng Hòa, Liên Chi Đoàn Thiết Giáp canh gác và phòng thủ an ninh, quá bất ngờ Thành Cộng Hòa bị thất thủ mau.
Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và các sĩ quan tham gia đảo chánh bất thành, Đại Tá Thi bắt Tướng Thái Quang Hoàng Tư Lệnh QĐ3 bay qua Cam Bốt ty nạn làm con tin. Vài ngày sau can thiệp Tướng Hoàng được trở về Sài Gòn
Sau ngày 1-11-63, Đại Tá Thi trở về Việt Nam được giữ các chức vụ Tư Lệnh SD1 BB với cấp bậc Chuẩn Tướng Đến Trung Tướng đảm nhậm Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Vùng 1 CT.
Đến năm 1966, Tướng Thi được đi lưu vong tại Hoa Kỳ cho đến ngày 23-6-2007 Tướng Thi mất tại Hoa Kỳ thọ 84 tuổi.
Đại Đội 3 của lữ đoàn giữ vững Dinh Độc Lập mỗi quân nhân được thăng lên 1 cấp bậc. Hai SQ Trung Úy Bùi Quốc Toản và Trung Úy Nguyễn Văn Lễ được thăng cấp Đại Úy, riêng Đại Úy LỄ K13ĐL vừa mang cấp Trung Úy vài tháng. Sau ngày 1-11-63 Đại Úy Lễ được thuyên chuyển đến Trung Đoàn 47 thuộc SD22 BB nam 1965 Đại uý Lễ được thăng cấp Thiếu Tá đến năm 68 thiếu tá Lễ được thăng cấp Trung Tá.
SAU NGÀY 11-11-1960
Lữ Đoàn Thay Đổi Tư Lênh Mới Và Tham Mưu Trưởng Mới.
Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi giám đốc nha nhân viên Bộ Quốc Phòng về làm tư lệnh lữ đoàn, thay thế Trung Tá Lê Ngọc Triển thuyên chuyển, Thiếu Tá Nguyễn Hữu Duệ từ SĐ 7 Bộ Binh làm Tham Mưu Trưởng, thay thế Thiếu Tá Phan Đình Tùng thuyên chuyển về BCH/PB, sau ngày 1.11.63, Thiếu Tá Duệ Thuyên Chuyển về cục CTCT, cấp bậc Trung Tá và Đại Tá, năm 1974 Đại Tá Duệ được cử giữ chức Tỉnh Trưởng Thừa Thiên Huế, sau năm 75 Đại Tá Duệ di tản qua Hoa Ky tai Cali, Đại Tá Duệ mất ngày 26.11.2006, vẫn ở độc than.
Ngày 13.11.1960, Liên Đội Pháo Binh tăng phái lên Dinh Độc Lập, 4 khẩu đại bác 57 ly để phòng thủ, khẩu 1 tại ngã tư đường Hồng Thập Tự và đường Công Lý, khẩu 2 trước cổng chính Dinh Độc Lập đường Công Lý và Đại Lộ Thống Nhất, khẩu 3 đường Nguyễn Du và đường Công Lý, khẩu 4 cổng phụ Dinh Độc Lập đường Thủ Khoa Huân và đường Nguyễn Du, các nhân viên khẩu đội phải ứng trực 100% quân số, phải có mặt tại chỗ.
Được dựng lều bằng những tấm áo mưa cá nhân, tháng 11 có lạnh và phải chịu các cơn mưa nhỏ liên tiếp làm cho cảm thấy không khí rất buồn, nhất là khu vực Dinh Độc Lập.
Dinh Độc Lập rất hạn chế sự di chuyển đi lại, quanh hàng rào Dinh Độc Lập, các cây sắt bị đạn bắn rất nhiều cây trúng đạn, đặc biệt không một cây nào bị gãy cả, và được công binh hàn hết các cọc sắt bị hư, và sơn lại cọc sắt đã hàn.
Ngoài hành lang hàng rào Dinh Độc Lập từ đường Công Lý đến đường Nguyễn Du mặt đất nền si măng rất nhiều vũng máu của quân nhân nhảy dù bị chết và bị thương. Do các quân nhân của lữ đoàn bảo vệ Dinh Độc Lập bắn ra.
Các vũng máu đã khô loan ra lớn và nhỏ, những cơn mưa riu riu nhỏ giọt làm cho các vũng máu loãng ra thật là tanh không chịu nổi, sau đó được sở cứu hỏa đem xe vòi nước đến xịt nước và nhân viên cứu hỏa phải chùi bằng bàn chải sắt và xịt nước cho sach, các quân nhân lữ đoàn hàng đêm phải cắm trại 100% ngủ tại chỗ.
Chiều chúa nhật ngày 31-12-1960 một thánh lễ tạ ơn được tổ chức vào lúc 6h tại sân chào cờ của sân lữ đoàn các quân nhân tham dự, đặc biệt có Tổng thống Diệm và một số quan khách dân sự và quân sự tham dự thánh lễ chủ tế. Chủ tế thánh lễ là cha tuyên úy của lữ đoàn, mừng ngày kỷ niệm 5 năm thành lập lữ đoàn 31/12/1955 – 31/12/1960, và cũng là để cầu nguyện cho các quân nhân đã hy sinh cuộc biến cố ngày 11-11 vừa qua.
LIÊN ĐỘI PHÁO BINH thuộc lữ đoàn được biến cải thành ĐẠI ĐỘI SÚNG NẶNG một số SQ-HSQ và BS được Thuyên Chuyển đi đến các đơn vị PB khác.
Đại Úy Nguyễn Khắc Thiệu giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng/TĐ38PB tại Tam Hiệp, Biên Hòa.
Đại Úy Chu Gia Thoại thuyên chuyển về Bộ Chỉ Huy Pháo Binh.
Đại Úy Phạm Văn Tài, được cử giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng/TĐ27PB tại Di An, thay thế Đại Úy Nguyễn Tấn Lộc Tiểu Đoàn Trưởng tham gia vụ đảo chánh TT Diệm ngày 11.11.1960 bị thất bại, Đại Úy Lộc bỏ Tiểu Đoàn để đi cùng với Đại Tá Thi bay qua Cam Bốt tị nạn.
Tháng 10/1962: TĐ 27PB được di chuyển ra vùng 2 bằng tàu thủy tại bến Sài Gòn, quân nhân và gia đình ra đến Qui Nhơn thì được đoàn xe di chuyền lên Pleiku, hậu cứ tiểu đoàn làm việc tại đây, năm 1964 hậu cứ tiểu đoàn lại được di chuyển xuống Qui Nhơn, năm 1965 TĐ 27PB được đổi danh hiệu thành TĐ 222PB được sáp nhập vào cơ hữu SĐ 22BB, sau đó TĐ 222PB được bàn giao lại cho Đại Úy Nguyễn Văn Pháp giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng thay thế Đại Úy Tài được chỉ định giữ chức vụ CHT/PB/SĐ 23BB tại Ban Mê Thuột.
Năm 1966 Đại Úy Tài được giải ngũ theo đơn xin về ngụ tại số 33 Đường Đinh Tiên Hoàng, Đakao, SàiGòn, mở hiệu nhập càng xe đạp ngoại quốc, và ông Tài còn mở them một cơ xưởng nhà máy cưa xẻ ván tại Quận Di An, từ ngã ba Cây Lơn đi vào, tháng 6/1966 PB có 4 Đại Úy thâm niên nhất được thăng cấp Thiếu Tá, Đại Úy Lê Văn Thọ PB/SĐ 22BB, Đại Úy Phạm Văn Tài PB/SĐ 23 BB, Đại Úy Nguyễn Khắc Thiệu TĐ 38PB và Đại Úy Tô Ngọc Thọ TĐ 30PB, Thiếu Tá Tô Ngọc Thọ tử thương Tết Mậu Thân tại Gò Vấp 1968.
Sau ngày 30/04/1975 Thiếu Tá Tài được học tập 10 ngày tại địa phương cùng với Đại Úy PB Trần Công Thụ, Đại Úy Thụ học khóa 2 đặc biết 1960 tại trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang, cho biết 2 cơ sở của ông Tài nêu trên đã sang cho một chủ mới, ông Tài và gia đình về ở đường Ngô Tùng Châu, Phú Nhuận, ông Tài đã mất 1982 bệnh cao máu.
LĐPB được giải tán để thành lập Đại Đội Súng nặng.
THÀNH PHẦN Sĩ Quan của ĐẠI ĐỘI SÚNG NẶNG (ĐĐSN) như sau:
Đại úy Nguyễn Tấn Bạch ĐĐT Tr/Uý Nguyễn Đức Giang
Tr/úy Bùi Văn Tính Th/uý Bảo Thái
Vũ khí cộng đồng của ĐĐSN gồm 4 khẩu SC 81ly và 4 khẩu Đại Bác 57 ly, cùng một số quân xa và quân dụng.
Trung Úy Tính sau ngày mùng 1.11.63 Thuyên Chuyển về TĐ 92 PB tai Di An Biên Hoa với cấp bậc Đại Úy Pháo Đội Trưởng và tử nạn tại Phước Thành năm 1965 Cố Thiếu Tá
Thiếu úy Bảo Thái cấp bậc và chức vụ sau cùng, thiếu tá TĐT/TĐ 10 PB sư đoàn 1 bị tù cải tạo qua diện HO và mãn phần năm 2007.
LIÊN CHI ĐOÀN THIẾT GIÁP được nhận lãnh một số thiết vận xa 113 loại mới.
6 Đại Đội Bộ Binh của lữ đoàn lần lượt từng đại đội phải ra TTHL tại trường HSQ NHA TRANG để huấn luyện bổ túc thêm về căn bản tác chiến bộ binh.
Đặc Biệt, Đại Úy Phạm Hậu K12ĐL Thuộc Nhà CTTL/BQP được Thuyên Chuyển về lữ đoàn được giữ chức vụ Đại Đội Trưởng /Đại Đội 3 để cùng các Đại Đội khác đi huấn luyện bổ túc, 6 tháng sau thì Đại Úy Hậu được trở về nhiệm sở cũ, giao Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 lại cho Đại Úy Nguyễn Văn Lê. Đại úy Hậu trở về đơn vị gốc nhà CTTL/BQP.
Hàng đêm, các ĐĐBB, ĐĐSN và Liên Chi Đoàn Thiết Giáp đều phải thay nhau xuất trại sau 10 giờ đêm ra ứng chiến ngoài thành CỘNG HÒA, như sở thú, sân vận động Hoa Lư, cơ sở sửa chữa Hải Quân bến Bạch Đằng, và sân vận động Tao Đàn rời khỏi đây 5h sáng
Mỗi sáng, lúc 6 giờ, quân nhân các cấp đều phải tập thể dục tại sân chào cờ Lữ Đoàn, có điểm danh quân số của từng đơn vị, áo thung quân nhu cấp phát có tay, và quần lót màu xanh đồng đều cả lữ đoàn rất nặng về phần trình diễn.
ĐĐSN còn phải thực tập đi bộ và mang theo vũ khí cá nhân cùng vũ khí cộng đồng SC 81ly và Đại Bác 57ly mỗi tháng một lần. Tuyến đường đi bộ khởi hành từ thành Cộng Hòa đến Phú Xuân Nhà Bè tập trung tại đây có xe đón về đơn vị.
Lần đi bộ khác, được xe chở lên ngã ba Thủ Đức, đi bộ về tới cầu đường Phan Thanh Giản thì tập họp lại thành hàng như Diễn Hành có quân nhạc của lữ đoàn đón về thành Cộng Hòa thật là oai hùng.
Các HSQ và BS thuộc ĐĐSN, phải tham dự thi tự do tại trung tâm huấn luyện Biệt Khu Thủ Đô để điều chỉnh bằng CC1 PB và CC2 PB. Lấy bằng CC1 BB và CC2 BB để phù hợp với đơn vị hiện tại.
NĂM 1962
Tết âm lịch năm Nhâm Dần ngày 1 Tết rơi vào ngày thứ sáu, ngày mùng 5-2 tây, các quân nhân thuộc lữ đoàn được nghỉ phép 48 giờ cho mỗi người để về ăn tết cùng với gia đình.
Đại Đội súng nặng có 4 Xe Jeep được gắn đế để đặt 4 khẩu ĐB 57 ly hoặc 4 khẩu ĐL M30 để sẵn sang trên xe để đi công tác đột xuất khi có lệnh đi hộ tống Tổng Thống đi tham quan một cơ sở nào trong thành phố hoặc ngoài thành phố 4 xe này đều tháp tùng để bảo vệ Tổng Thống
Riêng DDSN, chiều 1 tết lúc 6 giờ 30 DD nhận lệnh công tác làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại sân bay Tân Sơn Nhất, cho đến sang ngày 2 tết TT Diệm lên phi cơ C47 lúc 10h30 khi máy bay cất cánh, thì Đại đội có nhiệm vụ thu gom quân nhân về đơn vị, sau đó mỗi người lãnh một giấy phép 48h về ăn tết.
Chiều chủ nhật 11-2-62, lữ đoàn có tổ chức một thánh lễ vào lúc 5h30 chiều tại sân chào cờ lữ đoàn, thánh lễ do cha tuyên úy chủ tế mục đích là cầu nguyện cho tất cả các quân nhân đi làm nhiệm vụ hành quân lục soát và bảo vệ an ninh cho dân chúng.
Ngày 12.2.62. DDSN tăng phái cho DD2BB của lữ đoàn một Trung đội 2 khẩu sung cối 81 ly và 2 khẩu DB 57 ly do Trung uý Nguyễn Đức Giang làm Trung Đội trưởng, DD2BB của Lữ Đoàn là đại uý Vũ Đức Lâm Đại Đội Trưởng và Trung uý Nguyễn Văn Vọng Đại Đội Phó.
Được xe của lữ đoàn di chuyển xuống Long An và được đồn trú tại 1 đồn DPQ hiện bỏ trống tại ngã ba Bình Quối, hướng Tây Nam Long An.
Xuống xe và được chia tuyến phòng thủ và dữ an ninh, 2 khẩu 81 ly được đặt tại 2 vị trí đã có sẵn, chỉ việc thiết lập yếu tố để sẵn sang Tác Xạ khi có yêu cầu.
Hàng ngày DDBB, Hành Quân mở đường và giữ an ninh cho dân sửa chữa và đắp đường để xe tiếp tế các đồn bót phía trong. 2 khẩu 57 ly cung được theo đại đội để tăng them hoà lực mạnh.
Ngày 27.2.62 sau 15 ngày công tác tại đây, lúc 9h sáng được lệnh cua lữ đoàn, đơn vị ở tại chỗ sẽ có xe lữ đoàn xuống đón về đơn vị. 10h 30 được xe lữ đoàn xuống đón, lên xe thì được tài xế nhỏ to cho biết Dinh Độc Lập bị máy bay ném bom làm hư hại cánh trái. Đó là tin tức ngắn gọn như vậy.
BIẾN CỐ LẦN THỨ II: ngày 27/2/1962, lúc 6 giờ 45 phút sáng, 2 khu trục cơ của không lực VN tại căn cứ Tân Sơn Nhất do 2 phi công (loại SKYRAIDER)
Sáng ngày 27-2-1962 đơn vị có lệnh báo động, được 2 xe Jeep có gắn Đại Liên M30 đã có mặt tại sân chào cờ, 2 tài xế Hạ sĩ Nguyễn Thanh Sơn và binh nhất Lê Văn Chánh, 2 sĩ quan liền lên xe làm xạ thủ Đại Liên, Đại Úy Bạch, DDT và thiếu úy Thái, 2 xe đươc chạy ra cổng chính đại lộ Thống Nhất và tiến lên Dinh Độc Lập. Mục tiêu là 2 phi cơ phản loạn, để xạ kích cùng với phòng không của BTL. Hải Quân tại Bến Bạch Đằng khi 2 phi cơ này trúng đạn và bay đi mất, khi 2 xe Jeep về đến đơn vị thì tất cả 4 người 2 sĩ quan và 2 binh sĩ áo quần đều ướt đẫm mồ hôi.
Trung úy Phạm Phú Quốc và Thiếu úy Nguyễn Văn Cừ, 2 phi cơ này quần thảo một vòng qua Dinh Độc Lập rồi quay trở lại ném bom và xạ kích Đại Liên từ khu trục xuống. Bom nổ làm hư hại cánh trái Dinh Độc Lập.
Phi cơ của Trung Úy Quốc bị phòng không của Lữ Đoàn và phòng không của Hải Quân tại bến Bạch Đằng bắn hạ.Trung úy Quốc bị bắt sống, còn Thiếu úy Cừ thì lái máy bay qua Cambodia tị nạn.
Sau vụ ném bom Dinh Độc Lập ngày 27.2.62 đoàn tuỳ tùng của Tổng Thống Diệm, ông bà cố vấn Ngô Đình Nhu và cơ quan chủ chốt tại Dinh Độc Lập đều được di chuyển qua Dinh Gia Long làm việc, Dinh Độc Lập phá huỷ từ từ để xây cất lại theo kiểu vẽ kiến thiết mới của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
THÀNH LẬP PHÁO ĐỘI PHÒNG KHÔNG
Đại Đội Súng Nặng của Lữ Đoàn lại chính thức được biến cải thành Pháo Đội Phòng Không ngày 1.3.1962 Vũ khí được cấp phát đại bác 20ly và Đại Liên 50, Đại Bác 20ly do HQ cấp phát và được Hải Quân huấn luyện cách sử dụng vũ khí và bảo trì. Đại Liên 50 do quân cụ cấp phát.
PHÁO ĐỘI PHÒNG KHÔNG vẫn được giữ lại 4 khầu SC 81ly và 4 khẩu Đại Bác 57ly.
THÀNH PHẦN SQ thuộc PĐPK:
Đại Úy Nguyễn Tấn Bạch PĐT
Tr/úy Bùi Văn Tính
Tr/úy Nguyễn Đức Giang
Th/úy Trần Hữu Vạn
Th/úy Bảo Thái
Chuẩn Úy Trần Công Thụ
Chuẩn Úy Huỳnh Văn Ba
Quân số Pháo Đội Phòng Không là cơ hữu của ĐĐSN và lấy một ít của các TĐPB về lại có tên anh Phạm Duy Nhạ. TD27PB TS1 Đạng Viết Đảng, TS1 Trần Ngọc Khách, Vũ Thiện Chí, Nguyễn Viết Luật, Phan Van Hy, và một số đông của các TĐPB thuyên chuyển về phục vụ tại đây, Các vị trí đặt súng phòng không trên các cao ốc thành Cộng Hòa, Dinh Độc Lập, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công Chánh, các nơi này là ưu điểm để bảo vệ Dinh Gia Long, nơi Tổng Thống Diện làm việc, vừa phòng không, để chiến đấu lại với bộ binh của địch.
Pháo Đội Phòng Không được đi thực tập tác xạ thực hành 3 lần với 2 loại súng: Đại Bác 20 ly và Đại Liên 50.
Ngày 28/6/1962, khởi hành từ thành Cộng Hòa theo Quốc Lộ 1 đến căn cứ 6 gần Bình Tuy để tác xạ 2 loại súng nêu trên.
Ngày 9/8/1962, xuống tàu Hải Quân tại bến Bạch Đằng, được chở ra Vũng Tàu tác xạ thực hành 2 loại vũ khí nêu trên. Mục Tiêu là thả các chùm bong bóng.
Ngày 19-3-1963 lễ quan thầy thánh cả Guise pháo dội phòng không nhân ngài làm thánh tổ, phù hộ cho pháo đội, thánh lễ được tổ chức 6:30. Thành phần tham dự các quân nhân thuộc pháo đội, chủ tế thánh lễ là cha Phero Phan Văn Trọng, sau lễ trung úy Bùi Văn Tính đại diện cám ơn cha chủ lễ.
Sau đó cha tuyên úy phát cho mỗi quân nhân một ảnh giấy Thánh cả Giuse ẵm chúa Giesu và tay cầm bông huệ trắng để làm kỷ niệm, tôi được giữ ảnh này mãi cho tới ngày 30-4-75 khi vào trại tù cải tạo thì cán bộ tịch thu.
Ngày 10/10/1963, địa điểm thực tập tác xạ là Vũng Tàu, tạm trú đêm tại TĐ6ND, vũ khí 2 loại phòng không và còn huấn luyện bổ túc SC 81ly và Đại Bác 57ly. Ngày 12/10/1963, trở về đơn vị.
BIẾN CỐ LẦN THỨ III: ngày 1/11/1963, HỘI ĐỒNG QUÂNNHÂN, một số tướng lãnh làm cuộc đảo chánh lật đổ Tống Thống Ngô Đình Diệm, ngày 2/11/1963, Tồng Thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu bị số tướng lãnh hạ sát.
Phòng 5 CTCT của lữ đoàn tổ chức buổi học tập thong điệp của TT Diệm đọc ngày lễ quốc khánh 26.10.63, buổi học tập vào lúc 2h chiều ngày mùng 1.11.63 dành cho quân nhân các cấp thuộc lữ đoàn.
Lúc 1h 30 các quân nhân thuộc lữu đoàn ở trên các lầu 2 và lầu 3 đều nhìn thầy Binh Sĩ của Thuỷ Quân Lục Chiến (TQLC) đồn trú tại trại Cửu Long, Thị Nghè. Đang di chuyển qua cầu Thị NGhè theo đường hồng thập tự, bang 2 cánh bên trái thì tạt vào Thảo Cầm Viên Sở Thú,
Còn toán bên phải thì đến đường Nguyễn Bình Khiêm thì rẽ phải tiến đến đài phát thanh Sài Gòn và tiến đến sân banh Hoa Lư gần sát cổng sau của dữ đoàn và đài phát thanh Quân Đội. Các quân nhân TQLC đều đeo bao lô kèm theo nồi niêu xoong chảo như 1 cuộc hành quân ngoài chiến trường.
Ngay lúc đó buổi học tập được giải tán tất cả các quân nhân về đại đội chờ lệnh. QN thuộc pháo đội phòng không có 1 xe GMG chở về các vị trí cao ốc tại Dinh Độc Lập, bộ Công Chánh, bộ Quốc Phòng. Các n.ơi đều lien lạc với BCH tại Thành Cộng hoà để nhận lệnh.Đặc biệt quân nhân TQLC vẫn di chuyển mà không có hành động nào gây nguy hiểm cho quân nhân của lữ đoàn. …
Khoảng 3h chiều thì không quân chiến đấu loại SKYRAIDER từ Tân Sơn Nhất bay lên tiến về hướng thành Cộng Hoà và Dinh Độc Lập thì được lệnh các vị trí pháo binh phòng không khai hoả mục tiêu phi cơ địch các vị trí phòng không đều nổ sung các loại như đại bác 20 ly, đại lien 50, gồm cả hải quân tại bến Bạch Đằng 4 phi cơ bay thẳng và không thấy xuất hiện trở lại.
Khoảng 4h chiều thì đại bác 105 ly là của TD5 PB tại Biên Hòa, do Đại Úy Nguyễn Đạt Sinh tiểu đoàn trưởng, Đại Úy Sinh đã phục vụ tại Lữ Đoàn thuộc Liên Đội Pháo Binh, sau khi phe đảo tránh thành công, Đại Úy Sinh có dến thăm các quân nhân tại Lữ Đoàn
Đại Úy Sinh và Đại Úy Nguyễn Tấn Bạch đều là bạn thân cùng khóa 4 Thủ Đức. PB rót vào thành Cộng hoà đều nổ tại sân chào cờ.Lúc này mới thấy là nguy hiểm nhưng pháo binh chỉ bắn cầm chừng mà thôi, lâu lâu vài trái.
Khoảng 10h đêm thì đài phát thanh tuyên bố một số tướng lãnh làm cuộc đảo chắnh TT Diệm.Trong số này có đại tá Nguyễn Xuân Trang CHT/PB tham gia.Có lẽ tướng lãnh tham gia sau cùng là tướng Đỗ Cao Trí QD1 và tướng Nguyễn Khánh QD2 va một số Tỉnh Trưởng và Quận Trưởng ủng hộ với tính cách là ăn theo.
Quân nhân của lữ đoàn tại thành Cộng Hoà đều phải rút xuống hầm cuối cùng để tự thủ. PB có đem theo 4 khẩu ĐB 57 li đặt tại dưới hầm, 2 khẩu đặt thẳng ra cổng chính thành cộng hoà hướng thẳng đường cường để. Để chặn Thiết Giáp phe đảo chánh tiến chiếm thành cộng hoà, các loại đạn 57 li 306 đạn nổ 307 đạn khói, lệnh của thiếu tá Duệ Tham Mưu Trưởng không được khai hoả bằng ĐB 57 li, sợ gây thiệt hại cho hai bên, lệnh cho tất cả rời khỏi vị trí thành cộng hòa để về với gia đình tránh đổ máu
Còn Dinh Gia Long là nơi TT Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu ăn ở và làm việc. Trận chiến ác liệt đã diễn ra tại Dinh Gia Long từ 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng ngày mùng 2.11.63. Hai bên nổ sung thật ác liệt mà chưa đem đến một kết quả nào. Thiết Giáp và Bộ Binh của lữ đoàn luôn bám chặt tại vị trí chiến đấu tự thủ để bảo vệ Dinh Gia Long.
Còn Thiết Giáp và Bộ Binh bên Đảo chánh đã có nhiều lần nổ sung mở cuộc tấn công tiến sát gần Dinh Gia Long thì bị Hoả lực cuả lữ đoàn Thiết Giáp và Bộ Binh bắn trả bên phe đảo chánh phải rút lui ra xa Dinh Gia Long hơn
Trung Đội PBPK vị trí cao ốc bộ quốc phòng khi nghe tiếng hò hét xung phong của bên đảo chánh lực lượng thiết giáp bộ binh với hoả lực mạnh lien tiếp không ngừng. Những làn đạn xanh đỏ như pháo tết ở hai con đường Pasteur và đường Lê Thánh Tôn khỏi lửa mịt mù.
Rồi việc gì đến sẽ phải đến, kẻ mạnh sẽ thắng, thiết giáp lữ đoàn bị tê liệt, bộ binh thì từ từ rút lên lầu Dinh Gia Long để tự thủ và chiến đấu đến cùng. Mặc dù bộ binh và thiết giáp bên phe đảo chánh đã vào được Dinh Gia Long ở lầu dưới đang lục soát.Cứ vài phut trên lầu lại bắn từng loạt đạn từ trên lầu Gia Long xuống. vào phút chót Trung Úy Bùi Thông Tiêm bị tử thương, tất cả Quân Nhân trong Dinh Gia Long đều buông súng tại chỗ để xuống đường để về với gia đình
PBPK cao ốc BQP, TrungTá Ky Quan Liêm giám đốc nha nhân viên bộ quốc phòng mặc thường phục gặp Trung Úy Nguyễn Đức Giang chỉ huy PBPK tại BQP, 2 bên trao đổi gì đó không được tiết lộ. Sau đó trung tá Liêm đi bộ ra cổng BQP và không thấy trở lại.Lúc đó Trung Tá Liêm mặc thường phục. sau ngày 1-11-63 Trung tá Liêm bị giai ngũ
Lúc này trung uý Giang cho lệnh pháo binh bỏ vị trí để về với gia đình chờ trình diện sau. Sau đó pháo binh và bộ binh của lữ đoàn ở Dinh Gia Long đều có mặt tại con đường Gia Long thì có một toán mặc thường phục tự giới thiệu là An Ninh Quân Đội ra lệnh tất cả quân nhân thuộc lữ đoàn phải vào BCH/Hiến Binh trước mặt Bộ Quốc Phòng, ở đường Gia Long để có xe chở về đơn vị không được tự túc. Vào tới BCH hiến binh lập danh sách và chờ tại đó.
11 giờ 30 có một xe GMC đến chở chúng tôi không phải về lữ đoàn mà đưa về quân vụ thị trấn đường Lê Văn Duyệt. xuống xe tập họp tại chỗ được thiếu tá Dừa phát cho mỗi người một ổ bánh mì thịt ăn cho đỡ đói và lại chờ nữa.
Một giờ chiều lại một chiếc xe GMC, xe này có bạt che kín, tài xế mở bửng sau lên xe theo thứ tự và điểm danh, xe lại ra đường Lê Văn Duyệt rẽ trái đến đường Đồng Tháp lại rẽ trái, chạy được 1 đoạn nữa thì nhìn thấy bảng chữ đỏ.
Trước cổng sắt là trung tâm cải huấn Chí Hoà. Anh nào cũng hết hồn, cổng sắt được mở ra, xe từ từ chạy vào, lại 1 cổng sắt nữa mở ra, thế là vào Chí Hoà thật là khó. Nếu ra khỏi Chí Hoà lại phải qua 2 lần cửa sắt, lại còn khó hơn.
Xuống xe chở lệnh nữa, ngay lúc đó một ông mặc quần áo sạch sẽ đầu chải tém đến thăm, nhận ra được biết ông là Th/S1 Mai Tuỳ là SQ thủ quỹ của lữ đoàn đã từng phát lương cho chúng tôi. Th/S1 Mai Tuỳ có mái tóc tém đẹp trai nhất của lữ đoàn.Làm thủ quỹ bị thất thoát tiền bạc hiện bị giam để chờ ra toà.
Nửa giờ sau trật tự tù đem phát cho mỗi người một bát ăn cơm, đôi đũa và 1 chiếc chiếu cá nhân 1 người nằm, lần lượt theo trật tự đến phòng giam có bốn chữ to tổ bố trước cửa vào Quân Phạm Đặc Biệt, trên 30 người bị giam tại phòng này. Trong đó có tôi và anh Phạm Duy Nhạ, hai anh em ở trong phòng này, anh Nhạ và tôi vào lính cùng một ngày, anh Nhạ số quân 56/101 399, còn tôi số quân 57/101400. Khi anh Nhạ lập gia đình thì mẹ vợ anh Nhạ là chị gái của bố vợ tôi nên hai anh em coi nhau như ruột thịt.
Khoảng 5 giờ chiều thì có 1 trung tá đến thăm tự giới thiệu, trung tá này là phó quản đốc nhà tù Chí Hoà. Trung tá cho biết TT Diệm và cố vấn NGô Đình Nhu tự sát tại nhà thờ Cha TAM. Đây là đài phát thanh đã loan tin.
Bữa cơm chiều đầu tiên tại nhà tù trên 30 người, phần cơm thì tạm đủ, thức ăn thì 30 người chỉ có 20 phần thức ăn bằng thịt bò kho với tương hột cùng với 5 bó rau muống ăn sống, không có canh.
Mỗi buổi sáng có 10 phút ra tập thể dục và tắm rửa vệ sinh cá nhân. Nhờ lúc này mới nhìn thấy nhà tù Chí Hoà là nhà xây theo kiểu 8 múi, thường gọi Nhà bát quái. Nhiều tầng cao được phân chia theo từng mùi có rào kẽm gai cao, ở sân giữa là 1 cái hồ nước lớn chứa đầy cho 8 múi dung thật là quy mô vĩ đại của nhà tù này.
Chúng tôi bị giam tại đây cho tới 2h chiều ngày mùng 7.11.63, tức là 5 ngày thì được lệnh phóng thích tất cả ra khỏi Chí Hoà và được trở về đơn vị tự túc. Được thả từ Chí Hòa ra tự túc thuê xe về với gia đình tại trại nhân vị, về đến gia đình thật là vui mừng. Sau ngày biến cố 1-11-63 các Quân Nhân thuộc Lữ Đoàn, một số bị giam gữi, và một số thất lạc.
Khi trở về đến lữ đoàn cảm thấy thật đau thương, gặp nhau tay bắt mặt buồn thiu, đi bộ trên mặt đất trong thành Cộng hoà, chỗ nào cũng có hố đạn, từ nhỏ đến lớn. Các bức tường nhà bị thiết giáp bắn lủng, các nóc nhà cao ốc đều bị tróc ngói do đạn pháo binh.
Cổng chính thành Cộng Hoà hướng ra đường Cường Để và đại lộ Thống Nhất, 2 trụ cổng bằng 4 khối đá vuông được trồng lên có cả trăm năm, nay Thiết Giáp bắn đổ cột bên phải cổng sắt bị sập 1 bên.
Các cổng ra vào của Thành Cộng Hòa thì được quân nhân nhảy dù canh gác và an ninh rất cẩn mật. Không có cảnh nào đau khổ và buồn bã cho bằng khi những quan nhan bị thua trận. Một số Quân nhân thuộc BB thì được giữ lại và đã di chuyển đi nơi khác, còn các quân nhân Thiết Giáp và PB ở lại chờ các quân nhân thất lạc trở về để nhận lệnh thuyên chuyển đi các TĐPB trong 4 vùng chiến thuật.
KẾT LUẬN:
Được thành lập ngày 31-12 -1955 và được giải tán ngày 1-11- 1963, Lữ đoàn là tiền than của Tiểu Đoàn Ngự Lâm Quân tại Đà Lạt, tiểu đoàn này có nhiệm vụ canh gác để bảo vệ giữ an ninh cho Quốc Trưởng BẢO ĐẠI tại dinh số 1 và 2 Đà Lạt.
Sau khi ông DIỆM thay thế Bảo Đại làm Thủ Tướng và đắc cử Tổng Thống VNCH, tiểu đoàn Ngự Lâm Quân tại Đà Lạt được giải tán và di chuyển về 1 doanh trại to lớn , cổng chính ra vào mang 3 chữ THÀNH CỘNG HÒA tại số 2 đại lộ thống nhất Sài Gòn, để thành lập LĐLBPVTTP, KBC 4373 cùng 1 số SQ, HSQ và binh sĩ thuộc các đơn vị tác chiến được tuyển chọn về để thành lập 5 ĐĐBB và các đơn vị chuyên môn khác như truyền tin, quân nhac, pháo binh và thiết giáp.
5 ĐĐBB đầu tiên cua Lữ Đoàn:
ĐĐ 1 Trung úy Nguyễn Văn Tính- Đại đội trưởng
ĐĐ 2 Trung úy Vũ Đức Lâm- Đại đội trưởng
ĐĐ 3 Đại úy Tôn Thất Tích- Đại đội trưởng
ĐĐ 4 Đại úy Đoàn Hữu Hành- Đại đội trưởng
ĐĐ 5 Đại úy Trần Văn Lục-Đại đội trưởng
ĐĐCH + CV Đại úy Trần Minh Huy – ĐĐT sau ngày 11-11-1960 thuyên chuyển sang BĐQ , sau cùng là cấp bậc Đại tá, hiện Đại Tá Huy ở Cali
LIÊN ĐỘI PHÁO BINH
Đại úy Phan Đình Tùng – LĐT tháng 10-1957 đi du học Hoa kỳ.
Đại úy Phạm Văn Tài- LĐT sau ngày 1-11 1960 thuyên chuyển
Trung úy Nguyễn Tấn Bạch thăng cấp Đại úy , thành lập ĐĐSN. Ngày 27-2-1962 ĐĐSN được giải tán, thành lập Pháo Đội Phòng Không. Đại úy Bạch giữ chức Pháo Đội Trưởng – Pháo đội Phòng Không ngày 1-11-1963 Đại Úy Bạch được TC về trường pháo binh tại Dục Mỹ Nha Trang với chức vụ Tiểu Đoàn trưởng khóa sinh, sau đó Đại Úy Bạch được TC về cục Quân Huấn, rồi thăng cấp thiếu tá và trung tá, nam 1971 thì trung tá Bạch được đề cử đi làm SQ/Tùy Viên tại Hoa Kỳ cho đến ngày 30.4.75 và hiện đang định cư tại Hoa kỳ
LIÊN CHI ĐOÀN THIẾT GIÁP
Đại úy Nhan Nhật Chương –đầu tiên cấp bậc sau cùng Đại Tá
Đại úy Nguyễn Tấn Tui- sau ngày 11-11-1960 thuyên chuyển
Đại úy Phạm Minh Xuân –sau ngày 1-11-1963 TG giải tán
Lữ Đoàn có 2 ĐĐ ưu tiên đặc biệt nhất :
Đại dội quân nhạc là đơn vị chuyên môn đã được đào tạo nhiều năm, quân nhân được lưu giữ lại trong quân đội để phục vụ lâu dài, mặc dù các cụ đầu đã bạc tóc trắng, nhưng tinh thần rất minh mẫn trong các cuộc hòa nhạc rất xuất sắc về âm nhạc làm cho khan thính giả xem các cuộc trình diễn về âm nhạc, tại hội trường không có 1 tiếng ho và rất im lặng để thưởng thức.
Đại đội trưởng là nhạc sĩ Đại úy Trần Văn Tín, Đại úy Tín sau cùng là chỉ huy trưởng quân nhạc với cấp bậc Đại tá, 30-4-1975 đi cải tạo.
Đại đội phó nhạc sĩ Trung úy Lý Trọng Cam , 1957 cụ già Cam đã có 2 con trai là Trung tá HQ Lý Trọng Song và Thiếu tá Lý Trọng Lễ TMP của Lữ Đoàn.
Đại đội cận vệ có 2 trung đội .
Trung đội Moto nhiệm vụ đi hộ tống bao quanh xe của Tổng Thống hoặc Phó tổng Thống và các thượng khách đặc biệt khi đến thăm VN.
Trung đội bảo vệ gác các cửa ra vào trong dinh của TT và ông bà cố vấn Ngô Đình Nhu, hoặc khi Tổng Thống ra khỏi dinh đều phải mặc thường phục. khi TT đi kinh lý các tỉnh lỵ cận vệ đều mặc Comle và thắt Caravat thật oai vệ như 1 bộ trưởng, anh nào cũng to lớn đẹp trai, khỏe mạnh, với 1 ít võ nghệ đi quoanh tổng thống để bảo vệ.
Đại đội cận vệ đặc biệt cấp bậc nhỏ nhất là hạ sĩ I cho đến thượng sĩ I, nếu 1 anh nào được bổ sung lên đại đội cận vệ, nếu là binh II sẽ được thăng cấp Hạ sĩ I.
Đại đội trưởng cận vệ Thiếu tá Nguyễn Đức Xích sau làm tỉnh trưởng Gia Định, Thiếu tá Trần Đình Tư- Đại đội phó lên làm Đại dội trưởng Thieu Ta Xich bi giai ngu ngay 1.11.63
5 VỊ TƯ LỆNH LỮ ĐOÀN PHÒNG VỆ TTP
Đại tá Nguyễn Thế Như- tư lệnh đầu tiên ( bị giải ngũ 1-11-1963)
Đại tá Nguyễn Văn Kiểm –tư lệnh nhì
Trung tá Hoàng Văn Lạc-1957 được cử đi làm tỉnh trưởng
Trung tá Lê Ngọc Triển- 1957 đến 11-11-1960
Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi 11-11 1960 đến 1-11-1963
Ngày 1-11-63, TT Diệm bị lật đổ, các SQ cấp tá sau đây bị cho giải ngũ:
Đại Tá Bùi Dzinh, Tư lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh
Đại Tá Nguyễn Thế Như, Cựu Tư Lệnh LĐPVTTP
Trung Tá Trần Thanh Chiêu
Trung Tá Nguyễn Văn Châu, Cựu Giám Đốc Nha CTTL
Trung tá Lê Như Hùng TMT/ Biệt bộ/ TTP
Trung Tá Kỳ Quan Liêm, Cựu Giám Đốc nhân viên BQP
Thiếu Tá Nguyễn Đức Xích, Tỉnh trưởng Gia Định
Thiếu Tá Thân Ninh, tỉnh trưởng Tam Kỳ Quảng Tín
Các SQ phục vụ tại Phủ Tổng Thống được đề cử đi giữ các chức vụ Tỉnh Trưởng và Quận Trưởng.
Trung Tá Hoàng Văn Lạc, Tỉnh trưởng Kiên Giang
Trung tá Lê Ngọc Triển Tỉnh trưởng Phú Yên
Thiếu Tá Đặng Thiên Ngôn đi làm tỉnh trưởng
Thiếu Tá Thân Ninh tỉnh trưởng Tam Kỳ Quảng Tín
Thiếu Tá Nguyễn Minh Mẫn, tham mưu biệt bộ, tỉnh trưởng Phước Thành, tử trận.
Trung Tá Phan Đình Tùng, tỉnh trưởng Phước Thành
Đại Úy Phan Minh Thọ, tham mưu biệt bộ, tỉnh trưởng Long An, tử trận.
Đại Úy Trần Văn Lục, ĐĐT, ĐĐ5BB, LĐ Quận Trưởng Mỏ Cầy, tử trận.
LỮ ĐOÀN PHÒNG VỆ TỔNG THỐNG PHỦ CHÍNH THỨC ĐƯỢC GIẢI TÁN ĐỂ THÀNH LẬP LỮ ĐOÀN AN NINH THỦ ĐÔ CỦA ĐỆ II CỘNG HÒA
PHÁO ĐỘI PHÒNG KHÔNG chính thức được giải tán và được tập trung tại Tiểu Đoàn 30 Pháo Binh tại Gò Vấp để nhận lãnh quân trang như một tân binh mới đầu quân, chờ Bộ Chỉ Huy Pháo Binh phân phối đi các Tiểu Đoàn Pháo Binh thuộc 4 vùng chiến thuật, lệnh thuyên chuyển sẽ ban hành sau.
QUÂN NHÂN THUỘC PĐPK CỦA LĐ ĐƯỢC TC 4 VÙNG CT
Anh Phạm Duy Nhạ được thuyên chuyển đi TD34PB KBC4451 tại Đà Nẵng, TD34PB sau này đổi thành TĐ10PB thuộc SĐ1BB.
Ngày 15/12/1963, tôi được thuyên chuyển đến TĐ37PB KBC3074 đồn trú tại Pleiku. Tểu Đoàn Trưởng Đại Úy Bùi Hữu Khiêm, Tiểu Đoàn Phó Đại Úy Võ Văn Mừng, trình diện ban I Tieu Đoan Thiếu úy Tạ Trọng Hiệu bổ sung về PĐB hiện đang hành quân tại Kontum.
Hậu cứ của TĐ37PB toàn là nhà tiền chế vách ván, lợp tôn được đất đỏ bám vào đỏ lòm, mặt đất thì mùa mưa đất đỏ bám vào gót giầy đi lại thật khó khan, đôi lúc còn ngã là khác, mùa nắng thì bụi mù lúc có gió làm cho rất khó chịu
Tôi được ở lại HC để chờ xe tiếp tế để lên Pháo Đội, tôi có gặp được hai đứa bạn quen cùng học khoá CC1PB đầu tiên năm 1957, nay là TS Nguyễn Ngọc Tạc làm việc tại ban ba TĐ và TS Chu Quang Hạnh là HSQ/TT của TĐ.
Ngay hôm sau lúc 10 giờ được lệnh có xe tiếp tế, tôi ba lô lên vai, lúc này HSQ tiếp liệu phát cho một chiếc áo dạ dài mà thời quân đội Pháp để lại ( áo ca bốt) để mặc chống lệnh vì vùng 2, khi lên đến KonTum là hậu cứ của Pháo Đội, xuống xe tôi gặp được TS Nguyển Văn Phẩm người cùng quê tại Hữu Bằng Phúc Yên tuổi đã cao và đã phục vụ trong quân đội Pháp được chuyển qua Vietnam.
Pháo Đội Trưởng. Trung úy Vũ Văn Ngân, PĐB có 2 Trung Đội, Trung Đội BI tại Dakha, quận Tua-mô-rông Th/Uý Lê Văn Niên, K8 TD Trung Đội Trưởng.
Thiếu Úy Nguyễn Kim Quang K13 TD Trung Đội Trưởng BII và 2 Chuẩn Úy Trần Ngọc Ánh K14 TD và Lê Văn Hồng K15 TD, hậu cứ PĐB nằm gần bệnh viện 2 dã chiến. PĐB được biệt phái cho SĐ22BB, do PB/SĐ22 điều động hành quân yểm trợ cho quân bạn.
Ngày 24.12.63 pháo đội có chuyến tiếp tế cho Trung Đội B1 vị trí tại Quận Đakha, từ KonTum lên đến Tân Cảnh, Tân Cảnh là Hậu Cứ của Tr/Đoàn 42 BB thuộc SĐ22BB, tại Tân Cảnh có mấy hàng quán bán tạp hóa cần thiết cho lính như kem đánh răng, khăn lau mặt va xà bong vv. Vài quán cà phê bình dân, nên thường gọi la các quán nghèo, dừng xe nghỉ 15 phút, tiếp tục đi đến ngả ba đường rẽ trái thì đi lên ĐakTo va ĐakSut đi thẳng thì lên quận Dakha.
Xe tiếp tế rẽ phải đường đi xe leo đồi leo núi đường đi thật là quanh co, leo dốc lại xuống dốc xe lắc lư qua trái qua phải vì đường có nhiều o gà thế rồi cũng lên đươc vi trí Pháo Binh, vi tri PB là một ngọt đồi hay núi gì đó thật là bằng phẳng, trực thăng co thể đáp xuống được voi hai khẩu ĐB 155 ly nằm trình ình hai bên Đài Tác Xạ nằm giửa hai khẩu ĐB khẩu ĐB có hai lô cốt de cho nhân viên khẩu Đội ngủ, lô cốt được đổ xi măng thật kien cố và rộng rãi, từ lô cốt này qua lô cốt khác có một đường giao thông hào chung quanh vị trí pháo binh, đây là vị trí tiền đồn giới tuyến, hàng rào kẽm gai được thiết lập thật vững chắc.
Vị trí pháo binh này, các hàng rào đều có gài mìn và lựu đạn nổ và chiếu sáng để được an toàn cho vị trí phòng thủ, đặc biệt là vị trí pháo binh tại đây, và bên cạnh là quận Đakha, hai nơi này có bốn DD/DPQ canh gác đêm ngày và phòng thủ giữ an ninh cho hai vị trí này.
Từ Dakha về Tân Cảnh chỉ xa nhau có 8 cây số đường chim bay, PB 155 ly bắn xa 15 cây số hai bên luôn yểm trợ cho nhau khi cần thiết, tại vị trí pháo binh này khí hậu nơi này luôn luôn lạnh và gió hiu hiu sương mù.
Hàng ngày sau 10 giờ sáng thì mặt trời mới ló ra, mưa phùn đều đều, quân nhân ở đâu chỉ ra khỏi lô cốt lúc cần thiết, khi có lệnh tác xạ mà thôi, các lô cốt đều có radio để nghe tin tức và ca nhạc, ở xứ lạnh các bữa ăn đều ngon miệng, mặc dù chỉ cơm với cá khô, canh bí đỏ hoặc bí xanh, 2 loại bí này để lâu không bị hư.
Tiếp tế đường bộ thì đồ ăn tươi để lâu được, còn tiếp tế bằng máy bay trược thăng, tất cả để vào một túi lưới, được thả xuống vị trí, gà vịt đều chết hết.
Đêm NOEL năm 1963 tại Tiền Đồn Pháo Binh tại Dakha, các lô cốt đều mở radio để nghe đài phát thanh quân đội hoặc đài phát thang Sàigòn đều phát bài Đêm Đông Lạnh Lẽo Chúa Sinh Ra Đời, bài thánh ca này phát ra để nghe mừng Chúa Giáng Sinh, còn các đêm khác thường lệ thì nghe tiếng hát em gái hậu phương. Sau đó quận Tua Mo Rong ngày 26.6.65 bị VC chiếm, TĐ22 PB mất một trung đội PB 2 khẩu ĐB 105ly
Sáng 25.12.tôi theo anh em ở đây lâu dẫn xuống sóc thượng để xem sinh hoạt của họ như thế nào, tới nơi làng họ ở có nhiều nhà, nhà nào cũng có một bếp lửa để sưởi ấm với các cục than hồng nổ lách tách vui vẻ với vợ con.
Mỗi làng đều có hai căn nhà dài, một cho nam và một cho nữ đã lớn tuổi mà chưa có gia đình, các nhà khác đều là nhà sàn, mỗi làng có một ông già làng để quản lý, làng được rào bằng những cây tre hoặc nứa rất sơ xài.
Mục đích xuống làng thường để mua gà vịt, phần nhiều là mua chuối chín đem về ăn dần vì chuối để lâu không sợ chuối thối hoặc hư, đặc biệt chuối chín vỏ thâm đen lột vỏ ra ăn thật ngon mùi vị ngọt và thơm đặc biệt miền xứ lạnh.
Sáng 26.12 toán tiếp tế lên xe và xuống núi tới Tân Cảnh nghỉ 15 phút uống cà phê, mặc dù chúng tôi đã uống cà phê tại vị trí trước khi ra về, cứ uống để cho biết cà phê Tân Cảnh mùi vị thế nào. Trung Đoàn 42 Bộ Binh có một bác sĩ tên Đinh Xuân Minh nguyên là bác sĩ tại phủ Tổng Thống tại Dinh Độc Lập hàng ngày bác sĩ khám bệnh và lo sức khoẻ cho Quân Nhân và gia đình tại cổng sau đường Nguyễn Du.
Sau ngày 1.11.63 bác sĩ Minh được chuyên chuyển ra Trung Đoàn 42 làm y bác sĩ trưởng trung đoàn 42 tại Tân Cảnh. Ít lâu sau, bác sĩ Minh được thuyên chuyễn về Sài Gòn xin giải ngũ rao ứng cử Dân Biểu Quốc Hội thời đệ II Cộng Hòa.
Đoạn đường đi và về từ Dakha đến Kontum thật là yên tĩnh và an toàn, hai bên đường đều là cây to và các loại gỗ tốt, các cây cầu qua suối cho xe di chuyển đều là cầu ván gỗ mà thôi. Ít có cây nào được xây bằng xi măng cả, nhờ có ngày đi tiếp tế này tôi mới biết được, tân cảnh và dakha là những tiền đồn của tỉnh Kontum.
NĂM 1964
Thứ tư ngày 1 tết Dương lịch năm 1964, PDB được lệnh di chuyển để tham dự hành quân lộ trình từ Kontum lên Tân Cảnh rẽ trái lên quận Dakto và Daksut và lên tiền đồn tại Dakrota, đây là một ngọn núi cao dốc xe phải từ từ lên vị trí để đặt súng ở vị thế sẵn sàng tác xạ nếu được yêu cầu.
Tại tiền đồn này có một DDBB phòng thủ và 2 khẩu SC 106 ly của TD 22 SC, tiền đồn này có một thác nước từ đỉnh núi chảy xuống rất sạch, và tiện nghi cho các Quân Nhân tiền đồn sử dụng ăn uống và tắm giặt.
Ngày 5.1.64 cuộc HQ lục soát chấm dứt không gặp một kháng cự nào, PD được lệnh di chuyển về Tân Cảnh và đặt vị trí PD ngoài danh trại Trung Đoàn 42 BB, trên đoạn đường chở về Tân Cảnh không có một cây cầu xây bằng xi măng, có một cây cầu ván dài khoảng 30 mét được mang tên cây cầu Chín Ông.
Được biết cây cầu Chín Ông này là lao công lục lộ sửa chữa đường xá, đi trên một xe chở đá dải đường bị rớt xuống sông, tất cả 9 người đều chết nên được mang tên cầu 9 ông. Ngày 6.1.1964 PĐ lại di chuyển về hậu cứ tại Kontum
Tháng 2/1964 Trung Úy Vũ Văn Ngân Pháo Đội Trưởng được thăng cấp Đại Úy, đầu năm 1965 Đại Úy Ngân được chuyển ngành qua Tư Pháp về làm việc tại Tòa Án Quân Sự vùng 2 Đường Hoàng Hoa Thám, Nha Trang, lần lượt được thăng cấp Thiếu Tá và Trung Tá.
THUYÊN CHUYỂN VỀ BTM/PB/SD22 BB
Ngày 16/3/1964, Tôi được thuyên chuyển về PB/SĐ22 làm đả tự viên, và làm HSQ quân số thay thế cho TSI Ngô Kiệm giải ngũ, PBSĐ22 nằm trong doanh trại Nguyễn Huệ tại Kontum.
Đại Úy Lê Văn Thọ CHT Tr/Uý Hà Minh Phương
Đại Úy Đặng Hữu Thảo SQPT Th/Uý Đào Minh Chính
Tr/Úy Phạm Ngọc Thúy Th/Uý Lê Trường Phước
Trung úy Thúy K4 TĐ 1965 thuyên chuyển BCH/PB/SĐ18 BB được thăng cấp Đại úy và được đi học khóa PB cao cấp tại Hoa Kỳ, mãn khóa vể được giữ chức vụ TĐP/TĐ253PB và được thăng cấp thiếu tá, sau được giữ chức vụ TĐT/251PB và được thăng cấp trung tá, sau thuyên chuyển đi BCH/PB/SĐ23BB tại Ban Mê Thuật, bị địch bắt tù cải tạo 2 năm tại Ban Mê Thuật, bị bệnh nặng được thả về sớm với gia đình, qua diện HO quá muộn, Trung tá Thúy đã mất tại Cali. Ngày 13 tháng 12 năm 2010.
Trung úy Hà Minh Phương K8 TĐ 1965 được thuyên chuyển qua PB Dù theo đơn xin, được thăng cấp đại úy làm Tiểu Đoàn Phó /TĐ3PB Dù, bị bắt cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại hà Lào cùng với Đại tá Thọ LĐT/LĐ3 Dù, Đại Tá Thọ bị tù 17 năm.
Thiếu úy Chính K7 TĐ 1965 thăng cấp Trung úy,cấp bậc Đại úy dược giữ chức vụ CHT/PB/TK Phước Long bị tử thương 1974 cố thiếu tá Phero Đào Minh Chính dược chon cất tại nghĩa trang Quân Đội Bien Hòa.
Thiếu Uý Phước K11 TĐ năm 66 giải Ngũ theo đơn xin cấp bậc Trung Uý
Ngày 10.4.64 lúc 4 giờ 15 phút ông Ngô Đình Cẩn bị thi hành án tử hình tại khám Chí Hoà, đơn xin ân xá bị Thủ Tướng Nguyễn Khánh không thuận và bác đơn, 3 nhân chứng, một linh mục Thịnh công giáo giải tội và ban các phép bí tích sau hết, một luật sư Quang cùng Thiếu Tá Nguyễn Hữu Lung đại diện BKTĐ và Thiếu tá Mã Sanh Nhơn đại diện tướng Khánh và mười phóng viên nhà báo, hiện Đại Tá Lung đang ở Hoa Kì.
Tháng 6/1965, BTL/SĐ22BB từ Kontum di chuyển về Qui Nhơn, BTL đặt tại Hội Trường của BCH, tiếp vận 2, tạm thời chờ doanh trại mới đang xây cất, doanh trại mới tại cầu Bà Gi cách Thị Xã Qui Nhơn 17 cây số.
Tháng 3/1966, BTL/SĐ22 di chuyển lên doanh trại mới tại cầu Bà Gi, cạnh tu viện Nguyên Thiều, doanh trại được xây cất trên 1 ngọn đồi thật là lý tưởng gần QLI, có con đường tàu lửa chạy song song QL1. Ngày ngày, tàu lửa vẫn chở hành khách và chở hàng qua các ga từ Qui Nhơn, Diêu Trì, Bình Tân, Phù Mỹ, Bồng Sơn và Tam Quang lại chở về Qui Nhơn. Khi tàu qua cầu Bà Di, mỗi khi có tiếng còi tàu hú lên, mọi người làm việc tại BTL đều ngó ra con tàu, ai nấy đều coi như đất nước đã thanh bình thật sự.
Trước mặt BTL/SD hướng nam QL 1, cầu Bà Gi với con sông rộng 50 thước nước chảy lưu thông, mực nước trong sạch rất tiện cho quân nhân tắm giặt hàng ngày, bên kia cầu là khu sinh hoạt nho nhỏ với các quán ăn lai rai, vài tiệm bán tạp hoá, tiệm giặt quần áo, vài bàn bi da và bàn binh bông.
Một sân bay trực thăng lên xuống gần BTL/SD, hướng bắc của Sư Đoàn có một sân bay dã chiến dành cho phi cơ L19 lên xuống, để tiện đón các sĩ quan đi quan sát, hoặc đón sĩ quan pháo binh để hướng dẫn đoàn xe tiếp tế từ Qui Nhơn đến Bông Sơn Tam Quan, đặc biệt là căn cứ đèo Nhông va đèo Phù Cũ. Hai địa danh này thường bị địch quân phục kích đoàn xe.
Sư Đoàn có một cư xá Sĩ Quan được xây cất dành cho các sĩ quan thuộc sư đoàn, cạnh bộ tư lệnh sư đoàn, HSQ va BS được thiết lập nhiều căn nhà tiền chế được phân chia cho gia đình với số lệnh nhiều con và ít con nhà rất cao và mát mẻ.
Sat con suoi Ba Gi de tien viec tam giat
Nếu là quân nhân có gia đình ở thị xã Qui Nhơn thì hàng ngày đều có một xe GMC công quân chuyên chở, 5h30 chiều tan việc nếu quân nhân nào không trực gác thì theo xe về Qui Nhơn với gia đình, sáng hôm sau lại theo xe này lên sư đoàn làm việc
Quân nhân trực giác tại Bộ Tư Lệnh/SĐ do chỉ huy trưởng. Tổng Hành Dinh điều hành bảo vệ BTL/SD, phòng trực tại SD có 2 HSQ, và một SQ cấp uý, SQ tổng Trực là SQ cấp tá tổng trực giải quyết mọi việc.
Sư Đoàn có một nhà nguyện do cha Cao Đức Thuận tuyên úy tiểu khu Bình Định Kiêm Nhiệm, sau đến cha Khổng Văn Giám tuyên úy Không quân chuyển qua làm tuyên úy SD 22 BB. Hằng ngày vào lúc 7 giờ chiều có một thánh lễ dành cho các quân nhân và gia đình đến tham dự. riêng ngày chúa nhật và các ngày lễ buộc thì thánh lễ được tổ chức 10 giờ sang. sau ngay 30.4. 75 cha Giám phải đi trại tập trung cải tạo 12 năm hiện cha đang coi xứ tại Dốc Mơ, Gia Kiệm
Thay Đổi Chỉ Huy Trưởng/ Pháo Binh/ Sư Đoàn 22
Tháng 6/1966, Đại Úy Lê Văn Thọ được thăng cấp Thiếu Tá, Thiếu tá Thọ được đi học khóa CHTM tại Hoa Kỳ. Trở về thiếu tá Thọ k2 TĐ, được chỉ định giữ chức Chỉ Huy Phó Pháo Binh QĐ II và được thăng cấp trung tá thay thế Đại tá Trần Văn Hào được giữ chức vụ Tư Lệnh Phó/SĐ18BB. Trung tá Thọ được giữ chức Chỉ Huy Trưởng /PB/QĐ2 và được thăng cấp Đại tá, rồi được thuyên chuyển về BCH/PB tại Sài Gòn 1975 thì ĐT Thọ đi tù cải tạo tại trại Suối Máu Biên Hòa. Bị chết ngày 27-12-1975.
Thiếu tá Nguyễn Văn Trân TĐT/TĐ37PB tại Pleiku được cử làm CHT/PBSĐ22. Tết mậu Thân năm 1968 ngày tết âm lịch rơi vào ngày 30.1.68 các quân nhân có gia đình tại Qui Nhơn đều bị mắc kẹt ở Qui Nhơn, riêng chỉ có hai xe geep của Thiếu Tá Nguyễn Văn Trân chỉ huy trưởng pháo binh, Sư Đoàn và Trung Uý Trần Đạt Khải SQ trực TT hoà yểm, SĐ, chạy xe từ Qui Nhơn lên sư đoàn để làm nhiệm vụ trực, mãi đến ngày mùng 3 Tết tức là ngày 1 tháng 2 các quân nhân ở Qui Nhơn mới trở lại sứ đoàn trong tình hình yên tĩnh.
Các PBSĐ thuộc các SĐBB được chính thức nâng lên thành BCH/SĐ/BB có them PĐCH, BCHPBSĐ22 được cấp phát KBC4316, lãnh them quân xa, quân dụng và quân số được bổ sung theo bảng cấp số mới, thành lập PĐCH, Trung úy Trần Xuân Ánh Pháo Đội Trưởng.
Trung úy Ánh được thăng cấp Đại Úy và đi học khóa 1 Quân Chánh tại trường Quân Y. Mãn khóa học, Đại Úy Ánh được cử giữ chức vụ quận trưởng Quận Phù Cát. Đại Úy Trần Văn Hưng được cử Pháo Đội Trưởng /PB/SĐ22.
BCH/PB/SĐ22 được cấp phát doanh trại mới thật rộng rãi cho phù hợp với quân số và quân dụng.Doanh trại nằm dưới chân đồi của BTL/SĐ.
TẾT MẬU THÂN NĂM 1968: Thiếu tá Nguyễn Văn Trân được thăng cấp Trung tá đặc cách, Trung tá Trân được cử đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu tại Hoa Kỳ. Học xong trở về SĐ 22 BB Trung tá Trân được giữ chức vụ TMP/HQ và tiếp vận, sau đó Trung Tá Trân được giữ chức vụ TMT/SĐ 22 thay thế Đại tá Lý thuyên chuyển về BTL/QĐ 2. Trung tá Trân được thăng cấp Đại tá, sau được thuyên chuyển về QĐ 2 làm việc tại Ban LHQS 4 bên tai Pleiku, Đại tá Trân bị bắt tại Pleiku tù cải tạo 13 năm tại miền Bắc, hiện đinh cư tại Hoa Kỳ.
Thay đổi Chỉ Huy Trưởng/ Pháo Binh/ Sư Đoàn 22 Bộ Binh
Trung tá Trinh Lê Triển Chỉ Huy Phó/PB/QĐII được cử giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng/PB/SĐ22 đây là lần thứ hai Trung Tá Triển trở lại pháo binh sư đoàn. Năm 1965 Đại Úy Triển đã là chỉ huy phó ở đây, sau đó đại úy Triển được chỉ định giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ231PB tại Buôn Mê Thuật, được thăng cấp thiếu tá, sau thiếu tá Triển, thuyên truyển về BCH/PB/QD2 và được thăng cấp trung tá.
Qui Nhơn là một thành phố nhỏ mát mẻ và đẹp, ngồi trên máy bay nhìn xuống thành phố như một con tôm, đầu tôm về hướng tây, đuôi tôm ở hướng đông, bụng tôm nằm về hướng nam, thành phồ được biển bao bọc từ hướng nam, hướng đông, và hướng bắc, Qui Nhơn chỉ có một con đường bộ độc nhất để đi ra QL 1, từ cầu đôi ra QL1 rẽ phải thì ra miền bắc rẽ trái vào miền nam, mãi sau này Quân Đội Mĩ qua VN thì được mở them con đường nữa bằng tên gọi Đường Quang Trung gần chân núi từ khu 6 ra nghĩa trang quân đội đi thẳng ra QL 1
Qui Nhơn có một Sân Bay dùng cho cả Quân sự va Dân Sự trong Thành Phố, sau này Phi Cơ Quân Sự dược di chuyển ra sân bay lớn tại Phù Cát, nếu là quân nhân hoặc công chức mà được phục vụ tại đây, thật là lí tưởng, được gần gia đình sinh hoạt hằng ngày rấ tốt
Qui Nhơn có một vựa cá tươi chiều chiều là ghe tàu cập bến đem cá lên bờ bán cho các vựa để bán lẻ, Qui Nhơn còn có các trường từ tiểu đến trung học cho cả nam va nữ, và còn có một trường đào tạo cô và thầy cấp sưu phạm
Qui nhơn có một nhà thờ Chính Tòa lớn và đẹp của Tòa Giám Mục và các nhà thờ nhỏ lân cận, DGM việt Nam đầu tiên ĐC Phê Rô Phạm Ngọc Chi, sau ĐC Chi được sai ra coi địa phận Đà Nẵng, thì ĐC Đa Minh Hoàng Văn Đoàn thay thế ĐC Đoàn bị bệnh và mất ngày 20.5.1974 và được chon cất tại Qui Nhơn
Tại cầu đôi phía phải có một núi thoai thoải trên núi có một trung đội pháo binh 105 li và 2 khầu ĐB để yiểm trợ trong vùng hoạt động 11 cây số, luôn luôn sẵn sàng yểm trợ chính xác.
Cũng tại Cầu Đôi phía trái có một ngọn núi rất cao, trên đỉnh núi có một đài tiếp vận, dưới chân núi phía sau thành phố là một kho đạn của BCH/2TV , đầy đủ đạn dược các cỡ, kho đạn được bảo vệ một đơn vị ĐPQ từ cầu đôi đến nghĩa trang quân đội
ĐƯỢC THEO HỌC KHÓA 5/70 SQ TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC
Tháng 10/1970, Tôi với cấp bậc Trung Sĩ 1 được theo học khóa 5/70 SQ đặc biệt tại trường bộ binh Thủ Đức. Bàn giao nhiệm vụ HSQ quân số lại cho TS1 Trần An, TS1 An có bằng B1 TQT, Tôi được nghỉ phép thường niên 15 ngày để thu xếp gia đình trước khi đi học.
Ngày 9.12.70 trình diện trường SQ Thủ Đức được các huynh trưởng khoá 3/70 tiếp đón. được huynh trưởng hướng dẫn ra lệnh, balo mang vai, túi quan trang vác lên vai, được huynh trưởng dẫn 20 tân KS này chạy ra vũ đình trường, chỉ chạy được 2 vòng, coi như 20 KS đều ngã xuống đất gần hết.
Sau dó được huynh trưởng dẫn về DD44 gần câu lạc bộ Đồng Tâm. DD44 có 4 trung đội. 441-442-443 và 444.
Trung uý Tăng Văn Chính Đại Đội Trưởng sau 2 tháng thì Trung uý chính được mang cấp đại úy. Cùng 2 sĩ quan cán bộ hướng dẫn kiêm Trung Đội Trưởng. Thiếu Uý Huỳnh Văn Cần và Chuẩn Uý Trần Văn Lê, đều tốt nghiệp khoa Fort Benning Hoa Kỳ.
Quân trường Thủ Đức hiện nay có 3 khoá SQ Đặc biệt đang thụ huấn, khoá 3/70 bảng tên, Nền đen chữ tên đỏ, khoá 4/70 bảng tên màu kaki vàng, chữ tên thêu đỏ. Khoá 5/70 bảng tên mầu trắng chữ tên thêu đỏ. Đây là điểm khác biệt cho từng khoá để dễ nhận diện. 3 khoá SQ/ Đặc biệt này toàn là các hạ sĩ quan, thuộc các đơn vị về thụ huấn giai đoạn 2, 24 tuần lễ (6 tháng).
Khoa 5/70 có trên 1200 khóa sinh theo học, với 6 Đại Đội khóa sinh, mỗi Đại Đội trên 210 khóa sinh được huấn luyện 24 tuần. Được Khai giảng ngày 14/12/1970.

Lễ gắn Alpha ngày 8/1/1971, sau 4 tuần huấn nhục khoá 5/70 được gắn Alpha đúng theo truyền thống của Quân trường, các đại đội khoá sinh sẽ được tập dược 2 buổi chiều trước đó tại vũ trường cũng như diễn hành qua khánh đài danh dự và trở về đại đội. Buổi lễ gắn Alpha do chỉ huy truong chủ toạ. Và được tổ chức vào lúc 7h chiều thứ 6, để sáng hôm sau thứ 7 các SVSQ sẽ được nghỉ phép 48 giờ, đây là ngày nghỉ phép dài nhất tại quân trường.
NguyenVanLung          LeGanAlpha
Khóa 5/70 sau 24 tuần huấn luyện giai đoạn 2 được thi sát hạch các môn đã học lí thuyết và thực hành, có trên 20 SV làm bài thi và thực hành không đủ điểm đậu ra trường với cấp bậc Chuẩn Úy, phải ra trường với cấp bậc từ Trung Sĩ I đến Thượng Sĩ, được cấp SVL ra khỏi trường Thủ Đúc trước 3 ngày khóa 5/70 làm Lễ mãn khóa, ĐĐ44 của tôi có hai anh Phan Văn Bính Thượng Sĩ BĐQ, và anh Nguyễn Văn Cung Thượng Sĩ BB ngày 30/4/1971 lễ mãn khóa 5/70, khóa Bắc Bình Vương ra trường với cấp bậc Chuẩn Úy Bộ Binh
Ba khoá kể trên có 5 anh em chúng tôi cùng quê hương về thụ huấn, không hẹn mà gặp lại nhau, khoá 3 anh Nguyễn Văn Ngạn mãn khóa được thuyên chuyển qua đơn vị nhảy dù, anh Phạm Văn Vui mãn khoá BB, được đưa qua trường PB tại Dục Mỹ học tiếp khoá SQCBPB 24 tuần lễ nữa, mãn khoá được thuyên chuyển về TĐ 183 PB tại Long Khánh, nhiệm vụ Tiền Sát Viên, thăng cấp thiếu uý, trung đội trưởng pháo binh. Năm 1973 thuyên chuyển đến PB/TK/Tây Ninh, 1974 thuyên chuyển đến PBTK Bình Tuy, Năm 1975, ngày 3 thang 7 năm 75, tù cải tạo đến 25 tháng 12 năm 80 được thả về với gia đình, năm 1995 qua Hoa Kỳ diện HO 37, bị bệnh dài dài, năm 2007 về VN qua đời tại quê nhà ngày 19.4.2007
Khoá 4 anh Nguyễn Duy Điệp mãn khoá với cập bậc chuẩn uý thuyên chuyển về sư đoàn 18 bộ bình, ra đơn vị tác chiến, trung đội trưởng bộ binh, thăng thiếu uý giữ chức đại đội phó, ngày 6.4.73 tử trận cô trung uý.
Khoá 5 anh Nguyễn Văn Duyên mãn khoá học bộ binh, được chuyển qua thiết giáp học căn bản SQThiết Gíap, ra trường thuyên chuyển về thiết giáp vùng 4 năm 1974 tử trận cố Trung Uý .
CUỘC ĐỜI TÁC CHIẾN BỘ BINH
Được thuyên chuyển về Trung Đoàn 41 Bộ Binh thuộc SĐ22, Trung Đoàn 41 đồn trú tại quận Phù Mỹ, Bình Định doanh trại Trung Đoàn 41 được nằm trên đồi Trà Quang cạnh QL1 hai bên đường là hai hàng quán cơm ăn nhậu cũng như các tiệm may áo quần và giặt ủi, phía sau hướng Nam của trung đoàn là một dãy núi dài và cao mang tên Núi Vạn Thiện, dưới chân núi có 5 làng ấp được mang tên từ Vạn Thiện 1 đến Van Thiện 5, vì chiến tranh nên các ấp nêu trên, dân chúng tản cư ra vùng có An Ninh, chỉ còn phần ít ông già bà cả ở lại trông nhà và giữ vườn
Đặc Biệt dưới chân núi Vạn Thiện 3 là Gò Dưa sát chân núi hầm hố ăn sâu vào núi, cây cối um tùm, nên mỗi lần hành quân lục soát tại đây đều bị chạm địch từ chết đến bị thương, địch rất ưu thế vì địa danh quen thuộc của họ thường xuyên đi lại lấy thuế của dân va bắt nhân công đem gạo lên núi tiếp tế
Sát trung đoàn có một con đường tàu lửa thường đi lại từ Quy Nhơn đến Bồng Sơn Tam Quan chở khách và hàng hóa, chiều tàu này lại chở về Quy Nhơn
Quận Phù Mĩ trước mặt QL1 cũng có nhiều hàng quán buôn bán tạp hóa và một chợ để cho dân chúng ở các vùng hằng ngày ra mua bán rất tấp nập, quận Phù Mĩ còn có một ngôi nhà thờ nhỏ xinh xinh do cha Phạm Tiến Đức làm cha sở, cha Đức thuộc dòng Đồng Công.
Hậu cứ trung đoàn có một nhà nguyện do cha Nguyễn Văn Hiến làm tuyên úy, chỉ có lễ vào ngày chúa nhật và các ngày lễ buộc của giáo hội. thánh lễ lúc 10 giờ sang cho các quân nhân và gia đình.
Năm 1973 cha Hiến bị bệnh phải đi điều trị, cha Phạm Tiến Đức được thay thế cha Hiến làm tuyên úy Trung đoàn. 2 cha đều thuộc dòng Đồng Công. Mỗi năm ngày tất niên, cha đều mời các quân nhân về tham dự tiệc và chúc tết nhau, cũng là điểm danh xem ai còn ai mất.
Đại Tá Trần Đình Vỵ, trung đoàn trưởng Trung Đoàn 41 BB Thiếu tá Nguyễn Thiểu Trung Đoàn Phó, Thiếu Tá Thiều được thăng cấp Trung Tá và đảm nhiệm chức Trung Đoàn Trưởng 41 thay thế Đại Tá Vị đi học, sau đó Trung Tá Thiều được thăng cấp Đại Tá, 1975 phải đi tù cải tạo tại miền Bắc 13 năm hiện đang định cư tại Hoa Kì.
Tôi trình diện trình diện ban I và được Trung Uý Hy SQ điều hành bổ sung về Tiểu Đoàn 2 của Thiếu tá Võ Ân. Tiểu Đoàn Trưởng và được về Đại Đội 2 của Tiểu Đoàn, được HSQ tiếp liệu đại đội cấp phát cho Tôi một khẩu M16 và 8 băng đạn, một địa bàn, và Hạ Sĩ Quan tiếp liệu dẫn ra phi trường trực thăng để theo chuyến tiếp tế cho Tiểu Đoàn tại ấp Mỹ Chánh nơi đang hành quân
Trung úy Phạm Văn Thắng Đại Đội Trưởng, Thiếu Uý Phạm Đình Trung Đại Đội Phó. Tôi được giao chức vụ Trung Đội Trưởng Trung Đội 1. Trung Đội 2 chuẩn úy Đặng Tan Trung Đội III Chuẩn Úy Cao Phạm, các Trung đội tác chiến luôn luôn quân số có từ 20 đến 25 người là tối đa.
3 trung đội truưởng đều là sĩ quan mới ra trường chuẩn uy Phẩm và chuẩn úy Tấn ra đơn vị trước tôi 1 tuần. DD 2 hoạt động nhiệm vụ an ninh tại ấp Mỹ Chánh, Mỹ Tài, Mỹ Thọ, Tân Phụng. Tân Phụng có bãi biển rất đẹp và mát mẻ không thua gì Vũng Tàu. Chuẩn Úy mới ra trường mà được đảm nhận Trung Đội Trưởng tác chiến thật là run.
Trung Đội tôi rất may mắn có một HSQ rất kinh nghiệm tác chiến, TS1 Nguyễn Văn Chung, TS1 Chung là SVSQ khóa 17 Thủ Đức không biết vì lí do gì khi ra trường với cấp bậc Trung Sĩ, nhờ có anh Chung mà tôi rất yên tâm điều hành Trung Đội. Đại Đội Bộ Binh có 3 Trung Đội tác chiến 2 đêm đi nằm tiền đồn thì mới được đóng chung với Đại Đội 1 đêm. Như vậy mãi cũng quên dần.
Đêm 31.6.71 rạng ngày 1.7.71 kho đạn Qui Nhơn bị đặc công chui vào làm nổ một khu vực đạn nổ tứ tung như cuộc bắn pháo bông, trong thành phố thì được dãy núi bao bọc nên không bị hư hại gì, sáng 1.7.71 Tiểu Đoàn 2/ Trung Đoàn 41 từ Phù Mĩ vào hành quân lục soát và giữ an ninh kho đạn, được biết đặc công chui vào ống cống từ kho đạn chảy ra ruộng, ngày 6.7.71 Tiểu Đoàn 2 được lệnh trở về Phù Mĩ để hoạt động.
TIỂU ĐOÀN 2 được đổi vùng hoạt động, Tiểu Đoàn được ra QL1 để giữ an ninh từ cầu Phù Ly ra đến Diêm Tiêu, QL1 thường hay bị Việt Cộng phục kích, quân xa nhà binh di chuyển lẻ tẻ. Bốn Đại Đội của Tiểu Đoàn thay phiên nhau vào chân núi Vạn Thiện để nằm phục kích du kích từ núi xuống làng để thu thuế và tiếp tế lương thực.
Những ngày tháng được giữ an ninh Quốc lộ 1, được nhìn thấy các loại xe qua lại nhà binh xe đò chở khách và nhiều xe lam từ Qui Nhơn ra phủ Mỹ, và trở lại Qui Nhơn, nhìn thấy hai chữ Qui Nhơn và Phủ Mỹ, chúng tôi cảm thấy nhớ gia đình,
Riêng tôi chưa bao giờ xa gia đình đến 1 tháng, thế mà nay phải xa gia đình cả tháng mới được 24h thăm gia đình đó là lính tác chiến bộ binh là như vậy, tất cả quân nhân giữ an ninh Quốc Lộ 1, đều phải canh gác cẩn thận cùng nhau mắc võng nằm tòng teng nhìn ra QL 1, lâu lâu có anh lại xuất khẩu thành thơ.
Không về thì nhớ thì thương
Mà về thì sợ cầu cương tác cù
Không về thì nhớ thì sầu
Mà về thì sợ cái cầu phù li.
Đúng là như vậy, 2 cây cầu này thường bị bắn sẻ tác cù, và còn sợ du kích chặn xe bắt cóc và dẫn lên núi mất tiêu.
Ngày 4.9.71 Đại Đội 2 bị phục kích tại cây số 7 gần cầu cương, chuẩn uý Phẩm bị thương và được điều trị tại Quân y viện Quy Nhơn, Thiếu Uý Trần Hữu Phước K24 ĐL chức vụ Trung Đội Trưởng này, chuẩn uý Phẩm được về làm việc tại Ban Ba huấn luyện Trung Đoàn.
Tháng 4/1972, quân chính quy Bắc Việt từ trên núi Vạn Thiện, hướng tây nam của Trung Đoàn 41 và quận Phù Mỹ, địch quân định đánh chiếm trung đoàn 41 và quận Phù Mỹ. Trung Đoàn đưa 3 tiểu đoàn ra phòng thủ đánh đuổi quân địch chính quy Bắc Việt, 2 bên quần thảo cả tuần lễ, địch quân bị thảm hại và phải rút lui.
Tháng 4/1972, chủ lực quân chính quy Bắc Việt ồ ạt đánh chiếm các nơi thuộc quân khu 2.
Trung Đoàn 40 tại Bồng Sơn bị thiệt hại.TĐ221PB nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp cho Trung Đoàn này.Trung tá Dương Khắc Cần Tiểu Đoàn Trưởng /TĐ221PB và Đại Úy Trần Văn Nho Tiểu Đoàn Phó mất tích luôn .
Trung Đoàn 42 tại Tân Cảnh cũng bị thất thủ.TĐ223PB yểm trợ cho Trung Đoàn này.Trung tá Trần Đình Trung Tiểu Đoàn Trưởng /TĐ223PB và Đại Úy Trần Văn Trung, Phó Đội Trưởng khóa 7 Thủ Đức cũng mất tích luôn.
BCH/PBSĐ22 cùng BTL SĐ22BB tiền phương tại Tân Cảnh, bị thất thủ Trung tá Trịnh Lê Triển Chỉ Huy Trưởng /PBSĐ22 bị bắt làm tù binh tháng 4 năm 1972 đến năm 1973 thì được thả về với tính cách trao trả tù binh. Trung tá Triển sau được giữ chức vụ Chỉ Huy Phó/Trường Pháo Binh tại Dục Mỹ 1975. Trung Tá Tiển đi tù cải tạo tại miền Bắc 13 năm Trung Tá Triển hiện đang định cư tại Minnesota, Hoa Kỳ.
Thiếu tá Triễu Thành Khuê K4TĐ và Đại Úy Nguyễn Tấn Hùng K12TĐ là SQ truyền tin, 2 SQ này mất tích luôn.
Riêng Trung Đoàn 41 tại quận Phù Mỹ, Bình Định cũng bị quân chủ lực vây làm áp lực.3 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn này bung ra ngoài.Tiểu Đoàn 2 trách nhiệm phòng thủ hướng nam bám lấy đường sắt tàu lửa và đào hố cá nhân phòng thủ. Địch quân từ trên núi Vạn Thiện dàn quân xuống gàn sát hậu cứ Trung Đoàn.
Lúc này PB cua TĐ222PB doThiếu Tá Tạ Văn Thành Tiểu Đoàn Trưởng yểm trợ thật chính xác, và không quân tại Phù Cát bay lên đánh bom, ban đêm máy bay C47 thả chiếu sáng, và yểm trợ đại liên nếu bị địch tấn công vị trí bạn.
còn máy bay B52 dải thảm làm cho địch quân chết thê thảm. các Trung Đội Bộ Binh thu lượm chiến lợi phẩm các loại vũ khí đủ loại, 5 ngày chiến đấu với địch quân phải rút lên núi.
Ngày 18/7/1972, Trung Đoàn 41 được lệnh tái chiếm Bồng Sơn và Tam Quan. Tiều Đoàn 2 được di chuyển từ Phù Mỹ đến đèo Phù Cũ. ĐĐ theo QL 1 để dến khu nhà thờ Giáo Xứ Đại Bình và ở tại đây để cùng thiết giáp 113 đánh chiếm Bồng Sơn.
Ngày 21/7, bộ binh đi đầu, thiết giáp tiến sau để yểm trợ. Đến bờ sông Lại Giang thì thiết giáp bị B40 địch bắn đủ loại SC 60,82 và Sơn Pháo 75ly trực xạ làm cho Bộ Binh tiến lên chậm rồi cũng hoàn thành nhiệm vụ tái chiếm Bồng Sơn, Tam Quang để mở lại QL1 cho đến đèo Bình Đê.
SĐ2BB ở Quảng Ngãi và Sa Huỳnh tiến lên để gặp Bộ Binh Sư Đoàn 22, họ bắt tay nhau tại Bình Đê. QL1 đã được khai thong.
Tháng 10/1972, tôi được thăng cấp Thiếu úy.Ngày 8/11/1972, Tiểu Đoàn 2 được biệt phái cho Quân Đoàn II tại Pleiku.Tiểu Đoàn 2 giải tỏa tại Thanh An và Thanh Giáo đã bị địch quân chiếm dữ, 2 bên quần thảo đánh chiếm từng ngọn đồi.Địch quân phải rút.
Sau 5 ngày Tiểu Đoàn 2 từ Thanh An Thanh Giáo được trở lại Pleiku dưỡng quân tại khu đồi trống cạnh Tiểu Đoàn 37 Pháo Binh. Được tin Thiếu Uý Nguyễn Hữu Từ đã bị thương tại ngọn đồi Thanh An, Thanh Giáo và được tải thương về bệnh viện Plieku và đã từ trần. Cố Trung Uý
Thiếu Uý Từ xuất thân khóa 5/70 sĩ quan Thủ Đức vừa dược mang cấp Thiếu Uý 1 tháng.Thiếu Uý Từ có vợ ba con tại Tuy Hòa, Phú Yên. Vợ anh mới mất cách đây 2 năm, hiện ba con do mẹ già trông coi và nuôi nấng. nay anh Từ đã mất lại thêm một gánh nặng đè lên vai mẹ già, thời chiến tranh là như vậy đó.
Ngày 13/12/1972 Tiểu Đoàn 2 được lệnh nhảy trực thăng xuống ngã ba Quạn Lệ Thanh để tái chiếm phi trường Đức Cơ giải vây cho Biệt Động Quân Biên Phòng, Đại Đội 2 vừa đáp xuống đất đã bị pháo kích đơn vị phải phân tán mỏng theo quốc lộ để mở đường cho thiết giáp M113 theo sau để diệt chốt địch quân cầm chân quân ta tái chiếm Đức Cơ.
Ngày 14-12-72 tái chiếm phi trường đức cơ Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đào hầm hớ cá nhân đế phòng thủ, Thiết Giáp dựng lưới B40 để tránh địch bắn B40 và 41 vào Thiết Giáp.
Ban ngày các ĐĐBB phải HQ luc soát dể diệt các chốt địch còn lại, ban đêm ĐĐ để lại các tiểu đội tiền đồn ở ngoài, còn lại ĐĐ về phòng thủ với tiểu doàn, đêm đêm được phi cơ C47 thả chiếu sáng, và được PB yểm trợ khi cần thiết.
Ngày 17.12.72 như thường lệ các ĐĐ hoạt động ở ngoài thì 6h30 phải trở về phòng thủ cùng BCH tiểu đoàn, các Đại Đội để lại 1 tiểu đội tiền đồn ở ngoài, trong lúc di chuyển thì bị phao kích trung đội tôi bị một quả pháo kích tôi bị thương, hạ sĩ Nguyễn Văn Cận mang máy truyền tin tử thương và hai quân nhân bị thương.
Sáng ngày 18.12.72 được Thiếp Giáp M 113 tải thương về Thanh An Thanh Giáo, bác sĩ Quát Y sĩ trưởng trung đoàn cho tôi lên máy bay về quân Y viện Pleiku. Ngày 27.12 xuất viện đuọc nghỉ dưỡng bệnh 15 ngày và tái khám.
NĂM 1973
Tháng 1 năm 1973 TĐ2 được lệnh bàn giao vị trí lại cho BĐQ, BP, tiểu đoàn được trở về hậu cứ Trung Đoàn tại Phù Mỹ Bình Định, tiếp tục chở ra Bồng Sơn Tam Quan. Ngày 1/2/73 Thiếu Tá Ân được thăng cấp đặc cách Trung Tá và được giữ chức Trung Đoàn Phó.
Thiếu Tá Hồ Văn Hữu Tiểu Đoàn Phó được giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng, TĐ2, Đại Úy Lý Lạc Long Giang Tiểu Đoàn Phó, thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng chọn 4 thiếu úy giữ chức ĐĐP cho 4 ĐĐ, thuộc tiểu đoàn, thiếu úy Hoàng Hỷ K25 ĐL ĐĐP, ĐĐ1, thiếu úy Nguyễn Văn Minh ĐĐP/ ĐĐ2 thiếu úy NguyễnVăn Lừng ĐĐP/ ĐĐ3, thiếu úy Lê Ngọc Anh ĐĐP/ĐĐ4
Tết Nguyên Đán năm Quý Sử 1973, ngày 1 Tết Âm Lịch năm nay rơi vào ngày thứ 3 tức là mùng 3.2.73 tây. Đơn vị HQ và giữ an ninh tại vùng tam quan thuộc quận Hoài Nhơn, Bình Định. BCH/TĐ hậu cứ đóng tại ga tàu lửa Tam Quan, các ĐĐ chia vùng hoạt động và giữ an ninh.
ĐĐ3 được chia khu vực giữ an ninh QL1 từ Tam Quan đến cầu nước mạnh, ĐĐ3 đóng quân tại Nghĩa trang Mả U Sầu, khu nghĩa trang này là của người tàu tại chợ lớn người tàu, họ mua khu đất này trên một mầu tât có xây tường bao quanh, chỉ có một cổng ra vào có khoá cổng cẩn thận, khu nghĩa trang này có một nhà lầu 2 tầng mái bằng
Có một gia đình quản gia trông coi nghĩa trang này và tiếp khách ở Sàigòn ra thăm mồ mả. BCH/ĐĐ3 có đạt hai khẩu đại liên M 30 trên mái bằng nhà lầu này để tiện việc yếm trở cho 3 trung đội ở ngoài khi vị địch tấn công, cùng một khẩu súng cối 60 ly.
Nghĩa trang này tên là Mả U Sầu được người tàu ở chợ lớn xem đất và phong thuỷ rất tốt để chôn cất những người chôn thân đã quá cố tại đây để con cháu làm ăn phát tài.
Dân gian ở đây có câu thơ như sau: Tam Quan có Mả U Sầu, có cầu nược mặn, có đèo Bình Đê, cầu nước mặn dài 15 thước với con suối nhỏ và cây cầu bắc bằng ván thật chắc không phải là cầu xây. Tại đây có 1 đồn Bốt của Trung Đội nghĩa quân bảo vệ và giữ an ninh cây cầu này.
Còn đèo Bình Đê thì khỏi phải chê, mỗi khi quốc lộ 1 mà bị tắc là đèo Bình Đê luôn luôn sẽ có 1 trận ác chiến xảy ra, hai bên tranh giành từng thước đất một. QL1 từ Tam Quan ra Đèo Bình Đê có 1 khúc cua phía tay trái.
Có 1 ngọn núi thẳng đứng. trân ngon núi này rất bằng phẳng, trên đây có 1 đồn bốt rất kiên cố, có 1 DD địa phương quân đóng giữ, mặc dù hàng rào kẽm gia kien cố rất nhiều mìn và lựu đạn được phòng thủ. Đồn này luôn luôn bị địc quân đánh phá, để kiểm soát QL1 tại Bình Đê.
Đèo Bình Đê là ranh giới giữa sư đoàn 22 BB và sư đoàn 2 Bộ Binh tại Quãng Ngãi. Tiểu đoàn 2 điều động 2 DD BB lên giải tỏa QL1. DD3 được lệnh đánh đuổi địch quân để làm chủ tình hình, đồng thời DD3 nằm tại chỗ để giữ an ninh, 1 tuần sau lai bàn giao lai cho DD địa phương quân giữ đồn này.
Tháng 4-73 BTL/SD22BB căn cứ cầu Bà Gi được bàn giao, doanh tại này cho Tiểu Khu Bình Định. Sư đoàn được di chuyển về Ga Diêu Trì để nhận lại căn cứ của Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn, vì SD này được rút về nước hết nhiệm vụ tại VN. Đây là một căn cứ rộng lớn, nhà được dựng lên đều là nhà tiền chế theo kiểu dã chiến, một giao thông hào đi lại được xếp bằng bao cát thật đẹp và an toàn để chiến đấu với bộ binh và tránh pháo kích của địch.
Căn cứ này còn được cả 4 hậu cứ của 4 trung đoàn tại đây để đón nhận từng Tiểu Đoàn tác chiến về dưỡng quân theo định kỳ.
Ngày 18.4.73 Tiểu Đoàn 2 được trở về Hậu cứ của trung đoàn để nghỉ dưỡng quân tại An Sơn ga tàu lửa Diêu Trì,trại can cứ này là của sư đoàn mãnh hổ Đại Hàn mới được bàn giao lại cho BTL/SD22BB, BTL từ căn cứ Bà Di chuyển về đây, canh cứ này rất rộng lớn đầy đủ tiện nghi, khang trang, hệ thống phòng thủ rất an toàn căn cứ này có đầy đủ cả 4 hậu cứ của 4 trung đoàn.
Ngày 26.4.73 TD2 được bổ sung quân số HSQ và BS mới ở quân trường ra cho Trung Đội tác chiến, sau đó TD2 được lệnh di chuyển ra Bồng Sơn và ở tại căn cứ Trung đoàn 40 bộ binh cũ Bồng Sơn thuộc quận Hoài Nhơn, từ Quy Nhơn đi ra qua cầu Lại Giang, Bồng Sơn có bến xe đò QL1 đi ra Miền Bắc va vào Miền Nam, Bồng Sơn đất rộng nhiều hoa màu và một vùng rộng lớn toàn la dừa ăn trái va dừa sim, Bồng Sơn khí hậu mát mẻ được thiên nhiên ưu đãi dân chúng giàu có nhà cửa, hai bên QL1 đều là nhà xây từ 2 tầng đến 4 tầng
Sau năm 1972 vì chiến tranh bị tàn phá làm cho vùng dừa bị tan hoang vì bom đạn, các cây dừa bị gẫy ngọn rớt xuống đất, chỉ còn gốc trổng lên trời
Vị trí tại Đệ Đức Bồng Sơn để huấn luyện bổ túc về tác chiến BB ban ngày huấn luyện và hành quân lúc soát tại khu vực Bồng Sơn. Ban đêm 2 đại đội phải ra ngoài để chia ra nhiều toán tiền đồn ban đêm, 2 đại đội về phòng thủ tại căn cứ BCH/ Tiểu Đoàn.
Chiều tối ngày 17.6.73 tiểu đoàn được di chuyển về căn cứ An Sơn để dưỡng quân việc huấn luyện đã hoàn tuất.
Chúa nhật ngày 24.6.73 tiểu đoàn 2 suất quân hành quân lục soát tại khu Dương Liễu và đến khu Vạn An gần đèo Phù Cũ, thi cham dich TD phai thanh toán mục tieu. Chiều tối ngày 28-6-73, Đại Đội 3 có một Trung Đội được điều về dể phòng thủ với Đại Đội.
Khi trung dội nay di chuyen qua mot con suối cạn thì bi phục kích kết quả 1 chết va 1 bi thương, neu bi phục kích thì bên bị phục kích chắc chắn la có chet va bi thuong. Trung đội này anh Nguyễn Văn Hồng quê quan tai Cam Ranh vừa từ trung tâm huấn luyện ra và dược bổ sung cho DD3, vì vet thương quá nặng anh Hồng chết tại chỗ.
Sáng 29.6.73 tôi được lệnh của tiểu đoàn trưởng bàn giao DD lại cho Thiếu Uý Nguyễn Văn Minh quyền DDT, và tôi dược theo xe tiếp tế về BCH trung đoàn làm thủ tục lấy sự vụ lệnh về trình diện BCH/PB tại Sài Gòn.
Từ Giã SĐ22BB sau thời gian phục vụ từ ngày 15-3-1964 tới ngày 1-7-1973 là 9 năm 4 tháng.
SĐ22BB KBC 4061 từ năm 1963 tới ngày 30-4-1975.
CÁC Vi TƯ LỆNH/ SƯ ĐOÀN 22 BB Ngay 1.11.63
1. Thiếu tướng Linh Quang Viên thay thế Tr/ta Nguyễn Bảo Trị
2. Đại tá Nguyễn Văn Hiếu TMT/Quân đoàn 2
3. Chuẩn tướng Nguyễn Xuân Thịnh, len Thieu Tuong
4. Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sàng
5. Đại tá Nguyễn Văn Hiếu-lần thứ nhì/thăng cấp Chuẩn tướng và thiếu tướng , Tướng Hiếu tử nạn ngày 8.4.75 tại Quân Đoàn 3 Biên Hòa
6. Chuẩn tướng Lê Ngọc Triển lên Thiếu Tướng
7. Đại tá Lê Đức Đạt nhận chức 4-3-72- mất tích tại Tân Cảnh 1972
8. Chuẩn Tướng Phan Đình Niệm năm 72 đến 30-4-1975
CÁC VỊ THAM MƯU TRƯỞNG/ SĐ
1. Thiếu tá Tôn Thất Hùng cấp bậc sau cùng Đại Tá
2. Trung tá Nguyễn Mộng Hùng cấp bậc sau cùng Đại Tá
3. Đại tá Lê Khắc Lý
4. Đại tá Nguyễn Văn Trân-PB
5. Đại tá Vũ Đình Chung-PB
TÁI NHẬP BINH CHỦNG PHÁO BINH
Ngày 1/7/73 tôi được tuyên chuyển về BCH/PB để đi học khóa 4/72CBSQPB tại trường Pháo Binh Dục Mỹ, Tiểu Đoàn Trưởng cho nghỉ phép 10 ngày, ngày 15/7 trình diện BCH/PB tại trại Lê Văn Duyệt Sài Gòn, ngày 20/7/73 đến trường PB Dục Mỹ KBC 4883, đây là lần thứ hai tôi được trở lại quân trường này để thủ huấn khóa CBSQPB. Trình diện trường pháo binh tôi gặp được TS1 Đặng Đình Việt làm việc tại văn phòng CHT. Hai đứa tôi gặp nhau rất mừng, TS1 Việt mời tôi chiều nay chở Honda vể nhà TS1 Việt dung cơm chiều và ngủ tại đây nhà gần khu nhà thờ, thuộc yếu khu Dục Mỹ. sau dó Việt cho biết một số bạn bè trước ở PB/TTP hiện vẫn còn ở tại trường.
Sáng hôm sau tôi đi thăm các bạn cũ, gặp Thiếu Uý Đỗ Hợp khoá 2/70 SQ đặc biệt là SQ, quản lý quân tiếp vụ, Thượng Sĩ Vũ Văn Uông huấn luyện môn khẩu đội vụ và chiến cụ đạn dược cho các khoá HSQ và BS. Thượng Sĩ Nguyễn Xuân Dũng HL môn tác xạ cho các khoá HSQ và BS. Thượng Sĩ Cao Xuân Thu làm việc phòng nhân viên, TS1 Nguyễn Thái Nhẫn thuộc tiểu đoàn Diễn Tập.
Khóa 4/72 khai giảng khoa CBSQPB ngày 28/7 gồm 60 khóa sinh, 20 thiếu úy K25 ĐL
Trung Úy Nguyễn Trọng Tường khóa 24 ĐL là cấp bậc cao nhất. Chuẩn úy già Đỗ Văn Be thuộc TQLC gửi đi học, còn lại các chuẩn úy trường Thủ Đức và trường HSQ Nha Trang vừa mãn khóa học.
Khóa căn bản tôi đang học được hơn 1 tháng, thì trường PB lại có lệnh chuẩn bị để nhận 50 chuẩn úy vừa mãn khóa, trường sĩ quan Thủ Đức và trưởng HSQ Nha Trang. Các chuẩn úy nêu trên được tuyển chọn về binh chủng PB.
Một buổi chiều đi học vừa về tới phòng ngủ thì tôi có tin có bạn tìm gặp, nhìn ra ngoài sân thì thấy thiếu úy Nguyễn Văn Ngạn mặc đồ dù nguyên con thật oai, 2 đứa gặp nhau rất mừng, sau đó 2 đứa đưa nhau xuống CLB an cơm chiều và lai rai vài chai bia. Thiếu úy Ngạn học khóa 3/70 sĩ quan Thủ đức, Mãn khóa tình nguyện qua nhảy dù, Ngạn cho biết trình diên dơn vị chỉ nghỉ 48 giờ phép, sau đó được xe đưa ra phi trường TSN. Lên máy bay và chở thẳng ra Phi trường Phú Bài, được xe đơn vị đón ra hành quân mặt trận quản trị. Tiếp tục hành quân và lục soát hằng ngày để tìm địch. Hơn một năm sau thì bị thương và đưa về điêu trị tại bệnh viện, xuất viện được nghỉ 29 lần tái khám. Nhận thấy sức khỏe yếu làm đơn xin trở lại pháo binh và được chấp thuận về binh chủng cũ được cấp sự vụ lệnh ra trình diện trường PB để học khóa SQ CBPB. Mãn khóa thiếu úy Ngạn được thuyên chuển về TD183PB với chức vụ trung đội trưởng. sau 30-4 lai di tù cải tạo hơn 6 năm thì được thả đi diện HO năm 1991 hiện định cư tại Hoa ky. Lincoln, Ne.
Khóa 4/72 học CBSQPB là 24 tuần, mãn khóa học thi sát hạch các môn, có 4 chuẩn úy trẻ tuổi bị loại 2 môn chính là Địa Hình và Tác Xạ Trung Ương lý thuyết cũng như thực hành ngày 2/1/74 chánh Chủ khảo Trung Tá Hoa Hãi Thọ TĐT, TĐ61 PB. Cho thi lại 2 môn nêu trên tại phòng học, kết quả lần thứ 2 này cũng không khá gì hơn lần thứ nhất, sau cùng quyết định trả 4 chuẩn úy này về lại BB và được thuyên chuyển về BTL/SĐ 5BB
THUYÊN CHUYỂN ĐẾN TĐ20PB THUỘC SĐ2BB
Mãn khóa học tôi đươc Thuyên Chuyển về TĐ20 PB KBC4082 đồn trú tại căn cứ Chu Lai hướng nam của BTLSĐ, trường PB cấp giấy phép nghỉ 10 ngày và SVL để trình diện đơn vị mới ngay khi hết phép, tôi xin phương tiện máy bay QS từ Tân Sơn Nhất ra Đà Nẵng, được xe bus quân đội chở ra phố Đà Nẵng, thuê xe ra bến xe đò Quãng Ngãi, để về căn cứ Chu Lai.
Xuống xe đến trạm kiểm soát Quân Cảnh cổng căn cứ, trình SVL đến đơn vị mới được QC cho mượn điện thoại tôi liên lạc với tổng đài TĐ 20 PB để xin xe đón tôi vào đơn vị, chờ 10 phút sau có xe ra đón, trình diện ban 1 TĐ sau đó tài xế đem đồ đạc của tôi về phòng ngủ SQ độc than
Sau đó tôi được tin Đại Uý Trần Văn Hưng khoá 11 Thủ Đức, năm 1969 là PĐT/PB/SĐ22BB ở Quy Nhơn đơn vị cũ của tôi, sau năm 1970 Đại Uý Hưng được qua Hoa Kỳ học khoá PB cao cấp, mãn khoá học được thuyên chuyển đến TĐ20PB hiện là SQ ban 3 TĐ
Tôi lên gặp được Đại Uý Hưng 2 thầy trò rất mừng, sau đó Đại Uý Hưng lấy xe Jeep chở tôi xuống CLB của TĐ để uống nước, xuống tới CLB tôi lại gặp được TSI Huỳnh Vĩnh Truyền là bạn bè cùng học khoá Tổng Quản Trị khi hai đứa tôi còn là HSQ, hai đứa rất mừng, đã là Binh Chủng PB đi đến đâu cũng có bạn quen biết, kể cả các SQ đã từng chỉ huy, sau đó TSI Truyền có mời Đại Uý Hưng và tôi chiều nay ra nhà TSI Truyền dùng cơm tối chúng tôi nhận lời, nhân tiện để gặp lại chị Truyền và các cháu, gia đình tôi và gia đình anh Truyền đã quen biết nhau lâu năm tại Quy Nhơn coi như bạn bè thân thiết
Tiểu Đoàn Trưởng TĐ20 PB Trung Tá Trần Thanh Hào , Thiếu Tá Huỳnh Núa Tiểu Đoàn Phó ngày 18/1/74 tết âm lịch năm Giáp Dần, sau 3 ngày nghỉ tết thì tôi được Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng cho ra làm quen các Pháo Đội Tác Xã đóng quân cạnh QL1
PDA của Đại Úy Đặng Hữu Trục Pháo Đội Trưởng vị trí trên núi khoán quận Mộ Đức, tuần sau qua PĐB Đại úy Lương Hữu Hùng Pháo Đội Trưởng vị trí tại núi Dâu gần Sa Huỳnh thuộc quận Đức Phổ, tuần sau vị trí PĐC Đại úy Đinh Văn Thư vị trí tại Bình Liên, sau 3 tuần làm quen trở về tiểu đoàn thì được giao nhiệm vụ SQ/CTCT. Tiến Sát Viên và Trung Đội Trưởng Pháo Binh
Tháng 4/74 thiếu tá Huỳnh Nứa được cử giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng/TĐ20 pháo binh thay thế trung tá Hào Thuyên Chuyển về PB/SĐ3 tại Đà Nẵng, Đại úy Trần Văn Hưng giữ chức Tiểu Đoàn Phó, đại úy Lý Kim Tiên trưởng ban 3, đại úy Nguyễn Hạng SQ Quan Tri Nhan Vien Tiểu Đoàn đi học khóa trung cấp, tôi được thay thế đại úy Hạng làm SQ Quản Trị Nhân Viên tiểu đoàn 20 pháo binh.
Tháng 2/1975, miền trung bắt đầu biến động. Các tỉnh SĐ2 phụ trách:
TĐ20PB hành quân và đặt BCH nhẹ tại quận Nghĩa Hành, Thiếu Tá Nứa có mặt thường xuyên tại quận và ăn tết Tất Mão tại quận này. Đến ngày 23/2/1975 thì cuộc hành quân chấm dứt và được về hậu cứ Tiểu Đoàn.
Ngày 24/3/1975, tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Tín, Tam Kỳ, hai tỉnh này đã bị địch chiếm giữ. BTL/SĐ2 tại căn cứ Chu Lai được lệnh di tản. Đêm 25/3/1975, tàu hải quân vào đón các quân nhân và gia đình ra đảo Lý Sơn thường quen gọi là Cù Lao Rẽ.
BTL/SD2BB tại căn cứ Chu Lai vùng 1 được di tản về tỉnh Bỉnh Tuy
29/3/1975, bộ tư lệnh lại xuống tàu hải quân đưa đến cam Ranh để đón thêm các quân nhân thuộc các binh chủng lên tàu tất cả vũ khí cá nhân và cộng đồng đều phải để tập trung một chỗ, sợ các quân nhân làm phản loạn, để di chuyển về tỉnh Bình Tuy. Ngày 3/4/1975, tất cả các quân nhân thuộc SĐ2 xuống tàu và làm việc tại tiểu khu Bình Tuy.TĐ20PB tạm trú tại ty kiểm lâm, quân nhân thuộc TĐ20P không quá 50 quân nhân.
Xuống tàu tại Bình Tuy, tôi vào BCH/PBTK gần đó để thăm Thiếu Uý Phạm Văn Vui, Thiếu Uý Vui là anh em cùng quê hương, tới nơi thì được biết Thiếu Uý Vui đi công tác chiều sẽ vềp, khoảng 4 giờ chiều Thiếu Uý Vui có ra thăm tôi tại Ty Kiểm Lâm, đây là nơi TĐ tôi đang tá túc để gom các quân nhân bị thất lạc, hai anh em gặp nhau, sau đội tin tức tình hình, tôi có cho anh Vui biết là tôi đã lien lạc được với cậu Cương là cậu vợ đang làm việc tại QĐ3, cậu vợ tôi rất mừng
Lúc này tỉnh Bình Tuy là nơi được đón nhận tất cả quân nhân thuộc vùng 1 và vùng 2 đến tạm trú để chờ di chuyển vào Sàigòn, kể cả quân trường SQ Đà Lạt, các SVSQ còn đang thụ huấn AlPha còn trên cổ áo, xe cộ bỏ đầy hai bên Quốc Lộ 1 và đường vào Bình Tuy, lúc này phía quân nhân mua vé đò máy để tự túc về Vũng Tàu cùng với gia đình để vào Miền Nam.
Thiếu tá Huỳnh Nứa Tiểu Đoàn Trưởng và hai Pháo Đội Trưởng, Trung úy Huỳnh Đình Pháo Đội Trưởng /PĐA Đại úy Lương Hữu Hùng Pháo Đội Trưởng/PDB, Đại Úy Đinh Văn Thư Pháo Đội Trưởng/PĐC còn kẹt ở lại Bình Liên. Đại Úy Lê Hữu Quyền SQTL/TĐ, Trung úy Ngô Hữu Hạnh Pháo Đội Phó và hai thiếu úy còn lại HSQ và BS Đại Úy Trần Văn Hùng tiểu đoàn phó bị bắt tại hậu cứ tiểu đoàn tại Chu Lai
Ngày mùng 7/4/ 1975, thứ 2 đầu tuần, Thiếu Tá Nứa Tiểu Đoàn Trưởng đi họp tại PBSĐ trở về, lệnh của Đại Tá Thương tôi phải qua trình diện Đại Tá CHTPBSĐ. Tôi được giao nhiệm vụ SQ Quản Trị Nhân Viên của PBSĐ và bắt tay làm việc kiêm đả tự viên thư ký đánh máy.
BTL/SĐ làm việc tại tiều khu Bình Tuy, làm thủ tục tiếp nhận các Quân Nhân Pháo Binh thuộc vùng 1 và vùng 2 để nhập vào các Tiều Đoàn cơ hữu thuộc Pháo Binh Sư Đoàn 2.
Tiếp nhận Trung Úy Nguyễn Tư Phụng thuộc Tiều Đoàn 220 Pháo Binh ở lại Pháo Binh Sư Đoàn 2 và một số HSQ và BS điều đi các Tiều Đoàn, BCH/PB tại Sài Gòn tiếp nhận các Quân Nhân thuộc đơn vị gốc của Pháo Binh SĐ2, thất lạc đơn vị được BCH Pháo Binh xin phương tiện ra Bình Tuy được trở về đơn vị gốc.
Quân số 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh lúc này có tăng, có giảm, hàng đêm đều có người mua vé ghe tàu để đưa gia đình về Vũng Tàu hoặc đi tìm kiếm gia đình coi như vắng mặt bỏ đơn vị.
Quân số của 4 TĐPB thuộc SĐ2, TĐ21PB Trung Tá Nguyễn Văn Hà Tiểu Đoàn Trưởng, TĐ23PB Thiếu Tá Nguyễn Kiệm Tiểu Đoàn Trưởng, quân số 2 tiểu đoàn này tương đối đông hơn cả. TĐ22PB Thiếu Tá Thái Thành Hội mắc kẹt ở đâu đó chưa có mặt ở Bình Tuy.
TỪ BÌNH TUY RA PHI TRƯỜNG PHAN RANG
Trưa ngày 14/4/1975, tôi tháp tùng Đại Tá Thương CHT lên máy bay C123 tại phi trường Bình Tuy ra Phan Rang.Vai đeo ba lô cá nhân, tay xách bàn máy đánh chữ tới phi trường Phan Rang, máy bay đáp xuống là bị pháo kích đạn nổ gần máy bay, tất cả đều phải chạy vào TTHQ/ sư đoàn để tránh pháo kích, sau đó tôi được xe đưa qua nơi pháo binh sư đoàn làm việc
PB/SĐ2 làm việc tại cổng phi trường hướng nam tại QL1, PBSD2 tiếp nhận được một số quân nhân PB thuộc V1 và V2 nhập vào cơ hữu của PBSĐ2 tại Phan Rang. Trong số quân nhân trình diện này có Thiếu úy Bùi Văn Hườn thuộc TD221PB tại Qui Nhơn. Hai anh em tôi đều là HSQ thuộc ngành Tổng Quản Trị. Thiếu úy Hườn học khóa 6/70 SQ đặc biệt. Sau đó anh Hườn có mời chúng tôi chiều nay ra nhà dung cơm tối, nhà anh ở ngay mặt tiền QL1, hướng Nam cổng phi trường. 5 giờ chiều, năm anh em chung tối đến gia đình được tiếp đón thật vui vẻ, được ăn một bữa cơm thật là ngon miệng. vì cả tuần nay đều ăn cơm sấy với cá mòi hộp. Đêm 15, rạng ngày 16, súng nổ liên tiếp hướng thị xã Phan Rang trên trời được C47 thả chiếu sáng.
PHI TRƯỜNG QUÂN SỰ VÀ THỊ XÃ PHAN RANG BỊ THẤT THỦ
Ngày 16/4/1975, lúc 10 giờ sáng, Đại Tá Thương tu TTHQ lái xe ra cho lệnh PBSĐ chuẩn bị di chuyển lúc này. Tướng Nhật TLSĐ2 được máy bay trực thăng đáp xuống đón Đại Tá Nguyễn Khoa Bảo Tham Mưu Trưởng và đoàn tùy tùng cất cánh bay mất tiêu.
Đại Tá Thương cùng đoàn xe di chuyển ra QL1 theo hướng Thị Xã Phan Thiết. Đoàn xe chạy chưa được một cây số thì bị phục kích. Tất cả bỏ xe chạy qua hướng trái QL1 và theo đường làng để đến quận An Phước.
Đoạn đường di chuyển trong làng được dân chúng tiếp tế nước uống và mỗi người được một bát xôi còn nóng hổi, mặc dù trưa nắng và nóng mồ hôi đã đổ ra như tắm, khi đến vị trí pháo binh tại An Phước thật là vui mừng.
Mừng vui chưa được 10 phút thì lại có thiết giáp địch chạy tới, lúc này vị trí Pháo Binh được lệnh phá hủy đại bác và bỏ vị trí, tất cả đoàn người đều tạt qua phía phải Quốc Lộ 1, đề đi hướng chân núi về Phan Thiết, lúc này Quân Nhân di chuyển qua mặt,
Đại Tá Thương phần thấm mệt đau chân không đi được nữa, Pháo Binh còn lại rất ít khi trời tối quá thì bị du kích bắn và hô đứng lại, mọi người chạy tứ phía, lúc này PB chỉ còn Đại Tá Thương, Tôi và HS Bé chạy xuống mé suối có nước và nhiều bụi cây rậm, du kích tìm kiếm mãi không ra bỏ đi,
Ba thầy trò tự thủ chỉ có 2 khẩu súng lục mà thôi, thế là 3 người bị thất lạc toán của Đại Tá Hoàng Tích Thông Tư Lệnh Phó và Thiếu Tá Phạm Ngọc Hồng, Trường Phòng 3 Sư Đoàn là trưởng toán dẫn đầu. 2 giờ sau im lặng 3 người mới mò ra cánh đồng có mot con suối cạn ngủ để lấy sức.
ĐÂY LÀ NGÀY MẶT GẶP MẶT VỚI CSBV
Ngày 17/4 thức dậy ba người có vài phút để cảm tạ đấng tối cao của mỗi người đang tôn thờ, xin cho ngày nay được gặp nhiều may mắn, tất cả đều quan sát tứ phía nhìn ra QL 1 thì thấy có xe lam 3 bánh chạy về hướng Phan Rang, trước mặt hướng đông thì có 1 làng nhiều nhà ngói đỏ, 3 thầy trò bàn nhau cứ vào hỏi thăm tin tức tình hình rồi sẽ thoát thân sau, đến cổng làng thì thấy bảng Ấp chiến lược Ấp Văn Lâm thuộc dân của người Chàm, đợc một người đón tiếp, chúng tôi được tiếp đón tại ấp.
Đó là ông ấp trưởng, ấp Văn Lâm, đưa vào nhà, và đưa ra ba chiếc áo sơ mi trắng màu cháo long và ba chếc quần tây đen cũ để chúng tôi mặc vào và chỉ ba người vào phòng nằm ngủ 1giờ sau thức dậy ăn cơm, bữa cơm thật đậm đà với thức ăn là thịt gà kho với khoai lang, ăn xong thì trường học có tiếng kẻng kêu gọi những người có vũ khí và chất nổ sẽ đem nộp cho ấp tại trường học,
Ba thầy trò thoát thân ngay ra khỏi khu vực này
Lúc này ba người được ông ấp trưởng đưa ra cửa hậu để ra QL1,để thoát thân về Phan Rang. Ra tới Phan Rang ba người vào nhà thờ gặp cha Thịnh rất trẻ, là cha phó xứ. Cha Thịnh mới chịu chức Linh mục, cha chánh xứ là cha Huân, ba người xin được ở đây ít ngày để tìm đường vào Sài Gòn.
Cha Thịnh đưa ba người tới khu nhà vãng lai của giáo xứ giành cho các tu sĩ tạm trú, và được bố gia hướng dẫn vào 3 phòng có đầy đủ chăn mền. Nửa giờ sau 2 cha chánh xứ và phó sứ xuống thăm, cha Huân nhờ cha Thính đi lo dùm 3 vé xe đò hoặc 3 vé ghe tàu để ba người có thể vào Sài Gòn càng sớm càng tốt. một giờ sau cha Thịnh về cho biết tất cà các nơi đều tạm ngưng không được di chuyển, phía mặt biển Phan Rang đều được quân giải phóng đặt các loại súng, đại bác và phòng không hướng ra bãi biển kể cả Thiết Giáp chỉ nòng súng ra biển.
Tối đến được bố già đem cơm xuống và có kèm theo 3 chai bia nữa, cơm xong cha xứ mời lên nghe đài BBC luân đôn. Ngày 18-4-75 lúc 10h tôi và anh bé ra phố để theo dõi tình hình, đến ban quân quản thì thấy quân nhân và công chức đều vào trình diện để được cấp 1 giấy viết tay, nhỏ bằng bàn tay có chữ ký, không có mộc gì hết. từ cấp thiếu tá trở lên trình diện đều bị giữ lại, từ Đại úy trở xuống được về với gia đình. Tôi và anh bé cũng trình diện trở về cho đại tá Thương biết thế là yên chí.
Riêng anh Bé xin được phép để trở về nguyên quán tại Quảng Ngãi để tìm gia đình. Anh Bé rất cảm động khi phải chia tay hai người còn lại. anh khóc rất to làm cho tôi và Đại tá Thương phải khóc theo, chúc anh về gia đình được bằng an.
Chúa Nhật ngày 20 tháng 4, cơm tối xong, cha xứ mời tôi và Đại Tá Thương lên. Cha cho biết ngày mai thứ hai có xe đưa gia đình hồi hương về Đà Lạt, cha đã nhờ chủ xe cho hai người quá giang lên Di Linh vì chủ xe có giấy tờ của chính quyền cấp nên đi đường không bị kiểm soát. Sau đó, cha đưa cho một bì thơ có 15,000 đồng để hai người làm lộ phí.Cha nói số tiền này không phải hoàn trả lại cho ai cả. (lệ phí đi đường)
Hai thầy trò tìm đường vào Nam
Ngày 21/4 lúc 10 giờ, bố già đưa hai người lên trường học của giáo xứ để lên xe. Hai cha đều có mặt tại đây để giới thiệu chủ xe. Ngay lúc đó, một sơ đến đưa cho tôi một túi có ít gạo và chiếc xoong nhỏ để nấu cơm, thật là cảm động vì hai cha và sơ lo cho quá chu đáo. Xe đến Di Linh thì đã quá chiều.
Xuống xe ngay quốc lộ có một nhà thờ nhỏ, hai người lại vào xin tá túc, cha xứ không chấp thuận cho tạm trú vì đây là lệnh của xã. Hai người đến một quán trước mặt thì được bà chủ quán nấu cơm dùm.Bà cho biết bà con ở đây đã di tản chưa về nên quán bà rất ít khách.Ăn cơm xong, hai thầy trò xin ngủ tại quán
. Sáng ngày 22/4/1975 thức dậy theo quốc lộ đi bộ gặp xe nào đi xe đó, gặp nhiều trạm của du kích 30 tháng 4 đặt trên quốc lộ có trạm kiểm soát cũng dễ dàng, có trạm cũng khó dễ, nhất là đi xe đò về Phú Lâm. Đến trạm kiểm soát phải trình diện giấy tờ và lục soát. Khi lên xe, hai người chúng tôi được một bà bắc kỳ 54.
Trông bà thật phúc hậu, trên 60 tuổi hỏi thăm tôi về đâu và đi đâu. Tôi nói nhỏ cháu tìm gia đình bị thất lạc ở ngoài trung trở vào Sài Gòn.Bà mời hai người về Phú Lâm cho tá túc, và bà sẽ chỉ đường cho đi không bị hỏi giấy tờ khó dễ, thật là quá cảm động.đến Phú Lâm, nhà bà phía phải quốc lộ.
Xe ngừng xuống và vào nhà. Bà giới thiệu có hai ông ở miền Trung tìm gia đình xin tạm trú. Ông già giới thiệu tên là Tiếu bắt tay hai người, mời ngồi uống nước trà nóng và hướng dẫn hai người nơi tắm rửa và phòng ngủ. tối đến, bà chủ đãi bữa cơm thật là ngon lành. Con cá hấp và hai chai bia cho hai người, còn ông chủ nhà thì một ly rượu hổ cốt thật đặc biệt.
Ông Tiếu tâm sự cho biết các con ông đều đã có gia đình và đang làm việc tại Sài Gòn và Tây Ninh. Hai ông bà có mười mẫu chuối và thu hoạch hang ngày, có ba gia đình trông coi rẫy và thu hoạch chuối, có mối đem xe đến chở. Đây là một đại gia ở vùng này.Tối đến nghe đài BBC Luân Đôn.
Ngày 23 tháng 4, tôi đạp xe xuống Phương Lâm và thăm cha Nguyễn Bá Thi chánh xứ. cha là linh mục gốc Bắc Ninh. Cha Thi có thân quen với cha Đỗ Đức Huấn tại Phước Lý. Cha cho biết cha đang bị theo dõi nên không muốn tiếp ai lâu. Sau 30 tháng 4 năm 1975 thì cha Thi bị bắt và giam ở Chí Hòa, được thả thì Ngài về nhà hưu dưỡng tại Thủ Đức và qua đời tại đây.
Đợt thứ II. Tìm đường về Sài Gòn
Ngày 24 tháng 4, hai thầy trò và bà Tiếu dẫn về Sài Gòn. Lúc 9 giờ sang, ba người đi bộ về hướng La Ngà thì có chiếc xe lôi kéo chở ba người đến cầu La Ngà thì chạm kiểm soát xét giấy cho đi bộ và xe lôi quay chở lại. ba người đi được một quãng thì có chiếc xe bộ đội cho đi nhờ. Đến quận Kiệm Tân thì xuống xe.
Bà Tiếu dẫn vào nhà người quen hỏi thăm về Sài Gòn đường đi an toàn nhất. người quen cho biết cứ thẳng đường khi đến nhà thờ Thanh Sơn thì rẽ tay phải có con đường vào khu vườn chuối thì sẽ ra đến Bầu Hàm là an toàn nhất. cám ơn gia chủ và xin bình nước cầm theo. Đi mãi khi đến nhà thờ Thanh Sơn thì rẽ tay phải như người chỉ dẫn. đoạn đường mòn di chuyển có nhiều quần áo cũ bỏ rơi đầy đường.
Lúc này trời nắng khát nước và đói bụng, bà Tiếu bảo tôi lấy xôi ra ăn cho đỡ đói. Ăn uống xong, đi bộ thì pháo binh bắn vào khu vườn chuối. pháo binh chấm dứt, ba người lại tiếp tục đi, lúc này quân giải phóng nằm ngủ trong vườn chuối. sau đó lại hai phi cơ của ta oanh kích và thả bom. Lúc này ba người chui vào bụi chuối to để tránh đạn và phi cơ.Sau đó ba người tiếp tục di chuyển.
Khi đến một làng trước mặt, các ngôi nhà trước cửa đều có viết chữ tàu. Đây chắc là mầu hàm. Bà Tiếu và Đại Tá Thương ở lại, tôi đến liên lạc với toán lính BĐQ trước mặt. Tôi thấy một anh mặc quân phục tác chiến đầu đội mũ Cát Kết cảnh sát, tay cầm khẩu súng M16 chỉ thẳng vào tôi. Tôi là lớn tôi là SQ PB/SĐ2.
Anh cảnh sát bỏ súng xuống, tôi nói tôi muốn gặp SQ PB là tiền sát viên của BĐQ. Ngay lúc đó, Thiếu Úy Nguyễn Văn Tạo, TĐ61PB là tiền sát quân của BĐQ.Tôi gọi Tạo ơi có Đại Tá Thương chỉ huy PBSĐ2 ở đây.Thế là Thiếu Úy Tạo ôm lấy tôi và chạy lại ôm Đại Tá Thương rất mừng.
Thiếu Úy Tạo trước đây ở TĐ23PB thuộc PBSĐ2, mới được thuyên chuyển về TĐ61PB được vài tháng. Đại tá Thương liên lạc với BCH chiến đoàn và được xe Jeep chở ba người tôi vào vị trí đóng quân của TĐ61PB.
Đại Tá Thương lên gặp Chiến Đoàn Trưởng, tôi và bà Tiếu ở lại vị trí. Tôi gặp được Đại Úy Vũ Văn Oanh, tôi quen Đại Úy Oanh trước ở Quy Nhơn. Đại úy Oanh lúc đó là Trung úy giải ngũ năm 1966. Mậu thân năm 1968 thì tái ngũ vào TĐ61PB.
Cảm Tạ Thiên Chúa 3 người đã đến nơi được bằng an
Sau hai giờ thì Đại Tá Thương trở ra cùng một xe Jeep đưa ba người về Biên Hòa, đến Tam Hiệp thì tôi xin xuống đi tìm gia đình. Đại Tá Thương và bà Tiếu về Sài Gòn. Tôi xuống Tam Hiệp đi thẳng vào khu nhà thờ thánh Giuse để tìm và biết tin tức của vợ con tôi hiện ở đâu. Được cậu vợ cho biết gia dình tôi đã về quê Nội Ngoại cả rồi, thế la tôi yên chí.
Sau đó tôi qua thăm hai chú em con bà Dì ở gần đó thì gặp đươc chú em TS1 Lăng Văn Độ thuộc tiểu đoàn 53PB có mặt ở nhà. Anh em trao đổi vài câu chuyện được biết tôi ở Phan Rang mới chạy về, chú em mời tôi ở lại ngủ và ăn cơm chiều sang mai sẽ tính sau.
Ngày 25/4, sang hai anh em ăn điểm tâm xong, chú Độ đua cho tôi một bộ đồ trận và một đôi giày bố và chiếu mũ lưỡi trai, hai anh em lên xe Honda lên ngã ba Tam Hiệp vào một tiệm sách mua một cặp Lon đeo vào cổ áo. Tôi vào BCH PBQĐ3 thì gặp Thượng Sĩ Bùi Duy Mưu, ban truyền tin. Thượng sĩ Mưu dẫn tôi vào gặp Đại Tá Trang CHT xin cấp sự vụ lệnh để đi tìm đơn vị tại Long An. Khi được cấp sự vụ lệnh thì tôi ra bến xe đò để về quê thăm gia đình, biết tin tức để gia đình được yên chí, khi về đến gia đình bà con họ hang rất vui mừng.
Ngày 26 tháng 4, tôi qua tìm Đại Tá Thương số nhà 13 đường Pastuer thì được con Đại Tá Thương cho biết ba mẹ đi vắng.
Tôi tiếp tục chạy Honda đến BCH PB đường Lê Văn Duyệt chỉ gặp được Đại Tá Lê Văn Thọ mà thôi. Đại tá Thọ cho biết Pháo Binh Sư Đoàn 2 hiện đang ở Long An. Sau đó tôi trở về gia đình thu xếp chỗ ở cho vợ và tám con.
Sáng ngày 29 tháng 4 năm 75 ba an hem chúng tôi Th/Uý Phạm Văn Vui, Th/Sĩ Đào Khắc Hàm và tôi lên 1 chiếc xe Honda để chạy qua Saigon, khi đến bến đò Cắt Lái thì đò không chạy qua, đò vẫn ở phía bên kia Cắt Lái, cạnh đó là 1 đơn vị HQ, thấy 3 chiếc tàu HQ đã hạ nòng sung chỉ qua phía bên này, Hải Pháo, Đại Liên và Súng Phòng Không, lúc này dân chúng có mặt tại bến phà, chờ qua đò để đi Saigon
Lúc này 3 anh em chúng tôi hội ý là chúng ta phải lùi về với gia đình ở lại đây không ổn, dân chúng chạy xuống một lúc một đông, ba anh em lên xe chạy ngược chở lại, lúc đi thì dễ, chở về thì lại khó khan, cố gắng mãi về đến Soài Minh, hỏi thăm tin tức gia đình thì được biết, các ông già và trẻ con đều được vào tạm trú trong khu vực nhà dòng KiTo để tránh bom đạn, 3 anh em chúng tôi về tìm gặp gia đình ở lại luôn không đi đâu nữa, lúc này tiếng sung nổ phía quận Long Thành và dần dần tiến đến Quận Nhân Trạch, tối đến kho đạn Thành Tuy Hạ bị pháo kích kho đạn bị nổ, bom đạn nổ sáng cả một góc trời, các mảnh bom đạn bay qua cả khu nhà dòng, mọi người phải chạy vào nhà thờ để tránh mảnh đạn và cầu nguyện.
30 tháng 4 năm 1975, lúc 7 giờ sáng một toán du kích 30/4 đeo băng đỏ ở cánh tay, và tay cầm sung vào khu nhà dòng thong báo cho bà con biết, ai ở ấp nào thì sẽ về ấp nấy đừng sợ hãi, thế là bà con về ấp của mình, lúc này bà con gồng gánh tay xách nách mang để dẫn con cái trở lại về ấp của mình.
Ngày 2.5 trình diện ban quân quản, xã Vĩnh Thanh. Ngày 10.5 trình diện ban quân quản quận Nhơn Trạch, tập trung tại trường trung học, tất cả đều phải khai lý lịch 3 đời, xã Vĩnh Thanh thông báo các SQ chế độ cũ không được rời khỏi gia đình, nếu cần thiết phải có phép.
CÁC SĨ QUAN CHẾ ĐỘ CŨ TẬP TRUNG CẢI TẠO
Ngày 3.7.1975 thông báo các SQ chế độ cũ phải trình diện xã Vĩnh Thanh lúc 8 giờ sáng mang theo lương thực gạo và tiền ăn 10 ngày, kể cả áo quần và mùng mền để ngủ. 10 giờ có xe chở chúng tôi lên quận Nhơn Trạch và tập trung tại trường trung học này, tối ngủ tại đây. Gồm 27 anh thuộc xã Vĩnh Thanh.
Thân Văn Định, BB. Phạm Văn Tới, TT. Nguyễn Văn Ngọc, BB. Nguyễn Văn Lừng, PB. Phạm Văn Vui, PB. Nguyễn Văn Cảnh, TT. Nguyễn Văn Tâm, HQ. Nguyễn Văn Phẩm, BB. Nguyễn Văn Hoạt, BB. Nguyễn Đức Tuấn, TB. Nguyễn Văn Yên¸ BB. NGuyễn Văn Ngạn, PB. Nguyễn Văn Hải, BB. NGuyễn Văn Hương, BB. Nguyễn Quốc Hân, BĐQ. NGuyễn Văn Duy, QY. NGuyễn Khắc Tín, PCK. NGuyễn Thái Sơn, BB. 18 anh em này đều qua Hoa Kì và Canada theo diện HO hoặc bảo lãnh, anh Hân đã qua đời tại Cali và anh Phạm Văn Vui, nam 2007 đau yếu về Viet Nam và mất tại quê nhà ngày 19 tháng 4 2007
Anh Phạm Sĩ Tuyến BB bị rớt khi đi phỏng vấn HO thiếu giấy tờ hiện còn VN
6 anh không đủ điều kiện 3 năm cải tạo để đi diện HO, Nguyễn Đình Thuấn và Nguyễn Văn Huần, BĐQ. Nguyễn Quang Minh, BB. Nguyễn Xuân Hồng, KQ. Nguyễn Văn Sợi, BB. Nguyễn Phi Hùng (Huấn) PCK.
3 anh Nguyễn Đình Trung, CTCT. Nguyễn Văn Thiệp PCK. và Nguyễn Trọng Chúc, BK. cả 3 được tha về với gia đình ít năn sau bị bệnh nặng mất nơi ở.
Trong số 27 anh cùng đi cải tạo tại trại Lê Lợi Long Khánh, Năm sau thì biến chế, anh Nguyễn Đức Tuấn và anh Nguyễn Đình Trung được đưa ra miền bắc cải tạo tiếp, và 2 anh được về sau cùng trong số 27 anh nêu trên
Ngày 4.7.1975 tất cả các SQ của chế độ cũ của 2 huyện Nhơn Trạch và Long Thành đều có mặt tại trường Trung học
16 anh thuộc xã Quế Thạnh
Nguyễn Trọng Hậu, QC. Vương Liếng, PCK. Nguyễn Văn Đức, PCK. Bùi Văn Tòng, BB. Nguyễn Văn Lăng, CTCT. Võ Thành Xây, BB.Tôn Thất Huy, PB. Lê Văn Thiêm, PB. Đặng Văn Lương, KQ. Nguyễn Văn Mừng, BB. Đặng Hữu Lệ, BB. Phan Văn Tới, TB. Lê Công Lý, KQ. Trà Văn Liếp, PCK. Nguyễn Văn Rọt, HQ. Huỳnh Văn Du BB. (ăn chay trường)
10 giờ sáng ngày 4.7.75 có một chiếc xe tải chở hàng bo bạt kín, chở chúng tôi lên hướng Long Khánh và tập trung tại trung tâm tiếp vận tiểu khu Long Khánh cũ Quốc Lộ 1 giữa cua heo và núi thị Long Khánh. Trại này đã có trên một ngàn cải tạo viên, được phân chia làm 4 khu, khu 1, khu 2, khu 3 và khu 4. Mỗi khu đều có rào kẽm gai cao không thể qua lại được từ khu này qua khu khác.
Chúng tôi được đưa về khu 4 và được chia làm 4B, tức là 4 Trung đội, B1 anh Nguyễn Văn Cap B Truong và anh Vũ Van Thư B Phó, B2 anh Lê Văn Lên B Truong và anh Trần Anh Tuấn B Phó, B3 anh Nguyễn Văn Ngạn B Truong và anh Nguyễn Đình Trung B Phó, B4 anh Huỳnh Quang Bích B Trưởng và anh Nguyễn Văn Yên B Phó.
Khu 4 có 3 căn nhà, 2 căn nhà xây có phòng ngủ cá nhân cho từng phòng, đây là 2 căn nhà này là phòng ngủ của SQ độc thân của chế độ cũ, 2 căn nhà này dành cho B1 và B2, đặc biệt hơn nữa khu 4 có 3 SQ là nữ quân nhân được lọt vào khu này là chị Hoàng Thị Anh có bầu, chị Trần Thị Huệ và chị Trần Thị Hữu. Sau 1 tháng thì chị Anh được về để chuẩn bị sinh con.
Ngày nhập trại đều có các chị nuôi nấu ăn cho cải tạo viên, và có xe chờ nước, sau 3 tuần các chị nuôi hết nhiệm vụ, giao lại cho các B, kể từ nay các B sẽ căn cứ từng A chịu trách nhiệm làm anh nuôi một ngày, cơm nước ngày 2 bữa, bữa sáng lúc 10h bữa chiều lúc 4h đến tối hết cơm bụng đói triên miên.
Ngày 2.9.75 mừng ngày lễ lớn được bữa cơm liên hoan có thịt heo, hai người được 1 chai bia quân tiếp vụ của chế độ cũ còn lại.
Thứ hai đầu tuần ngày 22.9.75 tất cả các cải tạo viên đều lên hội trường học tập, thông báo việc đổi tiền, 500 đồng tiền chế độ cũ, bằng 1 đồng XHCN VN, cán bộ cho biết VN đã thống nhất cả nước thì tiền cũng phải thống nhất để tiện việc lưu hành
Ngày 25.12.75 buổi sáng lúc 9h được một số anh em công giáo bạo gan, tập trung tại một phòng của B1 để đọc 50 kinh Mân Côi và đọc sách thánh chia sẻ lời chúa kết thúc.
Sau 30 phút khối 4 có lệnh tập họp toàn diện, lúc này các cán bộ và vệ binh đều có sung cầm tay và lưỡi lê với thế thủ sẵn sàng nhả đạn với khuôn mặt dữ tợn, cán bộ tuyên bố những ai vừa hành lễ và đọc kinh sẽ tự đứng ra riêng.
Một số an em Công Giáo khoảng 30 người cán bộ lập danh sách với lời lẽ hết sức cứng rắn, đây là việc làm phạm nội quy của trại, trại không cho phép như vậy, lần đầu tiên được khoan hồng và cảnh cáo tất cả không dược tái phạm.
NĂM 1976
Tết Nguyên Đán Bính Thìn năm con rồng ngày 1 tết âm lịch vào ngày 31.1.76 buổi tối có văn nghệ và ca hát, cây nhà lá vườn, vừa được tập dượt 2 tuần trước, buổi vui được kéo dài, hát tự do nhạc cách mạng đến nhạc vàng nhạc ngoại quốc.
Đặc biệt khu 4 có 3 SQ là nữ quân nhân với giọng hát thật điêu luyện, làm cho các Cán Bộ và toàn thể Vệ Binh của trại đến tham dự văn nghệ vui vẻ kết thúc lúc 11h tối.
Sáng ngày hôm sau tập họp để rút ưu khuyết điểm, kết quả bị phê bình hát nhiều nhạc vàng và nhạc ngoại quốc, ý kiến của các cải tạo viên đây là nhạc ngoại quốc của xã hội chủ nghĩa như ba Lan và Bung Ga Ri
Học tập 10 bài sáng lên lớp tại hội trường buổi chiều về thảo luận tại phòng, học hết 10 bài là đúc kết khai lý lịch 3 đời.Sau 2 tuần thì cả trại có một đợt thanh lọc, danh sách có tên được ra xe để di chuyển các trại khác, trong miền nam và ra miền bắc, cán bộ cho biết đây là những thành phần ác ôn, thuộc các ngành tình báo an ninh, ban 2, an ninh quân đội, CTCT
Thỉnh thoảng được xuất trại đi ra ngoài rừng cao su canh trại để lấy củi về nấu cơm, nhờ dịp này anh em cải tạo được cải thiện, thu hoạch rau càng cua và rau tàu bay để về ăn cho đỡ đói
Trại lại tổ chức một buổi học tập tại Hội Trưởng để thông báo cho 4 khu điều người biết gỡ mìn và lựu đạn hàng rào, trại quyết định phá hàng rào trước công chính gần quốc lộ 1 để làm sân bóng đá, ngay ngày hôm sau gỡ tung hàng rào một.
Lúc đầu đều sơ sơ có mìn, rồi cư dần dần từng hàng rào một, kết quả một ngày sợ hãi, thật là may mắn, không gặp một quả mìn và lựu đạn nào cả, các khu đã hoàn thành, một sân đá bóng thật tốt đẹp
Khu 2 và khu 3 đêm đêm cải tạo tù trốn trại 1 đến 2 người có hôm đến 6 cải tạo ra về không cần trại cấp giấy, các khu lúc này lại biên chế đổi lộn các B và thấy các B Trưởng mới*
Ngày 15.8.76 khu 4 đột xuất trốn trại lên đến 16 người, hai người trở lại để xin học tập anh Huỳnh Kim Anh và anh Phạm Văn Thanh sau 5 ngày trốn trại chở về trại được cán bộ cho về sinh hoat tại B cư như thường lệ.
Hai người bị bắt lại là anh Nguyễn Đình Trung và anh Nguyễn Văn Lộc thì bị biệt giam riêng, khu 4 lúc này thật là lo sợ, thường bị gọi lên để cán bộ làm việc, nếu người trốn trại nằm giữa, thì hai anh bên cạnh phải làm kiểm điểm và bị điều tra, hai anh được giam dữ trong một Conex là thùng chứa hàng của quân đội Hoa Kỳ trước kia, Conex được đặt gần một gốc cây cao su canh vọng gác, sau đó hai anh được đưa ra miền bắc để cải tạo tiếp, khi hai anh được thả về với gia đình, sau một năm thì anh Nguyễn Đình Trung qua đời
NĂM 1977
Đầu năm Dương Lịch 1977 có một buổi học tập di lao động Vùng Kinh Tế Mới, tất cả lên hội trường để nghe nói về kĩ thuật lao động, và cách thức tự quản lý về Kinh Tế Mới, về phòng thảo luận và đúc kết bài học tập di lao động vùng kinh tế mới.
Một cuộc thanh lọc các cải tạo thuộc thành phần CTCT, an ninh quân đội, phân chi khu trưởng và DDT được di chuyển di trại cải tạo khác, tất cả còn lại chia thành 4 khối. Khối 1 anh Nguyễn Văn Khê khối trưởng, khối 2 anh Nguyễn Đình Tam khối trưởng, khối 3 anh Phạm Văn Diêu khối trưởng, khối 4 anh Bùi Ke Giản khối trưởng.
CHUYỂN TRẠI ĐỢT II
Ngày 23.2.77 tức là mùng 6 tết, được di chuyển đi Vùng Kinh Tế Mới tại Phước Long Sông Bé, tất cả bộ đội quản lí cải tạo đều được xe GMC chở từ Long Khánh đến khu Duc Thanh thuộc Phước Long và Sông Bé, đây là một khu rừng già rất nhiều loại gỗ to quý giá, Bù Gia Mập và Bù Đốp.
Khi xe tới nơi cán bộ chia cho từng khối một, mỗi khu vực để trách nhiệm khai hoang và dựng nhà tiền chế càng nhanh càng tốt để che mưa che nắng, Nhất là khí hậu đang lạnh, hai bên bờ sông, sông bé là hàng hàng dài các bụi tre gai, tre già đã có từ mấy chục năm qua, đây là vùng cấm địa bất khả xâm phạm, vùng này được gọi là vùng quanh kích tự do, hai bên bờ sông là hai hàng dài hầm hố địch trú ẩn, nhỏ có to có, đây là vùng hậu cần của địch, được các bụi tre bao phủ um tùm, rất an toàn khi có phi cơ bay qua không thể phát hiện được địch ở dưới,
Bốn khối được phân chia đất để phát quang dựng nhà cho từng khu một, chặt tre làm cột nhà, tre còn được bổ ra làm vách nhà, và làm sạp ngủ tập thể mái nhà lợp tranh, tranh thủ lấy cây và nứa để làm hàng rào chung quanh khu, chỉ để một cổng ra vào mà thôi, dậy quản lý
Khối 4 được ở giữa các khu gần khu nhà cán bộ, khu 4 được chia ra nhiều tổ chuyên môn. Tổ Y Tế: anh Nguyễn Văn Lừng và anh Nguyễn Văn Nưc có bằng Y Tá để trông coi sức khỏe cho 4 khu, Tổ May Áo Quần: anh Nguyễn Văn Lang và anh Hoàng Quý Cần, Tổ Máy Điện Ánh Sáng: anh Đỗ Đức Lợi và anh Nguyễn Văn Chính, Tổ Đốt Than: anh Đoàn Như Đạm, anh Ngô Văn Thân và anh Quách Cao Khiên, Tổ Đan Lát: Lê Huu Dắc, Nguyễn Xuân Huệ, Bùi Văn Lực, Bùi Văn Việt, Chu Quang Tốn, Đoàn Văn Mạnh, Vũ Duy Cường. Tổ Xẻ Ván, Tổ Chặt Cây để xẻ cột làm hội trường Tổ Làm Mộc:Nuyễn Đình Chế, Nguyễn Đăng Phúc, Phạm Xuân Cấp, Hoàng Văn An, Trần Đình Quý Tổ Rèn: Trần Anh Tuấn tổ trưởng,các dụng cụ làm rèn đều do anh Tuấn ủng hộ cho trại để rèn dao, cào, quốc,Lê Văn Bổn, Lê Văn Bảnh, Huỳnh Văn Út, Nguyễn Thế Nhàn … Tổ Anh Nuôi: Phạm Sĩ Tuyến, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Đông. Tổ Chăn Nuôi: anh Lê Thanh Viên nuôi heo,Tổ Rau Xanh: Vũ Đình Bản, Nguyễn Văn Xinh, Nguyễn Văn Chữ. Anh Đinh Văn Phùng là thống kê đo đạc đất đai
Bốn khu được phân chia đất canh tác để phát rẫy dọn cỏ, xuống giống cho dịch vụ trồng tỉa, lúa lốc đồi cao, chồng sẵn mì, mua bắp, đậu lạc và đậu xanh
Bốn khu dựng nhà gần bờ sông, nước sạch, nước lưu thông đều đều dung để ăn uống, tắm giặt thoải mái, sông rộng từ 30-50 thước tuỳ theo chỗ, độ nước sâu có, vừa vừa có, và còn có cả cá nữa, mỗi chiều đi lao động về, tắm giặt và câu cá, để cải thiện bữa ăn
Sông Bé chảy qua đường 10 đất đỏ, gần cầu có một quán bán đồ khô ăn, và cũng có nhậu lai rai rượu đế, thường là bộ đội, dân xe be qua lại, mấy anh công nhân xẻ ván cưa gấn đấy, cải tạo chúng tôi cũng được mua ké, nếu có tiền
Mùa mưa xuống hai hàng tre măng mọc lên nhiều, mụn măng nào măng đó to tổ bố, tha hồ mà ăn, măng còn được ngâm chua để kho cá câu tại sông
Một buổi trưa anh em đi lao động về ăn cơm và nghỉ trưa, thì một tiếng nổ phát ra tại khối 2, rồi có tiếng kêu cứu có người bị thương, tôi và anh Nưc đem theo túi cứu thương chạy đến khối 2 thì thấy anh Ngô Đình Hiệp bị một vết thương tại mí mắt phải máu chảy đầm đìa và anh Vũ Duy Linh thì bị vết thương nhẹ tại cạnh sườn phải máu chảy chút ít, hai anh được băng bó vết thương, và hai anh được đưa qua trạm xá Trung đoàn cách trại 600 thước
Trạm xá Trung Đoàn do 3 cải tạo trách nhiệm bác sĩ Phạm Quang Thùy, SD18 BB anh Nguyễn Văn Duy và anh Phạm Thanh Kêt là SQ trợ y, lúc này cải tạo tù lo cho cải tạo, anh Hiệp được BS Thùy may vết thương rách 2 phần còn anh Linh thì bị nhẹ
Sáng ngày hôm sau tôi được qua trạm xá để xem 2 anh biết sức khỏe để về báo cáo cho cán bộ quan giao biết, BS Thùy cho hay hôm qua sau khi may vết thương cho anh Hiệp xong thì anh Hiệp ngủ một giấc thật dài, thức dậy anh Hiệp thấy rất tỉnh táo, xin BS Thùy cho bắn một bi thuốc lào, kéo một hơi thật dài, vừa xong hơi thuốc lào ngon áp phe mạnh.
Anh Hiệp ho mấy tiếng, thế là vết thương bị đứt chỉ máu chảy có vòi, BS Thùy 2 anh Duy và Kêt giữ anh Hiệp để cho BS Thùy kẹp mạch máu và may vết thương lại, sau đó tôi dẫn anh Linh trở về khối 2 và được làm việc nhẹ 1 tuần.
Vụ nổ này do hai anh Hiệp và anh Linh đi làm rẫy nhạt được quả M72 chưa nổ đem về, tranh thủ giờ nghỉ trưa, hai anh tháo gỡ quả đạn ra làm điếu cầy hút thuốc lào, thế là xảy ra vụ nổ, hai anh bị thương.
Lại một tai nạn nữa, một cơn mưa đột xuất nhanh, anh Phan Khắc Thiện đang lợp nhà, mưa tới quá nhanh, anh Thiện nhảy từ nóc nhà xuống đất bị gãy chân trái cũng tại khối 2, anh Thiện được băng bó vết thương và nẹp hai thanh tre vào chân, được cải tạo khênh qua trạm xá để BS Thùy băng bó bột, thời gian điều trị quá lâu.
Anh Thiện được gia đình bảo lãnh về gia đình săn sóc, hai tháng sau anh Thiện lại trở về trại cải tạo tiếp lúc này anh Thiện phải đi bằng nạng, sau đó anh Thiện được di chuyển về Z 30D hàm tân cải tạo tiếp, anh Thiện được tha ngày 25-12-1980.
Nhìn lại thành quả của các cải tạo được dựng lên một hội trường rộng lớn thật đẹp, các cột vuông được xẻ, các kèo đòn tay đều là gỗ xẻ, ván được ghép xung quanh hội trường, hội trường được lợp bằng tranh một buổi học tập tại hội trường mới được cán bộ trại biểu dương
Ngáy 2.9.1977 trại có đợt thả tù cải tạo, thành phần lớn tuổi và bệnh hoạn thuộc các thành phần chuyên môn, Y bác sĩ, Bác sĩ Phạm Quang Thuỳ Sư Đoàn 18 BB, Sĩ Quan trợ Y Nguyễn Văn Duy, Lê Văn Cương, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kế Toại cùng những anh không thuộc đơn vị tác chiến, chỉ chuyên môn như quân cụ, quân nhu hành chánh tài chánh, cách mạng thường gọi là không nợ máu được trả tự do sớm hơn
Khối 3 của anh Diêu được chia ra 2 khối, một nửa đi trồng tỉa cây sả, ép sả lấy tinh dầu bán, toán trưởng này là anh Lê Tân Nho và anh Nguyễn Thái Hòa phó, khối này cách xa các khu 800 thuộc ở một khu riêng, rất hạn chế sự đi lại của các cải tạo viên
NĂM 1978
Trại cải tạo này ăn một cái tết Mậu Ngọ năm con ngựa tại phước long Sông Bé, ngày 1 tết âm lịch, tức mùng 7 tháng 2 năm 78, văn nghệ vẫn được tổ chức cây nhà lá vườn như thường lệ, có tổ chức dâu bóng chuyên, sau tết lại có một buổi học tạp thi đua lao động
CHUYỂN TRẠI ĐỢT III
Tháng 3.78 cả trại lại di chuyển một lần nữa từ Đức Thạnh, Phước Long Song Bé, Hành Quân Bộ theo con đường 10 đất đỏ di chuyển đến chỗ Minh Hưng, thuộc khu vực Bù Đăng, từ chỗ Minh Hưng đến một trại đã bỏ trống, đây cũng là trại cải tạo vừa di chuyển đi nơi khác.
Tiếp thụ trại này với công tác lao động sản xuất, đất đai trồng trọt đều có sẵn tiếp tục tỉa lúa lốc, trồng sắn, trồng ngô và trồng đậu phộng tất cả các cải tạo lên đây cảm thấy an vui, được gần dân chúng,
Vì đây là khu vùng kinh tế mới, dân sài gòn lên đây lao động sản xuất, rất nhiều gia đình có người đi học cải tạo, phần nhiều là đi Bắc hoặc các trại cải tạo khác,
Cải tạo đi lao động gần dân chúng cho biết rất nhiều tin tức ở bên ngoài, hằng ngày vẫn có xe đò cho khách từ Bình Dương lên Minh Hưng và Bù Đăng chiều xe đò lại chở về Bình Dương, xe tải chở hàng lên và mua hàng chiều chở về sài gòn
Đặc Biệt Minh Hưng có đặc sản nhất là mít ướt và mít khô, mít mua thật rẻ tiền, mít ăn được múi và sơ mít, hột thì luộc lên ăn dần, lúc này mới cảm thấy hột mít mùi vị thơm bùi và ngon vô cùng, hột mít có chất bột no lâu, nhờ đi lao động lúc về được ăn linh tinh.
2.9.78 cả trại vẫn yên tĩnh không một ai được thả về với gia đình mặc dù hôm nay là ngày lễ lớn của cách mạng, anh Vũ Hằng Khuê viết một lá đơn gửi cho cán bộ trại nêu lên lý do, nếu cải tạo học tập tốt thì 3 năm được thả về với gia đình, nếu học tập không tốt thì phải ra toà, anh Khuê xin được ra toà.
Thế là trại lại một lần nữa được học tập để cán bộ quản giáo lên lớp và giải thích đơn của anh Khuê, một mặt cán bộ hù đủ thứ, rồi kết luận, trại cho biết trại chỉ có nhiệm vụ quản lý, còn về sớm hay muộn là do ở cấp cao.
Sau 2 ngày, anh Khuê trốn trại luôn không cần giấy ra trại nữa, thế là theo sau cải tạo tiếp tục trốn trại đều đều, lúc 1 người hoặc 2 người có ngày đến 4 người, có anh bị bắt lại, bị bắt lại là khốn khổ, bị đánh đập hành hạ thật tàn nhẫn
Đổi Tiền VNCH Sang Tiền XHCN
Lần thứ I ngày 22 tháng 9 năm 75 đổi 500 đồng chế độ SàiGòn ăn 1 đồng XHCN tại trại cải tạo Long Khánh
Lần thứ II ngày 3 tháng 5 năm 78 đổi 1 đồng lấy 1 đồng thống nhất cả nước VN
Lần thứ III ngày 14 tháng 9 năm 85 cả nước VN lại đổi tiền một lần nữa, lần này tôi đã được ra trại và ở khu kinh tế mới Bàu Cạn, Long Thành
Phần nhiều anh nào trốn trại là được gia đình đã có chỗ cho đi vượt biên, toàn thành phần có gia đình ở Vũng Tàu hoặc Hố Nai thì xuống tận Cà Mau để đi, ít có anh nào trốn trại mà trở về với gia đình tại địa Phương
NĂM 1979
Thế là lại cái tết thứ 4 cải tạo tại Minh Hưng, ngày 1 tết âm lịch vào ngày thứ bảy ngaỳ 28.1.79 năm kỷ mùi, trại lại tổ chức văn nghệ cây nhà lá vườn, cải tạo diễn cải tạo xem, tháng giêng ngày dài, lại tiếp tục lao động dọn rẫy làm mùa thả giống như mọi năm, vừa thu hoạch xong có xe ở trên chở đi.
Trại phát động phong trào ương cây cao su non để trồng, do toán kĩ thuật trồng tỉa hướng dẫn, đào hố có dây căng kích thước, cây cao su bỏ xuống lỗ, trời nắng cải tạo phải gánh nước tưới và bón phân cho có sức mạnh vươn lên, cải tạo việc gì làm cũng đều tốt hết
mỗi lần có một biến cố gì xảy ra sắp có đợt tha, cải tạo hoặc di chuyển trại, là vệ binh đã nhỏ to cho biết trước. Đợt chuyển trại này được tiết lộ gần như công khai, Quân Đội sẽ bàn giao cải tạo lại cho công an quản lí, Quân Đội sẽ về bắc để lên biên giới cao bằng bảo vệ tổ quốc
CHUYỂN TRẠI DỢT IV
Ngày 12-12-79 trại cải tạo Minh Hưng Hòm Thư 3127 được chuyển về trại Hàm Tân. Trại Z30D Hàm Tân Thuận Hải với một dãy núi Mây Tào đây là một khu đất thật rộng lớn, trại có ba khu vực riêng biện, gồm K1, K2, và K3. K1 là cơ quan đầu não của trại. K1 được thiết lập trại dầu tiên đã xây dựng được nhiều nhà xây kiên cố, có song sắt đúng theo kiểu nhà giam gữi tù.
Tù càng nhiều lại thiết lập thêm K2 và K3 nữa, một khu đất lớn có đủ đất canh tác và trồng trọt, tỉa lúa khô, trồng ngô, trồng sắn, và khoai lang, trại có ưu điểm được thiên nhiên ưu đãi.
Trại cải tạo này có một con sông thật sạch sẽ, với lượng nước sâu lưu thông đều đều. Nước được dung cho cả trại ăn uống, tắm giật, và các đội rau xanh canh tác, để tưới rau, hàng ngày lấy thực phẩm rau tươi cho toàn trại ăn ngày hai bữa.
Trại tù Minh Hưng về dến Hàm Tân được xe chở thẳng vào K2 của trại Z30D, được ngủ một đêm dài từ 8 giờ tối, với một đêm mệt vì di chuyển, chở người quá tải, xe nào cũng nhiều người, trời nắng và hơi thở phát ra, áo ướt da mồ hôi đổ ra như tắm, xe chỉ để vài lỗ thông hơi để nhìn ra ngoài, mà chẳng nhận được địa thế bên ngoài, tất cả bên ngoài đã được thay đổi rất nhiều.
Sáng ngày 13-12-79 thức dậy được trật tự mở khóa cửa phòng ra sân, để cán bộ điểm danh, kiểm tra đồ đạc, túi xách cá nhân, tiền vàng bạc, đồng hồ dều được gửi trại cất giữ, khi ra khỏi trại sẽ được trả lại, về đây gặp lại các anh em cải tạo cũ từ trại Long Khánh, và Đức Thạnh đã được về trại này trước, nay lại gặp nhau, đúng là tù cải tạo đi dến đâu, tù lại gặp tù. Ngô Bá Lai, Phan Khắc Thiện. Đại uý Lê Cao Châu K7 TD, Đại uý Hoàng Thạch PB.
Ngay 15.12 sau 3 ngày ở K2 này được biến chế đi khu khác, tôi và một số chuyển sang K1, được hai cán bộ quản giáo đón nhận và chia ra 2 đội sản xuất mỗi đội 50 người và được ở một căn nhà tiền chế cửa phòng có khóa sắt cẩn thận
Nội quy của trại, sáng thức dậy lúc 6h trật tự mở cửa phòng ra sân điểm danh ăn sáng, 6h30 ra sân trại ngồi theo dõi chờ gọi tên rồi đi lao động, 10h30 đi tắm, 11h về trại ăn cơm trưa và nghỉ 1h30 lại đi lao động ngoài, 4h30 lại đi tắm, 5h về trại cơm chiều, 6h điểm danh vào phòng trật tự khóa cửa. Sang đây lại gặp Phạm Xuân Cấp, Nguyễn văn Hải, Phan Văn Tới.
Tiêu chuẩn ăn uống, mỗi ngày 3 chén mì lát hấp, 2 chén cơm, được chia như sau sáng điểm tâm, một chén mì lát hấp, trưa một chén cơm và một chén mì lát, tối như bữa trưa, thức ăn mặn thì cá hoặc thịt một tý, canh tùy theo muà, mùa nắng thì canh bầu hoặc củ cải trắng, mùa mưa thì canh mướp hoặc rau mướng cứ như vậy mà dùng cho đến khi ra trại
NĂM 1980
Tết nguyên đán năm 1979 ngày 1 tết rơi vào ngày 16.2.80 năm canh thìn, đây là cái tết thứ 5 trong tu tại trại Z30D Hàm Tân do công an quản lý, mỗi khi có đợt thả từ cải tạo đọc danh sách từ được thả, giữa sân tập hợp các đội đi lao động bên ngoài, thì có một cái bàn và một cái ghế trên bàn có một bình hoa tươi, ngày đó sẽ có danh sách đọc tên những ai được tha vào dịp này đều được ra ngồi riêng một bên
Khi các đội xuất trại đi lao động ngoài, thì tất cả các anh em được thả về phòng lấy đồ cá nhân và túi xách lên hội trường để làm thủ tục ra trại, những ngày chờ đợi giấy tờ, thì đi lao động XHCN, đi lấy củi cho nhà bếp, chúng tôi là những tứ mới được chuyển về đây được 2 tháng vài ngày, chắc còn phải chờ vài đợt may ra được thả đợt sau.
Tháng 3.80 đội của tôi được di chuyển qua K3, 5 người tôi được biến chế qua đội 6 chăn nuôi và được ở lại K1, đội 6 chăn nuôi có 2 cán bộ, cán bộ quản giao tên Quý, cán bộ kĩ thuật chăn nuôi tên Hồ, hai cán bộ này đều là dân Quảng Bình,
Đội 6 chăn nuôi có 20 người được giao nhiệm vụ cố định chờ từng nguời, 3 nguời được cố định ở lại ngoài trại lo việc, nấu cám heo, cho heo ăn, và kĩ thuật thú y, còn lại chiều tối về trại ngủ, một nhà tiền chế 4 đội cùng ăn và ngủ chung, đội chăn nuôi, đội làm vệ sinh, đội Lâm Sản và đôi ăn nuôi, căn nhà này nằm sát nhà bếp của khu, chỗ nằm ngủ của mỗi cải tạo viên đều được chia theo danh sách, không được tự ý đổi chỗ ngủ.
Ngày 25.12.1980 một số cải tạo được tha về trong dịp này, quê tôi có anh Phạm Văn Vui, Nguyễn Văn hải, Phạm Xuân Cấp, Vũ Đình Bản, Nguyễn Văn Nức, Đậu Thuỵ Sĩ, Ngô Bá Lai cũng như các anh khác, cùng ở Phước Long về đây, ngàygần đây sẽ đến lượt chúng tôi
NĂM 1981
Tết Nguyên Đán năm 1981 ngày mùng 1 tết rơi vào ngày mùng 5.2.81 đợt tết này có một số cải tạo được cứu xét chở về vào ngày tết, và những ngày lễ lớn của nhà nước, Đợt 28.1.81 tức là ngày 23 tháng 12 âm lịch, ông táo về trời.
Danh sách được thả trên 200 người có tên tôi và anh Nguyễn Văn Ngọc, Trung Lai, số người được thả về phòng lấy túi sách và đồ đạc cá nhân lên hội trường để làm thủ tục ra trại, khi chờ giấy tờ tất cả đi lao động XHCN đi lấy củi cho nhà bếp.
Chiều chúa nhật 31-01-81 từ hội trường K1 được di chuyển sang K3 gần quốc lộ 1, và được tạm trú khu nhà tiền chế là khu tiếp tân thăm nuôi của K3.
Đêm nay ai còn đồ thăm nuôi đem ra nấu ăn cho bằng hết, gạo nếp, đường, lạp xưởng, mùi cơm chín bay lên thơm phức, anh em quây quần lại 5-6 người một chỗ ăn thoải mái còn lại để mai ăn điểm tâm trước khi chia tay nhau ra về. Một đêm tự do nấu nướng linh tinh thoải mái.
Sáng 1.2.81 Chúa nhật đầu tháng, hôm nay ngày 27 âm lịch trên 100 anh em cải tạo được về ngày hôm nay còn trên 100 anh em cải tạo sẽ được về nhà thứ 2 trong đó có anh Nguyễn Văn Ngọc thuộc ấp Trung Lai cùng quê tôi được về ngày Chúa Nhật sang lúc 7 giờ, năm cán bộ quản giáo cho lệnh tập họp để lấy giấy ra trại. Đọc tên trong giấy ra trại có chỗ nào sai thì báo cáo cán bộ sửa liền. Khi được giấy ra trại thì tất cả đều ra quốc lộ 1 để đón xe đò về địa phương nơi cư trú, mỗi toán chờ xe từ 5-6 người 1 toán để tiện lên xe đò.
Đến bến xe Long Khánh tôi lại phải xuống xe để tìm xe đi Sài Gòn đến ngã ba xa lộ cách lái, lại xuống xe đò, lại lên xe lam về bến đò cát lái, xuống đò lại từ bến đó cát lái về ngã ba Phước Lý lại chờ xe lam để về nhà, lúc này chiều chúa nhật đã gần tối chỉ còn một chiếc xe lam cuối cùng của ông Tư Nguyễn vừa là tài xế vừa là chủ xe. Chỉ có một mình tôi chờ quá lâu, lúc này thì có 1 toán xe đạp thồ 5-6 anh nói chuyện thật lớn vừa đi vừa ca hát.
Rất may tôi gặp đuọc một ông đã có tuổi đi chiếc xe thồ chở than đi bán bên sài gòn trở về gặp tôi hai anh em rất mừng, lúc này tôi xin làm tài xế để hai anh em cùng về ấp. Mặc dù 6 năm rồi chưa được đạp xe đạp nay làm tài xế xe thồ có phần lung túng khi mới lên xe rồi dần dần cũng quen luôn, đi được một phần ba đường thì có người quen tôi nhắn về với gia đình để các con xuống đón bố. Chỉ 15 phút sau là các con đã gặp được bố, lúc này tôi được con tôi chở về nhà thế là tôi trả lại tài xế cho bác.
Lúc tôi đi cải tạo thì con trai mới có 15 tuổi học lớp 9 bỏ học để theo mẹ đi chợ buôn bán kiếm tiền nuôi bố nuôi em. Khi về đến cổng làng tôi vào thẳng nhà anh trai của tôi gần cạnh nhà thờ giáo xứ, vừa bước vào nhà tôi đã nhìn thấy tấm di ảnh của chị dâu tôi mất ngày 12.3.79
Nghe tin tôi được trại cải tạo thả cho về vào dịp tết Nguyên Đán năm Tân Dậu, năm con gà, các anh chị em họ hang nhà tôi đến thăm và chúc mừng, ấp tôi có hai anh em đi cải tạo lâu ngày nhất, anh Phạm Văn Vui đã được về ngày lễ NOEL vừa qua năm 1980, còn tôi mới được thả sau anh Vui mấy tháng.
Sau cuộc gặp mặt anh chị em và dân làng khoảng 10 phút, thì một hồi chuông của nhà thờ giáo xứ vang lên, coi như thong báo cho biết chiều chúa nhật đầu tháng có lễ cho những ai sáng phải đi lao động, thì hãy đến để dự lễ
Lúc này tôi xin phép mọi người để đi rửa mặt và sẽ đến nhà thờ để hiệp dâng thánh lễ cùng với mọi người, cảm tạ chúa đã ban cho con được ra khỏi trại tù cải tạo, mà con cũng như gia đình đều mong ước có được như ngày hôm nay, thánh lễ chủ tế cha già Daminh Đỗ Đức Hân cha xứ, tôi hồi tưởng lại cách đây gần 6 năm cũng ngày thứ năm đầu tháng ngày 3.7.75 cha xứ dâng thánh lễ cầu nguyện cho tất cả các anh em SQ chế độ cũ phải lên đường đi học tập cải tạo ngày hôm ấy.
Sau khi thánh lễ đã xong, tôi và mấy đứa con về nhà, lúc này tôi mới được nhìn thấy dung nhan cua người vợ than yêu này, thật là thảm thương vô cùng, chắc chắn là phải vật lộn với cuộc sống nhiều năm qua khi tôi vắng nhà, vì hằng ngày phải chạy chợ buôn bán kiếm tiền mua gạo nuôi con, và còn phải chắt chiu để dành lại chờ giấy báo để đi thăm nuôi chồng, nay mọi sự đã qua nhìn lại các con đã lớn tốt là thành quả của vợ nuôi và nên người.
Đặc biệt là con gái lớn lúc bố đi cải tạo thì mới 17 tuổi, khi bố về, nay đã có gia đình và một con trai thế là tôi đã được lên chức ông ngoại rồi đấy.
Ngày 2.2 phải đi trình diện công an ấp, và được ấp trưởng tiếp đón và tặng một ly cà phê đen ngon, hơn 5 năm mới được thưởng thức lại mùi vị đắng của cà phê truyền thống này. Sau đó được ấp trưởng dẫn đến công an xã trình diễn, được công an xã hướng dẫn ghi chép các mục, hàng ngày làm gì và ở đâu, cứ đầu tháng thứ hai là trình diện công an xã có xác nhận
CẢI TẠO ĐƯỢC THẢ VỀ VỚI GIA ĐÌNH QUẢN CHẾ 1 NĂM.
Tết Nguyên Đán năm 1981 năm Tân Dậu, tôi được ăn tết đoàn tụ cùng với gia đình, mặc dù kinh tế gia đình rất khó khăn, nhưng vẫn khắc phục để vui vẻ với vợ và đàn con và cháu ngoại rất là hạnh phúc
Danh sách được tha trên 200 người đọc tên ngày 28.1.81 tức là ngày 23 âm lịch ngày ông táo về trời, tại trại tù cải tạo Z30Đ Hàm Tân Thuận Hải, nhưng còn phải ở lại để làm thủ tục giấy tờ ra trại
Sáng chúa nhật ngày 1.2.81 tức là ngày 27 âm lịch, thì được cấp giấy ra trại để về địa phương nơi cư trú của gia đình ngay chiều tối hôm đó đã có mặt với gia đình
Sau năm cái tết nguyên đán cổ truyền của người Vietnam, thì tôi được ở các trại cải tạo như sau, năm 1976 và năm 1977 tại trại tù Lê lợi Long Khánh, năm 1978 thì ở trại cải tạo Bù Gia Mập và Bù Đốp tại Phước Long Sông Bé, tết năm 1979 thì ở trại cải tạo Bù Đăng Minh Hưng, tết năm 1980 thì ở trại tù cải tạo Z30Đ Hàm Tân, Thuận Hải.
Sau khi ăn tết cùng với gia đình xong thì ngày 8.1.81, tôi và anh Nguyễn Văn Ngọc thuộc ấp Trung Lai, hai anh em tôi lên trình diện công an huyện Long Thành, để làm thủ tục xin tạm trú tại địa phương, giấy ra trại của chúng tôi bị công an hộ khẩu huyện giữ lại, chúng tôi được cấp giấy biên nhận, với cước trú 6 tháng sau sẽ hoàn trả giấy ra trại
Sáu tháng sau chúng tôi lên huyện thì được anh công an mới nhận việc cho biết, anh không được bàn giao trong sổ sách, và cũng không có lưu giữ giấy ra trại của hai anh trong hồ sơ, coi như bị thất lạc, vì anh phụ trách cũ đã thuyên chuyển đi nơi khác rồi, hai anh em chúng tôi đều chịu thua.
12 tháng quản chế tại địa phương, thứ 2 đầu tháng thì đến công an ấp trình diện, lai xuống công an xã trình diện và xin chữ ký xác nhận, sau khi chờ công an đến thì anh em chúng tôi gặp nhau hỏi thăm sức khỏe của gia đình và công việc làm ăn như thế nào.
Sau khi công an xã kiểm tra sổ công tác và ký xác nhận trả lại, thì chúng tôi lại giải tán, ấp nào về ấp đó để đi lao động. cứ liên tục trình diện 12 tháng sau là hết quản chế.
Những ngày lễ kỷ niệm lớn của cách mạng thì chúng tôi lại lệnh tập trung để học tập, ôn lai thành tích của cánh mạng đã qua, sau đó viết tờ khai lý lịch nộp cho công an và ra về.
Lâu lâu lại có giấy mời của công an xã, mời xuống làm việc, lý do cho biết sau, chỉ có mấy chữ lý do cho biết sau là một đêm mất ngủ, tự xét mình xem có lỗi gì không. Ngày hôm sau xuống xã thì thấy có một cán bộ mặc thường phục, anh tự giới thiệu là công an huyện hoặc công an tỉnh. Thỏ thẻ hỏi thăm sức khỏe của gia đình và công ăn việc làm như thế nào, sau đó lại viết tờ khai lý lịch và nộp cho công an, và lại được về. dần dần rồi cũng thành thói quen không đến nỗi lo sợ nữa.
Đầu 1985, các ấp theo lệnh của xã cho tổ chức buổi học tập mời các SQ chế độ cũ mới cải tạo về chưa có quyền công dân, làm tờ khai lý lịch và tờ kiểm điểm để cứu xét trả quyền cong dân. ấp tôi chỉ có hai anh em: tôi và anh Phạm Văn Vui. Cải tạo về trễ chưa có quyền công dân và một số trẻ thanh niên bắt gà vịt của dân để đi nhậu chơi cũng bị đưa ra kiển điểm tai ấp. hai tuần sau thì chúng tôi nhận được giấy quyền công dân để đi làm CMND.
Đầu năm 1989 có chương trình HO chúng tôi phải lận lội xuống công an tỉnh Đồng Nai, và cục quản lý hồ sơ tại Sàigòn, để xin photo của bản giấy ra trại chính, mà rất nhiều lần và nhiều ngày, nơi nào cũng không có bản lưu, sau cùng thì công an tỉnh Đồng Nai cũng tìm ra, và cấp cho bản sao
Ngày 31.10.1989 đầy đủ giấy tờ một hồ sơ, tôi đem lên nộp cho công an tỉnh Đồng Nai để xin đi diện HO định cư tại Hoa Kỳ
Ngày 4.1.90, gia đình tôi được cấp hộ chiếu HO 26 gia đình 5 người, chờ mãi 4 năm sau tháng 1/94 thì nhận được giấy mời của cục suất cảnh thành phố HCM, mời năm người trong gia đình ngày 28.1.94 phải có mặt tại số 184 đường Nguyễn Thị Minh Khai, để làm thủ tục sơ vấn và phỏng vấn
Sáng ngày 29.1.94 gia đình tôi được phỏng vấn đầu tiên tại phòng số 6, được phái đoàn phỏng vấn chấp thuận cho cả gia đình được định cư tại Hoa Kỳ, và được nhận thẻ IOM, và được đi chích ngừa đợt I, tại số 40 đường Nguyễn Văn Trỗi
Sáng ngày 30 tháng 1 thì cả gia đình xuống bệnh viện 30/4 để khám sức khoẻ tổng quát, tất cả gia đình đều được sức khoẻ tốt
Tháng 6.94 có giấy mời qua dịch vụ thành phố để nhận vé máy bay, và một tờ lịch trình bay, gia đình tôi sẽ lên đường ngày 10.8.94, gia đình phải có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhất, lúc 8 giờ sáng để cân đồ mang theo, 9 giờ sáng vào phòng cách ly để chờ lên phi cơ
11 giờ sáng máy bay, sau khi máy bay cất cánh 1 giờ 15 phút thì đến phi trường Thái Lan, tất cả hành khách đều xuống để qua máy bay khác
Riêng tám gia đình HO thì được một nhân viên dẫn đi dòng dòng rồi qua phía ben kia phi trường, được đưa vào một trường học bỏ trống, bàn ghế bụi đỏ bám vào đỏ lòm, trường học được bao bọc một hang kẽm gai đồ đạc để xuống tạm nghỉ
Sau đó có một chiếc xe vào đem cơm phát cho mỗi người một tugo gồm cả thức ăn trong đó, ăn xong lau bàn ghế tạm nghỉ tại đây, một anh trưởng toán 8 gia đình hỏi anh cảnh sát thái chúng tôi ở đây làm gì, anh trả lời cứ chờ tại chỗ, mọi người đều thắc mắc, ở đây làm gì mà không cho biết
3 giờ 3o chiều có một chiếc xe Jeep nhà binh vào, có một người mỹ và hai người thái ôm một sấp giấy tờ, gọi các chủ gia đình lại để nghe người thái dịch lại, mục đích là người mỹ muốn hỏi lại các anh mấy điều như sau, các anh khai lý lịch như bản đã in bằng tiếng việt gồm có điểm chính, ai biết được người mỹ hiện còn sống thời điểm nào hoặc ở đâu, hài cốt mỹ còn chôn ở đâu, địa điểm, chỉ có vậy thôi mà 8 gia đình chịu cảnh nóng của tháng 8 như lò lửa
5 giờ chiều lại được ăn bữa cơm tối như buổi trưa, sau đó được một nhân viên đưa ra sân bay để được bay tiếp, đến phi trường nào cũng được phái đoàn Thiện Nguyện giúp đỡ và hướng dẫn, xem gia đình nào cần phải đến nơi nào, và thành phố là nơi định cư của gia đình ấy, chúng tôi cảm thấy hội Thiện Nguyện làm việc thật nhiệt tình một cách rất tốt đẹp không vụ lợi chỉ có ở mỹ mà thôi
Ngày 11.8.94 gia đình tôi đến phi trường Amarillo TX lúc 12 giờ trưa, được phái đoàn của giáo sứ Đức mẹ việt nam tiếp đón thật cảm động, có chụp hình để làm kỉ niệm gia đình tôi và phái đoàn đón tiếp, gia đình tôi được gia đình ông bà Nguyễn Xuân Tòng bảo trợ, mặc dù hai gia đình chưa biết mặt nhau, chụp hình xong lên xe về nhà ông bà Tòng dùng cơm trưa cùng một số bạn bè HO qua trước, cũng như thành phần của giáo xứ tham dự.
Gia đình chúng tôi được cha Vũ Quang Huy và cha Trần Ngọc Thoại là cha xứ, giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam làm thủ tục bảo lãnh, hai cha đều thuộc Dòng Đồng Công, hiện hai cha đang bận trong ngày Đại Hội Thánh Mẫu vào tháng 8 hàng năm chưa về.
Sau khi được ăn cơm no, gia đình chúng tôi được xe chở về căn hộ mà đã được thuê trước tại số 1329 EVERGREEN, Amarillo TX 79107, căn hộ này đã được ông bà Bùi Tiến Bảy HO qua trước ở cạnh thuê dùm. Được biết giáo xứ này rất có tình người, lúc này HO qua đây còn rất ít. Vài ngày sau thì gia đình tôi được đi lam thù tục xin cấp phát thẻ an sinh xã hội và đi khám sức khoẻ tổng quát lại một lần nữa, một tháng sau thì xin được việc làm, gia đình tôi ở thành phố Amarillo, TX được 2 năm thì xin nghỉ việc.
Ngày 22 tháng 9 năm 1996 thì gia đình tôi qua thành phố Lincoln, NE có một Giáo Xứ Vietnam do cha Đinh Thành Bắc là cha xứ, Giáo Xứ Khiết Tâm Mẹ, cha Bắc thuộc Dòng Đồng Công.
Sau đó tôi xin được việc làm ngay cho đến năm 2005, đủ tiêu chuẩn nghỉ hưu ở nhà chở cháu đi học và coi cháu.
Theo lời yêu cầu của cựu Đại Tá Trang CHT PB Quân Đoàn 3, để được đóng góp vào Đặc San PB.
Pháo Thủ Nguyễn Văn Lừng
Lincoln tháng 4, 2012 Số Quân 57/101.400
(402)-525-4099

*Pháo Binh khóa 12 Sĩ Quan Hiện Dịch TVBQGVND (NNK)
K12 SQHD Truong VBDL có 10 SQ theo hoc lớp Căn bản PB tai trường PB ở Bình dương từ 10/57 đến 3/58. Cùng thời gian này có K6 Thủ đức cũng học  lớp Căn bản PB tai đây .
10  Thiếu Úy  mới trơ về từ Trường  BB Fort Benning ,GA.gồm có :

-Vũ Minh Bôi  : cuối cùng ở Trường PB  (Th Tá),hiên ở Orange Co.
-Pham Ngoc Bảo :cuối cùng TDT TĐ 32 PB,ThTá ,  tử nan trên đường vươt biên.
-Nguyễn văn Độ :Ra trường thuyen chuyển  về PB/QĐII ở BMT. Khoảng thời gian ngắn, đã bỏ trốn đi Pháp ,không có đia chỉ.
-Nguyễn văn Hà : cuối cùng Trung Tá TDT TD 21 PB. Hiện ở San Jose.
-Lê Trọng Hiêp : Ra trường về TĐ 25 PB ở PLKU .Thời gian sau, chuyển qua Không Quân .Cuối cùng Trung Tá CHT TTHL /Không Quân ở Nha Trang.  Hiện ở Daly City, CA
-Trần Thương Khải : Cuối cùng Th Tá TDT TĐ 182 Hiên ở Houston ,TX.
-Ngô Như Khuê : Cuối cùng Trung Tá TDT TĐ 101PBCĐ. Hiện ở San Jose CA
-Nguyễn văn Sắc : Trung Tá TĐT TĐ 12 PB , Bị thương vì Pháo binh  Đich taị Căn Cứ Carroll  ( Đông Hà ,QTrị) mùa Hè đỏ lủa 72. Giaỉ ngũ sau đó .Qua Mỹ theo diên baỏ lãnh. Từ trần năm 2005 tai Sacramento  vì  bịnh.
-Hồ văn Tâm : Cuối cùng Đai tá CHP ,PB QĐ3.  Hiên ở Houston TX.
-Huỳnh vạn Thọ : Cuối cùng ThTá TĐT TĐ 211 ? PB  .Đã từ trần tại trai  Suối Maú , Biên Hòa năm 1976.

Khóa 13 Sĩ Quan Hiện Dịch, TVBQGVN
Nguyễn Xuân Áng, Trung tá CHP/PB/BDQ San Jose Cali
Trần Thái Bửu Trung tá Quận trưởng Châu thành Nha Trang, Canada.
Nguyễn An Cảnh Thiếu tá TTT TTDH/ANPT/Đô thành California
Đoàn Trọng Cảo, Trung  tá, Trường Đại Học Quân Sự, Nam CA.
Nguyễn Bảo Cường, Thiếu tá TDT/TD 33 PB, San Jose California
Hồ Văn Danh, Thiếu tá TDT Tiểu Đoàn 1 PB Phòng Không, California.
Nguyễn Trọng Đạt, Thiếu tá/PB/TQLC, Texas.
Nguyễn Đức Giang, Trung tá,Trung tâm PTKN, Canada.
Thái Thanh Giang, Trung tá SD3KQ, California.
Nguyễn Địch Hải, Thiếu tá, mất liên lạc.
Nguyễn Tiến Hạnh, Trung tá, TDT Tiểu đoàn 181 Pháo Binh, CA.
Trần Thanh Hào, Trung tá, CHP/PB/Sư Đoàn 3 Bộ Binh, California.
Đinh Viết Hạp, Thiếu tá, TĐT Tiểu đoàn 70 Pháo Binh, Saint Louis MO.
Nguỵ Hiền Trung tá, từ trần tại Nam California.
Trần Văn Hiệp, Trung tá Tiểu Đoàn 11 Pháo Binh, Connecticut
Tống Phước Hiệp, Thiếu tá mất liên lạc.
Thái Thành Hội, Thiếu tá, TĐT Tiểu Đoàn 22 Pháo Binh, California.
Phạm Văn Hữu, Thiếu tá, Quận trưởng, từ trần tại Georgia 2006.
Bùi Quang Huy, Thiếu tá, Đại diện Pháo Binh cạnh TCQH, Cali.
Nguyễn Hữu Kế, Thiếu tá, từ trần tại Định Tường.
Phạm đình Khang, Tiểu đoàn 71 Pháo Binh, tử trận tại Định Tường
Trần Văn Lễ, Thiếu tá California.
Hoàng Trung Liêm, Trung tá, TDT Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh, CA.
Nguyễn Ngọc Liên, Trung tá, TB/HL BCH/PBQLVNCH, Nevada.
Quách Văn Liên Thiếu tá, Houston, Texas.
Nguyễn Kim Linh, Trung tá Chánh Thanh Tra, Phong Dinh, từ trần tại Cali.
Nguyễn Xuân Lục, Thiếu tá, TDT Tiểu Đoàn 68 Pháo Binh, California.
Nông Văn Mâu, Trung tá, TDT Tiểu đoàn 12 Pháo Binh, CA.
Phạm Thế Mỹ, Trung tá, BTTM, Cali.
Nguyễn Du Nghi, Thiếu tá , PB/BKTD, Texas.
Trần Khắc Nghiêm, Thiếu tá, LLDB, California.
Lê Đức Nghiệp, Thiếu tá, từ trận tại Tiểu Khu Kiên Giang.
Hồ Huệ Phú, Thiếu tá, CHT/PB/Tiểu Khu Bình Dương, hiện ở Georgia.
Đỗ Hữu Phúc, Thiếu tá, TDT Tiểu Đoàn 67 Pháo Binh, Washington, WA.
Nguyễn Quách, Thiếu tá, từ trần trước năm 1975
Phùng Đăng Thái, Thiếu tá, từ trần trước 1975
Trần Văn Thái, Thiếu tá
Nhan Văn Thiệt, Đại tá, Võ phòng TTP, California.
Trần Văn Thiệt Trung tá TDT Tiểu Đoàn 31 Pháo Binh, từ trần tại KS.
Nguyễn Văn Thuận Thiếu tá, TDT TĐ 3 PB Phòng Không, NC.
Nguyễn Văn Toan, Thiếu tá, TDP , từ trần năm 2004 tại Canada.
Lý Kỳ Trung, Thiếu tá Nam Cali.
Vũ Thế Trương, Thiếu tá Nam Cali.
Nguyễn Tâm Tưởng, Thiếu tá, BTTM Nam Cali.
Phạm Văn Uyên, Trung tá, Chánh Văn Phòng, Đô Trưởng Sài Gòn Seatle WA.
Trần Thanh Vân, Thiếu tá, TTP Pháp Quốc.
Hồ Văn Vĩnh, Trung tá, Quận trưởng, Thĩ xã Nha Trang
Nguyễn Cao Vực, Trung tá Quận Trưởng, từ trần 2004 tại California
*Nghị Định ra trường của Khóa 7 Sĩ Quan Trừ bị (phần Pháo Binh)*Kỷ niệm về TĐ26PB (LDN)
Đại úy Phan-thông-Tràng thường được các SQ cho là “bảo hoàng hơn vua”. 11g45 Đại úy Tràng đã ngồi tại phòng ăn. 12 giờ, SQ vào phòng ăn phải từng người “claquer les talons” đứng nghiêm chào kính trước khi ngồi vào bàn ăn. Giờ ăn kéo dài tới 1g45, trước giờ làm việc chiều 15 phút. Buổi chiều, Đại úy Tràng cũng vào phòng ăn trước giờ ăn 15 phút. SQ vào phòng ăn cũng phải từng người “claquer les talons” đứng nghiêm chào kính. Tối nào ăn cơm xong cũng phải ngồi lại tới 10 giờ đêm. Trong giờ ăn chỉ có một mình Đại úy Tràng nói từ đầu đến cuối. Các SQ khác chỉ trả lời rất vắn tắt khi được hỏi đến.
*21 phát đại bác (đạn giả) chào mừng.
Để kỷ nìệm năm thứ nhất ngày Ngô Tổng thống về chấp chánh (7.7.56), TĐ26PB được lệnh chuẩn bị bắn 21 phát đại bác (đạn giả) chào mừng. Buổi chiều 6.7, TĐ kéo 12 khẩu đại bác chiếm đóng vị trí trong thành nội, gần Ngọ môn. Đạn giả do TĐ tự chế: cưa một khúc gỗ hình tròn dùng sáp gắn vào đầu ống thuốc nạp. Để cho “chắc ăn”, một số đầu ống thuốc nạp còn được cưa dọc thành nhiều phần, bẻ quặp xuống để giữ khúc gỗ.
Từ mấy ngày trước, đài phát thanh Huế đã lưu ý dân chúng chớ hoang mang khi nghe tiếng nổ. Ngày 6.7, ty Thông tin còn cho xe gắn máy phóng thanh chạy cùng thành phố nhắc nhở.
Sáng sớm ngày Song-Thất, cả TĐ quân phục chỉnh tề, bắn phát đầu tiên.  Một tiếng “phụt” nhẹ nhàng phát ra và một lưỡi lửa dài bằng hai sải tay phần phần phật phun ra phiá trước nòng súng. Thế là hư chuyện hết nhưng làm sao được, phải bắn tiếp 20 phát nữa. Những ống thuốc nổ được cưa ra và bẻ quặp xuống thì khá hơn, tạo được tiếng nổ “bụp” nhỏ hơn tiếng súng trường.
Không hiểu sau đó, vị TĐT có phải trình diện BTL Quân khu để phân trần không. 
*Ấu trí viên Phú bài (LVT)
Trại gia đình binh sĩ Phú bài gồm nhiều đơn vị, Trung tâm Huấn luyện, Tiểu đoàn 34 Pháo binh, và cả Tiểu đoàn 26 pháo binh.  Tiểu Đoàn 26 Pháo Binh xây một vườn trẻ cho các con em quân nhân tại đó, Ông Ân khởi sự cho đến khi gần xong thì thuyên chuyển.  Ông Ân thuyên chuyển về trường Võ Bị Quốc Gia và tôi được đề cử Quyền Tiểu Đoàn Trưởng. Trung tướng Trần Văn Đôn Tư lệnh Quân Đoàn I Quân Khú I ra chủ tọa lễ khánh thành, ngạc nhiên và thích thú vì khả năng của một đơn vị cấp Tiểu đoàn lại có thể đạt được những công trình như vậy. Các đơn vị được lệnh đến thăm viếng và bắt chước.  
*Ngày Pháo Binh (LVT)
Để tăng cường liên lạc  với quần chúng, nhất là giới thanh niên trẻ, Thiếu tá Phan Đình Soạn Chỉ Huy Trưởng Pháo Bing Quân Đoàn 1 tổ chức một cuộc diễn hành của Pháo Binh tại Huế.  Khác với các cuộc diễn hành khác, đây là một cuộc khoe trương để mời mọc các giới trẻ gia nhập binh chủng Pháo binh.  Tất cả các đơn vị Pháo binh thống thuộc Sư đoàn, Quân đoàn đều tham dự. Xe jeep mui trần, nệm trắng nhiề hơn là các xe kéo súng,  sĩ quan ăn mặc đại lễ trắng, dẫn đầu bởi ban quân nhạc Quân khu 2, sau đó đoàn Pháo binh trong đó có cả hỏa tiễn little jone.  Cuộc diễn hành đạt được kết qủa rất tốt, giản dị, đẹp mắt, lịch sự, kết qủa tuyển mộ tăng một cách rõ rệt. 
*Di chuyển ra Đông Hà (LVT)
Tiểu đoàn di chuyển ra Đông-hà nhận doanh trại của một Tiểu đoàn Bộ binh, gần phi trường Đông-hà.  Phải mất gần một tháng mới di chuyển xong và sắp xếp yên ổn nơi mới tiếp nhận.  Đông-hà đồi trọc,  đất đỏ, nóng kinh khủng và nhất là có gió Lào, thổi từ bên Lào về, hắt vào mặt những luồng gió nóng đôi khi còn mang theo những bụi soáy đập vào mặt.  Tuy nhiên cũng có những lợi điểm, tất cả đều độc thân tạm, cả ngày đêm tại trại, công việc làm vì thế thời gian hoàn tất rất ngắn.  Phố xá Đông-hà không nhiều, người Đông-hà không đông, chỉ trong một thời gian ngắn là Tiểu đoàn đã thấy có những người bạn khác phái. 
*Bữa ăn thịt dê cả Tiểu đòan (LVT)
Các sĩ quan có lệ ăn cơm chung mỗi hai tháng một lần, kể cả các sĩ quan có gia đình thường ăn cơm ở nhà.  Đã hai lần một ở La vang và một  ở Đông hà, thịt dê ở thị xã Đông hà được chiếu cố, và luôn được nhắc nhở.  Tiện này có tiếng đến nỗi một vài đơn vị ở Đà nẵng, cách xa hơn 100 cây số cũng ra mua mang về Đà nẵng ăn.  Vì quen thuộc nên ông chủ tiệm thông cảm hoàn cảnh các sĩ quan nên bảo đi mua đồ về ông nấu giùm, chỉ lấy chút đỉnh tiền công.  Một người vào Huế mua các thức cần dùng, kẻ ở đơn vị đi tìm một con dê đực tốt.  Khi người thợ nấu ăn vào đơn vị nấu, luôn luôn theo sát bởi ba người, một sĩ quan quản lý, một hạ sĩ quan hỏa thực và một đầu bếp.  Thức ăn hôm đó thật ngon, vì đủ cả, không thiếu chất phẩm và cũng không thiếu chất lượng.  Hôm sau ba bản báo cáo được duyệt xét, từng hành động, từng giai đoạn, tất cả những gì người thợ nấu ăn làm đều được ghi chép, nếu sai thì bàn cãi, và cuối cùng có một tài liệu nấu thịt dê ba món, lòng dê hầm thuốc bắc, dê cà ri, và dê Hải nàm.  Vì thức ăn ngon miệng, sang trọng, lại vừa túi tiền nên thưc đơn này đã lan mạnh các đơn vị Pháo binh khác.  Ít lâu sau một bữa ăn chung của cả tiểu đòan với thực đơn ba món thịt dê. Thật vui.    
*Bàn giao Tiểu Đoàn 26 Pháo binh (LVT)
Tôi nhận lệnh bàn giao Tiểu Đoàn 26 Pháo binh cho Đại Úy Nguyễn Văn Thi vừa xong khóa Pháo binh cao cấp Hoa kỳ trở về, để ra Quảng tri nhận Tiểu đoàn 1 Súng cối.  Đại úy Thi không xa lạ với tôi, vì năm 1959 tôi đã bàn giao Pháo đội A/Tiều đoàn 21 Pháo binh cho Trung uý Thi lúc bấy giờ. Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn ủy quyền cho Đại tá Nguyễn Đức Thắng, Tư lệnh Sư  đoàn 1 Bộ binh, nguyên là sĩ quan pháo binh, chủ tọa lễ bàn giao.  Một toán danh dự dàn chào trước cổng chính trại, Đại úy Thi và tôi đứng đó đợi, Đại tá Thắng lái xe một mình không xử dụng cổng chính để vào đơn vị mà vào bằng cổng sau, cửa không có toán danh dự dàn chào.  Sau lễ bàn giao, có tiệc trà nho nhỏ mời các vị quan khách tại câu lạc bộ sĩ quan tiểu đoàn, chúng tôi có trách nhẹ vụ vào cổng sau thì Đại tá Thắng chỉ cười, bảo 'đỡ cho các anh, khỏi phải chào'.
                                
*Khóa Pháo Binh căn bản cuối cùng tại Pháp 1955-56 (LDN)
Tháng 10/1955, 8 Thiếu úy ngành Pháo binh có tên sau đây sang Pháp theo học khoá PB cơ bản tại Châlons-sur-Marne: Hạ-bá-Chung, Vũ-văn-Thừa, Nguyễn-tấn-Bạch, Đặng-nguyên-Phả, Vũ-đình Dậu, Lê-đình-Ninh, Lê-châu-Lộc và Lý-thành-Vịnh. Đây là khoá cuối cùng tại Pháp (những khoá sau học tại Mỹ).
 
 *Trung tâm Huấn Luyện Pháo Binh tại các Quân Khu (LDN)
 Giữa năm 1957, mỗi Quân khu thành lập một TTHLPB. TTHLPB Đệ nhị Quân khu đặt trong doanh trại TĐ34PB tại Đà nẵng, huấn luyện cùng lúc một khoá CC1PB, một khoá CC2PB, giám đốc là Trung úy Lê-đình-Ninh (biệt phái từ TĐ26PB), phụ tá là Thiếu úy Nguyễn-văn-Ký. Sau khi hai khoá học trên kết thúc, TTHL giải tán.

*Điếu Văn của đại diện Binh chủng Pháo Binh trong tang lễ Cố Chuẩn Tướng Lê Văn Thân
Kính thưa Tang quyến
Kính thưa Qúi vị tướng lãnh,
Kính thưa Qúi vị
 
Tôi Lê Văn Trang, thay mặt các quân nhân trong binh chủng Pháo Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, xin có đôi lời vĩnh biệt với cố chuẩn tướng Lê Văn Thân. 
Kính Cố Chuẩn tướng thương mến 
Nói gì đây và nói thế nào cho đủ cho đúng, tôi chỉ xin tóm lược như sau:  ’Dù trong bất cứ trường hợp nào, dù trong bất cứ cương vị nào, chuẩn tướng cũng đã chứng tỏ tài năng, đạo đức,  chỉ huy, lãnh đạo bằng viêc làm, bằng kết qủa, mà tất cả dù là cấp chỉ huy, nhân viên thuộc quyền, hay bạn bè đều ngưỡng mộ và mến phục’.   
Cuộc sống trần thế đã xong, cầu xin Thượng đế sớm đưa linh hồn Thadeo về nơi Vĩnh hằng. 
Vĩnh biệt Chuẩn tướng Pháo binh Lê Văn Thân. 
Kính thưa Qúi vị  
Xin chia sẻ với Qúi vị một vài điều mà Qúi vị ít biết. 
Suốt  cả cuộc đời đã dành cho Quân đội và phục vụ tổ quốc Việt  Nam, hơn 17 năm trong lao tù cải tạo Cộng sản, một trong bốn sĩ quan cấp tướng có thời gian ở tù lâu nhất, thân thể lại hư một mắt.  Sau này nếu có ai gặp lại người tại nam Cali thì lại thấy người hăng say hoạt động bác ái, tổ chức cứu trơ những người không nơi nương tưạ,  cung cấp những bữa ăn ngon lành cho những người nghèo không có ăn. 
Thứ ba tuần trước cựu dân biểu Trần Văn Ân và chúng tôi có vào thăm cố chuẩn tướng trong bệnh viện Fountain Valley trong môt thời gian ngắn, chúng tôi được người bệnh vừa cười vừa nói tả bệnh trạng bằng mấy chữ “đau lắm nhưng không sao, moi sẵn sàng!”, khi nói về những chuyện qúa khứ người dùng tay phải chỉ về phía trước và nói “moi lúc nào cũng đi thẳng, không chính trị”. Khi về chúng tôi đều có nhận xét giống nhau Ông Thân có được sự vui vẻ, thanh thản, bình an khi đối diện với tử thần lẩn quất chung quanh.  Thật đáng phục. 
Tôi xin được mượn ý tưởng của hai vị tướng lãnh mà đã có thời làm việc với chuẩn tướng, đã phát biểu như sau: 
Trung tướng Ngô Quang Trưởng cựu tư lệnh Quân Đoàn 4 và tư lệnh Quân Đoàn 1 mà khi đó cố Chuấn tướng là Chiến Đoàn trưởng Chiến đoàn Tiền Giang, Tiểu khu trưởng tiểu khu Thừa Thiên, Tỉnh trưởng Tỉnh Thừa Thiên, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh đã  phát biểu nguyên văn như  sau  
"Chuẩn tướng Thân có nhiều khả năng, rất tận tụy với công việc, với bổn phận, là một trong những người tôi kính mến." 
Được nghe lại những lời của cố Trung tướng Nguyễn Xuân Thịnh, Chỉ huy trưởng Pháo Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà như sau 
"Ông Thân là người có tài, chiụ khó, tôi luôn luôn qúi mến." 
Kính thưa Bà Lê Văn Thân và tang quyến 
Sự ra đi nào mà không mất mát.  Riêng sự mất mát này không có gì có thể thay thế hay đền bù được.  Nhưng với những người có đức tin, thì Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.  Cố Chuẩn tướng có một đời sống đạo đức như vậy ắt hẳn sẽ được phần thưởng trên Nước Trời. 
Thay mặt cho quân nhân các cấp thuộc binh chủng Pháo binh QLVNCH và gia đình, tôi xin chân thành chia sẻ sự mất mát to lớn này với Bà, các em, và tang quyến.   
Cầu xin nhiều Ơn lành của Thượng đế đến với Bà và tang quyến.
*Điếu Văn của Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Niên Trưởng Tướng Lãnh trong tang lễ Cố Chuẩn Tướng Lê Văn Thân
Chuẩn Tướng Lê Văn Thân thương mến,  
Thay mặt tất cả các tướng lãnh Quân Lực Viêt Nam Cộng Hòa, hôm nay đến đây để chào vĩnh biệt Anh. 
Sớm nhận ra nhiệm vụ của người trai thời loạn, Anh đã gia nhập Quân Đội để tòng quân cứu nước.  
 Dù trong chức vụ nào, từ
        Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 Pháo binh, đến
        Chỉ huy trưởng Pháo Binh Sư đoàn 1 Bộ binh,
        Giám đốc Trung Tâm Hành quân Bộ Tổng Tham mưu,
        Tiểu khu trưởng kiêm tỉnh trưởng Thừa thiên,
        Tư lệnh phó Sư đoàn 7 Bộ binh,
        Phụ tá Hành quân Tư lệnh Quân đoàn 1,
        Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh,
        Chỉ huy phó trường Võ bị Quốc gia Việt Nam,
        Tư lệnh phó lãnh thổ Quân khu 2,
Anh cũng đã chứng tỏ là một quân nhân gương mẫu, một cấp chỉ huy đức độ, một tướng lãnh tài ba của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.  

Nhiệm vụ của Anh với tổ quốc đã xong, với gia đình đã trọn, Anh đã thanh thản ra đi, để lại bao thương nhớ cho gia đình cho đồng đội. 


Đảo chánh 1-11-1963 – Henry Cabot Lodge Jr. & Trần Văn Đôn
Đảo chánh 1-11-1963 – Cựu phó tổng thống nay là Tân thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ
bìa Brochure du lịch số ra sau ngày đảo chánh 1-11-1963) – William Colby Collection
Danh sách Ban Lãnh đạo Hội đồng Quân nhân Cách mạng và Thành phần Chánh phủ Cách mạng lâm thời VNCH – William Colby Collection
Saigon Round Up (08 November 1963) – William Colby Collection
TT Diệm và các tướng lĩnh.
.
Nhà tù Chí Hòa, Sài Gòn – ông Ngô Đình Cẩn nhận các nghi thức tôn giáo trước giờ ra pháp trường.
Tòa án quân sự xét xử ông Ngô Đình Cẩn
Lễ an táng TT Diệm và ông Nhu
Một sĩ quan thuộc phe đảo chánh, vẻ mặt hớn hở, bên cạnh xác ông Nhu
TT Diệm và ông Nhu trong hầm xe thiết giáp M-113, hai tay bị trói
Huyệt mộ của hai anh em Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi – Douglas Pike Photograph Collection
Huyệt mộ của hai anh em Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi – Douglas Pike Photograph Collection
Đảo chánh 1-11-1963 – John C. Wiren Collection
Đường phố Sài Gòn sau đảo chánh 1-11-1963 – Douglas Pike Photograph Collection
Đường phố Sài Gòn sau đảo chánh 1-11-1963, những học sinh mặt mày hân hoan thoải mái cười vui vẻ trong vụ ám sát TT Diệm – Douglas Pike Photograph Collection
những  học sinh biểu tình ủng hộ  tướng lãnh phản loạn ám sát TT Diệm.  Douglas Pike Photograph Collection
những  học sinh  biểu tình ủng hộ  tướng lãnh phản loạn ám sát TT Diệm.   – Douglas Pike Photograph Collection
những  học sinh biểu tình ủng hộ tướng lãnh phản loạn ám sát TT Diệm. Xem khẩu hiệu: Xử tử Diệm-Nhu. Douglas Pike Photograph Collection
những  học sinh biểu tình   – Douglas Pike Photograph Collection
. – Douglas Pike Photograph Collection
Demonstrators in the streets of Saigon at the time of the coup against President Ngo Dinh Diem, 1963 – Douglas Pike Photograph Collection
Nov 1963, dọn dẹp đổ nát nơi nhà hàng Quốc Tế. Douglas Pike Photograph Collection
Tàn phá của đảo chánh 1-11-1963 – Douglas Pike Photograph Collection
Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup – Lee Baker Collection
Street scene some time after the deposition of President Ngo Dinh Diem in 1963.
Tu Do Street – Douglas Pike Photograph Collection
Armoured car, military policeman, and civilians after the deposition of President Ngo Dinh Diem in 1963. Douglas Pike Photograph Collection
Street scene some time after the deposition of President Ngo Dinh Diem in 1963.  Douglas Pike Photograph Collection
Street scene some time after the deposition of President Ngo Dinh Diem in 1963.  Douglas Pike Photograph Collection
Protesting students and burning vehicle near Saigon Moi office on Pham Ngu Lao Street, Saigon, in 1963. Douglas Pike Photograph Collection
Coup d’Etat – Saigon 1963
November 1963 Coup – John C. Wiren Collection
November 1963 Coup – John C. Wiren Collection
November 1963 Coup – John C. Wiren Collection
November 1963 Coup – John C. Wiren Collection
November 1963 Coup – John C. Wiren Collection
Bến Bạch Đằng, November 1963 Coup – John C. Wiren Collection
November 1963 Coup – John C. Wiren Collection
Toppling of ‘Madame Nhu’ statue after 1963 coup. Douglas Pike Photograph Collection
Aftermath of the 1963 coup. These were prisoners. Binh sĩ Lữ đoàn bảo vệ Phủ TT bị bắt giữ – Ogden Williams Collection
Gen. Tran Van Don, Coup Nov 1063 – Anthony LaRusso Collection
Gen. Duong Van Minh (“Big Minh”) and Gen. Tran Van Don, Nov. 1, 1963 – Anthony LaRusso Collection
1-11-63 Phía trước cổng Thành Cộng Hòa, ngày nay là giao lộ Lê Duẩn-Đinh Tiên Hoàng – Anthony LaRusso Collection
1-11-63 đường Mạc Đĩnh Chi, đoạn bót quận 1 Hồng Thập Tự đến Thống Nhất – Anthony LaRusso Collection
Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in Nov 1963. Douglas Pike Photograph Collection
Local citizens provide water to ARVN soldiers on a Saigon street during or just after the coup – Douglas Pike Photograph Collection
Ngo Dinh Diem Coup – Douglas Pike Photograph Collection
Vietnamese girl and Vietnamese Marines after coup against Ngo Dinh Diem. – Douglas Pike Photograph Collection
Dinh Gia Long sau đảo chánh – Anthony LaRusso Collection
Bên trong Thành Cộng Hòa sau đảo chánh – Anthony LaRusso Collection
The aftermath of the coup that brought downfall and deaths to President Ngo Dinh Diem and his brother – Anthony LaRusso Collection
The aftermath of the coup that brought downfall and deaths to President Ngo Dinh Diem and his brother – Anthony LaRusso Collection
Coup that brought downfall and deaths to Pres. Ngo Dinh Diem and his brother Ngo Dinh Nhu. – Anthony LaRusso Collection
[01 November 1963] Damage to a hospital from coup. – Lee Baker Collection
Damage from coup. – Lee Baker Collection
The aftermath of the coup – Lee Baker Collection
Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup. – Lee Baker Collection
Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup. – Lee Baker Collection
Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup. – Lee Baker Collection
Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup. – Lee Baker Collection
Defaced Diem statue after Nov 1963 Coup.- Douglas Pike Photograph Collection
Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup – Lee Baker Collection
November 1963 Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem – Douglas Pike Photograph Collection
November 1963 Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem – Douglas Pike Photograph Collection
November 1963 Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem – Douglas Pike Photograph Collection
Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup. – Douglas Pike Photograph Collection
Bộ Quốc Phòng – November 1963 Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem – Douglas Pike Photograph Collection
Bộ Quốc Phòng, 63 Gia Long (góc Gia Long-Pasteur) – Bystanders and firemen; Saigon, Nov 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
Street scene some time after the deposition of President Ngo Dinh Diem in 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
M-24 tank in Saigon following ouster of Ngo Dinh Diem. – Douglas Pike Photograph Collection
November 1963 – Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem – Douglas Pike Photograph Collection
Góc Pasteur – Lê Thánh Tôn, phía sau dinh Gia Long. Military personnel and civilians atop M-113s. Douglas Pike Photograph Collection
ARVN troops and M-113 armored personnel carriers Nov 1963 Coup. Douglas Pike Photograph Collection
Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in November 1963. Two ARVN 2nd Cavalry soldiers. – Douglas Pike Photograph Collection
Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in November 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in November 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
ARVN M-24 Chaffee Tanks, M-113 Armoured Personnel Carrier following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in November 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
Troops in front of the presidential offices in Nov. 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
Gia Long Palace in Saigon, 1963. Douglas Pike Photograph Collection
Presidential Offices in Saigon, Nov 1963. Douglas Pike Photograph Collection
Gia Long Palace in Saigon, 1963. Douglas Pike Photograph Collection
Gia Long Palace in Saigon, 1963. Douglas Pike Photograph Collection
Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in Nov 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
Gia Long Palace in Saigon, 1963. Anthony LaRusso Collection
Coup that brought downfall and deaths to Pres. Ngo Dinh Diem and his brother Ngo Dinh Nhu – Anthony LaRusso Collection
Saigon – 01 Nov 1963 Coup d’état – Anthony LaRusso Collection
Saigon – 01 Nov 1963 Coup d’état – Góc Pasteur – Lê Thánh Tôn, phía sau dinh Gia Long – John C. Wiren Collection
Đường Gia Long phía trước Dinh Gia Long – November 1963 Saigon – Coup – John C. Wiren Collection
Dinh Gia Long Saigon – Đảo chánh 1/11/1963 – Press Photos
LOS ANGELES 5/11/1963 — BÀ NHU THẤY HÌNH CÁC CON
Saigon 1962 – Đúng 50 năm trước đây
Tượng đài Hai Bà Trưng bị đám đông ủng hộ phe đảo chánh đập phá vì cho là được làm giống hình ảnh Bà Nhu
Thành Cộng Hòa, nơi trú đóng của Lữ đoàn Bảo vệ Phủ Tổng Thống
sau này là trường ĐH Văn Khoa
Dinh Gia Long sau ngày đảo chánh – photo by Larry Burrows
|
Binh sĩ đảo chánh phía trước dinh Gia Long đầy vết đạn 1-11-1963
đảo chánh 1-11-1963
đảo chánh 1963 – hội đồng quân nhân cách mạng
đại tá Nguyễn Văn Thiệu ngồi hàng sau, thứ 4 từ bên phải
Cổng Thành Cộng Hòa sụp đổ sau đảo chánh 1/11/1963 – Photo by Lee Baker
Cổng Thành Cộng Hòa 1-11-1963 nay là đầu đường Đinh Tiên Hoàng giao với Lê Duẩn – Photo by Lee Baker
Cổng Thành Cộng Hòa 1-11-1963 – Photo by Lee Baker
Dinh Gia Long sau ngày đảo chánh
Dinh Gia Long ngày đảo chánh
Đảo chánh 1-11-1963, binh sĩ phe đảo chánh đang nã đại liên vào Dinh Gia Long, nơi tạm thời là dinh TT vì Dinh Độc Lập đã hư hỏng nặng sau vụ đảo chánh hụt 1962
Đảo chánh 1-11-1963, trên sân sau Dinh Gia Long, kiến trúc phía sau của tòa nhà này ít khi được thấy
Học sinh Jean Jacques Rousseau và Marie Currie tham dự đám tang một sĩ quan bị chết trong cuộc đảo chánh 1-11-1963
Học sinh Jean Jacques Rousseau và Marie Currie tham dự đám tang một sĩ quan bị chết trong cuộc đảo chánh 1-11-1963
Đám tang Đại Úy Bùi Ngươn Ngãi chỉ huy trưởng Chi đoàn 1/1 Chiến Xa M24, bị bắn tử thương khi cùng đơn vị tiến lên khai chiến với Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống ở Thành Cộng Hoà. Ô Ngãi vừa được truy phong thiếu tá. (1963)
Dinh Độc Lập bị ném bom năm 1962 – Photo by Lee Baker
Dinh Độc Lập bị ném bom năm 1962 – Photo by Lee Baker
Đảo chánh hụt 1962, dinh Độc Lập cũ bị hai phi công Nam VN ném bom hư hỏng nặng
Đảo chánh hụt 1962, dinh Độc Lập cũ bị hai phi công Nam VN ném bom hư hỏng nặng
1962 tuyên dương công trạng binh sĩ VNCH tảo thanh Việt Cộng
TT Diệm và Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge, 26-8-1963
TT Diệm tiếp tướng Maxwell Taylor, cố vấn quân sự đặc biệt của TT Kennedy, 23-10-1961
TT Diệm tiếp TT Hàn Quốc Syngman Rhee – 1958
TT Tưởng Giới Thạch đón TT Diệm tại sân bay trong chuyến viếng thăm 5 ngày tại Đài Loan, 22-1-1960
TT Diệm đi thăm các khu định cư của đồng bào miền Bắc di cư
TT Diệm nghỉ trưa dưới bóng cây trong chuyến thăm viếng đồng bào di cư
TT Diệm chào dân chúng trong một cuộc kinh lý
8-11-1955, Sài gòn, Việt Nam. Thủ Tướng Diệm nhận chức Tổng Thống
Diễn hành trước Dinh Độc Lập 1956
Mít tinh trước Tòa Đô Chánh 29-10-1955
SAIGON 1955 – Mít tinh phía trước Chợ Bến Thành
Saigon 1955
Dinh Độc Lập 1955
Dinh Độc Lập 1955
Một phiên họp trong trụ sở Quốc Hội, nay là Nhà hát TP
Bùng binh Lê Lợi – Nguyễn Huệ, 1955
Dinh Độc Lập 1955
Bến Bạch Đằng 1955
Dinh Độc Lập 1955
Dinh Độc Lập 1955
Dinh Độc Lập 1955
Dinh Độc Lập 1955
SaiGon 1955
Dinh Độc Lập 1955
Sài Gòn đầu đường Hàm Nghi và Phó Đức Chính 1955
VNCH trận tấn công phiến quân Bình Xuyên cuối tháng 4-1955 tại Saigon – Photo by Howard Sochurek
VNCH tảo thanh phiến quân Bình Xuyên cuối tháng 4-1955 tại Saigon – Photo by Howard Sochurek
VNCH tảo thanh phiến quân Bình Xuyên cuối tháng 4-1955 tại Saigon – Photo by Howard Sochurek
VNCH tảo thanh phiến quân Bình Xuyên cuối tháng 4-1955 tại Saigon – Photo by Howard Sochurek
VNCH tảo thanh phiến quân Bình Xuyên cuối tháng 4-1955 tại Saigon – Photo by Howard Sochurek
VNCH tảo thanh phiến quân Bình Xuyên cuối tháng 4-1955 tại Saigon – Photo by Howard Sochurek
VNCH tảo thanh phiến quân Bình Xuyên cuối tháng 4-1955 tại Saigon – Photo by Howard Sochurek
SAIGON (5/5/1955) KINH HOÀNG GIỮA TIẾNG NỔ ẦM ẦM CỦA CUỘC NỘI CHIẾN — Người dân tỵ nạn Nam VN sợ hãi co rúm người lại cạnh bên một ngôi nhà gỗ tại Saigon trong trận giao tranh bằng súng cối giữa binh sĩ của TT Ngô Đình Diệm với các phiến quân Bình Xuyên. Người phụ nữ đang khóc lấy tay bịt tai để chận bớt âm thanh của trận giao tranh. Người phụ nữ lớn tuổi ở bên phải túm chặt túi đồ trong lúc nhìn về phía đang giao tranh. Các lực lượng của ông Diệm đã tuyên bố thắng lợi hoàn toàn đối với quân phiến loạn vào hôm thứ tư, khi các nhà lãnh đạo khắp Nam VN tập họp để xem xét tình hình. (Ảnh của Tạp chí Life từ AP Wirephoto)
VNCH tấn công Bình Xuyên 1955
VNCH tấn công Bình Xuyên 1955
VNCH tấn công Bình Xuyên 1955
VNCH tấn công Bình Xuyên 1955
Rạp cinéma Al Hambra trước 1975 là rạp Lê Ngọc trên đường Nguyễn Cư Trinh (gần rạp cải lương Hưng Đạo) – Photo by Howard Sochurek
WAR VICTIMS
1965 Nạn nhân chiến tranh: con thơ khóc mất bố ở Pleiku.
trẻ em mồ côi ở Gò Vấp 1971
hai trẻ mồ côi ở Xóm Chiếu an ủi lẫn nhau
Đầu cầu Phan Thanh Giản – Lính Mỹ di tản trẻ mồ côi khỏi khu vực giao tranh 1968
trẻ mồ côi ăn bánh mì 1965
1972 Trẻ mồ côi Đà Nẵng chờ được di tản vào SG – Press Photo
(13/6/1965) Bé gái này là một trong những vấn đề mà toán cố vấn Mỹ tại Nam VN phải đối mặt. Em ngồi sững sờ trên đống gạch đổ nát ở làng Đồng Xoài nhìn chằm chằm vào khu rừng mà  VC đã kéo đến tấn công hai ngày trước đây. Cha, mẹ, anh chị em của bé gái này đã bị các du kích Việt Cộng giết. Hàng ngàn trẻ em mồ côi chiến tranh đang được tái định cư tại các trại do Hoa Kỳ giúp đỡ ở gần SG. (AP Wirephoto via radio from Saigon)
Một ngày ở Sở thú SG với các trẻ mồ côi – Photo by Darryl Henley
Postcard của GM Paul L. Seitz cảm ơn ân nhân giúp đỡ Quỹ trẻ mồ côi Kontum Mission Fund
trẻ không nhà ngủ trên cầu thang Saigon 1971
3/10/1972 – NHỮNG TRẺ ĂN XIN TƯƠI CƯỜI — Hai trẻ em VN nạn nhân chiến tranh, tựa mình trên những cây nạng, đang băng qua một con đường ở Đà Nẵng để tìm những của bố thí. Một trong hai em mất một chân và một bàn chân, còn em kia mất một chân trong một trận pháo kích của địch nhiều năm trước. Cả hai giờ đây sống nhờ ăn xin tại TP lớn thứ nhì của Nam VN. (AP Wirephoto)
1965 South Vietnamese Refugee Children – Victims of War — Trẻ em tỵ nạn Nam VN, nạn nhân của chiến tranh – UPI photo
EM ĐANG TẬP MỈM CƯỜI TRỞ LẠI
Hình bên trái là bé gái Giang Thi Yen 11 tuổi, được phóng viên ảnh đoạt giải Pulitzer là Horst Faas chụp ít lâu sau khi nhà của em ở Đồng Xoài bị pháo kích phá hủy trong Tháng 6 vừa qua. Hôm nay Yen đang tập mỉm cười trở lại, hình bên phải, sau khi tổ chức Kế Hoạch Cha mẹ nuôi (Foster Parents Plan, Inc.) nhận bảo trợ em cùng gia đình. Một phát ngôn viên của tổ chức tình nguyện này cho biết họ đã nhận được “nhiều đề nghị của những nhà hảo tâm” nhằm giúp chăm sóc cho Yen. Tổ chức Foster Parents đã tìm thấy em tại một bệnh viện tại Sài Gòn, thủ đô của Nam VN. (AP Wirephoto) 28/9/1965
những nạn nhân của chiến tranh (AP Wirephoto)
Một bé gái bị thương tập tễnh bước theo cuộc tản cư buồn bắt đầu – LIFE July 2, 1965
Trong sự canh chừng của các binh sĩ Nam VN, cuộc tản cư bắt đầu. 1965
Bức ảnh Horst Faas chụp tháng 6/1965, ghi lại cảnh một gia đình thường dân sống sót sau trận chiến kéo dài 2 ngày đêm ở Đồng Xoài.
Xác Việt Cộng nằm trên đường (three NVA lay in the street just off Plantation Road in an area which was devastated by air strikes and fires – Douglas Pike Photograph Collection)
Đà Nẵng 1972 – Phụ nữ tình nghi VC bị bắt với 15 quả lựu đạn.
Tội ác của Việt Cộng
Thường dân VN bị thương nằm trên đường đang được giúp đỡ sau khi một quả bom nổ phía bên ngoài Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn ngày 30-3-1965. Khói bốc lên từ xác xe cháy ở phía sau. Ít nhất đã có hai người Mỹ và nhiều người VN bị giết chết trong vụ nổ bom này.
Nạn nhân Mỹ



khủng bố VC đánh bom nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông SG: 42 người chết, 81 bị thương 1965
nạn nhân của khủng bố Việt Cộng tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh 1965
Việt Cộng gài bom trước Tòa Đô Chánh Saigon, 7 người chết, 47 bị thương (26-10-1962)
Sài Gòn 06-01-1969 – Tổng trưởng Bộ Giáo Dục BS Lê Minh Trí bị ám sát lúc 7g50 tại góc Nguyễn Du -


 Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn 1955Trung tướng Lâm Quang Thi 1955
Cố Đại tá Trần Văn Hào 1956Trung tướng Nguyễn Đức Thắng 1957Cố Trung tướng Nguyễn Xuân Thịnh 1958Đại tá Đào Trọng Tường 12/58 - 2/59
Đại tá Hồ Nhựt Quan 2/59-1/63 và 12/64-7/65Đại tá Hoàng Hữu Giang 1962
Cố Đại tá Phạm Văn Mân 1964Cố Thiếu tướng Phan Đình Soạn 1965-1969
Cố Trung tá Võ Kim Hải 1968-1969Đại tá Hồ Sĩ Khải 1970-75



Hình ảnh đảo chánh cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lịch sữ 1-11-1963

 

Đảo chánh 1-11-1963 – Henry Cabot Lodge Jr. & Trần Văn Đôn
Đảo chánh 1-11-1963 – Cựu phó tổng thống nay là Tân thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ
· 
· bìa Brochure du lịch số ra sau ngày đảo chánh 1-11-1963) – William Colby Collection
· 
Danh sách Ban Lãnh đạo Hội đồng Quân nhân Cách mạng và Thành phần Chánh phủ Cách mạng lâm thời VNCH – William Colby Collection
· 
· Saigon Round Up (08 November 1963) – William Colby Collection
· 
· TT Diệm và các tướng lĩnh nền Đệ nhất Cộng Hoà Việt Nam .
· Trong số các tướng trên đây chỉ có 2 ông theo đạo Công Giáo là tướng Huỳnh văn Cao
· và Đề đốc Hồ Tấn Quyền , các tướng còn lại đều là phật tử .
· Vậy TT Diệm kỳ thị tôn giáo ở chỗ nào ?
· 
· Nhà tù Chí Hòa, Sài Gòn – ông Ngô Đình Cẩn nhận các nghi thức tôn giáo trước giờ ra pháp trường.
· 
· Tòa án quân sự xét xử ông Ngô Đình Cẩn
· 
· Lễ an táng TT Diệm và ông Nhu
· 
· Một sĩ quan thuộc phe đảo chánh, vẻ mặt hớn hở, bên cạnh xác ông Nhu
· 
· TT Diệm và ông Nhu trong hầm xe thiết giáp M-113, hai tay bị trói
· 
· Huyệt mộ của hai anh em Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Huyệt mộ của hai anh em Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Đảo chánh 1-11-1963 – John C. Wiren Collection
· 
· Đường phố Sài Gòn sau đảo chánh 1-11-1963 – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Đường phố Sài Gòn sau đảo chánh 1-11-1963, những thằng học sinh thân Cộng mặt mày hân hoan thoải mái cười vui vẻ trong vụ ám sát TT Diệm –
· Douglas Pike Photograph Collection
· 
· những thằng học sinh thân Cộng phản bội tổ quốc biểu tình ủng hộ bọn tướng lãnh phản loạn ám sát TT Diệm.
· Chúng nó nghĩ gì khi hành động mất dậy như thế? – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· những thằng học sinh thân Cộng phản bội tổ quốc biểu tình ủng hộ bọn tướng lãnh phản loạn ám sát TT Diệm.
· Chúng nó nghĩ gì khi hành động mất dậy như thế? – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· những thằng học sinh thân Cộng phản bội tổ quốc biểu tình ủng hộ bọn tướng lãnh phản loạn ám sát TT Diệm. Xem khẩu hiệu: Xử tử Diệm-Nhu.
· Chúng nó nghĩ gì khi hành động mất dậy như thế? – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· những thằng học sinh thân Cộng phản bội tổ quốc biểu tình ủng hộ bọn tướng lãnh phản loạn ám sát TT Diệm.
· Chúng nó nghĩ gì khi hành động mất dậy như thế? – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· những thằng học sinh thân Cộng phản bội tổ quốc biểu tình ủng hộ bọn tướng lãnh phản loạn ám sát TT Diệm trên đường Lê Lợi Sài Gòn. –
· Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Demonstrators in the streets of Saigon at the time of the coup against President Ngo Dinh Diem, 1963 –
· Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Nov 1963, dọn dẹp đổ nát nơi nhà hàng Quốc Tế._Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Tàn phá của đảo chánh 1-11-1963 – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup –Lee Baker Collection
· 
· Street scene some time after the deposition of President Ngo Dinh Diem in 1963.Tu Do Street –
· Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Armoured car, military policeman, and civilians after the deposition of President Ngo Dinh Diem in 1963._Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Street scene some time after the deposition of President Ngo Dinh Diem in 1963. _Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Street scene some time after the deposition of President Ngo Dinh Diem in 1963. _Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Protesting students and burning vehicle near Saigon Moi office on Pham Ngu Lao Street, Saigon, in 1963.
· Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Coup d’Etat – Saigon 1963
· 
· November 1963 Coup d’état – John C. Wiren Collection
· 
· November 1963 Coup –
· John C. Wiren Collection
· 
· November 1963 Coup – · John C. Wiren Collection
· 
· November 1963 Coup – · John C. Wiren Collection
· 
· November 1963 Coup – John C. Wiren Collection
· 
· Bến Bạch Đằng, November 1963 Coup – John C. Wiren Collection
· 
· November 1963 Coup – John C. Wiren Collection
· 
· Toppling of ‘Madame Nhu’ statue after 1963 coup. _Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Aftermath of the 1963 coup. These were prisoners. Binh sĩ Lữ đoàn bảo vệ Phủ TT bị bắt giữ – Ogden Williams Collection
· 
· Gen. Tran Van Don, Coup Nov 1063 – Anthony LaRusso Collection
· 
· Gen. Duong Van Minh (“Big Minh”) and Gen. Tran Van Don, Nov. 1, 1963 – Anthony LaRusso Collection
· 
· 1-11-63 Phía trước cổng Thành Cộng Hòa, ngày nay là giao lộ Lê Duẩn-Đinh Tiên Hoàng –Anthony LaRusso Collection
· 
· 1-11-63 đường Mạc Đĩnh Chi, đoạn bót quận 1 Hồng Thập Tự đến Thống Nhất – Anthony LaRusso Collection
· 
· Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in Nov 1963. -Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Local citizens provide water to ARVN soldiers on a Saigon street during or just after the coup – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Ngo Dinh Diem Coup – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Vietnamese girl and Vietnamese Marines after coup against Ngo Dinh Diem. –Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Dinh Gia Long sau đảo chánh – Anthony LaRusso Collection
· 
· Bên trong Thành Cộng Hòa sau đảo chánh – Anthony LaRusso Collection
· 
· The aftermath of the coup that brought downfall and deaths to President Ngo Dinh Diem and his brother – Anthony LaRusso Collection
· 
· The aftermath of the coup that brought downfall and deaths to President Ngo Dinh Diem and his brother –Anthony LaRusso Collection
· 
· Coup that brought downfall and deaths to Pres. Ngo Dinh Diem and his brother Ngo Dinh Nhu. – Anthony LaRusso Collection
· 
· [01 November 1963] Damage to a hospital from coup. – Lee Baker Collection
· 
· Damage from coup.- Lee Baker Collection
· 
· The aftermath of the coup- Lee Baker Collection
· 
· Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup.- Lee Baker Collection
· 
· Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup. – Lee Baker Collection
· 
· Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup. – Lee Baker Collection
· 
· Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup. – Lee Baker Collection
· 
· Defaced Diem statue after Nov 1963 Coup.- Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup- Lee Baker Collection
· 
· November 1963 Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem- Douglas Pike Photograph Collection
· 
· November 1963 Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· November 1963 Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup. – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Bộ Quốc Phòng – November 1963 Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Bộ Quốc Phòng, 63 Gia Long (góc Gia Long-Pasteur) – Bystanders and firemen; Saigon, Nov 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Street scene some time after the deposition of President Ngo Dinh Diem in 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· M-24 tank in Saigon following ouster of Ngo Dinh Diem.- Douglas Pike Photograph Collection
· 
· November 1963 – Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Góc Pasteur – Lê Thánh Tôn, phía sau dinh Gia Long. Military personnel and civilians atop M-113s.- Douglas Pike Photograph Collection
· 
· ARVN troops and M-113 armored personnel carriers Nov 1963 Coup. – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in November 1963. Two ARVN 2nd Cavalry soldiers. – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in November 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in November 1963.- Douglas Pike Photograph Collection
· 
· ARVN M-24 Chaffee Tanks, M-113 Armoured Personnel Carrier following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in November 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Troops in front of the presidential offices in Nov. 1963.- Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Gia Long Palace in Saigon, 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Presidential Offices in Saigon, Nov 1963.- Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Gia Long Palace in Saigon, 1963.- Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Gia Long Palace in Saigon, 1963.- Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in Nov 1963.- Douglas Pike Photograph Collection
· 
· Gia Long Palace in Saigon, 1963.- Anthony LaRusso Collection
· 
· Coup that brought downfall and deaths to Pres. Ngo Dinh Diem and his brother Ngo Dinh Nhu – Anthony LaRusso Collection
· 
· Saigon – 01 Nov 1963 Coup d’état – Anthony LaRusso Collection
· 
· Saigon – 01 Nov 1963 Coup d’état – Góc Pasteur – Lê Thánh Tôn, phía sau dinh Gia Long.- John C. Wiren Collection
· 
· Đường Gia Long phía trước Dinh Gia Long – November 1963 Saigon Coup d’état- John C. Wiren Collection
· 
· Dinh Gia Long Saigon – Đảo chánh 1/11/1963 – Press Photos
· 
· LOS ANGELES 5/11/1963 — BÀ NHU THẤY HÌNH CÁC CON
· 
· Saigon 1962 – Đúng 51 năm trước đây (1962_2013)
· 
· Tượng đài Hai Bà Trưng bị đám đông ủng hộ phe đảo chánh đập phá vì cho là được làm giống hình ảnh Bà Nhu
· 
· Thành Cộng Hòa, nơi trú đóng của Lữ đoàn Bảo vệ Phủ Tổng Thống sau này là trường ĐH Văn Khoa
· 
· Dinh Gia Long sau ngày đảo chánh – photo by Larry Burrows
· |
· Binh sĩ đảo chánh phía trước dinh Gia Long đầy vết đạn 1-11-1963
· 
· đảo chánh







Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen