Seiten

Mittwoch, 30. Juli 2014

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG - CAO THẾ DUNG LƯƠNG KHẢI MINH - PHẦN 2

CHƯƠNG IV
TỔNG THỐNG DIỆM VÀ CÔNG GIÁO
Chúng tôi đơn cử một thí dụ về “mặc cảm Công Giáo” đối với TT Diệm. Vào lần cải tổ Chính Phủ năm 1961, ông Nhu được ủy thác tìm một nhân vật giữ chức vụ Bổ Trưởng Tư Pháp.
Ông cho mời BS Tuyến bàn luận và ngỏ ý:
- Tôi muốn mời một Luật Sư.
Description: http://baovecovang.wordpress.com/wp-includes/js/tinymce/plugins/wordpress/img/trans.gif?m=1207340914g
Suy nghĩ một lát, ông nói:
- Giới Thẩm Phán thì có chuyên môn nhưng “Sans caractère politique”. Bác Sĩ Tuyến đáp: Trong hoàn cảnh này, ông Cố Vấn nên chọn người trong giới Thẩm Phán.
Ông Nhu băn khoăn: khó lắm. Ông Sĩ đó cũng là Thẩm Phán. C’est comme çà! BS Tuyến trình bày: Giới Thẩm Phán có nhiều người rất khá.
Ông Nhu hỏi:
- Ai đây? Liệu có làm gì được không hay cũng chỉ như ganger quelque chose!

BS Tuyến đề nghị: Phía người Bắc tôi thấy có ông Tòa Nguyễn Văn Lượng. Phía người Nam có ông Tòa Trần Minh Tiết.
Ông Nhu không ngần ngại chấp nhận ông tòa Trần Minh Tiết giữ Bộ Trưởng Tư Pháp vì ông Tiết có ba ưu điểm: người Nam, thẩm phán cao cấp và ở tuổi trung niên.
Vì biết tính ông Tổng Thống nên “chú Nhu” đưa cả hai candidats Trần Minh Tiết và Nguyễn Văn Lượng lên cho ông Cụ tự chọn. Trước đó, ông Nhu có lời khen ngợi nồng nhiệt ông tòa Trần Minh Tiết trước mặt TT Diệm. Ông Tổng Thống chọn candidat Trần Minh Triết theo lời đề nghị của “chú Nhu”. Ông Nhu biết tâm lý ông anh nên đề nghị mà như không đề nghị. Muốn tiến cử ai, ông Nhu thường dùng lời nói khéo, gián tiếp ca ngợi nhân vật này. Trường hợp ông Trần Minh Tiết ông Nhu nói đại cương: “Tiết tương đối còn trẻ, tôi nghe giới Thẩm phán tín nhiệm ông ta lắm…Tiết lại làm việc hăng hái”… Ông Nhu chỉ cần nói như vậy coi như chắc ăn. Nhưng nếu ông đề cử đích danh ai và có tính cách chỉ định thì coi như thất bại, Ông Tổng Thống sẽ lờ đi luôn. Nhưng sau một đêm thì ông thay đổi ý kiến ngay và gọi chú Nhu vào cho biết ông chọn Thẩm Phán Nguyễn Văn Lượng. Ông Nhu trở về phòng và gọi BS Tuyến cho hay: “Ông Cụ nói cái gì cũng Công giáo…Công giáo”. Thẩm Phán Trần Minh Tiết có ưu điểm là người Nam điều mà Tổng Thống lưu ý trước nhất, nhưng ông Tiết lại là tín đồ Thiên Chúa Giáo. Ông Nguyễn Văn Lượng, một Phật tử, được trao cho chức Bộ Trưởng Tư Pháp.
Theo Lương Khải Minh, trong 9 năm chế độ Ngô Đình Diệm, mọi sự bổ nhiệm cao cấp đều căn cứ theo 2 yếu tố địa phương và tôn giáo vì ông Tổng Thống muốn như vậy. Một trong mấy cộng sự viên thân tín của ông Tổng Thống lại là một Phật tử như trường hợp ông Võ Văn Hải. Ông Hải theo TT Diệm từ hồi còn thiếu niên. Bộ sở quan nào mà có nhiều viên chức người Bắc, Ông Tổng Thống cũng không chịu hoặc nhiều tín đồ TCG ông cũng không ưng. Cuối cùng Bộ Tham Mưu của ông Nhu đưa ra một giải pháp:
Nếu Bộ Trưởng là người Nam thì ông Đổng lý sẽ là gốc Bắc, ông Tổng Giám Đốc sẽ là người Trung. Trên thực tế, giải pháp này rất khó thực hiện vì vấn đề địa phương nếu có kỳ thị thì chỉ linh cảm thấy sự kỳ thị chứ thực ra làm gì có kỳ thị. Trước sau chỉ có mặc cảm và thành kiến địa phương do địa vị, quyền lợi tạo nên mà thôi. Vấn đề tôn giáo cũng vậy. Trong cuộc sống chung giữa cộng đồng dân tộc từ trước đến nay không có vấn đề kỳ thị tôn giáo song trên phương diện quốc gia nhiều cái vụn vặt và rất tầm thường lại dễ dàng tạo nên những hiện tượng như là kỳ thị tôn giáo.
Những cuộc rước xách với cờ xí rợp trời của tôn giáo cũng là lý do vụn vặt từng đã tạo nên ngộ nhận. Tín đồ TCG lại hay tổ chức rước xách như vậy.
Tuy là việc thiêng liêng và phải được chính quyền tôn trọng nhưng nó cũng dễ dàng tạo nên sự khó chịu của những đồng bào không cùng tôn giáo. Mỗi khi có cuộc rước xách, đồng bào TCG lũ lượt kéo nhau đi và có khi dài cả hàng cây số, giao thông bị tắc nghẽn, cũng dễ dàng gây nên sự khó chịu cho người không cùng tôn giáo.
Linh mục X (yêu cầu tạm ẩn danh trong lúc này vì LM e ngại bị hiểu lầm là đề cao cá nhân) đến thăm Lương Khải Minh rồi ông Minh phàn nàn:
- Cho đến nay, tôi cũng không hiểu mối bất đồng với Đức cha Lê Hữu Từ và LM Hoàng Quỳnh lại như vậy…Chính quyền này là một chính quyền chống Cộng mà Đức Cha Lê cũng như Cha Quỳnh đều là những chiến sĩ chống Cộng.
Linh mục X đáp: Thực ra thì có nhiều nguyên nhân. Theo tôi, điều mà làm cho TT Diệm giận nhất là dạo cuối năm 1954, cha Hoàng Quỳnh lại ủy cho Trần Thiện tổ chức một Trung đoàn Bắc tiến tại Bình Tây do Bình Xuyên tài trợ.
Lương Khải Minh biết vụ đó và cho rằng, trong tình thế nguy nan lúc ấy, Cha Hoàng Quỳnh ủy cho Trần Thiện làm như vậy chỉ vì cha có ý nếu chính quyền Ngô Đình Diệm bị Pháp âm mưu lật đổ thì ít ra Công Giáo di cư còn một lực lượng để tự vệ.
Linh Mục X cho biết Linh mục mới vào yết kiến TT Diệm. Linh mục phàn nàn về việc TT Diệm có vẻ cấm đoán giáo dân treo cờ giáo hội. Lương Khải Minh cho biết:
Cách đây không lâu tôi cũng đề cập đến vấn đề này. Nhưng xứ ta ở trong một tình trạng chậm tiến thì cái gì nó cũng chậm tiến cả.
Linh mục X nói: Cờ giáo hội là cả một sự thiêng liêng, cấm đoán làm sao được. Lương Khải minh đáp: Sự thực là như vậy nhưng trên phương diện quốc gia thì cờ giáo hội Công Giáo trước hết là quốc kỳ của quốc gia Vatican.
Cụ Tổng Thống cũng có lý. Thời gian du học tại Pháp lại không thấy giáo dân Pháp treo cờ Vatican đầy đường như ở Việt Nam.
Linh mục X đáp: Pháp là một chuyện, VN là một chuyện khác. Trên phương diện bang giao quốc tế thì Vatican đối với VN là hai quốc gia. Nhưng Vatican tiêu biểu cho thần quyền đối với chúng tôi.
Linh mục X băn khoăn:
- Nếu tôi trình việc này với Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình thì chỉ tạo thêm hiểu lầm giữa chính phủ với hàng giáo phẩm. Sau vụ bất hòa giữa TT Diệm và Đức Cha Simone Hòa Hiền tôi nghĩ giới Công giáo cũng buồn lòng không ít.
Lương Khải Minh góp lời bàn: Cha nên gặp ông Bộ Trưởng Bùi Văn Lương. Theo tôi Cụ Tổng Thống nói thì nói thế thôi nhưng mai mốt lại quên ngay. Tôi nghĩ cũng chả nên gợi lại.
Đề cập đến vụ đất đai tại khu vườn cao su Phú Thọ, Linh Mục X nói:
- Hai bên còn đang dằng co chúng tôi ở giữa bị kẹt. Nhưng khu vườn cao su trên Phú Thọ trên giấy tờ hợp pháp là tài sản của giáo khu Saigon. Đức Cha Nguyễn Văn Bình ngài hiền lành nên không quyết liệt đó thôi. Tại sao Cụ Tổng Thống lại ngăn cản không cho giáo khu Saigon được phát triển chỉnh trang khu này mặc dù giáo khu Sàigon là sở hữu chủ. Lương Khải Minh đáp: Tôi cũng biết vụ đó. Mới hôm qua, tôi cho các cháu đi dạo mát qua khu này. Khu đất rộng bao la. Nhưng Cha nghĩ coi cụ Tổng Thống quyết định thì không cách nào cản nổi. Nhưng đã thấy nhiều gia đình đến chiếm ngụ. Hình như đã có chương trình phân lô.
Linh Mục X nói: Giả dụ, Giáo khu cứ cho Giáo dân đến xây nhà dựng cửa và phát triển, ông nghĩ sao?
Lương Khải Minh đáp: Theo tôi ông Nhu chả dám nói với cụ Tổng Thống về tôn giáo, chỉ có TT Thơ có thể nói với Tổng Thống thì Cụ mới tin.
Tôi nhớ dạo 1959-1960, Cụ đã cho lập chương trình chỉnh trang khu đất này.
Chắc là chưa có ngân khoản nên chưa thực hiện. Nếu cụ TT làm thế thì gặp phản ứng lớn. Tài sản của giáo khu Saigon chứ đâu phải của Quốc Gia mà Cụ TT cho chỉnh trang sát nhập vào Đô Thành.
TT Diệm tất ghét những chuyện (Afaires xin xỏ). Ông Tổng Thống là một người quốc gia cực đoan cho nên cái gì cứ dính dáng đến Tây là ông không chịu. Nếu ai hay tổ chức nào dùng áp lực đòi ông giải quyết thì sẽ không giải quyết được gì cả. Vụ cờ ” Giáo Hội Vatican” chỉ một ngày sau là êm rồi không ai nhắc đến nữa.
Nhưng đến ngày Phật Đản 1963 thì vụ cờ quạt lại nổ tung. Chính quyền ra lệnh cấm treo cờ vào dịp Đại Lễ này.
Sáng ngày 5-8-63 ông Đổng Lý Quách Tòng Đức vào phòng Tổng Thống để nhận chỉ thị bỗng dưng TT Diệm có thái độ giận dữ. Ông la mắng vu vơ: “Đã ra chỉ thị mà không thi hành quốc gia này còn chi là thể thống”. Tổng Thống Diệm trong giây phút nóng giận như thế ông chỉ thị cho Đổng Lý Đức đánh công điện về thể thức cấm treo cờ tôn giáo. Thực ra không có chuyện cấm treo cờ Phật Giáo mà chỉ ấn định lại thể thức treo cờ tôn giáo tại nơi tôn nghiêm. Ngoài nơi tôn nghiêm thì quốc kỳ phải được tôn trọng trên hết. Điều này rất đúng mặc dầu tôn giáo là thiêng liêng nhưng trong cộng đồng dân tộc với nhiều tôn giáo khác biệt thì quốc gia phải trên hết. Quốc gia đứng trên mọi tập thể. Ông Đổng Lý vốn là một công chức gương mẫu lại có tính nhẫn nại và bao giờ cũng tuân hành đúng y lời chỉ của Tổng Thống. Ngày hôm sau, bức công điện được gửi đi toàn quốc. Trong Phủ Tổng Thống không một ai hay kể cả ông Nhu.
Tại Huế, cố đô của những lăng tẩn chùa chiền, ngày lễ Phật Đản mỗi năm đều như một đại hoa đăng. Đồng bào Phật Giáo ở đây chiếm đại đa số, Huế từ bao nhiêu năm vẫn là một hình ảnh của Thuận Hóa, của Phú Xuân, của tiếng chuông Thiên Mụ và ấp ủ trong chiếc nôi ru bằng từng hồi kinh chùa Bảo Quốc, Diệu Đế, Từ Đàm. Cho nên, lễ Phật Đản là một dịp thiêng liêng trọng đại. Trước ngày lễ, từ nhà đến chùa chiền đã tấp nập và cờ xí rập trời. Phật kỳ tung bay nơi nơi. Mọi năm vẫn thế.
Bỗng dưng chỉ vì một cái công điện, Huế bắt đầu thay đổi và chuyển mình. Ngọn lửa nào đó gặp cơn gió lớn bắt đầu ngùn ngụt bốc cao.
HẬU QUẢ
Vụ cấm treo cờ Phật Giáo chỉ là nguyên nhân gần tạo nên cuộc biến động 1963. Giả sử không có vụ Phật giáo thì cũng có một vụ khác. Tuy nhiên vụ Phật Giáo lại trầm trọng quá và hậu quả của nó thực ghê gớm và kéo dài cho đến nay cũng chưa tiêu tan.
Về vụ Phật Giáo nếu xét theo khía cạnh chính trị thì chính quyền Ngô Đình Diệm đã mắc phải một lỗi lầm lớn. Nếu cắt nghĩa theo sự an bài của định mệnh (nếu cho là có định mệnh) thì vụ Phật giáo quả là một “Fatalite”đối với định mệnh của một ông Tổng Thống và chế độ Ngô Đình Diệm.
Bất cứ một chế độ nào, ngay khi được hình thành đã có sẵn cái mầm của sự tan rã…Chế độ Ngô Đình Diệm cáo chung vào ngày 1-11-63 nhưng nó đã có khởi điểm của sự cáo chung ấy từ nhiều năm trước.
Đối với lịch sử thì sau sự cáo chung của một chế độ là điều quan hệ. Đằng đẵng 7 năm qua, bao nhiêu trò dâu biển, cái cáo chung vẫn chỉ là cái cáo chung… Tất cả chúng ta đang bị cuốn tung vào cơn gió lốc của sự bế tắc, của sự ngóng trông. Giờ viết lên sự thực về vụ Phật Giáo cũng như những mâu thuẫn và bất đồng giữa Thiên Chúa Giáo cũng như chánh quyền Ngô Đình Diệm, chúng tôi chỉ ao ước cùng độc giả sống lại giây phút căng thẳng của năm 63 và từ đó may ra có thể nhìn nhận ra nhau và thấy rằng mình đã bị lừa, đã bị cho thưởng thức “ma túy”  về một đổi thay lịch sử trước những chân trời diễm ảo.
CÁ NHÂN và TẬP THỂ
Riêng tập thể Thiên Chúa Giáo nhiều người ngộ nhận rằng, Thiên Chúa Giáo luôn luôn đứng sau lưng “Ngô Tổng Thống” và một lòng hỗ trợ chính quyền Ngô Đình Diệm. Điều này không đúng. Nếu có thì chỉ cá nhân theo Thiên Chúa Giáo hết lòng với chế độ Ngô Đình Diệm. Vụ “Chủng Viện” năm 1958-1959 là một thí dụ.
Trước khi chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành quy chế Tư Thục(1958) các Chủng Viện đều được tự do sinh hoạt và giảng dạy tùy nghi theo thể lệ chung của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo. Món quà đầu tiên mà chánh quyền Ngô Đình Diệm tặng Giáo Hội Thiên Chúa Giáo là bắt buộc các Chủng Viện phải đặt dưới quyền kiểm soát của nhà nước.
Chủng Viện nơi đào tạo các linh mục – cũng chỉ được coi ngang hàng với trường Tư. Từ giáo ban đến chương trình giảng dạy đều do Nha Tư Thục Bộ Quốc Gia Giáo Dục kiểm soát và thanh tra. Nhiều quốc gia Tây Phương cũng không đối xử với các Chủng Viện nghiệt ngã như vậy.
Thế là các linh mục đứng lên ùn ùn phản đối. Dư luận trong giáo dân rất xôn xao. Nhiều Linh Mục quá hăng hái đòi kêu gọi giáo dân biểu tình. Nhưng giáo dân làm thế thì kể cũng không đẹp mặt đối với một ông Tổng Thống có đạo Thiên Chúa. Cuộc tranh đấu bất bạo động, âm thầm diễn ra tại các Chủng Viện… Một số linh mục trẻ quá hăng say đã thảo chuyền đơn, thơ luân lưu…để phát động phong trào chống đối. Nhiều linh mục đến Tòa Khâm Sứ làm áp lực thỉnh cầu Đức Khâm Sứ công khai bày tỏ thái độ. Cha Joseph được một số linh mục đặc cử xuống Vĩnh Long để thỉnh cầu Đức Cha Thục can thiệp với chính quyền. Khi bày tỏ sự chống đối quy chế Tư Thục nhằm khống chế và kiểm soát Chủng Viện, Đức Cha Thục lại cho rằng đó việc làm là hợp lý của Bộ Giáo Dục. Rồi Đức Cha Ngô Đình Thục bỗng hầm hầm, bỏ dở câu chuyện đứng lên, nói ngắn ngủi:
 ”Các ông Cha di cư nhiều chuyện lắm“. Cha Joseph cũng không phải tay vừa. Cha Joseph nói lớn: “Đức Cha nói như thế không đúng. Tại sao lại dây dưa đến di cư? Chủng viện Saigon cũng là di cư sao?”
Có lẽ từ vụ Chủng Viện, nhiều Đức Cha trong hàng giáo phẩm bắt đầu lạnh nhạt và xa lánh Đức Cha Thục. Riêng cha Joseph từ dạo đó, tuyệt nhiên không bao giờ gặp Đức Cha Ngô Đình Thục.
Tại Saigon, các linh mục nhiều địa phận tụ tập lại và mở chiến dịch tẩy chay quy chế Tư Thục của nhà nước. Bao nhiêu thư từ, bao nhiêu phản kháng thư được gửi đến Đức Khâm Sứ. Ông Bộ Trưởng Giáo Dục cũng không biết phải làm sao.
Vụ Chủng Viện được gọi như một hành động của chánh quyền Ngô Đình Diệm nhằm hạn chế tự do của hệ thống giáo dục trong Tu Viện Công Giáo. TT Diệm đã từng sống trong tu viện và hiểu rõ hệ thống giáo dục trong tu viện quan trọng như thế nào đối với Giáo Hội Thiên Chúa Giáo.
Tại quốc gia Tây phương, hệ thống Tư Thục cũng như các chủng viện đều được hưởng một quy chế tự do trên tinh thần tôn trọng quốc gia, song vẫn được phép phát triển theo từng sắc thái và khuynh hướng riêng.
Thế nhưng TT Diệm tuy là một tín đồ Thiên Chúa Giáo ông lại làm trái lại tinh thần ấy và với quy chế Tư Thục, ông Tổng Thống “thế tục hóa” hệ thống giáo dục Chủng Viện và hạ thấp giá trị của các Chủng Viện bằng cách xếp chủng viện ngang ngửa với trường Tư. Hàng giáo phẩm Thiên Chúa Giáo Việt Nam coi đây như một sự cưỡng chế tự do ngành giáo dục của Thiên Chúa Giáo.
Các linh mục thuộc nhiều địa phận đồng loạt đứng lên phản đối. Sự thực, nếu không bị kẹt vì Đức Cha Thục và nhất là Khâm Sứ Tòa Thánh lúc bấy giờ hàng giáo phẩm Thiên Chúa Giáo không dễ dầu gì để chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định một cách cứng rắn như vậy. Đức Khâm Sứ Tòa Thánh trực tiếp can thiệp nhưng trước sau TT Diệm vẫn không thay đổi lập trường.
Mọi sự dàn xếp bên trong không đi đến đâu. Một số linh mục xin vào yết kiến và trình bầy nguyện vọng, ông Tổng Thống nghe rồi nói ngắn ngủi: ” Giáo Hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong giáo hội”.
Linh Mục Joseph: “Xin Tổng Thống cứu xét lại. Các Chủng Viện không thể nào đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của một Giám Đốc Nha Tư Thục”
TT Diệm nhìn Bộ Trưởng Giáo Dục rồi mắng vu vơ: “Anh không hiểu luật lệ gì cả. Anh phải chỉ vẽ cho người ta. Anh cứ ngậm miệng hoài”.
Bộ Trưởng Giáo Dục khi không bị lôi vào vòng chiến và bị mắng oan trước mấy vị Linh Mục. Đó cũng là cách mà TT Diệm thường hay xử dụng để biểu lộ thái độ tức giận. Nói đúng ra thì ông mắng xéo các vị Linh Mục đang hiện diện trước mặt.
Trước khi vào yết kiến TT Diệm thì Linh Mục nào cũng mạnh miệng. Một Linh mục hăng hái nhất “Tôi sẽ nói thẳng cho Cụ Tổng Thống rõ – Tôi sẽ nói hết không nể nang gì cả”. Tuy nhiên, khi gặp TT Diệm, các Linh Mục mỗi người chỉ nói vài ba câu rồi im lặng lắng nghe ông Tổng Thống thuyết giảng.
Kết quả, TT Diệm không nhượng bộ. Giáo hội Thiên Chúa Giáo đành phải chịu vậy nhưng trong lòng vẫn hậm hực. Vụ Chủng Viện đến tai Tòa Thánh Vatican. Tuy Tòa Thánh không có một phản ứng nào (vì đường lối ngoại giao đối với quốc gia Việt Nam) nhưng có lẽ do vụ Chủng Viện vào năm 1960, mà khi Đức Cha ngô Đình Thục qua La Mã xin triều kiến Đức Giáo Hoàng, Đức Cha phải đợi cả nửa tháng mới được vào triều kiến. Kể từ vụ Chủng Viện, mối bang giao giữa Tòa Thánh và chính quyền Ngô Đình Diệm trở nên lạnh nhạt, bên ngoài không mấy ai rõ.
Trong khi đó, TT Diệm lại cho rằng Tòa Thánh Vatican không ủng hộ chính quyền Việt Nam một cách cụ thể.
Kể từ năm 1956, Khi đã thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa , TT Diệm ngỏ ý muốn thiết lập bang giao với Vatican trên cấp bậc Đại Sứ (Nonce). Tin đi tin lại và dàn xếp cả mấy năm vẫn không đạt được kết quả mong muốn.
Ông Ngô Đình Nhu đã hiểu rõ được thế lực của Vatican trên thực tế. Ngoài Anh Pháp Mỹ thì Vatican cũng là một “voix” trong thế lực quốc tế. Nếu được Vatican ủng hộ công khai thì chế độ miền Nam vừa có bề thế tạo được một thành tố quan trọng để áp đảo miền Bắc trên mặt ngoại giao.
Cuộc giàn xếp âm thầm diễn ra trong 7, 8 năm. BS Tuyến cũng như Đại Sứ Nguyễn Dương Đôn (tại Ý Đại Lợi) Đức Khâm Sứ Brini, Ngoại Trưởng VNCH, Ngô Đình Nhu đều là những người đóng vai trò tích cực trong việc thảo luận để thiết lập bang giao với Vatican qua một đường hướng mới. Ta có thể mô tả cuộc dàn xếp đó theo một hình thức đối thoại thế này:
- TT Diệm: Việt Nam đã thu hồi độc lập. Việt Nam là một lãnh thổ toàn vẹn chủ quyền. VN là một quốc gia muốn nối kết liên lạc với Vatican trên cấp bậc Đại Sứ.
- Tòa Thánh Vatican: Vatican biết rõ như vậy. Trên phương diện tinh thần, Vatican ủng hộ VNCH và cư xử với VN như một quốc gia độc lập.
Nhưng trên thực tế VN còn bị chia cắt. Miền Bắc tuy bị Cộng Sản thống trị nhưng trên thực tế họ vẫn là đại diện có thẩm quyền của một nửa lãnh thổ VN và ở đó, Giáo Hội vẫn còn trách nhiệm với giáo dân. Hàng giáo phẩm miền Bắc vẫn thuộc quyền cai trị của Đức Giáo Hoàng.
- TT Diệm: VNCH nói là tiêu biểu đích thực cho toàn dân VN. Hiến Pháp VNCH không công nhận Cộng Sản. Chính phủ miền Bắc là ngụy quân bất hợp pháp. VNCH đã được 50 quốc gia công nhận. Do đó quốc gia Việt Nam tương xứng với quốc gia Vatican trên phương diện ngoại giao và thế quyền.
Tòa Thánh Vatican còn dè dặt chưa thể dứt khoát, nhiều người thường lầm tưởng, vì Khâm Sứ Tòa Thánh tại VN tương đương với một Đại Sứ và như vậy Tòa Thánh đã công nhận và thiết lập bang giao với QGVN. Sự thực vị Khâm Sứ chỉ là vị đại diện có tính cách tôn giáo (Délégué Apostolique). Khâm Sứ Tòa Thánh tuy đi mang xe số dành cho ngoại giao đoàn và được hưởng quy chế ngoại giao thì đó cũng chỉ là trường hợp đặc cách.
Cấp bậc của vị Khâm Sứ chỉ được xếp ngang hàng với một Tổng Lãnh Sự. Từ khi tuyên cáo thành lập chế độ Cộng Hòa, TT Diệm rất mong mỏi được Vatican “chiếu cố” nâng hàng Khâm Sứ lên hàng Đại Sứ.
Vatican vẫn lờ lững. Ông Ngô Đình Nhu đưa ra một điều kiện trong trường hợp Vatican chấp nhận đặt Sứ Thần tại Saigon. Điều kiện ông Nhu muốn Tòa Thánh chấp nhận lại quá tế nhị nhưng thực tại miền Nam phải nêu lên như vậy: Tổng Thống là một tín đồ Thiên Chúa Giáo. Mà Thiên Chúa Giáo chỉ có gần 2 triệu người trong tổng số 14 triệu dân Việt Nam. Nếu Tòa Thánh đặt Sứ Thần tại Saigon thì vị Sứ Thần đó có nên từ chối chức vị Niên Trưởng ngoại giao đoàn không?
Tòa Thánh vẫn im lặng. Nhưng ông Nhu và Bộ Tham Mưu của ông lại băn khoăn: Trường hợp Vatican chấp nhận đặt Đại Sứ tại Saigon, lợi thì có lợi nhưng lại gặp một số tiểu tiết rất tế nhị theo truyền thống ngoại giao.
Vị đại sứ Tòa Thánh đương nhiên trờ thành Niên Trưởng Ngoại Giao Đoàn (một chức vị danh dự nếu không có đại sứ ở Việt Nam lâu năm nhất so với các đại sứ khác). Như vậy sẽ không thuận lợi đối với tâm lý quần chúng nhất là quần chúng chiếm 85% không Thiên Chúa Giáo (Cao Đài, Hòa Hảo, Bahai, Phật Giáo, Khổng Giáo…) Vì rằng, nếu là Niên Trưởng Ngoại Giao Đoàn thì vị đại sứ Tòa Thánh phải xuất hiện hàng đầu trong các cuộc lễ nghi chính thức và chính ông sẽ đại diện ngoại giao đoàn chúc mừng Tổng Thống theo truyền thống ngọai giao quốc tế, hoặc can thiệp vào mọi vấn đề liên hệ đến quyền lợi của Ngoại Giao Đoàn. Đây quả là vấn đề nan giải.

Cuối cùng theo ý ông Nhu thì cứ tạm thời duy trì như cũ nghĩa là nguyên cấp bậc khâm sứ. Mặt khác, Đại Sứ VNCH tại Ý Đại Lợi sẽ linh động giao thiệp hẳn với Vatican theo mức quan hệ bình thường.
Như trên đã viết, TT Diệm là một nhà quốc gia cực đoan. Trong đời sống cá nhân của ông thì tôn giáo là thiêng liêng nhất. Trong đời sống quốc gia nhiều khi địa vị tôn giáo đã trở nên mờ nhạt. Tuy nhiên nhiều chuyện vặt vãnh rất không đáng nói lại trở nên những yếu tố quan trọng tác động tâm lý quần chúng có mặc cảm rằng TT Diệm đã “Công Giáo hóa”quốc gia Việt Nam. Chẳng hạn sau mỗi bài diễn văn hay thông điệp TT Diệm bao giờ cũng kết luận “Xin ơn trên phù hộ cho chúng ta” Sự thực đó là thành ý của ông muốn chứng tỏ ông chống lại chủ nghĩa Cộng Sản vô thần và tin nơi Thượng đế. Nhưng đồng bào không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo lại cảm thấy khó chịu mặc dầu chữ phù hộ là một chữ quen dùng trong các lời khấn vái và văn sớ cúng tế ông bà.
Trên thực tế thì TT Diệm luôn luôn tỏ ra khó tính đối với Thiên Chúa Giáo và nhất là những cha cố “cầu cạnh”. Với mặc cảm thượng tôn uy quyền quốc gia, ông Tổng Thống qua nhiều trường hợp đã tỏ ra quá tự tôn trong cách xử sự với hàng giáo phẩm Thiên Chúa Giáo. Các Cha cố dưới mắt ông chỉ còn là những thần dân mà ông là một vị Hoàng Đế qua tinh thần Dân vi quí, xã tắc thứ chi, Quân vi khinh.
Theo giới thân cận, vào khoảng tháng 3-1961 một vị linh mục thừa sai người Pháp từ Ban Mê Thuột về Saigon và xin gặp Tổng Thống Diệm. Sĩ quan tùy viên vào trình.
- Thưa Cụ, có cha P xin vào hầu Cụ.
Tổng Thống Diệm hỏi: “Còn những ai ngồi ngoài đó”. Sĩ quan tùy viên kể tên một số nhân vật quan trọng đang ngồi chờ tại phòng khách để được vào tiếp kiến. Khi nhắc đến Thiếu Tá Nguyễn Văn Minh, tỉnh trưởng tỉnh An Giang, ông TT nói “Gọi nó vô”. Ông TT tiếp 3 người khoảng chừng 2 giờ sau đó mới bảo Sĩ Quan tùy viên: “Mời ông cha vô”. Cuộc tiếp xúc ngắn ngủi không đầy nửa giờ. Sau đó, thấy ông Tổng Thống giận dữ, mặt hầm hầm.
Sau này linh mục P tiết lộ: Linh mục đã trình bày thẳng thắn với TT Diệm về một số linh mục Việt Nam đã có những lạm dụng quá đáng về việc khai thác rừng lấy gỗ bán và làm cho thường dân rất bất mãn, nhất là đồng bào Thượng.
Một tuần sau, bất thần TT Diệm đi kinh lý Cao Nguyên. Sau đó có những chỉ thị rất là nghiêm ngặt về việc khai thác rừng.
Lần ấy, ông nổi giận mắng Đại Tá Lê Quang Trọng Tư Lệnh Sư Đoàn 23 “Mi làm tư lệnh trông coi lãnh thổ mà mi không biết chi hết”. Ông Tổng Thống ra khẩu lệnh: “Bất kỳ ai phá rừng chặt cây mi bắt bỏ tù cho ta”. Ông nhắc đi nhắc lại trong cơn tức giận “Bắt bỏ tù, bất kỳ ai”.
Từ đó, Tổng Thống lại càng có mặc cảm đối với một số các cha hay có tính “lo toan chạy chọt”.
Tuy vậy tại các địa phương cũng như các bộ trung ương cấp chỉ huy vì hèn cũng có vì nhu nhược cũng có vì khiếp sợ thượng cấp cũng có cho nên đã xúm nhau bợ đỡ các vị linh mục (tất nhiên là một thiểu số). Họ ngán các“Cha cố” vì cho rằng, các cha cố ảnh hưởng rất nhiều với Tổng Thống và nói gì Tổng Thống nghe điều đó. Do vậy, cứ áo dài đen vào cửa công nào thì công việc đều sẽ qua và trôi chảy. Một số các Linh mục được ông Tỉnh ông Quận và tướng tá bợ đỡ thì dĩ nhiên, tâm lý con người ai không dễ siêu lòng rồi trở nên tự tôn càng ngày càng quá đáng. Trong sự lạm dụng về những vụ lặt vặt như xin giấy tờ, xin môn bài cho đạo hữu, xin hợp thức hóa đất đai, v.v…Những “affaires” vặt vãnh đó đã gây nên rất nhiều ngộ nhận.
Song thực tế giới thân cận nhất tại Dinh  Tổng Thống đều xác nhận rằng TT Diệm (khác với ông Nhu và ông Cẩn) ông hết lòng, luôn cung kính hàng giáo phẩm. Nhưng ngoài Đức Cha Ngô Đình Thục thì chẳng một ai có thể lay chuyển được ông Tổng Thống… Nhiều Linh mục được ông hỏi ý kiến nhưng hỏi để mà hỏi thế thôi.
Linh Mục Hồ Văn Vui được gọi là một tu sĩ có nhiều uy tín trong giới Thiên Chúa Giáo miền Nam. Dạo năm 1958, Linh Mục Vui đã nhiều lần công khai phê phán chế độ và trong một bài thuyết giảng tại nhà thờ Đức Bà, Linh Mục Vui đã lên tiếng chỉ trích chính phủ một cách vô tư, thẳn thắn. Khi nghe tin Linh Mục công kích chính phủ, TT Diệm tỏ vẻ tức giận, TT Diệm nói: “Nhà thờ là nơi tôn nghiêm tại sao lại đưa chính trị vào đó mà công kích chính phủ”. Ông Nhu cũng tỏ vẻ tức giận nói với BS Trần Kim Tuyến: “Tại sao Đức Cha Simone Hòa Hiền lại để cho Cha Vui nói lôi thôi như vậy, việc nhà thờ tại sao lại đem chuyện nhà nước xía vô“. Giận LM Vui thì ít nhưng không bằng lòng Đức Cha Hòa Hiền thì nhiều.
Lời nói đi thì nhẹ nói lại thì nặng. TT Diệm lại bị mấy ông dân biểu và bộ trưởng “xàm tấu” rằng: “Cha Vui công kích Tổng Thống thế này kết án chánh phủ thế kia”. Do đó càng tạo thêm hố sâu thay vì tìm gặp linh mục để rõ sự tình song TT Diệm vì tự tôn với uy quyền của một Quốc Trưởng nên không gặp và cũng không công khai bày tỏ một thái độ nào với địa phận Saigon mà lại bảo ông Chủ Tịch Quốc Hội và vài ông dân biểu (là những giáo dân thuộc địa phận thuộc Saigon) tìm cách khác để Đức Cha Simone Hòa Hiền thuyên chuyển Linh Mục Vui đi một nơi khác.
Qua vụ của Cha Vui, giáo dân miền Nam tuy ngoài mặt vẫn vui vẻ với chánh quyền nhưng thâm tâm đa số có mặc cảm rằng chánh quyền Ngô Đình Diệm đã xử ức họ và coi thường giới Công Giáo miền Nam.
Riêng vụ Cha Của thì lỗi cũng không phải do nơi cha mà quy hoàn toàn trách nhiệm cho TT Diệm cũng là oan. Số là sau khi quân đội viễn chinh Pháp rút lui một vài sĩ quan người Pháp đã bán rẻ cho Cha Của mấy chiếc xe thuộc loại phế thải. Sau Nha Cảnh Sát Nam Việt do Trung Tá Trần Bá Thành làm giám đốc đã làm nổ tung vụ này. Sự việc xảy ra mấy hôm sau mới đến tai TT Diệm. Nhưng ông lại không can gián mà cứ mặc cho Tòa xử để làm gương nếu xét thấy có tội… Vụ này Trung Tá Thành muốn chứng tỏ tinh thần vô tư và cứng rắn của cảnh sát và ông đặt Tổng Thống Diệm trước một việc đã rồi.
Việc xét xử cha Của tuy tình ngay lý gian nhưng đã gây mâu thuẫn trầm trọng giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và giáo dân miền Nam thuộc địa phận Saigon.
Lúc ấy dư luận xầm xì rằng, nếu cha Của thuộc địa phận Vĩnh Long của Đức Cha Thục thì cho dù có phạm pháp thực sự cũng không sao. Dư luận lại cũng xầm xì: Cha Của là con tốt thí vì sự bất hòa giữa Đức Cha Simone Hòa Hiền và gia đình TT Diệm.
Từ đó sự liên lạc giữa địa phận Sài Gòn và gia đình TT Diệm càng trở nên lạnh nhạt xa cách. Cuối cùng Đức Cha Simone Hòa Hiền lên trọng nhậm địa phận Đà Lạt cũng là cách tế nhị của giáo hội TCG muốn tìm lại không khí tốt đẹp giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với địa phận Saigon qua một con người trung dung như Đức cha Nguyễn Văn Bình.
CHÙM MÂU THUẪN và NGỘ NHẬN – KỲ THỊ
Năm 1961 -1962, chính quyền Ngô Đình Diệm đã ngồi trên một nồi“xúp de” sôi bỏng đầy mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa chính quyền với các“khối quần chúng”, mâu thuẫn giữa chính quyền và quần chúng trong hệ thống Ấp Chiến Lược của chính quyền, mâu thuẫn ngấm ngầm giữa chính quyền và các tôn giáo trong đó có Thiên Chúa Giáo. Mâu thuẫn và nứt rạn phân hóa ngay trong giới thân cận của TT Diệm với ông Nhu, và mâu thuẫn giữa ông Nhu với ông Cẩn. Mâu thuẫn giữa ông Cẩn với Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục. Rồi còn bao nhiêu những “bất công may rủi” ở ngay trong hàng ngũ thượng tầng của chế độ. Cái chùm mâu thuẫn này không phải là mâu thuẫn về chính kiến mà lại mâu thuẫn do những cá tính dị biệt cùng thành kiến với ông A bị thất sủng thì y rằng thành kiến cá nhân trở thành kỳ thị tôn giáo. Rồi ông bộ trưởng người Nam có thành kiến và ngộ nhận trở thành kỳ thị Nam Bắc…Chúng tôi nêu ra 2 trường hợp sau đây để có thể thẩm định TT Diệm có kỳ thị tôn giáo không? Đó là trường hợp ông Võ Văn Hải, Chánh Văn Phòng đặc biệt của TT Diệm và ông Nguyễn Đình Thuần. Ông Hải là người cận thân của TT Diệm và như ruột thịt của TT Diệm khi ông Diệm chưa chấp chánh. Có thể nói, hai con người đó một già một trẻ keo sơn với nhau như định mệnh đã an bài, và không thể rời bỏ nhau được. Nếu đòi hỏi điều kiện khoa bảng, thì ông Hải là một nhà khoa bảng. Ông Hải lại là người cần cù biết việc, có đủ lòng tin cẩn của TT Diệm. Nhưng suốt 9 năm ông Hải phải đóng vai trò của một người bị “sáng ông Cụ cằn nhằn, chiều la lối” song ông Hải trước sau vẫn chỉ là một Chánh Văn Phòng bù đầu suốt tháng năm và ông không hề được chế độ đặt ông ở một vị trí khác (người nào ở trường hợp ông Hải mà chẳng mơ ước để có thể thi thố được tài năng). Ông Hải lại “kỵ” ông Nhu.
Phải công nhận rằng, tuy ông Hải thân thiết với ông Diệm nhưng ông giữ được khí khái và lại xa cách ông Nhu. Đó cũng là lý do ông Hải là một Phật Tử thuần thành sinh trưởng trong gia đình Nho Giáo…nhưng không phải vì lý do tôn giáo khác biệt mà ông Hải không được lãnh bộ này hay bộ khác… TT Diệm coi ông quá thân thiết và chức vụ Chánh Văn Phòng chính là phần trái tim của TT Diệm trao cho ông ấp ủ khiến ông Hải phục vụ hết mình, nhưng bổng lộc của chế độ thì lại do những ai “nhanh chân lẹ miệng thụ hưởng”.
Trong chế độ có rất nhiều người ở vào trường hợp ông Hải… Nhưng lại được TT Diệm tin yêu, tín nhiệm như ruột thịt. Vấn đề tôn giáo không quan tâm vì nếu quan tâm thì hẳn nhiên ông Hải không được tin dùng… Tuy có điều, ai được TT Diệm coi như tâm huyết thì nhiều khi lại có cảm tưởng như bị thất sủng, bỏ rơi. Đồng thời có một số người khác “may tay” lại lên như diều gặp gió

Đó là trường hợp ông Nguyễn Đình Thuần. Như ai cũng biết ông Thuần là “đàn em” của ông Trần Trung Dung, và đã làm báo với ông Dung từ ngày còn ở Hà Nội. Ông Dung được coi như một đồng chí của ông Ngô Đình Nhu. Ông thuộc gia đình Công Giáo đạo gốc, từng là bí thư Tỉnh Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng tỉnh Phú Thọ.
Khi ông Dung là Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng thì cất nhắc đàn em Nguyễn Đình Thuần lên Đổng Lý Văn Phòng. Ông Dung tuy là “đồng chí”cận thân của ông Nhu và cũng là hàng con cháu trong gia đình nhưng đến năm 60 thì ông Dung rời bỏ Bộ Quốc phòng (18-10-1960) và ông Thuần được cử thay thế. Dạo đó có dư luận cho rằng ông Dung bị ông Thuần “đá” và tranh chức Bộ Trưởng. Sự thực không đúng như vậy.
Tuy tin cẩn ông Dung, nhưng TT Diệm lại không “chịu” cách thức làm việc của ông. TT Diệm vẫn thường cằn nhằn “Ông ta làm Bộ Trưởng Quốc phòng mà không hiểu gì công việc cả. Khi hỏi đến chi thì nói những vấn đề đâu đâu”, ông Dung tuy xuất thân làm một tri huyện, nhưng có cái lẽ “chất tri huyện” chưa thấm sâu vào mạch máu ông cho nên ông không có cái mẫn cán cần cù của một người ngồi viết công văn, đọc báo cáo và và ghi nhớ hồ sơ cho nên khi TT Diệm hỏi đến các công việc gì ở Bộ QP thì ông Dung chỉ tường trình một cách tổng quát.
TT Diệm không chịu như vậy, cho nên ông phải gọi thẳng ông Đổng Lý. Ông Đổng Lý Thuần vốn là người thông minh, sắp đặt công việc có hệ thống tuy nó bị ghi nhận là quá lanh chân lẹ miệng. Có lẽ nhờ vậy, mỗi khi TT hỏi đến công việc ông đã trả lời rất vừa ý Tổng Thống. Hồ sơ này thế này hồ sơ kia thế kia… Mà thực ra trên phương diện tổng quát, ông Thuần lại thiếu khả năng của một Bộ Trưởng Quốc Phòng  vào thời chiến. Thế nhưng ưu điểm của ông là “Cụ hỏi thì thưa ngay. Cụ hỏi hồ sơ nào thì có liền.”
Do đó, thay vì tìm sự công tác trên bình diện lãnh đạo ngành Quốc Phòng ở nơi ông Trần Trung Dung, thì TT Diệm lại chỉ sai phái hỏi han ông Đổng Lý. Khi ông Dung vào TT chỉ muốn mau chóng trình bày một cách tổng quát rồi tùy nghi thi hành, ông Thuần trái lại sẵn sàng có thể ngồi đến bao giờ cũng được để nghe lời “Cụ dạy“. Vốn là người cô đơn khắc kỷ và ưa được dài lời trò chuyện lan man qua công việc và TT Diệm đã tìm được một người vừa ý như ông Thuần luôn luôn biết lắng nghe và làm rất vừa ý. Ngày này qua tháng nọ ông Thuần luôn luôn chứng tỏ cái tài mẫn cán và trở thành người được TT Diệm coi là giới “biết việc”. Khi LS Nguyễn Hữu Châu rời bỏ chức vụ Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống, TT Diệm chưa biết tìm ai thay. Ông Nhu biết ý ông anh nên cũng tuỳ ý ông anh “để ông cụ muốn tìm ai thì tìm” ông Nhu cũng không đoán nổi ông anh sẽ chọn ai. Có điều là cho đến phút chót khi TT Diệm quyết định chọn ông Thuần làm Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống, thì chính ông Nhu vẫn cứ tưởng ông Thuần sẽ được TT Diệm bổ nhậm làm Đặc Sứ Việt Nam tại Tunisie. Ngay ông Thuần cũng không hay biết. Khi Lương Khải Minh gọi điện thoại báo cho ông Thuần hay: “Moa có lời chúc mừng cho toa“. Ông Thuần ngạc nhiên: “Thưa anh có chuyện gì vậy?” Toa được ông Cụ cử làm Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống“. Cho đến lúc ấy ông Thuần mới biết là mình đã được TT Diệm tín nhiệm ở chức vụ quan trọng như vậy.
Ông Thuần trở thành Bộ Trưởng PTT sau này kiêm nhiệm Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc phòng (thay thế ông Trần Trung Dung) rồi lại được tạm giữa chức Bộ Trưởng phối hợp An Ninh (chính phủ cải tổ ngày 28-5-61). Giới thân cận Phủ Tổng Thống cho rằng: Ông Thuần là người biết “chiều ý”Tổng Thống đến tuyệt mức.
Cái sự lên như diều gặp gió của ông Thuần cũng như sự “dẫm chân tại chỗ” của bao nhiêu người khác tuy không nói ra nhưng cái mầm bất mãn đã âm ỉ ngay từ trong ruột của chế độ đó. Nhưng cái “bất mãn ở trong nhà” đã không bùng nổ vì vẫn còn TT Diệm. Nhờ thế những mâu thuẫn không tạo nên sức ép tạo thành những tia xẹt.
Trong cuộc tiếp xúc và tâm tình với các “nhân chứng” cận thân TT Diệm, chúng tôi thấy rằng phần lớn những cộng sự viên thân tín của ông đều là Phật Giáo. Điển hình là ông Bộ Trưởng Nguyễn Đình Thuần, BS Bùi Kiện Tín, ông Võ Văn Hải, Đại Tá Đỗ Mậu cũng như Trung Tá Cao Văn Viên. Các Tư Lệnh Lữ Đoàn LBPVPTT như Đại Tá Hoàng Văn Lạc, Trung Tá Nguyễn Ngọc Triển đều là Phật giáo ngoại trừ Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi, vị Tư Lệnh cuối cùng của Lữ Đoàn này là tín đồ Thiên Chúa Giáo. Vì ông TT mặc cảm Thiên Chúa Giáo nên nhiều viêc chức Công Giáo ở trung ương đã không được TT Diệm cất nhắc lên chức vụ quan trọng… Tư Lệnh các binh chủng như Lữ Đoàn Nhảy Dù, Lữ Đoàn TQLC trước sau từ Đại Tá Đỗ Cao Trí, Nguyễn Chánh Thi, đến Cao Văn Viên (ND) và Trung Tá Lê Nguyên Khang (TQLC) đều là Phật Giáo… Vậy thì TT Diệm có kỳ thị Phật Giáo hay không, sử gia sau này sẽ phán đoán một cách công minh. Điều rõ rệt là Tổng Thống Diệm quá nhiều mặc cảm với Thiên Chúa Giáo và thành kiến sâu nặng đối với một số chánh khách thuộc Đảng Đại Việt Quan Lại đã từng tham chánh dưới thời Thủ Tướng Trần Văn Hữu và Nguyễn Văn Tâm…

CHƯƠNG V
TỪ CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐẾN CÁI CHẾT CỦA NGÔ ĐÌNH CẨN 


Từ một thế kỷ nay và trên 25 năm qua, Việt Nam trở thành nghĩa địa của những cái chết tức tưởi, vô lý. Song cái chết của một Tổng Thống như ông Ngô Đình Diệm, tất nhiên không phải là một sự vô lý đơn giản như người ta nghĩ. Nó đã được sửa soạn tinh vi, vì làm thế nào để giết một ông Tổng Thống đã cầm quyền 9 năm không phải là một chuyện “tùy hứng”.
Description: http://baovecovang.wordpress.com/wp-includes/js/tinymce/plugins/wordpress/img/trans.gif?m=1207340914g
NGƯỜI EM ÚT
Quanh cái chết của TT Diệm đầy dẫy những sự vô lý trên nông nổi bi thảm. Sau khi ông chết đi, lại còn bao nhiêu sự vô lý khác. Chữ vô lý ở đây xin được hiểu theo sự suy đoán trong bản chất và tinh thần Việt Nam vốn trọng tình cảm, sự trung hậu va lễ nghĩa.
Một trong những sự vô lý đó, là cái chết của ông Ngô Đình Cẩn – Người em thứ 5 của TT Diệm. Cái chết này đã được công khai hợp pháp hóa vì ông Cẩn được ra Tòa xét xử. Nếu bị công tố viện gay gắt buộc tội thì cũng chả có gì gọi là vô lý. Khi đảo chánh bùng nổ, thì tướng Đỗ Cao Trí đang là Tư Lệnh Vùng I Chiến thuật. Ông Tướng này là người có thẩm quyền duy nhất tiếp thu toàn vẹn những gì có ở bên trong căn nhà tổ ấm của gia đình họ Ngô. Ông Cẩn tưởng đã thoát thân… dù tấm thân chỉ còn hai bàn tay trắng. Trong cuốn Vietnam Crisis, hai tác giả Stephen Pan và Dieaniel Lyons đã viết như sau: “Ông Cẩn lúc đầu tỵ nạn tại nhà Dòng Chúa Cứu Thế. Nhưng những người từng được ông giúp đỡ sợ rằng: nếu chứa chấp ông, sẽ có thể bị các nhà lãnh đạo đảo chánh nghiêm trị nên ông Cẩn phải qua Tòa Lãnh Sự Mỹ tại Huế xin trú ẩn. Tòa Lãnh Sự này phải xin chỉ thị của tòa Đại sứ Mỹ tại Saigon. Đại Sứ Henry Cabot Lodge trả lời rằng Tòa Lãnh Sự không được phép cho ông ta tỵ nạn, đồng thời ra lệnh phải đưa ngay ông Cẩn vào tòa Đại Sứ. Nhưng khi ông Cẩn đến Saigon tòa Đại Sứ Mỹ liền trao ông Cẩn cho HĐQNCM xét xử. Theo nguồn tin có thẩm quyền mà hai tác giả được biết, Tòa Đại Sứ mỹ đã hội ý với HĐQNCM và buộc HĐ phải cam kết 3 điều kiện thì Tòa Đại Sứ Mỹ mới dẫn độ:
1) Phải được xét xử minh bạch.
2) Không bị đối xử tàn nhẫn.
3) không bị bắn hoặc bị giết.
Stephen Pan và Dieaniel Lyons viết: “Trong tình cảnh lúc bấy giờ, nếu tin tưởng vào một cuộc xét xử minh bạch, công khai thì quả thật là ngây thơ. Mặc dù trong thời gian đó, ông Cẩn bị yếu nặng với những căn bệnh huyết áp cao và bệnh đái đường. Với cách đối xử rất tồi tệ lại thiếu thuốc men, săn sóc trong tù, ông Cẩn chắc chắn cũng sẽ không sống thêm được bao lâu.
Nhưng dù quá yếu đến nỗi không đứng nổi, ông ta vẫn bị cột gô vào cái trụ đứng, và bị bắn”. Stephen Pan và Dieaniel Lyons thắc mắc: “Người ta còn nhớ hồi tháng 8-1963 một nhà sư (…) đã lánh nạn trong Tòa Đại Sứ và được Cabot Lodge bảo vệ an toàn trong 9 tuần lễ, nghĩa là cho đến ngày hai anh em ông Diệm bị giết. Hãy để cho lịch sử phán xét những việc mâu thuẫn như trên.”
Nếu ông Cẩn bị HĐQNCM đem ra xử bắn trước cuộc chỉnh lý của Tướng Khánh thì cũng có thể giải thích được. Nhưng ông Cẩn lại bị xử tử khi Tướng Khánh lên cầm quyền và Cabot Lodge vẫn còn tiếp tục làm Đại Sứ. Ông Lodge thường được coi như quan thầy uy quyền của Tướng Khánh. Mấy ngày sau cuộc chỉnh lý, người ta cho rằng có thể ông Cẩn được tha xuất ngoại. Vì dù sao ướng Khánh cũng là một trong mấy người con tinh thần của TT Diệm và Tướng Khánh đã trung thành với TT Diệm cho đến phút cuối cùng khi Dinh Gia Long bị mất vào vào quân cách mạng. Chiều ngày 1-11-1963, tướng Khánh từ Pleiku còn gọi điện thoại cho tướng Cao ở Cần Thơ và hối thúc ông Cao đem quân về cứu TT Diệm. Tướng Khánh cho biết không thể đem quân về được vì Quân Đoàn II quá xa… Tướng Cao tin cho tướng Khánh rõ là tướng Minh, Khiêm và các Đại Tá Đỗ Mậu, Nguyễn Đức Thắng  hứa là bảo đảm tính mạng của TT Diệm và ông Nhu. Tướng Khánh trả lời: Không tin tụi nó được đâu… chúng nó nói vậy mà làm khác. Tướng Khánh vẫn giữ lòng trung thành cho đến phút chót. Thế nhưng… quyền lợi cá nhân và địa vị đã thay đổi lòng người.
Khi ông Cẩn bị đưa ra tòa, người ta vẫn tin rằng có thể ông chỉ bị xử qua loa. Khi bị kết án tử hình người ta vẫn tin ông Cẩn sẽ được Quốc Trưởng Dương Văn Minh chấp thuận đơn xin ân xá.
Cuối cùng vào một buổi chiều ánh nắng còn chan hòa, bệnh nhân tử tội Ngô Đình Cẩn được khiêng ra pháp trường trong vòng thành Khám Chí Hòa, tay bị trói chặt vào gốc cây cột giữa pháp trường và bị bắn gục trước sự chứng kiến của những người trước kia ra vào Dinh ông Cẩn thường khúm núm như gia nhân.
Đại Sứ Lodge là người đã buộc HĐQNCM phải cam kết không được xử bắn ông Cẩn. Khi ông Cẩn nhận từng loạt đạn, Lodge vẫn còn là một vị Đại Sứ Mỹ đầy uy quyền tại Việt Nam. Rồi có hai giả thiết nêu ra:
1- Ông Khánh làm như thế để chiều lòng những áp lực khác đang đè nặng lên ông.
2- Ông Khánh chủ chương thanh toán ông Ngô Đình Cẩn vì áp lực của những người từng ra vào luồn cúi dưới trướng “Cố vấn Chỉ Đạo”…
3- Ông Khánh chủ chương thanh toán ông Ngô Đình Cẩn chỉ vì “vụ tài sản” của ông Cẩn mà ông Khánh đã được chia phần kể từ khi ông ra nhậm chức Tư Lệnh Vùng I Chiến Thuật thay thế tướng Trí.
SÉT ĐÁNH NGANG ĐẦU
Sáng ngày 2-11-1963 tại tư thất ông Cẩn chuông điện thoại lại reo vang. Âm vang của hồi chuông thật rền rĩ réo rắt vào buổi sáng trong sương. Điện thoại gọi từ Đà Nẵng.
Đại Úy Minh nhấc máy lên nghe. Từ phía đầu giây bên kia, vẫn giọng Tướng Trí ngập ngừng, cắt quãng rời rạc. Lời Tướng Trí được ghi nhớ như sau: “Anh thông báo ngay cho ông Cậu biết, Saigon vừa báo tin cho tôi hay là Tổng Thống và ông Cố Vấn đã tự tử chết rồi. Tôi không hiểu ra sao nữa….” Đại Úy Minh chân tay bủn rủn, ông có cảm tưởng như đang nghe điện thoại trong cơn mê của giấc ngủ say. Ông hỏi đi hỏi lại Tướng Trí hai ba lần. Tướng Trí xác nhận: “Saigon vừa báo cho tôi hay như vậy“.
Lúc đấy, Đại Úy Minh mới tin đây là sự thực – Một sự thực phũ phàng ngoài trí tưởng tượng của ông. Nhưng tự tử quả là vô lý? Khi báo cho ông Cẩn hay hung tin này, ông Cẩn cũng vẫn không tin và nói: “Làm gì có chuyện động trời như vậy”. Nhưng TT Diệm và ông Nhu đã chết… Dù ông Cẩn chưa tin là sự thực thì sự thực vẫn tàn nhẫn xảy ra như thế.
Ngay lúc đó, Đại Úy Minh cho người đi báo hung tin cho Cha Thuận. Sáng ngày 2-11 màn tang tóc đã bao phủ căn nhà tổ ấm của gia đình TT Diệm – miền Phú Cam nơi mà anh em ông Diệm sinh ra và lớn lên từ đó. Lúc ấy chung quanh ông Cẩn vẫn còn đầy đủ cộng sự viên thân tín trong đó có ông Đào Quang Hiển Giám Đốc Nha Công An Trung Nguyên Trung Phần.
Rồi chiều 2-11 buổi chiều nặng nề như những phiên đá đè nặng trên phận người mong manh. Khoảng 1 giờ 30, Đại Úy Minh được lệnh ông Cẩn gọi điện thoại cho Tướng Trí ra Huế để báo cáo cho ông Cẩn biết rõ nội vụ. Huế cho đến lúc ấy tương đối yên tĩnh.
Vào khoảng 3 giờ, bỗng nhiều đoàn thiết giáp của Thiếu Tá Tuấn đến bao vây vùng Phú Cam và căn nhà ông Cẩn (Thiếu tá Tuấn sau thăng Trung Tá và bị Việt Cộng thảm sát trong biến cố Tết Mậu Thân tại Trường Thiết Giáp Gò Vấp Sài Gòn). Tình hình Huế bắt đầu ngột ngạt, dao động và như cây nước giữa biển nặng đang bắt đầu vỡ ra và dâng cao. Trong giờ phút cuối cùng này, một nhân chứng thuật lại: ông Cẩn đã mất tinh thần vì xúc động trước cái tin hai ông anh bị giết chết. Chung quanh ông vẫn còn đầy đủ cộng sự viên như Minh, Trọng, Độ…
Khoảng hơn 9 giờ đêm mồng 2, Huế bắt đầu chuyển động như cơn sóng trong trận cuồng phong. Trời tê buốt hoang vắng và đầy đe dọa, bất trắc thê lương. Dân Huế vây quanh radio nghe đài Saigon, BBC, VOA…
Hồi hộp rung động, kích thích… Tối một nhóm người tự động qui tụ lại như hình thức một HĐQNCM. Đứng đầu là Trung Tá Mô, Thiếu Tá Hiếu và Đào Quang Hiển. Ba viên chức này tìm gặp Đại Úy Minh đưa họ vào gặp ông Cẩn. Lúc ấy đoàn thiết giáp của Thiếu Tá Tuấn đang bao vây chung quanh nhà ông Cẩn nhưng chỉ có tính cách giữ gìn anh ninh trật tự và theo lời tướng Trí là để bảo vệ sanh mạng của ông Cẩn và đề phòng một khi dân chúng làm hoảng… quân đội có thể can thiệp kịp thời.
Thể theo lời yêu cầu của Trung tá Mô cũng như Thiếu Tá Hiếu… Đại Úy Minh vào tìm gặp ông Cẩn trong khi đó ba viên chức vẫn đứng chờ ở ngoài. Nhà lúc ấy vắng ngắt không có ai, không khí đầy một nỗi bi thương đổ vỡ. Bé gái Kính cho Đại úy Minh hay là ông Cẩn đã trốn khỏi. Để đánh lạc hướng phe ông Mô, Đại Úy Minh cho bọn ông Mô hay là ông Cẩn hiện đang bị mệt, và đang nằm nghỉ, mai sẽ vào gặp sau. Thực ra lúc ấy, ông Cẩn đã vào trú ẩn tại Nhà Dòng Chúa Cứu Thế.
TẨU VI THƯỢNG SÁCH
Trong bước đường cùng thì 36 kế, tẩu vi thượng sách vẫn hơn cả. Tuy nhiên ông Cẩn rời căn nhà tổ ấm cùng với cơn đau của loài chim bị bắn trúng cả hai cánh khi đang tung bay.
Qua ngày 3, Huế tương đối vẫn còn yên tĩnh tuy trong dân chúng bắt đầu chuyển động, đang bắt đầu một trận cuồng phong cho sóng đổ lên cao. Từ Đà Nẵng, Tướng Trí điện thoại cho biết ông sẽ trở ra Huế với tư cách đại diện HĐQNCM.
Lúc ấy, ông Cẩn bắt đầu lâm bệnh, khuôn mặt hốc hác, đôi mắt như lạc mất tinh thần. Ông xúc động một cách vô tả trước cái chết của hai ông anh.
Bên cạnh ông trong những giờ phút đó vẫn còn một số cộng sự viên thân tín như Cha Thuận (người cháu ruột của ông). Cho đến giờ phút đó vẫn không thấy ông Cẩn quan tâm gì đến tiền bạc tài sản. Khi thấy Đại Úy Minh vào thăm ông (tại một căn phòng trong nhà Dòng Chúa Cứu Thế) ông rướm nước mắt khóc và nói: Thôi hết rồi Minh ơi! Và những người có mặt đều khóc theo ông.
Ông bảo Đại Úy Minh gọi điện thoại cho Tướng Trí , nhắn Tướng Trí vào Huế ngay để ông có đôi điều dặn dò.
Huế lúc ấy bắt đầu sôi động. Thiếu tá Hiếu, Trung Tá Mô, ông Đào Quang Hiển và một số “bá quan văn võ” đã đứng về phía cách mạng. Biến chuyển mau lẹ quá. Huế ngỡ ngàng rồi Huế bùng lên trong cuộc nổi lửa.
Chiều 3-11, tướng Trí từ ngoài Đà Nẵng ra Huế. Quân đội vẫn làm chủ tình hình Huế.
Không có súng nổ, không có máu sắt. Sự lặng lẽ trong cơn dao động, hoang mang. Ảnh của TT Diệm vẫn còn được treo ở nhiều công sở. Người đầu tiên mà Tướng Trí tìm gặp là Đại Úy Minh. Đây là mẩu đối thoại giữa hai người:
- Bây giờ Cậu ở đâu? Tướng Trí hỏi.
- Cậu đang ở trong nhà Dòng Chúa Cứu Thế. Đại Úy Minh đáp.
- Anh em cứ an tâm, không có gì phải lo sợ. Mọi việc ở ngoài này đã có tôi.
- Là Sĩ quan của Quân Đội, tôi phải tuân theo lệnh của Thiếu Tướng.
- Anh cho tôi gặp ông Cậu. Tôi ra đây với tư cách đại diện HĐQNCM – Lời Tướng Trí. Lúc ấy, ông Cẩn vẫn nằm trên chiếc giường sắt. Cơn đau đã bớt. Ông lấy trầu ra ăn.
Ông Cẩn cho gọi một cộng sự viên thân cận và nói giọng thều thào“Chiếc bao bố ném ở dưới gậm giường (trong căn nhà ở Phú Cam) trong đó có 24 kilo vàng. Chiếc valise gồm một số gia bảo và quí vật v.v… Mày lo liệu giữ gìn không thì tụi nó lấy hết. Số bạc mặt tao vẫn để trong tủ...” Ông Cẩn còn dặn dò thêm: “Mày trao cho Trí giữ hộ… cứ đưa cho Trí không sao đâu”.
Buổi chiều ngày 3-11 tại nhà Dòng Chúa Cứu Thế, không khí thê lương ảm đạm như một ngày cuối đông miền hàn đới. Tình hình Huế lúc ấy đã náo động.
Cha bề trên Nhã cúi đầu lần hạt đi đi lai lại trên hành lang. Gặp Đại Úy Minh, Cha Nhã hỏi: “Anh đã tìm Cha Thuận chưa?”…Hai người nhìn nhau lặng lẽ, nỗi buồn thật mênh mông. Đại Úy Minh lên phòng ông Cẩn… Lúc đó ông Cẩn vẫn nằm vắt chân chữ ngũ, mắt ông đỏ ngầu vì khóc cho hai người anh…Tướng Trí cũng vào phòng ông Cẩn cùng với Đại Úy Minh. Tướng Đỗ Cao Trí vẫn niềm nở và trọng vọng ông Cẩn như xưa, ông giơ tay chào theo kiểu nhà binh. Ông Cẩn ngước nhìn Tướng Trí không nói một lời nào. Đôi mắt ông nặng chĩu một đau thương. Dường như lúc ấy ông Cẩn như muốn khóc. Mẩu đối thoại giữa Tướng Trí và ông Cẩn được ghi lại như sau:
- HĐQNCM ủy cho con xin thưa lại với ông Cậu, Tổng Thống và ông Cố Vấn chết là do tai nạn ngoài ý muốn của các tướng lãnh.
Tướng Trí không dấu nổi xúc động, ông yên lặng một lúc rồi nói tiếp:
- Chuyện đã xảy ra như vậy bây giờ biết làm thế nào. Con được HĐQNCM ủy cho đến đây xin thưa với ông Cậu , HĐQNCM kính mời Cậu tham gia cách mạng và xin Cậu đứng trong thành phần của HĐQNCM.
Ông Cẩn đưa mắt nhìn một vài người thân yêu. Mọi người vẫn yên lặng. Tướng Trí nói trong niềm xúc động:
- Việc đã xảy ra như vậy thì thế nào HĐQNCM cũng áp dụng một số biện pháp với Cậu, như tịch biên tài sản… Con nghĩ Cậu nên tính xem thế nào… Cậu có thể đưa con giữ hộ.
Chuyện trò với ông Cẩn một lát rồi Tướng Trí ra xe cùng về với Đại Úy Minh.
Lúc ấy tại vùng Phú Cam vẫn yên tĩnh. Đoàn Thiết Giáp của Thiếu tá Tuấn đang giữ phận sự canh phòng và kiểm soát chặt chẽ. Nhà Ông Cẩn vắng lặng chỉ có con bé Kính sau này cho biết, valise và bao bố vàng được đưa lên xe jeep, rồi đoàn tùy tùng rời khỏi tư thất ông Cẩn.
ÔNG LÃNH SỰ
Từ khi tướng Trí và Đại Úy Minh đi khỏi, trong phòng ông Cẩn không còn ai. Một vài người thân yêu ngơ ngẩn ở trước cửa nhà Dòng có ý đợi Đại Úy Minh xem ông Minh có quyết định sang tị nạn ở Tòa Phó Lãnh Sự Mỹ hay không. Buổi sáng ở nhà Đại Úy Minh, ông Phó Lãnh Sự Mỹ có đến tìm gặp Đại Úy Minh và đề nghị:
- Nếu Đại Úy và gia đình cũng như viên chức nào thấy ở ngoài này không có an ninh và nguy hiểm cho tính mạng, tôi mời tất cả qua tị nạn tại Tòa Lãnh Sự.
Đại Úy Minh đáp: -Xin cảm ơn ông Lãnh sự, có lẽ không cần thiết.
Ngày 1-11-1963, chính là ngày sinh nhật của ông Cẩn… ông đâu có ngờ chính là ngày ông phải để tang hai người anh… Sau khi ông Cẩn sang tị nạn tại nhà Dòng Chúa Cứu Thế thì ông Lãnh Sự và Phó Lãnh Sự có tìm gặp Đại Úy Minh và đề nghị đưa ông Cẩn qua Tòa Lãnh Sự tỵ nạn cho an ninh hơn và ông cam kết sẽ để ông Cẩn được hưởng quyền tỵ nạn như tòa Đại Sứ Mỹ đã dành cho Thượng Tọa Trí Quang trước đấy.
Nhưng ông Cẩn chỉ bằng lòng qua tỵ nạn với điều kiện ông phải được đem theo thân mẫu của ông tức bà cụ Ngô Đình Khả… lãnh sự Mỹ không chấp nhận điều kiện này. Hơn nữa, các cộng sự viên thân tín tỏ ý dè dặt vì không hiểu lòng dạ người Mỹ ra sao.
Ngày 5-11 Tướng Trí được lệnh của HĐQNCM đưa ông Cẩn về Saigon cùng với bà cụ Khả. Lúc ấy bà cụ Khả vẫn chưa hay tin TT Diệm và ông Nhu đã bị thảm sát vì trong nhà cố giữ kín tin này. Bà cụ Khả đã trên 90 tuổi và bán thân bất toại từ lâu…
Khi về Saigon thì mẹ con đôi ngả. Ông Cẩn vĩnh viễn xa mẹ từ buổi ấy. Ông bị biệt giam trong một căn phòng “ghê rợn” nhất của khám Chí Hòa.
Cái đau khổ lớn của tù nhân không phải vì thân thể bị câu thúc mà trước hết đau khổ vì cô đơn. Nỗi cô đơn như một phi tần trong chốn lãnh cung. Có ai trải qua cơn phong trần mới thông cảm được nông nỗi giết nhau chẳng cái lưu cầu, giết nhau bằng cái u sầu độc chưa”. Trên sáu tháng trời ông Cẩn đã chết mòn trong cái u sầu thê lương như vậy của một  căn phòng đầy oan trái và hồn ma. Chắc chắn những đêm dài thao thức, ông Cẩn chỉ còn sống theo dĩ vãng huy hoàng 9 năm trong đó bao nhiêu khách công hầu đã đến với ông, van lậy ông một điều cậu, một điềucon để mong ông ban phát bổng lộc.
Điều đau khổ nhất đối với riêng ông Cẩn là những ngày tháng ông phải sống xa mẹ. Từ ấu thơ cho đên ngày lao lý, ông Cẩn không bao giờ xa mẹ. Trong gia đình Tổng Thống chỉ có một mình ông Cẩn sống cạnh mẹ. TT Diệm cho đến Đức Cha Thục, ông Nhu, ông Luyện mỗi người một ngả một năm mới về thăm mẹ đôi ba lần. Theo nhân chứng, ông Cẩn được thân mẫu yêu thương nhất vì đức hiếu thảo. Kể từ ngày bà Cụ Khả bị bán thân bất toại, suốt ngày nằm trên ghế tựa ông Cẩn luôn luôn có mặt bên cạnh không chịu xa mẹ lấy một đêm.
Mỗi sáng chủ nhật theo thường lệ Linh Mục Cao Văn Luận đều đến nhà làm lễ cho bà Cụ và gia đình ông Cẩn. Vào một sáng chủ nhật năm 1961, Đại Úy Minh không bao giờ quên hình ảnh một người con ôm mẹ khóc. Theo thông lệ, khi xem lễ bà cụ Khả vẫn nằm trên ghế tựa, trước mặt kê một cái bàn quỳ để tượng trưng cho lòng kính Chúa. Đằng sau, con bé Kính đứng giữ hai vai bà Cụ. Sáng hôm ấy không hiểu sao con bé Kính lại đứng ở nơi khác. Bà Cụ chới với thế nào bị ngã lộn nhào giữa lúc Linh Mục đang dâng lễ. Ông Cẩn thất thần… Chưa bao giờ ông Cẩn lại biểu lộ nét mặt hãi sợ như vậy. Mặt ông tái xám, tay run rẩy… Bà cụ té sưng trán và rướm máu. Chính tay ông ẵm bà cụ đặt lên giường. Nước mắt ông chảy dàn dụa. BS Lê Khắc Quyến được gọi đến cấp tốc (BS Quyến là Y sĩ riêng của gia đình ông Cẩn và vẫn được coi là đồng chí thân cận của ông Cẩn). Lúc ấy ông Cẩn gần như người mất trí, ông cầm cái này rồi lại lấy cái kia tay chân run rẩy luống cuống. Sau khi bà cụ đã tỉnh, ông Cẩn mới khăn áo chỉnh tề, ông vận chiếc áo tấc xanh (Loại áo dài ta mặc trong dịp tế lễ) đội khăn đóng mặc chiếc quần ta dài trắng tinh, chân đi dép. Mọi người lấy làm ngạc nhiên không hiều ông Cẩn định đi đâu, làm gì. Sau mới rõ , ông đến trước mặt bà thân mẫu, lậy ba lậy (lên gối, xuống gối và mỗi lần vái tay khấu đầu phủ phục). Lạy xong ông ôm chân thân mẫu khóc và xin được tha lỗi. Ngày hôm ấy ông không tiếp khách, chỉ luẩn quẩn bên bà mẹ.
Ngày thường, tự tay ông lo liệu thức ăn đồ uống cho thân mẫu. Đối với mẹ, ông cư xử theo đúng lễ giáo của một nhà nho thủa xưa. Tối trước giờ mẹ ngủ, ông đến viếng một lần. Sáng dù bận thế nào, ông cũng vào phòng thăm mẹ. Mỗi năm vào ngày sinh nhật, ông sửa soạn quần áo từ hôm trước để sáng hôm sau khăn đóng áo dài vào khấu đầu phủ phục lạy mẹ ba lạy.
Trên đây là môt vài chi tiết cụ thể để giúp ta tìm hiểu con người ông Cẩn thường bị mô tả là Hung Thần Miền Trung.
Ngày 20-4-1964, Tòa Án Cách Mạng tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn mà chánh thẩm là Đại Tá Đặng Văn Quang (vợ chồng Đại Tá vốn là con đỡ đầu của thân mẫu Đức Cha Nguyễn Văn Thuận chị ruột ông Cẩn). Trước Tòa án ông Cẩn nói: “tôi quân sự không biết, hành chánh không biết, học thức tầm thường làm sao ra lệnh cho ai được?”. Bốn ngày sau, ông Cẩn đệ đơn xin ân xá và 2 ngày sau tướng Dương Văn Minh bác đơn xin ân xá với tư cách Quốc Trưởng. Trong thời gian 2 ngày, tướng Khánh đã “đau đầu” rồi bối rối không biết làm thế nào để giải quyết cho mọi bề êm đẹp. Bao nhiêu cuộc tiếp xúc, bao nhiêu việc trả giá tấm thân của ông Cẩn trở thành món hàng để “bên này đưa ra điều kiện này bên kia đặt điều kiện khác“. Chữ “nếu” làm cho ông Khánh bù đầu. Nếu không giết ông Cẩn chúng tôi sẽ có thái độ hoặc nếu không ân xá cho ông Cẩn chúng tôi sẽ hành động !! Các cố vấn của Tướng Khánh thì cho rằng: “Trong vụ này Thủ Tướng cứ coi như vô can. Việc xử như thế nào do Tòa. Việc ân xá hay không là do tướng Minh.
Nếu tướng Minh ân xá thì hợp ý với Thủ Tướng và có thể xoa dịu được phe bên này, mà áp lực “búa rìu” của phe bên kia sẽ đổ hết vào đầu Tướng Minh và ngược lại….Cộng sự viên thân cận của Tướng Khánh lúc ấy đều là những người đồng chống chế độ Ngô Đình Diệm và bị giam cầm như Phạm Thái (VNQDĐ) Tổng Trưởng thông tin hay thuộc đảng Đại Việt như BS Nguyễn Tôn Hoàn,  Phó Thủ Tướng hoặc thuộc “gà nhà” của GHPHTN (khuynh hướng Thượng Tọa Tâm Châu) như LS Nghiêm Xuân Hồng Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng…
Hôm xử bắn ông Cẩn tại Khám Chí Hòa, buổi sáng ông Khánh uống một hơi hết ly rượu mạnh, mắt ông lại lồi hẳn ra.
CHẾT VÌ CỦA
Qua lời nguyền phục hận cho anh em TT Diệm Tướng Khánh đã nhiều lần bày tỏ trước ngày chỉnh lý… Ai cũng tưởng ông là người một lòng, một dạ sống chết với với anh em TT Diệm. Nhưng Tướng Khánh thì “lời nói gió bay lên trời” thảy đều không quan trọng.
Sau khi đảo chánh thành công, hầu hết các Tướng tham dự đều được vinh thăng, nhưng trường hợp Tướng Khánh lại bị chậm trễ. Trong quá khứ và thuở còn mang lon cấp Tá, Tướng Minh và Khánh biết rõ nhau quá nhiều  Đã từ lâu, không ai ưa ai. Ngày 5-11, Tướng Khánh ở Pleiku bay về Saigon môt mặt trình diện Tướng Minh. Mặt khác chạy lon. Vốn là người láu cá vặt nên Tướng Khánh chạy theo “cửa” Thủ Tướng Thơ vì biết rằng ông Thơ hay bị xiêu lòng nếu chịu khó năn nỉ. Hơn nữa, ông Thơ vẫn có lòng tốt với bọn em út. Quả nhiên Tướng Khánh thành công. Thủ Tướng Thơ điện thoại cho Tướng Minh để “xin lon” cho Tướng Khánh và Tướng Minh cũng đồng ý cho ông Khánh lên lon Trung Tướng. Sáng hôm sau, Tướng Khánh lại đến tư thất Thủ Tướng Thơ để năn nỉ. Việc thăng Trung Tướng, Thủ Tướng Thơ đã dàn xếp xong, Tướng Khánh nóng lòng nên cho người lên phố mua cặp sao ngay. Tại tư thất, Thủ Tướng Chánh Phủ vẫn còn mặc áo pyjama. Vốn là con người xuề xòa, không kiểu cách TT Thơ đã gắn lon Trung Tướng cho ông Khánh trong lúc mặc đồ ngủ.
Thực ra thì Tướng Khánh cũng chả thương xót TT Diệm gì cả. Đối với ông ai cũng có thể là “tri kỷ”… Ai cũng có thể là bạn đường… Người như Tướng Khánh khó lòng giữ được sự trung kiên.
Vì Tướng Khánh không phải chỉ bắt cá hai tay mà ba bốn tay. Cùng một câu chuyện gặp ông A Tướng Khánh nói thế này, gặp ông B, Khánh lại nói thế cách khác.
Ngày 9-5-64, Ông Cẩn bị xử bắn tại Khám Chí Hòa thì Phan Quang Đông bị xử bắn tại Huế. Ông Khánh bay ra Huế để lấy lòng dân chúng từ một trung tâm tranh đấu… nhưng ông lại bị dân chúng vây tại Dinh Tỉnh Trưởng Thừa Thiên. Ông phải “trốn lủi” đi cửa sau rồi dùng trực thăng rời khỏi cố đô.
Sau một ngày hành trình toát mồ hôi lại bị dân chúng la ó đả đảo, hôm ấy ông Khánh tìm lại giấc ngủ bình an sau khi ông Cẩn ra người thiên cổ. Chết là hết, ông Khánh được bình an vì những tưởng ông Cẩn chết sẽ mang theo tất cả những bí mật về phần tài sản của ông. Sự đời đâu có giản dị như vậy. Cái kim bọc để lâu ngày cũng tấy, huống chi tài sản của ông Cẩn không phải là ít từ của chìm đến của nổi. Nhiều người thân tín trong gia đình ông Cẩn cho rằng: “ông Cẩn chết vì tài sản đó“. Để gây quỹ cho Đảng Cần Lao, trong 9 năm ông Cẩn đã ủy cho một số người đứng tên quản trị. Ông X đứng tên và quản trị một cơ sở kinh doanh này. Ông Y được trao phó đứng tên mua một thửa đất kia. Trong cái valise của ông Cẩn lại chất đầy những vật quý rồi lại có một số trương mục tại Ngân Hàng do mấy người trong đoàn thể đứng tên. Nếu ông Cẩn còn sống, các đương sự khó lòng có thể chiếm đoạt nổi. Có thể Tướng Khánh đã được chia một phần tài sản ấy về mặt của nổi để gọi là dùng vào quỹ mật.
Tại nhà Dòng Chúa Cứu Thế ngày 3-11 khi HĐQNCM mời tham gia, một vài người thân tín của ông Cẩn đã đề nghị: “Tình thế đã ra như vậy rồi nay HĐQNCM mời cậu tham gia thì cậu cứ tham gia. Bao nhiêu tài sản, của cải của đoàn thể hiện do ai đứng tên, do ai cất giữ cậu khai hết rồi đem nạp cho cho HĐQNCM để xung vào quỹ Quốc Gia” Nếu ông Cẩn nghe lời nhân chứng B, công khai hóa tài sản và đem nộp cho Quốc gia, thì ít nhất cũng không ai có thể nuốt trôi được hết dù cho có “chấm mút” ít nhiều.
Nói về tài sản của ông Cẩn, giới thân tín của ông đều ngao ngán “Ông Cẩn không bao giờ tin những cộng sự viên thân cận của ông mà ông vẫn cho rằng, còn quá trẻ không hiểu gì về vấn đề kinh tài cho đoàn thể.
Dạo năm 1961 nhiều cán bộ bị thương, đau yếu túng quẫn, Đại Úy Minh có đề nghị: “Cậu trích một số tiền trong quỹ đoàn thể giúp đỡ cán bộ đã phải hy sinh hay thương tích vì quốc gia và đoàn thể.” Lúc đó Ông Cẩn nói:“Tiền đâu bây chừ… tao làm gì có tiền?” Mấy cộng sự viên rất đỗi ngạc nhiên, không hiểu tiền bạc bấy lâu đi đâu ở trong những tay ai? Vào năm 1959, có người đề nghị ông Cẩn mua lại một số đất của Hoàng Tộc. Ông bảo Đại Úy Minh và mấy người thân tín cùng ông đi coi xem đất cát ra sao. Một người lên tiếng cản ngăn: “con nghĩ Cậu không nên làm như vậy. Mình vừa truất phế Bảo Đại xong bây giờ lại đứng ra mua đất đai của Hoàng Tộc thì cho dù có trả tiền theo thời giá cũng vẫn bị mang tiếng” Ông Cẩn đáp: “Tao một thân một mình thì cần chi. Lo là lo cho bọn bay, cho đoàn thể, mà không có vốn liếng thì làm sao hoạt động được? Tụi bay còn trẻ biết gì”.
Từ đó, mấy cộng sự viên thân tín không ai đả động gì đến việc này dù họ cũng biết rõ ông Cẩn đã ủy cho những ai lo phần kinh tài. Theo người biết chuyện thì mẹ con bà Luyến và một số người khác đã làm hỏng ông Cẩn nhất là vấn để kinh doanh tiền bạc. Rồi khi tàn cuộc thì những “ai đó”đã phỗng tay trên. Trong suốt 9 năm đã có bao nhiêu ông bà lớn tâng bốc bà Luyến lên tận mây xanh, một tiếng Dì, một tiếng con cứ làm như bà Luyến là một nhân vật quan trọng không kém ông Cẩn. Thậm chí lại có người gọi bà Luyến là Mợ. Một đằng Cậu Cẩn, một đằng Mợ Luyến. Do đó đã gây lên bao nhiêu dư luận xấu xa. Mà bà Luyến, tuy anh em con dì với anh em ông Cẩn nhưng lại chỉ là thứ gia nhân lo việc nội trợ trong nhà.
PHÚ HỘ ĐỒNG QUÊ
Trong 9 năm, ông Cẩn đã cho tiền thiên hạ rất nhiều. Bản thân ông vốn là cậu Ấm con quan Thượng Thư Lễ Bộ nhưng ông lại là con người tiêu biểu cho trạng thái quê mùa. Thường ngày, ông dùng cơm với cá kho, dưa chua. Ngay nhà ông bao giờ cũng muối sẵn từng vại dưa, vại cà, có khi ông tỉ mẫn muối cả hàng vại “dưa rau muống”. Một sáng kiến khá kỳ cục… vì chưa thấy ai dùng rau muống để muối dưa, ông lại không ăn được vây yến hay sơn hào hải vị. Nhà ông ở Phú Cam nuôi hàng trăm con chim bồ câu. Nuôi là để dành đấy thôi. Ông Cẩn có tâm lý một nhà giầu xứ quê nên cái gì cũng thu vén chắt chiu cái gì cũng cho vào trong kho hết, trong kho của nhà ông chứa đựng không biết bao tranh sơn mài đồ gốm, đồ cổ. Dĩ chí có nhiều người biếu ông miếng gỗ cẩm lai ông cũng cho cất vào kho để dành. Ngày 1-11 chính là ngày sinh nhật của ông cho nên khách bốn phương đổ về Huế tấp nập với bao nhiêu quà, ông không ăn, trong nhà cũng không thể ăn hết, tuy vậy dù là quà thuộc về thực phẩm, ông cũng vẫn cho vào kho cất đi. Mấy hôm sau để thối ra đấy người nhà lại cất công đem đi đổ… Con người ông Cẩn là một thế giời đầy mâu thuẫn ông vừa có cái cốt phong kiến của con quan, ông lại có tính thu vén chắt chiu của một phú nông cùng cái hách của Tổng Lý  thời xưa. Ông có bản chất sắc thái của một ông già quê. Ngoài thú câu cá, ông còn tự tay vót tre đan rổ rá. Rổ rá trong nhà ông phần lớn là do ông đan lấy và ông coi đó như một sinh thú.
CÔNG LÝ
Ngày 20-4-64, ông Cẩn được xét xử trước Tòa Án Cách Mạng. Ông Cẩn cũng bị khép vào các tội như Phan Quang Đông, chỉ khác một số tội cố sát. Trên đây, xét từ nguyên nhân sâu xa thì ông Cẩn chết vì lý do tài sản. Nhưng ra tòa, bản án tử hình dành cho ông lại bắt nguồn từ cục gián điệp miền Trung với Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Đắc Phương. Theo sự tố cáo trước tòa thì Nguyễn Đắc Phương bị người của ông Cẩn xô từ trên lầu xuống và Phương đã chết vì như vậy tức là Phương bị cố sát có dự mưu chứ không phải Phương tự tử.
Buổi sáng 20-4 khi tòa xử, có vợ Nguyễn Đắc Phương ra làm nhân chứng. Một vài tờ báo mô tả rằng: Người vợ của ông Phương vì thương chồng phẫn uất quá nên ra tòa bị ngất xỉu. Một người ở Huế biết quá rõ bà Phương lại nói rằng “bà Phương mới sinh con được hai ngày thì phải ra tòa nên mới ngất xỉu”. Tại sao thế? Chồng bà đã chết từ lâu cơ mà? Đại cương vụ án gián điệp miền Trung như thế này:
Hồ sơ vụ này đã có từ thời ông Giám đốc Công An Trung Phần Nguyễn Chữ. Đầu năm 1960 mấy Linh Mục ở Đà Nẵng có lên gặp Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục trình bày về một số người bị bắt oan trong đó có cả tín đồ Thiên Chúa Giáo. Đức Cha Thục thay vì hỏi thẳng Phan Quang Đông (vì Đông phụ trách nhiệm vụ này) ngược lại Đức Cha Thục lại vào thẳng Saigon trình bày nội vụ với TT Diệm, sau đó TT Diệm ra lệnh cho Đại Tá Đỗ Văn Mậu mở cuộc điều tra.
Đại Tá Mậu đánh công điện cho Đại úy Thích trưởng khu an ninh Huế điều tra vụ này. Dĩ nhiên là động đến ông Cẩn, Đại úy Thích tìm Đại Úy Minh bàn luận cùng ông Minh nên xử trí thế nào. Ông Minh cho rằng, vụ này nên hỏi lại Phan Quang Đông và báo cho Đông biết sự thể nó như vậy. Sau đó, sẽ trình bày với ông Cẩn.
Đại Úy Thích vào gặp ông Cẩn trình bày về bức công điện từ Sàigon. Phản ứng đầu tiên là ông Cẩn tái mặt, ông bảo ông Thích phải điều tra lại ngay xem có sự oan ức gì không. Ông Cẩn nói: Giết oan người ta thì Chúa phạt đến đời con đời cháu. Sau khi An Ninh Quân Đội điều tra lại thì đều xác nhận vụ án gián điệp có thật.
Ngày 20-11-1964, Tòa xử ông Cẩn về vụ ấy.
NGƯỜI TỬ TÙ
Một viên Giám thị tại khám Chí Hòa (từng có nhiệm vụ canh gác phòng ông Cẩn) đã kể lại với chúng tôi: Có một đêm đã khuya lắm, anh ta đi qua phòng ông Cẩn, tò mò nhìn qua ổ khóa. Anh thấy ông Cẩn đi đi lại quanh phòng rồi ông gục đầu vào tường. Anh nghe thấy tiếng ông khóc nấc. Sau đó anh thấy ông Cẩn đi lại phía giường.
Ông quì dưới chân giường gục đầu vào nệm, anh vẫn nghe thấy tiếng ông khóc nấc. Một lần khác có việc vào phòng ông, ông lại có vẻ bình thản và hỏi: “Chú có nghe tin tức gì ngoài nớ không? Tất nhiên là anh ta chỉ ậm ừ rồi mau chóng đi ra vì sợ bị nghi có liên lạc với tù nhân… Lần nào gặp, ông Cẩn cũng có lời hỏi han anh như: lương bao nhiêu, có đủ ăn không, mấy con, bố mẹ còn không, có nuôi được bố mẹ không?
Buổi sáng ngày ông Cẩn phải ra pháp trường, người con gái bà Ấm (cháu gọi ông Cẩn bằng cậu) được phép vào tận trong phòng giam thăm ông với sự hiện diện của một viên chức. Chị ta dơ năm ngón tay ra hiệu cho ông Cẩn (có nghĩa là 5 giờ bị xử). Ông Cẩn khẽ gật đầu. Vì không nén được xúc động, người cháu gái khóc bù lu bù loa và nặng lời nguyền rủa những ai phản phúc ông Cậu mình. Ông Cẩn vẫn điềm đạm. Lời ông nói với cô cháu gái được ghi nhận như sau: “không có gì đáng buồn mà phải khóc lóc. Làm chính trị là phải như thế. Cậu không có gì oán thán hết. Làm chính trị thì phải biết sẽ có một ngày như thế này “.
Buổi chiều, có những viên chức sau đây đã đưa ông từ phòng giam ra pháp trường: Đại tá Trang Văn Chính Giám Đốc Cảnh Sát Đô Thành, Trung Tá Nguyễn Văn Đức ủy viên chánh phủ và Luật sư Võ Văn Quan cùng một số viên chức khác và có cả bà Ấm, người chị ruột ông Cẩn.
Trước đó ông Cẩn bị bệnh to khớp xương và những tháng nằm trong tù ông gần như bị tê liệt, mỗi khi đi đứng phải có người xốc hai vai.
Song buổi chiều ra pháp trường một số người hiện diện đều ngạc nhiên, da mặt ông tự nhiên đỏ hồng, từ trên lầu xuống nhà ông vịn tường mà đi không cần người xốc nách. Ông vẫn nói với chị ông và các cháu (trong đó có bà Trần Trung Dung) “không việc gì mà phải khóc lóc hay chửi rủa ai. Cứ cầu nguyện cho người ta. Cậu làm chính trị cậu đã nghĩ đến ngày phải như thế này”
Đại tá Chính và mấy người khác lên tiếng chào ông, ông cúi đầu thi lễ:“Xin chào các ngài” Mọi người đều công nhận ông có vẻ thản nhiên và khỏe mạnh hơn ngày thường.
ĐẢNG LÀ TA
Xưa kia ông Cẩn vẫn thường phê bình ông Nhu rất gay gắt “Làm chính trị như anh ấy chỉ lo chương trình kế hoạch thì có ngày chết”. Theo ông Cẩn làm chính trị vào thời nay cần phải có tiền, phải gây cơ sở tức là phải nghĩ đến chuyện làm kinh tài cho đoàn thể. Điều ấy đúng. Không một đảng phái nào muốn phát triển tồn tại mà không nghĩ đến chuyện này, ông Cẩn thường nói với các “đồng chí” của ông (như đồng chí Văn Anh, Bí thư Xứ bộ Trần Quốc Toản, từng được ông Cẩn chu cấp tiền cho xây biệt thự tại Nha Trang) “Làm chính trị mà không có tiền, có cơ sở thì mần răng?” Tiếc thay, quan niệm đó đúng thực tế, nhưng đã sai lầm từ căn bản (do môi trường, hoàn cảnh, con người đó). Với ông Cẩn thì “ngoài lòng yêu mẹ ông còn yêu Đảng của ông”. Đảng trong  quan niệm của ông chỉ có nghĩa: “Đảng là ta mà ta là Đảng” (Le Parti c’est moi) ông  muốn một tay mình quán xuyến Đảng, thu vén chắt chiu cho Đảng. Do đó, mọi tài sản sẽ dành cho Đảng. Ông cẩn thường nói: “Tao một thân một mình và đã già rồi thì cần gì. Mua đất cát, dựng xí nghiệp này nọ (…) là lo cho bọn bay sau nay“.. Việc xây dựng Đảng của ông đã lầm lẫn ngay từ ngôn ngữ “BỌN BAY
Và Đảng đã được lãnh đạo qua hình thức phụ quyền cha con. Cứ cho rằng lãnh đạo Đảng như vậy cũng được đi. Nhưng thực tế của miền Nam không phải là thực tế của miền Bắc Cộng sản. Ở Bắc thì Bác rồi mới đếnĐảng, nhưng Đảng là một tập thể anh em, với kỷ luật sắt thép. Còn ở Nam thì khác, vào Đảng vì lý tưởng cũng có mà vì chủ nghĩa xôi thịt cũng nhiều. Chẳng hạn, năm 1954 khi kết nạp Đảng Viên, một trong tình thế bấp bênh lộn xộn lúc ấy, có một trung tá chỉ huy một “GM” (Groupe Mobile) từ Bắc di quân vào Nam. Viên trung tá vốn là người của biệt đội Con Ó (thuộc phòng VI của Trần Đình Lan). Ông Cẩn đã ủy cho một người thân tín phải tìm cách thuyết phục đưa viên trung tá vào Đảng. Với cấp bậc và chức vụ đương nhiên viên trung tá trở thành một đảng viên quan trọng thuộc hàng “lãnh đạo”. Con người ông ta ra sao, lòng trung thành và hiệu năng phục vụ đảng như thế nào, ông Cẩn không cần biết. Khi vào Đảng rồi “đồng chí” của ông đóng vai trò con cái trong nhà “vâng vâng dạ dạ” bẩm lạy Cậu. Từ đó viên trung tá trở thành đồng chí Văn Thanh, chỉ còn là thứ nô bọc trong vai trò nô bộc cao cấp. Như vậy thì làm sao kiếm tìm được tình đồng chí trong ý nghĩ thiêng liêng của từ ngữ này? Thế nhưng ông Cẩn vẫn say mê Đảng… Và gây kinh tài cho Đảng gồm những ông tai to mặt lớn kiểu “đồng chí Văn Thanh“, trong khi đó một số đông cũng yêu Đảng như mối tình đầu lại bị ông chê “Tụi bây còn trẻ mà biết gì”.
Trong quan niệm phụ quyền cha con và “Ta là Đảng” ông Cẩn tự ý lo liệu, tự ý ủy quyền cho một số người quản trị tài sản của Đảng ông. Sự quản trị do tín nhiệm cá nhân và lại không có gì dàng buộc với tập thể…Hóa cho nên khi ông Cẩn ngã xuống thì anh nào “may tay có lời“, Đảng của ông trở thành tay trắng, tan tác một sớm một chiều và ông cũng chết trong hai bàn tay trắng. Đó cũng là một bài học quý giá cho những ai khi có chánh quyền mà muốn lập Đảng dù lập Đảng tất cả ý chí và lòng say mê. Nhưng đừng quên rằng, chuyện đời rất khó, “thấy ăn thì tìm đến thấy khó thì tìm đi” đó là lẽ trắng đen của đời.
Sự ủy quyền quản trị tài sản cho Đảng cần lại trao cho một số người trong đó có dược sư, dân biểu, ông Cẩn (do môi trường, hoàn cảnh thuận tiện và ý thức non kém về chính trị cũng như sự lãnh đạo Đảng) khiến cho ông đã chọn lầm một số người toàn là những kẻ tùy cơ hội tùy thời ăn có, cho nên khi được ủy quyền rồi thì bọn người này lại nhân danh ông Cẩn mà sách thủ tác oai tác quái để nói là kinh tài cho Đảng theo lệnh Cậu Cẩn mà kỳ thực chỉ lo cho cá nhân đầy tham vọng của họ.
Bao nhiêu oán thán đã có ông Cẩn chịu. Thực tế đã xảy ra như vậy và khi chết, ông lại chết vì tài sản cùng với hai bàn tay trắng.
Khi ra pháp trường ông Cẩn lẻ loi một mình. Mặt ông vẫn thản nhiên, ông bị trói vào cột (như báo chí đã tường thuật). Trung Úy Bảo, sĩ quan báo chí Phủ Thủ Tướng là người duy nhất đại diện báo chí nhà nước có mặt tại “sân bắn” lúc ấy. Trung úy Bảo thuật lại: Hai bàn chân của ông chỉ có năm ngón chấm đất, gót chân lơ lửng. Ông Bảo viết tiếp: biết đâu lúc ấy ông Cẩn không nhận ra tôi”. Trung úy Bảo đứng cách tử tội Ngô Đình Cẩn 15 m về phía tay mặt. Đằng trước ông Cẩn là toán QC. Sau toán QC là báo chí. Do tình cờ của số phận nhân chứng lại có mặt trong tư thế đại diện chính quyền trong buổi xử bắn ông Cẩn. Thật là éo le!
Nhân chứng nói: “Nhìn ông Cẩn lúc ấy tôi rớm nước mắt song vẫn cố tình làm ra vẻ thản nhiên“. Định mệnh lịch sử có thật hay sao? Trước đó, nhân chứng được Trung tá Khôi cho ra Huế mang thư riêng đến ông Cẩn. Nhân chứng tưởng chừng ông Cẩn phải là người dữ dằn hung hãn lắm.
Nhưng khi được Đại Úy Minh đưa vào yết kiến Trung Úy Bảo rất ngạc nhiên. Ông Cẩn nằm trên chiếc ghế xích đu kê ở hàng hiên. Ông đang nhai trầu bỏm bẻm. Thấy Bảo ông Cẩn ngồi nhỏm dậy và tự tay kéo ghế mời ngồi. Ông gọi đích danh Bảo rồi hỏi thăm chuyện trò lan man về tình hình Saigon, về gia cảnh và công việc làm ăn của Trung Úy Bảo.
Vẫn khuôn mặt cũ, buổi chiều hôm ra pháp trường, Trung Úy Bảo thấy ông Cẩn vẫn giữ vẻ bình thản, da mặt đỏ hồng.
Rồi một loạt súng nổ, ông Cẩn trở về cõi thiên cổ.
Trước đó ông ta từ chối không chịu bịt mắt. Nhưng Trung tá ủy viên Chính Phủ nói “Đây là luật lệ bắt buộc như vậy“. Ông Cẩn đành chịu, ông cũng không quên lên tiếng xin mọi người tha thứ cho ông và những người đồng đạo có mặt lúc ấy đã đọc cho ông một Kinh Lạy Cha trong đó có câu “xin cho chúng tôi hàng ngày dùng đủ và tha tội chúng tôi như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi”. Khi bị trói vào cột, ông Cẩn được gặp riêng Cha Thính thuộc Dòng Chúa Cứu Thế là vị Cha linh hướng của ông. Rồi sau đến LS Võ Văn Quan… LS Quan nói chuyện với ông Cẩn một lúc, rồi đưa tay gỡ cặp kính trắng trên mặt ông, không khí thật trầm lặng và căng thẳng trong nỗi thê lương. Cha Thính quay đi… mắt vị Linh Mục long lanh hạt lệ. LS Quan khẽ thở dài như tiếc thương cho một phận người.
Chỉ một loạt đạn thứ nhất, ông Cẩn đi ngay. Đầu ông gục xuống , lắc lư.
Trung Úy Bảo đến bên ông… Mầu da đỏ hồng biến thành mầu xám nhạt. Không ai giữ được tiếng thở dài nghẹn ngào. Ông được tháo dây trói và đặt trên brancard khiêng trở lại khám đường. Nhân chứng đi theo. Trong gian phòng hoang lạnh, không còn ai ngoài nhân chứng, người Hiến Binh áp giải và lát sau thì có bà Ấm lật đật chạy vào. Ông Cẩn nằm trên brancard, phủ tấm vải trắng loang lổ máu. Người chị của ông khóc rưng rưng, nước mắt dàn dụa trên gò má. Thế là xong một đời người.
CHƯƠNG VI
TRƯỜNG HỢP BÀ NGÔ ĐÌNH NHU

Bà Ngô Đình Nhu có điệu bộ vóc dáng của một minh tinh màn bạc hơn là một phu nhân theo cốt cách Đông Phương. Trong 9 năm chế độ Ngô Đình Diệm, Bà được suy tụng như một Đệ Nhất Phu Nhân. Chính cái danh xưng này đã không thuận tai và làm cho dân chúng đàm tiếu không ít. Ông Nhu tuy là Cố Vấn chính trị Phủ Tổng Thống nhưng trên danh nghĩa ông không có một vị thế công quyền. Ông Tổng Thống sống đời sống độc thân mà người em dâu được “suy tôn” như Đệ Nhất Phu Nhân thì điều đó quả là chướng tai vì nó không chính danh và hợp với chữ Lễ.
Description: http://baovecovang.wordpress.com/wp-includes/js/tinymce/plugins/wordpress/img/trans.gif?m=1207340914gNhưng từ nguyên do nào đã đưa bà Nhu lên địa vị một người đàn bà “Uy Quyền“, bao nhiêu khách công hầu của chế độ từng ra luồn cúi và coi Bà như một nữ lãnh tụ? Ai phong cho bà Nhu tước vị Đệ Nhất Phu Nhân? Không ai phong cho bà cả. Nếu có thì chỉ có cơ quan Thông Tin thỉnh thoảng qua một vài bản tin, qua bích chương đã “bốc” bà lên hàng tột đỉnh công danh đó.
Xin trở lại quá khứ: Tháng 4 -1955 khi Saigon đang ngút ngàn khói lửa, Bình Xuyên quyết ăn thua đủ với chính quyền, gia đình bà Nhu vẫn còn ở tại căn nhà của BS Cao Xuân Cẩm, trước dưỡng đường Saint Pierre Saigon.
Khi thu hồi Dinh Norodom, Tổng Thống Diệm dành một phòng phía bên trái cho vợ chồng ông Luyện. Trong hai người em dâu thì TT Diệm quý Bà Luyện hơn. Giữa vợ chồng ông Luyện với TT Diệm có sự thân mật đậm đà và không xa cách như vợ chồng ông Nhu. Từ khi trở về nước chấp chánh cho đến 4-55, vai trò của ông Ngô Đình Luyện mới là quan hệ. Vai trò của ông Nhu lúc ấy còn mờ nhạt…
Nhưng có một điểm tâm lý như thế này: Tuy nhiên rất quý vợ chồng ông Luyện nhưng ông Luyện lại chỉ có toàn con gái. TT Diệm không thích cháu gái. Ông rất yêu mến đám con trai của bà Nhu. Đó cũng là lý do dễ hiểu, khi cha con ông Khôi qua đời (1945) thì mấy chú con trai của ông Nhu trở thành kẻ nối dõi tông đường của Dòng họ Ngô Đình. Ngô Đình Trác đứng vào hàng đích tôn thừa tự và là bực trưởng của gia tộc Ngô Đình sau này. Mấy chú con trai của ông Nhu trở thành nhịp cầu nối tiếp giữa TT Diệm và vợ chồng ông Nhu mặc dầu bản chất giữa TT Diệm và ông Nhu rất khác biệt nhau. Anh em không mấy khi gần nhau qua những phút tâm tình hàn huyên. Nhưng mấy đứa cháu trai lại trở thành nguồn sinh thú tinh thần của TT Diệm và đó cũng là hy vọng của ông Tổng Thống còn nặng lòng với nho giáo… trong tình tự gia đình. Chính cũng nhờ điểm có mấy người con trai nên bà Nhu đã dễ dàng tạo được tư thế trong gia đình nhà chồng.
Khi trận chiến giữa Bình Xuyên và chính quyền bùng nổ, Đại Úy Huỳnh Văn Cao bàn tính với Thiếu Tá Vinh làm thế nào để di tản gia đình bà Nhu vào trong Dinh, nếu không Bình Xuyên có thể làm “hoảng” giết ông bà Nhu hoặc bắt cóc mấy đứa con của bà để làm điều kiện thương thuyết. Ý kiến này mọi người đều cho là phải. Trước đó TT Diệm cũng tỏ ý băn khoăn ngỏ ý với ông Bằng “Mi bàn với Vinh và Cao làm sao che chở cho gia đình ông Nhu ở Saint Pierre… Bình Xuyên nó làm dữ quá…” Mấy hôm sau, gia đình bà Nhu di tản vào Dinh Độc Lập, ở trong một gian phòng phía góc trái. Lúc đầu ông Nhu nằm ghế bố vì không có giường.
Bà Nhu tuy chỉ học hết lớp Đệ Tam (classe de seconde) trường Albert Sarraut Hanoi nhưng bà lại có trí thông minh thiên bẩm. Sinh ra trong nhung lụa lại thuộc gia đình quan lại vọng tộc, bà Nhu từ tấm bé đã ở trong một môi trường tháp ngà như không liện hệ với nếp sống Việt Nam. Có thể nói, bà thuộc một giai cấp khác không có trong xã hội Việt Nam. Cái giai cấp đó được hình thành trong chiếc nôi văn hóa của Tây phương. Bà là thứ trưởng giả thiệt. Nhưng thứ trưởng giả này là một chất hỗn hợp giữa bản chất Hoàng phái (dòng máu bên ngoại) cùng quan lại vọng tộc(dòng máu bên nội qua gia đình cụ Trần Văn Thông). Thân mẫu của bà vừa là cô gái Huế vừa thuộc hàng khuê các của sông Hương núi Ngự. Thân phụ bà tuy hiền lành nhưng trong con người của ông Trần Văn Chương đã có 80% chất Tây. Quê nội trong Nam, quê ngoại ở xứ Huế lại sinh trưởng tại đất Bắc, bà trở thành xứ lưu dàn giữa 3 miền Nam, Bắc, Trung.
Từ nhỏ học trường Pháp, và trong gia đình sống theo lối Pháp, cha mẹ con cái chỉ nói tiếng Pháp như một ngôn ngữ mẹ đẻ, Bà Nhu trở thành thứ đầm con khi còn cắp sách đến trường.
Tóm lại, môi trường và nếp sống của bà hoàn toàn xa cách với nếp sống quảng đại quần chúng Việt Nam. Khi trở về làm dâu họ Ngô Đình bà Nhu càng trở nên lạc lõng.
Giữa hai họ Ngô Đình và Trần Văn tuy là dòng quan lại cũ nhưng họ Trần Văn đã “Tây hơn cả Tây”. Họ Ngô Đình trước năm 1945 thường bị giới đường quan phê bình là “quê”. Quê có nghĩa là không biết ăn chơi, không có một đời sống thích nghi với nếp sống Tây phương và hầu hết các giới quan lại thời đó đều tôn thờ đây là hình ảnh mâu thuẫn và hoàn toàn khác biệt giữa hai gia đình thông gia Ngô Đình và Trần Văn.
1- Qua tấm ảnh trong cuốn album của gia tộc Ngô Đình ta thấy ông cụ Ngô Đình Khả đứng cao lênh khênh, mặc áo đại quan, đeo bài ngà kim khánh nhưng chiếc quần lại cao quá mắt cá chân, rộng thùng thình. Ông cụ là một hình ảnh vị Thượng Quan thế kỷ 18. Bà cụ khá thấp, mặc áo dài đen, quần thì ống thấp ống cao, bế con. Chung quanh hai ông bà là một đàn con yêu vận quốc phục. Riêng TT Ngô Đình Diệm lại mặc bộ đồ đầm sọc (loại Tây phế thải) và đi chân đất. Nhìn hình ảnh đó, ta có ngay một mối cảm tưởng sâu xa vì cảnh hàn vi của một Lễ Bộ Thượng Thư Nam Triều.
2- Hình ảnh gia đình bà Nhu thì trái hẳn, ông Trần Văn Chương mặc Smoking rất đúng điệu trưởng giả Anh Quốc… Bà Chương lộng lẫy trong áo dài gấm vấn tóc trần. Chính ảnh một phu nhân tân thời vào những năm 1930… trong khi con cái bà Chương đều mặc “đầm” rất đúng điệu. Chú con trai mới mấy tuổi cũng “Tenue de soirée” hoàn toàn trưởng giả.
Trong gia đình ông Trần Văn Chương, vợ chồng con cái đều dùng Pháp ngữ như tiếng mẹ đẻ. Bà Chương vốn đã nổi tiếng là một mệnh phụ giao du rất rộng. Bà thuộc loại “Dame galante”.
Được ấp ủ và giáo dục trong một trường Tây phương, khi còn đi học Bà đã nổi tiếng là một tiểu thư lả lướt và lãng mạn.
Ông Nhu vốn là bạn của vợ chồng LS Chương. Cuộc tình duyên giữa chú Nhu và cô bé Trần Lệ Xuân là cuộc tình duyên “chú cháu”. Chú hơn cháu cả trên hai mươi tuổi.
Kể từ năm 1945, gia đình ông Nhu trải qua cuộc “phong trần”, khi thì ở Đà Lạt, khi thì ở Sài Gòn… ông Nhu “thất nghiệp”…5, 6 năm trời. Khoảng thời gian này đều do bàn tay bà Nhu tần tảo thu xếp. Từ nếp sống một tiểu thư trưởng giả đổi qua vai trò một người vợ của ông chồng “lừng khừng và thất nghiệp chính trị” bà phải lo toan mọi bề và thời gian này một người như bà Nhu không tránh khỏi cái tâm lý của kẻ tự tôn với dĩ vãng vàng son và tự ti với hiện tại đầy cam go về sinh kế.
Dù có sự chu cấp ít nhiều từ Đức Cha Thục, gia đình vẫn không thoát khỏi cơn khủng hoảng kinh tế kéo dài năm sáu năm. Thời gian sau này, chuyện xô xát giữa đôi vợ chồng già trẻ khó bề tránh khỏi. Theo sự tiết lộ của một số gia nhân thân cận… thì bà Nhu luôn to tiếng… với ông chồng. Ông Nhu không biết kiếm đâu ra tiền, mọi sự đành “một tay nhờ mụ nó”.Khi một người đàn ông dù người đàn ông đó là loại siêu đẳng nhưng từ một điếu thuốc cũng do tiền vợ mua thì tất nhiên kết quả tiệm tiến của một quá trình tâm sinh lý người đàn ông đó không thể nào không bị vợ chi phối. Vợ không khinh đã là đại phước. Nếu vợ vẫn trọng vọng mình thì lại càng tạo nên yếu tố tâm lý giúp cho người vợ dễ dàng khuất phục ông chồng và uy quyền của người vợ theo thời gian mà thấm vào trái tim và trí óc ông chồng không bao lâu uy quyền của chồng trở thành uy quyền của vợ. Ông Nhu ở trong trường hợp này.
Kể từ năm 1952, tình trạng kinh tế gia đình của vợ chồng ông Nhu càng thêm sa sút đến độ tê liệt. Bà Nhu đã phải bán hết tư trang. Năm 1952 chiếc vòng đeo cổ cuối cùng cũng phải đem ra phát mại. Khi ông Nhu quay sang làm tờ tuần báo Xã Hội thì cảnh nhà lại càng tê liệt. Những cộng tác viên của ông dạo đó phải mua tặng ông Nhu từng bao thuốc, đãi ông từng bữa quà sáng. Quần áo của ông Nhu cũng đã xác xơ. Ông chỉ còn lại vài bộ đồ lớn còn lưu giữ từ thời tiền chiến. Bà Nhu thì đi xe đạp… Ông chồng Nhu vẫn đi ké xe “muôn thuở” từ năm 1945 cho đến 1954.
Bản chất ông Nhu vốn trầm lặng một cách khó hiểu và rất sợ “sì căng đan”, cho nên cứ mỗi lần bà Nhu la lối thì ông lại ngồi im không một lời nói năng, nét mặt chảy dài. Sì căng đan như một biến cố tâm lý trong đời ông là dạo cuối năm 1953 bà Nhu đã dọa tự tử sau một trận xô xát… Trước sau ông Nhu vẫn là kẻ thua cuộc vì bất lực trong một cuộc mưu tìm sinh kế cho gia đình. Nguyên nhân chỉ vì cạn tiền không còn cách nào xoay sở để sinh sống. Với người trí thức cỡ nặng như ông Nhu trong tình cảnh ấy kéo dài qua nhiều năm thì áp lực và ảnh hưởng của vợ đối với chồng (nhất là chồng già vợ trẻ) mỗi ngày ăn thấm sâu lan rộng… thì đời sống “phòng the”do đó mà dễ dàng khuynh loát khống chế bao tỏa ra mọi việc… từ gia đình riêng tư đến giao tế bên ngoài. Trước năm 1952 đối với vợ, ông là người cứng rắn, ông không thích ai bàn tính chuyện thế sự với bà vợ… mà ông cũng không bàn thảo gì với bà vợ còn non trẻ.
Ông vẫn coi bà vợ như một cô cháu gái ngây thơ. Nhưng bà Nhu lại nhiều lần muốn chứng tỏ mình không còn nhỏ dại và có đủ khả năng để giúp chồng làm việc lớn. Trong vụ tranh chấp giữa Tướng Hinh và TT Diệm, bà đã chứng tỏ bà có khả năng thực. Dạo ấy bà Nhu đã len lỏi đến nhiều nơi để vận động chống Tướng Hinh và kể cả chuyện tham gia sách động biểu tình tháng 9 năm 1954. Giữa lúc tình hình gay go nhất, bà Nhu nhảy vào vòng với một lập trường dứt khoát là phải đuổi cổ anh “Tây con” sang Pháp. Tháng 4-55, khi TT Diệm nhận được công điện của Quốc Trưởng Bảo Đại triệu qua Cannes, bà Nhu đã mạnh bạo tỏ thái độ quyết liệt và tìm mọi cách ngăn cản ông anh chồng qua Pháp và chủ chương lật đổ ông Vua này. Về vụ Bình Xuyên bà cũng nhảy vào vòng (dù không ai yêu cầu)nhưng bà lại chứng tỏ có khả năng và nhiều sáng kiến trong việc giúp anh chồng và chồng giải quyết đại sự trong một tình thế sôi bỏng.
Khi gia đình Bà Nhu dọn vào Dinh Norodom, lúc đầu chỉ có tính cách ở tạm ít lâu để lánh nạn Bình Xuyên. Gia đình ông Luyện tự động nhường căn phòng phía bên trái Dinh cho vợ chồng ông anh và dọn ra ở tòa nhà trắng phía đường Nguyễn Du. Ông bà Nhu ở căn phòng này cho đến vụ ném bom 27-2-1962.
Trong gia đình, ngoài Đức Cha Ngô Đình Thục và TT Diệm thì không ai ưa bà Nhu cả. Riêng ông Luyện lại coi thường bà chị dâu và tỏ ra bất mãn khó chịu mỗi khi thấy chị dâu “can dự vào” chuyện quốc sự. Sự bất đồng giữa ông Nhu và ông Luyện trở nên rõ rệt qua vụ truất phế Bảo Đại. Ông Luyện là bạn thân của Bảo Đại từ hồi còn đi học và chính ông đã đóng vai trò giao liên dàn xếp với Bảo Đại qua vụ tướng Hinh và Bình Xuyên. Ông Nhu thì chủ trương phải truất phế cựu Hoàng Bảo Đại và thành lập chế độ Cộng Hòa, dĩ nhiên là bà Nhu hùa theo. Bà lại thường dùng những ngôn ngữ dao to búa lớn…Thái độ và lời nói của bà vừa lấn át người đối thoại vừa như một mệnh lệnh khuất phục kẻ đối lập với bà. Trong thời gian qua Pháp ba tháng để dàn xếp với Bảo Đại vào đầu năm 1955 lúc ông Luyện trở về thì quyền Cố Vấn đã hoàn toàn nằm trong tay ông Nhu có nghĩa là bà Nhu cũng tham gia ít nhiều vào quyền cố vấn đó. TT Diệm đã phải dặn riêng mấy người thân cận như Đại Úy Cao, Thiếu Tá Vinh như “ở nhà có chuyện gì xảy ra đứng có kể lại cho ông Luyện nghe“. Ý TT Diệm không muốn làm phật lòng ông em út mà TT Diệm thương nhất nhà nhưng ông lại nể ông Nhu hơn và phục cái tài của ông em học giả. Từ dạo đó, quanh TT Diệm đã chia thành 2 phe một phe thân ông Luyện, một phe thân ông Nhu. Mấy gia nhân cận thân như ông Bằng cũng bắt đầu công khai va chạm với gia đình bà Nhu.
Sở dĩ phải mô tả và nhận định về con người và bản chất thực của bà Nhu ở thiên bút ký này là vì những tình cờ của lịch sử và số phận hẩm hiu của quốc gia, bà Nhu đã có cơ hội tham dự ít nhiều vào biến cố lịch sử năm 1963. Điều quan trọng hơn là bà cố vấn Nhu có một phần trách nhiệm trong biến cố đó.
Vấn đề đại sự quốc gia nhiều khi lại bắt nguồn từ những việc rất tầm thường. Biến chuyển lớn của lịch sử hơn một lần lại bùng nổ từ những cảm xúc và ý kiến rất phiến diện của cá nhân lãnh đạo cùng những ảnh hưởng tình cảm chung quanh cá nhân đó. Biến cố 1963 đã nói lên điều này và bà Nhu đã góp phần “đổ dầu thêm vào lò than hồng năm 63″ trong khi sách lược của Cộng Sản là luôn luôn tìm mọi cách phân hóa và gây mâu thuẫn trong hàng ngũ quốc gia bằng một kỹ thuật tinh vi nhất. Cộng Sản tạo nên dư luận về một số cá nhân lãnh đạo và gia đình, đời tư của cá nhân đó. Từ dư luận rồi lộng giả thành chân để tạo nên “như là thực”.
Từ cái như là thực không bao lâu trở thành sự thực. Chẳng hạn như chiếc “ghế khoái lạc” của Bà Nhu được triển lãm tại Phòng Thông Tin Đô Thành năm 1964 (đây chỉ là chiếc ghế ngồi uốn tóc. Từ năm 1961 bà Nhu không ra hiệu uốn tóc nên một tiệm uốn tóc ở đường Catinat đã đưa chiếc ghế này vào Dinh, mỗi tuần cho thợ vào một lần), chiếc ghế đó bỗng nhiên được cách mạng đặt tên là ghế khoái lạc để chứng tỏ tội ác của bà Nhu cùng chế độ Ngô Đình Diệm. Chiếc ghế khoái lạc đó đã ít nhiều khích động quần chúng tạo dựng nên bao nhiêu điều đáng tò mò qua con người đầy sôi nổi như bà Nhu.
Trong 9 năm đã có biết bao nhiêu “sự thực” như vậy được diễn tả một cách mê ly gay cấn trong dư luận quần chúng. Mà sự thực về bà Nhu như thế nào? Trước hết, nếu nói về tội thì bà có một “tội lớn” như thế này: Bà không biết gì về chính trị nhưng lại hăng hái tham gia chính trị. Sinh trưởng trong nhung lụa của một tháp ngà trưởng giả Tây phương không thích nghi với đời sống quảng đại quần chúng, nhưng lại công khai nhảy ra hoạt động  đứng trên hàng đầu… Tất nhiên bà phải dấn mình vào thực tại nhưng lại không thích nghi được, thực tại trở nên đối nghịch với chính bản thân trưởng giả và xa lìa quần chúng của bà. Thực ra thì chính quyền dạo đó cũng muốn tạo lực lượng phụ nữ…Vì đây là một lực lượng đáng kể và nếu biết cách tổ chức và vận động thì lực lượng này là một hậu thuẫn to lớn. Bà Nhu có thể làm được điều đó cùng với ưu thế và quyền hành (trong bóng tối mà ở trong bóng tối mới là quan trọng). Bà Nhu lại quyết tâm hoàn thành giấc mộng trở thành lãnh tụ của giới phụ nữ Việt Nam. Ngay trong gia đình nhà chồng – một gia đình Thượng Quan nho phong – Bà Nhu còn không sống cho thích nghi với đời sống huống chi quảng đại quần chúng nhất là quần chúng Việt Nam vốn trọng nam khinh nữ, dân Việt Nam vốn chỉ tôn mộ khâm phục những loại như bà Thanh Quan, Sương Nguyệt Ánh, Phan Bội Châu phu nhân và gần hơn điển hình nhất là Nam Phương Hoàng Hậu.
Bản chất người Việt cả nam lẫn nữ, vốn không có cảm tình nếu không muốn nói là ghét và khinh thị nhưng loại “phu nhân” múa may bên ngoài phạm vi gia đình và công tác xã hội từ thiện.
Những lý do nào khiến bà Nhu tạo được cơ hội nhẩy vào sân khấu chính trị và từ năm 1956 bà đã gây được nhiều thanh thế trong dư luận quốc nội và quốc ngoại… Nói là bà quá ồn ào thì quả thực bà ồn ào nhưngồn ào có kỹ thuật trình diễn. Lý do gần và như là tầm thường nhất đã giúp cho bà Nhu trở nên dâu cả trong gia đình họ Ngô và độc quyền dành cho họ Ngô mấy cậu con trai để nối dõi tông đường (mãi sau này ông Luyện mới có con trai). TT Diệm độc thân và mấy đứa cháu trai trở thành nhu cầu cần thiết cho đời sống tình cảm qua một con người còn nặng lòng với gia tộc và truyền thống như TT Diệm. Sau nữa dù Phủ Tổng Thống đã có Nha Nghi Lễ, có Sở Nội Dịch, ông Tổng Thống Diệm vẫn cần có một phụ nữ để lo toan công việc tiếp khách và nhiều vấn đề khác thuộc phạm vi giao tế nhân sự mà thiếu một người đàn bà cũng gây nên nhiều nan giải, bế tắc. Bà Nhu lại có sở trường giao thiệp có khiếu đôi chút về thẩm mỹ. Trong khi TT Diệm cũng như ông Nhu hoàn toàn mù mờ về thẩm mỹ và giao tế (lo toan việc nội trợ đều một tay bà Nhu điều động) như trang hoàng phòng khách sắm sửa các đồ trang trí và trang sức v.v…
Bà lại luôn luôn tỏ ra con người mẫn tiệp, tháo vát và khéo (khi tiếp phái đoàn ngoại quốc)… Bà lại nói tiếng Pháp ngữ và Anh ngữ rất  lưu loát.
Từ tư thế của một nữ tiếp viên của Dinh Độc Lập lại thêm tham vọng lãnh tụ của phụ nữ cùng với uy thế và uy quyền của chồng và anh chồng, bà Nhu được mặc nhiên chấp nhận trên thực tế như một uy quyền bất khả kháng và uy quyền đó, cách này hay cách kia đã chi phối ít nhiều trong sinh hoạt quốc gia và công vụ.
Lực lượng phụ nữ của bà Nhu qua phong trào của Phụ Nữ Liên Đới lại chỉ gồm vợ mấy ông lớn cho nên không có tính cách quần chúng và chỉ nặng về trình diễn. Khi các bà lớn trình diễn chính trị thì quả tình không hấp dẫn được ai và trở thành trò cười cho thiên hạ.
Bà Nhu chịu đọc sách lại có ông chồng “Cố vấn”. Tuy kiêu ngạo tự tôn nhưng gặp những việc khó khăn nan giải, bà vẫn chịu khó tìm hiểu ý kiến qua một vài cộng sự viên thân cận của ông Nhu.
Bà đối đáp lanh lẹ, phản ứng bốp chát nóng bỏng. Đó là ưu điểm của bà. Nhưng về mặt chính trị phản ứng nóng nảy bốp chát của một người đàn bà ở địa vị như bà Nhu đã trở nên thất lợi. Khuyết điểm lớn của bà là không tạo được những cử chỉ và phong độ ngôn ngữ hấp dẫn được quần chúng kể cả giới phụ nữ. Trong khi bà Nhu lại trở thành đối tượng cho sự tuyên truyền có sách lược của Cộng Sản. Mà người Cộng sản muốn bôi đen một chế độ trước hết tìm cách bôi đen qua từng cá nhân uy quyền của từng chế độ ấy. Rồi theo ngày tháng, một cách tiệm tiến có kỹ thuật, cả chế độ đó sẽ thành đen và quỵ ngã toàn bộ. Nếu ý thức được như vậy, lý ra bà Nhu phải hoàn toàn đứng trong bóng tối một cách khiêm nhường. Đằng này bà Nhu xuất hiện với tất cả sự lộng lẫy lòe loẹt với chiêng trống nhịp nhàng của một số các bà Tướng Tá Bộ Trưởng Tổng Giám Đốc  và kể cả mấy vị tu mi “mày râu nhẵn nhụi”…
Trước hết là dịp lễ Hai Bà Trưng, Bà Nhu muốn làm sống lại khí thế của hai vị Nữ Anh Hùng Dân Tộc này… và có nhẽ bà cũng muốn nhân cơ hội trở về nguồn lịch sử để tạo một thần tượng dẫn đạo phụ nữ. Theo bà Nhu“Nam giới có Lê Lợi, Quang Trung thì nữ giới cũng có Hai Bà Trưng cũng như Pháp có Jeanne d’Arc”. Trước năm 1963, lễ Hai Bà Trưng được mô tả như một lễ Quốc Khánh thứ 2 sau lễ Quốc Khánh 26-10. Đó là một sáng kiến rất tốt, một cử chỉ đẹp có chính nghĩa không có ai công khai phản đối được. Nhưng vì khi trình diễn quá nhiều nên lại không thuận tình. Xin dẫn chứng về cái gọi là không thuận tình như thế này:
Lễ đài trần thiết thật long trọng tôn nghiêm có bàn thờ có tàn lọng có đồ bát biểu, gươm đao, khí giới… trên bục lớn của lễ đài trải nhung đỏ(màu tiêu biểu cho sự thiêng liêng tôn kính theo truyền thống nghi lễ dân tộc). Lễ nghi dành cho bậc anh hùng dân tộc như vậy là đúng. Nhưng người chủ lễ cũng rất quan trọng. Dư luận luôn luôn lưu ý về điểm này. Bà Nhu với tư cách đại diện Phụ Nữ Việt Nam và Đại diện Tổng Thống nhất là đại diện Tổng Thống nên bà được hưởng đầy đủ lễ nghi nào xe dành riêng cho Tổng Thống lại có đoàn xe Harley hộ tống khi đến lễ đài có đủ mặt Bộ Trưởng, Tướng Tá tăm tắp đứng lên “kính chào” và chào kính theo nghi lễ quân cách. Trên nguyên tắc thì đúng là vì đại diện Tổng Thống được quyền hưởng nghi lễ như vậy.
Thực tế chính trị và tâm lý truyền thống Việt Nam không chấp thuận như vậy. Dù cho là vợ một Tổng Thống, người Việt cũng cảm thấy khó chịu. Nếu vợ ông Tổng Thống cũng được hưởng nghi lễ đón tiếp dành riêng cho Nguyên Thủ Quốc Gia ở Tây Phương thì lại khác huống chi bà Nhu chỉ là em dâu một Tổng Thống vốn được tôn trọng theo hàng trưởng lão quốc gia. Do đó mà dư luận bàn tán mỉa mai thành ra “kính chẳng bỏ phiền không ít“, Giọng nói của bà Nhu qua các bài diễn từ cũng là một thất lợi vì giọng nói tuy mạnh thật, tuy có lửa nhưng lại vốn ra vẻ lãnh tụ như răn dạy, truyền bảo, thêm vào đó tiếng nói lại thiếu ngọt ngào truyền cảm, thiếu nữ tính…
Khi đã có quyền hành, có địa vị (dù là trong bóng tối) và một uy tín cần phải được bảo vệ trong tư thế lãnh đạo… Ông Nhu hay ai cũng không thể làm cách nào khác hơn trước một người vợ hay lớn tiếng, dám làm những việc động trời như bà Nhu… ông Nhu trở thành bất lực không thể ngăn cản vợ… đó chỉ là hậu quả của bản chất trí thức.
Vả lại, trước con mắt chủ quan của ông Nhu thì người vợ ông không làm gì quá đáng trái lại công việc của bà Nhu lại hợp lý và hữu ích cho quốc gia. Luật Gia Đình là một thí dụ.
Kể từ tháng 12-1957, Quốc Hội họp bàn sôi nổi về dự án của Luật Gia Đình, Bà Nhu đã từng bỏ phòng họp ra về với thái độ ngôn ngữ rất ngang ngược ngạo mạn. Đối với một tín đồ Thiên Chúa Giáo và người Tây phương thì đời sống lứa đôi chỉ có một vợ, một chồng, vấn đề đa thê không cần đặt ra. Tín lý Thiên Chúa Giáo không chấp nhận đa thê. Nhưng xã hội Việt Nam không phải là xã hội Tây phương và dân chúng Việt Nam không phải tất cả đều là tín đồ Thiên Chúa Giáo – giới Thiên Chúa Giáo chỉ là thiểu số (15% dân số). Cho nên luật này trên lý thuyết thì hay song thực tế không phù hợp với bản chất và nếp sống quảng đại của quần chúng. Hơn nữa, giới âm thầm phản đối chính là giai cấp tướng tá và công chức cao cấp cũng như công kỹ nghệ gia giàu có, phần lớn các vị này đều bị kẹt nếu không có vợ bé thì cũng lén lút giao du.
Bà Nhu đã lý luận “Đã đến lúc người phụ nữ đứng lên bình đẳng với người chồng ngay trong phạm vi gia đình, chỉ một vợ một chồng thôi…chỉ những kẻ hư hỏng không ra gì mới lấy vợ nhỏ rồi bỏ phế gia đình” Bà Nhu vẫn tin mình đi đúng đường với chủ trương cách mạng giải phóng phụ nữ trước hết từ gia đình để từ đó bước qua xã hội. Lý luận và chủ trương của bà nghe xuôi tai và hợp lý. Nhưng điều căn bản là cải tạo xã hội, không phải chỉ bằng một biện pháp ban hành một vài đạo luật.
Có thiện chí và hăng say nhưng bà Nhu vẫn bị phản đối, dân chúng thờ ơ. Trước hết bà Nhu không nắm được một vài định luật rất giản dị, đơn sơ của chính trị (những nhà lãnh đạo sau năm 1963 cũng đều mắc phải lỗi lầm như vậy vì là một thứ lãnh tụ “non” thiếu học tập, thiếu kinh nghiêm, không có căn bản chính trị)
Một trong những “định luật chính trị” căn bản của người lãnh đạo là không bao giờ được lấy chủ quan của mình để biến đổi khách quan (tức thực tại chính trị) nhưng ngược lại phải biết biến hóa chủ quan lãnh đạo của mình. Và thích hợp chủ quan với khách quan tức hòa đồng bản thân với thực tại đề nắm thực tại.
Từ bao lâu rồi, việc quốc gia đại sự nếu không may để một người đàn bà can dự vào thì mọi sự đang tốt lành cũng dễ trở thành u tối. Nói như thế không phải là khinh thị giới phụ nữ. Nhưng lịch sử Đông Tây đã từng minh chứng như vậy. Đàn bà chỉ là đàn bà dù người đàn bà đó có tài ba như thế nào…
Bà Nhu là người có tài thực, có thiện chí nhưng tính kiêu ngạo và chủ quan cũng đã đủ làm cho bà trở thành đối tượng cho bao nhiêu điều phẩm bình, dị nghị đàm tiếu… Mẫu người như Bà Nhu sẽ dễ dàng thành công trong xã hội Mỹ. Ngôn ngữ cử chỉ cùng những phản ứng lanh lẹ bà sẽ dễ dàng thu hút được đám đông. Nhưng đám đông trong quần chúng Việt Nam lại trở nên xa cách với ngôn ngữ, dáng điệu và cử chỉ của bà. Qua mấy lần ra ngoại quốc như tại Moroco, Bresil… Bà Nhu đã thành công nhờ ưu điểm trên. Còn chuyến đi giải độc tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Tế Nghị Sĩ tại Belgrade (Nam Tư 1963) và Mỹ quốc bà Nhu đã chứng tỏ được khả năng của mình và nhất là tại Mỹ quốc, bà đã gây được nhiều sôi nổi sóng gió làm kinh động chính quyền Kennedy và Đảng Dân chủ Mỹ. Nhưng với xã hội Việt Nam, bà hoàn toàn thất bại trước đám đông.
Người ta tự hỏi, tại sao một nhà trí thức uyên bác như ông Nhu lại không kiềm chế được người vợ? Tại sao ông ta không tìm cách ngăn chặn những hành động thất nhân tâm của vợ? Ông Nhu sợ vợ? Nói cho ngay tình thì ông Nhu không phải là người sợ vợ, ông rất ghét “chuyện đàn bà” dính vô.
Bộ Luật Gia Đình đã gây sôi nổi trong dư luận một thời. Thực tế thì luật ấy cho đến khi ban hành và thực thi cũng không tạo được một tác dụng lớn lao nào trong cái tầng lớp dân chúng. Phản ứng của dân chúng đối với luật lệ như Luật Gia Đình không có gì đáng quan tâm vì luật pháp hãy còn hết sức xa vời với quảng đại quần chúng Việt Nam… Dù có luật hay không luật, đời sống vợ chồng giới bình dân đều dựa trên căn bản tình cảm “yêu nhau giá thứ bất luận tất”. Nhưng giới thượng lưu và nhất là giới tướng tá và công chức cao cấp tuy ngoài mặt hân hoan chào mừng Luật Gia Đình. Có ông Tòa 2, 3 vợ… Như vậy thì trách chi không oán ghét bà Nhu. Bà Nhu thường bàn luận với mấy cộng sự viên của ông Cố Vấn chính trị như thế này: “Kinh nghiệm trong gia đình nội, ngoại của tôi, tôi biết rõ. Ai có vợ nhỏ thì đang trong sạch cũng trở thành tham nhũng, gia đình chia rẽ, rồi dòng con này, dòng con kia cứ lung tung, lộn xộn”. Khởi từ kinh nghiệm này, bà Nhu quyết thanh toán chế độ đa thê mà bà nghĩ rằng nếu hoàn thành bà đã giải phóng cho nữ giới cái thảm cảnh gia đình vợ nọ con kia (chém cha cái kiếp lấy chồng chung, kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng). Trước điễn đàn Quốc Hội dạo năm 1957, cũng đã có nhiều Dân Biểu (kể cả mấy Dân Biểu trong PTCMQG) mạnh dạn lên tiếng công kích dự án luật này. Bà coi mấy ông Dân Biểu không đi đến đâu cả… Bà Nhu coi thường nếu không muốn nói là khinh miệt một số Dân Biểu như vậy cũng có nguyên nhân. Vì rằng bà cũng biết rõ “chân tướng” của các ông. (Đời tư lẫn đời công cũng chẳng đẹp đẽ gì). Chức Dân Biểu của họ phần lớn cũng do “công ơn ban phát của Đoàn Thể… ” Do đó, mà phản ứng của một số Dân Biểu trở thành vô hiệu hóa.
Trong một cuộc họp vào khóa đầu năm 1959. Bà Nhu công khai đả kích một số Dân Biểu ngay tại diễn đàn Quốc Hội và cho rằng ai chống đối Luật Gia Đình chỉ là những kẻ ích kỷ hèn nhát muốn lấy “vợ lẽ“. Thái độ chống đối đó thật là “hèn”. Mấy ông Dân Biểu quyết làm lớn vụ này và đòi Bà Nhu phải xin lỗi… về thái độ hống hách của bà. Sau đó Bà Nhu tỏ ra phục thiện và ra một cái thông cáo cải chánh là bà không nói các Dân Biểu thật hèn nhưng Bà chỉ nói DB “thất hẹn“. Cách cải chánh của Bà kể cũng thông minh và khéo léo.
Tất nhiên ai cũng hiểu rằng, không ai lại nói “thái độ thất hẹn” cả. Nhưng ở đây bà lại bẻ quặt hai chữ thật hèn thành thất hẹn. Bà đã chơi chữ một cách thông minh và đúng lúc. Mấy ông DB đành chịu đựng một cách hoan hỉ. Phụ họa với bà Nhu còn một số nữ DB thuộc “gà nhà”.Nhưng hầu hết trình độ chính trị còn non kém lại thiếu thông minh nên mới có một nữ DB lớn tiếng bệnh vực Luật Gia Đình và đưa ra một “định thứcĐàn bà đẻ ra đàn ông. Nhờ câu nói “phàm phu tục tử” này mà cả mấy năm trời báo chí có đề tài đem ra “thị phi”.
Dự Luật Gia Đình bàn cãi vòng vo cả năm. Bà Nhu quyết liệt phải đạt thắng lợi hoàn toàn. DB Nguyễn Hữu Chung được coi là kiện tướng dám đương đầu. Ông kết án Luật Gia Đình trái với thiên nhiên, xúi dục vợ chồng kiện nhau và chỉ tạo ra cảnh rối loạn trong gia đình. Bà Nhu lại ra chỉ thị cho các DB “gà nhà” kể cả mấy tờ báo kịch liệt công kích DB Chung. Cuối cùng như ta đã biết bà Nhu thắng thế. Nhưng sự thắng lợi của bà không đi đến đâu, vì luật lệ tự nó không thể cải cách được xã hội, muốn dùng luật pháp để cách xã hội thì trước đó phải vận động dư luận, gây ý thức trong quần chúng, học tập thực tế và dùng biện pháp cùng các thể chế của chính trị. Không thể cách mạng nông thôn bằng luật này luật kia để nông dân có ruộng rồi coi là cách mạng. Đó chì là hình thức tuyên truyền, khoa trương thanh thế.
Thực tế thì Luật Gia Đình có nhiều điểm phù hợp với tinh thần thượng tôn hạnh phúc và bảo vệ trật tự xã hội qua trật tự gia đình. Thế nhưng lại có một số điểm quá khắt khe, không phù hợp với thực tế, thiếu căn bản của một tinh thần xã hội trong truyền thống Việt Nam. Do đó mà cả cái hay cái đẹp đều bị che lấp bởi cái dở… Nhận định của quần chúng vốn nông nổi như một người nhìn giấy trắng và chỉ chú ý đến một vết mực đen(dù vết đen đó rất nhỏ và ở ngoài lề). Bà Nhu hãnh diện với Luật Gia Đình nhưng luật ấy có tác dụng hay không thì lại là chuyện khác. Sau đó bà lại đưa ra dự án luật Lành Mạnh Xã Hội. Trước đó tháng 5/1958 tại Quốc Hội bà đưa ra đề nghị thành lập phong trào Phụ Nữ Liên Đới và kêu gọi các bà vợ công tư chức quân nhân tham gia phong trào. Quốc hội khóa II ( tháng 8-59) đã có 9 nữ DB trong đó có bà Nhu. Bà lại khởi công hoàn thành dự án luật “lành mạnh xã hội”. Sau cái tên này bị đả kích được đổi thành luật bảo vệ luân lý (ban hành năm 62 bị bãi bỏ sau đảo chánh bởi sắc luật 2-63.
Dự luật này cũng gây sôi nổi không ít. Xét cho công bằng, khi đưa ra dự luật này, bà Nhu nắm ngay được chính nghĩa vì rằng chỉ có một tối ưu tối thiểu số là nạn nhân của luật bảo vệ luân lý. Thiết tưởng dù là ở một thời đại nào, ở một chế độ nào (ngoại trừ chế độ của những kẻ hãnh tiến ăn chơi sa đọa và coi nhẩy đầm như một lý tưởng đáng tôn thờ) không ai có thể tán trợ cho các thiếu niên uống rượu hay hút thuốc hoặc tán trợ cho nạn phá thai, đồng bóng… Ấy thế mà người ta vẫn chống đối và hè nhau tạo nên niềm công phẫn. Bà Nhu lại trở thành trung tâm điểm của bao mũi dùi dư luận. Dĩ nhiên luật ấy cũng có những điểm quá đáng và thực tế.
Trên quan điểm quần chúng cũng như phong tục truyền thống dân tộc thì dự luật bảo vệ luân lý của bà Nhu là một công trình tốt đẹp với thánh ý xây dựng rất rõ rệt. 15 triệu đồng bào bất quá chỉ có vào khoảng nửa triệu ảnh hưởng đến luật này nhưng chính lớp người tối ưu thiểu số đó lại có tác dụng sa đọa hóa xã hội Việt Nam và đồng thời vong bản hóa bản chất dân tộc cũng như bôi đen cả tập tục tốt đẹp của xứ sở. Do đó không thể nào buông thả cho một thiểu số này sống phóng đãng được trong khi quảng đại quần chúng vẫn phải sống đời sống lầm lũi cơ cực và trong khi mà nếp sống của quảng đại quần chúng vẫn tập thành trên căn bản của truyền thống cao đẹp.
Về công trình này, Bà Nhu đứng hẳn về phía quần chúng, lập trường là lập trường xã hội dân tộc. Nhưng Bà lại càng gặp phải phản ứng dữ dội tuy ngấm ngầm. Nhiều tướng tá hay một số công chức cao cấp đều mê cái món nhẩy đầm. Các bà lớn thì bài bạc.
Phần nhiều các con ông lớn thì rượu chè thuốc sái (con nhà nghèo và trung lưu thì lấy tiền đâu ra)… Các vũ nữ lại là thành phần liên kết ruột thịt với một số tướng tá công chức cao cấp, công kỹ nghệ gia ăn chơi và giới“văn minh” đô thị. Bà Nhu vô tình đã đụng độ với những địch thủ ghê gớm đó.
Quảng đại quần chúng từ nông thôn đến trung lưu không ai chê trách gì luật bảo vệ luân lý (có hay không đối với họ không quan trọng) nhưng một giới khác thì luật này trở nên quan trọng.
Việc cấm nhẩy đầm của bà Nhu cũng gây bất mãn lớn trong giới ngoại kiều tại Saigon (Tây Phương nhẩy đầm là một nghệ thuật, một trò giải trí thanh lịch truyền thống). Năm 1961 Phái Đoàn Maxxwell Taylor qua Việt Nam tìm hiểu về chương trình kinh tế Vũ Quốc Thúc – Staley… Trong một cuộc gặp gỡ mấy Bà, Ông Taylor không đề cập vấn đề nào khác hơn là chuyện nhẩy đầm. Ông cho rằng sự cấm đoán như vậy là kỳ quái. Một cách lỗ mãng, sống sượng hơn nữa, một giới chức Mỹ trong phái đoàn đã hỏi mấy bà “Nếu cấm đoán như vậy thì đàn ông chỉ còn là sở thích của đàn bà hay sao”.
Đáng lý chuyện nhẩy đầm nếu cấm thì cũng nên linh động uyển chuyển nhưng kẻ thi hành lại quá hăng hái trong việc lập công. Trường hợp nữ giới chức thuộc Lãnh Sự đoàn Liban, cư ngụ tại đường Trương Minh Ký, đã bị nhân viên công lực gây phiền phức tạo nên dư luận không tốt trong giới ngoại giao.
Bà này đã có tuổi. Nhân dịp một tầu hàng Liban cập bến, một số thủy thủ đồng hương của bà đến thăm rồi nghe nhạc theo vũ điệu… Thế là Cảnh sát cũng ập vào lập biên bản đem về bót. Rất nhiều trường hợp như vậy xảy ra. Giới ngoại kiều càng thêm bất mãn và đó cũng là sự thất lợi về“ngoại giao”. Trong khi triệt để cấm nhẩy đầm mấy ông tướng tá vẫn cứ lén lút du dương.
Riêng việc cấm nhẩy đầm, bà Nhu tỏ ra dè dặt. Bà cũng là một dân nhảy nổi tiếng từ thủa còn đi học tại Hà Nội. Cấm nhẩy đầm sẽ dụng chạm đến nhiều ông tai to mặt lớn. Trong một phiên họp của ban chấp hành Phụ Nữ Liên Đới, vấn dề nhảy đầm được mổ xẻ cặn kẽ. Phiên họp này qui tụ nhiều quý bà “lừng danh”. Một số ý kiến cho rằng chỉ giới hạn việc nhẩy đầm mà không nên tuyệt đối cấm. Một bà tướng Tổng Thơ Ký của Phong Trào Liên Đới lại “bảo hoàng hơn vua” đã yêu cầu ” Bà Cố Vấn” phải cấm triệt để. Bà Nhu vẫn lờ lững chưa quyết định hẳn, nhưng cuối cùng vẫn quyết định cấm nhảy.
Việc cấm nhảy đầm được nhiều “bà lớn” tán thành triệt để vì đức ông chồng của quí bà đều thuộc loại “hảo ngọt lẫy lừng”. (Vụ vũ nữ Cẩm Nhung là một dẫn chứng)
Thế nhưng, cấm là một chuyện còn nhảy vẫn nhảy. Nhiều tướng tá vẫn “lén lút mở bal” ngay trong doanh trại hay tư dinh.
Ai ở Nha Trang vào những năm 1961-1962 đều biết rõ chuyện ông Đại Tá chỉ huy trưởng Đồng Đế vẫn mở bal đều đều lại cho sĩ quan hầu cận về tận Saigon kiếm vũ nữ và bao dàn cả tuần. Do đó, dư luận đã bàn phiếm về việc ba ông tướng hoan hỉ tham gia cách mạng 63 chỉ là do nguồn khát vọng từ tiềm thức do những dồn nén quá độ về món nhảy đầm. Thành ra sau ngày 1-11-1963, các ông “lớn” này ăn mừng cách mạng qua những đêm thần tiên trên sàn nhảy.
Chuyện nhảy đầm lậu tại Nha Trang, Đà Nẵng cũng như Pleiku do mấy ông Tướng Tá và cao cấp đỡ đầu đều lọt vô tai TT Diệm. Ông TT cố ý làm ngơ.
Không phải là người Mỹ ghét bà Nhu qua biến cố Phật Giáo 63 – Bà Nhu đã bị báo chí Mỹ công kích lai rai từ năm 1959. Tòa Đại Sứ Mỹ ngoài vợ chồng Đại sứ Nolting, ông Richardson và tướng Harkins có thể nói hầu hết không có ai có thiện cảm với bà Nhu. Từ Lu Conlin đến Colby (trước 1961) và Phó Đại Sứ Trubeart đều không chấp nhận sự hiện diện của bà Nhu. Họ ngang nhiên dùng những từ ngữ tục tằn nhất để phê phán về chuyện cấm nhẩy đầm, cấm mãi dâm, cấm nam nữ giao du thân mật.
Vì quá chủ quan nên cứ tưởng rằng ta có thành ý có lòng tốt đối với quần chúng thì quần chúng phải theo ta. Thành ý và lòng tốt theo chủ quan trong rất nhiều trường hợp đã mâu thuẫn và bội phản lại thực tại khách quan cho nên có nhiều ông lãnh tụ có chủ trương hay có ý chí vững một lòng vì dân vì nước nhưng tại sao vẫn bị dân chúng oán thán, vẫn chống đối? Giản dị chỉ vì, nhà lãnh đạo không đáp trúng khát vọng của quần chúng và cứ tưởng rằng ta thích gì thì quần chúng thích cái đó rồi sống trong một ảo tưởng thần thánh.
Bà Nhu qua công việc đã thực hiện và lời nói thì quả thực bà muốn thực hiện những gì tốt đẹp nhất cho phụ nữ Việt Nam. Nhưng thoát thai từ trong nhung lụa tháp ngà, điều đó đã trở nên bức tường thành ngăn cách giữa lòng tốt và ý chí lãnh đạo với đại đa số phụ nữ, khi bà Nhu dự định dưa ra dự luật “quyền bình đẳng” cho phụ nữ. Nhưng vẫn chỉ là ảo tưởng xa vời thực tế vì không hiểu thực chất và hoàn cảnh phụ nữ Việt Nam. Khi bà chủ trương ” Lương công nhân phụ nữ phải đồng đều với nam công nhân”. Chủ trương ấy không hợp lý cũng không hợp tình. Tại nhiều quốc gia Á Châu như Tân Gia Ba, lương một nữ giáo viên bao giờ cũng thấp hơn nam giáo viên vì căn cứ trên năng xuất thì nam bao giờ cũng hơn nữ. Tại Việt Nam tiến bộ hơn nhiều quốc gia khác về mặt này. Giáo chức cũng như công chức lương bổng đồng đều theo ngạch trật. Bà Nhu tiến thêm bước nữa là đòi cho nữ công nhân bằng lương nam công nhân. Phản ứng giới chủ ra sao?
Hãng BGI chẳng hạn, ban Giám Đốc cho rằng “đàn bà năng sức yếu lại còn sanh nở và nhiều cái yếu khác nữa. Do đó nếu buộc họ trả lương ngang với nam công nhân thì họ không dại gì thuê nữ công nhân“. Trên thực tế vốn như vậy. Nếu luật ấy được chấp nhận thì sẽ chỉ là văn bản chết và không giúp ích gì cho phụ nữ trái lại còn gây ra cho họ bao nhiêu khó khăn.
Nhờ những yếu tố nào mà bà Nhu tạo được uy quyền trên thực tế? Đơn giản nhất là sự khôn khéo tinh ranh và nhiều sáng kiến với một tiềm lực tinh thần rất mạnh về trực giác, Bà Nhu đã ảnh hưởng sâu xa trong đời sống của năm anh em trong gia đình TT Diệm đến Ngô Đình Thục và kẻ cả ông Ngô Đình Cẩn .
Ông Cẩn được coi là chống đối bà Nhu kịch liệt và chửi chị dâu cũng không tiếc lời nhưng ông Cẩn chỉ chửi “đổng” thế thôi. Trong gia đình ông vẫn chịu lép vế. Thí dụ về việc lập Phong trào Phụ Nữ Liên Đới tại miền Trung. Phong trào này vẫn bĩu môi khinh bỉ “Mấy con mụ đó mần được chi, chỉ ăn hại”. Trước năm 1961, nhiều bà vợ của các ông lớn tại miền Trung cũng muốn lập Hội để có ăn nhưng ông Cẩn ghét như vậy nên đành chịu.
Khi bà Nhu nhúng tay vào quyết định phát triển ra Trung… ông Cẩn đành chịu thua. Bà lại còn chỉ thị cho Huế, Đà Nẵng phải tuân hành theo ý Bà mà thôi, bà rất coi thường ông Cẩn cũng như chỉ để trong lòng.
Dịp ra Huế chủ tọa thành lập Phong Trào là cả một việc trọng đại. Chúng qui bà đã áp đảo được chú em chồng. Trước hôm đó, cả một đại đội thuộc LĐLBPVPTT được gởi ra Huế để lo an ninh cho Bà Cố Vấn. Giới chức thẩm quyền toát mồ hôi vì phải lo tổ chức sao cho long trọng. Ông Cẩn trong lòng tức tối nhưng cũng đành chịu vì chính ông cũng phải đứng ra đôn đốc cho các giới chức lo liệu thực chu đáo. Điều nực cười nhất là hôm lễ khai mạc, Bà Nhu như một nữ hoàng thì Cậu Cẩn rụt rè khiêm tốn như một công tử miền quê uy quyền. Trước đám đông ấy Cậu Cẩn chả còn gì… khiêm tớn, nhỏ bé, nhọc nhằn. Trong khi đó, từ cách đón tiếp đến chiếc ghế ngồi qua ngôn ngữ và cử chỉ bà Nhu lấn át hoàn toàn chú em chồng.
Đây là lần đầu tiên ông Cẩn đành chịu khuất phục uy quyền của bà chị dâu, người mà ông Cẩn rì rả công kích nhiều khi dùng cả chữ “con mụ” và “lăng loàn” để chỉ Bà Nhu. 
Khi Bà Nhu trở về Saigon thì Phụ Nữ Liên Đới cũng theo Bà mà đi luôn. Miền Trung vẫn là đất của ông Cẩn… Phong trào Liên Đới chỉ được phép phát triển tại Nam phần và mấy tỉnh Cao Nguyên.
Sở dĩ, trước mặt Bà Nhu ông Cẩn phải chịu khuất phục vì bà ta đã biết xử dụng cái bề thế của bà chị dâu trong gia đình vốn khắt khe với những tôn chỉ lễ giáo. Còn TT Diệm thì như thế nào?
Điểm quan trọng sau đây đã giúp cho Bà Nhu thành công trong việc khuất phục ông anh chồng Tổng Thống.
Thí dụ điển hình vẫn là những quan niệm về luân lý của Bà Nhu. Quan niệm đó rất thích hợp với quan niệm và bản chất nho sĩ cũng như tu đức Thiên Chúa Giáo trong con người của TT Diệm. Khi bà Nhu đưa ra dự luật “bảo vệ luân lý” (lành mạnh hóa xã hội) thì được TT Diệm hoàn toàn tán đồng và còn khích lệ. Báo chí và Quốc Hội lên tiếng công kích, bình phẩm(tất nhiên là yếu ớt) TT Diệm lại cho rằng dư luận lầm lẫn vì có nhiều người ganh ghét bà Nhu mà tìm cách nói xấu dèm pha. Bà Nhu đã trình bày với ông anh Tổng Thống như thế nào mà được Tổng Thống dễ dàng chấp nhận và hết sức tán trợ.
Trước hết xin đan cử một vài chi tiết đã thể hiện quan niệm luân lý và tâm tính bất thường của TT Diệm qua khía cạnh này. Dạo năm 1959 – một thời đại “vàng son” của hội bảo vệ luân lý do linh mục Hoàng Yến tất nhiên không thể thoát khỏi những lý do “méo mó nghề nghiệp” qua quan niệm tu đức và luân lý giữa thế giới tu hành và xã hội ngoài đời. Linh Mục Yến qua những lần đi quan sát ngoài phố, linh mục chụp được một số ảnh tượng bán thân và khỏa thân trưng bày tại mấy tiệm bán đồ điêu khắc và mỹ thuật trong đó có mấy bức tượng được coi là hoàn toàn “lõa lồ” trưng bày tại tiệm Mai Lĩnh, đường Phan Thanh Giản. Thêm vào đó còn có cản một số hình đàn ông đàn bà, trai gái tắm chung ở piscine (dĩ nhiên là mặc đồ tắm)
Đối với một người bình thường và qua những quan niệm bình thường trong đời sống thì những hình ảnh trên đây không có gì đáng chú ý. Tượng phụ nữ lõa thể chỉ là một công trình của nghệ thuật. Trai gái tắm piscine với quần áo lót hở hang cũng là chuyện quá thông thường.
Nhưng nó lại trở nên quan trọng trước mắt một vị linh mục Hội Trưởng hội bảo vệ luân lý. Linh Mục Hoàng Yến làm một phúc trình dài kèm theo hình ảnh gởi lên cho TT Diệm.
Chỉ mới xem qua những tấm hình đó, ông Tổng Thông đã đỏ mặt, bất thần nổi giận. Ông dùng bút đỏ phê vào bản phúc trình “Ông Lươngcấm ngay” (ông Nguyễn Văn Lương lúc đó là Tổng Giám Đốc xã hội). Nhận được bản phúc trình trên, ông Nguyễn Văn Lương hết sức lo âu, không biết phải xử trí như thế nào. Ông đành hỏi ý kiến người trong Phủ. Tất nhiên là không có một ý kiến nào khác hơn tìm cách khôn khéo nhất để áp dụng lệnh của Ông Tổng Thống. Ý kiến được nêu ra như sau: Ông Nguyễn Lương cho người đến vài tiệm Mỹ Thuật như tiệm Thế Hệ nói khéo để họ thông cảm trưng bày một cách kín đáo bức tượng bán thân lõa thể. Hai hôm sau ông Nguyễn Lương vào trình Tổng Thống với đầy đủ hồ sơ để tỏ ra rằng đã tuân theo chỉ thị của thượng cấp.
TT Diệm lại vui vẻ gật đầu: “Ừ, ừ thôi được”. Từ đó, ông Tổng Thống quên cả chuyện cấm trai gái tắm piscine cũng như chuyện cấm trưng bày tượng bán thân.
Với một quan niệm luân lý khắt khe và quá cổ như vậy lại có những phản ứng bất thường nên TT Diệm dễ dàng bị bà Nhu thuyết phục. Đây là một pha thuyết phục Tổng Thống của bà Nhu do sĩ quan hầu cận kể lại(khi vào phòng Tổng Thống trình việc gì thì luôn luôn phải có sự hiện diện của một sĩ quan hầu cận hay tùy viên).
Bà Nhu thuyết phục TT Diệm để ông chấp thuận luật bảo vệ luân lý, đại cương như sau: Luân Lý Việt Nam hiện nay đang suy đồi. Trẻ con thì hư hỏng người lớn thì bài bạc sa đọa. Một người như TT Diệm nghe nói như vậy tất nhiên phải lo lắng cảm phục người em dâu nổi tiếng văn minh tân thời nhưng lại tỏ ra thoát xác biến nghĩ đến con đường thành thiện. Bà Nhu biết yếu điểm của ông anh chồng… nên chỉ đưa ra đoạn mở đầu như vậy nhằm gây xúc động. Sau đó bà mời trình bày những biện pháp giải quyết.
Những biện pháp ấy đều lý tưởng cả. Ông Tổng Thống cho là người em dâu có thành ý xây dựng đất nước. Bà nhảy đầm rất tài hoa mà nay lại đề nghị cấm nhảy thì ai mà không cho là hy sinh đáng quý. Ông Tổng Thống  đã tin tưởng như thế thì đề nghị nào mà không được chấp thuận. Việc cấm bài bạc thì vốn là chủ trương của ông. Tứ đổ tường đối với TT Diệm là một tội ác làm cho người ta “sa hỏa ngục“. Thiếu niên uống rượu hút thuốc lại càng phải cấm triệt để… Từ nhỏ chí già Ông Tổng Thống có uống rượu đâu. Còn hút thuốc lá thì ông chỉ hút phà khói… Hóa cho nên, dự luật bảo Vệ Luân Lý của bà em dâu đối với ông hiển nhiên là hợp lý hợp đạo.
Khi Ông Tổng Thống để hết mình ủng hộ dự luật ấy thì còn ai dám chống đối. Một vài Dân Biểu lên tiếng công kích một số sai lầm và không thực tế của dự luật này. Tuy nhiên sự công kích chỉ là dàn cảnh để tạo ra dư luận cho ra vẻ hợp lý có vẻ dân chủ thế thôi.
Trong những buổi họp của Ban Chấp Hành Phụ Nữ Liên Đới bà Nhu trở thành một chiến sĩ tiên phong trong cuộc giải phóng phụ nữ. Còn thực tế có giải phóng được không thì 9 năm đã trả lời đầy đủ. Tuy nhiên phải công minh nhận rằng Bà Nhu đã làm được nhiều điểm tốt, dù làm theo chủ quan của bà. Chẳng hạn như vấn đề cấm triệt để thiếu niên không được uống rượu hút thuốc lá, cấm hẳn bài bạc (trừ món tổ tôm được tòa án cho là không thuộc loại đổ bát sát phạt) Bà Nhu có môt ý kiến như thế này về giá trị thân xác đàn bà. Tưởng cũng nên ghi lại đây về việc cấm thi sắc đẹp, bà cho rằng “thời Trung Cổ người Tây phương trưng bày nô lệ tại phố cho bọn nô lệ xếp từng hàng cho người ta đến xem xét đánh giá như mua bán xúc vật, con này mông to, con kia ngực nở con nọ thuộc giống tốt… Với những giá bao nhiêu. Thi sắc đẹp, tuyển lựa hoa khôi của Tây phương xuất phát khởi thủy từ các cuộc trưng bày mua bán nô lệ từ thời Trung Cổ. Ở xứ ta không chấp nhận được cái trò đó”.
Bà Nhu nói riêng với Bà Lương Khải Minh “Ăn mặc hở hang, để cả ngực cả đùi ra cho đàn ông họ nhìn ngắm rồi họ đánh giá họ cho điểm làm như vậy ô nhục lắm hạ giá nhân phẩm của người phụ nữ ngang với bọn nô lệ thời Trung Cổ. Phụ nữ Á Đông không thể chấp nhận như vậy…” Với lập luận như vây vừa xác đáng vừa có căn cứ vừa có “chính nghĩa” bảo vệ tinh hoa phụ nữ Á Đông… Cho nên TT Diệm cũng như ông Nhu và những người hiểu biết không nông cạn lắm đều cho bà Nhu có thiện chí và sáng suốt. Do đó mới có vụ cấm luôn các vụ thi sắc đẹp, tuyển lựa hoa khôi và kể cả thi lực sĩ đẹp. Bà Nhu luôn luôn nhắc nhở “Đàn ông họ ích kỷ lắm… Phụ nữ không thể chỉ là trò chơi cho họ mua vui được. Mãi dâm và làm gái nhẩy là những việc ô nhục đồi bại nhất cho người phụ nữ.”
Giá như bà Nhu không phải là một em dâu của một ông Tổng Thống đương nhiệm thì thiện chí và những cố gắng giải phóng phụ nữ của bà Nhu đáng ca ngợi.
Nhưng ở đây lại khác. Trong khi bà cố gắng hoàn tất dự luật Gia Đình cũng như dự luật Bảo Vệ Luân Lý thì trong dư luận từ thành đến tỉnh và nhất là trong giới thượng lưu đã đồn đãi rất nhiều về những cái gọi là “lem nhem bê bối” thuộc đời tư của bà. Dư luận thì nhiều lắm. Nhưng đâu là chứng cớ? Tuy vậy quần chúng đông đảo vẫn lập luận rằng “nếu không có lửa sao có khói“. Rồi một số “phu nhân” vây bủa quanh bà xem ra phần đức hạnh cũng không có gì được đảm bảo cho lắm. Quan hệ là chỗ đứng. Chỗ đứng của bà Nhu không thuận lợi cho mọi đề xướng cải cách của bà khi những cải cách đó hoặc còn quá sớm hoặc không phù hợp với tập quán cổ truyền. Dư luận xuyên tạc rất nhiều về cuộc tình duyên của Bà với tướng Đôn… Lại có dư luận cho rằng ĐS Nolting bị Bà Nhu mê hoặc trong lưới tình. Tục ngữ Việt Nam có câu “ghét ai ghét cả đường đi lối về“. Trong 9 năm qua cử chỉ và ngôn ngữ, Bà Nhu làm cho nhiều giới và nhiều người“mích lòng” thực. Cái dễ ghét rất giản dị chỉ vì tâm lý và truyền thống Việt Nam không ưa đàn bà múa may hay lợi dụng chức vị của chồng mà làm“lớn lối” – chỉ nguyên một chuyện xử dụng ngôn ngữ đao to búa lớn của bà đã làm cho người ta dễ ghét. Trong cái dễ ghét đó tất nhiên do sự ghen tức nhau. Các ông thường bị ảnh hưởng các bà. Các bà thấy bà Nhu như vậy nếu không có cơ hội được gần bà thì trở nên ghen ghét nói xấu. Ai nói xấu thì nói không đáng kể chứ đàn bà nói xấu nhau quả là một nghệ thuật qua khả năng sáng tạo về tưởng tượng. Nhiều câu chuyện “mê ly gây cấn” chung quanh con người bà Nhu hầu hết do một số phu nhân dựng đứng lên… rồi lan rộng ra dư luận và dư luận lâu ngày trở nên như là thực.
TT Diệm không được nghe những dư luận đó và chỉ nhận được lời công kích bà Nhu qua việc làm của bà như dự luật gia đình và bảo vệ luân lý. Một số báo Mỹ tiết lộ bà Nhu có một gia tài đồ sộ tại Ba Tây (đồn diền cafe)và Thụy Sĩ. TT Diệm không tin vì ông vốn có thành kiến với báo Mỹ. Còn sự công kích luật Gia Đình cũng như Bảo vệ Luân Lý ông Tổng Thống đều cho là ganh tị phá hoại và do một số người có vợ nhỏ “dông dài ham chơi” nên cố ý phá bà Nhu.
Tóm lại bà Nhu hiều rõ tâm tính và cuộc đời đạo đức của anh chồng. Bà lợi dụng ngay những đặc điểm đó để tạo ảnh hướng với Tổng Thống. Khi đã tạo được ảnh hướng với TT… thì hàng Bộ Trưởng, Tướng, Tá đối với bà chả có nghĩa lý gì cả. Tuy vậy, vì biết rõ tính ông anh, Bà Nhu không bao giờ công khai bày tỏ một ý kiến nào về hoạt động của chính phủ cũng như các nhân vật văn võ. Trước mặt TT Diệm, bà luôn luôn tỏ ra mình chỉ biết lo công việc của phụ nữ. Khi nào có đại biến như vụ Tướng Hinh vụ Bình Xuyên và cuộc đảo chánh hụt 11-11-60 Bà Nhu mới nhẩy vào vòng.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen