Seiten

Montag, 11. Januar 2021

Biệt đoàn 222/CSDC

 Biệt đoàn 222/CSDC là một đơn vị đặc nhiệm trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia của Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài nhiệm vụ là đơn vị Tổng Trừ Bị cho Bộ Tư Lệnh CSQG, còn có các nhiệm vụ khác liên quan đến trật tự và nội chính của đất nước. Để phù hợp với nhu cầu công tác trên 2 phương diện chuyên môn và chiến đấu, nhân viên Biệt Đoàn được huấn luyện quân sự và chuyên môn một cách ngoại lệ, căn cứ theo nhu cầu. Biệt Đoàn còn nhận được sự tăng phái của nhiều sĩ quan ưu tú thuộc các quân chủng tên tuổi trong quân lực VNCH như nhảy dù, biệt động quân, lực lượng đặc biệt, biệt kích dù..v.v..

https://canhsatdachien.files.wordpress.com/2014/11/0_viet_nam_cong_hoa.jpg?w=648

Biệt đoàn 222/CSDC được thành lập ngày 06 tháng 11 năm 1961 với tên gọi là TIỂU ĐOÀN BẠCH HỔ 611 do thiếu tá Trần văn Dần chỉ huy. Tiểu đoàn Bạch Hổ ra đời 1 năm sau cuộc binh biến 11 tháng 11 năm 1960 thất bại.Tiểu đoàn Bạch Hổ đáp ứng tình thế hổn loạn sau đảo chánh 60 với nhiệm vụ trấn áp các tụ tập đông đảo hay biểu tình bạo động để tái lập trật tựcông cộng cho xã hội.

Tiếp theo là Phong Trào Phật Giáo đấu tranh. Các đường phố Sài gòn tràn ngập đoàn người biểu tình. Những bạo động liên tục xảy ra, nhiều sinh hoạt xã hội bị đình trệ. Trật tự công cộng Thủ Đô Sài Gòn bị xáo trộn nghiêm trọng. Tiểu đoàn Bạch Hổ một lần nửa phải đối diện với những cuộc biểu tình bạo động với qui mô lớn, trong nhiệm vụ tái lập trật tự công cộng. Sau nhiều năm tháng gian khổ và truân chuyên trong sứ mạng tái lập trật tự công cộng, duy trì uy quyền của chính phủ cho đến ngày 01 tháng 11 năm 1963 tiểu đoàn Bạch Hổ chấm dứt nhiệm vụ. Hội Đồng Tướng Lãnh quân lực VNCH đứng lên lãnh đạo quân đội làm cuộc binh biến lần thứ 2, đảo chánh và chấm dứt nhiệm vụ chính phủ hợp pháp của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong đó có tiểu đoàn Bạch Hổ.

Sau khi chính phủ lâm thời được thành lập do ông Nguyển Ngọc Thơ làm thủ tướng chính phủ, tiểu đoàn Bạch Hổ được phục hoạt với tên mới là TIỂU ĐOÀN CẢNH SÁT CHIẾN ĐẤU(TĐCSCĐ) do thiếu tá Huỳnh Hồng Cẩm chỉ huy. TĐCSCĐ vẩn tiếp tục hoạt động với nhiệm vụ cũ là bảo vệ uy quyền chính phủ và trật tự công cộng cho đến cuối năm 1963.

Khi tướng Nguyển Khánh đứng lên làm một cuộc binh biến khác, nhằm lật đổ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng(HĐTLCM) và chính phủ với tên gọi là CUỘC CHỈNH LÝ nhằm thay đổi nhân sự trong Hội Đồng Quân Lực (tên gọi mới của HĐTLCM) và thành lập chính phủ mới. TĐCSCĐ lại bị đổi tên thành TIỂU ĐOÀN CẢNH SÁT TRẬT TỰ (TĐCSTT) do thiếu tá Dương Quang Tiếp (1) chỉ huy.

https://canhsatdachien.files.wordpress.com/2014/11/16023144.jpg?w=648

Ngày 22 tháng 2 năm 1964 TĐCSTT lại được đổi tên thành BIỆT ĐOÀN 222/CẢNH SÁT DÃ CHIẾN (BĐ222/CSDC) để đáp ứng với tình hình mới. Kể từ đây BĐ222/CSDC ngoài nhiệm vụ bảo vệ uy quyền chính phủ, duy trì trật tự công cộng, còn là đơn vị bình định trong chiến dịch Phụng Hoàng. Thiếu tá Phạm Huy Sảnh (2) là người chỉ huy đầu tiên BĐ222/CSDC. Những sĩ quan chỉ huy kế tiếp cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 là thiếu tá Nguyển Trọng Tòng (3), thiếu tá Nguyển Ngọc Anh, thiếu tá Nguyển Thành Sinh, thiếu tá Nguyển Kim Biên (4) và trung tá Lai Văn Sáng.

Suốt 14 năm có mặt trên chính trường và chiến trường miền Nam Việt Nam, BĐ222/CSDC đã tham gia đóng góp hầu hết các chiến dịch bảo vệ uy quyền của chính phủ, đàn áp và tái lập trật tự những vụ biểu tình, bạo động gây xáo trộn tại thủ đô Sài Gòn. Ngoài ra còn tham gia vào những chiến dịch đặc biệt mang tính lịch sử tại các nơi biến động trên toàn lãnh thổ VNCH. Điển hình như:

1/ BĐ222/CSDC có công đầu trong việc bình định biến động Miền Trung năm 1966 khi thượng tọa Thích Trí Quang cùng các phật tử như đại tá Đàm Quang Yêu, bác sĩ Nguyển Ngọc Mẩn…gây biến động miền trung (tại Huế và Đà Nẳng) chống lại chính quyền trung ương bằng CHIẾN DỊCH MANG BÀN THỜ PHẬT RA ĐƯỜNG làm chướng ngại vật chống lại biện pháp tái lập trật tự của chính quyền địa phương. Tướng Nguyển Ngọc Loan được chính phủ cử ra Miền Trung tái lập trật tự. Tướng Loan mang theo BĐ222/CSDC do thiếu tá Sảnh chỉ huy và nhiều đơn vị quân lực khác, đáp xuống tại phi trường Đà Nẳng. Từ tuyến xuất phát nầy, tướng Loan đã bình định Đà Nẳng -Huế trong thời gian ngắn. Thượng tọa Trí Quang bị bắt mang về Sài Gòn quản thúc tại bệnh viện Duy Tân.

2/ BĐ222/CSDC đã phối hợp với Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ hành quân lục soát và tảo thanh hạ tầng CS(CT4) tại Bồng Sơn, tỉnh Bình Định nơi có nhiều mật khu của Việt Cộng trong chiến dịch bình định kéo dài nhiều tháng.

3/BĐ 222/CSDC tham gia và làm nổ lực chính cuộc hành quân giải tán Cô Nhi Viện Long Thành (CNV/LT) do Bộ Tư Lệnh CSQG (khối Hành Quân) trực tiếp chỉ huy. CNV/LT là cơ sở kinh tài trá hình của Việt Cộng, ngoài việc huy động vật tài lực tiếp tế cho Cộng quân còn có nhiệm vụ “nhồi sọ” các cô nhi căm thù chế độ VNCH do tên cán bộ Cộng Sản Tư Sự lãnh đạo.

4/BĐ222/CSDC chịu trách nhiệm phối hợp với Ban Giám Đốc Trung Tâm Cải Huấn Côn Sơn phân loại các tù nhân CS để thực hiện Hiệp Định Paris về khoản trao đổi tù binh. Đồng thời hành quân giải cứu giám thị trại giam bị tù cầm giử làm con tin.

5/BĐ222/CSDC tham gia với các đơn vị thuộc quân khu 4 trong chiến dịch giải giới Tổng Đoàn Bảo An Hòa Hảo tại Cao Lãnh vào cuối năm 1974..

6/BĐ222/CSDC là đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh cơ sở cho Bộ Tư Lệnh CSQG, dinh Độc Lập, dinh Thủ Tướng, đài Truyền hình, đài phát thanh và các bộ trong chính phủ.

7/BĐ222/CSDC thường xuyên gởi các đơn vị trực thuộc cấp Liên Đội, Đại Đội đến các địa phương như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt, Côn Sơn, Phú Quốc..theo yêu cầu của các địa phương cho những nhu cầu đặc biệt vừa phát sinh ngoài khả năng dự liệu của các địa phương.

BĐ222/CSDC tuy là một đơn vị CSQG nhưng được tổ chức như một đơn vị quân lực VNCH. BĐ222/CSDC có nhân số khoản non 3000 nhân viên được phân bổ như sau:

– Bộ chỉ huy với các phòng 1(quản trị), 2 (tình báo), 3( kế hoạch, hành quân, huấn luyện), 4( tiếp liệu), Tâm Lý Chiến, An Ninh Cảnh Lực và ban Truyền Tin.

– đại đội công vụ.

– 12 đại đội tác chiến.

– 1 trung đội vũ khí nặng.

– 3 ban chỉ huy Liên Đội A,B và C.

Bộ chỉ huy BĐ trực tiếp quản lý các đại đội trực thuộc. Trong công tác, Bộ Chỉ Huy BĐ căn cứ vào nhu cầu để chỉ định Ban Chỉ Huy Liên Đội chỉ huy các đại đội công tác, khi có từ 2 đại đội trở lên.

Huy hiệu của BĐ 222/CSDC là con nhện trên lưới nền vàng.

https://bienxua.files.wordpress.com/2017/04/e58a3-4536456546.jpg

—————————————————————————————————————————-

Ghi chú:

(1).sau là đại tá Dương Quang Tiếp chỉ huy trưởng CSQG khu 1.

(2 )sau là đại tá Phạm Huy Sảnh Trưởng Phòng 5 Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH.

(3) sau là đại tá Nguyển Trọng Tòng Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu QL/ VNCH.

(4) sau là trung tá Nguyển Kim Biên Chỉ Huy Trưởng CSQG Phú Yên.