Seiten

Donnerstag, 7. Januar 2021

Các Thế Hệ Giáo Sư Thạc Sĩ Y Khoa

 

Trường sở đầu tiên của Trường Đại học Y Dược khoa Sài Gòn từ 1946 đến 1966, số 28 đường Testard (nay Võ Văn Tần). Bảng treo trên cửa đọc: “ FACULTÉ MIXTE DE MÉDECINE ET DE PHARMACIE”. 

Tap San Y Si Canada , số 219,  30/4/2020 có bài viết :  " Tuong niem Bac Si NGHIEM THI THUAN: mot nu giai phau gia day tai nang va long nhan ai ." B.S DANG PHU AN .

BS Nghiêm Thị Thuần qua đời tại Montréal, Canada ngày 01/01/2020 hưởng thọ 96 tuổi. Bà sinh năm 1923, tốt nghiệp trung học tại trường Bưởi năm 1944, bác sĩ Y khoa năm 1951?

Các năm đầu thập niên 1950, lúc tôi từ miền Trung ra Hà Nội học y khoa, vừa vào năm thứ nhất đi thực tập tại bệnh viện Phủ Doãn ngày đầu tiên thì đã gặp bà tại phòng mổ.    ------

I) Giảng dạy sinh viên. Lối học y khoa của Pháp thời xưa tại nước ta là như thế. Sinh viên học Y, buổi sáng ngày đầu tiên cũng như mọi buổi sáng là đến bệnh viện, chia phòng, chia bệnh nhân để thực tập khám, làm hồ sơ bệnh án, theo dõi bệnh tình, đêm thì chia phiên trực.Biết lo trước là tốt. Đầu hè vừa thi đỗ chứng chỉ Lý Hóa Sinh (PCB) và hoàn tất ghi danh vào trường Y thì ra hiệu sách mua ngay các cuốn Sémiologie (Triệu chứng học) tiếng Pháp, nội khoa và ngoại khoa dạy cách khám bệnh: nhìn, hỏi, nghe, gõ, sờ nắn, thử phản xạ v.v… thử trên bản thân, hoặc dỗ dành mấy đứa em, để làm bệnh án, bằng không thì suốt hè chịu khó đến thư viện đại học mượn sách đọc. Chuyển ngữ dạy là hoàn toàn tiếng Pháp. Tôi đỗ tú tài Pháp, tưởng mình đắc thế, song vào thời điểm đó các bạn tú tài Việt rất giỏi Pháp văn.Buổi chiều đến trường học lý thuyết, 2 năm đầu khoa học căn bản, các năm sau học bệnh lý. Bác=rộng, biết nhiều. Học ra bác sĩ Y khoa mất tối thiểu 7 năm đại học. Như vậy là rất nhiều. Năm đầu lấy chứng chỉ Lý Hóa Sinh là năm tiền Y khoa, dự bị, sáu năm sau học Y. Cuối năm thứ 6 thi bệnh lý và trình luận án để lấy bằng bác sĩ, gọi là Tiến sĩ Y khoa Quốc gia. (1).Các tân bác sĩ chỉ cần ghi tên vào Y sĩ đoàn (Ordre des Médecins), là Nghiệp đoàn bác sĩ, đóng niên liễm hội viên để hành nghề. Tương tự cũng có Luật sư đoàn, Nha sĩ đoàn, Nữ hộ sinh đoàn. 

Chế độ Ngoại và Nội trú cho  sinh viên là đặc biệt nhưng không bắt buộc. Sinh viên đi thực tập tại bệnh viện rất sớm, có đủ kiến thức để dự thi tuyển ngoại trú bệnh viện từ cuối năm học thứ hai và thi nội trú bệnh viện, dành cho các ngoại trú, từ cuối năm thứ tư. Mỗi năm thi một lần, nhà trường tuyển ngoại trú, lấy khoảng 1/3 sĩ số sinh viên trong lớp nhưng nội trú thực thụ thì khó, chỉ lấy đỗ một vài người. Các ngoại và nội trú đều có phụ cấp, Trường phải xin chấp thuận ngân sách. 

Có các sách dạy soạn thi nội trú các bệnh viện Paris, Pháp, dày đắt cũng phải mua học.

Trong các năm 1967-1970 nhiều sinh viên chống đối chế độ thi cử nội trú. Trường bãi bỏ thi ngoại trú, chỉ giữ lại thi tuyển sinh viên nội trú nhưng lấy số lượng tăng nhiều và cũng lấy thêm các nội trú ủy nhiệm là các thí sinh thi suýt soát điểm đậu.

 

Ở trường Y Huế, từ khi thành lập năm 1961, chịu ảnh hưởng y khoa Tây Đức, Trường không mở các kỳ thi tuyển sinh viên ngoại và nội trú song các sinh viên năm chót, thứ 6 được phân phối làm Nội trú tại Bệnh viện Huế và Đà Nẵng trước khi thi ra trường.

Hiện tại trong nước, học Y 6 năm, sinh viên Y ưu tú vừa tốt nghiệp bác sĩ được phép dự thi tuyển chọn Bác sĩ nội trú (5-10%) được giữ lại học chương trình 3 năm, được trả lương.

 

Từ xưa, ở Pháp cũng như ở Việt Nam, miễn là đỗ chứng chỉ Lý Hóa Sinh thì tự động ghi danh học trường Y. Năm 1954-55 số sinh viên dưới 100, từ năm 1962 vì số lượng sinh viên quá đông nên trường Y Sài Gòn lập kỳ thi tuyển, mỗi năm chỉ lấy 200 sinh viên vào năm thứ nhất. (1).

Trường Y Huế từ đầu cũng thi tuyển vào năm thứ nhất, mỗi năm nhận từ 30 đến 60 sinh viên.

Các trường Y ở Pháp công nhận văn bằng Y khoa Việt Nam từ năm 1962 trở về trước.

-------



II) Giáo sư người Việt. Năm đó, đầu thập niên 1950, tại trường Y Hà Nội đã thấy hiện diện một vài khuôn mặt giáo sư người Việt. Từ năm 1902 thành lập cho đến năm 1945, các giáo sư đều là người Pháp, chỉ một số bác sĩ người Việt được giữ lại Trường trợ giảng. 

Các bác sĩ này, từ năm 1947, lúc Pháp trở lại Hà Nội, được gửi sang Pháp soạn thi thạc sĩ, lúc về trường thì ký tên ở giấy tờ và đeo ở ngực nhãn “Professeur Agrégé” (Associate Professor), lúc đó tôi chứng kiến, thật là oai vệ, to đùng, một thời gian sau đổi là “Professeur” là giáo sư thực thụ.



Lề lối Pháp tuyển chọn đội ngũ giảng dạy, gọi là ban giảng huấn, của trường Y như sau:

Các bác sĩ cựu sinh viên nội trú bệnh viện ưu tú được giữ lại trường để phụ tá các giáo sư. Ở bệnh viện họ được gọi là Trưởng phòng bệnh lý (Chef de clinique), tương đương với Clinical instructor trở lên, tùy thâm niên. Nếu có kinh nghiệm, có công trình nghiên cứu hội đủ tiêu chuẩn thì đươc đề cử thi thạc sĩ (Agrégation, Thạc= lớn). Thi thạc sĩ có phần thi vấn đáp trình bày lý lịch cùng đề tài được vào thư viện soạn hôm trước, trả lời chất vấn của giám khảo và phần thi thực hành. Bình thường đỗ thạc sĩ 19 năm sau tốt nghiệp trung học. (2)



Ở Pháp, các giáo sư Thạc sĩ (Professeur Agrégé) bậc Trung học dạy các trường trung học.

Giáo sư Thạc sĩ bậc Đại học là tại các ngành Y, Dược, Luật (kể cả Chính trị, Kinh tế) mà học vị thạc sĩ trên học vị tiến sĩ. Đối với tất cả các ngành khác như khoa học kỹ thuật, văn chương , sử địa… học vị tiến sĩ vẫn cao nhất, trên thạc sĩ (được gọi là Master, Cao học). 



Không kém tước vị giáo sư thạc sĩ bao nhiêu, các bác sĩ bệnh viện công lập sau thi có tước vị “Thầy thuốc bệnh viện”, Médecins/Chirurgiens des Hôpitaux, (Hospital Physicians/Surgeons) rất giá trị, và được phép dự thi thêm thạc sĩ để giảng dạy ở đại học và triển vọng lên giáo sư thực thụ.



Tiến trình đào tạo các thế hệ giáo sư thạc sĩ tại trường Y Hà Nội và sau đó tai trường Y Sài Gòn được tiến hành đúng quy trình cho đến nửa đầu thập niên 1960, ảnh hưởng của Pháp giảm sút, các bác sĩ lớp trẻ được gửi học ở Hoa Kỳ và các nước khác. Tiếng Pháp dần dần bị thay thế. 

--------



III) Các thế hệ giáo sư. 



  1. Theo tuổi tác (năm sinh), năm cuối thập niên này có thể tính vào thập niên kế tiếp.



      *1) Thập niên 1900 có GS Hồ Đắc Di (1900- 1984), GS Trần Quang Đệ (1905-1997).

      

      *2) Thập niên 1910 có các GS Tôn Thất Tùng (1912- 1982), Phạm Biểu Tâm (1913-1999), Đặng Văn Chung (1913-1999), Vũ Công Hòe (1911-1994), Trịnh Văn Tuất (1910- 2007), Nguyễn Hữu (?-2008), Ngô Gia Hy (1916-2004), Trần Đình Đệ (2017-2003), Trần Vỹ, Đặng Văn Chiếu (1919-2004)… Lê Tấn Vĩnh (?-1991) và Lê Khắc Quyến (1916-1978) thuộc trường Y Huế.

 

      *3) Thập niên 1920 có các GS Đào Đức Hoành, Trần Ngọc Ninh (1923-), Nguyễn Văn Út (1923-?) Phan Đình Tuân, Nguyễn Đình Cát, Bùi Quốc Hương, Trần Anh, Nguyễn Huy Can, Lê Xuân Chất, Đỗ Thị Nhuận (1928-2019)… và ở trường Y Sài Gòn, Nguyễn Ngọc Huy, Trần Lữ Y (1926-2000), Nguyễn Phước Đại, Phạm Tấn Tước …

 

      *4) Thập niên 1930 có các giáo sư Lê Minh Trí, Thái Minh Bạch, Trịnh Thị Minh Hà (- 2009), Hoàng Tiến Bảo (-2008), Nguyễn Thế Minh (1931-2010), Đào Hữu Anh, Bùi Duy Tâm (1934-), Vũ Quý Đài, Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Ngọc Giệp, và một số bác sĩ về từ Pháp và Đức; ở trường Y Huế thì có Vũ Công Thưởng, Hồ Đình Quế, Lê Bá Vận, Lê Văn Bách (1930-2002), Nguyễn Văn Tự, Phùng Hữu Chí, Bùi Minh Đức… Lê Xuân Công, Tôn Thất Chiểu.

 

      *5) Thập niên 1940, các bác sĩ tốt nghiệp được giữ lại ở trường  Sài Gòn và Huế chưa được bao lâu thì đến sự kiện ngày 30/4/1975, miền Nam sụp đổ.

 

  1. Theo thời điểm trở thành giáo sư y khoa, lấy mốc ngày 20/7/1954, hiệp định Genève.

 

     +1) Thế hệ giáo sư trước 20/7/1954 là ngày chia cắt Bắc Nam: Hồ Đắc Di (Phẫu), Tôn Thất Tùng (Phẫu), 2 vị này ở Việt Bắc. Các vị khác ở Hà Nội tại trường đều lần lượt qua Pháp thi Thạc sĩ: PB Tâm (Phẫu), kế tiếp là N Hữu (Cơ thể học), kế đến ĐV Chung 1952 (Nội), VC Hòe 1952 (Mô học), TV Tuất (RHM). Ở trường Sài Gòn thì TQ Đệ (Phẫu). 

Sau 20/7/1954 trường Y Hà Nội di cư vào Nam, đem theo 3 giáo sư thạc sĩ: PB Tâm, N Hữu, TV Tuất. Hai giáo sư thạc sĩ ĐV Chung, VC Hòe thì ở lại Hà Nội. Ngày 21/01/1955 Nhà nước VNDCCH bổ nhiệm đợt giáo sư y khoa đầu tiên gồm 9 vị về các bộ môn Ngoại, Cơ thể học, Mắt, TMH, Da liễu, Vi sinh học. Hai giáo sư được biết tiếng nhiều là HĐ Di và TT Tùng.  

 

Được cử qua Pháp soạn thi thạc sĩ là các vị xuất thân từ trường Y Hà Nội, rất ít từ ĐH Y Sài Gòn, thành lập năm 1946 và tiếp nhận trường Hà nội di cư vào Nam năm 1954. GS HĐ Di, TQ Đệ (Thạc sĩ), LT Vĩnh (Thạc sĩ) thì tốt nghiệp bác sĩ tại Pháp, và cũng là các cựu nội trú bệnh viện.

Cũng vậy trường Y Huế lúc thành lập có nhiều bác sĩ con em Huế du học Pháp trở về Trường: Thân trọng An, Nguyễn Khoa Mân, Lê Huy Chước, Nguyễn Văn Mẫn, Bùi Luân…

 

     +2) Thế hệ giáo sư thạc sĩ sau ngày 20/7/1954: TN Ninh cuối 1954, (Chỉnh trực) rất trẻ, NĐ Cát (Mắt), PĐ Tuân (Nhi), Trần Vỹ 1956 (Sinh lý) và TĐ Đệ 1956 (Sản phụ).

 

     +3) Thế hệ giáo sư thạc sĩ đầu thập niên 1960. Qua sự giúp đỡ của các GS Pháp (để duy tri ảnh hưởng Pháp?), một loạt các bác sĩ ĐH Y Sài Gòn đã được Chính phủ Pháp chấp thuận qua Pháp thi lấy bằng thạc sĩ, từ năm 1960-1963: NH Can (Cơ Thể Bệnh Lý), LX Chất (Huyết Học), ĐĐ Hoành (Ung Thư), BQ Hương (Thần Kinh), NN Huy (Tim Mạch), NG Hy (Niệu Khoa) lúc tuổi đã lớn, Trần Anh (Nhân Chủng Học), NV Út (Da Liễu).



     +4) Thế hệ giáo sư cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 bao gồm các bác sĩ có năm sinh trong thập niên 1930 gửi học từ nhiều nước, nhất là từ Hoa Kỳ. Nhiều vị giữ chức Khoa trưởng, chấm dứt thế hệ độc tôn 20 vị giáo sư thạc sĩ sinh trong các thập niên 1900, 1910 và 1920. 

---------

 

IV) Bác sĩ ngoài trường. Ngoài các giáo sư, bác sĩ tại các trường đại học, số bác sĩ thời đó làm việc cho nhà nước hoặc làm tư là nhiều. Lấy một vài thí dụ: trong Nam Bs Nguyễn Văn Thịnh (1988-1946) đỗ bác sĩ Y Khoa tại Paris, Pháp, cựu nội trú bệnh viện, BS Louis Bùi Quang Chiêu, bào huynh của BS Henriette Bùi Quang Chiêu, chuyên về lao phổi, BS Trần Hữu Nghiệp (1911-2006). 

 

Ở miền Trung nhiều tên quen thuộc: BS Lê Đình Thám (1897-1969) các BS Hoàng Mộng Lương, Dương Đình Liễu, Nguyễn Duy Hà, Thân Trọng Phước (1902- 1960), Tôn Thất Hạng… 

Miền Bắc thì có BS Trần Văn Lai (1894-1975) cựu Đốc lý Hà Nội, Trần Duy Hưng (1912-1988) cựu Thị trưởng Hà Nội, Vũ Văn Cẩn (1915-1982) cựu bộ trưởng Y tế…

 

Bác sĩ nữ Việt Nam đầu tiên là Henriette Bùi Quang Chiêu (1906–2012) đỗ bác sĩ tại Pháp năm 1934. Bà đã biếu biệt thự của bà, 28 Testard (Trần Quý Cáp, nay Võ Văn Tần) làm trường sở cho trường ĐH Y Dược Sài Gòn. Quanh nhà, tại vườn sau là khu đất trống được xây thêm nhiều giảng đường lớn, nhỏ. Sau năm 1966 Trường dời về trụ sở mới, đường Hồng Bàng. 

BS Dương Quỳnh Hoa (1930-2006), miền Nam, đỗ bác sĩ tại Pháp.

 

BS Nghiêm Thị Thuần (1923--2020), miền Bắc, là bác sĩ nữ thứ nhì đồng thời là bác sĩ nữ phẫu thuật Việt Nam đầu tiên.

Bà vóc người thấp, kém nhan sắc song tươi cười, gây thiện cảm, lập gia đình lúc 25 tuổi.

Năm 1957 lúc tôi về Huế làm ở bệnh viện quân y Mang Cá thì nghe nói bà làm bác sĩ trưởng khu giải phẫu ở Bệnh viện Huế. Chưa kịp đến chào hỏi thì bà đã thuyên chuyển về Sài Gòn rồi đi học ngoại quốc. Trở về nước bà làm bác sĩ phẫu thuật ở bệnh viện Nguyễn Văn Học, Gia Định, sau đó được bổ nhiệm giám đốc trường Cán sự Y tế, Điều Dưỡng Quốc gia. Sau 1975 bà làm việc tại bệnh viện Bình Dân. Năm1960 BS Nghiêm Thị Thuần khởi xướng Phong trào bảo vệ hạnh phúc gia đình, sáng lập ra làng SOS dành cho các trẻ mồ côi. Thật là một phụ nữ đáng cảm phục!



Đến nay thì tôi biết thêm bà là chị cả trong gia đình mà ngươi em út là giáo sư Nghiêm Đạo Đại, một giáo sư phẫu thuật nổi tiếng về ghép tạng phủ ở Hoa Kỳ.

GS Đại là cựu sinh viên nội trú xuất sắc tại bệnh viện Bình Dân, ĐHYK Sài Gòn, thập niên 1960.

 

Lê Bá Vận  (HNPD)

 

       https://y7177.com/lichsu/yksg/03.jpg Trang thông tin Cựu sinh viên Đại học Huế - Sự thành lập các ...

            1- Trường Y Khoa Đại Học Hà Nội, năm 1930, trên đường Lê Thánh Tôn.

            2- Trường Đai Học Y Khoa Huế, năm 1973, trên đường Ngô Quyền.  

       ---------                                                                                                                                                                                                  

Chú Thích.

 

(1) Chương trình học y khoa tại Pháp nay trải dài tối thiểu 9 năm đại học, gồm 3 cấp (cycle):

  + Cấp 1. Thời gian học 3 năm (tương ứng các năm Dự bị Y, năm Y1, năm Y2 cũ).

Năm 1 học cùng sinh viên Nha, Dược, Nữ hộ sinh. Cuối năm thi tuyển, tùy chỉ tiêu, khoảng 15%  sinh viên đỗ lên năm 2, hỏng được học lại 1 lần. Học lý thuyết tại Trường, hoàn tất cấp 1. 

  + Cấp 2. Ngoại trú bệnh viện, có phụ cấp. Thời gian 3 năm (tương ứng các năm Y3, Y4, Y5 cũ). 

  + Cấp 3. Nội trú bệnh viện (Internship), được trả lương. Thời gian 3 năm, kéo dài thêm 1, 2, 3 năm tùy chuyên khoa. Ra trường trình luận án riêng biệt cho ngành Y (ngắn gọn) để lấy bằng Tiến sĩ Y khoa Quốc gia (để hành nghề Y, không nhằm giảng dạy, nghiên cứu). (3).

Tiếp tục có thể học thêm các chuyên khoa sâu.    

        

Thi thạc sĩ thì nay không còn, sự tuyển chọn và phong các chức danh giảng dạy (có khi là giáo sư thạc sĩ), tiêu chuẩn được xét dựa trên kinh nghiệm, bằng cấp, tước vị, công trình khoa học.

 

 (2) Thi thạc sĩ vào thư viện soạn bài trước và mọi người đều dùng cuốn Encyclopédie Médico-Chirurgicale (EMC). Đó là lời GS Séror, Thạc sĩ, kể chuyện với tôi, năm 1963 tại Huế.

GS Séror phàn nàn do gốc Do Thái ông bị kỳ thị và đến gần 50 tuổi mới được thi thạc sĩ.

 

(3) Ở Hoa Kỳ và Canada tốt nghiệp cử nhân (4 năm đại học) trước, vào học trường Y sau.

 

LE DUAN

Lê Duẩn

Lê Duẩn(1907-1986)
Lê Duẩn tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907 tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sau đó, cậu bé Lê Duẩn theo gia đình về sinh sống tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành cùng huyện, ở bên kia dòngsông Thạch Hãn.
http://a8.vietbao.vn/images/vn2/phong-su/20589539_images1030611_bocon.jpgLê Duẩn và các con trai
Ông có hai người vợ:
  1. Bà Lê Thị Sương (25 tháng 12, 1910 -6 tháng 8, 2008) kết hôn năm 1929 ở quê. Có bốn người con:
    • Lê Thạch Hãn, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, Cục trưởng cục quản lý các nhà trường quân đội, đã nghỉ hưu
    • Lê Thị Cừ
    • Lê Tuyết Hồng
    • Lê Thị Diệu Muội, tiến sĩ
  2. Bà Nguyễn Thụy Nga, kết hôn năm 1948 tại miền Tây Nam Bộ, do Lê Đức Thọlàm mối, Phạm Hùng làm chủ hôn, khi Lê Duẩn vẫn còn hôn nhân chính thức với người vợ đầu. Sau 1975, bà là Phó Tổng biên tập phụ trách hành chánh trị sự của báo Sài Gòn Giải phóng. Hiện bà sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.
    Mot nua the gioi trong mat co TBT Le Duan
    Có ba người con:
    • Lê Vũ Anh, lấy giáo sư toán học Viktor Maslov người Nga ở Moskva, mất khi sinh con thứ ba.
    • Lê Kiên Thành (sinh 1955), tiến sĩ vật lý, nay là doanh nhân.
    • Lê Kiên Trung (sinh 1958), Cục trưởng Cục Hải quan Tp.HCM (từ tháng 12 năm 2007)

      lekienthanh

Tháng 5 năm 1926, ông làm ở Sở Hỏa xa Đà Nẵng.
Năm 1927, nhân viên thư ký đề-pô Sở Hỏa xa Đông Dương tại Hà Nội.
Năm 1928, ông tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng.
Năm 1931, ông là Ủy viên Ban tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ.
Ngày 20 tháng 4 năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt tại Hải Phòng, bị kết án 20 năm tù, bị giam ở các nhà tù Hỏa LòSơn La và Côn Đảo.
Năm 1936, ông được trả tự do, tiếp tục hoạt động cách mạng ở Trung Kỳ. Năm1937, làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.
Năm 1939, ông được bầu vào Ban thường vụ Trung ương Đảng. Cuối năm 1939, tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 6.
Năm 1940, bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn, bị kết án 10 năm tù và bị đày ra Côn Đảo lần thứ 2. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được đón về đất liền.
Năm 1946, ông được cử làm việc bên cạnh Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.
Từ 1946 đến 1954, ông được cử giữ chức vụ Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (sau đổi thànhTrung ương Cục miền Nam). Chức vụ chính quyền của ông chỉ là Trưởng phòng dân quân, trong Bộ Tư lệnh Nam Bộ do Nguyễn Bình làm Tư lệnh.
Năm 1951, tại Đại hội Đảng lần thứ II, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ươngvà Bộ Chính trị. Năm 1952 ông ra Việt Bắc.
Từ 1954 đến 1957, ông được phân công ở lại miền Nam lãnh đạo cách mạng miền Nam. Cuối năm 1957, ông ra Hà Nội, vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trì công việc của Ban Bí thư và là Phó Ban chuẩn bị văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng.
Tháng 9/1960, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương.
Tại các Đại hội toàn quốc lần thứ IV (12/1976) và lần thứ V (3/1982), ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư đến khi mất. Ông cũng đảm nhiệm chức Bí thư Quân ủy Trung ương từ năm 1978 đến năm 1984.
Từ Đại hội V do sức khỏe yếu, Trung ương đảng giao bớt một số quyền của ông choTrường Chinh.
Ông là đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII.
Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương khác.
Ông qua đời ngày 10 tháng 7 năm 1986 tại Hà Nội.
Ý kiến chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam coi Lê Duẩn có tầm nhìn chiến lược, có đóng góp nhiều cho đường lối chính trị quân sự của Đảng, nhất là trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975[1][2]. Theo quan điểm của các nhà lãnh đạo đảng và các học giả trong nước đóng góp nổi bật của ông là năm 1939, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, ông đã góp phần cho sự ra đời của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương (11-1939) - chuyển hướng đấu tranh cách mạng; chỉ đạo kháng Pháp tại miền nam trong đó đáng chú ý là ( theo lời Trần Hữu Phước) "Xứ ủy Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của đồng chí Lê Duẩn thực hiện chính sách ruộng đất “người nông dân có ruộng cày” không phải thông qua cuộc phát động tước đoạt bằng bạo lực, tiến hành đấu tố, cưỡng bức địa chủ; mà bằng chủ trương và biện pháp đúng đắn, thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của Nam Bộ lúc ấy", đặc biệt vai trò lớn của ông trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Chính ông là người viết "Đề cương cách mạng Miền Nam' ( sau được thể hiện đầy đủ trong Nghị quyết 15 (Khóa Hai) của đảng tháng 1-1959). Theo ông Võ Văn Kiệt: "Đề cương Cách mạng miền Nam” được đồng chí Lê Duẩn hoàn thành vào tháng 8 năm 1956 ngay tại Sài gòn, ở số nhà 29 đường Hùynh Khương Ninh, quận 1 Sài Gòn, nay là Tp. HCM."
Còn theo lời Hoàng Tùng: "Trong quá trình chấp bút dự thảo Nghị quyết 15 (Khóa Hai), cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hai chúng tôi đều hoàn toàn chưa được biết là tại cơ quan Xứ ủy Nam Bộ (số 290 Huỳnh Khương Ninh, Sài Gòn), từ khoảng cuối mùa khô 1955 đến tháng 8/1956, đồng chí Lê Duẩn đã chủ động viết và cơ bản hoàn thành bản Đề cương cách mạng miền Nam".
"Chúng tôi cũng không được biết tháng 12/1956 và mấy tháng đầu năm 1957, tại Nông Pênh, bản Đề cương cách mạng miền Nam được thảo luận kỹ (nhưng chưa được chính thức thông qua) trong Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ mở rộng. Do đó, cả anh Võ Nguyên Giáp và hai chúng tôi đều chưa được đọc bản Đề cương ấy. Trong Đề cương, anh Lê Duẩn sớm nêu lên ý tưởng sâu sắc sử dụng bạo lực cách mạng cùng với ý tưởng tập hợp toàn thể các tầng lớp nhân dân, ý tưởng tổng khởi nghĩa giành chính quyền để giải phóng miền Nam. Như vậy, giữa Đề cương cách mạng miền Nam của đồng chí Lê Duẩn và dự thảo Nghị quyết 15 (Khóa hai) do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo tôi và Trần Quang Huy chấp bút có sự trùng hợp cơ bản về ý tưởng dùng bạo lực cách mạng và ý tưởng tập hợp toàn thể dân tộc để giải phóng miền Nam. Sự khác nhau giữa hai bản thuộc về lời văn và một vài vấn đề cụ thể'".
Theo Đại tướng Lê Đức Anh:"Bản Nghị quyết được hình thành trên cơ sở định hướng năm 1954 của Hồ Chủ tịch và của "Đề cương cách mạng miền Nam" "Một điểm nữa trong chỉ đạo là Lê Duẩn rất chú ý đàm phán Paris. Ông có nói với ông Lê Đức Thọ rằng: "Anh sang bên đó, một điều không được thay đổi là Mỹ rút và mình không rút",.
Nhưng từ lâu có những ý kiến cho rằng nguyên nhân chính của mười năm tụt dốc và khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt của cả nước sau 1975 bởi sự lãnh đạo trực tiếp của ông. Ông đã có những sai lầm về chính sách kinh tế Nền kinh tế quan liêu, bao cấp ở Việt Nam thực sự chấm dứt sau khi ông mất. Bên cạnh đó, ông còn bị cho là người chuyên quyền khi nắm giữ vị trí Tổng bí thư (Bí thư thứ nhất từ năm 1960-1986) suốt 26 năm.
Đáng chú ý, thời gian Chủ tịch Tôn Đức Thắng còn sống, các diễn văn tại các Hội nghị, các cuộc mít tinh quan trọng có sự góp mặt của Tôn Đức Thắng và Lê Duẩn thì đều xướng tên ông Tôn Đức Thắng lên trước, rồi mới xướng tên ông Lê Duẩn.
Pierre Asselin từng nhận xét về Lê Duẩn: "Ông khao khát quyền lực tuyệt đối. Thông qua việc cô lập ông Hồ, ông Giáp và các đồng minh của họ trong đảng, ông Lê Duẩn đã thiết lập một bộ máy lãnh đạo ở Hà Nội không chỉ trung thành mà còn chung quyết tâm hoàn tất các mục tiêu cách mạng". Tuy nhiên Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc từ chối cho rằng vai trò của Tướng Giáp bị làm cho lu mờ bởi những thành viên Bộ Chính trị Đảng CSVN trong giai đoạn cuộc chiến tranh miền Nam, cũng như cho rằng không có một sự phân chia ê-kíp trong nội bộ Bộ Chính trị miền Bắc lúc bấy giờ, mà theo đó Tướng Giáp được cho là thuộc phái "chủ hoà"
Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại viết khác:"Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc…Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói: “Anh là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo” ( trích từ sách "Lê Duẩn một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam” do NXB Chính trị quốc gia xuất bản 2002). Tuy nhiên cũng trong sách này Võ Nguyên Giáp cũng cho rằng Lê Duẩn phải chịu trách nhiệm về sự khủng hoảng nền kinh tế những năm trước đổi mới trong vai trò là người chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương đảng khi đó.
Theo Giáo sư Tương Lai trích lại lời Giáo sư Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ: "trong bài trả lời phỏng vấn Vietnamnet ngày 5.4. 2007 cho biết “năm 1985, anh là người ghi vào Nghị quyết của Bộ Chính trị: "Chấp nhận kinh tế` nhiều thành phần”. Đó là những con chữ quan trọng để tạo đà cho Đại hội VI Đổi Mới… Tầm nhìn xa của anh Ba về kinh tế, những viên gạch anh lát cho con đường đổi mới, không nhiều người biết tới. Nhưng điều đó cũng phù hợp với con người Anh. Chỉ cần mình làm điều tốt cho Đảng, cho dân mà không cần nghĩ rằng có được ghi nhận hay không”. Theo GS Tương Lai: "Đáng tiếc là, những tư tưởng lóe sáng trong tư duy của nhà lý luận ấy đã bị chìm đi trong vô vàn những bức xúc hàng ngày của thực trạng kinh tế đang trong cái thế giằng co giữa cái cũ và cái mới. Ông không thể không gánh chịu trách nhiệm về những hậu quả nặng nề của sự vận dụng những công thức giáo điều trong mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu Stalin hoặc của tư tưởng giáo điều “tả” khuynh khác, mặc dầu ông đã cố gắng để vượt ra khỏi những áp đặt".
Giáo sư Trần Phương có thuật lại: "Tôi nhớ có lần, vào một buổi sáng, khi nhóm trợ lý chúng tôi đang họp, anh Ba đi vào “quẳng” xuống bàn chúng tôi một tờ báo và nói: “Các anh đọc đi!”. Rồi anh nhếch mép cười, đi ra...Chúng tôi cầm tờ báo lên: Trên trang nhất là một bài dài phê phán anh Kim Ngọc và quan điểm khoán hộ của anh. Có lần, tôi hỏi Anh: “Tại sao Anh không công khai phản bác lại quan điểm bảo thủ của bài báo...”. Anh nói: “Quan trọng nhất là phải giữ sự đoàn kết trong Đảng...”. Ông Trần Phương cũng cho rằng: "Ai đó đã nói rằng anh Ba không bảo vệ được Kim Ngọc là không đúng. Sau bài báo đó, Kim Ngọc vẫn là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú"." Theo những người trợ lý thân cận nhất của ông kể lại thì thái độ của ông đối với khoán ở Vĩnh Phúc ( 1966-1968) khác với nhiều người lúc đó. Nhưng ông chưa kịp can thiệp thì đã có lệnh đình chỉ, mà đã có lệnh rồi thì không thể đảo ngược lại được .Ông Đậu ngọc Xuân là trợ lý của ông kể lai: Khi Khoán Vính phúc đã bị đình chỉ, ông chỉ còn biết lên thăm Kim Ngọc và bày tỏ sự đồng tình với những tìm tòi của Kim Ngọc, an ủi về việc những sáng kiến quá mới như thế thường không dễ đi ngay vào cuộc sống...
Theo lời của Trần Phương , Lê Duẩn từng nói với ông: "Cầm quyền mà không lo nổi cho dân một bộ quần áo thì cầm quyền là nghĩa thế nào? Anh muốn làm gì thì làm nhưng phải lo đủ cho người dân một bộ quần áo...Tôi vẫn nhớ, có lần trong những năm 60, trong một cuộc họp ở Đồ Sơn, Anh đã nổi nóng với Chính phủ: “Chúng ta cầm quyền mà không lo nổi rau muống và nước lã cho dân thì nên từ chức đi...”. Anh Tô (Phạm Văn Đồng) không nói một lời. Tôi rất thông cảm với Anh về cái khó của Chính phủ. Muốn có rau muống thì phải có gạo. Muốn có nước lã (nước máy) thì phải có ngoại tệ. Cả hai thứ đó, Chính phủ đều gặp khó khăn".
Công cuộc đổi mới chính thức được phát động sau khi Lê Duẩn mất và Trường Chinhlên làm Tổng Bí thư. Di sản tư tưởng chính trị và kinh tế của Lê Duẩn như ba dòng thác cách mạng, làm chủ tập thể... hiện vẫn đang bàn cãi để có thể có một đánh giá nghiêm túc.
Trong thời gian ông nắm quyền cao nhất Việt Nam cũng xảy ra hai cuộc chiến tranh:Chiến tranh biên giới Tây Nam và Chiến tranh biên giới phía Bắc. Dầu sao, khi ông mất, Tổng thư ký Liên hiệp quốc khi đó đã điện "... Ngài Tổng Bí thư Lê Duẩn, người đã giữ một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử của Việt Nam...”. (Điện của Tổng thư ký liên hiệp quốc HAVIÊPÊ RÊT ĐÊ CUÊGIA (Báo Nhân Dân ngày 16.7.1986))
Lê Duẩn, một Tần Thủy Hoàng hoang dâm vô độhttp://www2.vietbao.vn/images/vn7/phong-su/70054549-61993sm.jpgỞ miền Nam những năm 47, 48 đã lan truyền câu chuyện "Trung ương cục cướp vợ của học sinh". Đó là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, một ông Bí thư, một ông Phó bí thư, có vợ con đàng hoàng ở miền Bắc rồi, vào trong đó thấy mấy cô học sinh kháu khỉnh ở trong thành ra học ở một trường vùng kháng chiến, liền sinh lòng ham muốn. Mặc dù hai cô này đã sắp là vợ của hai cán bộ, nhưng hai vị vẫn cố tình dùng áp lực trên cướp cho bằng được. Những chuyện đó vẫn không xấu xa bằng chuyện Lê Duẩn sau toàn thắng 75, hiện nguyên hình là một Tần Thủy Hoàng hoang dâm vô độ, trắng trợn đến mức chẳng còn nghĩ gì đến đạo đức, chưa nói đến là người đứng đầu của một Đảng. Tự cho mình là người "khai quốc công thần", Lê Duẩn đã tạo cho mình một cuộc sống như vua chúa đời xưa, với hàng chục "cung tần mỹ nữ" thường xuyên vây quanh, giả danh là mát xa, đấm bóp. Nghe kể rằng một lần trong lúc đê mê sung sướng, Lê Duẩn đã ra lệnh cấp cho Hồng một lúc hai căn hộ liền, một ở Kim Liên, một ở Bách Khoa, mặc dù cô này chưa chồng con gì, trong lúc hàng vạn cán bộ khác chưa được phân một mét vuông nhà ở nào. Nhưng điển hình nhất là vụ quan hệ với nữ Bác sĩ Hồ Thị Nghĩa, con gái Hồ Viết Thắng. Thực ra Hồ Thị Nghĩa chỉ là của thừa của Lê Quang Hòa, nguyên Chính ủy Quân khu 4, nhưng Lê Duẩn có xá gì là của thừa hay không phải là của thừa, miễn là có cái gì mà giải trí sau khi đã được Lê Đức Thọ "duyệt". Xin nói thêm đây là một âm mưu thâm độc của Lê Đức Thọ.
Chính mục đích của Lê Đức Thọ là giăng bẫy đưa các cụ vào tròng để dễ dàng bịt mồm, bịt miệng các cụ lại, tha hồ mà mình lộng hành. Đến nỗi Lê Duẩn phải than vãn "Nhân sự Trung ương khóa 4, khóa 5 tôi chỉ biết 1/3 còn 2/3 ở đâu ra tôi chẳng biết gì". Có nghĩa là tất cả quyền hành trong Đảng về tay Lê Đức Thọ cả. Để đổi lại Lê Đức Thọ tạo cho các cụ đê mê trong chốn hành lạc, chẳng còn biết trời đất gì nữa. Mà có biết cũng chẳng dám nói, vì đã bị Lê Đức Thọ "yểm bằng gái" hết cả rồi.
Khi Hồ Thị Nghĩa có thai với Lê Duẩn, Ban Bí thư gặp riêng với Nghĩa khuyên nạo thai. Hồ Thị Nghĩa kiên quyết không nghe, nói: "Đây là con của Tổng Bí thư, rõ ràng thế, làm sao tôi phải nạo?" Do đó, trong đám tang Lê Duẩn, người ta thấy một thiếu phụ trẻ và đứa con trai chít khăn. Đó chính là Hồ Thị Nghĩa và đứa con trai, kết quả mối quan hệ bất chính của Tổng Bí thư Lê Duẩn với cô bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho mình.
Đó là chuyện đời xưa, còn hiện nay, ba trong số năm đồng chí Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị cũng có biết bao nhiêu chuyện xấu xa. Lê Đức Anh thì bỏ vợ cũ, một nữ cán bộ cách mạng trung kiên lấy vợ mới. Chuyện này trước đây coi như một tội tày đình phải kiểm điểm, phải khai trừ khỏi Đảng. Còn vị đương kim Thường trực Bộ Chính trị hiện nay thì còn xấu xa hơn nhiều. Năm 1974, Thượng tá chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 2 Lê Khả Phiêu quan hệ bất chính với một nữ nhân viên dưới quyền, việc vỡ lở ra, may mà Cục trưởng Cục Cán bộ lúc bấy giờ là Nguyễn Trọng Hợp, cùng quê Thanh Hóa, ém nhẹm đi cho Phiêu, và điều động Phiêu vào Quân khu 9 để phi tang. Có ai ngờ sự chuyển dịch ấy dẫn đến cuộc gặp gỡ giữa hai thầy trò họ Lê, Lê Đức Anh và Lê Khả Phiêu, tạo nên một "cặp bài trùng" cực kỳ nguy hiểm, thao túng toàn bộ nền chính trị nước nhà trong suốt bao đại hội: Đại hội 7, 8 vừa qua và Đại hội 9 sắp tới. Khi Lê Đức Anh sang làm Tổng Tư lệnh Cămpuchia, kéo Lê Khả Phiêu sang giúp về công tác chính trị, và thế là bắt đầu một "liên minh ma quỷ".
Suy ngẫm từ một bài nói mới tìm lại được của Lê Duẩn
Trong số các tài liệu tôi tìm thấy trong Phòng lưu trữ của Viện Kinh tế Việt Nam, có một văn bản mang tên: “Đồng chí Lê Duẩn phát biểu tại Hội nghị Trung ương lần thứ 24”. Thời điểm được ghi là : 13/08/1975. Tài liệu được in roneo, dày 14 trang. Căn cứ theo lời văn thì thấy rằng đây là bản gỡ băng trực tiếp từ một bài nói của ông, nhằm chuẩn bị cho những cuộc thảo luận tại Hội nghị Trung ương lần thứ 24. Câu đầu tiên của bài phát biểu là : “Tôi phát biểu một số ý kiến để các đ/c tham khảo trước khi đi vào thảo luận…”.
Đây là một tài liệu rất thú vị, vì qua đó có thể thấy được những suy nghĩ của nguyên Bí thư thứ nhất Lê Duẩn vào những ngày tháng đầu tiên sau khi giải phóng Miền Nam.
Trong Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, năm 1975, không thấy có tài liệu này. Có lẽ vì đó là bài văn nói, mà muốn chuyển thành văn viết thì tất nhiên phải được chính ông xem lại. Nhưng đến khi chuẩn bị cho Văn kiện Đảng toàn tập thì ông đã không còn nữa, mà không ai có thể làm thay ông việc này. Vì vậy trong Văn kiện Đảng Toàn tập năm 1975 ( xuất bản năm 2001) chỉ có Báo cáo của Bộ Chính trị trước Hội nghị Trung ương lần thứ 24 và sau đó là có Nghị quyết của Hội nghị, được ghi là: Ngày 29/09/1975. Như vậy bài phát biểu kể trên có lẽ chỉ là bài nói có tính chất gợi ý của ông trước khi đi vào thảo luận tại Hội nghi TƯ 24.
Vì đây là bài phát biểu trực tiếp và được gỡ băng trung thực với văn nói, nên nó chưa được “hoàn chỉnh” về mặt văn vẻ. Nhưng có lẽ chính vì thế nó lại có ưu điểm là phản ảnh khá trung thực những suy nghĩ rất tức thì và cũng rất bộc trực của bản thân ông sau những ngày trực tiếp quan sát thực tế ở Miền Nam.
Điều rất có ý nghĩa đối với giới nghiên cứu lịch sử hiện nay là: Khi xem xét những phân tích và đánh giá của Lê Duẩn về tình hình Miền Nam và những chủ trương của ông đối với kinh tế cả nước sau giải phóng, chúng ta thấy rằng nó có nhiều khía cạnh hơi khác so với những văn kiện chính thức của Hội nghị Trung ương 24 hơn một tháng sau đó và càng không giống với những văn kiện chính thức của Đại hội Đảng lần thứ IV/1976 hơn 1 năm sau đó. Ngược lại, nó gần gũi hơn với sự đánh giá tình hình kinh tế của Đại hội Đảng lần thứ VI/1986, trong đó chứa đựng rất nhiều những cách nghĩ về một nền kinh tế thị trường, một nền kinh tế mở, một nền kinh tế nhiều thành phần, nhấn mạnh tới việc sử dụng tối đa những tiềm lực của mọi thành phần kinh tế để phát triển…
Hiện nay, chúng tôi chưa có điều kiện để tìm hiểu kỹ hoàn cảnh hình thành những tư duy đó của ông và cũng chưa có điều kiện để tìm hiểu những lý do nào đã làm cho những tư tưởng này của ông không được quán triệt đầy đủ, hoặc đã được điều chỉnh, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 24, mà phải tới gần 10 năm sau đó nó mới đi vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Như chúng ta biết, Lê Duẩn là con người mà nhiều người cho là “suốt đời suy nghĩ, tìm tòi”. Đúng. Ông có bản tính không thoả mãn với những gì cũ kỹ, có sẵn. Trong tư duy của ông luôn thể hiện những cố gắng cao độ trong sự vận động tìm tòi, phát hiện, phủ định cái cũ, nhiều khi phủ định chính mình, nhằm mở ra những hướng mới (tất nhiên cái mới và cái đúng không phải luôn luôn đồng nghĩa)…
Tài liệu ngắn ngủi này phản ảnh một cung đoạn rất sắc nét trong những dòng suy nghĩ của Lê Duẩn về những vấn đề kinh tế Việt Nam.
Có thể nêu lên mấy suy nghĩ rất quan trọng sau đây trong bài phát biểu của ông:
Thứ nhất, ông thẳng thắn nói lên một sự thật tuy rất bình thường, thậm chí là tất yếu, nhưng không phải ai cũng có thể nói ra: Ông cho rằng trước một thực tế rất mới mẻ của Miền Nam sau ngày giải phóng, thì những cách suy nghĩ, những cách đánh giá, cách phân tích, cách lựa chọn giải pháp của mỗi người tất nhiên không thể một lúc giống nhau. Sự khác nhau đó là bình thường. Đó là phép biện chứng của nhận thức, của tư duy. Nhưng từ lâu chúng ta có thói quen ngại nói ra những cái gì là không giống nhau trong suy nghĩ. Từ cái ngại đó mà đã có thói quen ngộ nhận hoặc cố tình tạo ra ngộ nhận rằng luôn luôn có sự nhất trí cao giữa những bộ óc chủ chốt trong những vấn đề chủ yếu của đất nước. Nhưng sự nhất trí như thế không bao giờ là cái “tự thân”, mà chỉ có thể là kết quả của những gặp gỡ, đối thoại, thuyết phục và điều chỉnh giữa những ý kiến khác nhau. Lê Duẩn đã nói được điều đó ngay trong đoạn mở đầu của bài phát biểu:
Chúng ta xưa nay tưởng đã nhất trí với nhau, nhưng thực ra chưa phải nhất trí lắm đâu… Chính những cái gì rất chung và rất quan trọng đó mà ta nắm giống nhau, thì khi đi vào cụ thể càng dễ giống nhau hơn”.1
Thứ hai, ngay sau khi giải phóng Miền Nam khoảng 2 tuần, Lê Duẩn đã trực tiếp vào Nam quan sát và tìm hiểu tình hình. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, ông đã có một cách nhìn khá độc lập về thực trạng kinh tế Miền Nam, khong lệ thuộc vào những khung lý thuyết có sẵn. Ông đánh giá khá tích cực về hàng loạt ưu điểm của nền kinh tế thị trường ở Miền Nam. Chẳng hạn: Ông không quá nhấn mạnh vào cái gọi là chủ nghĩa thực dân mới với những tính chất ăn bám, mục nát, phồn vinh giả tạo, với những bản chất phản động của giai cấp tư sản mại bản… Ngược lại ông lưu ý tới những sự thật không thể chối cãi được là cách làm ăn có hiệu quả của kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản, với năng suất lao động cao hơn, dù là bóc lột thì người bị bóc lột cũng có đời sống khá hơn…. Ông nói:
“ Tại sao chúng nó là tư bản, chúng nó bóc lột người ta dữ, mà năng suất của nó vẫn cao. Vì nó là tư bản nhưng nó đi theo quy luật của nó, nó bóc lột nhưng mà vẫn tiến lên… Bây giờ nông dân ở miền Nam họ làm rất khá, mà nông dân thì phần nào hoá tư sản rồi”.
Thứ ba, qua thực tế của mô hình kinh tế Miền Nam, ông đã so sánh trở lại với mô hình kinh tế Miền Bắc và ông thẳng thắn thừa nhận nhiều nhược điểm của mô hình kinh tế ở Miền Bắc trong thời kỳ xây dựng CNXH. Ông nói:
Xưa nay ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật… Nay có được miền Nam là để chúng ta thấy lại cho rõ hơn nữa. Còn ta chủ nghĩa xã hội nhưng chưa đi đúng quy luật xã hội chủ nghĩa của ta, đúng mặt này nhưng không đúng mặt kia, cho nên ta cứ chập chờn mãi, chòng chành mãi.”
Tại sao người thợ ở ngoài này không bằng người thợ ở trong kia? Mình trả lời làm sao? Anh là chủ nghĩa xã hội mà tại sao anh lại không được bằng trong kia, anh trả lời làm sao? Đảng ta phải có trách nhiệm về những điều sai như vậy. Có thể vì chiến tranh, vì nhiều thứ, tôi đồng tình như vậy, nhưng trong đó cũng có khuyết điểm của mình chứ không phải không có khuyết điểm đâu3.
Thứ tư, từ cách nhìn nhận về kinh tế Miền Nam và nhìn nhận về những nhược điểm của nền kinh tế Miền Bắc, Lê Duẩn đã đưa ra những gợi ý về phương hướng và chính sách kinh tế cho Miền Nam và cho cả nước. Quan điểm của ông lúc đó là không nên vội vã tiến hành cải tạo đối với công thương nghiệp tư doanh. Còn đối với nông nghiệp, chưa nên cưỡng ép nông dân Miền Nam vào các hợp tác xã. Việc đó sẽ tạo ra sự bất mãn của nông dân và sự sa sút của sản xuất nông nghiệp. Ông nói:
Miền Bắc trước đây phải hợp tác hoá ngay lập tức... Nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy. Miền Nam bây giờ phải để cho giai cấp tư sản phần nào đấy, phải cho nó phát triển phần nào đã. Phải để kinh tế gồm mấy thành phần thì nông dân mới theo ta, liên minh mới chặt chẽ. Bắt hợp tác hoá là không đúng, năng suất thấp xuống thì hỏng hết cả, họ sẽ không theo giai cấp vô sản nữa, không thống nhất được đâu. Người nông dân làm ra những sản phẩm, người ta muốn bán, nếu chúng ta không cho bán thì nông dân chọi lại với chúng ta, nguy hiểm lắm, không thể được. Nếu chúng ta không có một hình thức kinh tế để kéo nông dân đi tới thì ta không thống nhất được. Vì vậy Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này.
Những nhận định đó của ông đã được thực tiễn những năm 1978-1979 chứng minh là đúng: Sau khi vội vàng ép buộc nông dân vào các tập đoàn sản xuất thì nông nghiệp sa sút một cách nghiêm trọng: 13,5 triệu tấn năm 1976 xuống 12,2 triệu tấn năm 1988. Khi áp đặt hệ thống thu mua theo giá kế hoạch thì nông dân phản ứng gay gắt, đã “ chọi lại chúng ta” và sản lượng lương thực huy động đã giảm sút với mức độ còn nghiêm trọng hơn mức giảm sút của tổng sản lượng lương thực: Từ trên 2 triệu tấn năm 1976 xuống 1,6 triệu tấn năm 1978 và năm 1979 chỉ còn 1,4 triệu tấn. Đó chính là lúc mà Tp Hồ Chí Minh phải ăn bo bo thay cho gạo, là điều chưa từng có trong lịch sử thành phố 300 năm trước đó…
Rất tiếc là những ý tưởng kể trên của Lê Duẩn đã không được thực hiện. Đến nay chúng ta vẫn khó hiểu được những lý do nào đã khiến cho chỉ ngay sau đó ít lâu, trước hết là ngay tại Hội nghị Trung ương lần thứ 24, đã có những nhận định và kết luận khác đi, thậm chí trái ngược với những gợi ý trong bài phát biều khai mạc của Lê Duẩn.
Thí dụ:Về tình hình quốc tế , Hội nghị TW lần thứ 24 đã nhận định:
Sự suy yếu toàn diện và địa vị quốc tế giảm sút của chủ nghĩa đế quốc Mỹ là một xu thế không thể đảo ngược được... Hệ thống tư bản chủ nghĩa đang lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện mới.”
Chính sách đối ngoại lúc này được xác định là:
Tư tưởng cơ bản phải thấu suốt trong lĩnh vực đối ngoại là: chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự thống nhất của Đảng ta”.
Trong việc đánh giá thực trạng kinh tế Miền Nam, văn bản của Nghị quyết 24 đã nhận định rằng:
“ Miền Nam là cái túi tập trung bọn địa chủ, tư sản mại bản, bọn tay sai của đế quốc, bọn chống đối cách mạng ngoan cố nhất ...và tầng lớp tư sản quan liêu quân phiệt khá đông đảo nhờ bóc lột nhân dân, lũng đoạn kinh tế, sống giầu có xa hoa trên xương máu của đồng bào ta… Chúng căm thù chế độ mới, ngoan cố không chịu thuần phục chính quyền, một số đang điên cuồng chống lại cách mạng… Chủ nghĩa thực dân mới đã tạo ra một xã hội ăn bám và thối nát…
Về con đường phát triển của kinh tế Miền Nam, Nghị quyết 24 đã chủ trương:
“Phải xoá bỏ tư sản mại bản bằng cách quốc hữu hoá cơ sở kinh tế của họ, biến thành sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý.”
“Đối với kinh tế tư sản dân tộc, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa bằng hình thức công tư hợp doanh, bắt đầu từ những cơ sở sản xuất kinh doanh quan trọng”.
“Trước mắt cần xây dựng một số hợp tác xã thí điểm để rút kinh nghiệm. ở những nơi chưa đủ điều kiện xây dựng hợp tác xã thì ra sức phát triển các tổ đổi công vần công”.
“Đối với thương nghiệp nhỏ, cần tích cực cải tạo xã hội chủ nghĩa bằng cách tổ chức đăng ký kinh doanh, có chính sách thuế và chế độ kiểm kê, kiểm soát, chuyển phần lớn tiểu thương sang sản xuất, lựa chọn để sử dụng một số người làm kinh tiêu.”7
Dòng tư duy đó tiếp tục đi từ Hội nghị Trung ương lần thứ 24 tới Đại hội Đảng lần thứ IV, với những chủ trương còn toàn diện và triệt để hơn:
“Việc hợp nhất các tính nhỏ hiện nay thành những tỉnh mới là nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước.
“Tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư bản tư doanh, đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu thương nghiệp và thương nghiệp nhỏ… sử dụng và hạn chế tư bản tư doanh, hợp tác hoá nông nghiệp đi đôi với xây dựng huyện, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; cải tạo thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp bằng con đường hợp tác hoá là chủ yếu, cải tạo thương nghiệp nhỏ chủ yếu bằng cách chuyển dần tiểu thương sang sản xuất”.
“Xây dựng nông trường quốc doanh; gắn liền xây dựng hợp tác xã với xây dựng huyện thành đơn vị kinh tế nông – công nghiệp”
Từ đó Việt Nam sẽ:“Vươn lên những đỉnh cao của thời đại, biến đất nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề thành một nước văn minh, giầu mạnh, thành trì bất khả xâm phạm của độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội ở Đông Dương và Đông Nam Á”.
Đối với sử học, người nghiên cứu cần và có thể khác với người làm công tác tuyên truyền ở chỗ: Mỗi khi có dịp kỷ niệm một nhân vật lịch sử nào đó, không nhất thiết chỉ lựa chọn những gì là hay là tốt để nói. Vừa qua, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, hàng trăm bài viết ca ngợi ông như nhà lý luận kiệt suất, sáng tạo, dường như ông bao giờ cũng đúng, cũng đi đầu… Trong lịch sử làm gì có những nhân vật thần thánh như thế!. Trong các giới nghiên cứu, trong cả những nhà điều hành cùng thời với ông mà tôi được gặp, và cả trong dư luận xã hội mà tôi thường được nghe, không thấy ông được nhìn nhận một cách phiến diện như vậy. Ông được nhiều người kính trọng, thậm chí sùng kính. Đó là sự thật. Ông đã có những nhìn nhận rất sáng trong thời chiến tranh, về cách đánh Pháp, đánh Mỹ. Về mặt đó, quả ông là một nhà chiến lược có tài. Nhưng trong việc định hướng cho kinh tế và cho xã hội, trong việc lượng định những thế cờ quốc tế, và về nhiều mặt khác trong đời sống , về phong cách lãnh đạo…, không phải ông không có những điều mà đến nay thấy là cần được suy ngẫm thêm để rút kinh nghiệmi, và thực tế là đất nước đã làm khác đi để chữa bệnh duy ý chí, để lấy dân làm gốc, nhờ đó mới đi lên như ngày nay.
Tất nhiên văn hóa nghiên cứu không bao giờ cho phép những trò phê phán phi lịch sử. Nhưng sẽ là và chỉ là có ích nếu nói lên được một cách khách quan và công bằng những gì đã đạt được và cả những gì còn hạn chế ở mỗi nhân vật lịch sử, phân tích những nguyên nhân và hoàn cảnh của những suy nghĩ và quyết định của nhân vật đó, cả những cái đúng và những cái chưa đúng. Đó là vẻ đẹp của lịch sử và của các nhân vật lịch sử.
Theo văn hóa nghiên cứu đó, đối với sự nghiệp của Lê Duẩn, con người có tầm ảnh hưởng rất lớn trong suốt nửa sau thế kỷ XX của Việt Nam và của cả một số sự kiện quốc tế, thì tìm hiểu về ông cũng là tìm hiểu bản thân con đường và những bước ngoặt lớn trong lịch sử Việt nam.
Theo nghĩa đó, có nhiều câu hỏi vẫn còn là thách đố đối với giới nghiên cứu. Thí dụ như:
- Một người có vị trí hàng đầu trong Đảng và có uy tín cao nhất nước vào lúc đó như Lê Duẩn, nếu quả đã có sẵn những tư duy kinh tế sáng suốt và đúng đắn như trong bài phát biểu kể trên, thì tại sao vẫn không vượt qua được những rào cản của cả một bề dày tư duy cũ kỹ, bảo thủ, trì trệ, mà chính ông cũng đã coi là “ nguy hiểm lắm”, và thực tế là đã dẫn tới những khó khăn và tổn thất không nhỏ của đất nước trong hàng thập kỷ sau đó?
- Từ bài phát biểu khai mạc tại Hội nghị Trung ương lần thứ 24 cho tới bản thân Hội nghị Trung ương 24 và những kết luận chính thức của Hội nghị đó, đã có những diễn biến hay chuyển biến lịch sử như thế nào? Trong đó bản thân Lê Duẩn có những thay đổi gì trong suy nghĩ không? Nếu có thì thay đổi vì sao và như thế nào? Tại sao ở ông có cả những suy nghĩ khá cấp tiến, nhưng không phải không có những quyết định mà kết quả là ngược lại với ý nguyện của ông? Có thể giả thiết như thế này không: Vào cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, những bức xúc của ông về sự ách tắc của mô hình kinh tế cũ cùng những ý tưởng của ông về một mô hình mới có lẽ cũng mới chỉ là những ý nghĩ đột xuất, như những phản ứng tức thời trước một thực tế còn quá khó khăn, phức tạp, chứ chưa thành cả một hệ thống tư duy chiến lược có tính chất cương lĩnh? Nếu như ở ông đã có được điều đó, thì với uy tín lớn và ở cương vị cao của ông lúc đó, chắc tình hình đã diễn ra khác đi với những gì đã diễn ra trong 10 năm sau giải phóng. Có một lần, giáo sư Trần Phương - một trong những trợ lý kinh tế thân cận nhất của Lê Duẩn - đã dành cho tôi cả một ngày để trao đổi về Lê Duẩn, thì chính giáo sư cũng thừa nhận rằng: Vào thời kỳ đó Lê Duẩn chưa có đủ thời gian để hoàn thiện những suy nghĩ về con đường kinh tế của Việt nam…
- Trong những chủ trương và quyết sách như thống nhất về mô hình kinh tế trên cả nước, về việc tiến nhanh, tiến mạnh lên sản xuất lớn XHCN, về việc bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, về việc đưa nhanh các HTX lên cấp cao, về việc cải tạo công thương nghiệp Miền Nam một cách ồ ạt và rất phi kinh tế, về tư tưởng làm chủ tập thể, về việc sắp xếp lại giang sơn, về việc sáp nhập hơn 60 tỉnh của cả nước thành 29 tỉnh và thành phố,về việc xây dựng cấp huyện thành những pháo đài kinh tế… , thì Lê Duẩn đã có một vai trò như thế nào?
- Trong một bài viết gần đây trên Thời báo Kinh tế (ngày 6/4/07), giáo sư Trần Phương có kể lại rằng một lần tại nhà nghỉ Đồ Sơn, có mặt cả thủ tướng Phạm văn Đồng, vì quá bức xúc trước cảnh kinh tế sa sút và đời sống khó khăn, Lê Duẩn đã nói bằng một giọng gay gắt: “Chúng ta cầm quyền mà không lo nổi rau muống và nước lã cho dân thì nên từ chức đi”. Điều đó quả đã thể hiện rõ cả quyền uy, cả tính cách trung thực và tinh thần trách nhiệm của ông, mà giáo sư Trần Phương gọi là “một trái tim nhân hậu”. Nhưng chưa rõ ông quan niệm cái phạm trù “ chúng ta cầm quyền” là gồm những ai ?
- Và sau khi ông qua đời, Đại hội Đảng lần thứ VI đã nghiêm khắc phê phán căn bệnh chủ quan duy ý chí và bệnh xa rời thực tế, xa rời nhân dân, không coi dân là gốc…, là những căn bệnh được nhìn nhận là đã diễn trong suốt một thời gian khá dài trước đó, cũng tức là chính trong thời Lê Duẩn là Tổng bí thư. Vậy thì Lê Duẩn đã có vai trò thuận hay nghịch và đến mức nào đối với những căn bệnh đó?
- Sau này, khi nghiên cứu kỹ về lịch sử cơ chế khoán Hải phòng, tôi được biết khu nhà nghỉ của Trung ương ở Đồ Sơn là một trong những nơi đã hình thành và phát triển những tư tưởng lớn như làm chủ tập thể, sản xuất lớn, HTX cấp cao… Rất gần đó, có HTX Đoàn Xá (mà theo đường chim bay chỉ cách nhà nghỉ Đồ Sơn có 12 km thôi, từ trên nhà nghỉ có thể nhìn thấy rõ lúc trời quang), sau khi đưa HTX lên cấp cao năm 1977, đã có hơn 50 hộ nông dân xã viên không còn gì để ăn nữa , phải bỏ ra thành phố đi ăn mày… Vậy những gì đã tạo ra sự ngăn cách giữa “trái tim nhân hậu” nơi Lê Duẩn với những nghịch cảnh kinh tế, mà Đoàn Xá là một trong vô vàn ?
- Rồi đến khi Đảng ủy Đoàn Xá phải “ nhắm mắt làm ngơ” cho khoán chui để dân khỏi đói, và do đó mà Đoàn Xá trở thành cái nôi nổi tiếng của khoán Hải phòng, thì khi biết chuyện, Lê Duẩn đã tuyên bố ngay với lãnh đạo thành phố: “ Tôi đồng ý, cứ cho làm ngay đi, không phải hỏi ai nữa cả!”. Lời nói đó là một cú hích góp vào những khởi sắc của phong trào khoán, giúp nó lan toả trên cả nước sau đó, góp phần cứu nông nghiệp và nông dân cả nước khỏi cảnh bần hàn, sa sút. Sự kiện đó hẳn đã khẳng định rõ thêm “ trái tim nhân hậu” và tư duy độc lập của ông. Nhưng mặt khác, phải chăng nó cũng phản ảnh cái dự cảm của ông về khả năng “ chưa nhất trí lắm đâu” trước một vấn đề hệ trọng và nhạy cảm như vấn đề khoán? Và phải chăng cũng vì thế mà trong trường hợp này, rút kinh nghiệm từ khoán Vĩnh Phúc, ông đã phải “ đi trước một bước ” bầy tỏ sự đồng tình triệt để trước khi có thể có một sự cản phá? Đặng Phong
Lê Duẩn đàn áp Hồ Chí Minh & Võ Nguyên Giáp?
http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/39766941510861650.gifMột câu chuyện minh họa cho ảnh hưởng có mức độ của ông Lê Duẩn thời kì đầu được Thượng tướng Trần Văn Trà kể lại trong quyển Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng (1992). 
Một ngày của năm 1959, ông Trần Văn Trà nghe bản tin của BBC về cuộc chạm súng giữa một trung đội quân Việt Nam Cộng Hòa và nhóm quân của những người kháng chiến ở Đồng Tháp Mười. Theo bản tin, hai bên rút đi sau hai giờ giao tranh mà không có thương vong. Ông Trà rất ngạc nhiên và kết luận hoặc bản tin của BBC sai lạc, hoặc khả năng tác chiến của những cán bộ kháng chiến miền Nam cần được cải thiện.
Ngày hôm sau, đi cùng một người bạn, ông Trà đến gặp ông Lê Duẩn và nói cần đưa cán bộ tập kết vào Nam để tăng cường đào tạo cho các đồng chí ở đấy. Ông Duẩn được cho xem đề nghị gửi 100 cán bộ trẻ từ Bắc vào Nam. 
Ông Lê Duẩn ngẫm nghĩ rồi nói sẽ khó thực hiện vì Bộ Chính trị chưa quyết. Khi ông Trà nhấn thêm, ông Duẩn hỏi liệu có giảm số lượng được không. 
Con số mới đưa ra là 50. Ông Duẩn lại bảo ông sẽ tự chịu trách nhiệm nếu con số nhỏ hơn nữa. Cuối cùng, họ đồng ý về con số 25 người. 
Tuy vậy, thế cân bằng quyền lực trong Đảng Lao Động Việt Nam sau đó bị phá vỡ.
Chiếm ưu thế
Những nghiên cứu gần đây đã cho biết rõ hơn làm thế nào ông Hồ Chí Minh mất dần ảnh hưởng trong tiến trình ra quyết định của Đảng Lao Động kể từ đầu thập niên 1960.
Ảnh hưởng của ông Hồ Chí Minh trong tiến trình ra quyết định của đảng thập niên 1960 bị suy giảm 
Nói như William Duiker, trong cuốn Hồ Chí Minh (2000), vai trò của ông Hồ ngày càng bị hạn chế ở tư cách “một nhà ngoại giao kỳ cựu và cố vấn cho chính sách ngoại giao, đồng thời làm tròn hình ảnh người cha tinh thần của nhân dân và linh hồn của cuộc cách mạng.” Uy tín cùng mối quan hệ rộng rãi – chẳng hạn, ông Hồ có quan hệ hữu hảo với Mao Trạch Đông – khiến nhóm lãnh đạo trẻ hơn trong Đảng Lao Động Việt Nam, dù muốn hay không, cũng không thể loại hẳn ông ra khỏi tiến trình chính trị và ngoại giao.
Dù vậy, tính đến thời điểm khi Mỹ chính thức đổ quân vào miền Nam năm 1965, vai trò của ông Hồ Chí Minh ở trong đảng chủ yếu chỉ còn mang tính lễ nghi.
Một trong những người thân nhất của ông Hồ, ông Võ Nguyên Giáp, cũng bị cô lập sau này. Đối với dư luận quốc tế đương thời, Võ Nguyên Giáp là người anh hùng thứ hai, chỉ sau ông Hồ Chí Minh, trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Nhiều người trong và ngoài Việt Nam thừa nhận ông là kiến trúc sư tạo nên thắng lợi lẫy lừng ở Điện Biên Phủ, và với quân đội miền Bắc, vị đại tướng có uy tín lớn.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjQgsSGBpOTUe4sVx8q5gyoljBsShPPj683R3so5gtN9gAVjIZj_PjQrxvbMZrFZxxxO5X2p8bP5pj3JuMw1uzeleh7EvtzGJrrG2Z7S_06ubCVCu_tjYjyzRQqLNgRKdFLfoAlojp0-yQ/s400/Bac+va+Le+duan.jpgSau việc ký kết Hiệp định Geneva 1954, Lê Duẩn và nhiều người khác ủng hộ đấu tranh vũ trang ở miền Nam, trong khi ông Giáp thuộc nhóm chủ trương kiềm chế và thận trọng. 
Ông Giáp, giống như ông Hồ, chấp nhận chủ trương “chung sống hòa bình” mà Liên Xô đưa ra lúc bấy giờ, và đồng thời tin rằng phải xây dựng nền tảng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh vũ trang ở miền Nam.
Thông qua việc cô lập ông Hồ, ông Giáp và các đồng minh của họ trong đảng, ông Lê Duẩn đã thiết lập một bộ máy lãnh đạo trung thành.Thái độ này của tướng Giáp đặt ra một thách thức lớn cho ông Lê Duẩn. Nhưng cuối cùng, ông Lê Duẩn đã giảm bớt được ảnh hưởng của ông Giáp trong bộ máy lãnh đạo của đảng. Việc cô lập tướng Giáp – cùng nhiều đảng viên cao cấp khác – đóng vai trò quan trọng cho việc tìm hiểu ông Lê Duẩn vì nó cho thấy người anh hùng trên chiến trường chưa hẳn là người chiến thắng trên chính trường. Thẳng thắn mà nói, sau này tướng Giáp tỏ ra nhu nhược, hèn yếu hơn theo kiểu "ngậm miệng ăn tiền"; nhất là khi ông ta đồng ý nhận trách Chủ Nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch Hoá Gia Đình.
Trong tiểu luận “Lê Duẩn, the American War, and the Creation of an Independent Vietnamese State”, trình bày lần đầu ở hội nghị quốc tế về Việt Nam học ở Hà Nội năm 1998, Pierre Asselin nhận xét: “Giống như Mao và Stalin, Lê Duẩn khao khát quyền lực tuyệt đối. Thông qua việc cô lập ông Hồ, ông Giáp và các đồng minh của họ trong đảng, ông Lê Duẩn đã thiết lập một bộ máy lãnh đạo ở Hà Nội không chỉ trung thành mà còn chung quyết tâm hoàn tất các mục tiêu cách mạng.”
“Ký ức về Hiệp định Geneva năm 1954 cũng có thể đã khiến Lê Duẩn tin rằng để cách mạng thành công, ông phải loại bỏ hết những ai không tin vào chiến thắng bằng mọi giá.”
Nhiều chuyên gia cho rằng đây cũng là một phần tiền đề tạo nên cái gọi là “vụ án xét lại – chống Đảng.”
Tranh cãi tư tưởng
http://hungvietsite.org/blog/wp-content/uploads/2010/07/nguyendviet070406-1.jpgHồi ký “Tử tù tự xử lí” của Trần Thư, người bị dính vào vụ được quen gọi là “vụ án xét lại – chống Đảng”, mô tả không khí lúc bấy giờ là “tâm lý chủ chiến bao trùm xã hội miền Bắc” và “nếu có ai chủ trương chung sống hòa bình và thi đua hòa bình giữa hai miền thì cũng chẳng dám nói ra.”
Mâu thuẫn giữa nhóm của ông Lê Duẩn và những người chỉ trích đạt đỉnh cao ở Hội nghị TƯ 9 năm 1963 và sau đó, tăng tốc với đợt bắt giữ nhiều người ở Hà Nội vào năm 1967.
Chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc, Lưu Thiếu Kỳ (bên trái), năm 1963 đánh dấu việc hai nước xích lại gần hơn 
Tháng Giêng 1963, chủ tịch Novotny của Tiệp Khắc thăm Hà Nội và ra một tuyên bố chung phản ánh quan điểm của Liên Xô và ca ngợi chung sống hòa bình là “chính sách đúng đắn nhất.”
Nhưng sau khi Novotny về nước, xung đột giữa hai nhóm tạm gọi là “thân Liên Xô” và “thân Trung Quốc” trong đảng Lao Động căng thẳng hơn. Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị quy trách nhiệm cho tuyên bố chung của Novotny và bị thay bằng ông Xuân Thủy.
Sử dụng tư liệu giải mật của Đông Đức, Martin Grossheim, trong bài nói về “chủ nghĩa xét lại” ở Bắc Việt, đăng trong tạp chí Journal of Cold War Studies tháng 11-2005, dẫn lời sứ quán Đông Đức ở Hà Nội năm 1963 nói các vị trí chủ chốt ở Bộ Ngoại giao, Thông tấn xã…đã được giao cho các cán bộ “theo sát đường lối Trung Quốc.”
Đây là các biện pháp chuẩn bị cho chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc, Lưu Thiếu Kỳ, đến Hà Nội tháng Năm 1963. Chuyến thăm đưa Hà Nội đến gần hơn Trung Quốc, với tuyên bố chung gọi “chủ nghĩa xét lại” và “cơ hội hữu khuynh” là đe dọa chính cho phong trào cộng sản quốc tế.
Tư liệu giải mật cho biết sứ quán các nước Đông Âu có quan điểm gần Liên Xô như Đông Đức, Hungary và Tiệp Khắc, trong năm 1963, đã báo cáo rằng báo chí ở miền Bắc ngày càng phản ánh quan điểm “thân Trung Quốc.” 
Sứ quán Đông Đức tháng Tám năm ấy kết luận “các nhân tố thân Liên Xô” trong đảng Lao Động đã bị cô lập một cách có hệ thống. 
Đến tháng Chín, một bài báo của ông Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, được in trên báo Nhân Dân. Trong đó, tác giả nói một số đảng viên bị ảnh hưởng của “chủ nghĩa xét lại” và vì thế nghi ngờ chiến lược thống nhất đất nước của đảng.
Phía Đông Đức lúc bấy giờ kết luận bài báo của ông Lê Đức Thọ là “một sự tấn công trực diện nhắm đến các đồng chí chia sẻ quan điểm thân Liên Xô,” và là một bước lớn trong sự chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần thứ 9 sắp tiến hành.
Hội nghị Trung ương lần thứ 9 của đảng Lao Động ở Hà Nội diễn ra cuối năm 1963 trong bối cảnh vừa xảy ra cuộc đảo chính giết chết tổng thống Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn, đã tạo nên câu hỏi có nhân cơ hội này để đẩy mạnh đấu tranh vũ trang ở miền Nam hay không. Đồng thời, cuộc cãi vã giữa Liên Xô và Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng căng thẳng, đặt Hà Nội trong tình cảnh khó xử, vì đảng Lao Động hiểu rằng để đạt mục tiêu thống nhất đất nước, họ sẽ phải dựa vào hai đồng minh này.
Tại Hội nghị TƯ lần thứ 9, các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng đã phê phán chủ trương chung sống hòa bình và hội nghị kết thúc với nghị quyết đẩy mạnh công cuộc đấu tranh bằng vũ lực ở miền Nam.
Sau Hội nghị TƯ 9, nhóm do ông Lê Duẩn đứng đầu tăng cường phê phán “chủ nghĩa xét lại hiện đại” (ám chỉ chủ trương thi đua hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, mà Liên Xô, dưới thời Khrushchev, cổ vũ, nhưng Trung Quốc thì chỉ trích).
Trong loạt bài “Tăng cường mặt trận tư tưởng để củng cố Đảng” của ông Lê Đức Thọ, được đăng sau Hội nghị TƯ 9, có sự thừa nhận rằng một thiểu số trong đảng không đi theo đường lối đã ra. Mặc dù bài báo không nêu tên cụ thể, nhưng theo các quan sát viên, sự ám chỉ nhắm đến những người như Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai, Lê Liêm, Ung Văn Khiêm…những người đã phát biểu phản đối nhóm của ông Lê Duẩn ở Hội nghị TƯ 9.
Ông Lê Đức Thọ cũng loan báo các đảng viên sẽ phải dự các lớp học tập và chỉnh huấn để thấm nhuần nghị quyết của Hội nghị TƯ 9.
Sứ quán Đông Đức khi ấy có được trong tay nội dung của các lớp học này, theo đó, các học viên phải hiểu sâu sắc sự khác biệt giữa “chủ nghĩa Mác - Lê chân chính” và “chủ nghĩa xét lại.”
Nhà nghiên cứu Martin Grossheim nhận xét chiến dịch chỉnh huấn này “không chỉ để đối phó các quan điểm bất đồng trong đảng, mà còn là công cụ tuyên truyền để chuẩn bị cho tinh thần của người ở miền Bắc trước diễn biến chiến tranh leo thang.”
Diễn biến 1967-68
Những tranh cãi trong nội bộ đảng không dừng lại ở năm 1963-64 mà sẽ tiếp tục trong giai đoạn 1967-68.

Ban đầu, vì lo ngại sẽ đánh mất sự hỗ trợ của Liên Xô, nhóm của ông Lê Duẩn thận trọng không đưa ra các tuyên bố công khai phản ánh thái độ bài Liên Xô và thân Mao. Vì lẽ đó, dự thảo nghị quyết của Hội nghị TƯ 9 ban đầu đã kèm cả đoạn văn lên án trực tiếp Khrushchev, nhưng do yêu cầu của Lê Duẩn, đoạn này được bỏ đi.
Tuy nhiên, Khrushchev mất chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1964, quân Mỹ đổ bộ vào miền Nam, và miền Bắc bắt đầu bị đánh bom năm 1965 – những diễn biến này đã đưa Hà Nội và Moscow gần nhau hơn. Kể từ đó, ông Lê Duẩn và các đồng minh cảm thấy đủ tự tin để theo đuổi chiến dịch loại bỏ chủ nghĩa xét lại một cách công khai và gay gắt hơn.
Nhóm thứ nhất dựa trên quan điểm rằng trí thức có vai trò quan trọng trong xã hội cộng sản, trong khi nhóm kia đặt giá trị cộng sản lên trên tri thức
Sophie Quinn-Judge 
Nghiên cứu gần đây nhất về sự kiện này, được Sophie Quinn-Judge công bố trên tạp chí Journal of Cold War Studies tháng 11-2005, ước lượng trong sự biến 1967-68, khoảng 30 nhân vật cao cấp bị bắt, và có lẽ có tới 300 người tất thảy, gồm các tướng lĩnh, nhà lí luận, giáo sư, văn nghệ sĩ và phóng viên truyền hình được đào tạo ở Moscow. Một trong những người bị bắt đầu tiên là Hoàng Minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, bị bắt tháng 7-1967 và bị tống giam.
Cần nói rằng người ta vẫn còn biết rất ít về quá trình ra quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam mấy chục năm qua. 
Riêng trong vụ án xét lại 1967-68, không một ai liên lụy được mang ra xét xử. Cho đến thập niên 1990, một số người còn sống và gia đình người đã khuất vẫn gửi các thư và thỉnh nguyện xin phục hồi danh dự. Và như Sophie Quinn-Judge nhận định, “cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn công bố rất ít các tài liệu về việc ra quyết định ở cấp cao hơn từ thư khố của chính họ.”
Có nhiều cách diễn giải khác nhau về sự kiện năm 1967-68. 
Tài liệu có tiêu đề “Hoạt động của một số thế lực thù địch và chống đối” do Đảng Cộng sản phổ biến năm 1994, cáo buộc ông Hoàng Minh Chính và nhiều người dính líu vụ án chống Đảng là đã nắm một biên bản mật về một cuộc hội đàm Việt-Trung và định gửi ra ngoại quốc, đồng thời họ bị cho là thu thập tài liệu để tiến tới một chương trình hoặc phác thảo đối lập để chống đối Đảng. 
Trong khi đó, nhiều người bị tù thời kì ấy cho rằng một nguyên nhân của “vụ án chống Đảng” là vì ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ muốn dùng “hiểm họa xét lại” để hạ uy tín của ông Võ Nguyên Giáp. Chia sẻ phân tích này, Judith Stowe, trong bài “Revisionism in Vietnam” (1995) nói ông Võ Nguyên Giáp “là đối tượng chính của chiến dịch bài trừ khuynh hướng xét lại.”
Pierre Asselin, trong bài viết về Lê Duẩn, nói thêm “do quá nguy hiểm nếu công kích cá nhân ông Giáp, nên ông Lê Duẩn nhắm đến đội ngũ ủng hộ vị tướng, đặc biệt những người thân cận và trung thành nhất trong hàng ngũ cấp cao của Đảng và chính phủ.”
Sophie Quinn-Judge lại cho rằng vụ án chống Đảng 1967-68 thể hiện một cuộc đấu tranh tư tưởng, chứ không đơn thuần mang tính cá nhân, trong nội bộ đảng.
“Đó là cuộc cạnh tranh giữa [một bên là nguyện vọng] thống nhất dân tộc (trong khuôn khổ liên minh yêu nước), phát triển khoa học và tiến bộ kĩ thuật với [phía bên kia là] khát vọng cách mạng của quần chúng và sức mạnh biến đổi của cách mạng bạo lực. Nhóm thứ nhất dựa trên quan điểm rằng trí thức có vai trò quan trọng trong xã hội cộng sản, trong khi nhóm kia đặt giá trị cộng sản lên trên tri thức.”
Lê Duẩn và “Đêm trước đổi mới
… Có lẽ đây là lần đầu tiên, nguyên Phó Thủ tướng, giáo sư kinh tế Trần Phương bộc bạch tâm sự về cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, người mà ông có nhiều năm gần gũi và rất mực khâm phục, kính trọng. Giữa những người có tư duy đổi mới kinh tế từ rất sớm thì ông là một trong số ít người có đủ bản lĩnh, thẳng thắn và hiểu biết để trao đổi, tranh luận về những vấn đề kinh tế nổi cộm của đất nước lúc đó. GS Trần Phương cũng là người mà chúng tôi tìm đến gần đây nhất trong lộ trình tìm hiểu về những “Điều chưa biết rõ” về “anh Ba Duẩn”.
1
Cố TBT Lê Duẩn thăm NM Dệt 8/3, HN, 7/1971. (Ảnh tư liệu)
“ Hãy đọc bài viết này”
… Con đường dẫn Trần Phương đến gần Lê Duẩn lại bắt đầu từ bản tính “nói thẳng điều mình nghĩ” dù đó là điều đi ngược lại với suy nghĩ của đám đông. Ông kể…
Năm 1965, Liên Xô gửi sang một báo cáo về đổi mới kinh tế do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của họ chấp bút để Bộ chính trị ta tham khảo.
Tôi nghe nói trong một cuộc thảo luận ở TƯ, đã có nhiều người nghi ngờ báo cáo này thể hiện tư tưởng xét lại. Lý do chính yếu khiến người ta phản bác là vì: Bản báo cáo này đề cao tính phân quyền, giao quyền tự chủ cho các xí nghiệp (trong lúc đó tư tưởng của Việt Nam lúc đó vẫn đề cao tính kế hoạch hoá tập trung); thứ hai là thúc đẩy quyền lợi vật chất cho người lao động (trong lúc mô hình kinh tế của chúng ta không kích thích tính tư lợi…).
Trước những ý kiến phản đối gay gắt , anh Ba chỉ im lặng.
Sau đó, anh triệu tập cuộc trao đổi về báo cáo này tại 60 Nguyễn Cảnh Chân với sự tham gia của một số trí thức cao cấp. Cũng chỉ có một số rất ít người ủng hộ một cách rụt rè tinh thần của bản báo cáo đổi mới kinh tế; còn đa số thì phản đối. Họ khẳng định: “Phải củng cố quan điểm trung ương tập quyền, với người lao động chỉ có thể kích thích bằng tư tưởng, vẫn nên xoá bỏ tư lợi…
“Tưởng nhớ đồng chí Lê Duẩn, chúng ta tưởng nhớ đến một nhà lãnh đạo chính trị xuất sắc, một tư duy sáng tạo lớn của Cách mạng Việt Nam” - Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lúc đó, tôi đứng lên nói rõ quan điểm của mình: Liên Xô đến lúc này không thích hợp với mô hình quản lý tập trung nữa. Một đất nước có đến 4 vạn xí nghiệp lớn, 4 vạn công trường xây dựng thì không thể quản lý theo kiểu kế hoạch hoá nữa.
Và ý kiến của anh Ba ngay sau đó đã khiến tôi giật mình: “ Khuynh hướng của Trần Phương là hợp thời”.
Từ đó anh Ba chọn tôi làm người giúp việc và thường xuyên trao đổi những ý tưởng quan trọng về kinh tế.
Vào năm 1966, tôi có triển khai một bài viết theo ý tưởng mà tôi đã nói trong hội nghị năm 1965, bàn về các bước đi trong công nghiệp hoá đăng trên tạp chí nghiên cứu kinh tế. Sau đó, anh Ba đã nói với 200 người toàn là Uỷ viên TƯ Đảng tại một hội nghị: “Hãy đọc bài viết này đi!”.
Điều rõ nhất mà tôi nhìn thấy ở anh Ba Duẩn trong vai trò một Tổng bí thư của thời bình là luôn trân trọng cái mới, luôn đòi hỏi sự sáng tạo.
“Nếu ta kiếm được nguồn vốn nước ngoài thì sao?”
Hồi những năm 70, có một lần bỗng dưng anh Ba tôi gọi đến hỏi: Năm, bảy năm nữa, ta giải phóng xong, vốn ở đâu để công nghiệp hoá?
Tôi trả lời: Lấy nội lực từ nền nông nghiệp, tập trung thúc đẩy cho nông nghiệp có năng suất cao lên.
“Lịch sử mãi mãi khẳng định công lao to lớn và những cống hiến của anh” – Đỗ Mười, nguyên tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.
Bây giờ nghe thì chẳng có gì mới mẻ cả nhưng ở thời điểm đó nếu nói lấy nông nghiệp làm then chốt là đi ngược lại với xu hướng dùng công nghiệp nặng đẻ ra tư liệu sản xuất và làm nền tảng cho cả nền kinh tế. Đó mô hình kinh tế của Liên Xô lúc đó mà ta hoàn toàn “áp” theo mặc dù sau này ai cũng biết là không hợp lý vì mỗi nước có một đặc thù riêng…
Tôi đang đợi sự phản bác thì bất ngờ anh Ba lại hỏi tôi: “Nếu ta kiếm được nguồn vốn nước ngoài thì sao?”. Tôi ngớ người ra. “Thưa anh, tôi chưa nhìn thấy nguồn nào ở nước ngoài cả”….

Tôi không ngờ sau năm 1975, trong những chuyến đi làm việc với các nước XHCN, Bộ chính trị đã được người ta hứa cho vay 4 tỷ rúp. Điều mà 10 năm trước tôi không hề nghĩ tới. 4 tỷ rúp là một con số quá lớn so với giấc mơ của chúng ta sau chiến tranh.
leduan1.jpg
Với Lâm Ngọc Thiềm, sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (ĐHTHHN) 1972. (Ảnh tư liệu)
Chấp nhận kinh tế nhiều thành phần!
Năm 1981, với vai trò Bộ trưởng nội thương, trong một cuộc họp, tôi đưa ra ý kiến đề nghị cải cách chuyển sang cơ chế quản lý thương mại theo cơ chế tự do. Rất nhiều ý kiến phản đối. Họ nói: Tiền đâu mà in đủ để trả lương, để mua lương thực thực phẩm? Làm sao cân đối đựoc ngân sách?
Tôi nói: Phải tôn trọng quy luật cung cầu.
Cuối cùng, anh Ba “tóm lại” là đồng ý với tôi về tư tưởng. Nhưng anh nói: Tôn trọng quy luật cung cầu nhưng căn cứ vào thực tế thì chưa thể bỏ hết kế hoạch hoá mà phải có lộ trình. Cụ thể là từ việc Nhà nước khống chế 42 mặt hàng thì giảm xuống còn 8.
Tiếp theo đó, trong Hội nghị TƯ 6 (của Đại hội V), anh Ba đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan ra lệnh bãi bỏ ngăn sông cấm chợ; ban hành chỉ thị khoán 100 cuả Ban bí thư, chỉ thị ba kế hoạch trong công nghiệp (phía trên áp giá, giao đầu ra, giao chí phí sản xuất. Nhưng vượt chỉ tiêu thì công ty và công nhân được hưởng, được bán ra ngoài).Những bước cởi trói đầu tiên này đã tạo tiền đề cho đổi mới, và đem tới luồng sinh khí mới cho trung tâm kinh tế của cả nước là TP. HCM. Năm 1985, anh là người ghi vào Nghị quyết của Bộ chính trị: “Chấp nhận kinh tế nhiều thành phần”. Đó là những con chữ quan trọng để tạo đà cho Đại hội VI ĐỔI MỚI. Những con chữ phải đổi bằng bao nhiêu trăn trở, vật vã của anh Ba. Chính anh là người soạn thảo đề cương cho những văn bản nghị quyết của ĐH VI.
Tôi có đọc trong một tài liệu nói rằng: Chính cố TBT Lê Duẩn là người ủng hộ những nhân tố đổi mới nhưng ông đã không thể bảo vệ được một cách kiên quyết và Kim Ngọc là một ví dụ?Tôi hỏi ông Phương. Tôi nhớ một lần, sáng ra, anh Ba “quẳng” xuống bàn chúng tôi một tờ báo và nói: “Đọc đi!”. Trông nét mặt anh bộc lộ một cảm xúc khó tả, nhưng rõ ràng nhất là không thể nào chấp nhận được những gì người ta đã viết trong đó…Chúng tôi cầm tờ báo lên: Trên trang nhất là một bài viết dài phê phán ông Kim Ngọc và quan điểm khoán hộ.
Tôi từng hỏi anh: “Tại sao anh không thẳng thắn, công khai phản bác lại những quan điểm bảo thủ…”.Anh nói: “Quan trọng nhất là phải giữ sự đoàn kết trong Đảng…”
Rất nhiều thư bạn đọc nói rằng thời kỳ cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam là sai lầm của cố tổng bí thư Lê Duẩn. Quan điểm của ông thế nào?
Tôi nghĩ những người thực hiện đã chưa hiểu được tư tưởng chỉ đạo của anh Ba lúc đó là muốn sắp xếp lại thị trường, để chống độc quyền... Tôi vừa đọc bài viết của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt về anh Ba. Về ứng xử của anh Ba trong giai đoạn mà ta gọi là “Đêm trước đổi mới”, tôi cho là nhận định của anh Kiệt là rất vừa phải và công bằng.
“…Phải lo đủ cho người dân mỗi năm một bộ quần áo mới”
Nhắc tới cố Tổng bí thư Lê Duẩn, chúng tôi và nguyên phó thủ tướng Trần Phương đều nhắc những năm tháng khốn khó của thời “Đêm trước đổi mới”. Đúc kết của ông về “anh Ba Duẩn” là những lời gan ruột: “Những năm tháng cuối đời, anh Ba luôn bứt rứt vì cuộc sống của người dân, cố chòi đạp mà không thể nào thoát ra nổi vòng kim cô của một mô hình kinh tế đã lỗi thời. Đó sự ấn định của thời cuộc mà không một cá nhân nào tài giỏi đến đâu có thể thoát ra nổi”.Ông kể…Năm 1979, tôi là phó chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Lúc đó Trung Quốc không bán bông cho chúng ta nữa, Liên Xô thì không có để bán. Tôi đến báo cáo với anh Ba: “ Chúng ta chỉ đủ cho người dân hai năm một bộ quần áo…”.
Anh đỏ bừng mặt và quăng cây bút chì vào mặt tôi - một việc mà ông chưa từng làm - : “Chúng ta nắm quyền cai trị mà không lo nổi cho dân một bộ quần áo là không thể được. Anh muốn làm gì thì làm nhưng phải lo đủ cho người dân một bộ quần áo”.
Sáu tháng sau, tôi lại nói: “Tôi không lo nổi anh ạ”. Anh ngồi im. Đó là thời kỳ mỗi người dân Việt Nam hưởng tiêu chuẩn hai năm một bộ quần áo… (Đó là những năm tháng mà trong cuốn nhật ký của bà Lê Thuỵ Nga ghi rằng: “…..Anh nghĩ nhiều, viết nhiều, hình như trong anh đang có điều gì nung nấu ghê lắm…”).
Tôi vẫn nhớ từ những năm 60, trong nhiều cuộc họp ở Đồ Sơn, rất nhiều lần ông nổi nóng với Chính phủ: “Chúng ta điều hành mà không lo nổi cho dân rau muống ăn, nước lã…”. Cả cuộc đời, nhất là những năm tháng cuối, anh Ba đã lo nghĩ quá nhiều về miếng cơm manh áo cho người dân…
Nhưng tại sao, ở vị trí đứng đầu đất nước thời điểm đó, nếu là một người thực sự tài giỏi, ông sẽ có được những quyết sách để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế một cách nhanh chóng mà phải đợi đến năm 1985?
Ông Trần Phương trầm ngâm. Thế hệ của anh Ba - những nhà cách mạng Việt Nam- khi bắt đầu trưởng thành đã được chứng kiến câu chuyện Liên xô chiến thắng chủ nghĩa phát xít một cách oai hùng như thế nào. Một đất nước nghèo khổ như Liên xô sau chiến tranh đạt được những thành tựu lớn về kinh tế, làm thay đổi hẳn đất nước, đem đến cho người dân phác hoạ tốt đẹp về mô hình XHCN đã trở thành thần tượng duy nhất cho nhiều nhà cách mạng vô sản lúc đó. Theo tôi, Lê Duẩn cũng không thể là một ngoại lệ.
Trong bối cảnh chính trị lúc đó, nhiều nhà cộng sản xuất sắc của thế giới cũng đã không thoát ra khỏi sự áp đặt của mô hình kinh tế của Liên Xô. Lê cũng chỉ có thể sửa đổi những điều nhỏ của một tư duy lỗi thời về mặt kinh tế mà không thể nào đưa đất nước đi ra khỏi những vạch chỉ sẵn của lịch sử và thời thế.
Cuộc trao đổi về cố tổng bí thư Lê Duẩn của nguyên phó thủ tướng Trần Phương kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ. Có những điều ông nói chỉ để làm tâm sự chứ không phù hợp với tư liệu của một bài báo.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Tổng bí thư Lê Duẩn, ông có thể chia sẻ với chúng tôi những lời gan ruột nhất của ông về nhân vật này?
Đó là một con người có đầu óc luôn sáng tạo và một trái tim nhân hậu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ nếu không có Lê Duẩn không biết có thắng lợi như thế này không? Có kết thúc như thế này không?
Tầm nhìn xa của anh Ba về kinh tế, những viên gạch anh lát cho con đường đổi mới, không nhiều người biết tới. Nhưng điều đó cũng phù hợp với con người Anh: Chỉ cần mình làm điều tốt cho Đảng, cho Dân mà không cần nghĩ rằng có được ghi nhận hay không…
.“…Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi đã được nghe anh Ba phát biểu về một số vấn đề kinh tế rất gần so với những chính sách trong Đổi Mới. Anh nói tới sự cần thiết phải duy trì nhiều thành phần kinh tế ở miền Nam, không thực hiện hợp tác hoá nông nghiệp như miền Bắc, coi trọng vai trò của trung nông. Trong thời kỳ cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, tôi cũng không thấy anh thúc giục mà rất quan tâm đến đời sống của những người làm ăn buôn bán nhỏ…”
“…Phải chăng điều đáng tiếc là khi đó không có cơ quan hay nhà khoa học, chuyên gia kinh tế tổ chức nghiên cứu đào sâu những ý kiến của anh Ba”
“… Tuy nhiên, tôi tự nhủ rằng: Đặt vào thời điểm lúc bấy giờ thì cũng khó đòi hỏi gì ở anh Ba hay nhiều đồng chí chủ chốt khác”.(Võ Văn Kiệt, nguyên thủ tướng Chính phủ)
Lê Duẩn và Trung Quốc
http://vanganh.info/wp-content/uploads/2011/09/leduan-vtvvn.jpg
Lê Duẩn (1907-1986)
Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là một khuôn mặt về mưu mô và thao lược có lẽ chỉ đứng sau ông Hồ Chí Minh. Đó là một trong những lý do Hồ Chí Minh chọn ông làm Bí thư thứ nhất sau cuộc cải cách ruộng đất nhiều tai tiếng. Là một người cộng sản, Lê Duẩn kiên trì theo đuổi đường lối của Hồ Chí Minh là thống nhất Việt Nam và đặt cả nước dưới chế độ cộng sản. Ông đã chống lại một cách có kết quả chính sách của Mao Trạch Đông không muốn thấy miền Bắc chiếm miền Nam dù bằng hiệp thương bầu cử hay bằng vũ lực. Đối với Trung quốc một Việt Nam chia đôi, miền Bắc không thể mạnh để thành một mối lo cho Trung quốc, đồng thời làm trái độn ở biên giới phía Nam giúp Trung quốc tránh sự tiếp cận với các lực lượng quân sự Hoa Kỳ.
Từ khi bị áp lực của Trung quốc ký Hiệp định Geneve chia đôi dất nước, Lê Duẩn thấy rõ chính sách của Trung quốc đối với Việt Nam trong hơn một ngàn năm qua không có gì thay đổi. Thay đổi chăng là thay đổi lối nói mồm miệng, từ “thiên triều và thuộc quốc” thành “anh em trong khối xã hội chủ nghĩa” môi hở răng lạnh giả dối.
Theo hồi ký “Cuối đời nhớ lại” của ông Nguyễn Thành Thơ một đảng viên từng có chân trong Trung ương đảng ghi lại rằng, khoảng cuối năm 1978 khi tình hình biên giới Việt – Kampuchia và Việt –Trung căng thẳng, quân lính Kampuchia thường vượt biên giới cướp của và giết người mà Việt Nam không có đối sách gì. Trong một dịp Tổng Bí thư Lê Duẩn đi thăm huyện Cần Giờ tháp tùng bởi Huyện ủy và 30 cán bộ cao cấp khác, Nguyễn Thành Thơ ghi:
“Lê Duẩn nói ‘Các anh có gì hỏi tôi giải đáp’ . Anh em phấn khởi rộ lên ‘Xin hỏi K nó quấy rối biên giới ta, tàn sát cướp phá rất dã man điên cuồng, sao ta đối phó rất lôi thôi, chúng tôi khó hiểu’. Anh Lê Duãn trả lời ‘Các đồng chí hỏi đúng là một tình hình cả nước đều quan tâm, chúng tôi đau đầu lắm ngủ không được, không phải là vấn đề Khmer đỏ, vấn đề Pôn Pốt mà là vấn đề ai đằng sau Khmer đỏ, Pôn Pốt. Lần này ta có đưa đại quân đâu, bọn nó làm sao chống ta nổi, nhưng ta đánh nó, Trung quốc đánh ta thôi, nhưng ta không chiếm K, Trung quốc cũng không chiếm ta.”
(Cuối Đời Nhớ Lại của Nguyễn Thành Thơ)
Nhưng để hiểu trọn vẹn cái nhìn của Lê Duẩn đối với Trung quốc trong suốt thời gian từ những năm 1949 sau khi Mao chiếm Trung hoa lục địa thành lập Cộng hòa Nhân Dân Trung quốc, chúng ta cần đọc bài nói chuyện của Lê Duẩn với các tướng lãnh quân đội cộng sản Việt Nam (?) vào một thời điểm trong năm 1979 sau khi Trung quốc tấn công vào biên giới Việt Nam (Bài nói chuyện của Lê Duẩn năm 1979 ) . Bài nói chuyện này được lưu trữ tại Thư viện Quân đội Nhân dân ở Hà Nội và do Christopher Goscha có được và dịch ra Anh ngữ cho Chương trình Lịch sử quốc tế về Chiến tranh Lạnh (Cold War International History Project – CWIHP) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Woodrow Wilson ở Washington D.C.
[TBN: 1. giáo sư Gosha tốt nghiệp tiến sĩ sử học đại học Sorbonne, Paris chuyên nghiên cứu lịch sử cận đại các nước Đông Nam Á.
2. Chúng ta đang nghiên cứu một bài nói chuyện của một Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam. Ngôn từ trong những đoạn trích dẫn sau là ngôn từ của một lãnh tụ cộng sản Việt Nam sau khi vừa chiến thắng Hoa Kỳ, có lúc cường điệu và tự phụ. Cốt lõi ở đây là chắt lọc cái nhìn của ông Lê Duẩn đối với Trung quốc để rút ra những kinh nhiệm đáp ứng trong hoàn cảnh Việt Nam đang bị áp lực nặng nề của Trung quốc]
Lê Duẩn cho biết sau Hiệp định Geneve và sau khi không có hiệp thương chuẩn bị bầu cử như Hiệp định dự liệu, Trung quốc gây sức ép cho Bắc Việt Nam không được khởi động cuộc chiến tranh tại miền Nam, nhưng đảng cộng sản Việt Nam vẫn cương quyết phát động cuộc chiến. Lê Duẩn không nói ra, nhưng ai cũng biết đảng cộng sản Việt Nam có thể làm vậy vì có hậu thuẫn của Liên xô. Lê Duẩn nói với các cán bộ:
“Khi chúng ta ký Hiệp Định Geneve, rõ ràng là Chu Ân Lai đã [ép] chia đất nước ta làm hai. Sau đó ông ta gây sức ép buộc chúng ta không được làm gì đối với miền Nam Việt Nam. Họ ngăn chúng ta đứng lên nhưng họ không thể làm gì để ngăn cản chúng ta”
Theo Lê Duẩn, sau khi miền Bắc đã phát động chiến tranh du kích tại miền Nam, biết không ngăn được nên Mao Trạch Đông đổi cách suy nghĩ, lợi dụng cuộc chiến tại miền Nam để đưa quân vào Bắc Việt dòm ngó, chuẩn bị cho chương trình xâm lấn Việt Nam về sau:
Trích bài nói của Lê Duẩn:
“Sau khi chúng ta chiến đấu và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta có thể chiến đấu hiệu quả, đột nhiên Mao có suy nghĩ mới. Ông ta nói rằng, vì Mỹ đánh chúng ta, ông ta sẽ đưa quân đội đến giúp chúng ta xây dựng đường sá. Mục tiêu chính của ông ta là tìm hiểu tình hình đất nước ta để sau này ông ta có thể tấn công chúng ta và từ đó mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Không có lý do nào khác.
Chúng ta biết rõ ý đồ này, nhưng phải cho phép họ vào. Tôi yêu cầu họ chỉ gửi người, nhưng quân lính của họ đã đến cùng với súng đạn. Tôi cũng phải chịu điều này.
Sau đó, Mao bắt chúng ta phải nhận 20.000 quân của ông ta đến xây một con đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam Bộ. Tôi từ chối. Họ tiếp tục yêu cầu nhưng tôi không nhượng bộ. Họ gây áp lực với tôi cho quân của họ vào nhưng tôi đã không chấp thuận. Họ tiếp tục gây sức ép nhưng tôi vẫn không chịu. Tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy họ có âm mưu cướp nước ta từ lâu và âm mưu đó ác độc như thế nào.”
Năm 1960 khi chiến tranh du kích tại miền Nam bắt đầu tăng cường độ, tại đại hội 3 của đảng cộng sản Việt Nam, [TBN: từ 5-10/9/1960 tại Hà Nội, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất đảng cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh vẫn giữ danh vị Chủ tịch đảng.] Trung quốc đã thuyết phục đảng cộng sản Việt Nam khuyến cáo Pathet Lào trả hai tỉnh giáp biên giới Việt Nam cho chính phủ Vientaine, nói là để tránh Mỹ đổ quân vào Lào, nhưng ý đồ thật của Mao là cắt tay cắt chân của Việt Nam, và sau này dùng chi viện rộng rãi mua chuộc Lào bủa một gọng kềm bên trái cùng với gọng kềm bên phải của căn cứ hải quân Yulin nằm ở cực nam đảo Hải Nam làm hai gọng kềm kẹp Việt Nam vào giữa.
Lê Duẩn nói với các cán bộ của mình:
“Khi chúng ta chuẩn bị chiến tranh du kích tại miền Nam sau khi ký Hiệp định Geneve, Mao Trạch Đông đã nói với Đại hội Đảng của chúng ta rằng, ngay lập tức, chúng ta phải buộc Lào chuyển hai tỉnh đã được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu không, người Mỹ sẽ tiêu diệt hai tỉnh này, một tình huống rất nguy hiểm theo cái nhìn của Trung Quốc! Mao đã bức hiếp chúng ta và chúng ta đã phải làm điều đó.”
Lê Duẩn giải thích sở dĩ Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam Việt Nam vì Liên xô và Trung quốc bất hòa nhau, và chính sách của Liên xô và Trung quốc về Việt Nam đối nghịch nhau. Liên xô muốn Hà Nội khởi động chiến tranh tại miền Nam, Trung quốc thì không muốn. Lê Duẩn dẫn chứng năm 1961 khi Liên xô, Trung quốc, Việt Nam còn là một khối (TBN: lúc đó dấu hiệu bất hòa chưa hiện ra bên ngoài) tổng thống Kennedy đã không dám can thiệp vào Lào nên cùng với Nga và Trung quốc trung lập hoá Lào và lập chính phủ liên hiệp quốc cộng tại Vientaine. Hoa Kỳ và Trung quốc có cùng mục tiêu trong việc trung lập hóa Lào, chủ yếu là chắn con đường tiếp vận quan trọng từ bắc Việt Nam vào miền Nam để giảm thiểu khả năng xâm lăng miền Nam của Bắc Việt.
Lê Duẩn nói:
Nếu Trung Quốc và Liên Xô thống nhất với nhau, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta hay không. Nếu hai nước thống nhất và liên kết với nhau để giúp chúng ta, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta cái cách mà họ đã đánh. Họ sẽ do dự ngay từ đầu. Họ sẽ do dự như thời Kennedy. Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô, tất cả đã giúp Lào và ngay lập tức Mỹ ký một hiệp ước với Lào. Họ không dám gửi quân Mỹ sang Lào, họ để cho Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tham gia chính phủ ngay lập tức. Họ không dám tấn công Lào nữa.
Sau đó, khi Liên Xô và Trung Quốc xung đột với nhau, Mỹ được Trung Quốc thông báo là họ có thể tiến tới và tấn công Việt Nam mà không sợ sự trả đũa của Trung Quốc.”
Trong một đoạn khác Lê Duẩn phán đóan rằng nếu không có sự đồng ý của Trung quốc, Hoa Kỳ đã không dám gài mìn phong tỏa hải cảng Hải phòng mùa hè năm 1972 và dùng B52 bỏ bom Hà Nội tháng 12 năm đó.
Lời Lê Duẩn:
“… Tuy nhiên, Trung quốc và Hoa Kỳ đã thảo luận làm thế nào để đánh chúng ta mạnh hơn, gồm các cuộc tấn công bằng bom B-52 và phong tỏa cảng Hải Phòng. Rõ ràng là như thế..”
Buổi nói chuyện của Lê Duẩn đã giải thích tại sao Hà Nội phát động cuộc chiến tranh vào các thành phố và trung tâm dân cư miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân. Cường độ và địa bàn tấn công, gồm cả tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài gòn đã làm cho bộ tham mưu của tướng Westmoreland ngạc nhiên. Ngạc nhiên không phải vì không đoán trước Bắc Việt sẽ tấn công. Tình báo Hoa Kỳ đã ghi nhận sự chuyển quân của Bắc Việt. Ngạc nhiên vì tướng Westmoreland và Bộ quốc phòng Hoa Kỳ nghĩ rằng bộ đội cộng sản sẽ đánh mạnh vào các đơn vị quân đội Mỹ sau Tết và trong dịp ngưng bắn Tết họ chỉ quấy phá nhỏ. [TBN: Victory At any Costs by Cecil B. Currey, page 266-267].
Ngoài ra song hành với cuộc tấn công Mậu Thân nhiều sư đoàn thiện chiến của Bắc Việt bao vây căn cứ Khe Sanh, và các chiến lược gia Hoa Kỳ vẫn còn bình luận về mục tiêu chính của Bắc Việt là thu đoạt một thắng lợi dứt điểm tại Khe Sanh như họ đã thắng trước đây tại Điện Biên Phủ hay tấn công đồng loạt vào các trung tâm dân cư để tạo một cuốc nổi dậy. Lê Duẩn cho thấy Hà Nội không có ảo tưởng hạ căn cứ Khe Sanh trước hỏa lực của Hoa Kỳ. Bao vây Khe Sanh chỉ là kế “điệu hổ ly sơn” [TBN: đúng hơn là “điệu trâu lên rừng”].
Hà Nội cũng không có ảo tưởng gì nhân dân miền Nam sẽ nổi dậy. Vào năm 1967 Hoa Kỳ có hơn 500 nghìn quân tại Việt Nam. Quân đội chính quy Bắc Việt đã chạm trán với quân đội Hoa Kỳ trong thung lũng Ia Drang trong năm 1965 và phải trốn qua biên giới Lào để khỏi bị tiêu diệt nên biết rằng không thể đụng trận mãi với các sư đoàn quân Hoa Kỳ được. Lê Duẩn và Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam tính rằng nếu Hoa Kỳ đưa thêm quân vào Việt Nam thì trước sau Bắc việt cũng thất bại. Nên chiến lược của Lê Duẩn là đánh một trận xả láng vào các thành thị miền Nam bất chấp quy ước, chấp nhận mọi tổn thất để tạo xúc động tâm lý tại Hoa Kỳ để Hoa Kỳ ngưng tăng quân và dọn đường thương thuyết.
Mục tiêu của Lê Duẩn đã đạt được. Bắc Việt đã tổn thất nặng nề về mặt quân sự, nhưng thắng lớn về mặt chính trị. Tổng thống Johnson đã không gởi thêm quân theo yêu cầu của tướng Westmoreland và đề nghị thương thuyết. Trớ trêu là lúc đó Trung quốc ngăn cản không cho Hà Nội thương thuyết. Trung quốc hứa sẽ gởi thêm súng đạn, đồng thời xúi dục Hoa Kỳ đổ thêm quân vào. Trung quốc muốn Việt Nam đánh để kiệt quệ đến người lính cuối cùng.
Lời Lê Duẩn:
“Sau khi Mỹ đưa hàng trăm ngàn quân vào miền Nam Việt Nam, chúng ta đã phát động cuộc tổng tấn công vào năm 1968 để buộc họ giảm leo thang. Để đánh bại Hoa Kỳ, một điều cần phải biết là làm thế nào để họ từ từ giảm leo thang. Đó là chiến lược của chúng ta. Chúng ta chiến đấu chống một kẻ thù lớn, kẻ thù với dân số 200 triệu người và thống trị thế giới. Nếu chúng ta không thể làm cho họ giảm leo thang từng bước, thì chúng ta sẽ thất bại và không thể tiêu diệt kẻ thù. Chúng ta phải đấu tranh để làm nhụt ý chí họ để buộc họ phải đi đến bàn đàm phán với chúng ta mà không cho phép họ đưa thêm quân.
Đến lúc Hoa Kỳ muốn thương lượng với chúng ta, đại sứ Trung quốc tại Hà Nội Ho Wei đã viết một bức thư cho chúng tôi, nói rằng: “Các anh không thể ngồi xuống đàm phán với Hoa Kỳ. Các anh phải dụ quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam để đánh với họ”. Ông ta gây áp lực với chúng ta làm cho chúng ta bối rối vô cùng. Đây không phải là vấn đề đơn giản mà rất mệt mỏi.
Chúng ta không nghe lời của Ho Wei. Chúng ta ngồi xuống ở Paris. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã thông báo với Mỹ: ‘Nếu các ông không tấn công tôi, tôi sẽ không tấn công các ông. Các ông muốn đưa vào Việt Nam bao nhiêu lính, tùy các ông’.
Lê Duẩn cho biết rằng có một lần Mao giả vờ không nhớ sử để cảnh cáo Lê Duẩn rằng, quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh bị Việt Nam đánh bại, nhưng quân Mao sẽ thôn tính Việt Nam, và Lê Duẩn đã phản ứng bằng cách cảnh giác rằng Việt Nam cũng sẽ đánh thắng quân Mao.
Lê Duẩn thuật lại cho các cán bộ nghe một mẫu chuyện giữa ông ta và Trường Chinh với Mao và Đặng Tiểu Bình tại Bắc Kinh năm 1963.
“Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á”.
Ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á bây giờ đã rõ rồi“. Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam!
Cũng trong dip đó Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?
Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!
Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Có bao nhiêu người?
Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!
Mao nói: Trời! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!
Mao không hỏi thẳng về Việt Nam, nhưng gián tiếp hỏi tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?”
Hiểu ý của Mao, tôi nói [nửa đùa nửa thật]: “Đúng. Nếu các ông đánh chúng tôi chúng tôi cũng sẽ đánh thắng các ông. Các ông có biết điều đó không?”
Qua bài nói chuyện của Lê Duẩn chúng ta thấy Trung quốc, dù thuộc thể chế nào, vương triều, dân chủ hay cộng sản đều có mộng thôn tính Việt Nam. Và Việt Nam dù thuộc thể chế chính trị nào cũng cảnh giác manh tâm của Trung quốc.
Quá trình cảnh giác của người cộng sản Việt Nam bắt đầu từ những năm 1954 khi Trung quốc ép ông Hồ Chí Minh ký Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước. Và chính quyền hiện nay cũng có sự cảnh giác cao độ. Tuy nhiên không gian xoay xở mỗi thời mỗi khác, và cách đáp ứng của chính quyền hiện nay chưa được xem là thích ứng với hoàn cảnh.
Thời đại của Hồ Chí Minh Hà Nội dễ xoay xở hơn vì có Liên xô đối trọng với Trung quốc. Và cho đến năm 1975 Trung quốc còn yếu kém về cả hai mặt kinh tế và quân sự so với Hoa Kỳ.
Bối cảnh hôm nay khác hẵn. Liên xô sụp đổ Hà Nội phải dựa vào Trung quốc hơn để tồn tại. Kinh tế Trung quốc hiện chỉ thua Hoa Kỳ, với một lực lượng quân sự hùng mạnh gấp nhiều lần quân đội cộng sản Việt Nam. Về mặt lãnh đạo, Lê Duẩn vừa có tài thao lược vừa có quyền quyết định (ngay cả khi ông Hồ Chí Minh còn sống vì được Hồ Chí Minh tin cậy) nên tuy có lúc ông phải nhượng bộ áp lực Trung quốc, ông vẫn rất cứng rắn trước các đòi hỏi qúa đáng của Trung quốc. Sau khi Lê Duẩn chết (7/1986) các Tổng bí thư kế tiếp không ai mưu lược và có nhiều quyền quyết định như Lê Duẩn. Nhất là từ đại hội 9 năm 2001 khi Nông Đức Mạnh lên Tổng bí thư, sự lãnh đạo tại Hà Nội càng ít bén nhạy hơn, và hiện nay với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không có gì khá hơn.
Về mặt chiến lược từ tháng 4/2006 Hà Nội đã tìm cách xích lại gần Hoa Kỳ một cách dè dặt để tìm thế đối trọng với Trung quốc. (Quan Hệ Việt Trung 1991-2008). Nhưng về mặt chiến thuật cung cách đối đáp của Hà Nội trước áp lực của Trung quốc không thích hợp và được xem là nhu nhược đến độ người ta nghi ngờ Trung quốc đã nắm trọn Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam trong tay.
Nước nhỏ cạnh nước lớn cẩn trọng về ngoại giao là cần, nhưng không được để cho sự cẩn trọng làm quốc gia bại liệt. Phải biết phản ứng khi cần thiết. Không thể để cho Trung quốc bắn giết ngư dân hay cấm đánh cá trong vùng biển quốc tế mà không mạnh mẽ lên tiếng hay đưa nội vụ ra trước Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc dù biết Trung quốc sẽ dùng phiếu phủ quyết. Không thể để cho tàu hải giám Trung quốc húc chìm thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam mà không dám minh danh tố cáo Trung quốc mà chỉ nói là “tàu lạ”. Không thể nể Trung quốc mà không đưa vụ tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa ra trước tòa án quốc tế trong khi Việt Nam có nhiều bằng chứng pháp lý chủ quyền, dù biết rằng tòa án quốc tế không thể thụ lý vì Trung quốc sẽ không đồng ý kiện về chủ quyền đất đai. Việt Nam cần nghiên cứu các án lệ kiện chủ quyền đất đai trên thế giới để chuẩn bị cần làm gì để có nhiều may mắn thắng trước tòa quốc tế. Việc chính quyền Hà Nội vì tế nhị ngoại giao không lên tiếng chính thức và kịp thời trước các vụ lấn đảo lấn biển của Trung quốc có thể là một bất lợi về sau. Và lệnh cấm nhân dân biểu tình chống hành động xâm lấn của Trung quốc cũng có thể là một bất lợi pháp lý khác.
Trong bài nói chuyện Lê Duẩn có nói đến khung cảnh quốc tế mới để chứng minh rằng Trung quốc không thể đánh Việt Nam mà không bị phản ứng của thế giới. Ông nói:
“Bây giờ Trung Quốc có âm mưu đánh nước ta để mở rộng xuống phía Nam. Nhưng trong thời đại hiện nay họ không thể đánh một cách dễ dàng. [Đầu năm nay] Trung Quốc chỉ đánh Việt Nam có vài ngày mà cả thế giới đã hét lên: “Không được đụng đến Việt Nam”! Thời đại hiện nay không giống như thời xưa. Bây giờ cả thế giới đang gắn chặt với nhau. Loài người vẫn chưa hoàn toàn đi vào giai đoạn xã hội chủ nghĩa, nhưng đây là lúc mọi người đều muốn độc lập và tự do. Ngay cả trên các đảo nhỏ, người dân cũng muốn độc lập, tự do.”
Ông Lê Duẩn nói đúng. Nhưng quan hệ giữa Liên xô và Hoa Kỳ bấy giờ và bây giờ đối với Việt Nam khác nhau. Năm 1979 Việt Nam có Hiệp ước an ninh vừa ký với Liên xô và Liên xô là một đồng minh tin cậy được. Khi Trung quốc đánh Việt Nam Liên xô đã đưa hạm đội đến đóng ngoài khơi Thanh Hóa Nghệ An, và Hồng quân Liên xô sẵn sàng mở mặt trấn biên giới phía bắc Trung quốc nếu Trung quốc tiến sâu hơn vào Hà Nội.
Hiện nay Việt Nam chỉ có quan hệ lỏng lẻo với Hoa Kỳ. Nhưng dù có liên minh chặt chẽ Hà Nội cũng không thể hoàn toàn tin cậy vào quyết tâm của Hoa Kỳ. Hai nước vừa đánh nhau (1965-1975) và bài học của Việt Nam Cộng Hòa còn nóng hổi. Giả thuyết Hoa Kỳ và Trung quốc chia đôi thiên hạ để cùng thống trị thế giới không phải chỉ là một giả thuyết suông. Nó có thể trở thành hiện thực và Việt Nam sẽ là con bò sữa làm lễ tế thần.
Nhưng nếu vào thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa bó tay chịu chết khi Nixon và Kissinger nói chuyện với Mao và Chu Ân Lai trên đầu mình, thì hiện nay Hà Nội có thế xoay xở hơn.
Trước hết Hà Nội cần xích lại thật gần với Ấn Độ, Nhật Bản, thân thiện với Liên bang Nga, Cộng đồng Âu Châu và liên minh chặt chẽ và cụ thể với Hoa Kỳ. Sau đó Hà Nội có thể mở một mặt trận ngoại giao và “lobby” để cảnh giác Hoa Kỳ rằng nếu Hoa Kỳ thông đồng với Trung quốc để bỏ Việt Nam thì ngày đó cũng là ngày tàn của siêu cường Hoa Kỳ. Tương quan Hoa Kỳ – Trung quốc của thế kỷ 21 khác với tương quan đầu thập niên 1970 thế kỷ trước.
Đối nội các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam cần huy động nội lực của nhân dân qua một chương trình cải tổ chính trị và chỉnh đốn vũ trang với chiến thuật du kích trên không, trên biển và đất liền.
Hoàn cảnh Việt Nam hôm nay có khó, nhưng không phải Việt Nam không có đường thoát ra khỏi nanh vuốt Trung quốc. Những anh hùng như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung thời nào cũng có.
Sept. 1, 2011,© Trần Bình Nam © Đàn Chim Việt