Seiten

Montag, 29. Mai 2017

Tài liệu đặc biệt: CỤ TRẦN TRỌNG KIM NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆT MINH

Tài liệu đặc biệt: CỤ TRẦN TRỌNG KIM NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆT MINH
Thủ bút Trần Trọng Kim
Thư gửi Hoàng Xuân Hãn năm 1947 

Nguyễn Đức Toàn
(Viện Nghiên cứu Hán Nôm)


Trần Trọng Kim (1887-1953) là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn học, sử học có tiếng trong giới trí thức nước ta thời cận đại. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, như Nho giáo, Việt Nam sử lược, có đóng góp cho tri thức và nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Trong khi tiếp xúc với văn bản Nam quốc địa dư chí, tôi phát hiện ra bức thư này nằm giữa tờ bìa ngoài gấp đôi đã bị phết hồ dán kín lại, do thời gian lâu ngày lớp hồ khô đi, trong lúc kiểm tra văn bản bức thư vô tình rơi ra. Được biết một số sách Hán Nôm có nguồn gốc từ thư viện riêng của gia đình GS. Hoàng Xuân Hãn. Bức thư này có lẽ đã đến tay cụ Hoàng và được cụ Hoàng dấu kín vào tờ bìa của cuốn Nam quốc địa dư chí, mà sau này được hiến tặng lại cho thư viện. Đối chiếu với tập hồi ký Một cơn gió bụi của cụ Trần đã được xuất bản trong những năm 60, chúng tôi nhận định đây chính xác là bút tích và giọng văn của cụ Lệ thần - Trần Trọng Kim, vì những nhân vật trong thư nhắc đến đều là những gương mặt trí thức chính trị đương thời với cụ. Ngày tháng, sự kiện, giọng văn và tư tưởng trong bức thư hoàn toàn phù hợp với ngày tháng, sự kiện, giọng văn, tư tưởng của cụ Trần trong tập hồi ký đã nêu trên.

Chúng tôi xin được giới thiệu nội dung bức thư như một phần di cảo bút tích của một nhà giáo, một học giả uyên bác và đức hạnh, một nhà nghiên cứu Nho giáo tân học cuối cùng, sau hơn nửa thế kỷ nằm im lìm trong một tập sách cũ. Thấy rõ thêm mối quan hệ giữa hai gương mặt trí thức lớn của nước ta trong lịch sử cận đại. Bên cạnh đó, đặt ra vấn đề thận trọng và nghiêm túc trong công tác bảo quản các tư liệu Hán Nôm của chúng ta hiện nay.

Bức thư gồm 2 tờ viết 2 mặt. 

Phát triển bền vững ở Tây Nguyên

I – Một số nét tổng quan
A – Khái niệm Tây Nguyên :
Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào nam : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.
Tuy nhiên cần chú ý các tỉnh ven biển miền Trung và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ đều có một vùng rừng núi khá rộng, cũng là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Chẳng hạn tỉnh Quảng Nam, là tỉnh duyên hải, lại có đến 56 % diện tích là vùng núi và vùng dân tộc, tại đấy có dân tộc Cơ-tu là một dân tộc quan trọng ở khu vực nam Trường Sơn. Miền tây tỉnh Quảng Ngãi cũng có vùng núi và là vùng dân tộc tương tự, thì có dân tộc Hre cũng là một dân tộc quan trọng. Dân tộc Rakglei thì sống chủ yếu ở miền tây các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng có vùng núi và là vùng dân tộc khá rộng. Vùng Cát Tiên, nơi có di tích nổi tiếng của dân tộc Mạ, nằm phần lớn trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Sóc Bombo mà chúng ta đều biết qua bài hát quen thuộc cũng thuộc Bình Phước…
Như vậy khái niệm Tây Nguyên xét về các về mặt dân tộc, văn hoá, xã hội, có thể cả lịch sử và địa lý, thật ra rộng hơn vùng được quy định theo địa lý hành chính. Có người đã dùng khái niệm Nam Trường Sơn để chỉ vùng này, có thể đúng hơn.