Tin từ trong nước cho hay nhà văn Nguyễn Thụy Long, tác giả “Kinh nước đen”, “Loan mắt nhung”, từng được hãng Cosunam dựng thành phim, Lê Dân đạo diễn, thu hút nhiều khán giả mến mộ, vì vậy tên tuổi Nguyễn Thụy Long đã gắn liền với tác phẩm, sóng cồn nổi dậy từ trước năm 1975, và nhiều bộ tiểu thuyết xuất bản từ năm 1975 đến nay, đã trút hơi thở cuối cùng lúc 14 giờ ngày 3.9.2009 tại Sài Gòn, thọ 71 tuổi. Lễ nhập quan được tổ chức vào sáng 4.9.2009 và an táng ngày chủ nhật 7.9.2009 tại Hóa An, Biên Hòa là nơi an nghỉ giấc ngàn thu của thân sinh và bà nội. Sự ra đi vĩnh viễn của Nguyễn Thụy Long biểu hiện rõ từ cuối tháng 8.2009, khi bị hôn mê, đưa vào nằm ở phòng cách ly, khu chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Nguyễn Văn Học, Gia Định, được hơn một tuần thì ra đi, lúc bấy giờ cơ thể chỉ nặng 37 cân. Mỗi ngày đến giờ thăm bệnh, người nhà không được đến bên, chỉ đứng ngoài nhìn vào qua cửa sổ:
Hương thơm nhã nhạc vang lừng
Phù du một giấc cõi trần cũng xong.
(Phúc An).
Seiten
▼
Dienstag, 13. Juni 2017
Montag, 29. Mai 2017
Tài liệu đặc biệt: CỤ TRẦN TRỌNG KIM NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆT MINH
Tài liệu đặc biệt: CỤ TRẦN
TRỌNG KIM NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆT MINH
Thủ bút Trần Trọng Kim
Thư gửi Hoàng Xuân Hãn năm 1947
Thư gửi Hoàng Xuân Hãn năm 1947
Nguyễn Đức Toàn
(Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
Trần Trọng
Kim (1887-1953) là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn học, sử học có tiếng
trong giới trí thức nước ta thời cận đại. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên
cứu có giá trị, như Nho giáo, Việt Nam sử lược, có đóng góp cho tri
thức và nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Trong khi tiếp xúc với văn bản Nam quốc
địa dư chí, tôi phát hiện ra bức thư này nằm giữa tờ bìa ngoài gấp đôi đã
bị phết hồ dán kín lại, do thời gian lâu ngày lớp hồ khô đi, trong lúc kiểm tra
văn bản bức thư vô tình rơi ra. Được biết một số sách Hán Nôm có nguồn gốc từ
thư viện riêng của gia đình GS. Hoàng Xuân Hãn. Bức thư này có lẽ đã đến tay cụ
Hoàng và được cụ Hoàng dấu kín vào tờ bìa của cuốn Nam quốc địa dư
chí, mà sau này được hiến tặng lại cho thư viện. Đối chiếu với tập hồi
ký Một cơn gió bụi của cụ Trần đã được xuất bản trong những năm 60,
chúng tôi nhận định đây chính xác là bút tích và giọng văn của cụ Lệ thần - Trần
Trọng Kim, vì những nhân vật trong thư nhắc đến đều là những gương mặt trí thức
chính trị đương thời với cụ. Ngày tháng, sự kiện, giọng văn và tư tưởng trong bức
thư hoàn toàn phù hợp với ngày tháng, sự kiện, giọng văn, tư tưởng của cụ Trần
trong tập hồi ký đã nêu trên.
Chúng tôi
xin được giới thiệu nội dung bức thư như một phần di cảo bút tích của một nhà
giáo, một học giả uyên bác và đức hạnh, một nhà nghiên cứu Nho giáo tân học cuối
cùng, sau hơn nửa thế kỷ nằm im lìm trong một tập sách cũ. Thấy rõ thêm mối quan
hệ giữa hai gương mặt trí thức lớn của nước ta trong lịch sử cận đại. Bên cạnh
đó, đặt ra vấn đề thận trọng và nghiêm túc trong công tác bảo quản các tư liệu
Hán Nôm của chúng ta hiện nay.
Bức thư gồm 2 tờ viết 2 mặt.
Phát triển bền vững ở Tây Nguyên
I – Một số nét tổng quan
A – Khái niệm Tây Nguyên :
Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào
nam : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.
Tuy nhiên cần chú ý các tỉnh ven biển miền Trung và một số tỉnh
miền Đông Nam Bộ đều có một vùng rừng núi khá rộng, cũng là nơi sinh sống của
các dân tộc thiểu số. Chẳng hạn tỉnh Quảng Nam, là tỉnh duyên hải, lại có đến
56 % diện tích là vùng núi và vùng dân tộc, tại đấy có dân tộc Cơ-tu là một dân
tộc quan trọng ở khu vực nam Trường Sơn. Miền tây tỉnh Quảng Ngãi cũng có vùng
núi và là vùng dân tộc tương tự, thì có dân tộc Hre cũng là một dân tộc quan trọng.
Dân tộc Rakglei thì sống chủ yếu ở miền tây các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và
Bình Thuận. Một số tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng có vùng núi và là vùng dân tộc
khá rộng. Vùng Cát Tiên, nơi có di tích nổi tiếng của dân tộc Mạ, nằm phần lớn
trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Sóc Bombo mà chúng ta đều biết qua bài hát quen
thuộc cũng thuộc Bình Phước…
Như vậy khái niệm Tây Nguyên xét về các về mặt dân tộc, văn hoá, xã hội, có
thể cả lịch sử và địa lý, thật ra rộng hơn vùng được quy định theo địa lý hành
chính. Có người đã dùng khái niệm Nam Trường Sơn để chỉ vùng này, có thể đúng
hơn.
Samstag, 18. März 2017
VỀ SỐ PHẬN TÂY NGUYÊN VỚI CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt
Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây
Nguyên từ bao đời nay như một thứ luật pháp không thành văn. Nhưng chính vì thế
nó trở thành mục tiêu của nhiều thế lực muốn làm chủ miền đất này như thể một mảnh
đất vô chủ.
Cho đến nay người dân thiểu số chưa bao giờ -dù chỉ một
lần- có tiếng nói trên mảnh đất của họ. Bài viết này nói thay cho những kẻ
không có tiếng nói- kẻ phải làm thinh-.
Bài viết này chỉ nhằm giới thiệu sơ lược các tác giả Pháp
cũng như Việt viết về Tây Nguyên. Đó là những khảo cứu của họ chuyên đề về địa
lý, lịch sử, truyền thống, các giá trị huyền thoại của Tây Nguyên.
Bởi vì xét ra không cần giới thiệu đầy đủ về Tây Nguyên
ngày hôm nay. Việc đó có thể là thừa, vì Tây Nguyên ngày nay đã không còn là
Tây Nguyên nữa. Tây Nguyên đang bị vong thân và hủy diệt bởi nhiều thế lực
chính trị- nhưng nhất là cho những tham vọng thực dân cộng sản ngay từ sau 1975!
Viết về Tây Nguyên là viết như một thái độ phản kháng, thái độ
không còn bất nhẫn được nữa.
Nhưng về mặt tuyên truyền, Hà Nội đang ra sức quảng cáo, phô
trương dưới đủ hình thức những giá trị cổ xưa cho cái được gọi là Du Lịch Sinh
Thái. Nhất là nơi địa bàn các sắc dân thiểu số miền Thượng Du Bắc Việt. Các nền
Văn hóa bản địa hầu hết ở phía Bắc mà hằng năm có đến hàng ngàn lễ Hội tổ chức
tốn kém.
Đó là cái mà Nguyên Ngọc gọi là Văn Hóa diễn, tách ra khỏi đời sống thực của bản
làng.
Tất cả chỉ là những màn kịch, tất cả chỉ là cái bề ngoài, tất
cả chỉ là dịch vụ. Ngay cả tôn giáo cũng có nguy cơ biến thành dịch vụ “buôn thần
bán thánh”. Tất cả chỉ là sự bắt chước thô kệch, tất cả chỉ là những hình nhân,
những con múa rối qua tiếng nhạc, tiếng trống, quần áo lòe loẹt!
Vật thể văn hóa ở trạng thô sơ nguyên thủy( état
brut) đã bị hủy diệt. Cái còn lại chỉ là sự cóp nhặt.
Còn cái hồn của các giá trị ấy không còn nữa!
Đó là bi kịch Việt Nam, đó là điều cần lên tiếng .. Vì
thế, trong bài tôi đặc biệt trân trọng đối với những ai trong quá khứ đã có
lòng với Tây Nguyên, đã đứng về phía Tây Nguyên, cho dù đó là những viên chức
thời Pháp thuộc như Léopold Sabatier.
Samstag, 18. Februar 2017
Nước Mắt Trước Cơn Mưa
Nước Mắt Trước Cơn Mưa
Tears Before the Rain, Nước Mắt Trước Cơn Mưa, là tựa một cuốn sách của Larry Engelmann, giáo sư khoa sử của đại học San Jose, California và được Nguyễn Bá Trạc, tác giả của Ngọn Cỏ Bồng dịch ra tiếng Việt.
Như trong một video clip phỏng vấn mình, tác giả Larry Engelmann cho biết mình không phải là nhà văn mà chỉ là người kể chuyện, storyteller, đến với sách vở chữ nghĩa chỉ là một sự tình cờ. Ông sinh năm 1941, lớn lên tại một thành phố nhỏ ở tiểu bang Minnesota. Ngay từ nhỏ ông đã say mê nghe người lớn, trong số đó là những người trở về từ Thế Chiến Thứ 2, kể chuyện. Ông say mê nghe người ta kể chuyện rồi từ nghe ông lại trở thành người kể chuyện. Nên không có gì lạ khi ông mê môn sử và chọn sử là ngành mình theo học khi lên bậc đại học, và học xong, ra trường lại đem chính cái tài kể chuyện của mình ra dạy môn sử tại đại học San Jose, California. Lương dạy học không đủ chi phí cho gia đình, ông mới viết và gửi bài cho một số báo để kiếm thêm tiền. Tài kể chuyện của ông khi đưa lên trang giấy lại gây lôi cuốn và xúc động cho người đọc, và ông thành nhà văn, không, ông thành nhà kể chuyện, storyteller, storyteller for money, người kể chuyện để kiếm tiền, như ông xác nhận mình là ai và vì sao viết.
Nước Mắt Trước Cơn Mưa xuất hiện cũng là sự tình cờ như vậy. Khởi đầu ông gửi cho một nhà xuất bản 38 trang đầu tiên ông mới viết nháp để thăm dò. Chỉ đọc xong 38 trang bản thảo, đúng 11 giờ khuya, nhà xuất bản gọi điện thoại cho ông, trước tiên cho ông biết, theo lẽ thường, những cú điện thoại của bác sĩ gọi 11 giờ đêm là tin xấu, còn của nhà xuất bản là những tin tốt lành. Nhà xuất bản đề nghị ký hợp đồng xuất bản cuốn sách, và vì cuốn sách chỉ mới có 38 trang, nên đưa ra thời hạn trong vòng 12 tháng, ông phải hoàn tất và giao bản thảo cho nhà xuất bản và nhà xuất bản ứng trước cho ông 175 ngàn đô.
Cú điện thoại 11 giờ khuya của nhà xuất bản với 38 trang đầu là như vậy, nên bạn sẽ không ngạc nhiên khi đọc Tears Before the Rain qua bản dịch của Nguyễn Bá Trạc mà Tương Tri được phép của dịch giả Nguyễn Bá Trạc sẽ đánh máy lại và đưa lên. Xúc động, xúc động và xúc động như hai câu thơ đầy định mệnh:
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa
Tuongtri.com
_________________________________________
L Ờ I M Ở Đ Ầ U
Cuối tháng giêng 1975, một đàn ong đông đảo bất thường chợt bay xuống Sài Gòn. Đàn ong đậu trên hai tòa cao ốc làm mọi người trong nhà sợ hãi chạy ra. Sau đó vài người bạo dạn quay lại tính xông khói đuổi ong đi.
Lúc ấy, có người bàn: Biết đâu đàn ong chẳng đến báo trước một điềm gì? Nhiều thầy tiên tri từng bảo: Số mệnh dân Việt Nam chẳng bao lâu cũng không khác đàn ong lũ kiến. Quả báo, mình đối với chúng thế nào, lượt mình cũng thế.
“Điềm trời”, lời bàn được mọi người mau chóng tin theo. Không ai đốt khói xua ong nữa. Dân chũng lũ lượt kéo đến, kinh ngạc nhìn. Không ai bước vào tòa cao ốc. Nhưng rồi chỉ một ngày sau đàn ong rời đi. Chúng bay túa về hướng đông nam, phía Vũng Tàu và biển Nam Hải. Df chẳng ai xác quyết được lời tiên đoán, nhưng hơn bao giờ hết. người ta đâm lo âu thắc mắc cho tương lai.
1
VIỆT THANH CHIẾN DỊCH
Nguyễn Duy Chính
CHỮ TẮT
KDANKL Khâm Ðịnh An Nam Kỷ Lược
CM Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục
DNLT Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện
HLNTC Hoàng Lê Nhất Thống Chí
TSC Thanh Sử Cảo
CCBVV Cố Cung Bác Vật Viện (Ðài Loan)
YHVH Việt Nam Hán Văn Yên Hành Văn Hiến Tập Thành
TTVC Thanh Cao Tông Thập Toàn Võ Công Nghiên Cứu
QNNC Càn Long Trọng Yếu Chiến Tranh Chi Quân Nhu Nghiên Cứu
BAVH Bulletin des Amis du Vieux Huế
TSSÐ Tập San Sử Ðịa [Saigon]
NP Nam Phong Tạp Chí
Dienstag, 3. Januar 2017
Tổng hợp các cuộc chiến tranh trong sử Việt
Tổng hợp các cuộc chiến tranh trong sử Việt
Danh sách các cuộc chiến tranh trong sử Việt (từ Ngô Vương giành tự chủ đến khi Gia Long thống nhất đất nước)
Nhà Ngô (938 – 967)
• Loạn 12 sứ quân (944-968)
• Cuộc tranh chấp ngôi báu trong cung đình thời Dương Tam Kha (944-950)
• Cuộc chiến giành ngôi báu sau cái chết của Ngô Xương Văn (965)
• Cuộc tranh chấp ngôi báu trong cung đình thời Dương Tam Kha (944-950)
• Cuộc chiến giành ngôi báu sau cái chết của Ngô Xương Văn (965)
Nhà Đinh (968 – 980)
• Cuộc nổi dậy chống Lê Hoàn của các cựu thần nhà Đinh (979)
• Cuộc hành thích Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn của Đỗ Thích (979)
• Cuộc hành quân của Chiêm Thành đánh sang Đại Cồ Việt (980)
• Cuộc hành thích Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn của Đỗ Thích (979)
• Cuộc hành quân của Chiêm Thành đánh sang Đại Cồ Việt (980)