Seiten

Freitag, 16. Dezember 2016

vua Quang Trung-Nguyễn Gia Kiểng

Lịch sử phải khách quan, đáng giá đúng, không thiên lệch hoặc ngược lại,  đề cao, hay chụp mũ một cách vô căn cứ. Có như vậy hậu thế rút ra được những bài học, không mắc vào sai lầm. Trước mắt, các em học sinh mới thích học môn lịch sử. Với vua Quang Trung, một triều đại phong kiến không kéo dài trong lịch sử Việt Nam, triều đại đó có những chiến công hiểm hách bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, nhưng nếu không khách quan, không có những bằng chứng lịch sử cụ thể, chúng ta sẽ không giải thích nổi, vì sao triều đại có chiến công hiểm hách chống ngoại xâm, sau khi vua Quang Trung chết, lại không được người dân ủng hộ, sụp đổ nhanh chóng.
          Bài viết của tác giả Nguyễn Gia Kiểng có thể lý giải phần nào nguyên nhân đó.

           Một bài viết ,theo tôi nghĩ, những người yêu thích môn lịch sử nên đọc.
-------------------------------------
      Di sản tinh thần của một dân tộc thể hiện rõ nhất qua các anh hùng. Các anh hùng dân tộc là thuốc thử màu bộc lộ tâm lý của một dân tộc. Qua cách chọn lựa và tôn vinh các anh hùng, các dân tộc tiết lộ những giá trị mà mình ôm ấp. Nếu chúng ta thay đổi cách nhận định anh hùng dân tộc thì đồng thời chúng ta cũng thay đổi các giá trị nền tảng của xã hội ta, chúng ta sẽ thay đổi cách suy nghĩ và hành động và do đó thay đổi số phận của chúng ta.
Đối với đại đa số người Việt, Nguyễn Huệ không phải chỉ là một anh hùng mà còn là một thần tượng. Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, mà tôi rất ái mộ, đã ca tụng Nguyễn Huệ và chiến thắng Đống Đa bằng những vần thơ nồng nàn trong một bài thơ rất dài mà tôi xin trích hầu độc giả hai câu:
Muôn chiến công một chiến công dồn lại
Một tấm lòng muôn vạn tấm lòng mang.
Chúng ta đã được huấn luyện ngay từ buổi đầu đời, từ ghế trường tiểu học để sùng bái Nguyễn Huệ. Như vậy Nguyễn Huệ vừa là thần tượng vừa là mối tình đầu của trí tuệ Việt nam, đụng tới ông là đụng tới cả một tín ngưỡng và một đam mê.
Ở đây xin mở một dấu ngoặc đơn ngắn. Có một cái gì rất không ổn trong cách mà thanh thiếu niên Việt nam được giáo dục để đánh giá các anh hùng dân lộc. Nước ta có nhiều anh hùng nhưng có ba vị có công lớn nhất: Lý Công Uẩn mở ra đất nước có kỷ cương, văn hiến; Trần Hưng Đạo đánh đuổi quân Nguyên giúp chúng ta giữ được bờ cõi tránh được sự dầy đạp của quân Mông Cỗ hung bạo; Nguyễn Hoàng mở ra miền Nam trù phú. Cả ba đều là nhưng con người đức độ, đem phồn vinh cho dân chúng. Thế mà chỉ có Trần Hưng Đạo được nhắc tới thường xuyên, nhưng cũng rất xa sau Nguyễn Huệ; Lý Công Uẩn thì họa hiếm; còn Nguyễn Hoàng thì không bao giờ.

Cuộc đời của Ngô Thì Nhậm

“Ngô Thì Nhậm là nhà văn hoá lớn bậc nhất của thế kỷ 18, thế kỷ của những rung chuyển xã hội và lịch sử, thế kỷ tạo ra những con người khổng lồ của lịch sử văn hoá. Ông là nhà chính trị, nhà văn hoá... đã có những đóng góp lớn lao trong một thời điểm bi thương và hào hùng của lịch sử...”
Những dòng chữ trên đây trích trong Lời Nói Đầu của Mai Quốc Liên trong bộ sách bốn cuốn tương đối công phu và vĩ đại có nhan đề Ngô Thì Nhậm tác phẩm do Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học - nxb Văn Học ấn hành tại Việt Nam năm 2001.
Ngô Thì Nhậm – mà miền Nam chúng ta thường quen gọi là Ngô Thời Nhiệm vì kiêng tên vua Tự Đức (Hồng Nhậm) - không phải chỉ là một nhà văn hóa. Ông được đánh giá dưới nhiều phương diện khác nhau, một nhà nho uyên bác, một nhà chính trị tài ba và một nhà ngoại giao lỗi lạc. Ngoài ra ông còn được coi như một trong những cư sĩ đóng góp nhiều cho Thiền học phái Trúc Lâm.
Viết về ông xuất hiện đầy rẫy trong văn chương cũng như biên khảo. Khi ca tụng vua Quang Trung, người ta dường như không thể tách rời sự thành công quân sự của ông với nhãn quan chính trị của người văn thần họ Ngô và những thắng lợi về ngoại giao mà người bầy tôi này đóng góp. Ở trong nước, người nào dám đụng chạm hay nghi ngờ ông là đã phạm vào một điều cấm kỵ, một thứ phạm húy và có thể bị suy diễn thành những tội tày trời.
Trong bài này, chúng tôi xin xác định trước. Chúng tôi không đề cập đến con người tôn giáo, cũng không bình luận văn chương và sở học tế thế kinh bang của ông mà chỉ đánh giá lại một số vấn đề liên quan trực tiếp đến tư cách chính trị của Ngô Thì Nhậm.

TIỂU SỬ:
Ngô Thì Nhậm là con trai của Ngọ Phong Ngô Thời Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Ông từ trẻ đã nổi tiếng thông minh, đỗ Tiến Sĩ năm Ất Mùi đời Cảnh Hưng thứ 36 (1775), được chúa Trịnh Sâm vời vào làm tư giảng, dạy thế tử Trịnh Khải. Về sau ông được bổ nhiệm làm đốc đồng xứ Kinh Bắc.
Sau vụ án năm Canh Tý mà ông có liên quan, ông được thăng lên thị lang bộ Công nhưng khi Trịnh Khải lấy lại được nghiệp chúa, ông phải trốn về quê vợ ở Sơn Nam, thay tên đổi họ ở đó trong 6 năm, mãi đến khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, xuống lệnh tìm quan lại cũ để làm việc thì ông nắm lấy cơ hội ra trình diện được Nguyễn Huệ phong cho làm tả thị lang bộ Lại, cùng với trung thư lệnh Trần Văn Kỷ lo việc chiêu mộ những người cựu trào ra cộng tác với nhà Tây Sơn.
Nhờ có văn tài, Ngô Thì Nhậm được Nguyễn Huệ tin dùng trong việc giấy tờ giao dịch, bang giao giữa nhà Tây Sơn và Thanh triều ông đóng một vai trò khá quan trọng mặc dù chưa phải là người có đóng góp to lớn nhất như người ta thường nhầm lẫn.
Sau khi vua Quang Trung mất, ông không còn được trọng dụng như trước nên chuyển sang nghiên cứu Phật giáo, hoàn thành một tác phẩm rất có giá trị là Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh (1796). Khi Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi niên hiệu Gia Long, một số cựu thần cộng tác với triều đại cũ bị đem ra đánh trượng trước văn miếu. Ngô Thì Nhậm bị đánh đến chết. Ngoại sử còn truyền lại một câu đối giữa ông và Đặng Trần Thường khi thụ hình:
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế