Seiten

Donnerstag, 20. August 2015

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN QUẬN 8

1/.KHÁT VỌNG THANH NIÊN

Tướng Nguyễn Cao Kỳ với tôi không lạ gì nhau, báo Tin Sáng đã “ chiếu cố ” ông không ít. Nhưng giữa chúng tôi cũng có chút “ nghĩa cũ ”. Năm 1965 tướng Thiệu làm chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, tướng Kỳ làm chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, tức Thủ tướng. Lúc đó tuổi Kỳ đâu khoảng trên dưới bốn mươi. Trong một lần cao hứng, để lấy lòng thanh niên, ông tuyên bố ai trên tuổi thanh niên đều coi như… hết xài. Đây là một thời kỳ hết sức xáo trộn ở miền Nam, hết chỉnh lý đến đảo chánh, và quân đội làm vua. Tuyên bố của tướng Kỳ được báo chí làm rùm beng. Lợi dụng cao hứng và “ cao trào ” nầy, một số anh em thanh niên, với anh Võ Long Triều làm trung gian, đã xin tướng Kỳ giao cho một quận ở ven đô để làm thí điểm phát triển kinh tế. “ Chương Trình Phát Triển Quận 8 ” ra đời từ đó. Chức “ Quản Lý Chương Trình ”, do anh em đặt ra, được giao cho bác sĩ Hồ Văn Minh sau nầy là Đệ nhất phó chủ tịch Hạ Nghị Viện. Tôi làm quận trưởng hành chánh. Phó quận trưởng và các công chức cũ vẫn được giữ nguyên, nhưng chúng tôi “ áp đặt ” thêm một chức phụ tá quận trưởng, chỉ duy nhất có ở quận 8, và chức nầy được giao cho anh Mai Như Mạnh, xuất thân Phó đốc sự trường Quốc Gia Hành Chánh.

Dienstag, 18. August 2015

François Guillemot – Trực diện với cái chết và nỗi đau: vấn đề thanh niên xung phong trong chiến tranh Việt Nam (1950-1975)

 “Máu V2 có thể chảy nhưng đường V2 không thể tắc”

(Biển tuyên truyền trên đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh)
“Lúc ấy họ là những người lính chỉ đáng giá ba xu”
(Những cô gái bị lãng quên của Đường mòn Hồ Chí Minh, 2003)

Dẫn nhập
Dù “chiến tranh Việt Nam” đã chính thức kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 với sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn cách đây 35 năm, nhưng sự xung đột tại Việt Nam vẫn còn là đề tài cho rất nhiều câu hỏi đang được nghiên cứu. Như mọi người đều biết, từ năm 1954 đến 1975, ngoài việc bị lôi cuốn trong khuôn khổ Chiến tranh lạnh với một tầm vóc quốc tế quan trọng, sự xung đột này được thể hiện dưới hình thức một cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa hai Nhà nước đối lập nhau về mặt ý thức hệ và ngăn cách nhau bằng một đường biên giới. Ai cũng biết rõ những khía cạnh chính trị và quân sự của cuộc chiến, nhưng còn những vùng tối khác cần phải được nghiên cứu thêm, đặc biệt là ảnh hưởng của nó với các lực lượng dân công, bản chất của những đoàn quân được tuyển mộ, vai trò của phụ nữ, hàng loạt vấn đề xoay quanh “văn hóa chiến tranh” và những đoàn thể bị mắc trong gọng kềm của cuộc chiến đó.