Seiten

Samstag, 2. Mai 2015

Last Days in Vietnam (PBS Documentary Films) Những ngày cuối cùng ở Việt Nam

The night of April 29, 1975, the Capital Saigon felt as though it's were shaking. The people knew there was doom (like hell), and waiting silently inside their homes, on the streets and everywhere for something to happen. The night slowly passed, minute by minute, which felt like hours, and the Martial Law settled in, the South Vietnamese troops moved towards to the Capital Saigon to protect it, during this times the mass exodus inside the Capital of South Vietnam-Saigon began… "Soldier and poet"



"Đêm 29 tháng 4 năm 1975, thủ đô Sài Gòn cảm thấy như nó bị lắc rung chuyển (sụp đổ). Người dân trong tình trạng lo sợ biết sẽ có một thảm họa sắp tới (địa ngục), và họ chờ đợi âm thầm bên trong nhà, trên đường phố và ở khắp mọi nơi, cảnh hỗn loạn chạy nạn của nhiều đoàn người lo sợ một cái gì đó xảy ra. Đêm qua từ từ, thời gian trôi chậm lại từng phút, từng phút, mà cảm thấy như giờ, lệnh thiết quân luật ban hành, quân đội Sài Gòn (VNCH) di chuyển theo hướng vào thủ đô Sài Gòn để tử thủ...

Thời gian này từ bên trong thủ đô Sài Gòn, nhiều cuộc di tản bằng máy bay trực thăng và đường sông để thoát ra khỏi Sài Gòn-Việt Nam ra ngoài biển đông bắt đầu…
Nhìn lên bầu trời Sài Gòn đêm 29, tháng 4 năm 1975…
(Người lính và thi sĩ)

Freitag, 1. Mai 2015

Cho ngày ba mươi tháng tư:


1- Nổi bật nhất là thành phần “30/4” – những kẻ xu thời lăng xăng tham gia “cách mạng”, hưởng ứng “phong trào xây dựng đời sống mới, văn hóa mới”. Lực lượng này tích cực hoạt động đoàn đội, nhiệt tình hù dọa và xấc xược một cách… hân hoan. Thành phần này, sau 1975 vài năm, một số được thăng quan tiến chức, biết cách luồn lách và trục lợi tinh vi; số khác bị thải ra, như một loài sâu bọ mà trước đó từng hy vọng được “nhân cách hóa” vĩnh viễn.

GIÁ TRỊ SỐNG TRONG MỘT TẤM ẢNH và HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC



                                                                                     Trần Quí Cao
                                                                                           30-04-2015
Chiến tranh, Việt Nam

Xin mời độc giả cùng xem lại tấm ảnh nổi tiếng năm châu bốn biển: tấm ảnh chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, tấm ảnh đã trở thành niềm hãnh diện của đảng Cộng Sản Việt Nam, thành biểu trưng cho chiến thắng chung cuộc của quân miền Bắc tiến vào hang ổ cuối cùng của chế độ miền Nam. Đối với một số khá đông người miền Nam, tấm ảnh là biểu trưng của sự chấm dứt cuộc chiến, một cuộc chiến mà họ không hề muốn kéo dài bởi vì người nào ngã xuống cũng chung dòng máu đỏ da vàng, cùng là con chung của một mẹ Việt Nam.

Người Việt hải ngoại kỷ niệm 40 năm biến cố 30/4


60,000 nơ vàng vinh danh những người hy sinh trong chiến tranh Việt Nam được cột trên hàng rào xung quanh hàng không mẫu hạm USS Midway ở San Diego, ngày 26/4/2015.

40 năm sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, người Việt hải ngoại đã có cuộc sống ổn định tại các quốc gia đã từng cưu mang họ trong những ngày đầu trên bước đường tỵ nạn. Nghệ sĩ Nam Lộc, tác giả của bản “Saigon ơi! Vĩnh biệt”, một nhạc phẩm đã đi vào lòng người vì diễn tả đúng tâm trạng của người Việt Nam tỵ nạn cộng sản sau biến cố 30 tháng Tư, chia sẻ cảm nghĩ của ông về sự kiện đổi đời này.

TNS Canada lên án Việt Nam 'chối cãi sự thật' lịch sử 30/4

30.04.2015

Một Thượng nghị sĩ Canada mạnh mẽ lên án chính phủ Việt Nam ‘nói dóc’, ‘chối cãi sự thật’ về lịch sử ngày 30/4/1975.

Phát biểu của nhà lập pháp gốc Việt Ngô Thanh Hải, tác giả đạo luật ‘Hành trình tới tự do,’ trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ hôm nay là phản hồi chính thức đối với chỉ trích của Hà Nội về việc Canada thông qua luật này hôm 23/4.

Luật được thông qua giữa lúc đánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc quy định trên cả nước Canada, hằng năm, ngày 30/4 sẽ được biết đến như là ‘Ngày Hành trình đến Tự do’, một ngày lễ tưởng niệm nhưng không phải là ngày nghỉ lễ chính thức.

Donnerstag, 30. April 2015

Sogar die Toten wurden betrogen

                                                                               Von Terzani, Tiziano

SPIEGEL-Redakteur Tiziano Terzani über Saigon zehn Jahre nach dem Ende des Krieges *
Die Menschen sehen gesund und froh aus, sie sind wohlgekleidet - aber nur auf den Plakaten. Unter Hunderten riesiger, bunter Phantasiebilder von Arbeitern, Soldaten und Kindern, die entschlossen oder lächelnd zum Himmel aufblicken, sehen ebenso viele hungrige, zerlumpte, kränkliche, schmutzige wirkliche Menschen auf die Erde. Sie spähen nach einem Zigarettenstummel, einem Fetzen Papier oder etwas Eßbarem.
Saigon feiert den zehnten Jahrestag des Sieges vom April 1975: Öffentliche Bauten sind neu gestrichen, Dissidenten eingesperrt, Bettler von den Hauptstraßen des Zentrums in ein Lager am Stadtrand verbannt, damit sie das reine, das kämpferische Image des früheren Saigon, heutige Ho-Tschi-minh-Stadt, nicht beschmutzen. Nichts aber kann die Niedergeschlagenheit auf den Gesichtern der großen Mehrheit ihrer 3,5 Millionen Einwohner übertuschen.
"Es ist ihr Sieg, nicht unserer", flüstert ein Saigoner dem Fremden zu. "Für uns bedeuten die Feierlichkeiten nur Verhaftungen und weniger Elektrizität. Die brauchen sie, um die Porträts von Onkel Ho zu erleuchten."
"Sie" und "wir" - die Spaltung zwischen Siegern und Besiegten ist auch zehn Jahre nach dem Krieg nicht überbrückt.

Mười năm sau chiến tranh: Cả người chết cũng bị lừa

Tiziano Terzani
 báo Der Spiegel, số 18/1985
Lời người dịch: Tiziano Terzani (1938 – 2004) là một nhà báo, nhà văn người Ý. Ông đã tường thuật 30 năm trời từ châu Á cho tuần báo Der Spiegel, là một trong những phóng viên nổi tiếng ở Đông và Đông Nam Á. Tiziano Terzani là một người có cảm tình với Việt Cộng. Ông đã từng vào rừng sống chung với Việt Cộng. Tháng 4 năm 1975, ông là một trong số ít nhà báo đã ở lại Sài Gòn, nhân chứng của thời điểm lịch sử đó. “Tôi đã rơi nước mắt”, Terzani nhớ lại. Bài báo này do ông viết nhân dịp kỷ niệm mười năm kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Tiziano Terzani (phải) đi cùng với xe tăng quân đội Bắc Việt trên đường Tự Do của Sài Gòn vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Hình: Tư liệu Terzani
Tiziano Terzani (phải) đi cùng với xe tăng quân đội Bắc Việt trên đường Tự Do của Sài Gòn vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Hình: Tư liệu Terzani
Người dân trông mạnh khỏe và vui tươi, họ mặc quần áo chỉnh tề – nhưng chỉ trên các tấm áp phích. Dưới hàng trăm bức hình tưởng tượng khổng lồ nhiều màu đó của công nhân, quân nhân và trẻ em, những người kiên quyết hay mỉm cười nhìn lên bầu trời, là từng ấy con người thật, đói ăn, rách rưới, ốm yếu, dơ dáy nhìn xuống mặt đất. Họ tìm một mẩu thuốc lá thừa, một mảnh giấy hay một cái gì đó ăn được.
Sài Gòn kỷ niệm mười năm chiến thắng của tháng Tư 1975: công sở được quét vôi mới, người bất đồng chính kiến bị bắt giam, ăn mày trên các con đường chính của trung tâm bị đày vào một trại ở ngoại ô thành phố, để họ đừng làm dơ bẩn hình ảnh chiến đấu của Sài Gòn trước đây, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Nhưng không gì có thể che đậy được sự chán ngán trên các gương mặt của đại đa số 3,5 triệu dân cư của nó.
“Đó là chiến thắng của họ, không phải của chúng tôi”, một người Sài Gòn thì thào nói với con người xa lạ. “Đối với chúng tôi thì lễ kỷ niệm này chỉ có nghĩa là bắt bớ và cúp điện. Họ cần điện để chiếu sáng chân dung của bác Hồ.”
“Họ” và “chúng tôi” – mười năm sau cuộc chiến, sự chia rẽ giữa người chiến thắng và người thua trận cũng vẫn còn không thể vượt qua được.

30 Tháng 4 - Ngày Ấy Và Bây Giờ


Nghệ sỹ Kim Chi và Luật sư Lê Công Định đã đặc biệt đóng góp suy nghĩ cùng với các tiếng nói từ trong nước và hải ngoại cho dịp 40 năm giải phóng 30/4/2015. Một câu chuyện buồn, nhưng vẫn tràn đầy hy vọng cho một Việt Nam đẹp hơn trong tương lai.

Hoàng Đức Nhã : « Đừng ảo tưởng vào yểm trợ của Mỹ »

Trong vài ngày nữa là đến kỷ niệm đúng 40 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam, 30/04/1975. Cuộc chiến đã kết với việc miền Nam lọt vào tay Cộng sản, một phần do Hoa Kỳ lúc đó đã hoàn toàn bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa. Đúng 20 năm sau đó, hai kẻ thù củ Hà Nội và Washington bình thường hóa bang giao và bây giờ, Việt Nam có vẻ muốn dựa vào Mỹ nhiều hơn để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc.
Nhưng Hà Nội đừng nên quá ảo tưởng vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ, mà phải lo tự phát triển tiềm lực kinh tế và quân sự để có thể bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ. Đó là ý kiến của ông Hoàng Đức Nhã, nguyên là bí thư của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Năm nay 73 tuổi, ông Hoàng Đức Nhã hiện sống tại thành phố Chicago, Hoa Kỳ. 

'Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau'


Từ miền Nam California, ông Lê Xuân Khoa, cựu giáo sư Đại học John Hopkins, đã trao đổi với BBC một số vấn đề xung quanh cuộc chiến giữa hai miền nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4.

BBC: Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu thì ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch sử của dân tộc? Đó là ngày Chiến thắng, ngày Quốc hận, ngày Thống nhất hay ngày đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc của dân tộc không thể nào hàn gắn được?

Hình ảnh ngày 30 tháng 4 của 40 năm trước: Hãy nhìn những gì người Cộng Sản làm

Ðối với người Cộng Sản Việt Nam, 30 tháng 4 là ngày Ðại Thắng. Nhưng trong tâm tư của hầu hết người Việt hiện nay, 30 tháng 4 là ngày "Ðại Bại" của cả một dân tộc trước một chủ nghĩa Ngoại lai Cộng Sản.

Nó không thể nào gọi là "Ðại Thắng "được khi sự chiến thắng đó được xây thành "núi Xương Sông Máu" của 10 triệu người cùng một dân tộc, dân tộc Việt Nam. Cho dù có khác nhau bằng ý thức hệ đi nữa.

Sự Ðại Thắng không thể có được khi máu và xác chết vẫn tiếp tục xảy ra sau ngày 30 tháng 4, khi đất nước được gọi là Thống Nhất.

Thống Nhất được không ? khi người VN tiếp tục chết sau ngày 30 tháng 4, chết trên biển, trong rừng trên đường vượt biên, chết trong trại cải tạo, chết qua các vụ đấu tố.

Montag, 27. April 2015

VNCH với Đồng Minh

Cuộc chiến tranh VN là một cuộc chiến tranh tốn kém nhất trong lịch sử của nhân loại, Hoa
kỳ đã viện trợ ồ ạt cho chính phủ VNCH cũng như gởi quân trực tiếp tham chiến, hoạch định và điều khiển các chiến lược chiến tranh. Tổng số kinh phí lên tới 686 tỷ Mỹ kim với khoảng 2,7 triệu người tham chiến trong các đơn vị của VNCH, Mỹ và Đồng Minh. Năm (5) nước Đồng Minh gởi quân sang VN tham chiến là Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Thái Lan và Phi luật Tân. Phía Hoa Kỳ đã có 58,220 người thiệt mạng, 305,000 người bị thương trong đó có 153,330 bị tàn phế vĩnh viễn. Quân Đồng Minh tử thương khoảng 6,000 người. QLVNCH có 316,000 người tử trận. Quân Cộng Sản có 800,000 chết, 300,000 người mất tích bị thương khoảng 600,000 người.