Seiten

Freitag, 3. Oktober 2014

Giấc mơ Hong Kong

                                                                                            Kính Hòa, phóng viên RFA
                                                                                                      2014-10-02

Joshua Wong Chi-Fung, người sáng lập nhóm Scholarism, nói chuyện với người biểu tình tại Hồng Kông vào ngày 02 tháng 10 năm 2014



Cảm xúc
Cuộc cách mạng đòi dân chủ ở Hồng Kong đi nhanh hơn dự kiến của rất nhiều người và nó thực sự truyền cảm hứng cho những người đang theo đuổi cái khát vọng dân chủ ở người Việt Nam như tôi. Nó là một phòng trào tôi nghĩ rằng khiến rất nhiều người trẻ không chỉ là những người theo đuổi phong trào dân chủ suy nghĩ mà tôi đặc biệt tin rằng các bạn trẻ ở Việt Nam sẽ nhìn vào để nghĩ về mình và nhìn về tương lai đất nước Việt Nam.

Đó là phát biểu của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cũng là blogger Mẹ Nấm về những gì đang diễn ra tại Hong Kong. Tin tức và xúc cảm về cuộc biểu tình của sinh viên Hong Kong tràn ngập các trang blog tiếng Việt trong những ngày đầu thu này. Blogger Song Chi viết rằng:
Vốn có một niềm ác cảm chung với chế độ độc tài toàn trị ngạo mạn của Trung Quốc, những người VN yêu thích tự do, dân chủ lập tức bày tỏ sự khâm phục, ngưỡng mộ đối với tinh thần dũng cảm, cách tổ chức biểu tình đầy khoa học, sự đoàn kết của sinh viên, học sinh và người dân Hong Kong.

Mittwoch, 1. Oktober 2014

Những cái chết tức tưởi của nhà văn, chuyện bây giờ mới kể

                                                                             Thái Doãn Hiểu

Cách mạng Văn hóa ở Trung quốc thực chất là một cuộc thanh trừng phe phái khốc liệt chưa từng có nếu đem so với Tần Thủy hoàng. Mười triệu nạn nhân đã chết thảm dưới tay “người cầm lái vĩ đại” Mao Trạch Đông. Theo trưng cầu dân ý toàn Trung Quốc thì ông ta có 7 phần tội 3 phần công. Lấy Tần Thủy hoàng làm thần tượng, Mao đã thống nhất được Trung nguyên, nhưng xài tốn xương máu Dân Trung Hoa đến 60 triệu nhân mạng, trong đó chưa kể đến 39 triệu người chết đói trong phong trào đại nhảy vọt cuối thập niên 50 của thế kỷ trước. 

Có hai cái chết thương tâm nhất là của Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và Nhà văn lớn Lão Xá. Tôi có theo dõi rất sát và kỹ những ngày tận số của hai ông.

Ông Lưu Thiếu Kỳ và phu nhân bà Trương Quang Mỹ là người cách mạng chân chính, nhân hậu theo đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sang thăm Việt Nam và được nhân dân ta tôn kính. Ông bị Mao Trạch đông chụp cho cái mũ “tên lãnh đạo cao cấp chủ trương đi con đường tư bản chủ nghĩa trong đảng”. Ông Lưu bị hành hạ đấu tố, tra tấn, bỏ đói hàng mấy tháng trời, thân bại danh liệt. 

MỘT GIẢ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG NHÂN CHỦNG HỌC PHÂN TỬ

Đặt vấn đề:
Tìm về cội nguồn là nhu cầu tự thân của con người. Chính vì vậy nhiều thế hệ người Việt Nam đã cố gắng đi tìm nguồn gốc dân tộc trên nhiều góc độ như truyền thuyết, ngôn ngữ, sử sách, dân tộc học, khảo cổ… Tuy nhiên cho đến nay, chưa thấy những cố gắng tìm tòi dựa trên bằng chứng phân tử và di truyền học, cơ sở của ngành nhân chủng học phân tử. Đó là một khiếm khuyết lớn, vì theo nhà di truyền học Spencer Wells, từng lãnh đạo Dự án bản đồ gien của Hội địa lý quốc gia Mỹ, “cuốn lịch sử vĩ đại nhất từng được viết là cuốn ẩn giấu trong ADN của chúng ta”1. Bài viết này dùng các bằng chứng nhân chủng học phân tử trong hai mươi năm qua và phát hiện năm 2012 về nguồn gốc mới của lúa nước thuần hóa để đưa ra một giả thuyết mới về nguồn gốc người Việt. Theo đó người Việt là hậu duệ của những người đã tới Việt Nam từ 45.000 - 30.000 năm trước, và cùng với các cư dân Đông Nam Á khác, họ chính là nguồn gốc chủ yếu của cư dân Đông Á.

Trần Dần – Ghi chép về Cải cách Ruộng đất ở Bắc Ninh 1955-1956

                                                                            Phạm Thị Hoài biên soạn

Sau đợt „vi phạm kỉ luật“ lần thứ nhất và bị giam kiểm thảo từ 13/6 đến 14/9/1955 [1], nhà thơ Trần Dần được cử đi dự hội nghị tổng kết đợt 4 và tham quan Cải cách Ruộng đất đợt 5 tại Bắc Ninh, đợt cuối cùng của cuộc cách mạng „long trời lở đất“ ở nông thôn Việt Nam sáu mươi năm trước. 

Phổ biến với tên gọi „đi thực tế“, đó là hình thức đưa các văn nghệ sĩ và trí thức vào „thực tế cách mạng“ của công nhân, nông dân và binh sĩ, trụ cột của liên minh quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, để thúc đẩy và củng cố „giác ngộ giai cấp“ của tầng lớp trí thức, vốn được gắn với ý thức hệ tiểu tư sản, hay dao động và thiếu „tinh thần cách mạng triệt để“. Không chỉ riêng Trần Dần đi thực tế. Trong cuốn sổ ghi chép năm 1955 của mình, ông ghi: „Hoàng Yến [2] than phiền: Mình đi CCRĐ. Ai thấy mình cũng thành kiến là mình đả Tố Hữu, đả Trung uơng. Thành thử khó làm ăn quá.“ Ngày 2/11/1955, ông ghi: „Trước khi đi, Văn Phác [3] họp một số anh em, những Văn Cao, Lương Ngọc Trác [4], [...], Đỗ Nhuận để dặn dò. Văn Cao: Tôi thấy đi có lợi lắm, [...] dĩ nhiên là lợi lắm. Trước kia đồng chí Trần Dần hay tự do sinh hoạt, tôi lo nhỡ ra đồng chí Trần Dần lại khuyết điểm thì bỏ mẹ chúng mình. [...]“

Những lừa đảo lịch sử của Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng Sản Việt Nam

                                                                                       Cao-Đắc Tuấn (Danlambao)

Tóm lược: Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) làm nhiều vụ lừa đảo lịch sử để gạt dân Việt Nam. Từ khi Hồ chết, ĐCSVN tiếp tục trò lừa đảo với những lời nói láo và dối trá vô nhân đạo để bao che những hành vi vô đạo đức và tội phạm hoặc đánh bóng hình ảnh mình cho mục tiêu tẩy não và nhồi sọ. Bài này phơi bày mười sáu hành động lừa đảo bởi Hồ và/ hoặc ĐCSVN trong nỗ lực họ sửa đổi lịch sử cho lợi lộc cá nhân từ năm 1930 cho đến 2014. Những vụ lừa đảo lịch sử này có hậu quả tàn phá trên người dân Việt, nhất là trẻ em.
  
"Một quốc gia mà không biết mình là gì ngày hôm qua, không biết mình là gì ngày hôm nay." Woodrow Wilson (1856 - 1924), Tổng thống Hoa Kỳ thứ 28.

Những từ dùng sai trong ngôn ngữ tiếng Việt

Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người Việt chúng ta hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ một cách kệch cỡm. Điều này thể hiện tư duy tạm bợ và tinh thần thiếu trách nhiệm trong sử dụng ngôn từ. Việc đưa ra những khái niệm không chính xác này tạo thành một thói quen chấp nhận sự mù mờ trong định nghĩa từ, dễ gây hiểu lầm và tranh cãi, khiến cho văn bản kém tính chính xác. Đây là một bài chúng tôi sưu tầm, liệt kê các trường hợp sử dụng từ sai trong tiếng Việt hiện nay.

1.- Sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt.
CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt ví tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.

PHẢN TỈNH – PHẢN KHÁNG:Thực hay Hư (Minh Võ):

PHẢN TỈNH – PHẢN KHÁNG:Thực hay Hư (Minh Võ):

“Không gì che dấu mà không bại lộ,
không gì kín ẩn mà sẽ không bị thấu biết”

LỜI NÓI ĐẦU
Một bạn đọc ở Santa Ana, sau khi đọc bài “Tướng Cộng Sản hồi hưu Trần Độ chống đảng hay muốn cứu đảng” đăng trên nguyệt san Hiệp Nhất số tháng 3 năm 1999 (1), đã gọi tôi bảo hãy tìm đọc bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong số mới nhất vừa ra đề 1-15 tháng 4, 1999 trong đó cũng có người viết về Trần Độ đấy. Tôi đã từng nghe nói VNTP là tờ báo có nhiều cây viết cứng cựa, với lập trường chống cộng rõ rệt không khoan nhượng, đã đứng vững gần một phần tư thế kỷ ở hải ngoại. Trong số báo đầu tháng 4 này tác giả Tầm Nguyên đã đề tựa bài viết của ông: “Viên Tướng VC Về Hưu Trần Độ vuốt đuôi đảng”. Trong bài báo ông đã gọi Dương Thu Hương là “nhà văn cái”, Bùi Tín là “con thò lò”. Nguyên mấy nhóm từ “vuốt đuôi đảng”, “nhà văn cái”, “con thò lò” được dùng đủ cho thấy tác giả coi ba người này chẳng ra gì, lời nói của họ đối với ông chỉ là trò bịp bợm do đảng mớm cho mà thôi.

Montag, 29. September 2014

Đỉnh Cấp Lưu Manh trong Cung Ðình Ðỏ : Hồ Chí Minh

Nhân vật Việt cộng số 1:
Hồ Chí Minh (1890-1969)

Khó mà biết rõ thời thế tạo anh hùng hay anh hùng tạo thời thế. Nhưng có thể biết chắc là rất ít anh hùng tạo nổi thời thế, mà thường thì thời thế tạo anh hùng. Tất nhiên những người này cũng vẫn phải có một số bản lĩnh và biết lợi dụng thời thế phần nào.

Một người như thế, mà lịch sử Việt Nam sẽ không bao giờ quên lãng được, chính là ông Hồ.

Cứ tạm cho năm sinh 1892, do chính Hồ khai trong đơn xin học Trường Thuộc Ðịa (école Coloniale) năm 1911, là đúng, thì cậu thanh niên 19 tuổi, học không hay cày không biết đó, ở trong hoàn cảnh chật hẹp của một thuộc địa, không thể có tương lai, bằng cứ vào chính cụ phó bảng thân phụ cậu (cũng lại theo lời khai của cậu) còn lận đận vì miếng cơm manh áo. Cậu đành phiêu lưu mạo hiểm, làm bồi tàu sang mẫu quốc, với mục đích làm quan tắt, cộng tác với nhà nước bảo hộ, mưu cầu công danh, chớ không hề ái quốc ái quần gì.

Đỉnh Cấp Lưu Manh trong Cung Ðình Ðỏ : Lê Ðức Thọ

NHÂN VẬT VIỆT CỘNG Số 3:
LÊ ÐỨC THỌ (1911-91)

Tên thật là Phan Ðình Khải, người làng Ðịch Lễ, tổng Ðồng Phù, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh, con hương chức Phan Ðình Quế và bà Ðinh Thị Hoàng.
Thọ có học vài năm trung học cấp I tại trường Thành Chung Nam Ðịnh (école Primaire Supérieure de Namdinh), cùng thời với Trường Chinh, tham gia bãi khóa xin ân xá cho cụ Phan Bội Châu cũng như truy điệu cụ Phan Chu Trinh (1925-26), bị đuổi học, hoạt động cho cộng sản, từ 1931 đến 1945, bị bắt nhiều lần nên quen biết với các đảng viên cả Trung Nam Bắc.
Tháng 3, 1945, Nhật lật đổ Pháp, Thọ được ân xá. Ðầu tháng 8, được Trường Chinh gọi lên Tân Trào tham dự hội nghị chuẩn bị lật đổ chính phủ Trần Trọng Kim.
Năm 1949, Thọ được Hồ Chí Minh phái vào Nam, đại diện Tổng Bộ Việt Minh. Năm 1950-51, Thọ phụ tá Lê Duẩn tổ chức Trung Ương Cục Miền Nam. Trong dịp này, cũng có chính sách chỉnh đảng, Lê Duẩn ra Bắc khai báo. Thọ lên nắm chức bí thư Trung Ương Cục Miền Nam.
Từ cuối thập niên 1950, với phương vị Trưởng Ban Tổ Chức Ðảng, Thọ giúp đỡ đắc lực bí thư thứ nhất Lê Duẩn trong việc tranh chấp quyền lực.

Đỉnh Cấp Lưu Manh trong Cung Ðình Ðỏ : Trường Chinh

NHÂN VẬT VIỆT CỘNG Số 2:
TRƯỜNG CHINH (1909-88)


Tên thật là Ðặng Xuân Khu, người làng Hành Thiện, tổng Hành Thiện, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Ðịnh; con ông hào trưởng Ðặng Xuân Viện và bà Nguyễn Thị Thu.
Cũng như Lê Ðức Thọ, Trường Chinh học Trường Thành Chung Nam Ðịnh và bị trục xuất năm 1926 vì tham gia bãi khóa. Trường Chinh gia nhập Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Ðồng Chí Hội.

Ðảng Cộng Sản Ðông Dương thành lập đầu năm 1930, Trường Chinh là ủy viên của Ban Tuyên Truyền Cổ Ðộng Trung Ương, cuối năm bị bắt kết án 12 năm tù, đày đi Sơn La.

Năm 1936 được trả tự do, tham gia xứ ủy Bắc Kỳ, hoạt động dưới chiêu bài Mặt Trận Dân Chủ với Trần Huy Liệu, Tô Hiệu, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Ðồng.
Tại Hội Nghị Trung Ương Ðảng lần Thứ 7 (1940) được cử vào ban chấp hành trung ương. Thời gian này Hồ đã tới Côn Minh (Tàu) để tái tổ chức Ðảng Cộng Sản Ðông Dương. Tháng 5, 1941, Hồ triệu tập Hội Nghị Trung Ương Lần Thứ 8, đổi Mặt Trận Phản Ðế thành Mặt Trận Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh và cử Trường Chinh làm tổng bí thư Ðảng Cộng Sản.

Đỉnh Cấp Lưu Manh trong Cung Ðình Ðỏ : Lê Duẩn

NHÂN VẬT VIỆT CỘNG Số 2:
LÊ DUẨN (1907-86)

Sinh tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, cha làm thợ mộc.
Duẩn còn có tên là Lê Văn Duẩn, Lê Văn Nhuận, là nhân viên hỏa xa ga xép (bán vé? bẻ ghi?).
1928 Duẩn tham gia Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Ðồng Chí Hội. Năm 1930 là một trong những đảng viên lớp đầu của Ðảng Cộng Sản Ðông Dương.

Duẩn đã giữ nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1931 là ủy viên xứ ủy Bắc Kỳ, bị Pháp bắt tại Hải Phòng, kết án 20 năm tù cấm cố. Năm 1936 được trả tự do và giữ chức bí thư xứ ủy Trung Kỳ (1937-39), ủy viên thường vụ lâm thời trung ương đảng (1939-40). Năm 1940 lại bị Pháp bắt ở Sài Gòn đày đi Côn Ðảo cho đến khi cộng sản cướp được chính quyền đưa về Sài Gòn. Tháng 9, 1945 Duẩn được Hồ Chí Minh gọi ra Hà Nội. Cuối 1946, Hồ Chí Minh cử Duẩn trực tiếp lãnh đạo "kháng chiến" Nam Bộ, giữ chức bí thư xứ ủy, rồi năm năm sau, khi trung ương cục Miền Nam (bao gồm Nam Bộ và Cao Miên) thành lập, Duẩn giữ chức bí thư.